BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
06 tháng 5 năm 2014
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN KIỂM LÂM CÁC CẤP; THANH
TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC HUY ĐỘNG ĐỂ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG CHẶT
PHÁ RỪNG TRÁI PHÉP, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Thông tư liên tịch số
61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá
nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy,
chữa cháy rừng, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư liên tịch số
20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số
61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước
cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức,
cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và
phòng cháy, chữa cháy rừng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2013.
Căn cứ Nghị định
119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Kiểm lâm.
Liên tịch Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh
toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt
phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng, như sau:[1]
I.
Kinh phí hoạt động của cơ quan Kiểm lâm các cấp
Biên chế của cơ quan
Kiểm lâm thuộc biên chế hành chính nhà nước. Kinh phí hoạt động của cơ quan Kiểm
lâm các cấp do ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí quản lý hành chính
và nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
1. Nguồn kinh phí quản
lý hành chính chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy các cơ quan Kiểm lâm
theo phân cấp (chi lương, các khoản phụ cấp lương, chi hoạt động thường xuyên của
các cơ quan Kiểm lâm) theo định mức chi quản lý hành chính do cấp có thẩm quyền
ban hành.
a) Ngân sách Trung
ương đảm bảo chi hoạt động thường xuyên cho Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc.
b) Ngân sách địa
phương đảm bảo chi hoạt động thường xuyên cho các cơ quan Kiểm lâm địa phương.
2. Nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế bảo đảm cho các hoạt động nghiệp vụ đặc thù của cơ quan Kiểm lâm
theo phân cấp cụ thể như sau:
a) Ngân sách Trung
ương đảm bảo kinh phí:
- Kinh phí in ấn, phát
hành ấn chỉ xử phạt vi phạm hành chính;
- Chi mua sắm vũ khí
quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Kiểm lâm toàn quốc (trừ trang bị, tổ chức
nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ cho các cơ quan Kiểm lâm địa phương);
- Chi đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức kiểm lâm cơ quan Kiểm lâm Trung
ương, Chi cục Kiểm lâm;
- Chi mua sắm và cấp
phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm; trang,
thiết bị chuyên dùng cho Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc;
-
Chi cho các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật.
b) Ngân sách địa
phương đảm bảo kinh phí:
- Chi mua sắm trang bị,
tổ chức nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm địa phương;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng
của cơ quan Kiểm lâm địa phương;
- Chi mua sắm và cấp
phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ Kiểm lâm cho các cơ
quan Kiểm lâm địa phương;
-
Chi cho các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật.
II.
Thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động người, phương tiện để
ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Thẩm
quyền huy động:
Người có thẩm quyền
ban hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện quy định tại khoản 1, Điều 19 của
Nghị định 119/2006/NĐ-CP , như sau:
a)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp
tỉnh huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn; các Bộ, ngành, tổ chức xã hội
huy động lực lượng, phương tiện thuộc Bộ, ngành tổ chức mình khi cháy rừng xảy
ra lớn;
b)[2]
- Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy
rừng trong trường hợp xảy ra những vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên huyện
hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá phạm vi kiểm soát của huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Ủy ban
nhân dân cấp huyện) huy động, chỉ đạo lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn tình
trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra những
vụ phá rừng, cháy rừng trên địa bàn liên xã hoặc phá rừng, cháy rừng vượt quá
phạm vi kiểm soát của xã và các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn.
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn huy động lực lượng trên địa
bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo
phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần) trong phạm vi
địa bàn xã.
c) Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm tỉnh huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm địa
phương;
2.
Trách nhiệm của người huy động:
a) Việc huy động lực
lượng, phương tiện phải bằng “Lệnh huy động lực lượng, phương tiện” (mẫu kèm
theo). Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền huy động có thể ra lệnh bằng
hình thức khác, nhưng chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày ra lệnh phải hoàn
thiện “Lệnh huy động lực lượng, phương tiện”;
b) Chỉ huy tại hiện
trường, giải quyết việc thanh toán chi phí và bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn
tại Thông tư này.
3[3]. Mức chi bồi dưỡng cho người được
huy động (trừ chủ rừng) để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng
cháy, chữa cháy rừng
a) Chi tiền bồi dưỡng
làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện
nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa
cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm): mức chi tối đa
cho một người trong một ngày bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa
phương.
b) Chi tiền ăn thêm
cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột
xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng: mức
chi tối đa là 50.000 đồng/ngày/người.
c) Chi tặng quà thăm hỏi,
động viên cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn
chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng có thành tích xuất
sắc hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ:
- Trường hợp đoàn thăm
hỏi, động viên do lãnh đạo Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2011- 2020 làm trưởng đoàn: mức chi tối đa đối với tập thể là
5.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 500.000 đồng/người.
- Trường hợp đoàn thăm
hỏi, động viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm trưởng đoàn: mức chi tối
đa đối với tập thể là 3.000.000 đồng/đơn vị, đối với cá nhân là 300.000 đồng/người.
d)
Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia nhiệm vụ
đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
- Người tham gia nhiệm
vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng
nếu bị tai nạn được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo
chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ
thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo
hiểm chi trả (nếu có).
- Đối với những người
không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều
trị tại bệnh viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền
tối đa bằng 100.000 đồng/ngày/người.
- Trường hợp người
tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và
chữa cháy rừng không may bị chết trong quá trình trực tiếp thực hiện nhiệm vụ:
+ Người tham gia thuộc
các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: được
bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
và các văn bản hướng dẫn Luật.
+
Người tham gia không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: được ngân sách
nhà nước hỗ trợ tiền mai táng phí mức bằng 10 (mười) tháng lương tối thiểu; bồi
thường cho gia đình có người chết mức bằng 36 (ba mươi sáu) tháng lương tối thiểu.
Đồng thời được xét, truy tặng các danh hiệu theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi
người có công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
đ) Chi phí chi trả các
khoản chi phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình
trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng:
Chi tiền họp ngoài giờ
làm việc cho các đại biểu tham dự các cuộc họp bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ
đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng do
Ban Chỉ đạo nhà nước tổ chức: Mức chi tối đa đối với người chủ trì cuộc họp là
100.000 đồng/người/buổi, các đại biểu khác là 70.000 đồng/người/buổi.
Đối với địa phương,
căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và khả năng nguồn kinh phí Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi các cuộc họp Ban chỉ đạo từng cấp cho phù
hợp.
Các cơ quan cử người
tham dự các cuộc họp nêu trên không thực hiện thanh toán tiền làm thêm giờ cho
cán bộ được cử tham dự các cuộc họp này.
e) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và khả năng ngân
sách quyết định mức chi cụ thể cho từng nội dung chi nhưng không được vượt quá
mức chi quy định tại Thông tư này.
4. Chi thanh toán cho chủ sở hữu (trừ chủ rừng) về tiêu
hao thực tế nhiên liệu (xăng, dầu) của phương tiện được huy động để ngăn chặn
tình trạng phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng tại thời điểm phương
tiện đó được huy động và chi phí sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (trường hợp
bị hư hỏng, mất) theo quy định hiện hành.
5.
Trình tự, thủ tục thanh toán chi bồi dưỡng, chi phí bồi thường thiệt hại:
a) Tổ chức, cá nhân được
huy động người, phương tiện làm đề nghị thanh toán chi bồi dưỡng, chi phí bồi
thường thiệt hại kèm theo “Lệnh huy động lực lượng, phương tiện” gửi tới Chi cục
Kiểm lâm để chuyển Hội đồng đánh giá thiệt hại.
b) Thành lập Hội đồng
đánh giá thiệt hại: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tình trạng phá
rừng trái phép, cháy rừng quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại,
trong đó có đại diện của các cơ quan: Cơ quan Tài chính, cơ quan Kiểm lâm và cơ
quan Tư pháp.
Căn
cứ quy định tại điểm 3, điểm 4 Mục II của Thông tư này, chế
độ tài chính hiện hành Hội đồng đánh giá thiệt hại xác định kinh phí thanh toán
chi bồi dưỡng cho người được huy động; xác định tiêu hao thực tế nhiên liệu
(xăng, dầu), tình trạng và giá trị phương tiện đã bị hư hỏng, mất mát, để xác định
mức kinh phí thanh toán chi phí về nhiên liệu, chi phí sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại phương tiện được huy động.
c) Căn cứ xác định của
Hội đồng định giá thiệt hại, Chi cục Kiểm lâm tổng hợp gửi Sở Tài chính trình Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thanh toán.
6. Cơ quan có trách nhiệm thanh toán chi bồi dưỡng, chi
phí bồi thường thiệt hại:
a) Cục Kiểm lâm thanh
toán chi phí bồi dưỡng, chi phí bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân
được huy động: (i) theo “Lệnh huy động lực lượng, phương tiện” của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn; (ii) theo “Lệnh huy động lực lượng, phương
tiện” của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh huy động lực lượng, phương tiện trên địa
bàn và các Bộ, ngành, tổ chức xã hội huy động lực lượng, phương tiện thuộc Bộ,
ngành tổ chức mình theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
b) Chi cục Kiểm lâm tỉnh
thanh toán chi phí bồi dưỡng, chi phí bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá
nhân được huy động theo “Lệnh huy động lực lượng, phương tiện” của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh và của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
7. Bảo
đảm kinh phí thanh toán chi phí bồi dưỡng, chi phí bồi thường thiệt hại:
a) Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn bố trí kinh phí trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế được
giao (chi thực hiện nhiệm vụ chi quản lý bảo vệ rừng, chi phòng chống cháy rừng)
và giao cho Cục Kiểm lâm để bảo đảm nguồn kinh phí thanh toán chi phí bồi dưỡng
và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động người, phương tiện
theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi phát
sinh nhiệm vụ nói trên, Cục Kiểm lâm sử dụng kinh phí trên để thanh toán cho tổ
chức, cá nhân theo phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết toán theo quy
định hiện hành của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Cuối năm số
kinh phí được giao để đảm bảo thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt
hại cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng không sử dụng hết, Cục Kiểm lâm trình cấp có thẩm quyền xem xét chuyển
sang năm sau theo quy định.
b)[4] Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của địa
phương (bố trí trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế) để chủ động nguồn kinh phí
bảo đảm thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ chức,
cá nhân được huy động người, phương tiện theo lệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Khi phát sinh nhiệm vụ nêu trên, căn cứ phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
về chi bồi dưỡng và bồi thiệt thiệt hại, Sở Tài chính cấp phát kinh phí cho Chi
cục Kiểm lâm để thanh toán chi phí bồi dưỡng và bồi thường thiệt hại cho các tổ
chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật
và chữa cháy rừng.
c)[5] Kinh phí
thanh toán chi phí bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng; chi hỗ trợ
cho người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã huy động thực hiện theo quy định tại Quyết định số
07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
III. Hiệu lực thi hành[6]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ quy định tại điểm đ mục 1 Phần II Thông
tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 4/8/2005 liên Bộ Tài chính -
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử
dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính
phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng
TTĐT Chính phủ);
- Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ (để đăng lên Trang thông tin điện tử);
- Lưu: VT, PC, TCLN.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
[1] Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày
27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày
22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tài chính hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan
Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để
ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng
có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số
119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Kiểm lâm;
Thực
hiện Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy chế quản lý đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng
phó thiên tai, thảm họa;
Thực hiện Quyết
định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên
tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số
61/2007/TTLT-BNN-BTC , ngày 22/6/2007 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp cho hoạt động cơ quan kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ
chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật
và phòng cháy, chữa cháy rừng.”
[2] Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1
Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông
tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi
phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 5 năm 2013.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông
tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi
phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 5 năm 2013.
[4] Tiết này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1
Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư
Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi
phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 5 năm 2013.
[5]Tiết này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1
Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông
tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi
phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 5 năm 2013.
[6] Điều 2 của Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC
ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày
22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan
Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để
ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng,
có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013, quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Bãi bỏ quy định tại tiết b, Khoản
1; Khoản 3 và tiết b, Khoản 7 Mục II Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC
ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
2.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương phản
ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để hướng dẫn./.”