BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1039 /QLCL-TTPC
V/v rà soát, thống kê thủ tục
hành chính theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2015
|
Kính gửi: Tổng Cục thủy sản
Thực hiện Quyết định 367/QĐ-BNN-PC ngày 29 tháng 01 năm 2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục
hành chính trọng tâm năm 2015 của Bộ; theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại
phụ lục kèm theo quyết định 367, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
báo cáo kết quả rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành
chính, quy định liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai
thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu (Stt 1 Mục I Phụ lục kèm
theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC), có các mẫu biểu kèm theo.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản tổng hợp báo cáo Bộ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT (để biết);
- Phòng CL1 (để biết);
- Lưu: VT, TTPC.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Bích Nga
|
BÁO CÁO
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐỐI VỚI NHÓM TTHC, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU TỪ GIAI ĐOẠN
NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC, NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, CHẾ BIẾN ĐẾN XUẤT KHẨU
A. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Thực hiện Quyết định
367/QĐ-BNN-PC ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Bộ, Cục
trưởng đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-QLCL ngày 12/02/2015 về việc ban hành kế
hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Cục.
2. Phòng Quản lý chất lượng thủy sản
đã tiến hành rà soát nhóm TTHC, quy định có liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ
giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu;
qua rà soát đã đề xuất cụ thể phương án đơn giản hóa từng thủ tục hành chính tại
từng công đoạn
3. Những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình triển khai:
a) Các TTHC, quy định có liên quan
đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu,
chế biến đến xuất khẩu được quy định ở nhiều văn bản khác nhau do nhiều đơn vị
tham mưu trình Bộ trưởng ban hành, do vậy việc xác định các TTHC, quy định có
liên quan và tiến hành rà soát nhằm đề xuất phương án đơn giản hóa đối với từng
bộ phận cấu thành thủ tục hành chính đôi khi cũng khó khăn, vướng mắc.
b) Chưa có sự thống nhất, phối hợp
chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị được giao phối hợp trong việc rà soát, đề
xuất phương án đơn giản hóa đối với nhóm TTHC quy định có liên quan trong phạm
vi, lĩnh vực này.
4. Đề xuất, kiến nghị:
a) Cần có sự phối hợp, thống nhất
giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong việc rà soát, đề xuất phương án
đơn giản hóa TTHC, quy định có liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn
nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu;
b) Sau khi có kết quả rà soát, đề
xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định có liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị có liên quan sớm xây dựng văn bản QPPL trình
cơ quan, người có thẩm quyền ban hành nhằm thực thi phương án đơn giản hóa TTHC
đã được rà soát; chuẩn hóa, công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về
TTHC đã được rà soát, đơn giản hóa; chỉ đạo các đơn vị có liên quan niêm yết,
công khai tại nơi trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC.
B. KẾT QUẢ ĐƠN GIẢN HÓA
Tổng số TTHC trong chuỗi: 14 TTHC
- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 9 TTHC, trong
đó:
+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 9 TTHC;
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 19.69%
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 27.767.476.000đồng/năm;
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 22.300.294.750đồng/năm;
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 5.467.181.250đồng/năm.
I. Nhóm TTHC, quy định liên
quan đến chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu:
- Tổng số TTHC trong nhóm: 8 TTHC
- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 5 TTHC, trong
đó:
+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 4TTHC;
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 8.38%
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa:14.687.222.000đồng/năm;
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa:13.455.718.750đồng/năm;
+ Tổng chi phí tiết kiệm:1.231.503.250đồng/năm.
Cụ thể như sau:
1. Thủ tục Xác nhận kiến thức an
toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức:
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa
(i) Nội dung 1: Thành phần hồ sơ:
Bỏ “Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ
phí”.
Lý do: Tổ chức/cá nhân nộp phí, lệ phí khi được
kiểm tra để xác nhận kiến thức ATTP; không nhất thiết phải nộp phí, lệ phí ngay
khi gửi hồ sơ đăng ký.
(ii) Nội dung 2:Thành phần hồ sơ:
Bỏ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động
của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp
tác xã” đối với tổ chức.
Lý do: Thành phần hồ sơ này đã yêu
cầu khi cơ sở đăng ký kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (đối với
cá nhân không yêu cầu thành phần hồ sơ này).
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 10 Thông
tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 104.914.900đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 64.887.900đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 40.027.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38.15%
2. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ
sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa
(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu công chứng
hoặc bản chính để đối chiếu đối với thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư”.
Lý do: Việc đối chiếu bản sao với
bản chính được thực hiện khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(ii) Nội dung 2: Đăng ký bổ sung sản
phẩm: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh; báo cáo hiện trạng điều kiện
ATTP (trừ sơ đồ quy trình công nghệ và bảng tổng hợp kế hoạch HACCP); danh sách
được khám sức khỏe và danh sách được kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.
Lý do: Đối với cơ sở đăng ký bổ
sung sản phẩm trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu lực thì các thành phần hồ sơ đề
nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không cần gửi về Cơ quan kiểm tra.
(iii) Nội dung 3: Sửa chữa, nâng cấp
mặt bằng: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh; Báo cáo hiện trạng điều
kiện ATTP (trừ Sơ đồ bố trí mặt bằng); danh sách được khám sức khỏe và danh
sách được kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.
Lý do: Đối với cơ sở đăng ký kiểm tra
do sửa chữa, nâng cấp mặt bằng trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu lực thì các
thành phần hồ sơ đề nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không cần gửi về
Cơ quan kiểm tra.
(iv) Nội dung 4: Đăng ký bổ sung
thị trường, thay đổi chủ sở hữu: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh;
Báo cáo hiện trạng điều kiện ATTP; danh sách được khám sức khỏe và danh sách được
kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.
Lý do: Đối với cơ sở đăng ký kiểm
tra bổ sung thị trường hoặc thay đổi chủ sở hữu trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu
lực thì các thành phần hồ sơ đề nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không
cần gửi về Cơ quan kiểm tra.
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 10
Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa:162.523.200đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa:113.416.950đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 49.106.250đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30.21%
3. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản:
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia:Không
a. Nội dung đơn giản hóa:Không.
Lý do: Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư
55/2011/TT-BNNPTNT , TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà
soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP).
b. Kiến nghị thực thi: Không.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 2.192.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: ... đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an
toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại cơ sở trong Danh
sách ưu tiên.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa:
(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu gửi “Giấy
đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu” đối với lô hàng xuất khẩu
vào EU sau khi hệ thống TRACES được chính thức triển khai áp dụng.
Lý do: Đối với thị trường EU,
trong thời gian tới việc đăng ký và cấp chứng thư sẽ được thực hiện qua hệ thống
TRACES (đăng ký và cấp chứng thư điện tử).
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại khoản
1 Điều 28 Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 3.288.600.000đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 2.817.810.000đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 470.790.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14.32%
5. Thủ tục Kiểm tra, cấp giấy chứng
nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài
Danh sách ưu tiên.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa:
(ii) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu gửi
“Giấy đăng ký kiểm tra” đối với lô hàng xuất khẩu vào EUsau khi hệ thống TRACES
được chính thức triển khai áp dụng.
Lý do: Đối với thị trường EU,
trong thời gian tới việc đăng ký và cấp chứng thư sẽ được thực hiện qua hệ thống
TRACES (đăng ký và cấp chứng thư điện tử).
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại khoản
1 Điều 29 Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 10.996.500.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 9.856.410.000đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.140.090.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10.37%
6. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận cam kết
sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa:Không.
Lý do:TTHC này được rà soát, đơn giản hóa theo Đề án 30 về cải cách thủ tục
hành chính khi xây dựng Thông tư 28/2011/TT- BNNPTNT.
b. Kiến nghị thực thi: Không
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 98.412.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: .... đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.
7. Thủ tục Cấp lại Chứng thư cho
lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa: Không.
Lý do: Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư
55/2011/TT-BNNPTNT , TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà
soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP).
b. Kiến nghị thực thi: Không.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 21.924.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: .... đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.
8. Thủ tục Xử lý trường hợp lô
hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không
bảo đảm ATTP.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu
quốc gia: Không
a. Nội dung đơn giản hóa: Không.
Lý do:Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư
55/2011/TT-BNNPTNT , TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà
soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP).
b. Kiến nghị thực thi: Không.
c. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi
đơn giản hóa: 12.155.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: .... đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.
II. Nhóm TTHC, quy định liên
quan đến kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất
kinh nông lâm thủy sản
- Tổng số TTHC trong nhóm: 4 TTHC
- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 3 TTHC, trong
đó:
+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 3 TTHC;
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 37.90%
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa:10.705.099.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 6.648.021.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 4.057.078.000 đồng/năm.
Cụ thể như sau:
1. Thủ tục Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
cho cá nhân, tổ chức.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa:
(i) Nội dung 1: Bỏ thành phần: Giấy
tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí
Lý do: Tổ chức/cá nhân có thể nộp phí, lệ phí
khi được kiểm tra để xác nhận kiến thức ATTP; không nhất thiết phải nộp phí, lệ
phí ngay khi gửi hồ sơ đăng ký.
(ii) Nội dung 2: Bản sao Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn
phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã: Bỏ yêu
cầu xác nhận của tổ chức
Lý do: Việc đối chiếu bản sao với bản chính sẽ
được thực hiện khi kiểm tra, xác nhận kiến thức ATTP tại tổ chức đó, do đó
không cần thiết phải có xác nhận khi gửi hồ sơ đăng ký.
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 10 Thông tư liên tịch
số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.619.689.000đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.032.061.000đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.578.628.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34.37 %
2. Thủ tục Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa:
(i) Nội dung 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc
bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối
chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(ii) Nội dung 2: Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm: Bỏ yêu cầu xác nhận của
cơ sở sản xuất, kinh doanh
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối
chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(iii) Nội dung 3: Danh sách chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
xác nhận đủ sức khoẻ: Bỏ yêu cầu xác
nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối
chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(iv) Nội dung 4: Trường hợp cơ sở
đã được kiểm tra, xếp loại A/B: Chỉ cần gửi đơn đề nghị cấp GCN ATTP (bỏ hết
các thành phần hồ sơ còn lại)
Lý do: Do cơ sở đã được xếp loại
A/B (đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) nên khi gửi hồ sơ đề nghị cấp GCN
ATTP thì chỉ cần gửi đơn đề nghị cấp giấy là đủ.
(v) Nội dung 5: Đề xuất rút ngắn
thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP còn 5 ngày làm việc đối với trường
hợp cơ sở đã được kiểm tra, xếp loại A/B.
Lý do: Do trường hợp này chỉ cần
thẩm tra lại hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở và sau đó cấp giấy chứng nhận
(không phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở).
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 18 Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.819.600.000đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.964.625.000đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.854.975.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 48.56
%
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp
Giấy chứng nhận sắp hết hạn.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa:
(i) Nội dung 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc
bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu
khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(ii) Nội dung 2: Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm: Bỏ yêu cầu xác nhận của
cơ sở sản xuất, kinh doanh
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối
chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
(iii) Nội dung 3: Danh sách chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
xác nhận đủ sức khoẻ: Bỏ yêu cầu xác
nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh
Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối
chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 18 Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.231.000.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.616.525.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 614.475.000đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27.54 %
4. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp
Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin
trên Giấy chứng nhận ATTP.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa: Không.
Lý do: TTHC đã được đơn giản hóa
trong quá trình xây dựng văn bản.
b. Kiến nghị thực thi: Không.
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 34.810.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: ... đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%
III. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến giám
sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ
- Tổng số TTHC trong nhóm: 1 TTHC
- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 0 TTHC, trong
đó:
+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 0 TTHC;
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0 %
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa:726.930.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 726.930.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể
hai mảnh vỏ.
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa:Không
b. Kiến nghị thực thi: Không
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 726.930.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 726.930.000đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 0đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%
Lý do: TTHC này đã được cắt giảm tối đa theo Đề
án 30 về cải cách thủ tục hành chính khi xây dựng Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN .
IV. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến kiểm dịch
thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu
- Tổng số TTHC trong nhóm: 1 TTHC
- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 0 TTHC, trong
đó:
+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;
+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 1 TTHC;
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 10.84 %
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản
hóa: 1.648.225.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 1.469.625.000 đồng/năm
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 178.600.000 đồng/năm.
1. Thủ tục Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
xuất khẩu
Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:
Không
a. Nội dung đơn giản hóa
(i) Nội dung 1: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao phiếu
kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có)”.
Lý do: Do bệnh thủy sản thường biến động rất
nhanh nên đến thời điểm kiểm tra/kiểm dịch lô hàng thì kết quả xét nghiệm này
không còn ý nghĩa.
(ii) Nội dung 2: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao giấy
phép đối với loài trong danh mục xuất khẩu có điều kiện”.
Lý do: Trường hợp thủy sản trong danh mục xuất
khẩu có điều kiện không phải xin giấy phép.
(iii) Nội dung 3: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản yêu cầu
về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu”.
Lý do: Việc thực hiện kiểm dịch chỉ thực hiện
khi có Thỏa thuận/yêu cầu của nước nhập khẩu nên cơ quan thẩm quyền đều đã biết;
không yêu cầu cơ sở phải cung cấp. Việc yêu cầu cung cấp danh mục chỉ tiêu cần
kiểm dịch chỉ áp dụng đối với kiểm dịch vụ (theo yêu cầu của chủ hàng).
(iv) Nội dung 4: Bỏ thành phần hồ sơ “Mẫu giấy
chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu”.
Lý do: Việc thực hiện kiểm dịch chỉ thực hiện
khi có Thỏa thuận/yêu cầu của nước nhập khẩu nên cơ quan thẩm quyền đều đã biết;
không yêu cầu cơ sở phải cung cấp.
b. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại Điều 14 và Điều
15 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:
1.648.225.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
1.469.625.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 178.600.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10.84%
CỤC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN