ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
04/2010/QĐ-UBND
|
Tân
An, ngày 20 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CHẾ ĐỘ CHI HỖ TRỢ CHO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật NSNN (sửa đổi) số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày 25/12/1998 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi);
Căn cứ Nghị quyết số 122/2009/HĐND ngày 07/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa VII, kỳ họp thứ 22 về mức chi hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở
cơ sở;
Xét công văn số 17/STC-QLNS ngày 06/01/2010 của Sở Tài chính về việc đề nghị
ban hành mức chi hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
quyết định này bản quy định về chế độ chi hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải
ở cơ sở trong tỉnh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài
chính phối hợp Giám đốc Sở Tư pháp và Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Long An tổ chức triển khai thực hiện nội dung quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố Tân An, xã, phường, thị trấn thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2010 và thay thế Quyết định số 3870/2005/QĐ-UB ngày 12/10/2005 của UBND
tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp;
- Cục KTVB-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng NC (TH+KT);
- Lưu: VT, STC.H.
NMC-HGCS
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc Xuân
|
QUY ĐỊNH
VỀ
CHẾ ĐỘ CHI HỖ TRỢ CHO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2010
của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Hòa giải cơ sở.
Hòa giải cơ sở là việc hướng dẫn
giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau
những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân
dân, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong
cộng đồng dân cư.
Điều 2. Tổ hòa giải.
Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự
quản của nhân dân được thành lập ở xóm, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác
để thực hiện việc hòa giải được xác định ở điều 1 quy định này.
Tổ hòa giải có tổ trưởng và các tổ
viên do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức
thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do Uỷ ban nhân
dân cùng cấp quyết định công nhận.
Điều 3. Kết quả hòa giải.
Việc hòa giải có thể do một hoặc
một số tổ viên hòa giải tiến hành. Trong trường hợp cần thiết, tổ hòa giải có thể
mời người ngoài tổ hòa giải cùng tham gia hòa giải.
Trong trường hợp các bên có yêu cầu
hoặc đồng ý việc hòa giải được tổ hòa giải lập thành biên bản; vụ việc hòa giải
phải được ghi vào sổ theo dõi của tổ hòa giải và thực hiện việc thống kê báo
cáo kết quả cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
Hòa giải thành: Việc hòa giải được
kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Tổ viên hòa giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận.
Điều 4. Chế độ, chính sách
cho hoạt động hòa giải cơ sở là khoản hỗ trợ về kinh phí của ngân sách nhà nước
cho việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, hoạt động phí (giấy mực, hội
họp, trà nước), sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng về tổ chức và hoạt động
hòa giải.
Chương II
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA
GIẢI CƠ SỞ
Điều 5. Hỗ trợ kinh phí cho
công tác kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Việc kiện toàn tổ chức hòa giải cơ
sở được thực hiện theo nguyên tắc Mặt trận giới thiệu, dân cử, chính quyền quyết
định công nhận, được tiến hành đồng thời với việc bầu trưởng ấp, khu phố. Kinh
phí chi hỗ trợ cho kiện toàn tổ chức một tổ hòa giải cơ sở là 200.000 đồng (hai
trăm ngàn đồng).
Hàng năm, Phòng Tư pháp phối hợp
với Mặt trận Tổ quốc, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố tổ chức tập
huấn nghiệp vụ cho tổ trưởng, tổ phó hòa giải cơ sở. Tổ hòa giải cơ sở được cử
đi tập huấn, bồi dưỡng được hưởng chế độ như cán bộ không chuyên trách ở xã, ấp,
tổ dân phố được cử đi đào tạo bồi dưỡng.
Sở Tư pháp sử dụng nguồn kinh phí
in án tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, bản tin tư pháp cung cấp thông tin
nghiệp vụ và kiến thức pháp luật kinh nghiệm hòa giải cho các tổ hòa giải cơ sở
trong tỉnh.
Điều 6. Hoạt động phí.
Hoạt động phí cho các tổ hòa giải
gồm các khoản chi: giấy mực, hội họp, trà nước, chi phí đi lại xác minh vụ việc.
Mức hỗ trợ 100.000 đồng (một trăm ngàn đồng) cho mỗi vụ việc hòa giải và khuyến
khích cho mỗi vụ hòa giải thành là 100.000 đồng (một trăm ngàn đồng).
Điều 7. Khen
thưởng.
Tổ hòa giải và hòa giải viên có thành
tích trong công tác hòa giải được biểu dương khen thưởng, áp dụng tiêu chuẩn và
mức khen theo quyết định số 2654/2003/QĐ-UB ngày 31/7/2003 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh; tổ chức liên hoan tổ hòa giải và hòa giải viên các cấp trong tỉnh 5 năm 2
lần.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Nguồn kinh phí để
thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở.
Kinh phí chi cho tổ chức và hoạt
động hòa giải ở cơ sở ở cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm (cấp xã, phường,
thị trấn do ngân sách xã, phường, thị trấn bảo đảm và được giao trong dự toán
ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ).
Điều 9. Giám đốc Sở Tài chính
phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn, quy định cụ thể việc lập dự toán, định mức kinh
phí chi cho tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở và thủ tục thanh, quyết toán
theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Giám đốc Sở Tư pháp
chịu trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An,
thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Tân
An triển khai thực hiện việc củng cố kiện toàn, hướng dẫn công tác hòa giải cơ
sở theo tinh thần nội dung Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định
hướng dẫn của Chính phủ về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở./.