Kính
gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Căn cứ Nghị quyết số
538/2018/UBTVQH14 ngày 19/7/2018 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội năm 2019 và Nghị quyết số 574/NQ-UBTVQH14 ngày 13/9/2018 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật
về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn
vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”, thực hiện chỉ đạo của
Đoàn giám sát, Văn phòng Quốc hội trân trọng đề nghị quý Cơ quan chuẩn bị báo
cáo theo Đề cương gửi kèm.
Báo cáo trên xin gửi 50 bản,
kèm theo file điện tử đến Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước
ngày 20/02/20191 (qua Hội đồng Dân tộc của Quốc
hội, số 1, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội; email: [email protected] hoặc
[email protected])2.
Rất mong nhận được sự quan tâm, phối
hợp của quý Cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Hà Ngọc Chiến, CTHĐDT, Trưởng ĐGS (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Hạnh Phúc, TTKQH-CNVPQH (để b/c);
- Đ/c Cao Thị Xuân, PCTHĐDT, Tổ trưởng TGV;
- Các Vụ: DT,GS;
- Lưu: HC, GS.
- E-pas: 95549
|
KT.
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Thị Thúy Ngần
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA ĐỊA PHƯƠNG
“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2018”
(Ban hành kèm theo Công văn số 3187/VPQH-GS ngày 03/12/2018 của Văn phòng Quốc
hội)
Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1. Điều kiện tự nhiên
2. Về dân số, dân tộc, phân bố dân cư
và chất lượng dân số, nguồn nhân lực.
3. Về phân định vùng dân tộc thiểu số,
miền núi (DTTS, MN).
4. Tình hình kinh tế - xã hội.
Phần thứ hai
TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2012 -
2018.
1. Công tác ban hành văn bản để tổ
chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn
vùng DTTS, MN (Thống kê số liệu theo biểu số 01)
1.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, ngành
- Số lượng văn bản; số lượng chính
sách; hình thức văn bản (văn bản quy phạm pháp luật; văn bản chỉ đạo, điều
hành).
+ Giai đoạn 2012 - 2015
+ Giai đoạn 2016 - 2018
1.2. Chính quyền địa phương:
- Việc ban hành văn bản, chính sách để
tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQG
GNBV) thuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
- Các chính sách riêng của địa
phương; đánh giá sự vận dụng cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương và
hiệu quả thực tế.
1.3. Đánh giá chung về công tác
ban hành văn bản, chính sách
- Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời, sự
phù hợp, thống nhất của các văn bản, chính sách được ban hành so với nghị quyết
của Quốc hội;
- Kết quả đạt được/ tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về CTMTQG GNBV trên địa bàn vùng DTTS, MN
- Kết quả đạt được: Đối tượng, hình
thức, phương pháp tuyên truyền (số lượng theo từng hình thức tuyên truyền); nội
dung tuyên truyền;
- Đánh giá hiệu quả của công tác
tuyên truyền:
+ Đối với việc nâng cao nhận thức về
giảm nghèo bền vững của cán bộ, các cấp, các ngành;
+ Đối với việc khơi dậy ý thức chủ động
vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS, MN.
- Những khó khăn, hạn chế.
3. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực
hiện:
3.1. Thành lập hệ thống bộ máy điều
hành: Ban chỉ đạo cấp tỉnh; các cơ quan tham mưu, giúp việc... Trách nhiệm và sự
phối hợp của địa phương với các Bộ, ngành trung ương trong tổ chức, triển khai
thực hiện Chương trình.
3.2. Tình hình triển khai và kết quả
thực hiện các cơ chế quy định tại điểm đ, khoản 7, Điều 1 Quyết
định 1722 để tổ chức thực hiện CTMTQG GNBV giai đoạn 2016 - 20201.
3.3. Kết quả thực hiện xã hội hóa
trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, MN (vai trò và kết quả vận động,
quản lý, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo”; sự tham gia của các tổng công ty, doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các phong trào của phụ nữ, nông dân, cựu chiến
binh, thanh niên tham gia hỗ trợ người nghèo vùng DTTS, MN...).
4. Về huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn vùng DTTS, MN
- Kết quả huy động nguồn lực theo từng
giai đoạn (2012 - 2015 và 2016 - 2018) so với mục tiêu đề ra.
+ Nguồn lực từ ngân sách nhà nước: Ngân
sách trung ương; Ngân sách địa phương; vốn viện trợ nước ngoài;
+ Nguồn lực huy động xã hội: Hỗ trợ của
doanh nghiệp; Quỹ vì người nghèo; huy động đóng góp của người dân.
- Công tác phân bổ, quản lý, sử dụng
kinh phí CTMTQG GNBV;
+ Đánh giá việc phân bổ vốn trung
ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương; mức độ đầy đủ và kịp thời về
kinh phí so với nhu cầu, kế hoạch (dự toán được giao); theo dõi, giám sát hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư.
+ Việc thực hiện trách nhiệm của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu
tư; huy động vốn ngoài ngân sách; việc lồng ghép các nguồn lực thực hiện các
chương trình, dự án trên địa bàn vùng DTTS, MN.
- Tình hình nợ đọng đầu tư xây dựng
cơ bản trong thực hiện các công trình, dự án thuộc CTMTQG GNBV trên địa bàn
vùng DTTS, MN.
5. Hợp tác quốc tế
- Tình hình thu hút và triển khai các
chương trình, dự án hợp tác quốc tế về giảm nghèo trên địa bàn vùng DTTS, MN
(nhà tài trợ; cơ quan chủ trì thực hiện dự án; cơ quan hưởng lợi; vốn đầu
tư...)
- Kết quả thực hiện các dự án hợp tác
quốc tế.
(Thống kê số liệu theo Biểu số 12)
6. Chế độ thống kê, báo cáo, theo
dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG GNBV
- Việc thực hiện chế độ theo dõi,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;
- Việc chấp hành chế độ thống kê, báo
cáo.
7. Công tác kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán và xử lý vi phạm
Thống kê số lượng cuộc kiểm tra/
thanh tra/ kiểm toán đối với CTMTQG GNBV? Kết quả kiến nghị, xử lý vi phạm?
Phần thứ ba
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2012 - 2018
I. Kết quả thực hiện
các chỉ tiêu giảm nghèo vùng DTTS, MN giai đoạn 2012 - 2018
1. Giai đoạn 2012 - 2015
- Kết quả đạt được so với mục tiêu
chung của Chương trình và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt trong Đề án/kế
hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 của địa
phương.
- Kết quả giảm số lượng và tỷ lệ hộ
nghèo, hộ cận nghèo DTTS.
2. Giai đoạn 2016 - 2018:
2.1. Đánh giá kết quả đạt được tính đến
thời điểm tháng 12/2018 so với mục tiêu chung của Chương trình và các mục tiêu,
chỉ tiêu cụ thể cần đạt trong Đề án/kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương (so sánh với kết quả đạt được
trong giai đoạn 2012 - 2015).
- Kết quả giảm số lượng và tỷ lệ hộ
nghèo, hộ cận nghèo DTTS.
2.2. Đánh giá kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn
vùng DTTS, MN (Quyết định số 59/QĐ-TTg).
+ Kết quả đo lường mức độ thiếu hụt
các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn quốc nói chung và hộ
nghèo, hộ cận nghèo DTTS nói riêng theo các chiều nghèo và chỉ số nghèo tiếp cận
đa chiều qua các năm.
+ Phân tích nguyên nhân đói nghèo của
vùng DTTS, MN.
+ Đánh giá tính chính xác, hợp lý của
kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm (2016 - 2018); những bất cập,
vướng mắc trong đo lường nghèo theo tiếp cận đa chiều vùng DTTS, MN.
+ Đánh giá việc sử dụng kết quả đo lường
nghèo để thiết kế, vận hành các chính sách nhằm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ
xã hội của người dân vùng DTTS, MN theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
(Thống kê số liệu theo biểu số 03,
04)
II. Tình hình thực
hiện các chính sách giảm nghèo thuộc CTMTQG GNBV trên địa bàn vùng DTTS, MN
A. GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 (Quyết định số 1489/QĐ-TTg)
1. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng khu vực DTTS, MN
1.1. Đối với huyện nghèo 30a (theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ và các văn bản có liên quan - Tiểu dự án 1, Dự án 1)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách; phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được của cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra theo từng loại công trình đầu tư
(giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ
tổng hợp...); (2) số lượng công trình xây mới/ nâng cấp sửa chữa/ duy tu, bảo
dưỡng; (3) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa hoàn thành.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
1.2. Đối với chương trình 135 (theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày
04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách theo các mục tiêu và nội dung của Chương trình 135; phân tích rõ: Những
nội dung đã triển khai: (1) Hỗ trợ sản xuất (Bổ sung và nâng cao kiến thức phát
triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; hỗ trợ giống,
phân bón, vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ làm chuồng trại
chăn nuôi; hỗ trợ vắc xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ
xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ chỉ đạo hỗ trợ sản xuất...); (2) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: số lượng và tỷ
lệ đạt được của cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra theo từng loại công trình đầu
tư (giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục...); (3) số lượng công trình xây
mới/ nâng cấp sửa chữa/ duy tu, bảo dưỡng; (4) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa
hoàn thành.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
2. Chính sách hỗ trợ sản xuất,
giáo dục đào tạo và dạy nghề các huyện nghèo và chính sách nhân rộng mô hình giảm
nghèo
2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất,
giáo dục đào tạo và dạy nghề các huyện nghèo (tiểu
dự án 3, Dự án 1 - Quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ và các văn bản có liên quan).
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai (Hỗ trợ công tác
khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ
trợ sản xuất; hỗ trợ hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian
chưa tự túc được lương thực; Hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm..; hỗ trợ
các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh;
hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ xuất khẩu lao động; hỗ trợ giáo dục
đào tạo và dạy nghề..) (2) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa hoàn thành.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
2.2. Chính sách nhân rộng mô hình
giảm nghèo2
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (ngân sách trung
ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ và mục tiêu đã triển khai: số lượng
đạt được của cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra theo từng nhiệm vụ (hỗ trợ phát
triển sản xuất, kinh doanh; nhân rộng mô hình giảm nghèo vùng đặc thù; chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật; nhân rộng mô hình sản xuất chuyên canh; hỗ trợ liên kết
sản xuất, kết nối thị trường; việc làm công; trồng và bảo vệ rừng; trao quyền
cho cơ sở); (2) số lượng, tỷ lệ, kinh phí đối với chủ hộ là nữ và hộ nghèo dân
tộc thiểu số trong tổng số đối tượng hưởng lợi của dự án; (3) Những nhiệm vụ
chưa hoàn thành.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
3. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng
lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình3
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (ngân sách trung
ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: kết quả, số lượng cụ
thể đạt được theo từng nhiệm vụ (nâng cao năng lực giảm nghèo; truyền thông về
giảm nghèo; theo dõi, giám sát, đánh giá); (2) Những nhiệm vụ chưa hoàn thành.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
(Thống kê kết quả thực hiện các
chính sách theo biểu số 05 và biểu số 6a, 6b)
B. GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg)
1. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng khu vực DTTS, MN
1.1. Đối với các huyện nghèo
30a (tiểu dự án 1, Dự án 1)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được của cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra theo từng loại công trình đầu tư
(giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, công
trình hạ tầng do cộng đồng đề xuất); (2) số lượng công trình xây mới/ nâng cấp
sửa chữa/ duy tu, bảo dưỡng; (3) Những nhiệm vụ, mục tiêu chậm triển khai; (4)
dự báo kết quả đạt được đến năm 2020.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
1.2. Đối với các xã đặc biệt
khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (của tiểu dự án 1, Dự án 2)
Báo cáo, đánh giá chi tiết theo các nội
dung nêu tại điểm 1.1 Mục này.
2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
2.1. Đối với các huyện nghèo
(theo tiểu dự án 3, Dự án 1).
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được về đối tượng hưởng lợi (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;
hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; nhóm hộ và cộng đồng dân
cư) và các hình thức hỗ trợ sinh kế (tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống
cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư..; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ
rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ tạo đất sản xuất; hỗ
trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với người
nghèo DTTS trong phát triển sản xuất; nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu
quả...) của cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra; (2) Những nhiệm vụ, mục tiêu
chưa hoặc chậm triển khai; (3) dự báo kết quả đạt được đến năm 2020.
- Đánh giá kết quả đạt được/ tồn tại,
hạn chế/ nguyên nhân.
2.2. Đối với các xã đặc biệt
khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (của Tiểu dự án 2, Dự án 2)
Báo cáo, đánh giá chi tiết theo các nội
dung nêu tại điểm 2.1 Mục này.
2.3. Đối với đồng bào DTTS trên
địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 1354
Chỉ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
đối với nhóm đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo dân tộc thiểu số trên các địa
bàn này.
3. Chính sách hỗ trợ cho lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài (Tiểu dự án 4, Dự án 1. Chương
trình 30a)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được về đối tượng hưởng lợi và các nội dung hỗ trợ (hỗ trợ học
nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng; hỗ trợ kinh phí ăn, ở, sinh hoạt phí,
đi lại, đồ dùng cá nhân trong thời gian đào tạo; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe,
làm hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp....) của giai đoạn so với mục tiêu đề ra;
(2) dự báo kết quả đạt được đến năm 2020.
- Đánh giá hiệu quả của chính sách/ tồn
tại, hạn chế/ nguyên nhân.
4. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng
lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (của Tiểu dự án 3, Chương trình 135)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được về đối tượng hưởng lợi (cộng đồng, cán bộ cơ sở) và các hình thức
hỗ trợ nâng cao năng lực (số lớp, khóa tập huấn? nội dung tập huấn?...) của
cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra; (2) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa hoặc chậm
triển khai; (3) dự báo kết quả đạt được đến năm 2020.
- Đánh giá hiệu quả thực tế của chính
sách/ Tồn tại, hạn chế/ Nguyên nhân.
5. Chính sách truyền thông, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm về giảm nghèo và chính
sách giảm nghèo về thông tin5 (Dự án 4)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách, phân tích rõ: (1) Những nhiệm vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt
được về đối tượng hưởng lợi (đồng bào DTTS; cộng đồng dân cư khu vực DTTS, MN;
tổ chức, cá nhân có liên quan khác); kết quả truyền thông về giảm nghèo, kết quả
giảm nghèo về thông tin (đánh giá kết quả cả giai đoạn so với mục tiêu đề ra);
(2) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa hoặc chậm triển khai; (3) dự báo kết quả đạt
được đến năm 2020.
6. Chính sách nâng cao năng lực và
giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình6 (Dự án 5)
- Tình hình thực hiện:
+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo thực
hiện chính sách;
+ Kinh phí đã đầu tư (phân tích rõ:
ngân sách trung ương? ngân sách địa phương? nguồn khác?)
+ Việc triển khai và kết quả thực hiện
chính sách theo các mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án, phân tích rõ: (1) Những nhiệm
vụ đã triển khai: số lượng và tỷ lệ đạt được về đối tượng hưởng lợi: (1.1) Đối
với hoạt động nâng cao năng lực (Cán bộ là người DTTS làm công tác giảm nghèo
các cấp: Cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng...) (1.2) Đối với công tác giám
sát, đánh giá (trên địa bàn vùng DTTS, MN); đánh giá kết quả cả giai đoạn so với
mục tiêu đề ra; (2) Những nhiệm vụ, mục tiêu chưa hoặc chậm triển khai; (3) dự
báo kết quả đạt được đến năm 2020.
(Thống kê kết quả thực hiện các
chính sách theo biểu số 07,08)
Phần thứ tư
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được
- Những chuyển biến thực chất trong đời
sống vật chất, tinh thần và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, người
nghèo vùng DTTS, MN.
- Tính bền vững trong kết quả giảm
nghèo vùng DTTS, MN.
- Tác động của kết quả thực hiện
CTMTQG GNBV và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng DTTS, MN đối với phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực chú trọng
đánh giá hiệu quả theo kết quả đầu ra).
2. Tồn tại, hạn chế
- Về ban hành văn bản, chính sách;
- Về chỉ đạo, điều hành;
- Về sự phối hợp triển khai thực hiện
giữa các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương?
- Về nguồn lực.
- Bất cập trong xác định vùng DTTS, MN:
tiêu chí phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao; tiêu chí phân định
vùng DTTS, MN theo trình độ phát triển... (làm căn cứ để thực hiện chính sách
giảm nghèo vùng DTTS, MN).
3. Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
4. Trách nhiệm của tập thể và cá
nhân có liên quan
Phần thứ năm
ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
- Nhóm giải pháp về nhận thức
- Nhóm giải pháp về thể chế, chính
sách
- Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Nhóm giải pháp về nguồn lực
2. Kiến nghị
- Với Quốc hội và các cơ quan, tổ chức
có liên quan
- Với Chính phủ và các Bộ, ngành liên
quan
* PHỤ LỤC
1. 08 phụ biểu theo yêu cầu
2. Các bảng, biểu, số liệu thống kê của
Ủy ban nhân dân các cấp và các tài liệu khác (nếu có)
Biểu số 01
Tỉnh…………..
TỔNG HỢP
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2012 -
2018
STT
|
Văn
bản
|
Trích
yếu
|
Trạng thái
|
|
|
|
Ngày
ban hành
|
Ngày
có hiệu lực
|
Ngày
hết hiệu lực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|