QUY ĐỊNH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
135 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2964/QĐ-UB ngày
11 tháng 11 năm 2002 của UBND tỉnh Thửa Thiên Huế)
Chương I
CÁC
QUI ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1: Mục đích yêu cầu
1. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của các cấp, ngành
được phân cấp quản lý, phát huy hết vai trò trách nhiệm, tăng cườ ng công tác
kiểm tra giám sát thường xuyên, đảm bảo sự đầu tư xây dựng có hiệu quả, đạt chất
lượng cao.
2. Tạo được môi trường thông thương, giải quyết nhanh gọn các
thủ tục đầu tư xây dựng đúng qui định hiện hành cho các công trình thuộc Chương
trình 135 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
và giải ngân vốn đầu tư, đồng thời nâng cao năng lực của các cấp cơ sở, phát
huy dân chủ cơ sở phù hợp với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bào ở địa
phương thuộc Chương trình 135.
3. Hướng dẫn và cụ thể hóa một số vấn đề trong Thông tư Liên
tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 về việc Hướng dẫn quản lý
đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 (gọi tắt là Thông
tư Liên tịch 666) chơ phù hợp với tình hình thực tế ở tỉnh Thửa Thiên Huế.
ĐIỀU 2: Phạm vi và đối tượng áp dụng
Đối
tượng quản lý đầu tư và xây dựng của qui định này chỉ áp dụng cho các công
trình hạ tầng có quy mô nhỏ, mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống bao gồm:
-
Các dự án đầu tư công trình hạ tầng của xã thuộc chương trình 135 được Nhà nước
hỗ trợ đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt,
cấp điện - kể cả thủy điện nhỏ, trường học, trạm y tế, chợ và khai hoang lấy đất
làm ruộng, khai hoang sản xuất ở nhưng nơi cần thiết.
- Các
công trình xây dựng hạ tầng của dự án định canh định cư được hợp nhất và dự án
đầu tư hạ tầng của xã thuộc chương trình 135 phải điều chỉnh cho phù hợp với nội
dung quy hoạch dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của xã đã được phê duyệt.
-
Dự án Trung tâm cụm xã (Dự án TTCX): là một dự án nằm trong chương trình 135 nhằm
mục tiêu xây dựng các trung tâm giao lưu kinh tế, sinh hoạt văn hoá của đồng
bào các dân tộc miền núi, vùng cao, là tiền đề để phát sinh triển thành các thị
tứ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Nhà nước hỗ trợ đầu tư các công
trình của TTCX như đường giao thông, trường học, phòng khám đa khoa, trạm khuyến
nông, khuyến lâm, chợ, cấp nước, cấp điện và tại mặt bằng để nhân dân xây dựng
nhà ở, cửa hàng, cơ sở chế biến, tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy hoạch
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Công trình có quy mô lớn, tổng mức vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng thực hiện theo Nghị
định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của
Chính Phủ; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế đấu thầu và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu; Quyết định số
2766/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của UBND Tỉnh về việc phân công, phân cấp giải
quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng và Quyết định số
444/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 của UBND Tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định phân công, phân cấp.
Chương II
MỘT
SỐ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CỤ THỂ
ĐIỀU 3: Phân loại dự án và xác định chủ đầu tư
-
Dự án đầu tư hạ tầng thuộc chương trình 135 được chia theo 2 loại:
+
Dự án Trung tâm cụm xã và các dự án hạ tầng liên xã do UBND làm chủ đầu tư.
+
Dự án hạ tầng của xã: Trước mắt, chủ yếu là do UBND huyện làm chủ đầu tư; tuỳ
theo năng lực quản lý của từng xã, UBND Tỉnh sẽ quyết định giao cho UBND xã làm
chủ đầu tư trong các Quyết định riêng.
-
UBND Tỉnh khuyến khích thông qua việc xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương
trình 135 góp phần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ xã để chuyển dần cho xã
làm chủ đầu tư các công trình trên địa bàn xã.
ĐIẾU 4: Ban Quản lý dự án
Đối
với các Ban Quản lý dự án huyện và xã đã được UBND Tỉnh quyết định thành lập vẫn
giữ nguyên; đối với các trường hợp còn lại việc thành lập Ban quản lý dự án thực
hiện theo Thông tư Liên tịch 666.
ĐIỀU 5: Ban Giám sát xã
Giao
cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ban,
ngành, địa phương soạn thảo hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của
Ban giám sát xã trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
ĐIẾU 6: Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đầu tư:
-
Đối với các công trình có tổng mức đầu tư lớn hơn mức vốn đầu tư cho l xã / 1
năm theo qui định của chương trình 135 (hiện nay là 400 triệu đồng) thực
hiện theo Quyết định số 2766/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của UBND Tỉnh về việc
phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng
và Quyết định số 444/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 của UBND Tỉnh về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp.
-
Đối với các công trình có tổng mức đầu tư từ mức vốn đầu tư cho l xã / năm theo
qui định của chương trình 135 (hiện nay là 400 triệu đồng) trở xuống: ủy
quyền cho Chủ tịch UBND các huyện phê duyệt báo các đầu tư và chịu trách nhiệm
trước UBND Tỉnh. Đối với các công trình cấp nước, thủy lợi và các công trình có
tính chất kỹ thuật phức tạp phải lấy ý kiến của các ban, ngành, cơ quan có liên
quan trước khi phê duyệt. Sau khi phê duyệt phải báo các kịp thời chơ UBND Tỉnh
và các ngành có liên quan.
-
Không được phân nhỏ công trình thành các hạng mục riêng lẻ để phê duyệt.
ĐIỀU 7: Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật
dự toán.
-
Đối với các công trình cớ tổng mức đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên: Thực hiện
theo Quyết định số 2787/2000/QĐ-UB ngày 18/10/2000 của UBND tỉnh về việc ban
hành quy định trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
công trình thuốc dự án nhớn C.
-
Đối với các công trình có tổng mức đầu tư dưới 100 triệu đồng: Nếu đã được cấp có
thẩm quyền chấp nhận đưa và kế hoạch thì không cần lập báo cáo đầu tư, chỉ lập
hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán và ủy quyền cho UBND huyện chịu trách nhiệm tổ
chức thẩm định và phê duyệt.
ĐIỀU 8: Thẩm định và phê duyệt các thủ tục đấu thầu và chỉ
định thầu
-
Đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới 200 triệu đồng: ủy quyền cho UBND huyện
chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt các thủ tục chỉ định thầu đối với
các công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.
-
Đối với các gói thầu có giá gói thầu từ 200 triệu trở lên thực hiện theo Quyết
định số 2766/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của UBND Tỉnh về việc phân công, phân cấp
giải quyết một sớ vấn đề tương công tác đầu tư và xây dựng và Quyết định số
444/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 của UBND Tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định phân công, phân cấp.
ĐIỀU 9: Quy chế bàn giao, quản lý, khai thác và duy tu bảo
dưỡng các công trình hoàn thành
Giao
chơ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Ban Dân tộc và Miền núi Tỉnh
chủ trì phối hợp với các ban, ngành, địa phương dự thảo quy chế trình UBND Tỉnh
quyết định.
ĐIỀU 10: Quyết toán công trình hoàn thành:
Các
công trình do UBND huyện quyết định đầu tư thì ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt
quyết toán sau khi được Phòng Tài chính Kế hoạch huyện thẩm tra, trình duyệt.
-
Các công trình do UBND Tỉnh quyết định đầu tư thì thực hiện theo Quyết định số
2766/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của UBND Tỉnh về việc phân công, phân cấp giải
quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng và Quyết định số
444/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 của UBND Tỉnh về việc sửa đơn, bổ sung một số điều
của Quy định phân công, phân cấp.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
ĐIỀU 11: Chủ tịch UBND các huyện, xã thuộc chương trình 135, giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính Vật Giá, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn và các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan liên quan
căn cứ và quy định nêu trên để tổ chức thực hiện nghiêm túc các vấn đề thuộc
trách nhiệm, quyền hạn được phân công, phân cấp.
ĐIẾU 12: Các quy định khác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý đầu
tư và xây dựng không trái với Quyết định này vẫn có hiệu lực đối với các công
trình thuộc chương trình 135.
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THƯA THIÊN HUẾ