Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hợp tác đầu tư của nước ngoài lĩnh vực dạy nghề

Số hiệu: 23/2013/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 16/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về đầu tư dạy nghề liên kết nước ngoài

Vừa qua, Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác đầu tư nước ngoài trong giáo dục.

Theo đó, Thông tư quy định rõ 6 môn học bắt buộc đối với công dân Việt Nam khi tham gia học theo các chương trình dạy nghề của nước ngoài gồm:

- Chính trị
- Pháp Luật
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Tin học
- Tiếng Anh

Về chương trình dạy nghề thực hiện liên kết đào tạo phải phân định rõ thời gian học lý thuyết và thực hành; trong đó thời gian học thực hành tối thiếu bằng 60% tổng thời gian thực học.

Ban hành kèm theo Thông tư có phụ lục quy định về các ngành nghề được phép hợp tác, đầu tư đào tạo nghề; các trình tự thủ tục đăng ký, cấp phép cơ sở đào tạo nghề có vốn nước ngoài.

Thông tư 23 có hiệu lực từ 02/12/2013

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 23/2013/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2012/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định s106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định s 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một sđiều về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi chung là Nghị định s 73/2012/NĐ-CP),

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quản lý nhà nước đối với cơ sở dạy nghcó vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở.

Điều 2. Quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài

Quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên văn phòng đại diện dạy nghề.

2. Mục tiêu, phạm vi hoạt động.

3. Thời hạn, địa điểm hoạt động.

4. Chức năng, nhiệm vụ.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng văn phòng đại diện, nhân sự khác làm việc tại văn phòng đại diện.

6. Quan hệ với tổ chức, cơ sở đề nghị thành lập văn phòng đại diện.

7. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

8. Tổ chức, cơ sở dạy nghề nước ngoài xây dựng và phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài do tổ chức, cơ sở mình đề nghị thành lập trước khi đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình dạy nghề của nước ngoài trong các cơ sở dạy nghề

1. Công dân Việt Nam theo học tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo chương trình trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề của nước ngoài phải học 6 môn học chung gồm: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Tin học và Tiếng Anh (nếu chương trình đào tạo không sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong giảng dạy) theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo chương trình trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề của nước ngoài phải tổ chức dạy và đánh giá kết quả học tập các môn học chung quy đnh tại Khoản 1 Điều này đối với công dân Việt Nam theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 4. Nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư vào đào tạo nghề trong danh mục mã cấp III thuộc 44 nhóm nghề quy định tại Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 ca Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (danh mục mã cấp III thuộc 44 nhóm nghề được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Nghề đào tạo không được phép hợp tác, đầu tư là những nghề không thuộc danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này và nghề có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, văn hóa, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Điều 5. Đăng ký mẫu phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề

1. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề của nước ngoài có trách nhiệm đăng ký mẫu phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề với Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được công nhận giá trị pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc đăng ký mẫu phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề được thực hiện như sau:

a) Nếu cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề theo hệ thống dạy nghề của Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Nếu cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề thuộc hệ thống của nước ngoài, thì cơ sở dạy nghề gửi 01 bộ hồ sơ về Tổng cục Dạy nghề, gồm:

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có công chứng Quyết định cho phép thành lập cơ sở dạy nghề;

- Bản sao có công chứng Giấy phép hoạt động dạy nghề;

- 03 mẫu phôi bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề chính thức theo từng nghề, từng cấp trình độ đào tạo (mỗi phôi được dịch ra tiếng Việt Nam, có công chứng) có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục, dạy nghề nước ngoài được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và xác nhận mẫu phôi bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề.

2. Sau khi được Tổng cục Dạy nghề xác nhận mẫu phôi bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề nước ngoài thực hiện việc quản lý, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 6. Về kiểm định chất lượng dạy nghề

1. Trong quá trình hoạt động, cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về chất lượng dạy nghề, định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc của nước ngoài. Thực hiện tự đánh giá theo quy định của nước ngoài hoặc thực hiện tự kiểm định chất lượng định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề;

b) Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề chậm nhất là sau 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề và chậm nhất là sau 02 năm kể từ khi được cấp phép hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề;

c) Các chương trình đào tạo của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề nước ngoài để cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài phải được kiểm định trước khi tổ chức đào tạo tại Việt Nam;

d) Chu kỳ thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề và cơ sở dạy nghề có vốn đu tư nước ngoài tại Việt Nam:

a) Cơ quan, tổ chức của Việt Nam có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Cơ quan, tổ chức của nước ngoài có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận. Quy trình công nhận như sau:

- Tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề của nước ngoài gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị công nhận cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề hoặc cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là hồ sơ) tới Tổng cục Dạy nghề. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị công nhận tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề của nước ngoài có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề hoặc cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề của nước ngoài hoặc các tài liệu tương đương khác; Bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề của nước ngoài; Bản tóm tắt quá trình hoạt động;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Dạy nghề kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hp hồ sơ không hp lệ, Tổng cục Dạy nghề thông báo bằng văn bản tới tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề của nước ngoài để hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức xem xét hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận hoặc không công nhận cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề nước ngoài có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và công bcông khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng dạy nghề đối với kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện như sau:

a) Đối với kiểm định cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề; Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề; Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề;

b) Đối với kiểm định chương trình liên kết đào tạo nghề, chương trình đào tạo của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, trường hợp văn bằng do cơ sở dạy nghề nước ngoài cấp thì tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề tuân theo quy định của quốc gia mà cơ sở dạy nghề nước ngoài đăng ký thành lập hợp pháp và đặt trụ sở chính; trường hợp văn bằng do cơ sở dạy nghề Việt Nam cấp thì tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề do pháp luật Việt Nam quy định.

Chương 2.

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Điều 7. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề

1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo nghề, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề của Việt Nam; hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề của nước ngoài; hoặc theo quy định pháp luật riêng của từng bên nếu hai bên cùng cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ nghề.

2. Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ của chương trình liên kết đào tạo nghề được quy định như sau:

a) Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề do cơ sở dạy nghề của nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước đó và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận;

b) Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề do cơ sở dạy nghề của Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề do các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo cùng cấp phải tuân thủ quy định tại điểm a, b Khoản 2 Điều này.

Điều 8. Chương trình dạy nghề thực hiện liên kết đào tạo

1. Là chương trình đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định đạt chất lượng hoặc là chương trình của cơ sở dạy nghề đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng.

2. Chương trình phải thể hiện: tên nghề đào tạo; cấp trình độ đào tạo hoặc tính tương đương với trình độ đào tạo nghề trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam; mục tiêu đào tạo; thời gian và phân bổ thời gian đào tạo; danh mục các môn học, mô đun; chương trình đào tạo chi tiết các môn học, mô đun; điều kiện thực hiện chương trình... Chương trình dạy nghề phải phân định rõ thời gian học lý thuyết, thời gian học thực hành; trong đó thời gian học thực hành tối thiểu bằng 60% tổng thời gian thực học.

Điều 9. Đối tượng tuyển sinh

Đi tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo nghề để cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Trường hợp cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quy chế tuyển sinh học nghề đối với các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

2. Trường hợp cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học theo từng trình độ của cơ sở dạy nghề nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở dạy nghề nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

3. Trường hợp đồng thời cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề Việt Nam và bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 10. Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

1. Liên kết đào tạo theo chương trình dạy nghề của nước ngoài thì chuẩn của giáo viên, giảng viên theo quy định của nước có chương trình.

2. Liên kết đào tạo theo chương trình dạy nghề do hai bên xây dựng thì chuẩn của giáo viên, giảng viên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài khi tham gia giảng dạy các chương trình dạy nghề liên kết đào tạo tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thẩm định Đề án liên kết đào tạo nghề

1. Đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng

a) Hồ sơ liên kết đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP. Văn bản đề nghị phê duyệt Đán liên kết đào tạo nghề với nước ngoài do các bên cùng ký kết thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nộp 06 bộ hồ sơ liên kết đào tạo nghề (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Tổng cục Dạy nghề;

c) Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề có văn bản trả lời cho các bên liên kết để hoàn thiện hồ sơ;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức thẩm định Đán liên kết đào tạo nghề, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định phê duyệt Đán liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng.

Trường hợp, Đề án liên kết đào tạo nghề không đủ điều kiện phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Dạy nghề có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị liên kết đào tạo và nêu rõ lý do.

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, báo cáo thẩm tra của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định phê duyệt Đán liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng;

e) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao quyết định phê duyệt Đán liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi trường cao đẳng nghề hoặc phân hiệu của trường cao đẳng nghề tổ chức thực hiện Đán liên kết đào tạo nghề để thực hiện quản lý theo địa bàn.

2. Đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp

a) Hồ sơ liên kết đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP. Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề với nước ngoài do các bên cùng ký kết thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nộp 06 bộ hồ sơ liên kết đào tạo nghề (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho các bên liên kết để hoàn thiện hồ sơ;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp; trường hợp Đ án liên kết đào tạo nghề không được phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

e) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Chương 3.

CƠ SỞ DẠY NGHỀ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 12. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

1. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên cơ sở dạy nghề;

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề;

c) Các hoạt động dạy nghề;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề;

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của người học nghề;

e) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của cơ sở dạy nghề;

g) Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở dạy nghề;

h) Quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;

i) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động

Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động của cơ sở mình trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề vi cơ quan có thẩm quyền.

 

Điều 13. Cơ cấu tổ chức của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

1. Đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề

a) Ban giám hiệu (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng);

b) Phòng Đào tạo, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa, tổ bộ môn trực thuộc;

c) Các lớp học sinh, sinh viên;

d) Các bộ phận phục vụ dạy nghề.

2. Đối với trung tâm dạy nghề

a) Giám đốc, một số phó giám đốc;

b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn gồm: đào tạo, tổ chức, hành chính, kế toán, quản lý thiết bị;

c) Các lớp học sinh.

Điều 14. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

1. Hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài là người đại diện cho cơ sở dạy nghề trước pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động dạy nghề của trường, trung tâm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người được đề cử làm hiệu trưởng, giám đốc phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Có lý lịch cá nhân rõ ràng;

b) Có trình độ thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng nghề; có trình độ đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp nghề; có trình độ cao đẳng trở lên đối với giám đốc trung tâm dạy nghề về một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của trường, trung tâm; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường, trung tâm;

c) Có thâm niên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là năm năm;

d) Hiệu trưởng, giám đốc phải đảm bảo điều kiện không phải là công chức, viên chức nhà nước.

2. Thẩm quyền công nhận hiệu trưởng, giám đốc

a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường, trung tâm.

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên là người nước ngoài khi tham gia quản lý, giảng dạy cho các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 15. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở dạy nghề

1. Đối với trường cao đẳng nghề

a) Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng nghề thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP. Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng nghề thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nộp 06 bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường theo quy định.

Trường hợp, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường không hp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Dạy nghề có văn bản trả li cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tới Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở chính để xin ý kiến;

đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề lập báo cáo thẩm tra, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Trường hợp, hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Dạy nghề có văn bản trả li cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc cho phép thành lập trường cao đẳng nghề của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Đối với trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

a) Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP. Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nộp 06 bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm theo quy định.

Trường hợp, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm và nêu rõ lý do.

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm tới Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xin ý kiến;

đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập báo cáo thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp, hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm và nêu rõ lý do.

g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, người có thẩm quyền quy định tại điểm đ Điều này có trách nhiệm gửi quyết định cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.

3. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động dạy nghề trước khi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải xét duyệt lại các điều kiện cho phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực để được cấp Quyết định cho phép thành lập cơ sở dạy nghề, phân hiệu của cơ sở dạy nghề, cụ thể:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở dạy nghề thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có);

c) Giấy phép hoạt động dạy nghề đang còn hiệu lực;

d) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư;

đ) Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động dạy nghề trong thời gian 03 năm gần nhất;

e) Nhà đầu tư làm 03 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) và nộp cho Tổng cục Dạy nghề đối với hồ sơ thành lập trường cao đẳng nghề và phân hiệu của trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài; nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và phân hiệu của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, nơi trường, trung tâm đặt trụ sở chính;

g) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề lập báo cáo thẩm tra, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng nghề và phân hiệu của trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập báo cáo thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và phân hiệu của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài;

h) Trong thời hạn 02 năm kể tngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Quyết định cho phép thành lập phải đảm bảo các điều kiện về vốn đầu tư, suất đầu tư; cơ sở vật chất, thiết bị; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên dạy nghề theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nếu không sẽ bị đình chỉ hoạt động dạy nghề.

Điều 16. Trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy phép hoạt động dạy nghề

1. Đối với trường cao đẳng nghề và phân hiệu của trường

a) Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiện theo quy định tại, trong đó:

- Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Báo cáo đăng ký hoạt động dạy nghề trong đó giải trình việc trường cao đẳng nghề hoặc phân hiệu của trường đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP (theo mẫu tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Nộp 06 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

d) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra thực tế, Tổng cục Dạy nghề lập báo cáo kiểm tra, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề cho trường cao đẳng nghề hoặc phân hiệu của trường (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao Giấy phép hoạt động dạy nghề cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi trường cao đẳng nghề hoặc phân Hiệu của trường cao đẳng nghề tổ chức hoạt động dạy nghề, để thực hiện quản lý theo địa bàn.

2. Đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề

a) Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, trong đó:

- Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Báo cáo đăng ký hoạt động dạy nghề trong đó giải trình việc trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoặc phân hiệu của trường/trung tâm đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP (theo mẫu tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Nộp 06 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoặc phân hiệu của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoạt động dạy nghề;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra thực tế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề cho trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và phân hiệu của trường/trung tâm (theo mẫu tại Phụ lục 5a ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao Giấy phép hoạt động dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề để thực hiện quản lý chung.

Điều 17. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dạy nghề

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề và phân hiệu của trường cao đẳng nghề.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và phân hiệu của trưng/trung tâm nơi tổ chức hoạt động dạy nghề.

Điều 18. Các trường hợp đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề

Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề phải thực hiện đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề trong các trường hợp sau:

1. Tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề đối với trình độ cao đẳng nghề; vượt từ 10% trở lên đối với trình độ trung cấp nghề, 20% trở lên đối với trình độ sơ cấp nghề so với quy mô tuyển sinh đã ghi trong Giấy phép hoạt động dạy nghề.

2. Bổ sung nghề đào tạo.

3. Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các nghề trong cùng nhóm nghề.

4. Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy phép đầu tư có liên quan đến nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động dạy nghề.

5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề.

6. Thành lập phân hiệu mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề.

Điều 19. Hồ sơ đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Thông tư này bao gồm:

a) Văn bản đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề trong đó giải trình việc cơ sở dạy nghề hoặc phân hiệu của cơ sở dạy nghề đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP (theo mẫu tại Phụ lục 4c ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 18 Thông tư này:

a) Đối với trường cao đẳng nghề và phân hiệu của trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đối với các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề: Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, thì hồ sơ cấp giấy phép bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có thêm:

- Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở phân hiệu của cơ sở dạy nghề hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu của cơ sở dạy nghề;

- Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề hoặc phân hiệu của cơ sở dạy nghề;

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện;

- Danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu đối với trường hợp thành lập phân hiệu của cơ sở dạy nghề;

- Quy chế đào tạo;

- Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo (nếu trong chương trình đào tạo không quy định);

- Mẫu bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Điều 20. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy ngh

1. Trình tự, thủ tục đối với trường cao đẳng nghề

Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề

a) Đối với các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Thông tư này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 18 Thông tư này thì trình tự, thủ tục cấp giấy phép bổ sung hoạt động dạy nghề như sau:

- Trường hợp thành lập phân hiệu mới hoặc trụ sở chính/phân hiệu khác của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề chuyển đến nơi khác trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trình tự, thủ tục cấp giấy phép bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

- Trường hợp thành lập phân hiệu mới hoặc trụ sở chính/phân hiệu khác của trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề chuyển đến nơi khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước đã cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề cho đơn vị và nộp hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu khác của đơn vị theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép bổ sung hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

4. Giấy phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5b5c ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề

1. Hướng dẫn, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

2. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện liên kết đào tạo; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể cơ sở dạy nghề, phân hiệu của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện dạy nghề nước ngoài tại Việt Nam; cho phép hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hoạt động liên kết đào tạo; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, cho phép hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và phân hiệu của các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

2. Thanh tra, kiểm tra việc liên kết đào tạo; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể cơ sở dạy nghề, phân hiệu của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cho phép hoạt động dạy nghề tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2013.

2. Bãi bỏ quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho trường cao đng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

3. Trong quá trình thực hiện, những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc (nếu có) cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, SLao động - Thương binh và Xã hội các tnh, thành phtrực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn
Ngọc Phi

 

PHỤ LỤC 1

CÁC NHÓM NGHỀ ĐÀO TẠO ĐƯỢC PHÉP HỢP TÁC, ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Nhóm nghề Mỹ thuật, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật điêu khắc gỗ.

2. Nhóm nghề Mỹ thuật ng dụng, gồm những nội dung chủ yếu sau: Đúc, dát đồng mỹ nghệ; Chạm khắc đá; Gia công đá quý; Kim hoàn; Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Trang trí nội thất.

3. Nhóm nghề Thông tin - Thư viện, gồm những nội dung chủ yếu sau: Thư viện.

4. Nhóm nghề Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng, gồm những nội dung chủ yếu sau: Văn thư hành chính; Lưu trữ.

5. Nhóm nghề Kinh doanh, gồm những nội dung chủ yếu sau: Quản trị kinh doanh vận tải biển; Quản trị kinh doanh vận tải đường sông; Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ; Quản trị kinh doanh vận tải đường sắt; Quản trị kinh doanh thiết bị vật tư.

6. Nhóm nghề Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, gồm những nội dung chủ yếu sau: Tài chính doanh nghiệp.

7. Nhóm nghề Kế toán - Kiểm toán, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kế toán doanh nghiệp.

8. Nhóm nghề Quản trị - Quản lý, gồm những nội dung chủ yếu sau: Quản lý đất đai; Quản lý giao thông đô thị; Quản lý khu đô thị.

9. Nhóm nghề Sinh học ứng dụng, gồm những nội dung chủ yếu sau: Công nghệ sinh học.

10. Nhóm nghề Khoa học trái đất, gồm những nội dung chủ yếu sau: Quan trắc khí tượng hàng không.

11. Nhóm nghề Thống kê, gồm những nội dung chủ yếu sau: Thống kê doanh nghiệp.

12. Nhóm nghề Máy tính, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

13. Nhóm nghề Công nghệ thông tin, gồm những nội dung chủ yếu sau: Tin học văn phòng; Tin học viễn thông ứng dụng; Xử lý dữ liệu; Lập trình máy tính; Quản trị cơ sở dữ liệu; Quản trị mạng máy tính; Thương mại điện tử; Thiết kế đồ họa; Thiết kế trang Web; Vẽ và thiết kế trên máy tính; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm).

14. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật xây dựng; cấp, thoát nước; Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt; Kỹ thuật xây dựng mỏ; Xây dựng cầu đường bộ; Sửa chữa, bảo trì cảng hàng không; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Xây dựng công trình thủy; Lắp đặt giàn khoan; Lắp đặt cầu.

15. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí, gồm những nội dung chủ yếu sau: Rèn, dập; Gò; Hàn; cắt gọt kim loại; Nguội chế tạo; Chế tạo thiết bị cơ khí; Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; Gia công khuôn dưỡng và phóng dạng tàu thủy; Gia công ống công nghệ; Gia công kết cấu thép; Sửa chữa, bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.

16. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, gồm những nội dung chủ yếu sau: Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Điện tử dân dụng; Điện tử công nghiệp; Hệ thống điện; Vận hành nhà máy thủy điện; Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không.

17. Nhóm nghề Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, gồm những nội dung chủ yếu sau: Công nghệ luyện gang; Công nghệ luyện thép; Công nghệ luyện kim màu; Công nghệ nhiệt luyện; Công nghệ đúc kim loại; ng nghệ cán, kéo kim loại; Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu; Xử lý chất thải trong sản xuất thép.

18. Nhóm nghề Công nghệ sản xuất, gồm những nội dung chủ yếu sau: Sản xuất các chất vô cơ; Sản xuất phân bón; Sản xuất sản phẩm giặt tẩy; Sản xuất thuốc trừ sâu; Sản xuất sơn; Sản xuất xi măng; Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su.

19. Nhóm nghề Quản lý công nghiệp, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm; Kiểm nghiệm đường mía; Kiểm nghiệm bột giấy và giấy; Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ.

20. Nhóm nghề Công nghệ dầu khí và khai thác, gồm những nội dung chủ yếu sau: Thí nghiệm các sản phẩm hóa dầu; Chọn mẫu và hóa nghiệm dầu - khí; Vận hành thiết bị khai thác dầu khí; Vận hành thiết bị chế biến dầu khí.

21. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật in, gồm những nội dung chủ yếu sau: Công nghệ in.

22. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa, gồm những nội dung chủ yếu sau: Trắc đạc công trình; Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất.

23. Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật mỏ, gồm những nội dung chủ yếu sau: Khoan nổ mìn; Vận hành thiết bị sàng tuyển than; Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Khoan đào đường hầm; Khoan khai thác mỏ.

24. Nhóm nghề Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ ung, gồm những nội dung chủ yếu sau: Chế biến dầu thực vật; Chế biến thực phẩm; Chế biến và bảo quản thủy sản; Sản xuất bánh, kẹo; Sản xuất rượu bia; Sản xuất nước giải khát.

25. Nhóm nghề Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da, gồm những nội dung chủ yếu sau: Công nghệ dệt; May và thiết kế thời trang; Thuộc da; Sản xuất hàng da, giày.

26. Nhóm nghề Nông nghiệp, gồm những nội dung chủ yếu sau: Trồng cây lương thực, thực phẩm; Trồng cây công nghiệp; Trồng cây ăn quả; Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

27. Nhóm nghề Lâm nghiệp, gồm những nội dung chủ yếu sau: Lâm sinh; Làm vườn - cây cảnh; Sinh vật cảnh.

28. Nhóm nghề Thủy sản, gồm những nội dung chủ yếu sau: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; Khai thác, đánh bắt hải sản.

29. Nhóm nghề Dịch vụ thú y, gồm những nội dung chủ yếu sau: Dịch vụ thú y.

30. Nhóm nghề Sản xuất thuốc thú y, gồm những nội dung chủ yếu sau: Sản xuất thuốc thú y.

31. Nhóm nghề Y học ctruyền, gồm những nội dung chủ yếu sau: Điều dưỡng y học cổ truyền.

32. Nhóm nghề Dịch vụ y tế, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật xét nghiệm y tế; Kỹ thuật vật lý trliệu, phục hồi chức năng.

33. Nhóm nghề Dược học, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật dược; Kỹ thuật kiểm nghiệm thuốc.

34. Nhóm nghề Điều dưỡng, hộ sinh, gồm những nội dung chủ yếu sau: Hộ sinh; Điều dưỡng.

35. Nhóm nghề Răng - Hàm - Mặt, gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật phục hình răng.

36. Nhóm nghề Dịch vụ xã hội, gồm những nội dung chủ yếu sau: Dịch vụ chăm sóc gia đình.

37. Nhóm nghề Dịch vụ du lịch, gồm những nội dung chủ yếu sau: Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành; Quản trị du lịch MICE.

38. Nhóm nghề Khách sạn, nhà hàng, gồm những nội dung chủ yếu sau: Quản trị khách sạn; Dịch vụ nhà hàng; Quản trị khu Resort.

39. Nhóm nghề Dịch vụ thẩm mỹ, gồm những nội dung chủ yếu sau: Chăm sóc sắc đẹp.

40. Nhóm nghề Khai thác vận tải, gồm những nội dung chủ yếu sau: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Điều khiển tàu biển; Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa; Dịch vụ thương mại hàng không; Điều hành chạy tàu đường sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Khai thác máy tàu thủy; Kiểm soát không lưu hàng không.

41. Nhóm nghề Dịch vụ bưu chính, gồm những nội dung chủ yếu sau: Doanh thác bưu chính viễn thông.

42. Nhóm nghề Kiểm soát và bảo vệ môi trường, gồm những nội dung chủ yếu sau: Bảo vệ môi trường biển; Xử lý tràn dầu trên biển.

43. Nhóm nghề Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, gồm những nội dung chủ yếu sau: Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường lao động.

44. Nhóm nghề Lặn, gồm những nội dung chủ yếu sau: Lặn thi công; Lặn nghiên cứu khảo sát; Lặn trục vớt; Lặn hướng dẫn tham quan du lịch.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……..(1)……, ngày ….. tháng ….. năm 20

Kính gửi: ………………..(2)…………………..

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Chúng tôi, những người cùng ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết đào tạo gồm:

I. Các Bên liên kết:

1. Bên Việt Nam:

………………………………..(3)..........................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Điện thoại: …………………………………… Fax:....................................................

Website: ……………………………………… Email: ...............................................

Quyết đnh thành lập hoặc cho phép thành lập: ……………....…(4).......................

Số tài khoản: …………………………..tại Ngân hàng .............................................

Người đại diện: .......................................................................................................

Chức vụ: .................................................................................................................

2. Bên nước ngoài: ……………………………..(5).................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Điện thoại: …………………………………… Fax:.....................................................

Website: ……………………………………… Email: ................................................

Văn bản pháp lý về việc thành lập/Giấy phép đăng ký hoạt động: ………(6)..........

.................................................................................................................................

Số tài khoản: …………………………………………….. tại Ngân hàng.....................

Người đại diện:.........................................................................................................

Chức vụ:...................................................................................................................

đề nghị ...(7)... xem xét, phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp bằng ………….(8)........, giữa ………..(9)………….. ……….(10)………. với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:

1. Mục tiêu và phạm vi của chương trình liên kết đào tạo: (ghi tóm tắt nghề dự định liên kết đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh hàng năm và văn bằng sẽ cấp trong chương trình liên kết đào tạo).

2. Thi hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo.

II. Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo và Hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

III. Các tài liệu gửi kèm văn bản này gồm:

1. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các Bên liên kết đào tạo.

2. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở dạy nghề hoặc các tài liệu tương đương khác.

3. Giấy tờ chứng minh cơ sở dạy nghề Việt Nam và cơ sở dạy nghề nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

4. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở dạy nghề nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

5. Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo vi nước ngoài của cơ quan chủ quản (đi với cơ sở dạy nghcủa Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản).

6. Đề án liên kết đào tạo.

7. Các văn bản khác (nếu có).

 

Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)

Bên nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)

ng dẫn:

(1) Tên địa danh;

(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp);

(3) Tên gọi của cơ sở dạy nghề Việt Nam;

(4) Số, ký hiệu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, ngày...tháng...năm ban hành và tên cơ quan ban hành;

(5) Tên gọi của cơ sở dạy nghề nước ngoài;

(6) Số, ký hiệu quyết định/văn bản thành lập hoặc cho phép thành lập, Giấy phép đăng ký hoạt động, ngày...tháng...năm ban hành và tên cơ quan ban hành;

(7) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp);

(8) Tên gọi văn bằng;

(9) Tên gọi của cơ sở dạy nghề Việt Nam;

(10) Tên gọi của cơ sở dạy nghề nước ngoài.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……..(1)……, ngày ….. tháng ….. năm 20

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị cho phép thành lập trường:...........

..................................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................

- Số Chứng minh thư nhân dân/Số Hộ chiếu; ngày, tháng cấp, nơi cấp:.................

..................................................................................................................................

- Nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam (nếu có):.......................................................

- Số Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng nghề; ngày...tháng...năm cấp, cơ quan cấp:................................................................................

- Tên trường cao đẳng nghề:.....................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế:.............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

- Phân hiệu (nếu có):.................................................................................................

- Số điện thoại: ……………..Fax: ………………….. Email:.......................................

- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường:............................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo:..........................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh trong 05 năm kể từ năm đề nghị cho phép thành lập:  

- Diện tích đất sử dụng: …………………….. Diện tích xây dựng:............................

- Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp:.........................................................................

- Vốn đầu tư:............................................................................................................

- Thời hạn hoạt động của trường:............................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường cao đẳng nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước Việt Nam.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định./.

 

 

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

ớng dẫn:

(1) Tên địa danh;

(2) Chức danh của người đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

 

PHỤ LỤC 3a

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……..(1)……, ngày ….. tháng ….. năm 20

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …(2)…

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề    

- Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................

- Số Chứng minh thư nhân dân/Số Hộ chiếu; ngày cấp, tháng cấp, nơi cấp:...........

- Nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam (nếu có):........................................................

- Số Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của dự án đầu tư thành lập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề; ngày...tháng...năm cấp, cơ quan cấp:.................................................................

- Tên trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề:......................................................

- Tên giao dịch quốc tế:..............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................................

- Phân hiệu (nếu có):..................................................................................................

- Số điện thoại: ………………… Fax: ………………….. Email:..................................

- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường/trung tâm:.............................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo:...........................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh trong 5 năm kể từ năm đề nghị cho phép thành lập:   

- Diện tích đất sử dụng: ……………………. Diện tích xây dựng:..............................

- Văn bằng, chứng chỉ dự kiến cấp:..........................................................................

- Vốn đầu tư:.............................................................................................................

- Thời hạn hoạt động của trường/trung tâm:............................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước Việt Nam.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố...(3)... xem xét quyết định./.

 

 

(4)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên địa danh;

(2), (3) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường/trung tâm đặt trụ sở chính;

(4) Chức danh của người đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cp nghề/trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

 

PHỤ LỤC 3b

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ DẠY NGHỀ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRƯỚC NGÀY NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2012/NĐ-CP CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……..(1)……, ngày ….. tháng ….. năm 20

Kính gửi: ………………..(2)…………………..

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng nghề/trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề...................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................................

- Số Chứng minh thư nhân dân/Số Hộ chiếu; ngày...tháng...năm cấp, nơi cấp, cơ quan cấp:.

...................................................................................................................................

- Nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam (nếu có):.......................................................

- Số Giấy chứng nhận đu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng nghề/trường trung cp nghề/trung tâm dạy nghề; ngày cấp...tháng...năm cấp, cơ quan cấp:.....................

- Số Giấy phép hoạt động dạy nghề; ngày...tháng...cấp, cơ quan cấp:.....................

- Tên trường cao đẳng nghề/trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề:................

- Tên giao dịch quốc tế:.............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

- Phân hiệu (nếu có):..................................................................................................

- Số điện thoại: …………….. Fax: …………………. Email:........................................

- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường/trung tâm:.............................................

- Tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị cho phép thành lập trường/trung tâm:

- Kết quả đào tạo 03 năm gần nhất (nếu có):............................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo:...........................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh trong 5 năm kể từ năm đnghị cho phép thành lập trường/trung tâm:  

- Diện tích đất sử dụng: ……………………… Diện tích xây dựng:............................

- Vốn đầu tư:..............................................................................................................

- Thời hạn hoạt động của trường/trung tâm:.............................................................

- Kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án sau khi được cho phép thành lập trường/trung tâm:.......

..................................................................................................................................

(Kèm theo Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư; Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động dạy nghề trong thời gian ba năm gần nhất)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước Việt Nam.

Đnghị ...(3) ... xem xét quyết định./.

 

 

(4)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

ớng dẫn:

(1) Tên địa danh;

(2), (3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với trường cao đẳng nghề); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường/trung tâm đặt trụ sở chính (đối với trường trung cấp nghề hoặc trung tâm dạy nghề);

(4) Chức danh của người đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đng nghề/trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……….(1)………..
…………..(2)……………

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:       /ĐKDN-...(3)...

…(4)…, ngày ... tháng năm 20

 

Kính gửi: ………………………………...................

1. Tên cơ sở đăng ký:................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):.................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: …………….. Email:.....................................................

4. Đăng ký hoạt động dạy nghề với các nghề, trình độ và quy mô như sau:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào to

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……..;
- Lưu: VT, ………

……………….(5)……………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên tỉnh, thành phố nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính;

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 4a

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……..(1)……..
………..(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……./BC-...(3)...

…(4)…, ngày tháng năm 20

 

BÁO CÁO

Đăng ký hoạt động dạy nghề

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về cơ sở dạy nghề (5)

II. Tóm tắt tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện

III. Quy định về học phí và các loại phí liên quan

IV. Giải trình chung vđiều kiện đăng ký hoạt động dạy nghề

- Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên (6)

- Cơ sở vật chất chung (7)

Phần 2. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …..(8)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (9)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy ngh

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Slượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng ngh

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm ....

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng sgiờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (10)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (11)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: ... (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …….(12)......

.......................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu (nếu có) (13)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …….;
-
Lưu: VT, …….

……………..(14)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên tnh, thành phố nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính;

(5) Tên, địa chỉ, ngày tháng năm thành lập, cơ quan chủ quản (nếu có), chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy;       

(6) Kèm theo danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối vi hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động dạy nghề của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

(7) Diện tích cơ sở dạy nghề/phân hiệu; phòng học; hội trường; khu làm việc; thư viện; phòng, xưởng thực hành/thí nghiệm; thiết bị kỹ thuật chung; ký túc xá, câu lạc bộ; các công trình kỹ thuật, y tế; các công trình phục vụ hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

(8) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên;

(9) Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(10) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên, giảng viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên, giảng viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chsư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật).

(11) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(12) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nht;

(13) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(14) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 4b

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…………(1)……….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:         /ĐKBSDN- ...(2)...

…(3)…, ngày tháng năm 20

 

Kính gửi: ………………..(4)………………

1. Tên cơ sở đăng ký:...............................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Điện thoại: ……………………. Fax: …………………… Email:................................

3. Giấy phép hoạt động dạy nghề số: …………….. ngày…tháng.......năm.......

4. Nội dung đăng ký bổ sung, điều chỉnh (5):

..................................................................................................................................

STT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …….;
-
Lưu: VT, …….

……………..(6)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(2) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên tỉnh, thành phố nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính;

(4) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề;

(5) Ghi cụ thể nội dung đăng ký bổ sung, điều chnh;

(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 4c

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

……..(1)………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ………/BC-...(2)...

…(3)…, ngày tháng năm 20

 

BÁO CÁO

Đăng ký bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG

I. Lý do đăng ký bsung, điều chỉnh

II. Tóm tắt tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tng số vốn đầu tư đã thực hiện

III. Quy định về học phí và các loại phí liên quan

IV. Giải trình chung vđiều kiện đăng ký bổ sung, điều chỉnh

- Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên (4)

- Cơ sở vật chất chung (Diện tích cơ sở dạy nghề/phân hiệu; phòng học; hội trường; khu làm việc; thư viện; phòng, xưởng thực hành/thí nghiệm; thiết bị kỹ thuật chung; ký túc xá, câu lạc bộ; các công trình kỹ thuật, y tế; các công trình phục vụ hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao).

Phần 2. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ……; trình độ đào tạo: …….(5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (6)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Slượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi

- Giáo viên, giảng viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số gigiảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên, giảng viên thnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tng sgiờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên, giảng viên minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: ... (thứ hai). …; trình độ đào tạo: ………..(9).......

..................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …….;
-
Lưu: VT, …….

……………..(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(2) Tên viết tt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên tnh, thành phố nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính;

(4) Kèm theo danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động dạy nghề của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên;

(6) Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên, giảng viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên, giảng viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên, giảng viên thỉnh giảng);

- Giấy phép lao động đối với giáo viên, giảng viên là người nước ngoài;

- Văn bng đào tạo chuyên môn (bản dịch có công chứng đối với văn bng nước ngoài);

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật).

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đu cơ sở dạy ngh;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ………./GP-LĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng năm 20

 

GIẤY PHÉP

Hoạt động dạy nghề

1. Cấp cho: …………………………..(1)......................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Thuộc:.........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:....................................................................................................

....................................................................................................................................

Điện thoại: …………….., Fax: ………………., E-mail:................................................

Địa chỉ phân hiệu (nếu có):.........................................................................................

Quyết đnh cho phép thành lập số: ………ngày, tháng, năm cấp:..............................

2. Được phép hoạt động dạy nghề theo những nội dung sau:

- Trụ sở chính:

STT

Tên nghề đào tạo

Mã ngh

Quy mô tuyn sinh/năm

Trình độ đào to

 

 

 

 

- Phân hiệu (nếu có):.........................................................................................................

STT

Tên nghđào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyn sinh/năm

Trình độ đào to

 

 

 

 

3. Giy phép này có hiệu lực ktừ ngày ký./.

 

 

……………..(2)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên đầy đủ của cơ sở dạy nghề được phép hoạt động dạy nghề (ghi bằng chữ in hoa);

(2) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 5a

MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ………/GP-...(3)...

…(4)…, ngày tháng năm 20

 

GIẤY PHÉP

Hoạt động dạy nghề

1. Cấp cho: …………………………..(5)...................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):................................................................................

Thuộc:.......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................

..................................................................................................................................

Điện thoại: …………….., Fax: ………………., E-mail:..............................................

Địa chỉ phân hiệu (nếu có):.......................................................................................

Quyết đnh cho phép thành lập số: ………ngày, tháng, năm cấp:............................

2. Được phép hoạt động dạy nghề theo những nội dung sau:

- Trụ sở chính:

STT

Tên nghề đào tạo

Mã ngh

Quy mô tuyn sinh/năm

Trình độ đào to

 

 

 

 

- Phân hiệu (nếu có):.........................................................................................................

STT

Tên nghđào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyn sinh/năm

Trình độ đào to

 

 

 

 

3. Giy phép này có hiệu lực ktừ ngày ký./.

 

 

……………..(6)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

(2) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy phép hoạt động dạy nghề;

(4) Tên tỉnh, thành phố nơi cơ quan cấp Giấy phép hoạt động dạy nghđặt trụ sở;

(5) Tên đầy đủ của cơ sở dạy nghề được phép hoạt động dạy ngh (ghi bng chữ in hoa);

(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 5b

MẪU GIẤY PHÉP BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……./GPBS-LĐTBXH

Hà Nội, ngày tháng năm 20

 

GIẤY PHÉP

Bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề

1. Cấp cho: ………………………(1)...........................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):.................................................................................

Thuộc:.......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................

Điện thoại: ………………….., Fax: …………………., E-mail:...................................

Địa chỉ phân hiệu (nếu có):.......................................................................................

Giấy phép hoạt động dạy nghề số:...........................................................................

Ngày, tháng, năm cấp...............................................................................................

2. Được phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề theo những nội dung sau:

- ................................................................................................................................

- Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo

STT

Tên nghề đào tạo

Mã nghề

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

……………..(2)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Tên đầy đủ của cơ sở dạy nghề được phép hoạt động dạy nghề (ghi bằng chữ in hoa);

(2) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 5c

MẪU GIẤY PHÉP BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư s23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ………/GPBS-(3)...

…(4)…, ngày tháng năm 20

 

GIẤY PHÉP

Bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề

1. Cấp cho: ……………………(5)...............................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Thuộc:.........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:....................................................................................................

Điện thoại: ………………….., Fax: …………., E-mail:................................................

Địa chỉ phân hiệu (nếu có):.........................................................................................

Giấy phép hoạt động dạy nghề số:.............................................................................

Ngày, tháng, năm cp.................................................................................................

2. Được phép bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy nghề theo những nội dung sau:

- ...................................................................................................................................

- Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo

STT

Tên nghề đào tạo

Mã ngh

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

……………..(6)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

ớng dẫn:

(1) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

(2) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy phép hoạt động dạy nghề;

(4) Tên tỉnh, thành phố nơi cơ quan cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề đặt trụ sở;

(5) Tên đầy đủ của cơ sở dạy nghề được phép hoạt động dạy nghề (ghi bằng chữ in hoa);

(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/2013/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 16, 2013

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF ARTICLES ON FOREIGN COOPERATION AND INVESTMENT IN VOCATIONAL TRAINING OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 73/2012/ND-CP OF SEPTEMBER 26, 2012, ON FOREIGN COOPERATION AND INVESTMENT IN EDUCATION

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP of December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2009/ND-CP of August 21, 2009, on state management responsibility for vocational training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on foreign cooperation and investment in education;

At the proposal of the General Director of Vocational Training;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates the Circular guiding a number of articles on foreign cooperation and investment in vocational training of the Government’s Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on foreign cooperation and investment in education (below referred to as Decree No. 73/2012/ND-CP).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. State management of foreign-invested vocational training institutions

Foreign-invested vocational training institutions in Vietnam shall submit to the state management of vocational training by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concurrently to the territory-based management by provincial-level People’s Committees of the localities in which such institutions are based.

Article 2. Organization and operation regulations of foreign vocational training representative offices

The organization and operation regulation of a foreign vocational training representative office must have the following major contents:

1. Name of the representative office.

2. Objectives and scope of operation.

3. Duration and place of operation.

4. Functions and tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Relation with the organization or institution requesting the representative office’s establishment.

7. Inspection, examination, commendation, and handling of violations.

8. A foreign vocational training organization or institution shall elaborate and approve the organization and operation regulation for its foreign vocational training representative office established at its request before registering this representative office’s operation with a competent agency.

Article 3. Compulsory subjects for Vietnamese citizens studying foreign vocational training programs in vocational training institutions

1. Vietnamese citizens studying in foreign-invested vocational training institutions or vocational training institutions conducting joint training in foreign collegial- or intermediate-level programs shall study 6 general subjects, namely Politics, Law, Physical Education, National Defense and Security Education, Information Technology, and English (if these training programs are not taught in English) under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Foreign-invested vocational training institutions and vocational training institutions conducting joint training in foreign collegial- or intermediate-level vocational programs shall teach and evaluate learning results of the general subjects specified in Clause 1 of this Article for Vietnamese citizens under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 4. Occupations permitted for training cooperation and investment

1. Foreign organizations and individuals may cooperate and invest in training of the occupations on the list of grade-III codes belonging to 44 occupation groups provided in the Prime Minister’s Decision No. 38/2009/QD-TTg of March 9, 2009, promulgating the List of education and training of the national education system (the list of grade-III codes belonging to 44 occupation groups is provided in Appendix 1 to this Circular).

2. Occupations not permitted for training cooperation and investment are those not on the list provided in Clause 1 of this Article and those with contents which are detrimental to national defense and security, culture, environment, ethics and fine customs and practices of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Foreign-invested vocational training institutions and vocational training institutions conducting joint training with foreign vocational training institutions shall register specimens of blank vocational training diplomas and certificates with the Vocational Training Directorate of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in order to have their legal validity recognized nationwide. This registration is conducted as follows:

a/ For diplomas and certificates under the vocational training system of Vietnam, to comply with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b/ For diplomas and certificates under foreign vocational training systems, the vocational training institution shall submit 1 set of dossier to the Vocational Training Directorate, which comprises:

- A notarized copy of the investment certificate;

- A notarized copy of the decision permitting the establishment of the vocational training institution;

- A notarized copy of the vocational training license;

- Three specimens of the official blank vocational training diploma or certificate for each trained occupation and each training level (each is translated into Vietnamese and notarized) which are certified by an agency or organization competent to accredit foreign education and vocational training quality recognized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Within 20 working days after receiving a valid dossier, the Vocational Training Directorate of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appraise and certify the specimen of the blank vocational training diploma or certificate of the vocational training institution.

2. After having the specimens of their blank vocational training diplomas or certificates certified by the Vocational Training Directorate, foreign-invested vocational training institutions and vocational training institutions conducting joint training with foreign vocational training institutions shall manage and grant vocational training diplomas and certificates according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the course of operation, a vocational training institution conducting joint training with a foreign vocational training institution or a foreign-invested vocational training institution in Vietnam shall:

a/ Take responsibility for its vocational training quality, conduct regular self-assessment and ensure and improve quality according to Vietnamese or foreign standards. Conduct self-assessment according to foreign regulations or conducting regular self-accreditation of quality under Clause 1, Article 4 of the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Circular No. 42/2011/TT-BLDTBXH of December 29, 2011, providing the vocational training quality accreditation process;

b/ For foreign-invested vocational training institutions, register vocational training quality accreditation within 3 years, for vocational colleges, or within 2 years, for intermediate vocational schools and vocational training centers, after obtaining the vocational training license;

c/ Training programs of foreign-invested vocational training institutions and programs under joint training with foreign vocational training institutions for the grant of foreign diplomas or certificates must be accredited before training is conducted in Vietnam;

d/ The cycle of vocational training quality accreditation complies with Clause 2, Article 4 of the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Circular No. 42/2011/TT-BLDTBXH of December 29, 2011, providing the vocational training quality accreditation process.

2. Agencies and organizations competent to accredit the quality of joint vocational training programs and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam:

a/ The Vietnamese agency or organization competent to accredit the quality of joint vocational training programs and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam is the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b/ Foreign agencies or organizations competent to accredit the quality of joint vocational training programs and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam must be recognized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The recognition process is as follows:

- The foreign vocational training quality accreditation organization shall submit 2 sets of dossier of request for recognition of an agency competent to accredit quality of joint vocational training programs or foreign-invested vocational training institutions in Vietnam (below referred to as dossier) to the Vocational Training Directorate. A dossier comprises a written request for recognition of a foreign vocational training quality accreditation organization competent to accredit quality of joint vocational training programs or foreign-invested vocational training institutions in Vietnam; a certified copy of the decision establishing or permitting the establishment of the foreign vocational training quality accreditation organization or an equivalent document; a certified copy of the paper proving the legal status of the foreign vocational training quality accreditation organization; and a summary of the operation history;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Within 5 working days after receiving a valid dossier, the Vocational Training Directorate shall consider the dossier and propose the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs to recognize or not to recognize the foreign vocational training quality accreditation agency or organization competent to accredit the quality of joint vocational training programs and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam and publish it on the website of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. The criteria, process and period of vocational training quality accreditation for joint vocational training programs and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam are as follows:

a/ For accreditation of foreign-invested vocational training institutions in Vietnam, the criteria, process and period of vocational training quality accreditation comply with the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Decision No. 01/2008/QD-BLDTBXH of January 17, 2008, providing the system of criteria and standards on quality accreditation of intermediate vocational schools; Decision No. 02/2008/QD-BLDTBXH of January 17, 2008, providing the system of criteria and standards on quality accreditation of vocational colleges; Circular No. 19/2010/TT-BLDTBXH of July 7, 2010, providing the system of criteria and standards on quality accreditation of vocational training centers; and Circular No. 42/2011/TT-BLDTBXH of December 29, 2011, providing the vocational training quality accreditation process;

b/ For accreditation of joint vocational training programs and training programs of foreign-invested vocational training institutions, if diplomas are granted by foreign vocational training institutions, the criteria, process and period of quality accreditation of training programs comply with regulations of the countries in which those institutions are lawfully established and headquartered. If diplomas are granted by Vietnamese vocational training institutions, the criteria, process and period of quality accreditation of vocational training programs comply with Vietnamese law.

Chapter II

JOINT TRAINING

Article 7. Tests, exams, evaluation and recognition of graduation, grant of vocational training diplomas and certificates

1. Tests, exams, evaluation and recognition of completion of programs of subjects and modules, vocational training levels and recognition of graduation comply with Vietnamese law, for Vietnamese vocational training diplomas or certificates, or with foreign laws, for foreign vocational training diplomas or certificates, or with the laws applied by each party, for vocational training diplomas or certificates granted by both parties.

2. Diplomas and certificates of joint vocational training programs are provided as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Vocational training diplomas and certificates granted by a Vietnamese vocational training institution must comply with Vietnamese law;

c/ Vocational training diplomas and certificates granted by vocational training institutions conducting joint training must comply with Points a and b, Clause 2 of this Article.

Article 8. Joint vocational training programs

1. A joint vocational training program is a program having obtained a quality accreditation certificate or a vocational training institution’s program whose quality is accredited by a competent agency.

2. Such a program must show the name of the occupation to be trained in; training level or its equivalence to the training level in the Vietnamese vocational training system; training objectives; training time and allocation of training time; list of subjects and modules; detailed training programs of subjects and modules; conditions for the program implementation. The vocational training program must specify the times for theory and practice of which the practice time must account for at least 60% of the total actual learning time.

Article 9. Enrollees

Enrollees to joint vocational training programs for the grant of diplomas or certificates must satisfy the following conditions:

1. For the grant of diplomas and certificates of Vietnamese vocational training institutions, to comply with Vietnamese law on vocational training enrollment for basic, intermediate and collegial vocational training.

2. For the grant of diplomas and certificates of foreign vocational training institutions, to comply with these institutions’ admission conditions for each training level. These conditions must correspond to the admission conditions of foreign vocational training institutions provided in the host countries and be accepted by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Standards on vocational teachers and lecturers

1. For joint training under foreign vocational training programs, standards on teachers and lecturers must comply with regulations of the countries of those programs.

2. For joint training under vocational training programs developed by both parties, standards on teachers and lecturers must comply with Clause 1, Article 10 of Decree No. 73/2012/ND-CP.

3. When engaged in joint vocational training programs in Vietnam, foreign teachers and lecturers must meet requirements on foreign workers in Vietnam under Vietnamese law.

Article 11. Order and procedures for receiving and appraising joint vocational training plans

1. For joint vocational training plans of collegial level

a/ The joint training dossier complies with Article 14 of Decree No. 73/2012/ND-CP. The written request for approval of the plan on joint vocational training with foreign parties signed by the parties must be made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular (not translated);

b/ To submit 6 sets of joint vocational training dossier (including 1 original set) to the Vocational Training Directorate;

c/ Within 5 working days after receiving a dossier, the Vocational Training Directorate shall examine the validity of the dossier. If the dossier is invalid, the Vocational Training Directorate shall issue a written reply for the parties to complete the dossier;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the joint vocational training plan is not approved, within 5 working days, the Vocational Training Directorate shall issue a written reply clearly stating the reason to the organization requesting joint training.

dd/ Within 5 working days after receiving a proposal and an appraisal report of the General Director of Vocational Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a decision approving the joint vocational training plan of collegial level;

e/ Within 2 working days after approving the joint vocational training plan, the Vocational Training Directorate shall send a copy of the approval decision to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the vocational college or its branch implements the joint vocational training plan, for locality-based management.

2. For joint vocational training plans of intermediate level

a/ The joint training dossier complies with Article 14 of Decree No. 73/2012/ND-CP. The written request for approval of a plan on joint vocational training with foreign parties signed by the parties must be made according to the form provided in Appendix 2 to this Decree;

b/ To submit 6 sets of joint vocational training dossier (including 1 original set) to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department;

c/ Within 5 working days after receiving a dossier, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall examine the validity of the dossier. If the dossier is invalid, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall issue a written reply to the parties for completion of the dossier;

d/ Within 10 working days after receiving a valid dossier, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall appraise the joint vocational training plan;

dd/ Within 5 working days after having the appraisal result, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department director shall issue a decision approving the joint vocational training plan of intermediate level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Within 2 working days after issuing a decision approving the joint vocational training plan of intermediate level, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall send a copy of that decision to the Vocational Training Directorate for monitoring and management.

Chapter III

FOREIGN-INVESTED VOCATIONAL TRAINING INSTITUTIONS

Article 12. Organization and operation regulations of foreign-invested vocational training institutions

1. The organization and operation regulation of a foreign-invested vocational training institution must have the following major contents:

a/ Name of the vocational training institution;

b/ Tasks and powers of the vocational training institution;

c/ Vocational training activities;

d/ Tasks and powers of vocational teachers, lecturers and administrators;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Organizational structure and personnel of the vocational training institution;

g/ Finance, physical foundations and equipment of the vocational training institution;

h/ Relation between the vocational training institution and enterprises, families and the society;

i/ Inspection, examination, commendation, and handling of violations.

2. Approval of the organization and operation regulation

A foreign-invested vocational training institution shall elaborate and approve its organization and operation regulation before registering vocational training activities with a competent agency.

Article 13. Organizational structure of foreign-invested vocational training institutions

1. For vocational colleges and intermediate vocational schools

a/ Managing board (rectors and deputy rectors);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Classes of learners and students;

d/ Vocational training assisting sections.

2. For vocational training centers

a/ Director, deputy directors;

b/ Professional divisions or sections of training, organization, administration, accounting and equipment management;

c/ Classes of learners.

Article 14. Administrators, teachers and lecturers of foreign-invested vocational training institutions

1. The rector or director of a foreign-invested vocational training institution represents the institution before law and shall manage vocational training activities of the school or center in accordance with Vietnamese law. A person nominated to be a rector or director must satisfy the following criteria and conditions:

a/ Having a clear personal record;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Having at least 5 years’ experience in teaching or managing vocational training;

d/ Not being a civil servant or public employee.

2. Competence to recognize rectors and directors

a/ The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs may recognize rectors of foreign-invested vocational colleges at the proposal of organizations or persons requesting the establishment of those colleges;

b/ Provincial-level People’s Committee chairpersons may recognize rectors of foreign-invested intermediate vocational schools and directors of foreign-invested vocational centers in their provinces at the proposal of organizations or persons requesting the establishment of those schools or centers.

3. When managing or teaching at foreign-invested vocational training institutions in Vietnam, foreign administrators, teachers and lecturers must satisfy requirements on foreign workers in Vietnam in accordance with Vietnamese law.

Article 15. Order, procedures and competence to license vocational training institutions

1. For vocational colleges

a/ The dossier of request for establishment of a vocational college must comply with Clause 1, Article 37 of Decree No. 73/2012/ND-CP. The written request for establishment of a vocational college must be made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular (not translated);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Within 5 working days after receiving a valid dossier of request for establishment of a school, the Vocational Training Directorate shall examine its validity under regulations.

In case such a dossier is invalid, within 5 working days after receiving the dossier, the Vocational Training Directorate shall issue a written reply clearly stating the reason to the organization or person requesting the school establishment.

d/ Within 5 working days after receiving a valid dossier of request for the school establishment, the Vocational Training Directorate shall send it to the Ministry of Public Security and the provincial-level People’s Committee of the locality in which the school will be based for opinion;

dd/ Within 30 working days after receiving a valid dossier, the Vocational Training Directorate shall make and submit an appraisal report to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and decision.

For an invalid dossier, within 5 working days, the Vocational Training Directorate shall issue a written reply clearly stating the reason to the organization or person requesting the school establishment.

e/ Within 10 working days after receiving the General Director of Vocational Training’s proposal and appraisal report on establishment of a foreign-invested vocational college, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a decision permitting the establishment of that college.

2. For intermediate vocational schools and vocational training centers

a/ The dossier of request for establishment of an intermediate vocational school or a vocational training center must comply with Clause 1, Article 37 of Decree No. 73/2012/ND-CP. The written request for establishment of an intermediate vocational school or a vocational training center must be made according to the form provided in Appendix 3a to this Circular (not translated);

b/ To submit 6 sets of dossier of request for the school or center establishment (including 1 original set) to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 working days after receiving an invalid dossier, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall issue a written reply clearly stating the reason to the organization or person requesting the school or center establishment.

d/ Within 5 working days after receiving a valid dossier of request for the school or center establishment, the provincial-level Labor, War Invalid and Social Affairs Department shall send the dossier to the provincial-level police office for opinion;

dd/ Within 30 working days after receiving a valid dossier, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall make and submit an appraisal report to the provincial-level People’s Committee chairperson for consideration and decision;

e/ Within 10 working days after receiving a proposal and an appraisal report on establishment of an intermediate vocational school or vocational training center of the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department director, the provincial-level People’s Committee chairperson shall issue a decision permitting the establishment of the school or center.

In case the dossier is rejected, within 5 working days after receiving the opinion of the provincial-level People’s Committee chairperson, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall issue a written reply clearly stating the reason to the organization or person requesting the school or center establishment.

g/ Within 5 working days after signing a decision permitting the establishment of a foreign-invested intermediate vocational school or vocational training center, the competent person specified at Point dd of this Article shall send this decision to the Vocational Training Directorate of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for monitoring and management.

3. Foreign-invested vocational training institutions and their branches having obtained an investment certificate cum business registration certificate and a vocational training license before the effective date of Decree No. 73/2012/ND-CP are not subject to consideration and approval of establishment conditions under Clause 1, Article 36 of Decree No. 73/2012/ND-CP, but shall supplement and complete their dossiers within 6 months after the effective date of Decree No. 73/2012/ND-CP in order to obtain a decision permitting the establishment of a vocational training institution or branch of a vocational training institution, specifically:

a/ A written request for establishment of a vocational training institution, made according to the form provided in Appendix 3b to this Circular (not translated);

b/ A certified copy of the investment certificate cum business registration certificate and modified investment certificate (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ A report on the investment project implementation;

dd/ A report on vocational training results in the last three years;

e/ The investor shall make and submit 3 sets of dossier (including 1 original set) to the Vocational Training Directorate, for dossiers of request for establishment of foreign-invested vocational colleges and their branches; or to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality where the school or center will be headquartered, for foreign-invested intermediate vocational schools and vocational training centers and their branches;

g/ Within 15 working days after receiving a valid dossier, the Vocational Training Directorate shall make and submit an appraisal report to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and decision on the establishment of a foreign-invested vocational college or its branch; the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall make and submit an appraisal report to the chairperson of the provincial-level People’s Committee for consideration and decision on the establishment of a foreign-invested intermediate vocational school or vocational training center or its branch;

h/ Within 2 years after the effective date of Decree No. 73/2012/ND-CP, foreign-invested vocational training institutions having obtained a decision permitting their establishment must satisfy the conditions on investment capital and investment ratio; physical foundations and equipment; vocational training administrators, teachers and lecturers specified in Articles 28, 29, 30 and 31 of Decree No. 73/2012/ND-CP; if not, they will have their vocational training activities terminated.

Article 16. Order and procedures for receiving and appraising dossiers and licensing vocational training activities

1. For vocational colleges and their branches

a/ The vocational training registration dossier must comply with Article 47 of Decree No. 73/2012/ND-CP, comprising:

- The written registration of vocational training activities, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular (not translated);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To submit 6 sets of vocational training registration dossier (including 1 original set) to the Vocational Training Directorate of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

c/ Within 20 working days after receiving a valid dossier, the Vocational Training Directorate shall conduct field inspection of the conditions for ensuring vocational training under regulations. If the case is ineligible for submission to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for licensing vocational training activities, it shall issue a written reply clearly stating the reason;

d/ Within 7 working days after conducting field inspection, the Vocational Training Directorate shall make and submit an inspection report to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and grant of a vocational training license to the vocational college or its branch (made according to the form provided in Appendix 5 to this Circular) (not translated);

dd/ Within 2 working days after granting a vocational training license, the Vocational Training Directorate shall send a copy of this license to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the vocational college or its branch organizes vocational training activities for locality-based management.

2. For intermediate vocational schools and vocational training centers

a/ The vocational training registration dossier must comply with Article 47 of Decree No. 73/2012/ND-CP, comprising:

- The written registration of vocational training activities, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular;

- The registration report on vocational training activities with justifications that the intermediate vocational school or vocational training center or its branch has satisfied the conditions specified in Articles 28, 29, 30 and 31 of Decree No. 73/2012/ND-CP (made according to the form provided in Appendix 4a to this Circular).

b/ To submit 6 sets of vocational training registration dossier (including 1 original set) to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the intermediate vocational school or vocational training center or its branch operates;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Within 5 working days after conducting field inspection, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department director shall consider and grant of a vocational training license to the intermediate vocational school or vocational training center or its branch (made according to the form provided in Appendix 5a to this Circular) - (not translated);

dd/ Within 2 working days after granting a vocational training license, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department shall send a copy of this license to the Vocational Training Directorate for overall management.

Article 17. Competence to license vocational training activities

1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs may grant vocational training licenses to vocational colleges and their branches.

2. Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department directors may grant vocational training licenses to intermediate vocational schools, vocational training centers and their branches which organize vocational training activities.

Article 18. Registration of supplementation and adjustment of vocational training activities

A foreign-invested vocational training institution having obtained a vocational training license shall register supplementation or adjustment of vocational training activities in the following cases:

1. It increases the enrollment scale for each occupation of the collegial level; or increases 10%, for the intermediate level, or 20%, for the basic level, of the enrollment scale stated in its vocational training license.

2. It adds trained occupations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. It is divided, separated or merged or there is a change in its investment license related to contents of its vocational training license.

5. It relocates its head office or branch where vocational training activities are directly organized.

6. It establishes a new branch engaged in vocational training activities.

Article 19. Registration dossiers of supplementation or adjustment of vocational training activities

1. A registration dossier of supplementation or adjustment of vocational training activities specified in Clause 1, 2, 3 or 4, Article 18 of this Circular comprises:

a/ A written registration of supplementation or adjustment of vocational training activities (made according to the form provided in Appendix 4b to this Circular);

b/ A registration report on supplementation or adjustment of vocational training activities with justifications that the vocational training institution or its branch has satisfied the conditions specified in Articles 28, 29, 30 and 31 of Decree No. 73/2012/ND-CP (made according to the form provided in Appendix 4c to this Circular) - (not translated).

2. Registration dossiers of supplementation or adjustment of vocational training activities in the cases specified in Clauses 5 and 6, Article 18 of this Circular:

a/ For vocational colleges and their branches, the dossier complies with Clause 1 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A certified copy of the decision permitting the establishment of the vocational training institution or its branch or a competent agency’s document on relocation of the head office/branch of the vocational training institution;

- The organization and operation regulation of the vocational training institution or its branch;

- A report on the investment project implementation, capital contribution, loan borrowing and total disbursed investment capital;

- A list of leaders of the branch and the organizational structure and apparatus of the branch, for establishment of a branch of the vocational training institution;

- The training regulation;

- Regulations on examination, evaluation and recognition of completion of programs of subjects, modules and training levels (if the training program does not provide such);

- Specimens of diplomas or certificates to be used.

Article 20. Order, procedures and competence to grant supplemented or modified vocational training licenses

1. Order and procedures applicable to vocational colleges

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Order and procedures applicable to intermediate vocational schools and vocational training centers

a/ For the cases specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 18 of this Circular, the order and procedures provided in Clause 2, Article 16 of this Circular apply;

b/ For the cases specified in Clauses 5 and 6, Article 18 of this Circular, the order and procedures for granting supplemented vocational training licenses are as follows:

- For establishment of a new branch or relocation of the head office or a branch of an intermediate vocational school or vocational training center to a place in the same province or centrally run city, the order and procedures for granting a supplemented vocational training license comply with Clause 2, Article 16 of this Circular;

- For establishment of a new branch or relocation of the head office or a branch of an intermediate vocational school or vocational training center to a province or centrally run city other than that where the head office is based, the intermediate vocational school or vocational training center shall send a written notice to the state agency having granted its vocational training license and submit a registration dossier of supplementation of vocational training activities to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department of the locality in which the branch is based under Clause 2, Article 16 of this Circular.

3. The competence to grant supplemented vocational training licenses complies with Article 17 of this Circular.

4. The supplemented or modified vocational training license must be made according to the form provided in Appendix 5b or 5c to this Circular (not translated).

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To guide and organize professional training and retraining activities and enhance the capacity of state management of foreign cooperation and investment in vocational training for provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments.

2. To inspect and examine the implementation of joint training; to license the establishment, division, split, merger, consolidation and dissolution of foreign-invested vocational training institutions and their branches; foreign vocational training representative offices in Vietnam; to license vocational training activities in accordance with law.

Article 22. Responsibilities of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments

1. Biannually and annually, to review and report to the Vocational Training Directorate of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on joint training activities; to license the establishment, division, split, merger, consolidation and dissolution and training activities of intermediate vocational schools, vocational training centers and branches of foreign-invested vocational training institutions in their localities.

2. To inspect and examine joint training activities; to license the establishment, division, split, merger, consolidation and dissolution of foreign-invested vocational training institutions and their branches in Vietnam; and to license vocational training activities in their localities in accordance with law.

Article 23. Effect

1. This Circular takes effect on December 2, 2013.

2. To annul provisions on the grant of vocational training registration certificates to foreign-invested vocational colleges, intermediate vocational schools and vocational training centers of the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Circular No. 29/2011/TT-BLDTBXH of October 24, 2011, on registration of vocational training activities.

3. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study, modification and supplementation.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Nguyen Ngoc Phi

 

APPENDIX 1

OCCUPATIONS PERMITTED FOR TRAINING COOPERATION AND INVESTMENT
(To the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister’s Circular No. 23/2013/TT-BLDTBXH of October 16, 2013)

1. Occupation group of fine arts, including wood sculptural techniques.

2. Occupation group of applied arts, including art brass casting and lamination; stone carving and engraving; gem fashioning; goldsmithery; lacquer and pearl incrusting techniques; wood product processing and designing; interior decoration.

3. Occupation group of information and librianship, including librianship.

4. Occupation group of clerical-archival-museum work, including clerical administration; archives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Occupation group of finance-banking-insurance, including corporate finance.

7. Occupation group of accounting-audit, including corporate accounting.

8. Occupation group of governance-administration, including land administration; urban traffic administration; urban center administration.

9. Occupation group of applied biology, including bio-technology.

10. Occupation group of earth science, including aviation meteorology observation.

11. Occupation group of statistics, including corporate statistics.

12. Occupation group of computer, including computer fixing and assembly techniques.

13. Occupation group of information technology, including office information technology; applied telecommunications information technology; data processing; computer programming; database administration; computer network administration; e-commerce; graphic designing; web designing; computer-aided drawing and designing; information technology (software application).

14. Occupation group of architectural and construction work techniques and technology, including construction techniques; water supply and drainage; construction and maintenance of railway transport works; mine building techniques; road bridge construction; airport repair and maintenance; construction and improvement of irrigation works; waterway works construction; drilling rig installation; bridge installation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Occupation group of electric, electronic and telecommunications techniques and technology, including consumer electricity; industrial electricity; consumer electronics; industrial electronics; electric system; hydropower plant operation; aviation communication equipment techniques.

17. Occupation group of chemical, material, metallurgic and environmental technologies, including pig-iron refining technology; steel refining technology; nonferrous metallurgic technology; thermal treatment technology; metal casting technology; metal rolling technology; waste treatment in shipbuilding; waste treatment in steel manufacture.

18. Occupation group of production technology, including production of inorganic substances; production of fertilizers; production of detergent products; production of pesticides; production of paint; production of cement; rubber-based product manufacture technology.

19. Occupation group of industrial administration, including quality inspection of food and foodstuff; quality inspection of cane sugar; quality inspection of pulp and paper; testing and inspection of road bridge quality.

20. Occupation group of oil and gas and exploitation technology, including testing of petrochemical products; oil and gas sampling and chemical testing; operation of oil and gas exploitation equipment; operation of oil and gas processing equipment.

21. Occupation group of printing techniques and technology, including printing technology.

22. Occupation group of geological, geophysical and geodetic techniques and technology, including work survey; terrain survey; geological survey.

23. Occupation group of mining techniques and technology, including mine drilling and explosion; operation of coal sorting equipment; pit mine exploitation techniques; tunnel drilling and digging; mining drilling.

24. Occupation group of food, foodstuff and beverage processing, including vegetable oil processing; foodstuff processing; aquatic product processing and preservation; confectionery production; liquor and beer production; beverage production.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

26. Occupation group of agriculture, including plantation of food crops; plantation of industrial plants; plantation of fruit trees; plant protection; breeding of cattle and poultry.

27. Occupation group of forestry, including silviculture; gardening and ornamental trees; ornamental creatures.

28. Occupation group of aquatic products, including freshwater aquaculture; brackish water and seawater aquaculture; exploitation and catch of marine resources.

29. Occupation group of veterinary services, including veterinary services.

30. Occupation group of veterinary drug production, including veterinary drug production.

31. Occupation group of traditional medicine, including traditional medicine nursing.

32. Occupation group of health services, including medical testing techniques; physical therapy and functional rehabilitation techniques.

33. Occupation group of pharmacy, including pharmaceutical techniques; drug testing techniques.

34. Occupation group of nursing and midwifery, including midwifery; nursing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

36. Occupation group of social services, including family care services.

37. Occupation group of tourist services, including tour guide; travel administration; MICE tourism administration.

38. Occupation group of hotel and restaurant, including hotel administration; restaurant services; resort administration.

39. Occupation group of cosmetic services, including beauty care.

40. Occupation group of transport operation, including operation of inland waterway vehicles; operation of seagoing ships; mastership of inland waterway vehicles; commercial aviation services; operation of trains; railway signal information; operation of ship engines; air traffic control.

41. Occupation group of post services, including post and telecommunications business and operation.

42. Occupation group of environmental control and protection, including marine environment protection; tackling of oil spills at sea.

43. Occupation group of occupational safety and industrial sanitation services, including labor protection and working environment protection.

44. Occupation group of diving, including construction diving; survey diving; salvage diving; tour guide diving.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2013 hướng dẫn về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định 73/2012/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.324

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.166.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!