ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2827/KH-SNN
|
Tuyên
Quang, ngày 21 tháng 12 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN
QUANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN
2015 - 2020, LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LĨNH VỰC
CHĂN NUÔI
1. Những kết quả đã đạt được
Những năm qua, được
sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ các Bộ, ngành Trung ương, đầu tư từ các chương trình mục
tiêu Quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ
chức Quốc tế cùng với sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến các cơ sở và
sự nỗ lực, cố gắng của nông dân trong toàn tỉnh, sản xuất Nông
lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã phát triển khá, giá trị sản xuất Nông lâm nghiệp, thủy
sản giai đoạn 2006-2014 tăng trưởng bình quân 5,5%/năm. Cơ cấu
kinh tế nông, lâm, thủy sản có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn
nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (tăng từ 30,8% năm 2005, lên 38,7% năm
2014). Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2006-2014 tăng bình
quân 8,8%/năm, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp.
Chăn nuôi đã từng
bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng các giống lai,
giống ngoại, các giống siêu thịt, siêu trứng và thức ăn công nghiệp, bán công nghiệp. Đã có nhiều mô hình chăn
nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn từ 200 đến 400 con lợn
nái ngoại và có từ 500-700 con lợn thịt/lứa, chăn nuôi gia
cầm với quy mô từ 1.000 - 3.000 con, thời gian luân chuyển đàn ngắn, do vậy sản
lượng thịt hơi năm 2014 đạt trên 55 nghìn tấn (Sản lượng
thịt hơi năm 2011: 46.390 tấn, năm 2012: 47.340 tấn, năm 2013: 52.730 tấn). Duy
trì và phát triển đàn bò sữa với quy mô phù hợp, sản lượng sữa tươi năm 2014 đạt trên 12.300 tấn (gấp đôi năm
2005).
Các tiến bộ
khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất
và đã thu được nhiều kết quả khả quan; công tác khuyến nông, chuyển giao
các mô hình và tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, đã phát huy tác dụng tích cực
góp phần, tăng thu nhập và chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa theo cơ
chế thị trường.
Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế nông nghiệp đã tạo đà cho phát triển chăn nuôi (Nghị Quyết 10/2014/NQ-HĐND
và Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh), tạo
ra một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung và xây dựng được mối liên kết Chuỗi
giá trị cho một số sản phẩm chủ lực; việc chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho các
sản phẩm chăn nuôi đã được quan tâm chú trọng, có một số mặt hàng
chăn nuôi đã có ký kết các hợp đồng tiêu thụ (Lợn giống của trang trại Sung
Kiều - Sơn Dương, Tổ nhóm chăn nuôi gà xã Linh Phú, Tri phú - huyện Chiêm Hóa) các Hợp tác xã nông
nghiệp được củng cố, kinh tế trang trại, gia trại cùng các loại hình dịch vụ ở
nông thôn, đã hỗ trợ có hiệu quả cho người sản xuất (một số hợp tác xã và Hiệp hội hàng hóa đã hoạt động hiệu quả như Hội trang trại
Sơn Dương; HTX Nông lâm nghiệp Đại Phú, huyện Sơn Dương). Năng lực trong sản xuất và kinh doanh của gia đình
hộ nông dân được nâng lên, vì vậy đã làm tăng thu nhập, cải
thiện được cuộc sống, góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới.
Ben cạnh đó môi trường kinh doanh nông
nghiệp trong tỉnh (tiếp cận tín dụng, thuế quan) đã được cải thiện rõ rệt; hệ
thống giao thông đường bộ tốt, kết nối Tuyên Quang với các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng) và Trung Quốc đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
2. Khó
khăn, hạn chế
Phát triển chăn nuôi của tỉnh đã có chuyển
biến nhưng còn chậm; chất lượng con giống, hệ thống
sản xuất và tiêu thụ con giống còn thiếu, nhất là các cơ sở nuôi giữ giống cấp ông
bà để sản xuất giống cấp bố mẹ, chưa có đột phá về khâu giống.
Việc tổ chức triển khai, thực hiện Quy
hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang,
giai đoạn 2012-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 240/QĐ-UBND còn
nhiều hạn chế, nhiều nội dung không có nguồn kinh phí để
tổ chức thực hiện.
Chăn nuôi chủ yếu theo phương thức nhỏ
lẻ, phân tán, năng suất và hiệu quả còn thấp, chăn nuôi trang
trại hàng hóa quy mô tập trung còn ít
(hiện có 139 trang trại chăn nuôi, trong đó chỉ có 30 trang trại có quy mô vừa
và lớn và 62 trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi). Quy mô trang trại của cá nhân
còn nhỏ, có ít các tổ, nhóm hộ chăn nuôi có hàng hóa được kết nối với thị trường;
việc liên doanh, liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi còn hạn chế.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế; công tác quản lý kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên việc
giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện chủ yếu tại hộ gia đình
nên công tác kiểm soát giết mổ chưa được thực hiện triệt
để, tận gốc (Toàn tỉnh có 757 điểm giết mổ, trong đó có 02 cơ sở giết mổ tập trung tại Tân Hà và xã Đại Phú huyện Sơn Dương mới bước đầu đáp ứng yêu cầu điểm giết mổ tập trung). Trong chăn nuôi việc cơ giới hóa về hệ thống chuồng trại, sản xuất, chế biến thức ăn còn nhiều hạn chế.
3. Nguyên
nhân
- Khách quan: Do nguồn lực hạn chế; môi
trường cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi hàng hóa ngày càng gay gắt, khó khăn
về thị trường và diễn
biến phức tạp; biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.
- Chủ quan:
+ Nhận thức và hành động của một số đơn
vị, chính quyền cơ sở về vị trí và yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa chưa thực sự đầy đủ, đồng đều, nhiều lúc, nhiều nơi chỉ đạo
chưa quyết liệt; quy mô sản xuất chăn nuôi nhỏ. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực
chăn nuôi còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, đặc biệt
là một số vật nuôi chủ lực.
+ Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp, chưa đáp ứng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi; công tác chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải cách hành chính còn nhiều
hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp còn thấp; giống và kỹ thuật
chưa tốt đồng đều; chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập (Nhiều quy chuẩn, tiêu
chuẩn, định mức đưa ra quá cao, không thể áp dụng được trong thực tế sản xuất
tại địa phương). Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu
tư, doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, người chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay
để đầu tư vào các hoạt động sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.
II. CÁC CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
Quyết định số 899/QĐ-TTg , ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
theo Quyết định số 899/QĐ-TTg , ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ;
Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014
của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Đề
án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững”;
Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014
của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014
của Thủ Tướng Chính phủ, Quyết định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 -
2020”.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, giai đoạn 2015-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015.
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung, thời gian hoàn thành, dự kiến nguồn lực và phương thức tổ chức thực hiện,
đảm bảo tính thống nhất, tạo sự đồng thuận của
nhân dân nhằm phát triển chăn theo hướng sản xuất hàng hóa,
kết hợp chiều rộng và chiều sâu, ứng
dụng công nghệ tiên tiến, gắn với bảo vệ môi trường sinh thai, an toàn vệ sinh
thực phẩm; huy động các nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất để đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
2. Yêu
cầu
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu
rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này
đến các cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng, tạo sự đồng thuận cao trong quá
trình triển khai thực hiện Đề án.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ
quan, đơn vị thực hiện trên các lĩnh vực và xác định rõ kết quả và thời gian hoàn thành; làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát
đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành
và UBND các huyện, thành phố; tăng cường sự phối hợp giữa
các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tranh thủ và phát huy có hiệu quả sự
hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ các
chương trình của các cơ quan Trung ương, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở, đồng thời tham mưu thực hiện
tốt các nội dung theo kế hoạch.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Mục
tiêu
- Phát triển chăn nuôi tập trung theo
hướng sản xuất hàng hóa, phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, nâng cao
năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng thịt hơi các loại
đạt 72,75 nghìn tấn (tăng 16,2 nghìn tấn so với năm 2014); giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi 2,9 nghìn tỷ đồng, sản phẩm chủ lực chiếm trên 90%, trong đó: Trâu chiếm 5,2%; bò chiếm 7,9% (bò sữa chiếm 6,2%); lợn chiếm
54,1%; gia cầm chiếm 27,2%. Quy hoạch diện tích trồng cây
thức ăn gia súc đạt 4.000 ha.
- Duy trì tốc độ đàn trâu tăng
1,98%/năm, đàn bò tăng 5,06%/năm (trong đó đàn bò
sữa tăng trên 12%/năm), đàn lợn tăng 6,2%/năm, đàn gia
cầm tăng 6,7%/năm.
Phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn trâu đạt 119.520 con, sản lượng thịt 4.500 tấn; đàn bò đạt 24.650 con,
sản lượng thịt đạt trên 1.200 tấn, sản lượng sữa tươi đạt 24.000 tấn; đàn lợn
đạt 795.750 con, đàn gia cầm đạt 7,15 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi toàn
tỉnh đạt 14.900 tấn.
- Từng bước nâng cao chất lượng giống vật nuôi,
tăng cường công tác quản lý đảm bảo môi trường chăn nuôi, an toàn sinh
học, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong lĩnh
vực chăn nuôi đặc biệt là vào các khâu giết mổ, chế biến sản phẩm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2. Nhiệm
vụ chủ yếu
2.1. Nhiệm
vụ chung
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện đề án Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi và quy hoạch phát triển chăn nuôi
để có cơ sở cho việc tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2012-2020; tham mưu xây dựng các cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn
nuôi trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 38,7% lên 47% vào năm 2020. Tăng
tỷ lệ vật nuôi được giết mổ tập trung, đảm bảo vệ sinh thú
y, an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm soát giết
mổ nhỏ lẻ, công tác kiểm dịch động vật.
- Tăng tỷ trọng về giá trị sản xuất chăn
nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại với quy mô vừa và lớn chiếm 40-50% vào năm 2020.
- Tập trung sản xuất, chọn lọc, lai tạo,
sản xuất các giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao
đáp ứng cho nhu cầu sản xuất chăn nuôi của tỉnh; tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm), trên cơ sở các quy định của Nhà nước; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất chăn nuôi; thực hiện tốt công tác
phòng chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng
tăng đàn lợn và đàn gia cầm trên cơ sở khuyến khích, chuyển
chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Tổ
chức chăn nuôi nông hộ có kiểm soát, an toàn, ứng dụng công nghệ sinh
học trong xử lý môi trường, sử dụng quy trình, công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi.
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi
giá trị ngành hàng trên cơ sở tạo lập các liên kết trong sản xuất như: Liên kết
giữa cơ sở sản xuất giống với hộ nuôi thương phẩm; liên kết
giữa hộ chăn nuôi với nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi; liên kết giữa hộ chăn
nuôi với cơ sở giết mổ - chế biến; liên kết khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất thức
ăn chăn nuôi - trang trại chăn nuôi - giết mổ, chế biến -
tiêu thụ.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở vận dụng hiệu quả, linh hoạt các cơ chế chính sách
của Trung ương, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, sản xuất theo
hướng nông nghiệp tốt, bảo vệ môi trường, xây dựng và củng
cố thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.
2.2. Nhiệm
vụ cụ thể
2.2.1. Đối với vật nuôi chủ lực
a) Chăn nuôi trâu
- Tăng số lượng bằng cách thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi trâu hàng
hóa.
- Cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng
đàn trâu hiện có theo 02 hướng: Bình tuyển chọn lọc, nhân thuần và áp dụng thụ
tinh nhân tạo trên cơ sở xây dựng Dự án khoa học công nghệ, lồng ghép các
chương trình, dự án khuyến nông.
- Tổ chức sản xuất
hàng hóa về trâu giống và trâu thương phẩm tại các huyện có điều kiện như Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng, phòng chống dịch bệnh, sản xuất chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh, tổ chức liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi giá trị mang tính bền vững.
b) Chăn nuôi bò:
- Khai thác tiềm năng và thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương để tăng về số lượng một cách hợp
lý, trong đó tập trung phát triển bò sữa
tại 02 doanh nghiệp trên địa bàn 02 huyện Yên Sơn và Sơn
Dương trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc cung cấp thức ăn xanh cho bò sữa; phát triển bò thịt chủ yếu
tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên.
- Thực hiện cải tạo nâng cao tầm vóc,
chất lượng đàn bò vàng địa phương theo 02 hướng: Nhập vào địa
bàn bò đực giống dòng Zêbu đảm bảo chất lượng
và tổ chức thực hiện công tác thụ
tinh nhân tạo với các giống bò thịt có năng suất chất lượng cao như bò BBB, bò Charolais (Pháp), bò Sumental (Thụy Sĩ),
bò Limousin (Pháp), bò Hereford (Anh), bò Aberdin Angus
(Anh, Mỹ)…
- Thực hiện tốt công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, sản xuất, chế biến, dự trữ
thức ăn thô xanh, tổ chức liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá
trị mang tính bền vững.
c) Chăn nuôi
lợn
- Tăng nhanh về
số lượng và chất lượng đàn lợn theo 02 hướng:
+ Phát triển đàn lợn theo hướng nạc, phát
triển đàn nái ngoại, đực ngoại và lợn nái lai F1 tại các huyện Sơn Dương, Yên
Sơn và một số xã của huyện Hàm Yên theo
hướng trang trại quy mô lớn, sử dụng thức ăn công nghiệp,
ứng dụng nhanh các công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào chăn
nuôi.
+ Phát triển đàn lợn theo hướng đặc sản,
lợn đen địa phương, lợn rừng lai tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình và
một số xã của huyện Hàm Yên. Sử dụng thức ăn tự phối trộn từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương
để hạ giá thành.
- Xây dựng, củng cố các cơ sở sản xuất tinh lợn và nâng cấp mạng lưới cung ứng dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
- Áp dụng chăn nuôi
theo biện pháp an toàn sinh học nhằm hạn chế dịch bệnh tăng cường công tác thú
y phòng chống dịch bệnh; đầu
tư xây dựng các cơ sở giết mổ
tập trung nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.
d) Chăn
nuôi gia cầm
- Tăng về số lượng và chất lượng đàn gia
cầm do có vòng quay chăn nuôi ngắn khai thác thế mạnh vườn đồi để phát triển
chăn nuôi gà thả vườn, phát triển chăn nuôi
vịt Bầu thả suối tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa.
- Chú trọng nâng cao chất lượng con giống
sản xuất ở nông hộ và trang trại; nhập các loại giống
ngoại tiên tiến phù hợp với địa phương để chăn nuôi.
- Thực hiện chăn nuôi an toàn mang tính
bền vững; xây dựng các Hợp tác xã chuyên ngành sản xuất gia cầm khép kín trên
cơ sở gắn kết chặt chẽ
giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị
trường. Hợp tác xã tổ chức liên kết giữa các hộ để quy mô phát triển theo nhu cầu xã
hội mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro và liên
kết với các doanh nghiệp để có đầu ra cho sản phẩm ổn định, tham gia vào chương
trình bán lẻ gia cầm giá cao.
- Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn
sinh học, áp dụng quy trình chăn nuôi tốt (VietGAHP, global GAP...), thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sử dụng đệm lót sinh học, áp dụng một
số kiểu chuồng nuôi tiên tiến nhằm tăng năng suất, dễ khống chế và kiểm soát dịch bệnh.
2.2.2. Đối với vật nuôi tiềm năng: Nuôi ong lấy mật
- Tăg nhanh đàn ong lấy mật nhằm khai thác lợi thế địa phương miền núi, đặc biệt là lượng mật keo dồi dào.
- Phát triển Hợp
tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ, Hiệp hội nuôi ong của tỉnh, đầu tư áp
dụng công nghiệp tiên tiến trong chế biến, bảo quản, đặc biệt là trong thủy phần
mật ong; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm để xuất khẩu.
3. Các giải pháp
3.1. Công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và quán
triệt chủ trương nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững. Lồng ghép trong Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Khuyến nông, hội nghị và sinh hoạt
chuyên đề đến toàn thể cán bộ, đảng
viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận
cao trong cả hệ thống chính trị, cán bộ chuyên môn,
quản lý nhà nước các cấp, các doanh nghiệp và người nông dân. Từng bước thay
đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát
sang phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng tập
trung hàng hóa quy mô lớn, gắn với việc phát
triển các vật nuôi chủ lực và vật nuôi theo hướng đặc sản,
tạo thương hiệu, tổ chức lại sản xuất kết nối thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi theo
hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, VietGAHP; ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới
hóa trong sản xuất
chăn nuôi; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
làm công tác khuyến nông, để mỗi
người cán bộ khuyến nông thực sự là cầu nối giữa khoa học kỹ thuật
và người chăn nuôi.
3.2.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi; tăng cường quản lý giám sát,
nâng cao hiệu lực quản lý nước đối với quy
hoạch.
- Triển khai thực
hiện tốt các Quy
hoạch đã ban hành: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012-2020, quy hoạch Nông thôn mới; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời những nội dung phù hợp vào
quy hoạch để khi triển khai thực hiện ở địa phương sát với thực tế sản xuất chăn nuôi, phù hợp
với định hướng phát triển cây, con chủ lực, gắn với quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch kinh tế - xã hội
nhằm phát huy hết lợi thế của từng vùng, miền.
- Trong quá trình thực hiện các quy hoạch
ngành, lĩnh vực cần có sự đánh giá, điều chỉnh lại một số
quy hoạch về nông nghiệp (trồng trọt), lâm nghiệp (rừng trồng) ... để chuyển
đổi những vùng đất sản xuất kém hiệu quả chuyển sang quy
hoạch chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu: Trồng ngô,
sắn, ... đáp ứng nhu cầu cung ứng thức ăn cho chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu
cây trồng theo hướng tăng nguồn nguyên
liệu làm thức ăn chăn nuôi. Du nhập một số giống cây thức ăn năng suất, chất lượng
cao, giống có ưu thế lai và áp dụng quy trình canh tác thâm canh để tăng thêm nguồn thức ăn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc,
chỉ đạo, giám sát việc triển khai thực hiện các quy hoạch chăn nuôi ở địa phương; cần có sự kết hợp hài hòa giữa quy hoạch của địa phương,
quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng Trung tâm sản xuất giống vật
nuôi tỉnh Tuyên Quang (phát triển đàn vật nuôi giống gốc).
3.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ
vào sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi
a) Đối với
chăn nuôi thâm canh, trang trại tập trung: Nhằm đáp ứng nhu
cầu thực phẩm chính cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất đi
tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lớn, góp phần hạn chế thực
phẩm nhập khẩu;
- Giống: Sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao, tạo ra khối lượng
hàng hóa lớn, đồng nhất sản phẩm:
+ Đối với lợn: Sử dụng đực Duroc Pietran,
PiDu ... tạo con lai 3 máu hoặc 4 máu ngoại, tỷ lệ nạc
trong thân thịt cao; chỉ sử dụng 1-2 công thức lai để
đồng nhất sản phẩm. Sử dụng lợn nái ngoại cho
vùng thấp như Sơn Dương, Yên Sơn; sử dụng các giống Móng Cái, lợn đen địa phương cho các huyện
vùng cao.
+ Đối với giống
trâu: Bình tuyển chọn lọc những cá thể trâu đực, trâu cái
tốt để ghép đôi giao phối, sử dụng tinh trâu cọng
rạ (trâu nội hoặc trâu Murah) để cải tạo đàn trâu cho địa phương; đào tạo đội
ngũ dẫn tinh viên, hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ công tác thụ tinh nhân
tạo. Coi việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho
trâu là khâu đột phá trong sản xuất trâu hàng hóa.
+ Đối với bò: Sử dụng tinh của bò thịt
cao sản (Charolaise Droughtmaster, BBB...) tạo bò thịt chất lượng cao 3/4 máu ngoại bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; nhập vào địa bàn những bò đực tốt dòng Zebu để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương
thuộc các huyện vùng cao.
+ Đối với gia
cầm: Tăng cường công tác chọn lọc, lai tạo đối với gia cầm,
đặc biệt là các giống gia cầm mang tính đặc sản.
- Công nghệ nuôi: Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về chuồng trại như chuồng lạnh, chuồng kín ... tăng năng suất, giảm thiểu dịch bệnh. Đẩy mạnh
việc thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi
tốt đối với lợn thịt, gà (VietGahp) nhằm đảm bảo năng suất chất lượng và
an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thức ăn: Áp dụng công nghệ vi sinh (EM)
trong thức ăn để tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, an toàn vệ
sinh thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thú y: Ứng dụng
các biện pháp quản lý, cảnh báo dịch bệnh; xây dựng kế hoạch
phòng, chống dịch bệnh hàng năm; khuyến khích xây dựng
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh.
- Giết mổ, chế biến sản phẩm: Khuyến
khích xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, hoặc giết mổ, chế biến gắn
với chăn nuôi phù hợp với quy hoạch của
địa phương; Xây dựng thương hiệu, đăng ký chất
lượng sản phẩm. Áp dụng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
b) Đối với chăn nuôi gia trại,
nông hộ
- Sử dụng giống lai,
giống địa phương có giá trị kinh tế cao
tạo thương hiệu sản phẩm đặc trưng
như bò lai Zêbur, gà địa phương thả vườn, vịt cỏ, vịt Minh Hương...
- Công nghệ nuôi: Áp dụng quy trình chăn
nuôi an toàn sinh học, khép kín, cùng vào-cùng ra; áp dụng các yếu tố chăn nuôi công nghiệp vào
chăn nuôi gia trại nông hộ như chuồng lồng, chuồng sàn;
máng ăn, máng uống tự động ...
- Thức ăn: Khuyến khích áp dụng kỹ thuật
tự phối chế thức ăn theo công thức nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn (lúa, gạo, ngô, sắn ...). Áp dụng kỹ thuật bảo quản, chế biến nâng cao giá trị sử dụng các phụ phẩm
nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn.
- Môi trường: Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, có hố ủ; sử dụng chế phẩm sinh học (EM)
để xử lý chất thải, khử mùi hôi trong chuồng trại. Ứng dụng đệm lót sinh học với chăn nuôi lợn thịt, gà …; sử dụng Biogas cho những hộ nuôi quy mô từ 10-30 con lợn.
- Thú y: Tăng cường hệ thống quản lý,
giám sát, dự tính dự báo dịch bệnh; đề xuất cảnh báo và thực hiện các biện pháp
khống chế dịch phù hợp; tiếp tục tập
trung trong công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định,
tạo môi trường thuận lợi phát triển chăn nuôi; đẩy mạnh
việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông sản phẩm chăn nuôi.
- Giết mổ, chế
biến sản phẩm: Quản lý chặt chẽ các điểm giết mổ, cơ sở chế biến nhỏ,
thủ công trong tuân thủ quy trình vệ sinh thú y, sơ chế,
giết mổ, thiết bị chế biến hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Phấn đấu đến năm 2020, mỗi huyện, thành phố có ít nhất một cơ
sở giết mổ tập trung theo đúng quy định.
c) Về cơ giới hóa trong các
khâu chăn nuôi
- Chuồng trại, trang thiết bị: Đầu tư
xây dựng hệ thống chuồng nuôi kín, chuồng lồng, chuồng sàn, hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con (điều tiết nhiệt bằng hệ thống điện trong chuồng nuôi); hệ
thống máng ăn, vòi uống tự động.
- Thức ăn: Đẩy mạnh sử dụng máy
chế biến thức ăn đa năng nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. Đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), dây chuyền sản xuất thức ăn (TMF) để
sản xuất thức ăn cho bò thịt, bò sữa.
- Giết mổ, chế biến: Ứng dụng các dây
chuyền, công nghệ giết mổ hiện đại, tiên tiến (Dây chuyền giết mổ gia cầm bán tự
động công nghệ Thái Lan; dây chuyền giết mổ lợn của Công ty Vissan....) đảm bảo VSTY, vệ sinh ATTP.
3.4. Củng
cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản
lý trong chăn nuôi; mở rộng liên kết vùng
và trong khu vực
- Duy trì và đẩy mạnh phát triển các hình
thức liên kết trong sản xuất: Liên kết giữa người sản xuất chăn nuôi hình thành các Tổ hợp tác,
HTX; liên kết giữa doanh nghiệp và các HTX, tổ hợp tác và các trang trại theo chuỗi giá trị; liên
kết giữa các xã, huyện có điều kiện tương đồng về địa hình tự nhiên hình thành liên kết vùng để phát
triển nhanh, bền vững, tạo ra khối lượng sản phẩm chăn
nuôi hàng hóa lớn.
- Thành lập và phát triển các HTX kiểu
mới dựa trên liên kết các tổ nhóm sản xuất, tập trung khép
kín các khâu từ sản xuất con giống, chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các trang trại, HTX,
doanh nghiệp chăn nuôi.
- Tạo hành lang pháp lý để khuyến khích,
thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung gắn với bảo quản, chế biến sản phẩm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.
- Khuyến khích các cơ sản xuất, trang
trại, HTX đăng ký sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đăng ký sản xuất theo
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm
gắn với công tác xúc tiến thương mại,
quảng bá sản phẩm và thực hiện kiểm soát thú y, vệ sinh an
toàn chăn nuôi ngay từ cơ sở sản xuất;
- Tập trung thu hút liên kết tạo thành
chuỗi sản phẩm khép kín để cung cấp thịt an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị
trường Hà Nội.
a) Đối với chăn nuôi lợn
- Đối với chăn nuôi trang trại: Tiếp tục
xây dựng, phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp đúng quy hoạch đã phê duyệt; tăng số
lượng và quy mô các trang trại liên kết với các doanh
nghiệp như: DaBaCo, Sao Việt, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam... theo chuỗi sản phẩm. Gắn kết các trang trại thành vùng
chăn nuôi tập trung hàng hóa lớn, xây dựng chỉ dẫn địa lý,
tạo thương hiệu sản phẩm để tăng giá trị, hướng đến xuất khẩu.
- Đối với chăn nuôi gia trại, nông hộ:
Tổ chức phát
triển theo hướng hình thành các HTX, tổ hợp tác
chăn nuôi, cộng đồng làng xã chăn nuôi an toàn dịch bệnh
tạo ra sản phẩm lớn kết nối với việc giết mổ ở các cơ sở tập trung, hoặc liên
kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
- Hình thành mối liên kết vùng sản xuất
chăn nuôi lợn hàng hóa quy mô lớn tại các địa phương thuộc vùng phía nam của
tỉnh.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống
vật nuôi tỉnh để phát triển và nuôi giữ đàn giống gốc (giống cấp ông bà) nhằm sản xuất con giống; đồng thời tổ chức thực hiện chuỗi giá trị phát triển chăn nuôi
lợn, phát huy hoạt động các tổ nhóm,
tổ chức sản xuất con giống siêu nạc thương phẩm cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi.
b) Đối với chăn nuôi trâu, bò
- Sản xuất trâu giống: Phát triển theo hình thức trang trại, gia trại,
lựa chọn những vùng có lợi thế để phát
triển đàn trâu, hỗ trợ tư vấn khuyến khích thành lập các
tổ nhóm chăn nuôi trâu cái sinh sản, đưa trâu đực giống tốt để
lai tạo đàn trâu, từng bước thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo để sản xuất trâu giống, chất lượng tốt cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi.
- Chăn nuôi trâu, bò thịt:
+ Phát triển theo hình thức gia trại,
nông hộ nuôi nhốt, bán thâm canh, thâm canh; hình thành cộng
đồng chăn nuôi trâu, bò thịt khép kín, phân khúc theo từng giai đoạn sinh trưởng,
phát triển nhằm tạo ra lượng sản phẩm
hàng hóa lớn ổn định, xây dựng chỉ dẫn địa lý, kết nối thị
trường tiêu thụ.
+ Hỗ trợ hình thành các HTX, tổ hợp tác
chăn nuôi bò thịt khép kín theo chuỗi giá trị từ cung ứng con giống, quy trình kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm; thông qua hệ thống thương lái kết nối với
thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
+ Hình thành mối liên kết vùng trong sản
xuất: vùng trung du, miền núi và vùng đồng bằng.
- Chăn nuôi bò sữa: Phát triển theo hình
thức chăn nuôi trang trại công nghiệp.
c) Đối với chăn nuôi gia cầm
- Chăn nuôi gia cầm trang trại
+ Tăng số lượng và quy mô trang trại
chăn nuôi gà thịt công nghiệp liên kết với doanh nghiệp;
hỗ trợ xây dựng các trang trại chăn nuôi gà thả vườn liên
kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
+ Phát triển các trang trại chăn nuôi
vịt thịt, vịt trứng bán công nghiệp kết hợp chăn thả có kiểm soát tại các vùng lợi thế, với quy mô trên 2.000 con/trang trại.
- Chăn nuôi gia cầm
gia trại: Khuyến khích phát triển gia trại
chăn nuôi gà thả vườn đồi kết hợp trồng cây lâm nghiệp,
cây ăn quả; hình thành liên kết vùng chăn nuôi gà ở vùng đồi, tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với chỉ dẫn địa lý. Tạo mối liên
kết trên cơ sở hình thành các tổ hợp tác,
HTX chăn nuôi gia cầm; tập trung sản xuất
để cung cấp cho thị trường nhất là tập trung cho các thành phố lớn trong và
ngoài tỉnh.
3.5.
Tăng cường cải cách thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các
cơ chế, chính sách
a) Đối với các chính sách của Trung ương: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính
sách hiện có như:
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014
của Thủ Tướng Chính
phủ Quyết định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2015-2020.
- Nghị định số: 55/2015/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của các
chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn.
b) Cơ chế, chính sách của tỉnh:
Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện tốt công tác rà soát để làm
cơ sở cho việc tham mưu điều chỉnh, bổ sung các chính sách để phát triển chăn nuôi, trước mắt tập trung tổ chức thực hiện, tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn ngay tại cơ sở như:
- Nghị Quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên
Quang về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với
một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND
ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về
cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế trang sách cho hội viên nông dân
trên địa bàn tỉnh vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi (trâu,
bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite theo Quyết
định số 30/2012/QĐ-UBND
ngày 28/12/2012 và Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày
21/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang.
- Chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”.
3.6. Nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư cho sản xuất chăn nuôi
- Huy động các nguồn
lực cho thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu là
lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách
Trung ương vốn từ các chương trình
dự án, vốn sự nghiệp khoa học, vốn từ nguồn ngân sách địa phương, vốn tín dụng vốn doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân,
vốn hợp pháp khác.
- Tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ
trong nước và quốc tế qua các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông
thôn như: Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Dự án TNSP do IFAD tài
trợ, Dự án VIE/035... nhằm thu hút nguồn lực vào lĩnh vực
chăn nuôi.
3.7. Thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai, khuyến khích dồn đổi, tích tụ ruộng đất để phát triển các vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa tập trung
- Tăng cường công
tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định,
rà soát phân bổ quỹ đất sử dụng cho phù hợp với các quy
hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án, dự án sản xuất hàng hóa, phát triển các
vùng chuyên canh, chế biến hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
- Ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng
đất để sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi, ngành nghề lợi thế, hiệu quả, bền vững
gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng
công nghệ cao, đặc biệt là trong khâu giết mổ, gắn với quy hoạch nông thôn mới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp và người
nông dân thực hiện việc góp vốn cổ phần, liên kết sản xuất bằng đất đai; dồn
đổi, tích tụ ruộng, đất tạo vùng sản xuất
chăn nuôi tập trung. Rà soát, điều chỉnh và tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào phát triển vật nuôi chủ lực, có
lợi thế của tỉnh theo vùng quy hoạch.
3.8. Tăng
cường xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và quản lý chất lượng sản
phẩm nâng cao giá trị gia tăng
- Củng cố, xây dựng các Hiệp hội ngành
hàng, khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đối với hình thức chăn
nuôi liên kết; duy trì thị trường tiêu thụ truyền thống
(nội tiêu); xúc tiến thương mại, thông qua hệ thống
thương lái tìm kiếm, kết nối thị trường tiềm năng. Tập trung việc cung cấp thịt
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường Hà Nội.
- Tổ chức hội thảo các tác nhân ngành
hàng tại các huyện giữa các tổ nhóm, HTX dịch vụ chăn nuôi
với các tác nhân thu gom, giết mổ trong và ngoài tỉnh để các
bên cung cấp thông tin về quy mô, kế hoạch sản xuất,
nhu cầu thu mua, yêu cầu của thị trường
với từng loại gia súc và xây dựng mối quan hệ giữa các tác
nhân. Đồng thời hỗ trợ tổ, nhóm hộ chăn nuôi, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh & chiến lược tiếp cận
thị trường.
a) Đối với tiêu thụ lợn
- Tổ chức lại hộ thương lái, hộ thu gom
lớn theo hướng hình thành HTX, Tổ hợp tác để bao tiêu sản phẩm cho các trang
trại chăn nuôi tự chủ, gia trại và nông hộ, kết nối với thị trường các thành phố lớn.
- Duy trì thị trường tiêu thụ truyền thống
(nội tỉnh) như chợ, nhà hàng …; nâng
cấp xây dựng lại các cơ sở giết mổ
tập trung, tổ chức lại các điểm giết mổ hợp lý, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y
để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sau
giết mổ.
- Tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm thịt lợn
ở các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Trung Quốc …; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa
tỉnh Tuyên Quang với các thành phố lớn.
b) Đối với tiêu thụ trâu, bò
- Rà soát, lập danh sách các thương lái
đang hoạt động thu mua, bao tiêu sản phẩm trâu, bò thịt; xây
dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm phát triển thành hệ thống,
làm đầu mối đáng tin cậy thu mua, tiêu thụ sản phẩm,
kết nối với thị trường lớn.
- Đối với thị trường tiêu thụ nội tỉnh:
Tăng cường thanh, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm
đối với các cơ sở, điểm giết mổ; hạn chế giết mổ nhỏ lẻ trong nông hộ.
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường tiêu dùng
trong và ngoại tỉnh đối với sản phẩm trâu, bò thịt, sử
dụng công thức lai trâu, bò thịt chất lượng phù hợp, tăng nhu
cầu tiêu thụ, tạo ra sản phẩm đặc trưng.
- Liên kết với các nhà hàng trong và ngoài
tỉnh để cung cấp sản phẩm phục vụ việc chế biến các món ăn đặc sản từ thịt trâu.
c) Đối với tiêu thụ gia cầm
- Xây dựng và phát triển thương hiệu vịt
bầu Minh Hương, vịt Bầu Tuyên Quang.
- Tạo điều kiện khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư, phát triển và bao tiêu sản phẩm chăn nuôi gà trang trại thả vườn
đồi liên kết.
- Xây dựng các chuỗi khép kín sản xuất
các sản phẩm thịt, trứng gia cầm có tiêu chuẩn phù hợp với thị trường tiêu thụ
trong và ngoài tỉnh.
- Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa
lý, đăng ký thương hiệu sản phẩm gà thả vườn đồi, tạo ra địa chỉ tin cậy đối
với người tiêu dùng.
- Quy hoạch các điểm giết mổ, khu vực
bán thịt, trứng gia cầm tại các chợ truyền thống, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ các hộ thu
gom, hộ thương lái lớn thu mua gà gia trại thả vườn đồi, để kết nối với thị trường
ngoại tỉnh, bước đầu tạo động lực cho thương hiệu gà Tuyên
Quang ngày càng phát triển.
- Liên kết với các nhà hàng trong và ngoài
tỉnh để chế biến các món ăn đặc sản vịt bầu Minh Hương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chi cục Chăn nuôi, thú y
- Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT
chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành
chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương triển khai
thực hiện Kế hoạch hành động này.
- Tăng cường tham mưu trong công tác giống,
kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh; xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn
dịch bệnh.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện
hàng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch thuộc lĩnh vực chăn nuôi khi cần thiết.
Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện.
2. Chi cục Phát triển nông thôn
Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh đối với những vật nuôi, ngành
nghề truyền thống có lợi thế, giá trị kinh tế có sức cạnh
tranh cao và đáp ứng yêu cầu thị trường.
Hướng dẫn các huyện, trang trại chăn nuôi,
cơ sở giết mổ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chăn nuôi đặc trưng,
đẩy mạnh việc đưa hàng hóa lên sàn giao dịch.
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, thu hút
liên kết hợp tác xã sản xuất chăn nuôi
theo chuỗi giá trị.
3. Trung tâm Khuyến nông
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội
dung theo kế hoạch Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, trong đó nhấn
mạnh đến tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến toàn thể cán bộ đơn vị;
- Hướng dẫn người dân về quy trình kỹ
thuật sản xuất cho vật nuôi, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, các sản
phẩm chủ lực, tổng kết
nhân rộng.
- Bố trí cán bộ trực tiếp tham gia xây
dựng, tổ chức lại sản xuất ở các xã.
4. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Tái cơ cấu
lĩnh vực chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
- Triển khai xây dựng, rà soát, điều chỉnh
quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập
trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành. Tăng cường
phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác chỉ
đạo, phát triển sản xuất; có cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương gắn kết
với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến
khích phát triển sản xuất kịp thời và hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để
thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn: Phòng
Tài chính, Kế hoạch, Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Khuyến nông... tổ chức
tuyên truyền thực hiện nội dung kế hoạch tái cơ cấu, các
chương trình Nghị quyết, đến toàn thể các hộ dân để người dẫn nắm được và tham gia thực hiện.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, thành lập các nhóm chung sở thích,
tổ hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi; lựa chọn vật nuôi phù hợp với
điều kiện của địa phương và nhu cầu của
thị trường.
- Tuyên truyền, vận
động, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chăn nuôi, giết mổ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi, giao, thuê đất để phát triển
chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ và trồng cây thức ăn cho gia súc.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp, chế
độ thông tin báo cáo; đề xuất các nội
dung cần chỉnh sửa, bổ sung trong kế hoạch cho phù hợp với
thực tế; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để thúc đẩy phong trào
lao động sản xuất.
5. Các Doanh nghiệp trong lĩnh
vực chăn nuôi
Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính
sách của nhà nước và nội dung Tái cơ cấu lĩnh vực chăn
nuôi tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững giai đoạn 2015-2020. Đẩy mạnh liên kết,
liên doanh trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến
thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để
nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
6. Chế độ thông tin báo cáo
- Đề nghị UBND các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng
quý, hàng năm kết quả thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn
nuôi về sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục
Chăn nuôi, thú y) để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
- Giao cho Chi cục Chăn nuôi, thú y theo
dõi, đôn đốc hướng dẫn, tổng hợp kết quả
thực hiện, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành liên quan.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, những khó khăn, vướng mắc bất cập phát sinh các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và PTNT để tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Cục Chăn nuôi (Báo cáo);
- Cục Thú y (Báo cáo);
- UBND tỉnh (Báo cáo);
- Giám đốc (Báo cáo);
- Các thành viên Ban chỉ đạo Đề
án TCC
- UBND các huyện, thành phố;
- Các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc sở;
- Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện;
- Phòng kinh tế thành phố;
- Trang thông tin điện tử
- Các phó Giám đốc sở;
- Lưu VT, CN.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Mạnh Cường
|