HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
107/2014/NQ-HĐND
|
Tuy Hòa, ngày
25 tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI THỰC HIỆN CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP , ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
06/2010/QĐ-TTg , ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản
lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
Căn cứ Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg , ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về
chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
73/2010/TTLT-BTC-BTP , ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp về hướng dẫn
việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật;
Căn cứ Thông tư số
14/2014/TTLT-BTC-BTP , ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc
lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm
cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người
dân tại cơ sở;
Sau khi xem xét Tờ trình số
16/TTr-UBND, ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh về việc Quy định nội dung chi, mức
chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế
HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định nội dung chi, mức chi phục vụ công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
trên địa bàn tỉnh với những nội dung kèm theo nghị quyết này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2014.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị
quyết số 30/2011/NQ-HĐND , ngày 21/9/2011 của HĐND tỉnh về "Quy định nội
dung chi, mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh
Phú Yên".
Điều 3. Tổ chức thực hiện
HĐND tỉnh giao:
1. UBND tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của
HĐND và đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định
tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 7 năm 2014./.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;
- Ban CTĐB của UBTVQH;
- TT.Tỉnh uỷ;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Viện KSND, TAND tỉnh;
- Các vị ĐB HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đ.ĐBQH&HĐND; UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- TT.HĐND TX Sông Cầu, TP Tuy Hòa;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo PY, Đài PT-THPY, TTTHVN tại PY;
- Trung tâm tin học và công báo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HSKH.
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Việt
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG CHI, MỨC CHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 107 /2014/NQ-HĐND ngày 25
/7/2014 của HĐND tỉnh)
I. Xây dựng
chương trình, đề án, kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn
chương trình, đề án, kế hoạch
1. Xây dựng
đề cương (tùy theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của chương trình, đề án, kế
hoạch):
a) Xây dựng đề cương chi tiết:
- Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/đề
cương;
- Cấp huyện: 800.000 đồng/đề
cương;
- Cấp xã: 600.000 đồng/đề cương.
b) Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng
quát:
- Cấp tỉnh: 1.600.000 đồng/đề
cương;
- Cấp huyện: 1.200.000 đồng/đề cương;
- Cấp xã: 800.000 đồng/đề cương.
2. Soạn thảo chương trình, đề
án, kế hoạch:
a) Soạn thảo chương trình, đề
án, kế hoạch:
- Cấp tỉnh: 2.400.000 đồng/chương
trình, đề án, kế hoạch;
- Cấp huyện: 2.000.000 đồng/chương
trình, đề án, kế hoạch;
- Cấp xã: 1.600.000 đồng/chương
trình, đề án, kế hoạch.
b) Soạn thảo báo cáo tiếp
thu, tổng hợp ý kiến:
- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/báo cáo;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo;
- Cấp xã: 200.000 đồng/báo cáo.
3. Tổ chức họp, tọa đàm góp
ý:
a) Chủ trì: 150.000 đồng/người/buổi;
b) Thành viên dự:
100.000/người/buổi.
4. Ý kiến tư vấn của chuyên
gia: 400.000 đồng/văn bản.
5. Xét duyệt chương trình, đề án,
kế hoạch:
a) Chủ tịch Hội đồng: 150.000 đồng/người/buổi;
b) Thành viên Hội đồng, thư ký:
120.000 đồng/người/buổi;
c) Đại biểu được mời tham dự:
100.000 đồng/người/buổi;
d) Nhận xét, phản biện của Hội đồng:
200.000 đồng/bài viết;
đ) Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng:
150.000 đồng/bài viết.
6. Lấy ý kiến thẩm định (trường hợp
không thành lập Hội đồng xét duyệt Chương trình, đề án, kế hoạch):
a) Cấp tỉnh: 400.000 đồng/bài viết;
b) Cấp huyện: 300.000 đồng/bài viết;
c) Cấp xã: 200.000 đồng/bài viết.
7. Xây dựng
các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch: 400.000 đồng/văn bản.
8. Thù lao hòa giải
(căn cứ vào xác nhận của UBND xã về số vụ việc nhận hòa giải của tổ hòa giải cơ
sở):
- Hòa giải thành: 120.000 đồng/vụ
việc/tổ, ban;
- Hòa giải không thành: 100.000 đồng/vụ
việc/tổ, ban.
9. Tài liệu, văn phòng
phẩm, sổ sách ... phục vụ công tác hòa giải: 100.000 đồng/tổ/tháng.
II. Chi thù
lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, người được mời tham gia công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia
các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật:
1. Thù lao báo cáo viên cấp tỉnh:
Áp dụng chế độ thù lao giảng viên quy định tại tiểu mục 1.1 mục 1 Điều 3 Thông
tư số 139/2010/TT-BTC .
2. Thù lao báo cáo viên cấp
huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp
luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn
sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 250.000 đồng/người/buổi.
3. Thù lao cho người được mời
tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên,
chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Tuỳ theo
trình độ, áp dụng mức chi quy định tại khoản 1, 2 Mục này.
4. Thù lao báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến,
giáo dục pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các đối tượng đặc thù: Được hưởng thêm 20% so với mức
thù lao quy định tại khoản 1, 2, 3 Mục này.
III. Biên soạn
một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù:
1. Tờ gấp pháp luật (bao gồm
biên soạn, biên tập, thẩm định): 800.000 đồng/Tờ gấp đã hoàn thành.
2. Tình huống giải đáp pháp
luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 250.000 đồng/Tình huống
đã hoàn thành.
3. Câu chuyện pháp luật (bao
gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.200.000 đồng/Câu chuyện đã hoàn
thành.
4. Tiểu phẩm pháp luật (bao
gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 4.000.000 đồng/Tiểu
phẩm đã hoàn thành.
IV. Chi xây dựng
và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:
1. Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống
cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật (không quá 1
ngày): 30.000 đồng/người/ngày.
2. Chi tiền nước uống cho người dự
sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 10.000 đồng/người/buổi.
V. Chi phiên dịch
tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường (chỉ áp dụng đối với hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu
lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người
địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật):
1. Chi phiên dịch tiếng dân tộc
thiểu số kiêm người dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài): 200% mức
lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành
chính/ngày.
2. Chi thuê người dẫn đường (không
phải phiên dịch): 120% mức lương cơ sở tính theo lương ngày do Nhà nước quy định
cho khu vực quản lý hành chính/ngày.
VI. Chi tổ chức
cuộc thi, hội thi:
1. Chi tổ chức cuộc thi sân
khấu, thi trên internet, có thêm mức chi đặc thù sau:
a) Thuê dẫn chương trình (tùy
theo quy mô, cấp tổ chức để quyết định mức thuê dẫn chương trình):
- Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/người/ngày;
- Cấp huyện: 1.500.000 đồng/người/ngày;
- Cấp xã: 1.000.000 đồng/người/ngày.
b) Thuê hội trường và thiết
bị phục vụ cuộc thi sân khấu (tùy theo quy mô, địa bàn tổ chức cuộc
thi để quyết định mức thuê):
- Cấp tỉnh: 8.000.000 đồng/ngày;
- Cấp huyện: 6.000.000 đồng/ngày;
- Cấp xã: 4.000.000 đồng/ngày.
c) Thuê văn nghệ, diễn viên:
250.000 đồng/người/ngày.
2. Chi giải thưởng (tùy theo quy
mô và địa bàn tổ chức cuộc thi để quyết định mức chi giải thưởng
cụ thể nhưng không vượt định mức chi tối đa quy định tại điểm này):
a) Cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh:
- Giải nhất: Tập thể: 8.000.000
đồng/giải thưởng; cá nhân: 4.000.000 đồng/giải thưởng;
- Giải nhì: Tập thể: 6.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 2.500.000 đồng/giải thưởng;
- Giải ba: Tập thể: 4.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 1.500.000 đồng/giải thưởng;
- Giải khuyến khích: Tập thể:
2.000.000 đồng/giải thưởng; cá nhân: 800.000 đồng/giải thưởng;
b) Giải phụ khác: 400.000 đồng/giải
thưởng.
c) Cuộc thi tổ chức quy mô cấp huyện:
- Giải nhất: Tập thể: 6.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 3.000.000 đồng/giải thưởng;
- Giải nhì: Tập thể: 4.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 2.000.000 đồng/giải thưởng;
- Giải ba: Tập thể: 2.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 1.200.000 đồng/giải thưởng;
- Giải khuyến khích: Tập thể:
1.000.000 đồng/giải thưởng; cá nhân: 500.000 đồng/giải thưởng;
- Giải phụ khác: 300.000 đồng/giải
thưởng.
d) Cuộc thi tổ chức quy mô cấp xã:
- Giải nhất: Tập thể: 4.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 2.000.000 đồng/giải thưởng;
- Giải nhì: Tập thể: 3.000.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 1.500.000 đồng/giải thưởng;
- Giải ba: Tập thể: 1.500.000 đồng/giải
thưởng; cá nhân: 1.000.000 đồng/giải thưởng;
- Giải khuyến khích: Tập thể:
800.000 đồng/giải thưởng; cá nhân: 400.000 đồng/giải thưởng;
- Giải phụ khác: 200.000 đồng/giải
thưởng.
VII. Chi hỗ
trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp
cận pháp luật trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh
cơ sở:
1. Biên soạn, biên tập tài
liệu phát thanh (tính theo trang chuẩn 350 từ): 60.000 đồng/trang.
2. Bồi dưỡng phát thanh:
a) Phát thanh bằng tiếng Việt:
12.000 đồng/lần;
b) Phát thanh bằng tiếng dân
tộc: 16.000 đồng/lần.
VIII. Chi phục
vụ trực tiếp việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật:
1. Chi hoạt động xây dựng,
quản lý, khai thác tủ sách pháp luật hàng năm: 2.000.000 đồng/tủ/năm.
2. Rà soát, bổ sung, cập nhật
sách định kỳ 06 tháng/lần: 80.000 đồng/lần.
3. Bồi dưỡng cán bộ tham gia
luân chuyển sách: 40.000 đồng/lần/người.
IX. Chi thực hiện
thống kê, rà soát, viết báo cáo đánh giá công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch, đánh giá thực hiện chuẩn
tiếp cận pháp luật:
1. Thu thập thông tin, xử lý
số liệu báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương: 40.000 đồng/báo cáo.
2. Rà soát văn bản, tài liệu
phục vụ hệ thống hóa, kiến nghị xây dựng thể chế, thực hiện chương
trình, đề án: 40.000 đồng/văn bản.
3. Viết báo cáo:
a) Báo cáo định kỳ hàng năm
của địa phương: 2.000.000 đồng/báo cáo;
b) Báo cáo chuyên đề: 3.000.000
đồng/báo cáo;
c) Báo cáo đột xuất: 800.000 đồng/báo
cáo./.