TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 75666/CT-TTHT
V/v hướng dẫn về hóa
đơn điện tử
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019
|
Kính
gửi: Công ty TNHH HI-M Solutek Việt
Nam
(Địa chỉ: Ô văn phòng O3517, tầng
15, Keangnam Ha Noi Landmark Tower, khu E6, KĐT mới Cầu Giấy, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP.
Hà Nội, Việt Nam; MST: 0107746954)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn
số 01/HI-M/HDĐT đề ngày 10/9/2019 của Công ty TNHH HI-M Solutek Việt Nam (sau
đây gọi là Công ty) vướng mắc về hóa đơn điện tử, Cục Thuế
TP Hà Nội có ý kiến như sau:
1. Về
miễn chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện
tử.
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định
về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 35 Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hiệu lực thi hành quy định:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
…
3. Trong thời gian từ ngày 01
tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành”
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC
ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều 6
Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội
dung của hóa đơn điện tử như sau:
“1. Hóa đơn điện tử phải có
các nội dung sau:
…
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập
và gửi hóa đơn. Chữ ký
điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là
đơn vị kế toán.
…
2.Một số trường hợp hóa đơn điện tử
không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại công
văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử:
“...trường hợp người mua không phải
là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các
hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với
người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho,
biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu, ...thì người bán
lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Bộ Tài
chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp
người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ,
chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Công ty TNHH HI-M
Solutek Việt Nam với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản
giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,... thi Công ty TNHH HI-M
Solutek Việt Nam lập hóa đơn theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết
phải có chữ ký điện tử của người mua (trừ trường hợp người
mua là đơn vị kế toán thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn).
2. Về
ngày lập và ngày ký trên hóa đơn điện tử
- Căn cứ Nghị định
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điều 7 quy định:
“Điều 7. Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử được khởi tạo,
lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá
nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hóa đơn điện tử được sử dụng
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”
+ Tại Điều 15 quy định:
“Điều 15. Lập hóa đơn
1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ
người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải
ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
2. Hóa đơn phải được lập theo thứ
tự từ số nhỏ đến số lớn.
Bộ Tài chính quy định
thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng
chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.
3. Ngày lập hóa đơn là ngày người
bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch
vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các
trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu,
quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn
là ngày bàn giao hàng hóa.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập
hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Trường hợp bán hàng qua điện
thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho
nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của
Bộ Tài chính.
5. Hóa
đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người
mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các
trường hợp cụ thể khác.”
- Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư
39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ
“Điều 16. Lập hóa đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập
hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu
tiền...”
- Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày
14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát
hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điều 6 quy định nội dung của hóa đơn điện tử;
“Điều 6. Nội dung của hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội
dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ
tự hóa đơn;
Ký hiệu
hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng
chữ.
…
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập
và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng
Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải
trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng
Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự
nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số
hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải
đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy
(,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua
và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa
đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách
là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ,
tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ
chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông
báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến
điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất,
đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội
dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua
hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ...), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ...), tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội
dung thu tiền.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được
thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”
+ Tại Điều 8 quy định lập hóa đơn điện
tử:
“Điều 8. Lập hóa đơn điện tử
1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa
đơn điện tử của người bán;
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ
chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn
điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo
và lập hóa đơn điện tử.
2. Gửi hóa đơn điện tử là việc
truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.
Các hình thức gửi hóa đơn điện tử:
- Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử
tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa
đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp người
mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn
điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện
tử đã thỏa thuận giữa hai bên.
- Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn
điện tử:
Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa
đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ
chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa
đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải
pháp hóa đơn điện tử. Trường hợp người mua là đơn vị
kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ
ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.”
- Thực hiện hướng dẫn tại công văn số
3371/TCT-CS ngày 26/8/2019 của Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp
Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC , Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì thời điểm
lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Khi lập hóa đơn điện tử phải có đầy
đủ các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC .
Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị đơn
vị liên hệ Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công
ty TNHH HI-M Solutek Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT2;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|