BỘ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/NĐHN-BNV
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KHI ĐỂ XẢY RA THAM NHŨNG TRONG CƠ
QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ DO MÌNH QUẢN LÝ, PHỤ TRÁCH
Nghị
định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, có hiệu lực kể
từ ngày 17 tháng 10 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị
định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn
cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999;
Căn
cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng
4 năm 2003;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ[1],
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Nghị định này áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước và cơ quan, tổ chức,
đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
2.
Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều
này cũng phải bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công
tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
Điều 3. Mức độ của vụ, việc tham nhũng
1.
Mức độ của vụ, việc tham nhũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2.
Vụ, việc tham nhũng được chia theo các mức độ sau đây:
a)
Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt
tù đến 3 năm;
b)
Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị
phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;
c)
Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng
bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
d)
Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham
nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
1.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu phải chịu
trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định
này hoặc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
2.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu phải chịu trách nhiệm liên đới về
việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này.
3.
Trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn
vị thì ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra vụ, việc tham nhũng, người đứng đầu
hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi
phạm cũng phải chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
1.
"Cấp phó của người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị
định này là người được phân công giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quản lý, phụ trách một lĩnh vực công tác nhất định trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị hoặc một số đơn vị trực thuộc của cơ quan, tổ chức.
2.
"Trách nhiệm trực tiếp" là trách nhiệm của người đứng đầu hoặc cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng của
người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc xảy ra trong lĩnh vực công
tác, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.
3.
"Trách nhiệm liên đới" là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong
đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách; của người đứng đầu hoặc cấp phó
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm trong
trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn
vị.
Chương II
XỬ
LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 6. Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật[2]
Việc
xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý và người
đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân do mình quản
lý có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này,
ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành, còn thực hiện theo
các nguyên tắc sau:
1.
Căn cứ vào sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác
định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới.
2.
Căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu với hành vi tham nhũng của người được phân công phụ
trách, quản lý.
Điều 7. Hình thức xử lý kỷ luật[3]
Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ,
việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì
tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ,
công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật
bằng một trong những hình thức sau:
a)
Khiển trách;
b)
Cảnh cáo;
c)
Cách chức.
2.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức
đó.
3.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị
xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Điều 8. Áp dụng hình thức khiển trách
Hình
thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc
nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do
mình quản lý, phụ trách.
Điều 9. Áp dụng hình thức cảnh cáo
Hình
thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc
nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình
quản lý, phụ trách.
Điều 10. Áp dụng hình thức cách chức
Hình
thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm
trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 11. Trường hợp loại trừ trách nhiệm, miễn, giảm nhẹ hoặc
tăng nặng hình thức kỷ luật
1.[4] Người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được loại trừ trách nhiệm
trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để
phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng hoặc họ đã chủ động phát hiện và xử lý
hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và bị xử
lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và
đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì được miễn xử lý kỷ luật.
3.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được giảm
nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a)
Đã có đơn xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b)
Đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành
vi tham nhũng; đã xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
4.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếu không
thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi
tham nhũng hoặc nếu phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh,
không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải tăng nặng một
mức kỷ luật.
Điều 12. Xử lý kỷ luật đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[5]
Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và
tương đương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nếu để xảy ra vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của
Bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Chương III
THẨM
QUYỀN, QUY TRÌNH, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 13. Trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật[6]
Trong
thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan
có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng về
vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem
xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách
nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định kỷ luật[7]
Thẩm
quyền quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy
ra tham nhũng thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện
hành.
Điều 15. Hội đồng kỷ luật[8]
1.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị để xảy ra tham nhũng quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử
lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị để xảy ra tham nhũng.
2.
Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
a)
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham
nhũng;
b)
Một ủy viên là đại diện đảng uỷ cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức,
đơn vị để xảy ra tham nhũng;
c)
Một ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng
(trong trường hợp ủy viên đó không liên quan đến vụ, việc tham nhũng);
d)
Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị để
xảy ra tham nhũng;
đ)
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công
tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
3.
Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số bằng phiếu
kín. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
Điều 16. Quy trình xem xét xử lý kỷ luật
1.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra
tham nhũng phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
2.
Lãnh đạo cấp trên trực tiếp tổ chức và chủ trì cuộc họp kiểm điểm đối với người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại khoản 1 Điều này.
Thành
phần mời tham dự cuộc họp kiểm điểm là cán bộ, công chức giữ các vị trí lãnh đạo
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc xác định thành phần mời dự họp do lãnh đạo
cấp trên trực tiếp quyết định. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức
kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3.
Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, biểu
quyết hình thức kỷ luật bằng phiếu kín, kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật.
Điều 17. Các quy định khác liên quan đến quy trình xem xét
xử lý kỷ luật[9]
Các
quy định khác liên quan đến quy trình xem xét xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị như thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ
luật; tạm đình chỉ công tác; quản lý hồ sơ kỷ luật; chấm dứt hiệu lực của quyết
định kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các
quy định liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật được thực hiện
theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành[10]
Nghị
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 19. Hướng dẫn thi hành
1.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này trong đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có
sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
2.
Cơ quan có thẩm quyền căn cứ các quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng đối
với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
|
[1]
Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm
2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách có hiệu lực kể từ ngày 10
tháng 02 năm 2014 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;
Căn
cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ Luật hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn
cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật Viên chức ngày 15
tháng 11 năm 2010;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
do mình quản lý, phụ trách,”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[7] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều
1 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
[10] Điều 2 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm
2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách có hiệu lực kể từ ngày 10
tháng 02 năm 2014 có quy định: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 02 năm 2013.”