Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1241/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 22/07/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1241/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Chương trình: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

2. Đối tượng và phạm vi của Chương trình:

a) Đối tượng của Chương trình: Các cơ quan nhà nước; các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các gia đình, công dân.

b) Phạm vi của Chương trình: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

3. Nội dung của Chương trình:

a) Dự án truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới (Dự án 1).

- Mục tiêu của Dự án: 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp, các cụm dân cư được tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

- Phạm vi thực hiện Dự án: Trên phạm vi toàn quốc.

- Các nội dung của Dự án: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông; nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình, xuất bản các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới; tổ chức các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư; triển khai các cuộc khảo sát về nhận thức của xã hội về bình đẳng giới.

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các địa phương.

b) Dự án nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới (Dự án 2).

- Mục tiêu của Dự án: 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp chế ở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới ở thôn, bản, tổ dân phố được tập huấn kiến thức, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới; xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới và bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới.

- Phạm vi thực hiện Dự án: Trên phạm vi toàn quốc.

- Các nội dung của Dự án (gồm 3 tiểu dự án):

+ Tiểu dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp chế (Tiểu dự án 1): Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu tập huấn về nghiệp vụ hoạt động bình đẳng giới; tổ chức đào tạo ngắn hạn và dài hạn; tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác bình đẳng giới theo kế hoạch.

+ Tiểu dự án hỗ trợ thí điểm một số cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Tiểu dự án 2).

+ Tiểu dự án xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới và bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới (Tiểu dự án 3).

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các cơ quan khác có liên quan và các địa phương.

c) Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch (Dự án 3).

- Mục tiêu của Dự án: Có các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp phụ nữ nâng cao năng lực tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp ở trung ương và địa phương; từng bước tạo nguồn cán bộ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp giai đoạn đến năm 2020 để đạt được chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

- Đối tượng của Dự án: Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp; nữ cán bộ trong diện quy hoạch; người có trách nhiệm trong công tác hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ nữ.

- Phạm vi thực hiện Dự án: Trên phạm vi toàn quốc.

- Nội dung của Dự án:

+ Nghiên cứu đánh giá tác động của hệ thống thể chế, chính sách đối với cán bộ nữ.

+ Hỗ trợ ban đầu việc thực hiện công tác quy hoạch nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Kiến nghị các biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong việc sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ nữ chủ chốt các cơ quan ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công tác chuẩn bị nhân sự cho các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Hỗ trợ xây dựng, nâng cao năng lực cho các cơ quan ở trung ương và địa phương có trách nhiệm trong công tác hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ nữ.

+ Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp và năng lực của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch vào các chức danh quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; tạo nguồn tham gia các cấp ủy Đảng, các cơ quan dân cử và tổ chức chính trị - xã hội.

+ Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực về hoạt động bình đẳng giới cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

+ Xây dựng các diễn đàn và mạng lưới nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và lãnh đạo nữ các cấp.

- Cơ quan thực hiện dự án: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các cơ quan khác có liên quan, các địa phương tổ chức thực hiện bốn hoạt động đầu tiên của Dự án. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện hai hoạt động cuối của Dự án.

d) Dự án hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới (Dự án 4).

- Mục tiêu của Dự án: Xây dựng và thí điểm thực hiện 05 mô hình nhằm can thiệp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới.

- Phạm vi thực hiện Dự án: Các địa phương, đơn vị được lựa chọn.

- Nội dung của Dự án:

+ Mô hình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp tại 10 cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm (Mô hình 1): Đào tạo nghề và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho phụ nữ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp (nhỏ và vừa); hỗ trợ phụ nữ khởi sự doanh nghiệp thông qua các hoạt động như cho mượn địa điểm, giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cho vay vốn ưu đãi.

+ Mô hình thí điểm xây dựng 10 nhà giữ trẻ trong cơ quan, trung tâm dạy nghề và các khu công nghiệp, khu chế xuất để tăng khả năng tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của phụ nữ (Mô hình 2): Hỗ trợ thuê địa điểm và trang thiết bị ban đầu để mở nhà giữ trẻ tại cơ quan, trung tâm dạy nghề và các khu công nghiệp, khu chế xuất được lựa chọn; thí điểm xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức nhà giữ trẻ tại khu công nghiệp theo nguyên tắc Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng thực hiện.

+ Mô hình về ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại 63 xã (mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chọn 01 xã) (Mô hình 3): Xây dựng và triển khai hoạt động của các Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới. Phát triển, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho hoạt động của một số đường dây nóng và “nhà tạm lánh” hoặc “địa chỉ tin cậy” cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới đang hoạt động tốt trong cộng đồng. Tư vấn, phục hồi tâm lý cho người bị bạo lực trên cơ sở giới. Hỗ trợ người bị bạo lực tiếp cận với dịch vụ phòng, chống bạo lực, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí và phúc lợi xã hội khác để hòa nhập cộng đồng. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức người dân, trong đó có đối tượng thanh niên về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.

+ Mô hình hỗ trợ 315 xã (mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chọn 05 xã) xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (Mô hình 4): Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính giúp việc rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng các hương ước, quy ước của cộng đồng nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, trong đó lưu ý các nội dung nhằm thay đổi quan niệm thích sinh con trai hơn con gái và phân biệt đối xử với con gái trong chia tài sản thừa kế. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho Trưởng thôn, người có uy tín và người dân về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình ở các cấp.

+ Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc thiểu số (Mô hình 5): Khảo sát đánh giá về thực trạng bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao. Xây dựng thí điểm một số dịch vụ thông tin, tư vấn (tại các điểm bưu điện văn hóa xã, tại nhà người có uy tín tại thôn, bản) nhằm nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới tại một số dân tộc có phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng giới (tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống). Xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng nhóm dân tộc để tuyên truyền thay đổi dần các phong tục, tập quán gây bất bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.

- Cơ quan thực hiện Dự án:

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan khác, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các Mô hình 1, 2 và 3.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam và các cơ quan khác, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Mô hình 4.

+ Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan khác, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Mô hình 5.

đ) Dự án hỗ trợ xây dựng phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới (Dự án 5).

- Mục tiêu của Dự án: Thí điểm thành lập và vận hành 04 Trung tâm công tác xã hội cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực hiện hoạt động bình đẳng giới.

- Đối tượng của Dự án: Các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

- Phạm vi thực hiện Dự án: Tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc.

- Nội dung của Dự án: Hỗ trợ 04 Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (chọn 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện 04 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ). Rà soát tính sẵn có và khả năng tiếp cận các dịch vụ thúc đẩy bình đẳng giới của Trung tâm công tác xã hội được lựa chọn thí điểm. Đề xuất bổ sung chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới cho Trung tâm được chọn. Hỗ trợ nguồn lực, kỹ thuật giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về bình đẳng giới. Nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về bình đẳng giới.

- Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Dự án.

e) Hoạt động kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình: Hằng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu về việc thực hiện các Dự án. Tổ chức đánh giá giữa kỳ vào năm 2013; đánh giá hiệu quả và tác động của từng Dự án và Chương trình khi kết thúc vào năm 2015.

4. Các giải pháp thực hiện Chương trình:

a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng thời kỳ ở cấp trung ương và địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới hằng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành. Hình thành cơ chế báo cáo, thông tin thường xuyên tới lãnh đạo các cấp về công tác bình đẳng giới.

b) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và nhân dân. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới.

c) Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và quốc tế cho việc thực hiện Chương trình. Ưu tiên bố trí ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới, các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành về bình đẳng giới từ trung ương đến địa phương.

đ) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tăng cường giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng hợp tác quốc tế; vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ.

5. Kinh phí thực hiện Chương trình:

- Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ các nguồn vốn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; viện trợ quốc tế; huy động từ xã hội, cộng đồng; các nguồn hợp pháp khác.

- Tổng kinh phí của Chương trình là 955 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách nhà nước: 790 tỷ đồng (ngân sách trung ương bố trí 326 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí 464 tỷ đồng).

+ Viện trợ quốc tế, huy động từ xã hội và cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác: 165 tỷ đồng.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thống nhất và xác định kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban dân tộc, các cơ quan và tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện các Dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các Trung tâm công tác xã hội cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nghiên cứu bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới ở cơ sở; kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Bộ, ngành và địa phương; tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết cuối kỳ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản có nội dung định kiến giới.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, hoạt động giải trí đảm bảo không mang định kiến giới; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế phối hợp trong việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định và bố trí đủ biên chế công chức làm công tác bình đẳng giới quy định tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

6. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ xã, các già làng, trưởng bản và người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy bình đẳng giới; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở cấp quốc gia; hướng dẫn việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

8. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách trung ương cho các cơ quan để triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các Dự án của Chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

9. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới.

10. Các cơ quan và tổ chức ở Trung ương tham gia thực hiện Chương trình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao; hướng dẫn các địa phương lồng ghép các hoạt động của địa phương với việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình; định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện Chương trình để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Chương trình trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hằng năm về bình đẳng giới phù hợp với Chương trình này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng có liên quan phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới; bố trí ngân sách địa phương, nhân lực để thực hiện Chương trình tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

12. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức thành viên khác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tổ chức mình; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1241/QD-TTg

Hanoi, July 22, 2011

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PROGRAM ON GENDER EQUALITY DURING 2011-2015

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Gender Equality;

Pursuant to the Political Bureau's Resolution No.11/NQ-TW of April 27, 2007, on women affairs in the period of accelerated national industrialization and modernization;

Pursuant to the Government's Decree No. 48/2009/ND-CP of May 19, 2009, providing measures to assure gender equality;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 2351/QD-TTg of December 24, 2010, approving the national strategy for gender equality during 2011-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To approve the national program on gender equality during 2011-2015 with the following principal contents:

1. Objectives of the program: To strongly improve awareness about gender equality in order to change the entire society's behaviors toward gender equality; to step by step narrow the gender gap and raise the status of women in some fields in which gender inequality or a high risk of gender inequality is still prevalent, contributing to the successful achievement of the objectives of the national strategy for gender equality during 2011-2020.

2. Target groups and scope of the program:

a/ Target groups of the program: state agencies; economic organizations, non-business units, people's armed forces units; political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; families and citizens.

b/ Scope of the program: The program shall be implemented nationwide.

3. Contents of the program:

a/ The project on communication to raise awareness and change behaviors toward gender equality (Project 1).

- Objectives of the project: To raise awareness about gender equality through communication for 70% of cadres, civil servants, public employees, laborers, officers, non-commissioned officers, soldiers and salaried personnel of armed forces, students and pupils at all levels or grades, and residents in all population clusters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Contents of the project: To organize refresher courses to improve skills of communication about gender equality for speakers, reporters and editors of communication agencies; to study, formulate and develop programs and publish communi­cation products on gender equality; to organize activities and campaigns of communication to raise awareness about gender equality suitable to the characteristics of each target group or population area; and to conduct surveys on public awareness about gender equality.

- Project-implementing agencies: The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Justice, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Health, the Committee for Ethnic Affairs, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Central Committee of the Ho Chi Minh Youth Union, the Vietnam General Confederation of Labor, the Central Committee of the Vietnam Peasants' Association, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and local administrations in, implementing the project.

b/ The project to raise the capacity and effectiveness of state management of gender equality (Project 2).

- Objectives of the project: To provide training in gender equality knowledge and skills for 100% of cadres specializing in gender equality and women's advancement work, policy advisors and makers and legal affairs officials in ministries, sectors, central agencies or local administrations and gender equality collaborators in hamlets, villages and street quarters; to build and use a database on gender equality and a set of indicators for supervision and evaluation of the enforcement of the Law on Gender Equality.

- Scope of implementation of the project: The project will be implemented nationwide.

- Contents of the project (consisting of three sub-projects):

+ The sub-project to build capacity for cadres and collaborators specializing in gender equality work, policy advisers and makers and legal affair officials (Sub-Project 1): To formulate a program and compile materials for training in gender equality activities; to organize short-term and long-term training courses; to provide capacity building refresher courses; to organize study visits and exchange of experiences for gender equality managers and cadres under plans.

+ The sub-project to provide pilot supports for a number of central agencies and provincial-level People's Committees to fully implement the process of integrating gender equality issues into legal documents they elaborate (Sub-Project 2).

+ The sub-project to develop and use a database on gender equality and a set of indicators for supervision and evaluation of the enforcement of the Law on Gender Equality (Sub-Project 3).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The project to build capacity for female deputies to the National Assembly and People's Councils at all levels, female managers and leaders at all levels; female candidates for election of deputies to the National Assembly and People's Councils at all levels of the 2016-2020 tenure, and female cadres planned for promotion (Project 3).

- Objectives of the project: To take measures to support women in raising their capacity for holding managerial or leading positions in state management agencies and non-business units at the central and local levels; to step by step create sources of female cadres to participate in the management and leaderships of Party agencies, people-elected, administrative agencies, non-business units and socio-political organizations at all levels from now to 2020, in order to achieve the target set in the national strategy for gender equality during 2011-2020.

- Target group of the project: Female deputies to the XIIIth National Assembly, female deputies to People's Councils at all levels of the 2011-2016 tenure; female managers and leaders at all levels; female cadres planned for promotion; persons responsible for making and implementing policies directly impacting female cadres.

- Scope of implementation of the project: The project will be implemented nationwide.

- Contents of the project:

+ To study and assess impacts of the system of regulations and policies on female cadres.

+ To provide initial supports for the planning of female managers and leaders: To survey and appraise the actual situation of female managers and leaders at central and local -levels. To propose measures and policies related to the training of source female cadres, the planning, training and appointment of female cadres, and create favorable conditions for agencies to arrange and appoint female cadres to key positions in central or provincial-level agencies; to prepare candidates for elections of deputies to the National Assembly and People's Councils at all levels.

+ To provide supports for building and raising capacity for central and local agencies responsible for making and implementing policies directly impacting female cadres.

+ To organize activities to raise capacity for managers and leaders at all levels and officers planned for promotion to managerial or leading positions in slate management agencies and non-business units; to create sources of female cadres to join Party Committees at all levels, people-elected agencies and socio-political organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To set up forums and networks for exchanging experiences among female deputies to the XIIth National Assembly and People's Councils at all levels.

- Project-implementing agencies: The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Organization Commission of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Committee for Ethnic Affairs, the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, other related agencies and local administrations in, organizing the first four activities of the project. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, organizing the last two activities of the project.

d/ The project to provide supports for the realization of gender equality in fields, sectors, areas and localities in which gender inequality or high risk of gender inequality is prevalent (Project 4).

- Objectives of the project: To develop and apply on a pilot basis five models of intervention to reduce gender inequality.

- Scope of implementation of the project: The project will be implemented in selected localities and units.

- Contents of the projects:

+ The model of supporting women to create jobs, start and develop their businesses in 10 job training and recommendation establish­ments (Model 1): Job and corporate manage­ment skill training for women wishing to establish businesses (of small or medium size); to support women in starting up businesses through lending business location, promoting and selling products, and providing soft loans.

+ The model of building on a pilot basis 10 nurseries in agencies, job-training centers, industrial parks or export-processing zones in order to facilitate women's participation in economic, cultural and social activities (Model 2): To provide supports for renting locations and initial equipment for establishing nurseries in selected agencies, job-training establishments, industrial parks and export-processing zones; to formulate a pilot mechanism of coordination among the State, enterprises and employees in organizing nurseries in industrial parks.

+ The model of prevention and reduction of impacts of gender-based violence in 63 communes (each province or centrally run city will select a commune) (Model 3): To set up and commence activities of clubs to prevent and reduce impacts of gender-based violence. To develop and provide technical and financial assistance for some hotlines and "shelter houses" or "trustworthy addresses" for gender-based violence victims which are effectively operating in the community. To give counseling to and psychologically rehabilitate gender-based violence victims. To provide supports for violence victims to get access to anti-violence, health care and entertainment services and other social welfares so that they can integrate themselves with the community. To conduct communication and provide training to raise the awareness of the population, including the youth, about gender equality and gender-based violence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The pilot model of provision of services of counseling on or providing supports for gender equality for ethnic minority people in 30 mountainous and highland communes, wards and townships (Model 5): To survey and appraise the actual situation of gender equality in mountainous and highland communes. To provide on a pilot basis a number of information and counseling services (at communal postal and cultural centers and homes of prestigious persons in hamlets and villages) in order to raise gender equality awareness of some ethnic groups with gender inequality traditions and customs (underage or close-kin marriage). To develop communication products suitable to each ethnic group to gradually change gender inequality traditions or customs. To organize study tours, conferences, seminars and talks for learning experiences in implementing and multiplying the model.

- Project-implementing agencies:

+ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam General Confederation of Labor and other related agencies and localities in, organizing the application of Models 1, 2 and 3.

+ The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam Peasants' Association, the Vietnam Elderly People Association and other related agencies and localities in, organizing the application of Model 4.

+ The Committee for Ethnic Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, and other related agencies and localities in, organizing the application of Model 5.

e/ The project to support the provision and development of gender equality counseling and assistance services (Project 5)

- Objectives of the project: To establish and operate on a pilot basis four social work centers to provide services in support of gender equality activities.

- Target groups of the project: Agencies, organizations, families and individuals.

- Scope of implementation of the project: In some districts, towns and provincial cities representing areas, zones and regions throughout the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project-implementing agencies: The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Peasants' Association and related localities in, organizing the implementation of the project.

f/ Inspection and appraisal of the implementation of the program: Annually, to organize inspection and appraisal of. and periodically and extraordinarily report on, the implementation of the projects. To organize the mid-term evaluation in 2013; to evaluate the effectiveness and impacts of each project and the program upon their completion in 2015.

4. Program implementation measures:

a/ Enhancing the leadership of Party Committees at all levels and local administrations over gender equality issues and women's advancement. Incorporating gender equality targets in annual and periodical national and local socio-economic development plans. To intensify inspection and evaluation of annual, mid-term and final results of the implementation of gender equality targets under five-year plans of administrations at all levels and sectors. To introduce a mechanism of regularly reporting and informing gender equality work to leaderships at all levels.

b/ Stepping up public information, communication, dissemination and education to improve the gender equality awareness of cadres, civil servants, public employees, laborers, officers, non-commissioned officers, soldiers and salaried personnel in the armed forces and people. Regularly monitoring and inspecting cultural and information activities and products from a gender perspective.

c/ Mobilizing various resources from the State, the community and foreign countries for the implementation of the program. Prioritizing the allocation of budget funds for the achievement of national gender equality targets.

d/ Intensifying specialized and interdisciplinary examination and inspection of gender equality activities and violations of the law on gender equality. Raising the capacity of specialized gender equality inspectors from the central or local levels.

e/ Stepping up scientific research and international cooperation. Intensifying the exchange and sharing of experiences and expanding international cooperation; mobilizing and efficiently using aid sources.

5. Funds for the implementation of the program:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Total funding of the program is VND 955 billion, of which:

+ The state budget: VND 790 billion {from the central budget VND 326 billion and from local budgets VND 464 billion).

+ International aid, contributions of the society and community and other lawful sources: VND 165 billion.

- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall reach agreement on and determine funds from the central budget for the implementation of the national program on gender equality during 2011-2015 under the Law on the State Budget and guiding legal documents.

Article 2. Organization of implementation of the program

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Justice, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Committee for Ethnic Affairs, related agencies and organizations, provincial-level People's Committees in, elaborating plans on implementation and coordination of activities of the program; manage and organize the implementation of the projects assigned to them under current regulations; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, guiding the establishment and operation of social work centers to provide gender equality support services in a number of districts, towns and provincial cities; study and appoint sufficient officers in charge of gender equality work; form a contingent of collaborators and volunteers to participate in grassroots gender equality activities; consolidate committees for the advancement of women in ministries, sectors and localities; inspect and evaluate results of the implementation of the program, mid-term review and final review, and report the implementation results to the Prime Minister.

2. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding and directing the mass media agencies in stepping up and renovating activities of communicating and educating about gender equality policies and laws; intensifying inspection, examination and strict handling of information, press and publication activities with gender prejudice contents.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall intensify inspection, examination and management of cultural products and entertainment activities to ensure that they are free from gender prejudice; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, studying and proposing the building and development of the system of gender-based domestic violence prevention and combat services; and assume the prime responsibility for managing and implementing activities assigned to it in the program under current regulations.

4. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, developing a mechanism for coordinated evaluation of the incorporation of gender equality issues in legal documents they elaborate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The Committee for Ethnic Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and related agencies in, organizing the popularization, dissemination, education and mobilization of the implementation of gender equality policies and laws among ethnic minority people in order to raise the gender equality awareness of commune officials, village patriarchs and chiefs and prestigious persons in ethnic minority areas, deep-lying and remote areas and areas with exceptionally difficult socio-economic conditions; and assume the prime responsibility for managing and implementing activities assigned to it in the program under current regulations.

7. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and related ministries and sectors in, mobilizing official development assistance sources for programs and projects to promote gender equality; incorporating gender equality objectives and targets in annual national socio­economic development plans; guiding the incorporation of gender equality objectives and targets in the identification and evaluation of the achievement of the objectives and targets in socio-economic development strategies, master plans and plans of sectors and localities.

8. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, allocating central budget funds for the implementation of the program under the Law on the State Budget; assume the prime responsibility for guiding the financial management mechanism applicable to the program's projects; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, elaborating documents guiding and inspecting the use of funds for the implementation of the program.

9. The Vietnam News Agency, the Radio Voice of Vietnam, the Vietnam Television Station, the People daily and other mass media agencies shall increase the time volume for broadcasting and the number of news and articles on gender equality and raise the quality of communication about gender equality.

10. Central agencies and organizations participating in the implementation of the program shall elaborate and organize the implementation of annual plans in performing their assigned tasks; guide localities in integrating local activities with the achievement of the program's objectives; and periodically report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on results of the implementation of the program for summarization and reporting to the Prime Minister.

11. Provincial-level People's Committees shall coordinate activities of the program in their respective localities; elaborate and implement annual plans on gender equality activities in accordance with this program and guiding documents of related ministries and functional sectors in line with local socio-economic development plans for the same period; integrate the effective implementation of this program with that of other programs in their respective localities; step up interdisciplinary coordination in the implementation of gender equality activities; allocate local budgets and human resources for and regularly inspect the implementation of the program in their respective localities; and periodically report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on implementation results for summarization and reporting to the Prime Minister.

12. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam General Confederation of Labor, the Central Committee of the Vietnam Peasants' Association and other member organizations are requested to coordinate with related agencies in the course of implementation of this program; step up communication and education activities to improve their personnel's awareness about gender equality; and participate in supervising the implementation of the program.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of related agencies and organizations, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1241/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.017

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!