UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1290/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 03 tháng 8 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24-CT/TU
NGÀY 18/4/2018 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH
SỬ, VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG CHO THẾ HỆ TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU
ngày 18/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho thế hệ
trẻ trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho thế hệ trẻ trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo
đức, lối sống, phát triển toàn diện; trân trọng, bảo vệ và phát huy truyền thống
lịch sử, văn hoá địa phương, góp phần bồi dưỡng, xây đắp và làm phong phú thêm
nền văn hoá dân tộc.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của
các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, gia đình, nhà trường và toàn xã hội
trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho thế hệ trẻ.
2. Yêu cầu
- Triển khai đầy đủ và có chất
lượng, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của
Nhà nước và các chương trình liên quan về giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa địa phương cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Đưa nội dung giáo dục địa
phương vào các nhà trường một cách hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị,
trường học thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống trong thế hệ trẻ thông qua
các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội, nói chuyện truyền thống, hành hương về địa chỉ đỏ,
công trình văn hóa, các di tích lịch sử; tham gia các chương trình, hoạt động
như thắp nến tri ân; chăm sóc, tu bổ các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ…
3. Đẩy mạnh
xây dựng môi trường văn hóa trong trường học nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động
văn hóa, văn nghệ; từng bước xây dựng, hoàn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, giúp học sinh, sinh viên phát huy
tính tích cực trong học tập, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện
kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp. Xây dựng mỗi trường
học trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng,
phẩm chất, nhân cách, lối sống.
4. Duy
trì hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; thành lập các câu lạc bộ
năng khiếu, sở thích nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần giáo dục
toàn diện cho học sinh, đồng thời, duy trì và phát huy các di sản văn hóa địa
phương.
5. Thực hiện
tốt nội dung giáo dục truyền thống
lịch sử, văn hóa địa phương cho học
sinh phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nội
dung do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn đã được các cấp, các ngành thẩm định.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo
các đơn vị, trường học thực hiện tốt Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày 16/3/2017 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển
khai Chỉ thị 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục, trong đó chỉ đạo tốt việc triển
khai đưa vào giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những
bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định làm
tài liệu giảng dạy theo hướng tích hợp trong môn Đạo đức, Giáo dục công dân,
các môn học liên quan (từ lớp 2 đến lớp 12) và trong các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội... nhằm giáo dục học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; góp phần vào việc
tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập và thực tiễn cuộc sống với mục tiêu
chung của giáo dục và tham gia Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức.
Chủ trì triển khai thực hiện nội
dung Giáo dục địa phương ở các cấp học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục địa
phương từ năm học 2008-2009 và thực hiện chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp THCS, THPT. Mỗi khối lớp từ lớp 6
đến lớp 12 trong 01 tháng có 02 tiết dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp với
các chủ đề chủ điểm.
Chỉ đạo các đơn vị, trường học
đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học theo Công văn số
282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh
xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, trong đó chú trọng xây dựng và
triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Thường xuyên cập nhật nội dung
tài liệu giảng dạy Giáo dục địa phương đã được các ban, ngành thẩm định phù hợp
với đối tượng và môi trường giáo dục hiện nay; đồng thời, chuẩn bị tổ chức cập
nhật, biên soạn tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo về giáo dục truyền thống lịch
sử, văn hóa của vùng đất, con người Quảng Bình trong các cơ sở giáo dục trên địa
bàn tỉnh để phục vụ công tác dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới về
nội dung giáo dục của địa phương.
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức, thành lập các câu lạc bộ văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao để bảo tồn, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
của địa phương như: Hò khoan Lệ Thủy, Hát bài chòi Trung bộ,…
Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chỉ đạo các trường học tích cực đẩy mạnh
việc chăm sóc, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ trên toàn tỉnh (theo Chương trình
652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 25/07/2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc chăm sóc các nghĩa trang
liệt sỹ, tham gia tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
hàng năm).
Phối hợp với Tỉnh Đoàn ban hành chương trình phối hợp liên ngành, chỉ đạo
công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương trong các trường học
trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức nhiều hoạt động “Về nguồn”, “đi tìm địa chỉ đỏ”,….
Tổ chức cho học sinh nhiều cuộc thi giáo dục biển đảo, Em yêu biển đảo quê
hương, vv… Giáo dục truyền thống trong thế hệ trẻ thông qua các công trình văn hóa,
các di tích lịch sử như: Tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước, Đền tưởng niệm các
anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Bến phà Long Đại, Hang 8 TNXP, Khu di tích lịch sử Hang Lèn Hà, Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… và các chương trình, hoạt động như: Thắp
nến tri ân, “Khi Tổ quốc
cần”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Áo lụa tặng bà”, “Chung sức
vì biển đảo”, đảm nhận chăm sóc phụng dưỡng thường xuyên Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công với cách mạng.
2. Sở Văn hóa và Thể thao
Cung cấp các tài liệu tuyên
truyền, giới thiệu giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh
để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá của vùng đất, con người Quảng Bình
cho học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì phối hợp với Tỉnh Đoàn
để giới thiệu các công trình văn hóa, các di tích lịch sử, các “địa chỉ đỏ” để
giáo dục truyền thống và tổ chức các hoạt động cho thế hệ trẻ.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo duy
trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trường học, các câu lạc bộ
năng khiếu VHVN, TDTT và công tác cập nhật, biên soạn tài liệu Giáo dục địa
phương.
3. Tỉnh Đoàn
Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Văn hóa và Thể thao, các cấp, các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác giáo
dục truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng thông qua các chương
trình, chủ đề, chủ điểm hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức tốt các hoạt động
kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động tham quan học tập thực tế các khu di tích
lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, thư viện, danh lam thắng
cảnh...
4. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức tốt công tác chăm sóc, tu
bổ các nghĩa trang liệt sỹ, tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt
sỹ 27/7 hàng năm.
Chỉ đạo các trường cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp trong phạm vi quản lý có các hình thức, phương pháp thực
hiện tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa
phương cho học sinh, sinh viên.
5. Đài phát thanh – Truyền
hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh
Tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng của
tỉnh và các địa phương trong tỉnh; thường xuyên phản ánh công tác triển khai và
kết quả thực hiện tại các địa phương, đơn vị; phát hiện, nhân rộng những kinh
nghiệm hay, điển hình tốt trong quá trình triển khai thực hiện công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho thế hệ trẻ.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Văn hóa và Thể thao và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố
trí nguồn lực và điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các nội dung của Kế
hoạch.
7. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Chỉ đạo thực hiện các nội dung
về công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa
phương cho thế hệ trẻ ở địa phương.
Bố trí kinh phí để thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai
thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 18/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công
tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương cho thế hệ trẻ trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình; yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và định kỳ tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/5 hàng năm (qua Sở Giáo dục và Đào tạo). Trong quá
trình triển khai, có gì vướng mắc các đơn vị báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời
giải quyết./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT
HĐND tỉnh (để b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban VH-XH, HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|