Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 1574/BC-VPQH kết quả chuyến công tác Chủ tịch Quốc hội thăm làm việc tại tỉnh Lạng Sơn 2016

Số hiệu: 1574/BC-VPQH Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Văn phòng quốc hội Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
Ngày ban hành: 18/07/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1574/BC-VPQH

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2016

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện chương trình công tác của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ngày 20-6-2016, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, y viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội có các đồng chí: Hà Ngọc Chiến-y viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, y viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Nguyễn Hạnh Phúc-y viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, y viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Văn Giàu-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Đức Hải-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Ngô Thị Minh-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội; Nguyễn Xuân Cường-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Thế Phương-Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Thị Mai-Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội đã làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, một số huyện, xã về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và dự kiến 6 tháng cuối năm 2016 nhằm thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thị sát một số mô hình sản xuất trên địa bàn.

Sau đây là kết quả chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội:

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, vùng cao, thuộc biên giới phía Đông Bc của Tquốc, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên các tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Lạng Sơn-Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài với 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với diện tích 394 km2 được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ tháng 10/2008, đến nay đang từng bước trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới m của min Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bkhông đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

I. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ KIẾN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016; TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (GIAI ĐOẠN 2010-2015) GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

Ngay từ đầu năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng đim trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại; chủ động cụ thể hóa thực hiện đồng bộ các Nghị quyết, quyết định của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ. Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã đoàn kết, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả khá tích cực trong 6 tháng đầu năm 2016. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 3,64%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 1,39%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,52%, dịch vụ tăng 1,66%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, phân bnguồn lực tập trung hơn. Công tác xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực, có nhiều đi mi. Công tác thu - chi ngân sách được tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường chống thất thu. Hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 cho các cấp phthông, chất lượng dạy và học được nâng lên, kết quả thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều cao hơn năm học trước. Thực hiện tốt công tác phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì kết quả và nâng chuẩn chất lượng phcập giáo dục tiu học đúng độ tuổi, phcập giáo dục trung học cơ sở. Đến nay có 144 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, không đxảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Phát triển khoa học - công nghệ, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đem lại kết quả tích cực. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện toàn diện, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Sau 5 năm thực hiện, Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực: cơ shạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể; đời sống dân cư nông thôn từng bước được nâng lên; công tác huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiu kết quả đáng khích lệ; tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cấu ngành nông nghiệp; đy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực về cấu cây trng, vật nuôi và thay đi tư duy sản xuất của nông dân.

Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ, việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Tiến độ xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu chậm. Khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị; hạ tầng các ngành dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn. Chất lượng khám chữa bệnh tuyến xã còn nhiều hạn chế; việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 còn chậm. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, buôn lậu, gian lận thương mại còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyn biến tích cực nhưng việc triển khai toàn diện trên tất cả các xã vẫn còn hạn chế. Kết quả đạt được còn thp so với bình quân chung cả nước, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước; điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh còn khó khăn; trình độ sản xuất chậm phát triển; địa bàn nông thôn rộng, dân cư bố trí không tập trung, nên một số tiêu chí cần huy động sức dân còn khó khăn như: Tiêu chí giao thông, môi trường, cơ svật chất văn hóa, bảo hiểm y tế, hình thức tổ chức sản xuất... Công tác tuyên truyền có tiến bộ nhưng chất lượng tuyên truyền nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, nhất là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu; việc huy động nguồn lực hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp còn thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn chưa thay đổi rõ nét, chưa có nhiều hình sản xuất tập trung, hiệu quả cao đtạo sức lan tỏa rộng; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, bt cập.

Trong thời gian ti, tỉnh Lạng Sơn xác định tập trung thúc đy tăng trưởng kinh tế, tạo bước chuyển biến rõ nét về chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực của tỉnh; tiếp tục giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đi sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chc chủ quyền biên gii quốc gia. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mi theo hướng thực hiện các giải pháp trọng tâm về đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch; sửa đổi, xây dựng mới một số cơ chế, chính sách đkhuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển thị trường, xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Lạng Sơn; đng thời đnghị tỉnh rà soát tổng thchiến lược phát triển kinh tế - xã hội đthực hiện thành công, mục tiêu mà Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đã đề ra, trong đó chú trọng cải thiện môi trường đầu tư đ thu hút đầu tư và phân bnguồn lực cho phát triển cơ shạ tầng; nâng cấp hệ thống giao thông đphát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu. Đối với xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh tỉnh đã đưa ra mục tiêu trong năm 2016 có thêm 13 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bằng với số xã nông thôn mới trong 5 năm qua. Khẳng định đây là chủ trương quan trọng được Quốc hội tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Lạng Sơn cần rút kinh nghiệm không để tình trạng nợ trong xây dựng nông thôn mới như một số địa phương trên cả nước, đồng thời xây dựng nông thôn mới phải gn chặt với tái cấu ngành nông nghiệp.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã tới thăm cánh đồng trồng t của một số hộ dân thôn Bắc Đông 2, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc; làm việc với cán bộ, nhân dân xã Gia Cát và huyện Cao Lộc đnắm rõ hơn tình hình ở cơ sở.

II. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

1. Kiến nghị về phát triển kinh tế-xã hội

- Về cơ chế hằng năm đlại cho Lạng Sơn 30 - 50% sthu từ thuế xuất nhập khẩu, 70% svượt thu từ thuế xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh: Luật ngân sách nhà nước vừa được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2017. Theo đó, mọi khoản thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khu đều thuộc nguồn ngân sách Trung ương. Vì vậy, kiến nghị này của địa phương là không phù hợp, đề nghị chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Luật ngân sách nhà nước. Riêng đối với 70% số vượt thu từ thuế xuất nhập khẩu, đề nghị Ủy ban tài chính, ngân sách phối hợp với Bộ tài chính rà soát lại các quy định về thu thuế xuất nhập khu đối với các tỉnh biên giới; đồng thi nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù khác trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để vừa bảo đảm thực hiện đúng Luật ngân sách nhà nước, vừa hỗ trợ tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Về việc phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động giải quyết việc xuất khẩu, tái xut hàng hóa qua các điểm thông quan nm ngoài ca khu phụ, điểm thông quan đã được công b: Theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BCT của Bộ công thương quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập danh sách các mặt hàng và thời gian cụ thể đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trình xin ý kiến Bộ công thương. Quá trình này phải mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiu quy trình, thủ tục phức tạp. Vì vậy, đề nghị các Bộ có ý kiến đề xuất và báo cáo Chính phủ nghiên cứu, xem xét lại đtránh các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận li cho việc xuất khẩu hàng hóa qua cửa khu của địa phương.

- Về đường cao tc Bắc Giang-Lạng Sơn, đường sắt cao tc Hà Nội-Lạng Sơn: Tuyến đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn có tổng mức đầu tư lên đến trên 12 nghìn tỷ đng, do Bộ giao thông-vận tải là chủ đầu tư và dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ được đưa vào khai thác. Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn dự kiến được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2019, hiện nay, đang tiến hành lập d án đầu tư do Bộ giao thông-vận tải là cơ quan chủ quản dự án. Vì vậy, đề nghị địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ giao thông-vận tải để hoàn thành các dự án đúng tiến độ đ ra.

- Về công trình Hồ chứa nước Bản Lãi: Đây là dự án được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 5804 ngày 31 tháng 12 năm 2014 với tổng mức đầu tư là 3756 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 5 năm ktừ ngày khởi công. Đnghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với tỉnh Lạng Sơn đsớm khởi công công trình này; đồng thời, thảo luận thêm về các vấn đề nông thôn liên quan đến lĩnh vực Bộ phụ trách.

- Về việc cho phép các tỉnh chủ động btrí thêm 01 cán bộ của huyện về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã vùng III: Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương vừa có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, slượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định1, Ủy ban nhân dân xã loại III chỉ có một Phó Chủ tịch2. Vì vậy, đề nghị tỉnh Lạng Sơn thực hiện đúng quy định của Luật.

- Về chính sách giải quyết việc làm cho con em đng bào dân tộc thiểu s: Đây là một chủ trương rất nhân văn của tỉnh, đề nghị Hội đồng dân tộc của Quốc hội phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách đáp dụng, giải quyết việc làm cho con em đng bào dân tộc thiu s, nht là dân tộc thiu sít người.

- Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho đi tượng người có công: Năm 2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát và ban hành Nghị quyết s 494/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng. Trên cơ sđó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiu s. Tuy nhiên, do shộ người có công với cách mạng cn được hỗ trợ về nhà ở là quá lớn, trong khi ngân sách Trung ương cần phải cân đối đthực hiện những chính sách an sinh xã hội khác. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện, đề xuất biện pháp đgiải quyết cho cả nước nói chung và Lạng Sơn nói riêng.

- Về hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chng tội phạm: Hiện nay, kinh phí thực hiện Chương trình này được chuyển thành nguồn kinh phí chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương. Riêng đi với các tỉnh khó khăn, đề nghị địa phương chủ động đề xuất, báo cáo các Bộ, ngành liên quan.

- Về hỗ trợ kinh phí thực hiện việc di dân tái định cư thuộc khu vực Trường bắn quốc gia khu vực I: Để thực hiện việc này, Bộ tài chính đã cấp đủ kinh phí như phê duyệt, nhưng Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ thêm khoảng trên 33 tỷ. Vì vậy, đnghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan rà soát, cân đi ngân sách đhỗ trợ địa phương.

2. Kiến nghị về tăng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các tỉnh, huyện miền núi, biên giới

Theo quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, nguyên tắc phân bvốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên gii, xã an toàn khu... Theo đó, tại Công văn số 136/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ ngày 20-01-2016 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiêu chí phân bđối với các xã nghèo, đặc biệt khó khăn được chia thành 2 mức (hệ số 5,0 đối với các xã đạt dưới 5 tiêu chí; hệ số 4,0 đối với các xã còn lại); trong khi các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên chỉ được hỗ trợ với hệ số 1,3. Như vậy các xã nghèo, đặc biệt khó khăn đã được phân b gp 4-5 ln so với các xã khác. Tuy nhiên, nếu có nguồn lực tăng thu so với dự toán, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tăng đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú ý tới các tỉnh có khó khăn đặc thù như Lạng Sơn, Cao Bng, Bc Kạn... để có chế hỗ trợ tích cực hơn, tạo ra mặt bằng chung trong thực hiện chính sách.

Trên đây là báo cáo kết quả làm việc của Đoàn công tác do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ s nhng đề xuất, kiến nghị của Đoàn công tác và của tỉnh, đnghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan quan tâm xem xét, giải quyết theo thm quyn và gi công văn phúc đáp về Văn phòng Quốc hội, thông báo cho các địa phương nói trên đ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Văn phòng Quốc hội xin trân trọng báo cáo các đồng chí thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (đ báo cáo);
- Chính phủ;
- TT HĐDT, các UB: KT, TCNS, CVĐXH, VHGD
, QPAN, PL;
- Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội;
- Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, KH&ĐT; NN&PTNT; LĐ,TB&XH; UBDT;
GTVT; NV;
- T
T Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ĐĐBQH tỉnh Lạng Sơn:
- Các vụ phục vụ HĐDT, các UB của QH;
- Thành viên Đoàn công tác;
- Lưu: HC
, TH;
- Số e-PAS: 48380

CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hạnh Phúc

 

BẢN TẬP HỢP KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH LẠNG SƠN

(Kèm theo Báo cáo số 1574/VPQH-BC ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Quốc hội)

1. Trong 5 năm tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực, là khu vực trung chuyn hàng hóa xuất nhập khẩu lớn của cả nước sang thị trường Trung Quốc. Đnâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa của cả nước qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, đề nghị Quốc hội xem xét, cho chế hằng năm đlại cho Lạng Sơn 30 - 50% số thu từ thuế xuất nhập khẩu qua địa bàn, 70% số vượt thu từ thuế xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đcó nguồn lực đy nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực cửa khu, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa, củng cố quốc phòng an ninh biên giới.

2. Đề nghị phân cấp cho Chủ tịch UBND tỉnh chủ động giải quyết việc xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các điểm thông quan nằm ngoài cửa khu phụ, điểm thông quan đã được công bố, đã đáp ứng được các yêu cu về cơ shạ tầng, lực lượng chức năng quản lý giám sát, để tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được thuận lợi.

3. Đề nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến với Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn; sớm khởi công công trình Hồ chứa nước Bản Lải (cắt lũ khu vực hạ du của 7/11 huyện, thành phố và cấp nước tưới tiêu 1.041 ha lúa hai vụ, cấp nước sinh hoạt cho 122 nghìn người); đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường tuần tra biên gii, đường vành đai biên giới (còn hơn 100 km).

4. Đề nghị Trung ương có quy định cho phép các tỉnh chủ động btrí thêm 01 cán bộ của huyện về làm Phó Chủ tịch UBND các xã vùng III theo hình thức biệt phái để nâng cao chất lượng lãnh đạo, điều hành của chính quyền cấp cơ sở.

5. Đề nghị Trung ương nghiên cứu, có chính sách “công chức dự phòng” để tiếp nhận, bố trí con em đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học ở các xã khó khăn về công tác tại xã đkhi có biên chế và đủ điều kiện (thi tuyển, sơ tuyển) thì làm công chức xã chính thức.

6. Đề nghị Trung ương tiếp tục cấp kinh phí cho đối tượng chính sách theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

7. Đề nghị Trung ương cân đối nguồn ngân sách để hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm.

8. Đnghị bổ sung kinh phí thực hiện việc di dân tái định khu vực Trường bắn Quốc gia khu vực 1 (Quân khu I).



1 Khon 2, Điều 8, Luật tổ chức chính quyền địa phương.

2 Điều 34, Luật tổ chức chính quyền địa phương

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 1574/BC-VPQH ngày 18/07/2016 kết quả chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn do Văn phòng Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.862

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.137.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!