Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ

Số hiệu: 35/2011/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 20/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 35/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHAI THÁC, TẬN THU GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về đối tượng, điều kiện, trình tự thủ tục khai thác, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng trồng và các loài thực vật trùng tên với các loài gỗ, lâm sản ngoài gỗ nêu trên trong phạm vi cả nước.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các doanh nghiệp, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh ngành nghề lâm nghiệp (gọi tắt chủ rừng là tổ chức).

b) Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các chủ rừng không thuộc đối tượng tại điểm a khoản 2 Điều này (gọi tắt chủ rừng là hộ gia đình).

c) Các cơ quan nhà nước; các cá nhân, doanh nghiệp không phải là chủ rừng có liên quan đến hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chặt bài thải: là chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cây phẩm chất xấu, cây không phù hợp với mục đích kinh doanh rừng.

2. Phát luỗng rừng: là việc phát dây leo, cây bụi trước khai thác.

3. Vệ sinh rừng: là việc băm dập cành, ngọn, xử lý cây chống chày, cây đổ gãy trong quá trình khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu gỗ.

4. Địa danh khai thác: là tên lô, khoảnh, tiểu khu rừng.

5. Lóng gỗ: là một phần được cắt ra từ cây gỗ theo hai mặt cắt ngang.

6. Gỗ khô mục, lóc lõi: là cây gỗ bị chết đã khô, mục hoặc còn lại phần lõi của cây gỗ.

7. Khai thác chính: là việc chặt hạ gỗ nhằm lợi dụng lượng tăng trưởng của rừng để đạt mục đích kinh tế là chính, nhưng phải đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án khai thác.

8. Gỗ lớn: là những lóng, khúc gỗ có đường kính bình quân từ 25 cen ty mét (viết tắt là cm) và chiều dài từ một mét (viết tắt là m) trở lên.

9. Gỗ nhỏ: là những lóng, khúc gỗ có kích thước không thuộc quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư này.

10. Bãi gom: là nơi tập trung gỗ trong khu khai thác.

11. Luân kỳ khai thác: là khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau đối với khai thác chọn, mà trữ lượng rừng tại thời điểm khai thác lần sau tối thiểu bằng trữ lượng rừng khi đưa vào khai thác ở lần trước liền kề.

12. Rừng trồng tập trung: là những khu rừng trồng, nếu trồng tách biệt với các khu rừng khác thì phải có diện tích tập trung từ 0,5 ha trở lên và có dải cây rừng chiều rộng tối thiểu 20 m với từ 3 hàng cây trở lên.

13. Lâm sản ngoài gỗ trong Thông tư này chỉ giới hạn là các loại thực vật rừng.

14. Đơn vị tư vấn: là các tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện việc thiết kế khai thác rừng.

15. Khai thác hạn chế: là khai thác một loài cây không được vượt quá hai mươi phần trăm (sau đây viết tắt là 20%) trữ lượng hoặc 30% số cá thể của loài cây đó trong khu khai thác.

16. Cường độ khai thác: được tính theo tỷ lệ phần trăm (viết tắt là %) giữa trữ lượng của những cây gỗ chặt trong lô so với tổng trữ lượng rừng của lô đó tại thời điểm thiết kế.

17. Chủ rừng: là các tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng .

18. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm: là hình thức khai thác có thể thực hiện một năm một lần hoặc nhiều năm một lần theo các quy định tại Thông tư này.

19. Thuyết minh thiết kế khai thác: là bản mô tả về tình hình cơ bản của khu khai thác, biện pháp kỹ thuật thực hiện; khối lượng, chủng loại sản phẩm khai thác, tận thu và hệ thống bảng biểu chi tiết về các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác rừng (theo phụ lục 1 đính kèm).

20. Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: là bản mô tả một số thông tin về địa danh, diện tích, khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản khai thác, tận thu; thời gian hoàn thành (theo phụ lục 2 đính kèm).

21. Bản đăng ký khai thác: là văn bản hành chính thông thường để gửi đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai thác gỗ và lâm sản (theo phụ lục 3 đính kèm)

Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ

1. Thực hiện đúng địa danh, diện tích, chủng loại lâm sản do cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc đã đăng ký.

2. Phải có biện pháp đảm bảo tái sinh rừng, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng phòng hộ của rừng.

3. Khi khai thác các loại thực vật nguy cấp, quý hiếm nhóm Ia, IIa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt là Nghị định 32/NĐ-CP).

Đối với thực vật rừng nhóm IIa ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác hạn chế và cũng phải thực hiện các thủ tục quy định ở Thông tư này.

4. Việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ chỉ thực hiện trên diện tích đã được cấp có thẩm quyền cho thuê, giao, tạm giao để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép.

5. Khối lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ sau khai thác, tận thu chủ rừng hoặc đơn vị khai thác được nghiệm thu theo thực tế, trừ trường hợp đã có quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Đối tượng rừng và lâm sản được khai thác, tận thu

1. Rừng gỗ và rừng hỗn giao gỗ với tre nứa là rừng tự nhiên.

Nếu áp dụng phương thức khai thác phục vụ cho nhu cầu hàng năm thì đối tượng được xác định theo phương án khai thác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp áp dụng phương thức khai thác chính thì phải là rừng chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng được phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác và phải đảm bảo các tiêu chí sau:

a) Trữ lượng gỗ tối thiểu phải đạt:

Rừng lá rộng thường xanh 150 mét khối trên một héc ta (sau đây viết tắt là m3/ha).

Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá 130 m3/ha.

Rừng khộp 110 m3/ha.

Rừng lá kim 130m3/ha.

Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa 80 m3/ha.

b) Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.

c) Đường kính cây gỗ khai thác đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét (sau đây viết tắt là D1.3m) tối thiểu phải đạt: nhóm I và II: 45 cm, nhóm III đến nhóm VI: 40 cm, nhóm VII và VIII: 35 cm. Riêng đối với cây gỗ họ dầu trong rừng rụng lá (rừng khộp) là 35 cm.

2. Rừng trồng.

a) Đối với rừng trồng sản xuất: Được xác định tuỳ theo loài cây, phù hợp mục đích kinh doanh rừng, do chủ rừng tự quyết định.

b) Đối với rừng trồng phòng hộ: Rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ theo quy định tại Điều 28 Quy chế quản lý rừng, ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt Quyết định 186/2006/QĐ-TTg).

3. Rừng tre nứa thuần loại và hỗn giao với gỗ là rừng tự nhiên: phải là rừng thành thục công nghệ hoặc đạt độ tàn che từ 0,7 trở lên.

4. Đối tượng khai thác tận dụng:

a) Cây gỗ bao gồm cả gốc, rễ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác.

b) Cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích thực hiện các biện pháp lâm sinh (cải tạo, nuôi dưỡng, tỉa thưa, làm giàu rừng, chuyển hoá rừng giống, khai hoang trồng rừng) trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

c) Cây gỗ, bao gồm cả gốc, rễ và lâm sản ngoài gỗ khi khai thác phục vụ yêu cầu nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề lâm nghiệp.

d) Cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ bị chết đứng, chết khô, chết cháy trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

e) Cây gỗ và lâm sản trên nền các tuyến đường vận xuất, vận chuyển gỗ, làm kho bãi được phê duyệt trong hồ sơ thiết kế khai thác chính hàng năm.

5. Đối tượng tận thu:

Là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ còn nằm trên đồng ruộng, sông suối, hồ đập trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ khu bảo vệ nghiêm ngặt).

6. Việc khai thác, tận thu các loài thực vật trùng tên với các loài gỗ, lâm sản ngoài gỗ và những khúc, lóng, gốc, rễ, cành nhánh gỗ với mọi kích thước nằm ngoài khu vực quy hoạch cho lâm nghiệp các tổ chức, cá nhân tự quyết định (trừ trường hợp chính quyền địa phương hoặc công đồng dân cư thôn có quy định khác). Sau khi khai thác, tận thu xong, báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) biết về địa điểm, khối lượng, chủng loại để xác nhận làm căn cứ để lưu thông, tiêu thụ.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ RỪNG VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

Điều 5. Xây dựng phương án điều chế rừng

Chủ rừng là tổ chức có khai thác rừng theo phương thức khai thác chính phải xây dựng Phương án điều chế rừng hoặc Phương án quản lý rừng bền vững (sau đây gọi tắt là phương án điều chế rừng).

1. Nội dung xây dựng: Theo hướng dẫn về xây dựng phương án điều chế rừng, phương án quản lý rừng bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thủ tục trình duyệt: Chủ rừng là tổ chức gửi một (01) bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, Phương án điều chế rừng, hệ thống bản đồ kèm theo.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.

Điều 6. Xây dựng phương án khai thác

1. Chủ rừng là hộ gia đình có khai thác rừng theo phương thức khai thác chính, khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu hàng năm từ rừng tự nhiên phải xây dựng phương án khai thác.

a) Nội dung xây dựng: Theo hướng dẫn về xây dựng phương án khai thác cho hộ gia đình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Thủ tục trình duyệt: Chủ rừng là Hộ gia đình gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện). Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, phương án khai thác, hệ thống bản đồ kèm theo.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

2. Chủ rừng là tổ chức nếu không đủ điều kiện khai thác chính theo phương án điều chế rừng, nhưng có nhu cầu khai thác gỗ không vì mục đích thương mại thì xây dựng phương án khai thác trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

MỤC 2: KHAI THÁC, TẬN THU GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỐI VỚI CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC

Điều 7. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

1. Điều kiện: Có phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Giao kế hoạch: Căn cứ kế hoạch sản lượng hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo sản lượng khai thác cho từng địa phương, trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch khai thác cho các chủ rừng.

3. Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác.

a) Lập, thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác: Thực hiện theo hướng dẫn về thiết kế khai thác chọn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác, bản đồ khu khai thác, phiếu bài cây khai thác, biên bản thẩm định thiết kế khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

4. Tổ chức khai thác: Chủ rừng là tổ chức tự khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng để khai thác, nhưng phải thực hiện theo quy định như sau:

a) Phát dây leo, cây bụi, mở đường vận xuất, vận chuyển, xây dựng bãi gỗ theo đúng giấy phép và hồ sơ thiết kế khai thác được phê duyệt.

b) Chặt hạ đúng những cây có dấu búa bài chặt, cây bài thải. Chiều cao gốc chặt cao nhất (tính từ mặt đất) tối đa không vượt quá 1 lần đường kính trên mặt cắt của gốc cây còn lại. Trường hợp gốc có bạnh vè được phép chặt trên bạnh vè.

c) Thời gian vệ sinh rừng sau khai thác: Phải hoàn thành chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc hoặc hết thời hạn khai thác.

d) Thực hiện những yêu cầu kỹ thuật khác theo đúng quy định trong Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (gọi tắt QPN 14-92) ban hành theo Quyết định số 200/QĐ.KT ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

5. Nghiệm thu sản phẩm

Gỗ đã chặt hạ được cắt ngọn, vận xuất ra bãi gom, chủ rừng hoặc đơn vị khai thác ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, lập bảng kê lâm sản, đo đếm tính toán khối lượng. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế (tính cho toàn bộ khu khai thác) so với khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa là 15%. Trường hợp, vượt lớn hơn 15%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế làm rõ nguyên nhân, xác nhận, sau đó mới được phép nghiệm thu khối lượng gỗ vượt.

6. Quản lý khu rừng sau khai thác

a) Khi hoàn thành hoặc hết thời hạn khai thác, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đánh giá tại thực địa.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra và việc khắc phục, xử lý những thiếu sót (nếu có), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đóng rừng sau khai thác.

c) Khi có Quyết định đóng rừng sau khai thác, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi khu rừng theo quy định của Quy phạm QPN 14-92 và Quyết định số 186/QĐ-TTg.

Điều 8. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại

1. Phương thức khai thác

a) Đối với rừng sản xuất: do chủ rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng tiếp theo.

b) Đối với rừng phòng hộ:

Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây trên một héc ta (viết tắt là cây/ha), nếu không đủ thì phải để lại cây phù trợ đảm bảo mật độ quy định như đối với cây trồng chính.

Khi rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ theo quy định tại Điều 28 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, được khai thác chọn với cường độ tối đa là 20%, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6 hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau, với tổng diện tích khai thác hàng năm không vượt quá 2/10 diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ và sau khai thác phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng kế tiếp đối với băng, đám đã khai thác.

Băng khai thác phải song song với đường đồng mức, có chiều rộng tối đa là 50 m đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 30 m đối với rừng có cấp độ phòng hộ rất xung yếu; Đám khai thác có diện tích tối đa là 02 ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ xung yếu và 01 ha đối với rừng có cấp độ phòng hộ rất xung yếu.

2. Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thực địa để thu thập số liệu, xây dựng bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1: 5.000 hoặc tỷ lệ 1: 10.000 và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

3. Phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác:

Chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ rừng là tổ chức không thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác và bản đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép tối đa là 12 tháng kể từ khi ban hành.

Điều 9. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ

1. Phương thức khai thác: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.

2. Thiết kế khai thác: Thực hiện như khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

3. Đăng ký khai thác: Chủ rừng tự phê duyệt thiết kế khai thác và gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, quyết định phê duyệt thiết kế khai thác, thuyết minh thiết kế khai thác và bản đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo quyết định đã phê duyệt.

Điều 10. Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.

1. Cường độ khai thác: Đối với rừng sản xuất tối đa là 70% số cây, bụi; đối với rừng phòng hộ tối đa là 30% số cây, bụi.

2. Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để viết thuyết minh thiết kế khai thác và xây dựng sơ đồ vị trí khu khai thác.

3. Đăng ký khai thác: Chủ rừng tự phê duyệt thiết kế khai thác và gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, quyết định phê duyệt thiết kế khai thác, thuyết minh thiết kế khai thác và sơ đồ vị trí khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo quyết định đã phê duyệt.

Điều 11. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác.

1. Điều kiện: Phải được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử rừng sang mục đích khác.

2. Đơn vị được khai thác: Sau khi được phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển sang mục đích khác và chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục đền bù theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác.

3. Thiết kế khai thác: Chủ rừng hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép khai thác tự làm hoặc thuê tư vấn phát ranh giới khu khai thác tận dụng, xây dựng bản đồ tỷ lệ 1: 5.000 hoặc tỷ lệ 1: 10.000; thu thập số liệu và viết thuyết minh thiết kế khai thác. Sau khi hoàn thành báo với Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã kiểm tra thực tế hiện trường lập biên bản xác nhận.

4. Cấp phép khai thác: Chủ rừng hoặc đơn vị khai thác gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng, văn bản giao nhiệm vụ khai thác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã, thuyết minh thiết kế khai thác và bản đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác. Thời hạn khai thác theo đăng ký của chủ rừng hoặc đơn vị khai thác, nhưng phải đảm bảo thời gian giải phóng mặt bằng và được ghi trong giấy phép khai thác.

Điều 12. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, hay các hoạt động khai thác lâm sinh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề

1. Điều kiện khai thác:

a) Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh:

Đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại: phải có hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ: Chủ rừng tự xây dựng và phê duyệt hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh.

b) Khai thác phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: phải có kế hoạch đào tạo, dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác:

Căn cứ hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh; dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thực địa thu thập số liệu, đóng búa bài cây đối với những cây rừng tự nhiên được phép khai thác có D1.3m từ 25 cm trở lên, và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

3. Đăng ký khai thác:

a) Đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại:

Chủ rừng thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ rừng không thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh hoặc kế hoạch đào tạo, hoặc dự án, hay đề cương nghiên cứu khoa học và bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan có thẩm quyền không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.

b) Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ đăng ký như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác tận dụng theo hồ sơ đăng ký.

Điều 13. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh

Trường hợp không tận thu sản phẩm do chủ rừng tự quyết định, nếu có tận thu sản phẩm thì thực hiện như sau:

1. Đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại:

a) Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, khảo sát tại thực địa, xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

b) Cấp phép khai thác tận dụng, tận thu: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, bản thuyết minh thiết kế, sơ đồ khu khai thác tận dụng, tận thu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác tận dụng, tận thu và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

2. Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ:

a) Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

 Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì được khai thác theo đăng ký.

Điều 14. Khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)

1. Các loại lâm sản có trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại:

a) Thiết kế khai thác, tận thu: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, đánh giá tại thực địa để thu thập số liệu, xây dựng sơ đồ khu khai thác, tận thu và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

b) Cấp phép khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác và sơ đồ khu khai thác, tận thu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

2. Các loại lâm sản không quy định tại khoản 1 Điều này.

a) Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác: Thực hiện như điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Điều 15. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm

1. Điều kiện khai thác: Có phương án khai thác rừng được phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Số cây khai thác:

Số cây khai thác tối đa là: L = N.n (cây). Trong đó:

L là số cây được khai thác tối đa trong một lần;

N là số cây được phép khai thác bình quân hàng năm theo phương án khai thác đã được phê duyệt;

n là thời gian cách nhau giữa 2 lần khai thác liền kề nhau (n tính bằng số năm).

3. Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn đánh giá tại thực địa để thu thập số liệu, đóng dấu búa bài cây đối với số cây khai thác đã xác định tại khoản 2 của Điều này và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

Sau khi hoàn thành, chủ rừng báo Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra tại thực địa, nếu đúng đối tượng rừng, địa danh, diện tích và số cây đã xác định tại khoản 2 Điều này thì lập biên bản xác nhận.

4. Cấp phép khai thác:

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác, biên bản xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

5. Thực hiện khai thác, nghiệm thu sản phẩm: Chủ rừng tự quyết định. Khối lượng gỗ được nghiệm thu theo kích thước thực tế của số cây được phép khai thác ghi trong giấy phép.

MỤC 3: KHAI THÁC, TẬN THU GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỐI VỚI CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH

Điều 16. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

Khuyến khích các chủ rừng là hộ gia đình áp dụng phương thức khai thác chính theo quy định tại Điều này, trong trường hợp không đủ điều kiện để khai thác chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.

1. Điều kiện khai thác: Có phương án khai thác rừng được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này..

2. Giao kế hoạch: Căn cứ thông báo sản lượng khai thác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch khai thác cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ phương án khai thác của các chủ rừng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch khai thác theo địa bàn xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo chi tiết khối lượng gỗ được khai thác cho các chủ rừng.

3. Thiết kế khai thác: Thực hiện theo hướng dẫn về thiết kế khai thác chọn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Cấp phép khai thác:

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác, biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

5. Tổ chức khai thác: Thực hiện như khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

6. Nghiệm thu sản phẩm: Gỗ đã chặt hạ được cắt ngọn, vận xuất ra bãi gom, chủ rừng hoặc đơn vị khai thác ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, lập bảng kê lâm sản, đo đếm tính toán khối lượng. Sai số cho phép (tính cho toàn bộ khu khai thác) giữa tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế so với khối lượng gỗ được cấp phép khai thác tối đa là 15%. Trường hợp, khối lượng gỗ vượt lớn hơn 15%, chủ rừng báo cáo kiểm lâm địa bàn kiểm tra làm rõ nguyên nhân, xác nhận, sau đó mới được phép nghiệm thu khối lượng gỗ vượt.

7. Quản lý khu rừng sau khai thác: khi hoàn thành hoặc hết thời hạn khai thác, chủ rừng báo cáo Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã kiểm tra đánh giá tại thực địa. Căn cứ kết quả kiểm tra và việc khắc phục, xử lý những thiếu sót (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định đóng rừng sau khai thác. Sau khi có quyết định đóng rừng, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi khu rừng theo quy định.

Điều 17. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm

1. Điều kiện khai thác: Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

2. Số cây khai thác: Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 thông tư này

3. Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn đánh giá tại thực địa để thu thập số liệu, đóng dấu búa bài cây đối với số cây khai thác đã xác định tại khoản 2 của Điều này và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

Sau khi hoàn thành, chủ rừng báo kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã kiểm tra tại thực địa, nếu đúng đối tượng rừng, địa danh, diện tích và số cây đã xác định tại khoản 2 Điều này thì lập biên bản xác nhận.

4. Cấp phép khai thác: Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này.

5. Thực hiện khai thác, nghiệm thu sản phẩm: Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Thông tư này..

Điều 18. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại

1. Phương thức khai thác: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.

2. Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

3. Cấp phép khai thác:

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, bản thuyết minh thiết kế khai thác, sơ đồ vị trí khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để theo dõi. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

Điều 19. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ

1. Phương thức khai thác: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.

2. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

3. Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.

Điều 20. Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán

1. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thu thập số liệu và lập bảng dự kiến khai thác.

2. Đăng ký khai thác: Thực hiện như khoản 3 Điều 19 Thông tư này.

Điều 20. Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

1. Cường độ khai thác: Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để lập sơ đồ khu khai thác và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

3. Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sơ đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.

Điều 22. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác

1. Điều kiện: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 của Thông tư này

2. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn phát ranh giới, lập sơ đồ khu khai thác tận dụng, thu thập số liệu và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác. Sau khi hoàn thành báo kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã kiểm tra thực tế hiện trường lập biên bản xác nhận.

3. Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng, biên bản xác nhận kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã, bảng dự kiến sản phẩm khai thác và sơ đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.

Điều 23. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh

1. Đối với rừng tự nhiên

a) Lập bảng dự kiến khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh; đóng búa bài cây đối với những cây gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác có D1.3m từ 25 cm trở lên; lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác. Sau khi hoàn thành báo kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã xác nhận.

b) Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.

2) Đối với rừng trồng

a) Lập bảng dự kiến khai thác: Thực hiện như điểm a khoản 1 của Điều này, trừ nội dung đóng búa bài cây.

b) Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ đăng ký như quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này .

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.

Điều 24. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh

Trường hợp không tận thu sản phẩm, do chủ rừng tự quyết định, nếu có tận thu sản phẩm thì thực hiện như sau:

1. Đối với gỗ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại.

a) Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, khảo sát thực địa, xây dựng sơ đồ khu khai thác và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác, tận thu: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sơ đồ khu khai thác Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký.

2. Đối với gỗ rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ

a) Lập bảng kê sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.

Điều 25. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)

1. Các loại lâm sản có trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại

a) Thiết kế khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, đánh giá tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

b) Cấp phép khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác, sơ đồ khu khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

2. Các loại lâm sản không quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Lập bảng dự kiến khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, đánh giá tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác: Thực hiện như điểm b khoản 2 Điều 24 Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác

1. Thực hiện đúng các thủ tục về khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã quy định trong Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác, thuyết minh thiết kế khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác và những văn bản liên quan do mình xây dựng, đăng ký, báo cáo, hoặc đề nghị.

3. Tự tổ chức kiểm tra các hoạt động khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra những vi phạm trong khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc do mình đăng ký.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33, Chương III của Thông tư này. Mẫu báo cáo theo quy định tại phụ lục 4,5 đính kèm.

Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã được quy định trong Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc xác nhận các thủ tục và kết quả kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện của các chủ rừng, đơn vị khai thác trên địa bàn xã.

3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh nếu để xảy ra vi phạm trên địa bàn xã.

4. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng, đơn vị khai thác trong lĩnh vực khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

5. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của các chủ rừng, đơn vị khai thác, nếu để xẩy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

6. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33, Chương III của Thông tư này. Mẫu báo cáo theo quy định tại phụ lục 6 đính kèm.

Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa huyện đã quy định trong Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc xác nhận các thủ tục, cấp phép khai thác và kết quả kiểm tra, giám sát trong quá trình khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện.

3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh nếu để xảy ra vi phạm trên địa bàn huyện.

4. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng trong lĩnh vực khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

5. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết hoặc không cho phép Uỷ ban nhân cấp xã thực hiện thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nếu chủ rừng, đơn vị khai thác để xẩy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

6. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33, Chương III của Thông tư này. Mẫu báo cáo theo quy định tại phụ lục 7 đính kèm.

Hạt kiểm lâm huyện, các phòng chức năng của huyện giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 29. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh được quy định trong Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

3. Giao kế hoạch khai thác chính gỗ rừng tự nhiên cho các tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, nếu để xẩy ra vi phạm trong khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh.

5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết hoặc không cho phép Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho các chủ rừng để xẩy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

6. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33, Chương III của Thông tư này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 30. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh đã quy định trong Thông tư này.

2. Hướng dẫn chi tiết về những nội dung các mẫu biểu và các văn bản khác có liên quan đến thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã quy định trong Thông tư này để thống nhất áp dụng tại địa phương.

3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về tính chính xác trong việc phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của các tổ chức và giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do mình thực hiện.

4. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã không thực hiện thủ tục khai thác, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho các chủ rừng để xẩy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

5. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33, Chương III của Thông tư này. Mẫu báo cáo theo quy định tại phụ lục 8 đính kèm.

Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều này.

Điều 31. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên phạm vi toàn quốc đã quy định trong Thông tư này.

2. Tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch khai thác chính gỗ rừng tự nhiên hàng năm trên phạm vi cả nước.

3. Thông báo chỉ tiêu sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

4. Hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình và quản lý công tác khai thác rừng của các địa phương

5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết hoặc yêu cầu Uỷ ban nhân cấp tỉnh không thực hiện thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với các chủ rừng để xẩy ra vi phạm hoặc không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

6. Xử lý những công việc phát sinh trong lĩnh vực khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo thẩm quyền được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Điều 32. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm

1. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh đã quy định trong Thông tư này.

2. Kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của các chủ rừng, đơn vị khai thác để kịp thời đề xuất hoặc xử lý theo quy định.

3. Thực hiện việc xác nhận nội dung trong bảng kê sản phẩm; khối lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ khai thác, tận thu theo quy định trong Thông tư này để làm cơ sở cho việc lưu thông tiêu thụ.

Điều 33. Chế độ báo cáo

1. Trình tự báo cáo kết quả khai thác rừng.

a) Cán bộ lâm nghiệp và kiểm lâm địa bàn báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã.

b) Chủ rừng là tổ chức, đơn vị khai thác báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị quản lý trực tiếp cấp trên (đối với tổ chức không thuộc tỉnh)

c) Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hạt Kiểm lâm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

f) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Kỳ báo cáo kết quả khai thác rừng.

a) Các chủ rừng là tổ chức, kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã báo cáo vào ngày 20 hàng tháng.

b) Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo vào ngày 25 hàng tháng.

c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo vào ngày 30 của tháng thứ 3 trong từng Quý.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hàng năm.

3. Nội dung báo cáo kết quả khai thác rừng.

a) Khai thác, tận thu gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng: Tổng khối lượng khai thác trong kỳ báo cáo ……..m3 (khai thác chính......m3, khai thác tận dụng.....m3, tận thu.....m3), phân ra cụ thể như sau: Khối lượng gỗ đã chặt hạ, khối lượng gỗ đã nghiệm thu đóng búa kiểm lâm, khối lượng gỗ đã tiêu thụ (kể cả khối lượng đã nhập xưởng chế biến của đơn vị)

b) Khai thác lâm sản khác ngoài gỗ: chủng loại, khối lượng lâm sản khai thác, khối lượng lâm sản đã tiêu thụ (cây, tấn hoặc m3).

c) Đánh giá tình hình thực hiện quy trình, quy phạm trong khai thác, nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 34. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này thay thế Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

2. Những quy định trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủ tục khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái với Thông tư này thì không còn hiệu lực thi hành.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn Phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban chỉ đạo Tây Nguyên;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh,
 thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN & PTNT;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TCLN10.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 35/2011/TT-BNNPTNT

Hanoi, May 20, 2011

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON LOGGING AND FULL EXPLOITATION OF TIMBER AND NON-TIMBER FOREST PRODUCTS

Pursuant to the Law on environmental protection dated December 03, 2004;

Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2008/NĐ-CP dated January 03, 2008 defining functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2009/NĐ-CP dated September 10, 2009 amending Article 3 of the Government’s Decree No. 01/2008/NĐ-CP dated January 03, 2008 defining functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 23/2006/NĐ-CP dated March 03, 2006 providing for the implementation of the Law on forest protection and development;

Pursuant to the Decision No. 186/2006/QĐ-TTg dated August 14, 2006 of the Prime Minister promulgating the regulation on forest management;

The Ministry of Agriculture and Rural Development provides for following guidance on logging and full exploitation of timber and non-timber forest products:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope of regulation: This circular provides for entities, requirements, order and procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products from the natural forest and planted forest, and plants having the same names as the aforesaid timber and non-timer forest products in the whole country.

2. Regulated entities:

a) Forest owners include forestry companies, afforestation yards, the management boards of protective forests and special-use forests, and co-operatives whose business lines include forestry (hereinafter referred to as the organizations).

b) Forest owners include households, individuals, hamlet communities and other forest owners that are not defined in point a Clause 2 herein (hereinafter referred to as the households).

c) State authorities; individuals and enterprises who are not the forest owners relating to extraction of timber and non-timer forest products.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, these terms are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Clearing the undergrowth refers to the cutting of lianas and shrubs prior to the logging.

3. Forest clean-up refers to the chopping of branches and tops of the trees, and handling of trapped trees or other trees fell down or broken in the course of primary logging, salvage logging and full exploitation of timber.

4. Locations of logging refer to names of lots, plots or sub-sectors.

5. Timber section is cut from the tree according to two vertical surfaces.

6. Dry and rotten timber and core refer to dry and rotten dead trees or core of the tree.

7. Primary logging refers to process of felling the trees down to take the advantage of the forest growth for obtaining economic purposes provided that such logging must ensure the sustainable development and use of forests as defined in the project of forest regulation or project of sustainable forest management or logging project.

8. Large timber refers to timber sections or logs with average diameter from 25cm and length from 1m.

9. Small timber refers to timber sections or logs whose dimensions are not defined in Section 8, Article 2 of this Circular.

10. Timber yard is a place storing the entire volume of timber in logging area.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Concentrated planted forests must have concentrated area from 0.5ha and the range of planted trees is 20m in width and has at least 3 rows of trees if such planted forests are separated from the other forests.

13. In this circular, non-timer forest products refers to the limitation of forest plants.

14. Consulting units include organizations permitted to carry out the design of logging by the law.

15. Limited logging refers to the logging of a plant species in which the logging volume shall not exceed twenty percent (hereinafter referred to as 20%) of reserves or 30% of total plants of such species in the logging area.

16. Logging intensity is based on the percentage (hereinafter referred to as %) of the reserves of the trees felled in the lot compared with total reserves of such lot at design time.

17. Forest owners include organizations and households that are allocated or leased forests or land for afforestation from the State for engaging in forest production and business in accordance with the Law on forest protection and development.

18. Logging in natural forests to serve annual demand refers to a method of logging in which the logging may be executed under a cycle of every year or several years as regulated in Circular.

19. Logging design statement is a document describing the basic situation of the logging area, logging techniques; volume and species of logged and fully exploited products and detailed tables on forest logging technical standards (according to Annex 1 herewith).

20. List of products to be logged describes the information on location, area, volume, species of timber and other forest products to be logged and fully exploited; completion timeframe (according to Annex 2 herewith).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Principles and requirements for logging and full exploitation of timber and non-timber forest products

1. The logging is executed in consistent with location, area and species of forest products which have been registered or permitted to execute the logging by the competent authorities.

2. It’s required the methods of forest regeneration to limit bad influence on environment and protective capacity of forests.

3. The logging of endangered, rare and valuable plant species of heading Ia, IIa must comply with the Government’s Decree No. 32/2006/NĐ-CP dated March 30, 2006 on management of endangered, rare and valuable forest plants and animals (hereinafter referred to as the Decree No. 32/NĐ-CP).

Forest plants of heading IIa shall be subject to limited logging, except for special-use forests, and such logging must comply with the procedures stated in this Circular.

4. Logging and full exploitation of timber and non-timber forest products are executed in the area which is leased, allocated or temporarily allocated for management and use in accordance with the law or permitted by the people’s committees of central-affiliated provinces or cities (hereinafter refer to as the provincial people’s committee).

5. The forest owner or logging unit can check and take over the volume of logged and fully exploited timber and non-timer forest products according to actual status, except for the cases regulated in this Circular.

Article 4. Subjects of forests and forest products to be logged and fully exploited

1. Timber forests and mixed forests of bamboos and timber trees are natural forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The primary logging is applied to the forests which have never been or have been logged and regenerated for at least one logging cycle and the following criteria must be satisfied:

a) Minimum reserves must be:

Evergreen broadleaf forest: 150 cubic meters per one hectare (hereinafter referred to as m3/ha).

Semi-deciduous broadleaf woody plant forest: 130 m3/ha.

Dipterocarp forest: 110 m3/ha

Coniferous forest: 130 m3/ha

Mixed forests of bamboos and timber trees: 80 m3/ha.

b) Reserves of trees whose diameter level is suitable for the logging in lot must larger than 30% of total reserves of such lot.

c) Diameter of the logged trees which is measured at 1.3m above from the ground (hereinafter referred to as D1.3m) is specific: heading I and II: 45cm, from heading III to heading VI: 40cm, heading VII and VIII: 35 cm. Regarding the trees in the family dipterocarpaceae in deciduous forest (Dipterocarp forest), diameter will be 35cm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Planted production forests: The forest owners shall decide the logging for each plant species in accordance with the forest commercial purposes.

b) Protective forests must meet protective standards as regulated in Article 8 of Regulation on forest management which is promulgated under Decision No. 186/2006/QĐ-TTg dated August 14, 2006 of the Prime Minister (hereinafter referred to as the Decision No. 186/2006/QĐ-TTg).

3. Pure bamboos forests and mixed forests of bamboos and timber trees are natural forests that reach technical rotation or have canopy level as 0.7 and above.

4. Subjects of salvage logging:

a) Woody plants including foots and roots and non-timer forest products in area which the site clearance is executed for construction of works or serving other purposes.

b) Woody plants and non-timer forest products in the area where the silvicultural techniques are applied (forest improvement cutting, forest intermediate cutting, thinning of forest, forest riches, transformation of forests for breeding purposes, reclaiming for afforestation) in production forests, protective forests and special-use forests (except for strictly protected zones).

c) Woody plants including foots and roots and non-timer forest products which are logged to serve for scientific research and forestry vocational training.

d) Woody plants and non-timer forest products which are standing dead trees, dry dead trees or burnt trees in production forests, protective forests and special-use forests (except for strictly protected zones).

e) Woody plants and forest products located in timber exit and transport routes and area of building timber yards as approved in annual primary logging design documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dry and rotten trees, logs, sections and barks, core and burnt timber; branches, tops, foots and roots of the trees and other non-timer forest products which are still located in field, river, stream, lake and dam in production forests, protective forests and special-use forests (except for strictly protected zones).

6. Organizations and individuals shall make decision on logging and full exploitation of plants having the same names with timber and non-timer forest products and logs, sections, foots, roots and branches of the trees with any dimension outside the area planned for forestry (except for the cases regulated by the local competent authorities or hamlet communities). After the logging and full exploitation, reports on location, volume and species of logging shall be submitted to the people’s committee of commune/ward/townlet (hereinafter referred to as the communal people’s committee) for confirmation and using as grounds for consumption.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

SECTION 1: ESTABLISHMENT OF PROJECT OF FOREST REGULATION AND LOGGING PROJECT

Article 5: Establishment of project of forest regulation

The forest owners who carry out the logging under the primary logging must establish the Project of forest regulation or Project of sustainable forest management (hereinafter referred to as the project of forest regulation).

1. Contents of establishment: According to the Ministry of Agriculture and Rural Development’s guidance on establishment of the project of forest regulation and project of sustainable forest management.

2. Procedures for approval: The forest owner shall send one (01) set of application to the Service of Agriculture and Rural Development. The application includes Letter of request, project of forest regulation and attached map system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the project and return approving results to the forest owner.

Article 6: Establishment of logging project

1. The forest owners who are households and carry out the logging under the primary logging or logging of timber of natural forests to serve annual demand must establish the logging project.

a) Contents of establishment: According to the Ministry of Agriculture and Rural Development’s guidance on establishment of the logging project for households.

b) Procedures for approval: The forest owner who is the household shall send one (01) set of application to the people’s committee of district, town or provincial city (hereinafter referred to as the district people’s committee). The application includes Letter of request, logging project and attached map system.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the district people’s committee shall approve the logging project and return approving results to the forest owner.

2. If the forest owner who is an organization is unqualified for primary logging according to the project of forest regulation but has demand for non-commercial logging, the forest owner shall establish the logging project and submit it to the Service of Agriculture and Rural Development as regulated in Clause 2 Article 5 of this Circular.

SECTION 2: LOGGING AND FULL EXPLOITATION OF TIMBER AND NON-TIMBER FOREST PRODUCTS OF FOREST OWNER WHO IS AN ORGANIZATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Requirements: Have an approved project of forest regulation or project of sustainable forest management as regulated in Clause 2 Article 5 of this Circular.

2. Assignment of plan: Basing on the plan on annual volume approved by the Prime Minister, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall notify the logging volume to each province, and basing on such notice, the provincial people’s committee shall assign the logging plans to forest owners.

3. Order and procedures for granting permit of logging.

a) Prepare and verify the logging design documents: Carry out the guidance on selective logging design of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Approve design documents and grant permit of logging: The forest owner sends 01 set of application to the Service of Agriculture and Rural Development. The application includes the letter of request, logging design statement, map of the logging area, trees marking slip and minutes on appraisal of logging design.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the design application, grant permit of logging and return approving results to the forest owner. The permit of logging shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

4. Logging organization: The forest owner that is an organization can self-organize the logging or enter into a contract for logging with a logging unit in accordance with the following regulations:

a) Clear lianas and shrubs, clear the way for exit or transport of timber, build the timber yard in accordance with the permit and approved logging design documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Period for forest clean-up after the logging: The forest clean-up must be finished within 15 days as of the ending or expiry date of the logging.

d) Perform other technical requirements as stated in the Regulations on forest solutions applicable to timber and bamboos production forests (hereinafter referred to as QPN 14-92) promulgated under Decision No. 200/QĐ.KT dated March 31, 1993 of the Ministry of Forestry (presently, Ministry of Agriculture and Rural Development).

5. Acceptance of products

The trees are felled, then delimbed and topped, and brought to the timber yard. The forest owner or the logging unit shall record the order number at the beginning of the timber sections, prepare the list of forest products and calculate total volume of forest products. Total volume of actually exploited timber (calculated for the entire logging area) compared with the permitted volume of logging shall not exceed 15%. In case such volume exceeds 15%, the forest owner shall report to the Service of Agriculture and Rural Development for carrying out an actual inspection for verifying reasons and confirmation, and then, the exceeding volume of timber shall be checked and taken over.

6. Forest management after the logging

a) When the logging is finished or the timeframe for logging expires, the forest owner shall report to the Service of Agriculture and Rural Development to carry out the inspection and assessment on the site.

b) Basing in the inspection results and actions taken against shortcomings (if any), the Service of Agriculture and Rural Development shall decide to close the forest gate after the logging.

c) When the decision on closing the forest gate after the logging is promulgated, the forest owner must carry out methods for management, protection and regeneration of the forest area as regulated in the Regulation No. QPN 14-92 and Decision No. 186/QĐ-TTg.

Article 8. Logging of concentrated planted forest by using state budget and non-refundable aids

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Production forest: The forest owner shall decide the method of logging. If the clearcutting is applied, new afforestation shall be executed in the next afforestation season.

b) Protective forests:

When the protective forest canopy is closed, the logging of supporting trees is executed provided that density of primary trees must be ensured at least 600 trees per one hectare (hereinafter referred to as tree/ha). Failing to meet the aforesaid requirement, the supporting trees shall not be felled and shall be considered as primary trees to ensure the required density.

When all standards of protective forest are satisfied as regulated in Article 28 of Decision No. 186/2006/QĐ-TTg, the selective logging shall be applied with maximum logging intensity as 20% provided that the forest canopy level after the logging is above 6.6 or clearcutting in block or alternating patch shall be applied provided that total area after annual logging shall not exceed 2/10 of the area of the planted forest which meets protective standards and after the logging, a new afforestation of logged blocks or patches shall be immediately executed in the next afforestation season.

The logged block must be parallel to the contour with maximum width of 50m (applicable to important protective forests) or 30m (applicable to important protective forests); the area of logged patch shall not exceed 02ha (applicable to important protective forests) or 01ha (applicable to very important protective forests).

2. Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate the site for collecting figures and establishing the map of logging area with scale 1:5,000 or 1:10,000 and preparing the logging design statement.

3. Approving the application and granting permit of logging.

The forest owner who is a provincial organization shall send 01 set of the application to the Service of Agriculture and Rural Development. The forest owner who is not a provincial organization shall send 01 set of the application to the higher-level managing authority. The application includes the letter of request, logging design statement and the logging area map.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the authorities receiving the application shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Logging of concentrated planted forest by using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state

1. Methods of logging: As regulated in section 1, Article 8 of this Circular.

2. Logging design: As regulated in section 2, Article 8 of this Circular.

3. Registration for logging: The forest owner shall himself approve the logging design and send 01 set of the application to the communal people’s committee for registration. The application includes the registration form of logging, decision on approving the logging design, logging design statement and the map of the logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the communal people’s committee, the forest owner shall conduct the logging upon the approved decision.

Article 10. Logging of bamboos in production forests and protective forests which are natural forests

1. Longing intensity shall not exceed 70% of the number of trees and brushwood (applicable to the production forests) and 30% of the number of trees and brushwood (applicable to the protective forests).

2. Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for preparing the logging design statement and establishing the location diagram of the logging area.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the Service of Agriculture and Rural Development, the forest owner shall conduct the logging upon the approved decision.

Article 11. Salvage logging in the site clearance area for building works or being used for other purposes.

1. Requirements: The competent authorities must give permission on changing the using purpose of the forest into building the works or using for other purposes.

2. Permitted logging unit: After a permission on changing the using purpose of the forest into building the works or using for other purposes has been granted and the investor has completed all compensation procedures as regulated, the provincial people’s committee shall assign the forest owner or the logging unit to conduct the salvage logging.

3. Logging design: The forest owner or the unit permitted by the provincial people’s committee to conduct the logging shall himself prepare or hire a consulting unit to determine the boundary of the area of salvage logging and establish the map with scale 1:5,000 or 1:10,000; collect figures and prepare the salvage logging design statement. After the salvage logging design statement is finished, it shall be submitted to the regional forester or communal forest officer to carry out an actual inspection on the site and prepare minutes of verification.

4. Granting permit of salvage logging: The forest owner or the salvage logging unit sends 01 set of application to the Service of Agriculture and Rural Development. The application includes the letter of request, permit of the competent authorities on change of the using purpose of the forest into building the works or using for other purposes, letter of assignment of salvage logging granted by the provincial people's committee, minutes of verification of the regional forester or communal forest officer, the salvage logging design statement and map of salvage logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner or the logging unit to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the application, grant permit of salvage logging and return results to the forest owner or the logging unit. The timeframe of salvage logging shall comply with the registration of the forest owner or the logging unit provided that such timeframe must ensure the period for site clearance and be specified in the permit of salvage logging.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Requirements for salvage logging:

a) Salvage logging executed in the course of implementation of silvicultural techniques:

As for natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids: design documents or silvicultural project approved by the competent authorities are required.

As for planted forests using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state: the forest owner shall himself establish and approve the design documents or silvicultural project.

b) Salvage logging executed to serve training affairs and scientific research: the training plans, scientific research project or outline approved by the competent authorities are required.

2. Establishment of the list of logged products:

Basing on design documents or the silvicultural project; the scientific research project or outline or the training plans approved by the competent authorities, the forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate the site, collect figures and give hammer on trees with D1.3m above 25cm permitted to fell in the natural forest and prepare the list of products to be logged.

3. Registration for logging:

a) As for natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the authorities receiving the application shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the salvage logging from the authorities receiving the application, such salvage logging shall be executed in accordance with registered documents.

b) As for planted forest by using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state: The forest owner sends 01 set of the application to the communal people’s committee. The application shall comply with Point a Section 3 of this Article.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 5 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the salvage logging from the communal people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the salvage logging in accordance with registered documents.

Article 13. Salvage logging of standing dry or burnt dead trees, broken trees and full exploitation of laying timber, foots, roots and branches

The forest owner shall himself make decision on whether the full exploitation is executed or not. The full exploitation must comply with the following regulations:

1. As for natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids:

a) Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for establishing the diagram of the exploitation area and preparing the exploitation design statement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the application, grant permit of salvage logging or full exploitation and return results to the forest owner. The permit shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

2. As for planted forest by using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state:

a) Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site and establish the list of products to be logged.

b) Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the communal people’s committee for registration. The application includes the registration form for logging and the list of products to be logged.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 5 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the communal people’s committee, the forest owner shall conduct the registered logging.

Article 14. Logging, full exploitation of non-timer forest products and bamboos in natural forests (except for strictly protected zones of special-use forests)

1. Types of products in the CITES list and pipe resin in natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Granting permit of logging: The forest owner sends 01 set of application to the Service of Agriculture and Rural Development. The application includes the letter of request, logging design statement and diagram of the logging, full exploitation area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the application, grant permit of logging and return results to the forest owner. The permit shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

2. Types of forest products which are not stated in section 1 of this Article.

a) Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site and establish the list of products to be logged.

b) Registration for logging: As regulated in point a section 2 Article 13 of this Circular.

Article 15. Logging in natural forests serving annual demand

1. Requirements for logging: Have an approved forest logging project as regulated in Clause 2 Article 6 of this Circular.

2. Quantity of logged trees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

L is maximum quantity of trees logged in one logging session;

N is annual average number of trees logged under the approved logging project;

n is distance between 2 consecutive logging sessions (unit of n is year(s)).

3. Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to appraise the site for collecting figures, giving the hammer on trees to be logged as defined in Clause 2 of this Article and preparing the logging design statement.

After completion, the forest owner shall report the local forest ranger sector to check the site and prepare minutes of verification if all requirements on subject of forest, location, area and the number of trees defined in Clause 2 of this Article are satisfied.

4. Granting permit of logging:

The forest owner shall send 01 set of the application to the Service of Agriculture and Rural Development. The application includes the letter of request, selective logging design statement, trees marking slip and minutes of verification made by the local forest ranger sector.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the Service of Agriculture and Rural Development shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the Service of Agriculture and Rural Development shall approve the application, grant permit of logging and return results to the forest owner; and send results to the district people’s committee, local forest ranger sector and the communal people’s committee. The permit shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SECTION 3: LOGGING AND FULL EXPLOITATION OF TIMBER AND NON-TIMBER FOREST PRODUCTS OF FOREST OWNER WHO IS A HOUSEHOLD

Article 16. Primary logging in natural forests

The forest owner who is a household is encouraged to apply the primary method of logging as regulated in this Article. If failing in meeting requirements for primary logging, Article 17 of this Circular shall apply.

1. Requirements for logging: Have an approved forest logging project as regulated in Clause 1 Article 6 of this Circular.

2. Assignment of plan: Basing on the notice of the logging volume granted by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the provincial people’s committee shall assign the logging plan to district people’s committee. Basing on the logging project submitted by the forest owner, the district people’s committee shall assign the logging plan according to communal region and the communal people’s committee shall grant notice of detailed volume of logging timber to the forest owner.

3. Logging design: Carry out the guidance on selective logging design of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. Granting permit of logging:

The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee. The application includes the letter of request, selective logging design statement, trees marking slip and minutes of verification made by the local forest ranger sector or communal forest officer and the map of logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Logging organization: As regulated in section 4, Article 7 of this Circular.

6. Acceptance of products: The trees are felled, then delimbed and topped, and brought to the timber yard. The forest owner or the logging unit shall record the order number at the beginning of the timber sections, prepare the list of forest products and calculate total volume of forest products. Allowed tolerance (calculated for the entire logging area) of total volume of actually logged timber compared with the permitted volume of logging shall not exceed 15%. In case such volume exceeds 15%, the forest owner shall report to the regional forester for carrying out an actual inspection for verifying reasons and confirmation, and then, the exceeding volume of timber shall be checked and taken over.

7. Management of forest after the logging: When the logging is finished or the timeframe for logging expires, the forest owner shall report to the regional forester or communal forest officer to carry out the inspection and assessment on the site. Basing in the inspection results and actions taken against shortcomings (if any), the communal people’s committee shall report the district people’s committee to make decision on closure of forest gate after the logging. After the decision on closure of forest gate is granted, the forest owner must carry out methods for management, protection and regeneration of the forest as regulated.

Article 17. Logging in natural forests serving annual demand

1. Requirements for logging: As regulated in section 1, Article 16 of this Circular.

2. Quantity of logged trees: As regulated in section 2, Article 15 of this Circular.

3. Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to appraise the site for collecting figures, giving the hammer on trees to be logged as defined in Clause 2 of this Article and preparing the logging design statement.

After completion, the forest owner shall report the regional forester or communal forest officer to check the site and prepare minutes of verification if all requirements on subject of forest, location, area and the number of trees defined in Clause 2 of this Article are satisfied.

4. Granting permit of logging: As regulated in section 4, Article 16 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Logging of concentrated planted forest by using state budget and non-refundable aids

1. Methods of logging: As regulated in section 1, Article 8 of this Circular.

2. Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for establishing the diagram of the logging area and preparing the logging design statement.

3. Granting permit of logging:

The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee. The application includes the letter of request, logging design statement and the location diagram of the logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the district people’s committee shall approve the application, grant permit of logging and return results to the forest owner; and send notice to the communal people’s committee for following. The permit shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

Article 19. Logging of concentrated planted forest by using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state

1. Methods of logging: As regulated in section 1, Article 18 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the communal people’s committee for registration. The application includes the registration form for logging and the list of products to be logged.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 5 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the communal people’s committee, the forest owner shall conduct the registered logging.

Article 20. Logging of trees planted in family garden, farm and scattered planting trees

1. Establishment of list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate, collect figures and establish the list of products to be logged.

2. Registration for logging: As regulated in section 3, Article 19 of this Circular.

Article 21. Logging of bamboos in production forests and protective forests which are natural forests

1. Logging intensity: As regulated in section 1, Article 10 of this Circular.

2. Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for preparing the diagram of the logging area and establishing the list of products to be logged.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 5 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the communal people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the logging in accordance with registered documents.

Article 22. Salvage logging made in the site clearance area for building works or being used for other purposes

1. Requirements: As regulated in section 1, Article 11 of this Circular.

2. Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to determine the boundary of logging area, prepare the diagram of the salvage logging area, collect figures and establish the list of products to be logged. After the list of products to be logged is finished, it shall be submitted to the regional forester or communal forest officer to carry out an actual inspection on the site and prepare minutes of verification.

3. Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee. The application includes registration form for logging, paper of the competent authorities granting permission to change the using purpose of the forest into building works or using for other purposes, minutes of verification of the regional forester or communal forest officer, list of products to be logged and diagram of the logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the district people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the logging in accordance with registered documents.

Article 23. Salvage logging executed in the course of implementation of silvicultural techniques

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Establishment of list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to establish design documents or the silvicultural project; give hammer on trees with D1.3m above 25cm permitted to fell in the natural forest and prepare the list of products to be logged. After the list of products to be logged is finished, it shall be submitted to the regional forester or communal forest officer for verification.

Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee. The application includes registration form for logging, logging design or silvicultural project self-approved by the forest owner, list of products to be logged, certificate of regional forester or communal forest officer.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the district people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the logging in accordance with registered documents.

Planted forests

a) Establishment of list of products to be logged: As regulated in point a section 1 of this Article, except for hammer given on discard trees.

b) Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the communal people’s committee for registration. The application shall comply with Point a Section 1 of this Article.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 5 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the communal people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the logging in accordance with registered documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The forest owner shall himself make decision on whether the full exploitation is executed or not. The full exploitation must comply with the following regulations:

1. As for timber of natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids.

a) The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for preparing the diagram of the logging area and establishing the list of products to be logged.

b) Registration for logging, full exploitation: The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee. The application includes the registration form for logging, the list of products to be logged, diagram of the logging area.
Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, if there is no suggestion against the logging from the district people’s committee, the forest owner is eligible for carrying out the logging in accordance with registered documents.

2. As for timber of planted forest by using the capital self-invested by the forest owner or financed by the state

a) Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for establishing the list of products to be logged.

b) Registration for logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the communal people’s committee for registration. The application includes the registration form for logging and the list of products to be logged.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the communal people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Logging of non-timer forest products and bamboos in natural forests and planted forests (except for strictly protected zones of special-use forests)

1. Types of products in the CITES list and pipe resin in natural forests or planted forests by using state budget or non-refundable aids

a) Logging design: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site for establishing the diagram of the logging area and preparing the logging design statement.

b) Granting permit of logging: The forest owner shall send 01 set of the application to the district people’s committee for registration. The application includes the letter of request, logging design statement and diagram of the logging area.

Within 03 working days as of the receiving date of the application, if the application is invalid, the district people’s committee shall inform the forest owner to supplement documents as regulated.

Within 10 working days as of the receiving date of valid application, the district people’s committee shall approve the application, grant permit of logging and return results to the forest owner. The permit shall take effect within 12 months as of the date of promulgation.

2. Types of forest products which are not stated in section 1 of this Article:

a) Establishment of the list of products to be logged: The forest owner shall himself prepare or hire a consulting unit to investigate and verify the site and establish the list of products to be logged.

b) Registration for logging: As regulated in point a section 2 Article 24 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 26. Responsibilities of forest owners and logging units

1. Carry out procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products regulated in this Circular.

2. Bear responsibilities before the law for the accuracy of logging design documents, logging design statement, list of products to be logged and relevant documents which they have themselves prepared, registered, reported or requested.

3. Inspect operations of logging and full exploitation of timber and non-timber forest products. Bear responsibilities before the law for any violations in the area which is permitted by the competent authorities or registered.

4. Comply with the report policy as regulated in Article 33, Chapter III of this Circular. Forms of reports shall apply annex 4, 5 herewith.

Article 27. Responsibilities of communal people’s committee

1. Comply with its duties and powers in the course of receiving and solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in the communal area as regulated in this Circular.

2. Bear responsibilities before the law for the accuracy of certification of procedures and results of inspecting the execution of forest owners and logging units in communal area.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Send proposal to the district people’s committee for timely solving difficulties and questions of the forest owners and logging units when carrying out the logging and full exploitation of timber and non-timer forest products.

5. Suspend operations and refuse to resolve procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products of forest owners if they have violations in logging or fail in carrying out report policies as regulated.

6. Comply with the report policies as regulated in Article 33, Chapter III of this Circular. Forms of reports shall apply annex 6 herewith.

Regional foresters and communal forest officers shall assist the Chairperson of the communal people’s committee in fulfilling duties prescribed in this Article.

Article 28. Responsibilities of district people’s committee

1. Comply with its duties and powers in the course of receiving and solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in the district area as regulated in this Circular.

2. Bear responsibilities before the law for the accuracy of certification of procedures, issuance of permit of logging and results of inspecting the execution of logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in district area.

3. Bear responsibilities before the Chairperson of the provincial people’s committee for any violation in the district area.

4. Send proposal to the provincial people’s committee for timely solving difficulties and questions of the forest owners when carrying out the logging and full exploitation of timber and non-timer forest products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Comply with the report policies as regulated in Article 33, Chapter III of this Circular. Forms of reports shall apply annex 7 herewith.

District forest ranger sector and functional departments shall assist the Chairperson of the district people’s committee in fulfilling duties prescribed in this Article.

Article 29. Responsibilities of provincial people’s committee

1. Comply with its duties and powers in the course of solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in the provincial area as regulated in this Circular.

2. Bear responsibilities and direct the district and communal people’s committees and other state managing agencies to protect and develop forests in localities.

3. Deliver plans of primary logging of natural forests to organizations and district people’s committee according to the notice of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. Bear responsibilities before the Prime Minister for any violations in logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in the provincial area.

5. Direct the inspection affairs of Service of Agriculture and Rural Development, the communal and district people’s committees in solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products. Suspend operations and refuse to resolve or not grant permission to the district and communal people’s committees, and provincial functional agencies to carry out procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products if the forest owners or logging units have violations in logging or fail in carrying out report policies as regulated.

6. Comply with the report policies as regulated in Article 33, Chapter III of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Responsibilities of Service of Agriculture and Rural Development

1. Comply with its duties and powers in the course of receiving and solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in province as regulated in this Circular.

2. Provide detailed guidance on contents of forms and other documents relating to the procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products regulated in this Circular for unanimous application in localities.

3. Bear responsibilities before the provincial people’s committee, the Minister of Agriculture and Rural Development and before the law for the accuracy in the course of approving the design documents for primary logging in natural forests submitted by organizations and service’s resolution of procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products.

4. Inspect the communal and district people’s committees in solving and taking actions against procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products. Suggest the provincial people’s committee or request the district and communal people’s committees not to carry out procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products if the forest owners have violations in logging or fail in carrying out report policies as regulated.

5. Comply with the report policies as regulated in Article 33, Chapter III of this Circular. Forms of reports shall apply annex 8 herewith.

Forestry department and forest ranger sub-department shall assist the Director of Service of Agriculture and Rural Development to carry out duties prescribed in this Article.

Article 31. Responsibilities of Vietnam Administration of Forestry

1. Comply with its duties and powers in the course of receiving and solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in the whole country as regulated in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Send notice of annual targets of logging volume of natural forests to authorities of central-affiliated provinces and cities upon the approval of the Prime Minister.

4. Provide guidelines for Service of Agriculture and Rural Development on contents for approving design documents and issuing license for primary logging in natural forests. Annually, inspect the execution of processes and management of forest logging of localities.

5. Request the Minister of Agriculture and Rural Development to suspend operations and refuse to resolve or request the provincial people’s committee not to carry out procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products of forest owners who have violations in logging or fail in carrying out report policies as regulated.

6. Take actions against arisen affairs in logging and full exploitation of timber and non-timber forest products within the scope authorized by the Minister of Agriculture and Rural Development.

Article 32. Responsibilities of forest ranger authorities

1. Comply with their duties and powers in the course of receiving and solving procedures for logging and full exploitation of timber and non-timer forest products in province as regulated in this Circular.

2. Inspect and timely discover violations of forest owners or logging units in logging and full exploitation of timber and non-timer forest products and then suggest for resolution or take actions against such violations in accordance with the law.

3. Carry out the confirmation of contents of list of products; volume of timber and non-timer forest products which are logged and fully exploited as regulated in this Circular to use as grounds for consumption.

Article 33. Report policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Regional forest officers and foresters shall submit reports to the communal people’s committee.

b) Forest owners who are logging organizations or units shall submit reports to the district people’s committee, Service of Agriculture and Rural Development and higher-level managing unit (as for non-provincial organizations).

c) The communal people’s committee and Forest Ranger Sector shall submit reports to the district people’s committee.

d) The district people’s committee shall submit reports to the provincial people’s committee and Service of Agriculture and Rural Development.

e) The Service of Agriculture and Rural Development shall submit reports to the provincial people’s committee and Ministry of Agriculture and Rural Development.

f) The provincial people’s committees shall submit reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Period for reports on logging results.

a) Forest owners who are logging organizations, regional foresters and communal forest officers shall submit reports on the 20th of every month.

b) The communal people’s committee shall submit reports on the 25th of every month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Service+ of Agriculture and Rural Development shall submit periodical reports for every 6 months and annual reports.

e) The provincial people’s committee shall submit annual reports.

3. Contents of reports on logging results.

a) Logging and full exploitation of natural forests and planted forests: Total logging volume during report period is …….. m3 (primary logging:………..m3, salvage logging is …….. m3, full exploitation is …….. m3), divided as follows: Volume of felled timber, volume of timber checked with the forester’s hammer, volume of consumed timber (including volume of timber imported into processing workshop).

b) Exploitation of other non-timber forest products: species and volume of exploited forest products and volume of consumed forest products (trees, tons or m3).

c) Assessment on situation of executing processes, logging violation and difficulties during the course of implementation.

Article 34. Implementation

1. This Circular shall replace for the Decision No. 40/2005/QĐ-BNN dated July 07, 2005 of the Ministry of Agriculture and Rural Development promulgating Regulation on exploitation of timber and other forest products.

2. Former regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on procedures for logging and full exploitation of timber and non-timber forest products which are inconsistent with this Circular shall be null and void.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Any difficulties arisen during the course of implementation should be promptly submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development for amendments./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hua Duc Nhi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/05/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.545

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.8.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!