BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 782/QĐ-TCDN
|
Hà Nội,
ngày 19 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
Căn cứ Quyết định 86/2008/QĐ-TTg ,
ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ,
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH , ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và
Xã hội về việc Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề
trình độ sơ cấp;
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCDN,
ngày 15/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc phê duyệt “Dự án
xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp năm 2010”;
Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-TCDN,
ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc thành lập
30 Hội đồng nghiệm thu chỉnh lý, bổ sung chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
năm 2010 cho 30 nghề;
Căn cứ Tờ trình của Chủ tịch hội đồng
nghiệm thu về việc đề nghị ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho
15 nghề: Đan lát thủ công; Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô; Hàn điện; Họa viên
kiến trúc; Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; Quản trị doanh nghiệp nhỏ; Sơn
son thếp vàng; Sửa chữa hệ thống âm thanh cassette và radio; Sửa chữa điện thoại
di động; Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp; Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều
hòa nhiệt độ; Sửa chữa máy tính phần cứng; Thư ký văn phòng; Tiện ren; Sửa chữa
xe gắn máy;
Theo đề nghị của Vụ Dạy nghề chính
quy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
và khuyến nghị áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc có đăng ký hoạt
động dạy nghề trình độ sơ cấp tham gia dạy nghề phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020’’ đối với các nghề có tên sau:
1. Nghề: Đan lát thủ công (Phụ lục
1);
2. Nghề: Sửa chữa điện và điện lạnh ô
tô (Phụ lục 2);
3. Nghề: Hàn điện (Phụ lục 3);
4. Nghề: Họa viên kiến trúc (Phụ lục
4);
5. Nghề: Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ (Phụ lục 5);
6. Nghề: Quản trị doanh nghiệp nhỏ
(Phụ lục 6);
7. Nghề: Sơn son thếp vàng (Phụ lục
7);
8. Nghề: Sửa chữa hệ thống âm thanh
cassette và radio (Phụ lục 8);
9. Nghề: Sửa chữa điện thoại di động
(Phụ lục 9);
10. Nghề: Sửa chữa quạt, động cơ điện
và ổn áp (Phụ lục 10);
11. Nghề: Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh
và điều hòa nhiệt độ (Phụ lục 11);
12. Nghề: Sửa chữa máy tính phần
cứng (Phụ lục 12);
13. Nghề: Thư ký văn phòng (Phụ lục
13);
14. Nghề: Tiện ren (Phụ lục 14);
15. Nghề: Sửa chữa xe gắn máy (Phụ
lục 15);
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Dạy nghề chính quy; các Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở dạy
nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp cho các nghề có tên tại Điều
1 của Quyết định này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c)
- Lưu VT, DNCQ.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Dũng
|
PHỤ LỤC 1
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO
NGHỀ “ĐAN LÁT THỦ CÔNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Đan lát thủ công
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn
phù hợp với nghề Đan lát thủ công;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm được phương pháp chuẩn bị dụng
cụ của nghề đan lát thủ công: Chọn dao; chọn bàn tuốt sợi tròn, bàn kéo nan mỏng;
chuẩn bị dùi, kim đan, kéo, kìm bấm…
+ Hiểu được phương pháp pha chế nguyên liệu giang, nứa, mây, tre sử dụng trong
nghề đan lát thủ công;
+ Trình
bày được kỹ thuật đan các kiểu đan đơn giản như: long mốt, long đôi và các kiểu
long ba; kỹ thuật tết các hoa văn đơn giản như: hoa rế,
hoa văn hình răng cưa, hoa văn hình đuôi sam, hoa văn hình con bướm; kỹ thuật
đan giỏ hoa và phương pháp hoàn thiện sản phẩm đan lát thủ công.
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị và sử dụng được các loại dụng
cụ phù hợp với nguyên liệu dùng trong nghề đan lát thủ công;
+ Pha chế, bảo quản được các loại
nguyên liệu giang, nứa, mây, tre trong nghề đan lát thủ công đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật, mỹ thuật, tránh ẩm mốc, mối mọt;
+ Đan được các kiểu đan đơn giản như:
long mốt, long đôi, long ba; tết được các kiểu hoa văn như: hoa rế, hoa răng
cưa, đuôi sam, hoa văn hình con bướm; đan được giỏ hoa theo mẫu và hoàn thiện
được các sản phẩm đan lát thủ công đơn giản, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm,
có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm
bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp học viên có thể làm việc ở các cơ sở sau:
- Làm công nhân trong các doanh nghiệp,
hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, giang đan.
- Tự đầu tư sản xuất sản phẩm đan lát
thủ công quy mô hộ gia đình.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI
GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời
gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 20 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 4
giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực
hành: 340 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI
GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Ôn
tập, kiểm tra
|
MĐ
01
|
Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu.
|
56
|
8
|
40
|
8
|
MĐ
02
|
Đan các kiểu cơ bản
|
164
|
24
|
116
|
24
|
MĐ
03
|
Tết hoa văn đơn giản
|
64
|
8
|
48
|
8
|
MĐ
04
|
Đan giỏ hoa
|
84
|
16
|
52
|
16
|
MĐ
05
|
Hoàn thiện sản phẩm
|
32
|
4
|
24
|
4
|
Tổng cộng
|
400
|
60
|
280
|
60
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các
môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho
môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Chương
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Đan lát thủ công đã thiết kế tổng số giờ học
tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành: 340 giờ).
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
nghề Đan lát thủ công gồm 05 mô đun độc lập; thời gian và phân bổ thời gian được
xác định tại biểu mục III. Đây là 05 mô đun được sử dụng bắt buộc cho các khóa
dạy nghề trình độ sơ cấp nghề tại các cơ sở
dạy nghề; Có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương cho lao động nông thôn hoặc
những người có nhu cầu học tập.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây
dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình chi tiết nội
dung của các bài học để giáo viên giảng dạy trên lớp.
- Để giảng dạy các mô đun, giáo
viên/người dạy nghề phải được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun và
kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt, kết hợp với phương pháp thuyết trình, hướng
dẫn học viên thực hành trên sản phẩm.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác.
- Tổ chức học tập, khảo sát thực tế: Để học viên có
điều kiện tìm hiểu, tham quan, học tập thực tế, cơ sở đào tạo nghề cần tổ chức
cho học viên đi khảo sát thực tế tại các cơ sở làng nghề Đan lát thủ công có uy
tín và nổi tiếng tại các địa phương như: Chương Mỹ - Hà Nội; Ý Yên - Nam Định;
Duy Tiên - Hà Nam; Việt Yên - Bắc Giang; Nghi Thái, huyện Nghi Lộc - Nghệ An;
Gio Linh - Quảng Trị…(Thời gian học tập thực tế không tính trong thời gian
đào tạo chính khóa).
- Mời một số nghệ nhân hoặc thợ giỏi giảng dạy cho
học viên tại cơ sở dạy nghề, lớp học nghề.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nghề Đan lát thủ
công nhằm tăng thêm sự hiểu biết và lòng yêu nghề cho học viên./.
PHỤ LỤC 2
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA
ĐIỆN VÀ ĐIỆN LẠNH Ô TÔ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có đủ sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề sửa chữa
điện và điện lạnh ô tô;
Số lượng môn học, mô
đun đào tạo: 04;
Bằng cấp sau khi tốt
nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến
thức cơ bản về hệ thống điện và điện lạnh ô tô;
+ Nêu được tên gọi của các chi tiết, cụm chi tiết cấu
tạo nên hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Đọc được các sơ đồ mạch điện cơ bản của hệ thống
điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch
điện cơ bản của hệ thống điện và điên lạnh ô tô;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra,sửa chữa,
bảo dưỡng đối với các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống điện và điện lạnh ô
tô;
+ Tính toán được các vật tư, dụng cụ khi làm việc.
- Kỹ năng:
+ Phòng tránh được
các tai nạn thường xảy ra trong quá trình
bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện và điện lạnh trên ô tô;
+ Xử lý được các tình huống tai nạn thường xảy ra
trong quá trình lao động khi gặp phải;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng
trong nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô;
+ Chuẩn bị được các dụng cụ làm việc, vật tư thay
thế phù hợp với nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa chuẩn bị thực hiện;
+ Thực hiện được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các
chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn,
tiết kiệm thời gian, vật tư;
+ Phòng tránh và kiểm tra được các sai hỏng thường
gặp trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tinh
thần trách nhiệm trong học tập;
+ Có thái độ nghiêm túc,
cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
2. Cơ hội việc làm:
Người thợ nghề sửa chữa điện và điện lạnh ô tô có
cơ hội làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất lắp ráp ráp ô tô,các ga ra
ô tô và các xưởng tư nhân. Họ có thể làm việc độc lập hoặc tổ chức thành các nhóm
mở các xưởng sửa chữa điện và điện lạnh ô tô độc lập.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khóa
học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04
tháng
- Thời gian học tập: 15
tuần
- Thời gian thực học tối
thiểu: 560 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8
giờ)
2. Phân bố thời gian
thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học,
mô đun đào tạo nghề: 560 giờ
- Thời gian học lý thuyết:
102 giờ; Thời gian học thực hành: 458 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỐ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MH 01
|
Kiến thức chung về điện
và điện lạnh ô tô
|
40
|
13
|
24
|
3
|
MĐ 02
|
Sửa chữa và bảo dưỡng
trang bị điện ô tô
|
210
|
40
|
161
|
9
|
MĐ 03
|
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ
thống khởi động và đánh lửa
|
190
|
29
|
152
|
9
|
MĐ 04
|
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ
thống điện lạnh ô tô
|
120
|
20
|
94
|
6
|
Tổng cộng
|
560
|
102
|
431
|
27
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng
dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Phạm vi áp dụng:
Chương trình môn học, mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo nghề ngắn hạn
có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở đào tạo nghề;
- Chương trình mô
đun sửa chữa điện và điện lạnh ô tô bao gồm 01 môn học và 3 mô đun độc lập.
Trong đó có thể chọn các mô đun để học tùy
theo yêu cầu của người học;
- Đối với chương
trình sửa chữa điện và điện lạnh ô tô yêu cầu đầu vào tối thiểu đối với học
viên là phải tốt nghiệp THCS trở lên;
- Phương pháp giảng
dạy: Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng
dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp
các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện
trường của học viên. Kết quả thực hành của các bài trước sẽ được sử dụng cho
các bài thực hành kế tiếp.
- Khi giảng dạy cần
giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận
thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;
- Các nội dung lý
thuyết liên quan đến các thao tác trên máy, sa bàn nên phân tích, giải thích,
thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế;
- Để giúp cho học
viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến
từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần
lý thuyết đã học;
- Kết thúc mỗi mô
đun học viên được cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết
thúc mô đun.
2. Hướng
dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “HÀN ĐIỆN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Hàn điện
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp trung
học cơ sở hoặc tương đương trở lên;
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề,
I. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về ký hiệu
quy ước mối hàn, vật liệu hàn, thiết bị hàn và kỹ thuật hàn điện;
+ Giải thích được các quy định an toàn khi hàn điện;
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được vật liệu hàn, nhận biết được các loại
que hàn, khí hàn dùng trong phương pháp hàn điện;
+ Tính toán được chế độ hàn phù hợp với chiều dày,
tính chất của vật liệu, vị trí và kiểu liên kết hàn;
+ Hàn được các mối hàn ở các vị trí hàn bằng, hàn đứng,
hàn ngang bằng các phương pháp SMAW, GTAW, GMAW.
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong học
tập;
+ Có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và
ý thức cầu tiến.
2. Cơ hội việc làm:
- Có thể làm việc trong các phân xưởng hàn điện ở
các doanh nghiệp;
- Làm việc theo tổ nhóm hoặc làm việc độc lập trong
một số công việc.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 392 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 32 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8
giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo
nghề: 392 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 64 giờ; Thời gian
học thực hành: 328 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỐ THỜI GIAN:
Số
TT
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành (bài tập)
|
Kiểm tra (LT hoặc
TH)
|
MĐ
01
|
Chế tạo phôi hàn
|
40
|
8
|
28
|
4
|
MĐ
02
|
Hàn điện hồ quang tay
|
252
|
30
|
214
|
8
|
MĐ
03
|
Hàn MAG/MIG cơ bản
|
60
|
12
|
42
|
6
|
MĐ
04
|
Hàn TIG cơ bản
|
40
|
10
|
24
|
6
|
|
Cộng
|
392
|
60
|
300
|
32
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học,
mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học,
mô đun đào tạo nghề:
- Phạm vi áp dụng: Chương trình mô
đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo nghề ngắn hạn có thể tổ chức giảng dạy
trực tiếp tại phân xưởng sản xuất hoặc ở cơ sở đào tạo nghề;
- Chương trình đào tạo Sơ cấp nghề
hàn điện gồm 4 mô đun, người học phải học xong MĐ1 và MĐ2 trước khi học các mô
đun còn lại. Mô đun 3 và mô đun 4 có thể đổi vị trí tùy thuộc vào yêu cầu của
người học.
- Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy
mô đun này, các giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô
đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương
pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của
người học. Kết quả thực hành của các bài trước sẽ được sử dụng cho các bài thực
hành kế tiếp. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng người học trong từng
bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách
quan và chính xác.
- Khi giảng dạy cần giúp cho người học
thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai
trò, vị trí của từng bài;
- Các nội dung lý thuyết liên quan đến
các thao tác trên máy nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ
ràng và mang tính thực tế;
- Để giúp cho người học nắm vững
những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng người
học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học;
- Kết thúc mỗi mô đun người học được
cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
PHỤ LỤC 4
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “HỌA
VIÊN KIẾN TRÚC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Họa viên kiến trúc
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Họa
viên kiến trúc;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề;
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Mô tả được phương pháp chuẩn bị vật tư,dụng
cụ, máy và thiết bị cho nghề Họa viên kiến trúc;
+ Mô tả được phương pháp vẽ kiến trúc căn bản;
+ Trình bày được quy trình vẽ chi tiết cấu tạo
kiến trúc nhà;
+ Trình bày được phương pháp vẽ cấu tạo cấp
thoát nước;
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được vật tư, dụng cụ, máy và thiết
bị vẽ cho nghề Họa viên kiến trúc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Vẽ được kiến trúc căn bản đảm bảo kỹ thuật;
+ Vẽ được các bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến
trúc nhà đảm bảo kỹ thuật;
+ Vẽ được cấu tạo cấp thoát nước đảm bảo kỹ
thuật;
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ
chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học viên có thể làm việc ở các
Công ty, Trung tâm thiết kế kiến trúc xây dựng, dưới sự hướng dẫn của các nhà
thiết kế kiến trúc xây dựng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03
tháng
- Thời gian học tập: 11
tuần
- Thời gian thực học tối
thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra
hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 20giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc
kiểm tra kết thúc khóa học: 16giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 96giờ; Thời gian học thực
hành: 304giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI
GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ
01
|
Chuẩn bị vật tư,dụng cụ, máy và thiết bị
|
44
|
14
|
20
|
10
|
MĐ
02
|
Vẽ kiến trúc căn bản
|
96
|
27
|
60
|
09
|
MĐ
03
|
Vẽ cấu tạo kiến trúc
|
140
|
25
|
103
|
12
|
MĐ
04
|
Vẽ cấp thoát nước
|
120
|
30
|
80
|
10
|
|
Tổng cộng
|
400
|
96
|
263
|
41
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các
môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho
môn học, mô đun đào tạo nghề.
- Trong chương trình dạy nghề trình độ
sơ cấp nghề họa viên kiến trúc đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ
(Lý thuyết:96 giờ; Thực hành: 304giờ);
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
nghề Họa viên kiến trúc 04 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được
xác định tại biểu mục III. Đây là 04 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây
dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài, từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết
nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế tại
các công trình, cơ sở đào tạo nghề có thể liên hệ và bố trí cho người học tham
quan các công trình kiến trúc xây dựng cơ bản gần cơ sở đào tạo nghề.
- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham
quan học tập trực tiếp tại các công trình xây dựng. Thời gian được bố trí ngoài
thời gian đào tạo chính khóa.
- Mời một số nhà thiết kế kiến trúc xây dựng về thỉnh
giảng tại cơ sở dạy nghề;
- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề Họa
viên kiến trúc để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho
người học.
- Tổ chức cho học viên tham gia các phong trào văn
thể mỹ ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ./.
PHỤ LỤC 5
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “LẮP ĐẶT
ĐIỆN CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT NHỎ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất
nhỏ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Cơ sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất
nhỏ
Số lượng môn học, mô học đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức có liên quan về an
toàn điện, các dụng cụ đo;
+ Trình bày được những kiến thức về các ký
hiệu về điện, ký hiệu các thiết bị điện;
+ Thiết lập được các công thức tính toán cơ
bản;
+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, công
dụng của các thiết bị đóng cắt, các loại đèn chiếu sáng thông
dụng;
+ Trình bày được cấu tạo chung, nguyên lý
làm việc của các thiết bị điện gia dụng;
+ Trình bày được nguyên lý làm việc của các
động điện.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo đồng hồ VOM;
+ Vẽ được các mạch điện chiếu sáng, mạch
điện điều khiển cho các máy ssanr xuất của cơ sở sản xuất nhỏ;
+ Lắp đặt được các thiết bị điện đóng cắt
lên bảng điện, bảng điện lên tường;
+ Lắp đặt được các mạch điện chiếu sáng
thông dụng;
+ Lắp đặt được các thiết bị điện gia dụng
dùng cho cơ sở sản xuất nhỏ;
+ Lắp đặt được các máy sản xuất của cơ sở
sản xuất nhỏ;
+ Lắp được các mạch điện điều khiển cho máy
sản xuất.
- Thái độ:
+ Cẩn thận sáng tạo, chịu khó học hỏi;
+ Đảm bảo an toàn về điện, tổ chức nơi làm việc
linh hoạt.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình đào tạo sơ cấp
nghề Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ người học làm được các
công việc:
- Thiết kế và lắp đặt điện chiếu sáng, cho
cơ sở sản xuất nhỏ, cho tòa nhà
chung cư;
- Người học lắp đặt đường dây điện trong nhà, thiết
bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng;
- Người học lắp đặt hệ thống cung cấp điện, tủ điện
điều khiển, phụ tải động lực cho các máy sản xuất trong cơ sở sản xuất nhỏ.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI
GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 16 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 480 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8
giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô học đào tạo nghề:
480 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 128 giờ; Thời gian học
thực hành: 352giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học, mô học đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MH
01
|
Điện cơ bản
|
90
|
52
|
32
|
6
|
MĐ
02
|
Lắp đặt mạch điện chiếu sáng
thông dụng.
|
100
|
17
|
75
|
8
|
MĐ
03
|
Lắp đặt các thiết bị điện gia
dụng.
|
100
|
21
|
73
|
6
|
MĐ
04
|
Lắp đặt điện cho máy sản xuất
|
70
|
16
|
50
|
4
|
MĐ
05
|
Lắp đặt mạch trang bị điện
điều khiển máy sản xuất.
|
120
|
22
|
92
|
6
|
Tổng cộng
|
480
|
128
|
322
|
30
|
IV. CHƯƠNG
TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng
dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Các môn học được giảng dạy
trước, làm nền tảng cho các mô dun đào tạo nghề.
- Các mô dun đào tạo nghề có
thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự.
- Khi người học có nhu cầu học
một mô dun nào đấy thì tổ chức đào tạo mô dun đó. Các mô dun khác
được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
PHỤ LỤC 6
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP NHỎ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Quản trị
doanh nghiệp nhỏ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Quản trị doanh nghiệp nhỏ;
Số lượng mô đun đào tạo: 5
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề;
I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Biết được cách thức lựa chọn ngành nghề
kinh doanh;
+ Những yêu cầu khi thực hiện bộ hồ sơ đăng
ký thành lập doanh nghiệp;
+ Cách thức tổ chức sắp xếp trong sản xuất;
+ Theo dõi, quản lý sản xuất (năng suất,
chất lượng);
+ Trình bày được các chiêu thức trong việc
bán hàng;
+ Nắm rõ các yêu cầu quản lý tài chính của
doanh nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Biết cách khởi sự doanh nghiệp để sản
xuất kinh doanh.
+ Thực hiện được việc quản lý sản xuất –
kinh doanh;
+ Thực hiện giám sát các hoạt động sản xuất
và kinh doanh của một doanh nghiệp quy mô nhỏ;
+ Phân tích được các hoạt động trong sản
xuất – kinh doanh.
- Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, có ý thức cao trong tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh.
2. Cơ hội việc làm:
Người học sau khi học xong chương trình nghề làm
được số công việc sau:
+ Làm được những công việc ở những vị trí
phù hợp khác nhau trong các doanh nghiệp;
+ Chủ doanh nghiệp nhỏ.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1.Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối
thiểu
- Thời gian đào tạo: 5 tháng
- Thời gian học tập: 20 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 623 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 37 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 12
giờ).
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 660 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 181 giờ; thời gian học
thực hành: 479 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN
MÃ MÔ ĐUN
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ 01
|
Khởi nghiệp kinh doanh
|
120
|
34
|
80
|
6
|
MĐ 02
|
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhỏ
|
90
|
26
|
60
|
4
|
MĐ 03
|
Quản trị sản xuất – kinh doanh
|
140
|
40
|
92
|
8
|
MĐ 04
|
Hoạt động quản lý bán hàng
|
90
|
26
|
60
|
4
|
MĐ 05
|
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ
|
220
|
55
|
155
|
10
|
Tổng cộng
|
660
|
181
|
442
|
37
|
IV. CHƯƠNG
TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ:
1. Hướng
dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
Chương trình mô đun này được sử dụng
cho các khóa dạy nghề ngắn hạn cho nông dân có ý định thành lập doanh
nghiệp nhỏ hoặc những người có nhu cầu học nghề. Hình thức tổ chức học tập có
thể giảng dạy lưu động tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề của ngành
quản trị doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.
Chương trình mô đun quản trị doanh
nghiệp nhỏ bao gồm 5 mô đun độc lập. Tuy nhiên nếu người học có nhu cầu học tập
toàn khóa học thì nên bố trí học mô đun 1 và mô đun 3 trước khi học các mô
đun 2, 4, 5.
Để giảng dạy mô đun này, các giáo
viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có
trình độ và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Cần kết hợp tốt các phương pháp
thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành bằng tình huống.
Mỗi bài thực hành cần có kiểm tra phần
lý thuyết thông qua vấn đáp và đánh giá kết quả thực hành của cá nhân hoặc của
cả nhóm và tích hợp kết quả chung cho mỗi bài làm cơ sở đánh giá kết quả học tập
toàn khóa học.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
Để đánh giá kết quả học tập của học viên theo mô
đun đào tạo, cần chú ý về phương pháp đánh giá như sau:
- Về kiến thức:
+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian học các
bài trong mỗi mô đun.
+ Kết quả học tập
các bài trong mô đun của học viên phải đạt điểm trung bình trở lên.
+ Câu hỏi tự luận và giải quyết tình huống về
quản trị doanh nghiệp nhỏ.
+ Thi, kiểm tra viết sau 15 tiết học lý thuyết, bài
kiểm tra kết thúc mô đun và một bài kiểm tra kết thúc khóa học về những kiến thức
các tình huống phát sinh trong quản trị doanh nghiệp nhỏ (thời gian
không quá 180 phút).
- Về kỹ năng:
+ Học
viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian thực hành các bài của mô đun trong chương
trình.
+ Đánh giá kết quả của học sinh bằng bảng kiểm, sản
phẩm cuối cùng của quá trình thực hành hoặc kết hợp cả hai sau khi học xong 40
giờ học thực hành, bài thực hành tổng hợp sau khi kết thúc từng mô đun và một
bài thực hành tổng hợp sau khi kết thúc khóa học (thời gian không quá 8 giờ).
- Về thái độ:
+ Học viên có thái độ tích cực trong học tập, chấp
hành tốt các nội quy, quy chế.
+ Kết quả học tập
của học viên phải đạt điểm trung bình trở lên.
+ Sổ nhật
ký của giáo viên.
+ Đánh
giá về thái độ học sinh bằng sổ nhật ký giáo viên./.
PHỤ LỤC 7
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SƠN SON
THẾP VÀNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sơn son thếp vàng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;
Đối tượng tuyển sinh: Cơ sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sơn
son thếp vàng
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 03
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề;
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Mô tả được công dụng, cách gọt sửa thép sơn, làm
bút vẽ, mài sửa dao trổ, mo sừng, bay xương,chuẩn bị đá mài,giấy ráp, phân loại
vàng quì, bạc quì;
+ Trình bày được cách sử dụng dụng cụ thủ công dùng
trong nghề sơn son thếp vàng;
+ Mô tả được phương pháp phân loại sơn sống, sơn
chín;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật sơn son thếp
vàng đĩa;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật sơn son thếp
vàng tượng phật;
+ Mô tả được phương pháp nghiên cứu mẫu sơn son thếp
vàng đĩa, tượng Phật, sửa cốt gỗ, hom sơn, lót sơn, kẹt sơn, thí sơn, chuẩn bị
sơn thếp, ra sơn, thếp vàng, thếp bạc, rửa sạch bề mặt, toát sơn phủ hoàn kim
đĩa và tượng Phật.
- Kỹ năng
+ Gọt sửa được thép sơn, làm bút vẽ, mài sửa dao trổ,
mo sừng, bay xương, chuẩn bị được đá mài, giấy ráp, phân loại được vàng quì, bạc
quì;
+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công dùng trong nghề
sơn son thếp vàng;
+ Phân loại được sơn sống và sơn chin chuẩn xác;
+ Sơn son thếp vàng được đĩa đảm bảo kỹ thuật và mỹ
thuật;
+ Sơn son thếp vàng được tượng Phật đảm bảo kỹ thuật
và mỹ thuật;
+ Sửa được cốt đĩa và tượng Phật, hom sơn, lót sơn,
kẹt sơn, thí sơn, chuẩn bị sơn thếp, ra sơn, thếp vàng, thếp bạc, rửa sạch bề mặt,
toát sơn phủ hoàn kim được đĩa và tượng Phật.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ
chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp sơn
son thếp vàng, trong các xưởng sản xuất sơn son thếp vàng tại các địa phương hoặc
tại các làng nghề;
- Tự tổ chức sản xuất, nhận hàng đặt sơn son thếp
vàng tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản
phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 3
tháng
- Thời gian học tập: 11
tuần
- Thời gian thực học tối
thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra
hết môn và kiểm tra kết thúc khóa học: 25 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp
hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 66 giờ; Thời gian học thực
hành: 334 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI
GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ
01
|
Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
|
72
|
12
|
56
|
04
|
MĐ
02
|
Sơn son thếp vàng đĩa
|
158
|
26
|
124
|
08
|
MĐ
03
|
Sơn son thếp vàng tượng Phật
|
170
|
28
|
134
|
08
|
Tổng cộng
|
400
|
66
|
314
|
20
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học,
mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học,
mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ
sơ cấp nghề sơn son thếp vàng đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ
(Lý thuyết:66 giờ; Thực hành: 334 giờ);
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
nghề sơn son thếp vàng gồm 3 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được
xác định tại biểu mục III. Đây là 3 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây
dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết
nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất,
cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề ở Duyên
Thái (Thường tín, Hà nội); Cát Đằng (Ý yên, Nam định)…
- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham
quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề sơn mài. Thời gian được bố
trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
- Mời một số nghệ nhân sơn mài, sơn son thếp vàng về
thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề
sơn son thếp vàng do các nghệ nhân sơn son thếp vàng là diễn giả để củng cố
chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học .
- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể
dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học;
- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp,
trong cơ sở dạy nghề./.
PHỤ LỤC 8
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA
HỆ THỐNG ÂM THANH CASSETTE VÀ RADIO”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa hệ thống âm thanh cassette
và radio
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa hệ thống âm thanh cassette và radio;
Số lượng mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày
được ký hiệu, công dụng, các thông số kỹ thuật của điện trở,
tụ điện, cuộn
cảm, đi ốt, đèn bán dẫn;
+ Mô tả được quy trình lắp ráp mạch nguồn một chiều và mạch
khuếch đại công suất;
+ Phân biệt
được các khối chức năng của hệ thống âm thanh cassette và radio;
+ Mô tả được quy trình chuẩn đoán khu vực hỏng của hệ thống
âm thanh cassette và radio;
+ Phân tích
được sơ đồ mạch điện nguyên lý của hệ thống âm thanh cassette và radio.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng
thành thạo đồng hồ đo vạn năng, mỏ hàn xung để phục vụ sửa chữa;
+ Đọc được thông số của điện trở,
tụ điện, cuộn cảm, đi ốt, đèn bán dẫn;
+ Đo được điện
trở, tụ điện, cuộn cảm, đi ốt, đèn bán dẫn;
+ Đánh giá được
chất lượng của điện trở, tụ điện, cuộn cảm, đi ốt, đèn bán dẫn;
+ Lắp ráp được
mạch nguồn một chiều và mạch khuếch đại công suất;
+ Sửa chữa được
những hư hỏng của hệ thống âm thanh cassette và radio;
+ Tự nâng cao
trình độ nghề nghiệp.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có ý
thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
+ Nghiêm túc, cẩn
thận, kiên trì thực hiện công việc một cách có khoa học;
+ Có ý thức học tập
và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Cơ hội việc làm:
+ Sau khi học
xong chương trình người học có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực
tiếp sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, sửa chữa điện tử;
+ Tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân
bằng cách mở cửa hàng riêng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI
GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời
gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo
: 04 tháng
- Thời gian học tập
: 16 tuần
- Thời gian thực
học tối thiểu : 525 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết
môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 26giờ (Trong đó thi tốt
nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:13 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối
thiểu:
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề:
525 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 76giờ; Thời
gian học thực hành: 449 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ
01
|
Lắp ráp mạch điện tử cơ bản
|
150
|
25
|
119
|
6
|
MĐ
02
|
Sửa chữa Hệ thống âm thanh
|
200
|
27
|
164
|
7
|
MĐ
03
|
Sửa chữa Máy Cassette
|
100
|
14
|
83
|
3
|
MĐ
04
|
Sửa chữa Máy Radio
|
75
|
10
|
62
|
3
|
|
Tổng
số
|
525
|
76
|
430
|
19
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO :
(Nội dung chi tiết tại phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố
thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Kiểm tra kết thúc mô đun thực hiện
theo “Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy’’.
- Hình thức kiểm tra kết thúc mô đun:
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
- Để học
sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở đào tạo có thể bố
trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với
nghề đào tạo.
- Thời gian
tham quan, khảo sát trong vòng 1 tuần được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính
khóa.
- Kết thúc đợt
tham quan khảo sát, người học phải viết báo cáo kết quả./.
PHỤ LỤC 9
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa điện thoại di động
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức
khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa điện thoại di động;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+
Trình bày được các kiến thức cơ bản về điện thoại di động;
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý từ đó xác định
đúng vị trí các khối trên máy điện thoại di động;
+ Mô tả quy trình
tháo lắp và bảo trì các loại máy điện thoại di động phổ biến;
+ Chẩn đoán được các hư hỏng phổ biến đối với máy
điện thoại di động;
+ Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng đúng các thiết bị để sửa chữa, bảo trì điện
thoại di động;
+ Tháo và lắp được máy điện thoại di động;
+ Sửa chữa và thay thay thế được các hư hỏng của
máy điện thoại di động;
+ Cài đặt được các phần mềm ứng dụng trên điện thoại;
+ Hướng dẫn và trao đổi được với các thợ khác.
- Thái độ:
+ Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng,
rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo,
có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh,
có tác phong công nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực
hiện nghĩa vụ của người công dân.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên sẽ trở
thành những người thợ, có thể đảm nhận được một số công việc tại các doanh nghiệp:
sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy điện thoại di động, cài đặt phần mềm cho khách
hàng
- Có khả năng tự kinh doanh máy điện thoại di động.
- Tư vấn khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 4 tháng
- Thời gian học tập: 15 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 362 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 20 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 10
giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
362 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 94 giờ; Thời gian học thực
hành: 268 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH/MĐ
|
Tên môn học,
mô đun
|
Thời gian đào
tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ01
|
Linh kiện Điện tử của
máy ĐTDĐ
|
24
|
7
|
16
|
1
|
MĐ02
|
Sửa chữa điện thoại di
động cơ bản
|
64
|
20
|
40
|
4
|
MĐ03
|
Sửa chữa phần ngoại vi
|
36
|
08
|
28
|
|
MĐ04
|
Sửa chữa nguồn
|
76
|
12
|
60
|
4
|
MĐ05
|
Sửa chữa mạch thu phát
sóng
|
76
|
12
|
60
|
4
|
MĐ06
|
Cài đặt và hiệu chỉnh
phần mềm
|
56
|
16
|
36
|
4
|
MH07
|
An toàn lao động - vệ
sinh công nghiệp
|
30
|
18
|
10
|
2
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học,
mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học,
mô đun đào tạo:
- Chương trình chi tiết của các môn học,
mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng chi tiết trong chương trình dạy nghề. Tuy
nhiên, tùy theo điều kiện thực tế Trường
có thể điều chỉnh thứ tự các Mô đun/Môn học hợp lý và phải đảm bảo tính logic của
kiến thức, kỹ năng nghề và phải đảm bảo mục tiêu đào tạo tổng thể của chương
trình cũng như mục tiêu đào tạo của môn học, mô đun đó.
- Việc điều chỉnh hoặc thay đổi nội
dung chương trình của các môn học, mô đun đào tạo nghề phải được thông qua Hội
đồng xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3.
Các chú ý khác:
- Thiết bị thực hành phải đảm bảo tối thiếu 2 học
viên / 1 thiết bị máy
- Máy điện thoại thực hành phải đảm bảo 1 học viên
phải được thực hành 3 hãng máy khác nhau và mỗi hãng phải có ít nhất 3 model
máy.
- Phòng thực hành phải đảm bảo đủ độ sáng./.
PHỤ LỤC 10
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA
QUẠT, ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ ỔN ÁP”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn
áp
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa
quạt, động cơ điện và ổn áp
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các biện
pháp kỹ thuật an toàn điện, phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;
+ Giải thích được phương
pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Trình bày được cấu tạo,
cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ điện, đo lường điện, cơ khí cầm tay…;
+ Trình bày được phương
pháp lắp đặt và quy trình vận hành ổn áp, động cơ điện xoay chiều một pha, ba
pha, quạt điện;
+ Liệt kê được quy trình
bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp một pha, ổn áp, động cơ điện xoay chiều không đồng
bộ ba pha, một pha, quạt điện.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện các biện pháp
an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Lắp đặt được quạt điện,
máy biến áp, ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;
+ Bảo dưỡng được quạt điện,
ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;
+ Sửa chữa được hư hỏng
phần điện, phần cơ quạt điện, ổn áp, động cơ đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật;
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có ý thức cộng
đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp.
+ Có thói quen lao động
nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn
hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và
rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong
chương trình “ Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp” người học có thể làm việc:
- Tự mở xưởng sản xuất nhỏ tại địa phương hoặc có
thể làm việc tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ;
- Làm những công việc liên quan trực tiếp đến những
mô đun được đào tạo theo chương trình;
- Học tập nên cao hơn ở các cấp trình độ trung cấp,
cao đẳng nghề, liên thông đại học.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa
học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
440 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 70 giờ; Thời gian học thực
hành: 370 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MĐ 01
|
Thực hành điện cơ bản
|
24
|
6
|
16
|
2
|
MĐ 02
|
Sửa chữa ổn áp
|
144
|
16
|
118
|
10
|
MĐ 03
|
Sửa chữa quạt điện
|
156
|
24
|
118
|
14
|
MĐ 04
|
Sửa chữa động cơ điện
|
156
|
24
|
118
|
14
|
|
Tổng cộng
|
480
|
70
|
370
|
40
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các
môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho
môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Tổng thời gian
cho các môn học, mô đun là 440 giờ căn cứ vào sự phân bổ thời gian, các mô dun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc
học theo trình tự;
- Với 04 mô đun
đào tạo nghề đã hình thành các kỹ năng cơ bản cho người học để đáp ứng mục tiêu
của cấp trình độ đào tạo sơ cấp nghề trong đó trọng tâm là bảo dưỡng, sửa chữa
các loại quạt điện, động cơ bơm nước, động cơ ba pha công suất nhỏ và ổn áp;
- Phương pháp giảng
dạy: Để giảng dạy mô đun này, các giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng
dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp
các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện
trường của người học. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng học viên
trong từng bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học
tập khách quan và chính xác;
- Khi giảng dạy cần
giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận
thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;
- Để giúp cho học
viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến
từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần
lý thuyết đã học;
- Tổ chức kiểm
tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun.
- Khi người học có nhu cầu học
một mô đun nào đấy thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác
được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp
lý thuyết với thực hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
Để học sinh có nhận thức
đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở
doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo./.
PHỤ LỤC 11
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA,
BẢO TRÌ TỦ LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa
nhiệt độ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa,
bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ;
Số lượng môn học và mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm kỹ thuật, cấu tạo, nguyên
lý làm việc của các thiết bị điện, lạnh trong tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ
thông dụng;
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc
của tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ thông dụng;
+ Trình bày được quy trình vận hành, bảo dưỡng, lắp
đặt, sửa chữa, kiểm tra, thay thế thiết bị trong các hệ thống tủ lạnh và điều
hòa nhiệt độ thông dụng;
+ Nêu được tình hình chuyên ngành tủ lạnh và điều
hòa nhiệt độ thông dụng trong thực tiễn và tương lai gần;
+ Có khả năng bố trí nơi làm việc khoa học, an
toàn.
+ Biết các phương pháp sơ cứu người bị nạn trong điện
giật, bỏng lạnh, rơi ngã từ trên cao xuống.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết, kiểm tra, đánh giá được tình trạng các
thiết bị điện, lạnh cơ bản trong các hệ thống tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ
thông dụng;
+ Lắp đặt và thử nghiệm được các thiết bị điện, lạnh
cơ bản trong các hệ thống tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ thông dụng;
+ Lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra được các
thiết bị trong hệ thống tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ thông dụng;
+ Sửa chữa, thay thế thiết bị trong các hệ thống tủ
lạnh và điều hòa nhiệt độ thông dụng;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị nghề một cách an
toàn; biết sơ cứu nạn nhân khi có sự cố xảy ra;
+ Có khả năng bố trí nơi làm việc khoa học, an
toàn..
- Thái độ: Yêu nghề, có ý thức vươn lên, có đạo đức
nghề nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ sơ
cấp nghề người học có thể trực tiếp tham gia làm:
- Thợ sửa chữa, lắp đặt bảo dưỡng tủ lạnh và máy điều
hòa nhiệt độ cục bộ thông dụng;
- Công nhân tại các nhà máy chế tạo thiết bị lạnh,
các cơ sở dịch vụ; công ty, tập đoàn thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng tủ
lạnh và điều hòa cục bộ thông dụng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 4 tháng
- Thời gian học tập: 17 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 495 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 25 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 18
giờ )
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề:
495 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 147 giờ; Thời gian học
thực hành: 348 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO,
THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã
MH, MĐ
|
Tên
môn học, mô đun
|
Thời
gian đào tạo (giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học và mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ
01
|
Điện cơ bản
|
120
|
42
|
71
|
7
|
MĐ
02
|
Lạnh cơ bản
|
90
|
32
|
52
|
6
|
MH
03
|
An toàn, vật liệu, đo lường điện lạnh
|
45
|
28
|
13
|
4
|
MĐ
04
|
Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh dân dụng
|
120
|
27
|
81
|
12
|
MĐ
05
|
Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa điều hòa
nhiệt độ cục bộ
|
120
|
18
|
96
|
6
|
Tổng
cộng
|
495
|
147
|
314
|
34
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học,
mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học,
mô đun đào tạo nghề:
Danh mục các môn học, mô đun
và phân bổ thời gian xem trên bảng trên. Trong từng đề cương chương trình chi
tiết đã có hướng dẫn ở cuối, các cơ sở dạy nghề căn cứ theo hướng dẫn đó triển
khai thực hiện.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
- Thực hiện theo quy chế 14/2007/QĐ-BLĐTBXH , ngày
24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chương
I, Điều 2: Thi, kiểm tra trong dạy nghề;
- Riêng với các mô đun, thời gian kiểm tra
cuối bài và kiểm tra kết thúc mô đun đã được tính vào thời gian của cả mô đun,
nên không có thời gian kiểm tra riêng;
- Kết quả kiểm tra kết thúc môn học và kiểm
tra kết thúc mô đun tổng kết theo quy chế trên. Điểm tổng kết môn học, mô đun
theo Điều 12, chương II, quy chế 14.
- Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp theo Điều 19,
Chương II, quy chế 14.
- Khi xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa và tiến độ
thực hiện giảng dạy cần chú ý: Số giờ phân bổ trong bảng danh mục các môn học,
mô đun là số giờ đã quy chuẩn (1giờ lý thuyết là 45phút, 1giờ thực hành là 60
phút); nên khi triển khai phải quy đổi lại số giờ thực hành cho đủ và khớp thời
gian và số tuần phân bổ:
1 tuần học tập = 30
giờ chuẩn = 30 giờ lý thuyết = 40 giờ thực hành;
- Số giờ dành cho kiểm tra kết thúc mô đun đã được
tính vào thời gian của từng mô đun nên khi xây dựng kế hoạch toàn khóa trừ đi
thời gian 25 giờ cho kiểm tra kết thúc 01 môn học, thi tốt nghiệp./.
PHỤ LỤC 12
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA
CHỮA MÁY TÍNH PHẦN CỨNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa máy tính phần cứng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa
máy tính phần cứng;
Số lượng môn học, mô đun đào
tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái
độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản;
+ Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần
mềm ứng dụng;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về mạng;
+ Nhận biết được tương đối về cấu trúc máy
tính;
+ Nhận biết được tương đối về tính năng của
các thiết bị tin học;
+ Có đủ kiến thức khoa học kỹ thuật làm nền tảng
cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính;
+ Có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải
pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì
hệ thống máy vi tính, thiết bị tin học
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần và thiết bị
ngoại vi của hệ thống máy vi tính.
+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các
thông tin về sản phẩm thị trường và khách hàng
+ Lắp đặt hoàn thiện được một phòng máy
hoạt động tốt
+ Lắp đặt được mạng cục bộ cơ bản.
- Thái độ:
+Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động,
tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề
nghiệp vụ hợp lý.
+ Có sức khỏe,
lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Sửa chữa máy
tính phần cứng” được bố trí làm việc tại các phòng kỹ thuật,
bộ phận bảo trì trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện
hoặc các phòng chuyên môn trong các công ty, cửa hàng cung cấp các
dịch vụ về máy tính.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ
THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và
thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu:
400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn
học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ Trong đó thi tốt
nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô
đun đào tạo nghề: 405 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 90 giờ;
Thời gian học thực hành: 310 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã
MH, MĐ
|
Tên
môn học, mô đun
|
Thời
gian đào tạo (giờ)
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành
|
Kiểm
tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo
nghề
|
|
|
|
|
MĐ
01
|
Điện tử cơ bản và máy tính
|
45
|
10
|
35
|
0
|
MĐ
02
|
Lắp ráp và cài đặt máy vi
tính
|
75
|
15
|
59
|
01
|
MĐ
03
|
Sửa chữa monitor và bộ nguồn
|
90
|
22
|
67
|
01
|
MĐ
04
|
Sửa chữa CPU
|
75
|
15
|
59
|
01
|
MĐ
05
|
Sửa chữa thiết bị ngoại vi
|
120
|
28
|
90
|
02
|
Tổng
cộng
|
405
|
90
|
310
|
05
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN
ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng
dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời
gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Các mô đun cơ sở được
giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô dun đào tạo nghề.
- Các mô đun đào tạo nghề
có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự.
- Khi người học có nhu
cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun
khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc
thi kết thúc khóa học
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp
lý thuyết với thực hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác:
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề
nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan công công
ty xí nghiệp.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo
chính khóa./.
PHỤ LỤC 13
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “THƯ KÝ
VĂN PHÒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Thư ký văn phòng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Thư ký
văn phòng;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các thành phần thể thức của văn bản;
+ Nêu được quy trình quản lý văn bản đến, văn bản
đi;
+ Nêu được vị trí, nhiệm vụ của người thư ký;
+ Trình bày được quy
trình chuẩn bị và cung cấp thông tin;
+ Nêu được các công việc theo dõi và quản lý chương
trình, kế hoạch và lịch làm việc;
+ Mô tả được nhiệm vụ đón, tiếp khách;
+ Trình bày được nội dung các công việc chuẩn bị cuộc
họp, hội nghị;
+ Trình bày được nội dung các công việc chuẩn bị
chuyến đi công tác;
+ Giao tiếp được với các đối tượng và tạo lập được
thiện cảm trong giao tiếp;
+ Nêu được nội dung thiết lập mối quan hệ thư ký với
lãnh đạo và đồng nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Thu thập và cung cấp được các thông tin theo yêu
cầu của lãnh đạo;
+ Soạn thảo được một số văn bản hành chính có nội
dung đơn giản;
+ Quản lý được văn bản và hồ sơ của lãnh đạo
+ Lập và quản lý được lịch làm việc của lãnh đạo;
+ Làm được một số công việc trong đón, tiếp và đãi
khách;
+ Chuẩn bị được một số công việc phục vụ cuộc họp
và hội nghị đơn giản;
+ Làm được một số công việc phục vụ chuyến đi công
tác của lãnh đạo;
+ Tổ chức được phòng làm việc của lãnh đạo khoa học
và hiệu quả;
+ Sử dụng được các máy móc, thiết bị văn phòng;
2. Cơ hội việc làm:
Tốt nghiệp sơ cấp nghề thư ký người học làm việc được
trong các văn phòng hoặc phòng hành chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trường học,
bệnh viện, đơn vị trong lực lượng vũ trang.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1 . Thời gian của khóa học và thời gian đào tạo
tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 40 giờ
(Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc
khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 127 giờ; Thời gian học
thực hành: 273 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ 01
|
Văn bản và soạn thảo văn bản
|
60
|
26
|
31
|
3
|
MĐ 02
|
Kỹ năng tin học văn phòng
|
60
|
12
|
47
|
1
|
MĐ 03
|
Kỹ năng đánh máy vi tính
|
60
|
5
|
53
|
2
|
MĐ 04
|
Quản lý văn bản và lập hồ sơ
|
72
|
25
|
45
|
2
|
MĐ 05
|
Kỹ năng thư ký văn phòng
|
148
|
59
|
85
|
4
|
|
Tổng số
|
400
|
127
|
261
|
12
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm
theo)
V. HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học,
mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học,
mô đun đào tạo nghề:
- Chương
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề thư ký văn phòng được sử dụng cho các khóa
dạy nghề với các đối tượng nông thôn để chuyển đổi nghề hoặc cho những người có
nhu cầu học; có thể tổ chức tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện;
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
nghề thư ký văn phòng được xác định là 5 mô đun, thời gian thực học là ba
tháng, bao gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về thư ký văn phòng, các mô
đun có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo thứ tự đã sắp xếp;
- Để giảng dạy các mô đun này, các
giáo viên cần có chuyên môn vững, năng lực thực hành tốt và được tập huấn về
phương pháp dạy theo mô dun.
Giáo viên cần kết hợp phương pháp
thuyết trình, thảo luận, làm mẫu để người học làm theo. Mặt khác giáo viên phải
sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng để huấn luyện cho người học;
- Việc phân bổ thời gian cho từng phần
trong bài phải được theo đúng bản phân bổ thời gian của bài.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
PHỤ LỤC 14
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “TIỆN
REN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Tiện ren
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển
sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Tiện
ren;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 08
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Đọc được bản vẽ chi tiết gia công đơn giản. Quy ước
về mối ghép ren;
+ Hiểu được tính chất cơ lý của các vật liệu kim loại
trong nghề tiện;
+ Giải thích được dung sai kích thước theo TCVN
2244 - 2245, độ chính xác gia công trụ trơn kích thước ở cấp chính xác cấp 12 ¸
cấp 8;
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc; Phương
pháp đo, đọc, hiệu chỉnh bảo quản dụng cụ đo;
+ Mô tả các bộ phận chính của máy tiện, tác dụng của
các bộ phận đó. Quy trình vận hành;
+ Mô tả thông số hình học của dao tiện trên mặt phẳng
cơ bản và trên mặt cắt chính;
+ Mô tả yếu tố chế độ cắt khi gia công cắt gọt;
+ Mô tả nguyên tắc tạo ren bằng dao tiện trên máy
tiện ren vít vạn năng theo sơ đồ xích cắt ren;
+ Tính toán được hoặc tra được bảng các kích thước
cơ bản của ren tam giác hệ Mét;
+ Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị cho
quá trình sản xuất;
+ Trình bày được phương pháp gia công tiện trụ trơn
ngoài và trong lỗ, tiện ren tam giác hệ Mét cả ngoài và trong lỗ các dạng sai hỏng,
nguyên nhân và cách phòng ngừa;
+ Giải quyết các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ một
cách hợp lý;
+ Có khả năng tiếp tục học tập nâng cao kiến thức.
- Kỹ năng:
+ Vẽ, đọc được bản vẽ chi tiết gia công ở dạng đơn
giản;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động cho
người và thiết bị, trật tự vệ sinh công nghiệp;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng
và phổ biến của nghề;
+ Kiểm tra. Sử dụng, vận hành tốt các loại máy tiện
ren vít vạn năng để gia công các loại chi tiết máy cơ bản và thông dụng đạt cấp
chính xác từ cấp 12 ¸ cấp 8, độ nhám đạt cấp 4 ¸ cấp 5, đạt yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian quy định bảo đảm an toàn
lao động tuyệt đối cho người và thiết bị;
+ Mài, sửa được một số được loại dao tiện đơn giản;
+ Biết cách rà gá, điều chỉnh khi gá phôi để gia
công;
+ Tiện được các dạng trụ trong, trụ ngoài, cắt rãnh
ngoài, rãnh trong lỗ, khoan lỗ suốt, lỗ bậc;
+ Tiện được các loại ren tam giác hệ Mét ngoài và
trong lỗ đảm bảo lắp ghép;
+ Tiện được các chi tiết kém cứng vững, hoặc dạng
bích phải dùng bích đỡ tỳ và chống tâm mặt đầu;
+ Biết cách kiểm tra đánh giá sản phẩm gia công
theo trình độ tay nghề và kỹ năng của bản thân;
+ Có khả năng tiếp tục học tập và rèn luyện kỹ năng
lên trình độ cao hơn.
- Thái độ:
+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật
và tác phong công nghiệp.
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe học
tập và công tác dài;
+ Có khả năng tiếp tục học tập lên trình độ cao
hơn.
2. Cơ hội làm việc:
Làm việc trong
các cơ sở sản xuất cơ khí: nhà máy, Công ty liên doanh, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn, các cửa hàng dịch vụ cơ khí để chế tạo và sửa chữa.
II. THỜI GIAN CỦA
KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 4,5 tháng
- Thời gian học tập: 19 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 570 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi
tốt nghiệp: 30 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8
giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:
570 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 127 giờ; Thời gian học
thực hành: 413 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo(giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MH 01
|
Vẽ kỹ thuật - Vật liệu cơ khí
|
45
|
30
|
12
|
3
|
MH
02
|
Dung sai - Kỹ thuật đo
|
30
|
18
|
10
|
2
|
MĐ
03
|
An toàn - Vận hành máy tiện
|
75
|
42
|
29
|
4
|
MĐ
04
|
Tiện trụ trơn ngoài
|
75
|
6
|
65
|
4
|
MĐ
05
|
Tiện trụ trơn trong
|
90
|
7
|
78
|
5
|
MĐ
06
|
Tiện ren tam giác
|
120
|
18
|
98
|
4
|
MĐ
07
|
Tiện chi tiết kém cứng vững
|
75
|
6
|
65
|
4
|
MĐ
08
|
Tiện bài tập tổng hợp
|
60
|
0
|
56
|
4
|
|
Tổng cộng
|
570
|
127
|
413
|
30
|
IV.CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN
ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục
các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian phân bổ thời gian và chương trình
cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
Thời gian dành cho các môn học và
mô đun đào tạo nghề tiện ren trình độ sơ cấp được thiết kế sao cho tổng thời
gian của các môn học/mô đun đào tạo bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối
thiểu đã quy định nhưng không được quá thời
gian thực học đã quy định trong kế hoạch
đào tạo của toàn khóa học;
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
PHỤ LỤC 15
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA
CHỮA XE GẮN MÁY”
(Ban hành kèm theo Quyết định số:782/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa xe gắn máy
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa xe
gắn máy;
Số lượng môn học, mô đun đào
tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái
độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các biện pháp an
toàn trong sửa chữa, an toàn điện, phòng chống cháy nổ;
+ Trình bày được công dụng, cấu
tạo và nguyên lý hoạt động của các dụng cụ sửa chữa, dụng cụ đo kiểm;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động của các bộ phận trong động cơ, gầm, điện trên xe gắn máy;
+ Trình bày được công dụng, phân loại, cấu tạo và
nguyên lý hoạt động phần cố định và phần chuyển động của động cơ xe gắn máy;
+ Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống
đánh lửa, hệ thống tín hiệu hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống mạch nạp ắc quy
trên xe gắn máy;
+ Có kiến thức về quy
trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư
hỏng của động cơ và xe máy.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng, bảo quản được dụng cụ,
đồ nghề trong quá trình sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ nơi làm
việc , đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa
chữa những hư hỏng của động cơ và xe gắn máy đúng yêu cầu;
+ Tiến hành được các bước cần thiết để thực hiện những công việc trong nội dung bảo trì
bảo dưỡng xe gắn máy;
+ Kiểm tra điều chỉnh và tìm pan, sửa chữa được các hư hỏng của xe gắn máy
đúng quy trình, đúng kỹ thuật đảm bảo động cơ hoạt động tốt và an toàn;
+ Biết xác định nhanh chóng các hư hỏng
của các loại xe, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục Thành thạo trong việc sửa
chữa, chăm sóc, bảo dưỡng các loại xe.
- Thái độ:
+ Cẩn thận và trách nhiệm trong công
việc;
+ Tổ chức nơi làm làm việc khoa học,
có khả năng tư duy sáng tạo;
+ Có tinh thần cầu tiến làm việc theo
nhóm và làm việc độc lập;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải
quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị, vệ sinh công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Sửa chữa xe
gắn máy” được bố trí làm việc tại tại các nhà máy lắp ráp xe gắn
máy, các cơ sở sửa chữa xe gắn máy, các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, các
trạm bảo trì xe gắn máy.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ
THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và
thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu:
400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết
môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt
nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học
tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô
đun đào tạo nghề: 405 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 95 giờ; Thời gian học thực hành: 304 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO
TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào
tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MĐ 01
|
Nhập nghề sửa xe gắn máy
|
30
|
10
|
20
|
0
|
MĐ 02
|
Sửa chữa động cơ xe gắn máy cơ bản
|
150
|
30
|
118
|
02
|
MĐ 03
|
Sửa chữa hệ thống nhiên liệu,khởi động và đánh lửa.
|
90
|
20
|
68
|
02
|
MĐ 04
|
Sửa chữa hệ thống điện, đèn, còi trên xe máy
|
75
|
15
|
59
|
01
|
MĐ 05
|
Sửa chữa khung sườn xe máy.
|
60
|
20
|
39
|
01
|
Cộng
|
405
|
95
|
304
|
06
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN
ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục
kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng các môn
học, mô dun đào tạo nghề
- Các mô đun được giảng dạy trước,
làm nền tảng cho các mô đun đào tạo nghề.
- Các mô đun đào tạo nghề có
thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự.
- Khi người học có nhu cầu học
một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác được
tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc
khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Lý thuyết nghề
|
Viết
|
Không quá 30 phút
|
Vấn đáp
|
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
|
Trắc nghiệm
|
Không quá: 30 phút
|
|
- Thực hành nghề
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 04 giờ
|
2
|
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực
hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 05 giờ
|
3. Các chú ý khác.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp
đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan công ty, xí nghiệp.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo
chính khóa./.