HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2014/NQ-HĐND
|
Phú Thọ, ngày 15
tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẶC THÙ KHUYẾN
KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2015-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đầu
tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định
số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định
số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông
tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 5080/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 như sau:
1. Phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi
điều chỉnh
- Nghị quyết này
quy định hỗ trợ đặc thù của tỉnh Phú Thọ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.
- Những nội dung
khác liên quan đến chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn không nêu trong Nghị quyết này được thực hiện theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Đối tượng
áp dụng
Nghị quyết này áp
dụng đối với nhà đầu tư nhận hỗ trợ đặc thù là doanh nghiệp được thành lập và
đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Điều kiện
chung đối với các dự án được hưởng hỗ trợ đặc thù
- Việc hỗ trợ đặc
thù được áp dụng đối với các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực sản xuất sản
phẩm đặc thù trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020; phù
hợp với quy hoạch được duyệt hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân
dân tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt; đồng thời phải sử dụng tối thiểu 30%
lao động tại địa phương.
- Nhà đầu tư thực
hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chấp hành đúng các quy định của
pháp luật về đầu tư, các quy định khác có liên quan và những nội dung tại Nghị
quyết này.
3. Nguyên tắc
áp dụng hỗ trợ đặc thù
- Nhà đầu tư khi xây
dựng vùng nguyên liệu mà có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với
người dân được ưu tiên trước xem xét hỗ trợ đặc thù.
- Các chính sách
hỗ trợ nêu tại Nghị quyết này, nếu có quy định tại các văn bản khác của cấp có
thẩm quyền cùng điều chỉnh thì đối tượng áp dụng có quyền lựa chọn mức phù hợp
nhất của một trong các chính sách hiện hành.
- Các dự án đã sử
dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước không thuộc đối tượng
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách quy định tại Nghị quyết này.
4. Các chính
sách hỗ trợ
4.1. Hỗ trợ đầu
tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
- Nhà đầu tư có dự
án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được ngân sách hỗ trợ như
sau:
+ Hỗ trợ 30% chi
phí nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước,
nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
+ Hỗ trợ 50% chi
phí giết mổ nhưng không quá: 35.000 đồng/con gia súc (đối với trâu, bò 100.000
đồng/con), 1.500 đồng/con gia cầm.
- Các dự án đầu
tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.1, ngoài các điều kiện quy định
tại Khoản 2, Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Công suất giết
mổ mỗi dự án phải đạt tối thiểu: 1,5 tấn/ngày đêm đối với địa bàn có điều kiện
kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn và 03 tấn/ngày đêm đối với vùng còn lại.
+ Bảo đảm vệ sinh
thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo
các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4.2. Hỗ trợ đầu
tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Nhà đầu tư có dự
án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm (Bò thịt chất lượng cao, lợn thịt, lợn
giống, gà giống) có quy mô nuôi tập trung được ngân sách hỗ trợ 50% chi phí
nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao
thông, điện, nước, chuồng trại, đồng cỏ và mua thiết bị.
- Các dự án đầu
tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.2, ngoài các điều kiện quy định
tại Khoản 2, Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có quy mô chăn
nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên tập trung tối thiểu 300 con đối với bò thịt
chất lượng cao; 300 con đối với lợn nái sinh sản cấp bố mẹ trở lên; 20.000 con
đối với gà sinh sản cấp bố mẹ trở lên.
+ Bảo đảm vệ sinh
thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo
các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4.3. Hỗ trợ trồng
cây dược liệu; trồng rau, củ, quả
- Nhà đầu tư có dự
án trồng cây dược liệu; trồng rau, củ, quả được ngân sách hỗ trợ như sau:
+ Dự án trồng cây
dược liệu: Hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng nhà vườn ươm cây, cải tạo vùng sản
xuất và hỗ trợ cây giống.
+ Dự án trồng
rau, củ, quả: Hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án để để xây dựng
hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, kênh mương, thủy lợi nội đồng, xây dựng
nhà lưới, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
- Dự án đầu tư được
hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.3, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản
2, Điều này phải bảo đảm điều kiện:
+ Cây dược liệu nằm
trong danh mục các loài dược liệu tập trung phát triển do Ủy ban nhân dân tỉnh
công bố từng thời kỳ, có quy mô từ 20 ha trở lên.
+ Đối với dự án
trồng rau, củ, quả có quy mô liền vùng diện tích từ 20 ha trở lên đối với cây
rau, củ, quả trồng ngoài trời hoặc 01 ha trồng trong nhà lưới.
+ Bảo đảm các yêu
cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
4.4. Hỗ trợ đầu
tư nuôi trồng thủy sản.
- Nhà đầu tư có dự
án đầu tư nuôi trồng thủy sản tập trung; dự án nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa
được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Đối với dự án
nuôi thâm canh thủy sản tập trung liền vùng: Hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá
01 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao,
bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường
giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải.
+ Đối với dự án
nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa thủy lợi: Hỗ trợ 80% kinh phí mua lồng nuôi,
nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
- Dự án đầu tư được
hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.4, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản
2, Điều này, phải bảo đảm điều kiện sau:
+ Dự án nuôi thâm
canh thủy sản tập trung liền vùng có diện tích từ 05 ha đối với địa bàn có điều
kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, từ 15 ha trở lên đối với địa bàn còn lại;
Dự án Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa có quy mô từ 50 lồng trở lên (thể tích
90m3/lồng trở lên), chất lượng lồng đóng mới phải đảm bảo thời gian
sử dụng tối thiểu 5 năm trở lên.
+ Đảm bảo an toàn
phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phòng
chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
4.5. Hỗ trợ đầu
tư chế biến gỗ rừng trồng
- Nhà đầu tư có dự
án đầu tư nhà máy chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF, HDF được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 05 tỷ đồng/nhà máy để xây dựng
cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, nhà xưởng và xử lý chất thải.
- Dự án đầu tư được
hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.5, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản
2 Điều này, phải bảo đảm điều kiện sau:
+ Công suất tối
thiểu đạt 15.000 m3 MDF, HDF/năm.
+ Các nhà máy sản
xuất ván MDF, HDF phải kết hợp với sản xuất ván sàn, ván thanh, ván ghép thanh,
ván ép để tránh lãng phí tài nguyên.
+ Thiết bị được sản
xuất tại các nước phát triển; trường hợp sản xuất tại các nước đang phát triển
thì thiết bị phải mới 100%. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất
trong vòng 20 năm.
+ Bảo đảm các yêu
cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
4.6. Hỗ trợ đầu
tư cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm
- Nhà đầu tư có dự
án đầu tư cơ sở chế biến: Chế biến chè; chế biến rau, củ, quả; chế biến thịt và
các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm được ngân sách hỗ trợ để xây dựng nhà xưởng,
hệ thống giao thông, điện, nước và mua thiết bị như sau:
+ Hỗ trợ 50% chi
phí, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án đối với nhà máy chế biến chè xanh chất lượng
cao hoặc các sản phẩm chế biến từ chè như chè túi lọc, chè xanh hòa tan, nước
giải khát đóng chai chè xanh.
+ Hỗ trợ 50% chi
phí, nhưng không quá 1,5 tỷ đồng/dự án đối với cơ sở chế biến rau, củ, quả.
+ Hỗ trợ 50% chi
phí, tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án đối với cơ sở chế biến thịt và các sản
phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.
- Dự án đầu tư được
hưởng hỗ trợ quy định tại Điểm a Mục 4.6, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản
2 Điều này, phải bảo đảm điều kiện sau:
+ Công suất cơ sở
chế biến chè xanh chất lượng cao, chè túi lọc, chè xanh hòa tan đạt tối thiểu
250 tấn sản phẩm/năm; cơ sở sản xuất nước giải khát đóng chai chè xanh công suất
tối thiểu 1,5 triệu lít/năm.
+ Công suất cơ sở
chế biến rau, củ, quả đạt tối thiểu 5.000 tấn sản phẩm/năm.
+ Công suất cơ sở
chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm đạt tối thiểu 1.000 tấn
sản phẩm/năm.
+ Dự án thực hiện
chế biến sâu tới các sản phẩm hoàn chỉnh cho người tiêu dùng, có sức cạnh tranh
trên thị trường, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Phú Thọ và được ghi trên
nhãn sản phẩm.
+ Thiết bị, dây
chuyền công nghệ phải đảm bảo mới 100%.
+ Đảm bảo các yêu
cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
4.7. Ngoài các
quy định từ Mục 4.1 đến Mục 4.6 Điều này: Đối với các
dự án trọng điểm, có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để quyết định mức
hỗ trợ cụ thể và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Ban hành kèm theo
Nghị quyết là Phụ lục danh mục các lĩnh vực sản xuất sản phẩm đặc thù trong
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.
5. Nguồn vốn
và cơ chế hỗ trợ đầu tư
5.1. Nguồn vốn:
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và cân đối từ
ngân sách địa phương.
5.2. Cơ chế hỗ
trợ đầu tư
- Ngân sách nhà
nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư, sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm
thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì được giải ngân 100% mức vốn hỗ trợ.
- Phần vốn hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước được coi như phần vốn đối ứng của doanh nghiệp, Nhà nước
bảo lãnh phần vốn này khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại để
thực hiện dự án đó.
- Lựa chọn hình
thức thực hiện hỗ trợ: Nhà đầu tư được quyền tự chọn một trong hai hình thức hỗ
trợ sau:
+ Hình thức thực
hiện theo quy trình đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành: Điều kiện là các nội dung
hỗ trợ phải được Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy
quyền) phê duyệt thiết kế, dự toán hạng mục, công trình hoặc phê duyệt thiết kế
tổng dự toán của cả dự án trước khi triển khai.
+ Hình thức tự thực
hiện: Doanh nghiệp tự phê duyệt thiết kế và dự toán theo quy định chung; tự
phân chia hạng mục đầu tư, gói thầu; tự tổ chức thực hiện nội dung hỗ trợ (có
thể thuê nhà thầu hoặc không thuê nhà thầu). Trường hợp này doanh nghiệp được
thanh toán theo mức hỗ trợ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
6. Bãi bỏ Nghị
quyết số 199/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ
đầu tư cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2010-2015.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành danh mục các loài dược liệu; tổ chức, triển khai thực hiện Nghị
quyết này.
- Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được
Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ Chín thông qua ngày 11
tháng 12 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2015.
DANH MỤC
CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐẶC THÙ
TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Phú Thọ)
1. Trồng trọt: trồng
cây dược liệu; trồng rau, củ, quả.
2. Chăn nuôi:
Chăn nuôi lợn thịt, lợn giống, gà giống cấp bố mẹ trở lên, bò thịt chất lượng
cao.
3. Thủy sản: Nuôi
trồng thủy sản tập trung; Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa thủy lợi.
4. Lâm nghiệp: Chế
biến gỗ rừng trồng.
5. Cơ sở chế biến
nông sản: chế biến chè xanh chất lượng cao hoặc các sản phẩm chế biến từ chè
như chè túi lọc, chè xanh hòa tan, nước giải khát đóng chai chè xanh; chế biến
rau, củ, quả; chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản.
6. Cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm.