Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2685/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Phạm Thị Bích Lựa
Ngày ban hành: 02/11/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2685/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 02 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 25/2000/QĐ-UB ngày 25/9/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2001-2010;

Căn cứ Quyết định số 4600/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch tại công văn số 203/TM&DL ngày 18/06/2007 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 kèm theo Đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1028/KHĐT-KT ngày 23/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thương mại nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

2. Phát triển thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của tỉnh, đồng thời phải thích ứng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển giao lưu thương mại với Lào, các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Phát triển thương mại trên cơ sở khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt khuyến khích và thu hút khu vực kinh tế tư nhân

4. Phát triển thương mại theo hướng ưu tiên và tập trung nguồn lực để thực hiện hiện đại hóa trong ngành thương mại

5. Phát triển thương mại phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển thương mại phải kết hợp với tăng cường quốc phòng và an ninh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạnh thị trường trong tỉnh theo hướng đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất, đời sống, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, bảo đảm cân đối cung cầu về những mặt hàng trọng yếu cho sản xuất và đời sống, ngày càng có nhiều hàng hóa mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh

- Lập lại và củng cố trật tự, kỷ cương thị trường. Xây dựng ngành thương mại tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hướng mạnh về xuất khẩu, thu hút các nguồn lực của thương nhân trong và ngoài nước, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển thị trường trong tỉnh trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển thị trường trong vùng và cả nước, với thị trường ngoài nước, gắn hiệu quả kinh doanh thương mại với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- GDP thương mại (giá so sánh) toàn tỉnh đến 2010 đạt 842 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 8,7%), đến 2015 đạt 1.697 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng khoảng 9%), đến năm 2020 đạt 3.600 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 10%). GDP thương mại đạt tốc độ tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2006-2010; 15,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 16,2%/năm giai đoạn 2015-2020.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đến năm 2010 đạt 6.919 tỷ đồng, năm 2015 đạt 17.578 tỷ đồng và năm 2020 đạt 43.739 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 19,4%/năm giai đoạn 2006-2010, 20,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 20%/năm giai đoạn 2016-2020

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 58 triệu USD, năm 2015 đạt 106 triệu USD và đến năm 2020 đạt 170 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 đạt 15%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 11%/năm.

- Kim ngạch nhập khẩu đến năm 2010 đạt 30 triệu USD, năm 2015 đạt 51 triệu USD và đến năm 2020 đạt 90 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 đạt 10,5%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 11,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 12%/năm.

- Nâng cao tỷ trọng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi…) đạt 15% vào năm 2010, đến năm 2015 đạt 25% và năm 2020 đạt 35%.

- Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị…) và chú trọng phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, nhất là chợ ở khu vực nông thôn

- Từng bước mở rộng và phát triển lưu thông hàng hóa trên thị trường của tỉnh và mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận cũng như thị trường ngoài nước. Phấn đấu đưa thị trường hoạt động ổn định, nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường và đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, thiết bị và các dịch vụ cần thiết cho sản xuất cũng như hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, ven biển.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xây dựng đa dạng mô hình kinh doanh thương mại thuộc các thành phần kinh tế gắn với các khu, cụm công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa, các khu dân cư, các trục giao thông chính.

- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

1. Quy hoạch phát triển thị trường hàng hóa

Căn cứ vào quá trình hình thành, sự phát triển giao lưu hàng hóa và những biến động của hệ thống phân phối hàng hóa trên cơ sở quá trình phát triển sản xuất, tiêu dùng, cần định hướng phát triển hệ thống thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh như sau:

- Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước theo các thị trường sau đây:

+ Thị trường hàng tiêu dùng

+ Thị trường hàng nông lâm thủy sản

+ Thị trường hàng tư liệu sản xuất và các hàng hóa khác

- Khuyến khích các thị trường liên kết, liên doanh, sáp nhập để tăng cường năng lực cạnh tranh với mục tiêu đảm bảo cung ứng hàng hóa chất lượng tốt và tiện lợi cho dân cư

- Phát triển thị trường theo từng địa bàn cụ thể nhằm tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách về mức sống, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng và tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa các khu vực thị trường, tạo điều kiện phát triển thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng ven biển, thị trường biên giới. Tổ chức định hướng thị trường theo từng địa bàn cụ thể như sau: Thị trường đô thị, thị trường đồng bằng ven biển, thị trường nông thôn miền núi và thị trường biên giới.

2. Quy hoạch phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường theo từng địa bàn.

a) Quy hoạch hạ tầng đô thị: Từ nay đến năm 2015, mạng lưới đô thị tỉnh Quảng Bình bao gồm: Thành phố Đồng Hới (đô thị loại 2), thị xã Ba Đồn (đô thị loại 4) và 5 thị trấn huyện lỵ. Ngoài ra còn có một số thị trấn, thị tứ, các đô thị dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, dọc quốc lộ 12A. Định hướng quy hoạch phát triển thương mại trên thị trường đô thị sẽ là:

+ Gắn quy hoạch chợ với quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị. Tiến hành sửa chữa, nâng cấp các chợ lớn, giải toả các chợ cóc, chợ tự phát, gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an toàn giao thông.

Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 177 chợ, bình quân mỗi xã, phường có 1-2 chợ. Trong tổng số 177 chợ quy hoạch có 8 chợ loại I ( Thành phố Đồng Hới 2 chợ, Minh hóa 1 chợ, Tuyên hóa 1 chợ, Quảng Trạch 1 chợ, Bố Trạch 1 chợ, Quảng Ninh 1 chợ, Lệ Thủy 1 chợ); 34 chợ loại 2 ( Đồng Hới 7 chợ, Minh hóa 3 chợ, Tuyên hóa 4 chợ, Quảng Trạch 8 chợ, Bố Trạch 5 chợ, Quảng Ninh 2 chợ, Lệ Thủy 5 chợ) và 136 chợ loại III (trong đó thành phố Đồng Hới có 9 chợ).

+ Giai đoạn 2006-2010 tại thành phố Đồng Hới, xây dựng Trung tâm thương mại Quảng Bình có quy mô hạng II với tổng diện tích kinh doanh khoảng 30.000m2, xây dựng 1 siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng II và 4 siêu thị hạng III đạt chuẩn theo quy chế của Bộ Thương mại, xây dựng cửa hàng tổng hợp quy mô lớn phục vụ nhu cầu dân cư

+ Giai đoạn sau năm 2010 tại thị trấn Ba Đồn xây dựng 1 Trung tâm thương mại có quy mô hạng III, với diện tích sàn khoảng 20.000m2, 1 siêu thị hạng II, tại mỗi khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, khu du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 1 siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng II, tại mỗi thị trấn sẽ xây dựng 1 siêu thị tổng hợp hạng III.

+ Bố trí các cửa hàng kinh doanh tổng hợp gần các khu dân cư tập trung, các trục giao thông.

b) Quy hoạch hạ tầng vùng đồng bằng ven biển

Vùng đồng bằng ven biển của tỉnh gồm các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Thành phố Đồng Hới. Đây là vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế có trục Quốc lộ 1, có đường ven biển, có khu kinh tế Hòn La và nhiều khu du lịch tiềm năng khác. Định hướng phát triển thương mại trên địa bàn này là:

+ Phát triển các cơ sở thu mua, phân loại, sơ chế, đóng gói, thu gom hàng hóa từ các hộ sản xuất cung cấp cho các nhà máy chế biến hoặc các doanh nghiệp lớn. Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bằng ven biển.

+ Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tổng hợp biển, liên kết các ngành công nghiệp, xây dựng nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ theo cụm kinh tế- kỹ thuật- sản xuất phù hợp với từng tiểu vùng ven biển. Từng bước phát triển kinh tế hàng hóa vùng đồng bằng ven biển, hình thành các vùng chuyên canh: Trồng cây công nghiệp, cây rừng trồng, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, cung cấp hàng nông sản, thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ, đồng thời là thị trường rộng lớn tiêu thụ hàng công nghiệp tiêu dùng.

c) Quy hoạch hạ tầng vùng nông thôn miền núi:

Vùng miền núi của Quảng Bình có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh cũng như hợp tác thương mại với Lào và các nước trong hành lang kinh tế Đông- Tây. Định hướng phát triển thương mại trên thị trường này là:

+ Phát triển hạ tầng vùng nông thôn, miền núi gắn với việc tổ chức tốt hệ thống chợ nông thôn và các cụm thương mại- dịch vụ tại các trung tâm dân cư nông thôn. Củng cố và phát triển lại hệ thống hợp tác xã thương mại - dịch vụ. Phấn đấu 90% số chợ trong quy hoạch đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo; đầu tư mở rộng các chợ quá tải, quá cũ; di dời các chợ vi phạm lộ giới; nâng cấp một số chợ trung tâm đầu mối phát luồng có điều kiện phát triển từ loại II lên loại I và xây dựng thêm chợ mới tại các xã, phường chưa có chợ, các cụm dân cư mới có nhu cầu họp chợ.

+ Hình thành các cụm kinh tế - thương mại- dịch vụ gắn với các huyện lỵ, trung tâm cụm xã với nhiều chủ thể kinh doanh để đảm bảo lợi ích cho người nông dân.

+ Tổ chức thị trường có sự kết hợp chặt chẽ với chính sách bảo trợ, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh. Tạo điều kiện phát triển tích cực kinh tế hộ và kinh tế trang trại.

d) Quy hoạch hạ tầng vùng biên giới

Thị trường biên giới tỉnh Quảng Bình có 2 cửa khẩu: Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và cửa khẩu Quốc gia Cà Roòng. Căn cứ vào điều kiện phát triển thương mại trên tuyến biên giới với thực trạng về vị trí địa lý kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cũng như các vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế giữa Việt Nam và Lào, có thể phân bố ngành thương mại ở khu vực biên giới như sau:

+ Giai đoạn 2006-2020 phát triển khu thương mại cửa khẩu với các công trình thương mại và dịch vụ gồm trung tâm thương mại, cụm thương mại, bãi kiểm hóa, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, chợ và các cửa hàng, cửa hiệu buôn bán hàng hóa và hoạt động dịch vụ

+ Hình thành hệ thống chợ biên giới giúp cho dân cư vùng biên giới giữa 2 nước Lào và Việt Nam thực hiện việc buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại được dễ dàng

+ Hình thành các tổ hợp thương mại tại các xã biên giới đã có chợ biên giới.

3. Quy hoạch phát triển các doanh nghiệp thương mại

Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, đổi mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa. Từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại của tỉnh theo các hình thức chủ yếu sau:

- Phát triển doanh nghiệp thương mại bán lẻ theo các hình thức như:

+ Trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp hay chuyên doanh, các cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng bách hóa tự phục vụ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng thời trang, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, cửa hàng tạp hóa...

+ Mạng lưới bán hàng lưu động: Xe bán hàng lưu động, bán hàng qua tivi, qua mạng, máy bán hàng…

+ Chợ tổng hợp

+ Chi nhánh bán lẻ của nhà sản xuất

- Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn theo các hình thức chủ yếu như: Công ty bán buôn tổng hợp, Công ty bán buôn hàng chuyên doanh, Công ty thương mại bán buôn tự phục vụ hoặc bán hàng, trung tâm thương mại bán buôn, trung tâm kho vận và trung chuyển, trung tâm đại diện thương mại, công ty chợ bán buôn nông sản

4. Quy hoạch phát triển ngành thương mại theo các thành phần kinh tế

- Đối với thương mại tập thể: Phát triển hình thức thương mại tập thể góp phần tạo nên mạng lưới thương nhân đa dạng, hoạt động trên lĩnh vực cung ứng "đầu vào" và tiêu thụ "đầu ra" cho sản xuất, đặc biệt ở địa bàn nông thôn. Định hướng phát triển đối với thành phần kinh tế này như sau:

+ Tập trung phát triển các hợp tác xã của người bán buôn nhỏ tại các trung tâm thương mại và các cụm thương mại. Phát triển các HTX cung- tiêu tại các tổ hợp thương mại trên cơ sở các HTX nông nghiệp, phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất cho các hộ gia đình, trang trại. Chú trọng phát triển rộng khắp thành phần thương mại HTX để thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển thị trường đặc biệt là quá trình liên kết các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để tạo nên quy mô sản xuất đủ lớn, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần chú trọng phát triển các HTX cung- tiêu hay HTX thương mại- dịch vụ của người bán buôn nhỏ, nhất là những người buôn chuyến. Trong đó, các HTX thương mại- dịch vụ là hạt nhân để phát triển thương mại lớn trên thị trường và cần phải sắp xếp tổ chức lại phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của tỉnh.

- Đối với thương mại tư nhân:

+ Phát triển thành phần thương mại tư nhân tại các trung tâm thương mại, cụm thương mại và tụ điểm thương mại. Tại các trung tâm thương mại sẽ có các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tại các cụm thương mại sẽ khuyến khích tư nhân thành lập doanh nghiệp hay tổ hợp của người buôn chuyến. Tại các tụ điểm thương mại sẽ phát triển mạnh các hộ kinh doanh có vị trí cố định, thường xuyên, nhằm nâng dần quy mô kinh doanh của chợ nhất là chợ nông thôn, miền núi, chợ biên giới…

+ Thành phần thương mại tư nhân là lực lượng chủ yếu trên thị trường thực hiện lưu thông hàng hóa, đặc biệt là lực lượng chính bán lẻ hàng hóa trên thị trường, khai thác, phát triển các thị trường cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp thương mại tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn cả về quy mô và phạm vi kinh doanh để trở thành lực lượng chính phát triển thị trường và hoạt động thương mại của tỉnh.

(Có phụ lục I và phụ lục II chi tiết kèm theo).

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

1. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên địa bàn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao mức độ chuyên môn hóa vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có ưu thế so với các tỉnh khác trong vùng.

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Lựa chọn những sản phẩm có ưu thế để xây dựng chương trình đầu tư sản xuất. Những sản phẩm này vừa có ưu thế về điều kiện sản xuất, vừa phù hợp với xu hướng phát triển của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước như: Cao su, hồ tiêu, tinh bột sắn, lạc, hải sản đông. Xác định 1 số ngành tập trung phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa như: Nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lúa, rau quả… để tập trung đẩy mạnh sản xuất phục vụ xuất khẩu.

- Đối với sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp: Cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp gắn bó hữu cơ với nông nghiệp như các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản, dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhất là xi măng, vừa đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, vừa cung ứng cho thị trường các tỉnh và xuất khẩu.

2. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện ổn định thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin, hỗ trợ năng lực hoạt động marketing còn non trẻ của các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Đối với thị trường trong nước: Cần ưu tiên hàng đầu thiết lập các mối quan hệ liên kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường các tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trên thị trường trong nước. Quan hệ thị trường trước hết hướng vào việc trao đổi sản phẩm hàng hóa hai chiều, cần chú ý khai thác tối đa lợi thế của tỉnh để tăng trưởng hơn nữa quan hệ trao đổi hàng hóa.

- Đối với thị trường ngoài nước: Chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau, trên cơ sở các hiệp định cấp quốc gia, các văn bản thỏa thuận từ các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam với các nước khác hoặc mối quan hệ lâu dài với Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Cần nghiên cứu, lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu phù hợp với khả năng và lợi thế của tỉnh, cần tập trung xuất khẩu vào thị trường truyền thống như: ASEAN, Đông Âu, Trung Quốc, từng bước xâm nhập vào thị trường khác như Nhật Bản, EU, Mỹ. Xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của tỉnh để xuất khẩu trực tiếp những sản phẩm chủ lực của tỉnh.

3. Xây dựng hệ thống các kênh lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng thông qua các mối liên kết ổn định và lâu dài, với cơ cấu lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Cần xây dựng hệ thống kênh lưu thông cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất gắn bó với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các tỉnh lân cận. Mặt khác, tạo ra hệ thống lưu thông hàng hóa nhiều tầng kết hợp với việc xây dựng hệ thống đại lý cung tiêu, mô hình thương mại dịch vụ, hệ thống cửa hàng về tận xã để tạo lập mối quan hệ bán hàng trực tiếp giữa người sản xuất và tiêu thụ.

- Chú trọng công tác marketing tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, trước hết là tiêu thụ nông sản, thủy hải sản, nhất là các sản phẩm chế biến từ nông sản

4. Chú trọng công tác xúc tiến thương mại; tổ chức tốt hệ thống cung cấp thông tin về tình hình thị trường trong và ngoài tỉnh, cũng như thị trường nước ngoài; nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho yêu cầu ứng xử của các cơ quan quản lý trước những biến động của thị trường, làm căn cứ cho việc đưa ra các quyết định quản lý sát với tình hình thị trường. Cần có cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Thương mại để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa.

5. Có chính sách khuyến khích, phát huy khả năng của các thành phần kinh tế phát triển hoạt động thương mại

- Các doanh nghiệp thương mại có dự án đầu tư hạ tầng được quyền tiếp cận các nguồn vốn bình đẳng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.

- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong việc thành lập, vay vốn kinh doanh, tiếp cận các nguồn hỗ trợ tín dụng, khen thưởng, hỗ trợ thông tin.

- Tăng cường liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kinh doanh, đầu tư xây dựng các công trình thương mại dưới nhiều hình thức

- Thực hiện tốt luật đầu tư, cần thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh, theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ở Việt Nam.

6. Phát triển nguồn nhân lực thương mại

- Khuyến khích, thu hút các nhà quản trị, kinh doanh giỏi trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thương nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

7. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại, tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng cho các doanh nghiệp. Tiến hành rà soát các văn bản quản lý hoạt động thương mại để sửa đổi, bổ sung. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động thương mại, kịp thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy hoạch của ngành thương mại; huy động và tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài, từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng các công trình thương mại.

- Sở Thương mại và Du lịch căn cứ vào nội dung quy hoạch, phối hợp với các ngành, các huyện, thành phố tổ chức triển khai trên từng địa bàn, từng lĩnh vực, có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra, theo dõi, báo cáo và đề xuất kịp thời để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các ngành trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Bích Lựa

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH HỆ THỐNG CHỢ ĐẾN NĂM 2020 TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 2685 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Tên chợ

Địa điểm

Loại chợ

Diện tích chiếm đất

Tính chất đầu tư

I

TP Đồng Hới

 

 

 

 

1

Chợ Phú Hải

Phường Phú Hải

III

3000

Xây mới

2

Chợ Đức Ninh Đông

Phường Đức Ninh Đông

III

3000

Xây mới

3

Chợ Cúp Cúp

Xã Thuận Đức

III

3000

Xây mới

4

Chợ Bảo Ninh

Xã Bảo Ninh

II

3000

Xây mới

5

Chợ Đồng Sơn

Phường Đồng Sơn

III

3000

Xây mới

II

Huyện Tuyên Hóa

 

 

 

 

1

Chợ Thuận Hóa

Xã Thuận Hóa

III

3000

Xây mới

2

Chợ Lê Hóa

Xã Lê Hóa

III

3000

Xây mới

3

Chợ Sơn Hóa

Xã Sơn Hóa

III

3000

Xây mới

4

Chợ Ngư Hóa

Xã Ngư Hóa

III

3000

Xây mới

5

Chợ Nam Hóa

Xã Nam Hóa

III

3000

Xây mới

6

Chợ Châu Hóa

Xã Châu Hóa

III

3000

Xây mới

III

Huyện Minh Hoá

 

 

 

 

1

Chợ Hóa Phúc

Xã Hóa Phúc

III

3000

Xây mới

2

Chợ Hóa Sơn

Xã Hóa Sơn

III

3000

Xây mới

3

Chợ Trọng Hóa

Xã Trọng Hóa

III

3000

Xây mới

4

Chợ Xuân Hóa

Xã Xuân Hóa

III

3000

Xây mới

IV

Huyện Quảng Trạch

 

 

 

 

1

Chợ Quảng Đông

Xã Quảng Đông

III

3000

Xây mới

2

Chợ Quảng Thạch

Xã Quảng Thạch

III

3000

Xây mới

3

Chợ Quảng Tùng

Xã Quảng Tùng

III

3000

Xây mới

4

Chợ Quảng Hưng

Xã Quảng Hưng

III

3000

Xây mới

5

Chợ Quảng Phương

Xã Quảng Phương

III

3000

Xây mới

6

Chợ Quảng Long

Xã Quảng Long

III

3000

Xây mới

7

Chợ Quảng Thọ

Xã Quảng Thọ

III

3000

Xây mới

8

Chợ Quảng Hải

Xã Quảng Hải

III

3000

Xây mới

9

Chợ Quảng Lộc

Xã Quảng Lộc

III

3000

Xây mới

10

Chợ Quảng Sơn

Xã Quảng Sơn

III

3000

Xây mới

11

Chợ Quảng Trường

Xã Quảng Trường

III

3000

Xây mới

V

Huyện Bố Trạch

 

 

 

 

1

Chợ Mỹ Trạch

Xã Mỹ Trạch

III

3000

Xây mới

2

Chợ Lâm Trạch

Xã Lâm Trạch

III

3000

Xây mới

3

Chợ Thượng Trạch

Xã Thượng Trạch

III

3000

Xây mới

4

Chợ Sơn Lộc

Xã Sơn Lộc

III

3000

Xây mới

5

Chợ Phú Trạch

Xã Phú Trạch

III

3000

Xây mới

6

Chợ Đồng Trạch

Xã Đồng Trạch

III

3000

Xây mới

7

Chợ Hoàn Trạch

Xã Hoàn Trạch

III

3000

Xây mới

8

Chợ Trung Trạch

Xã Trung Trạch

III

3000

Xây mới

9

Chợ Tây Trạch

Xã Tây Trạch

III

3000

Xây mới

10

Chợ Hoà Trạch

Xã Hòa Trạch

III

3000

Xây mới

11

Chợ Tân Trạch

Xã Tân Trạch

III

3000

Xây mới

12

Chợ Nam Trạch

Xã Nam Trạch

III

3000

Xây mới

13

Chợ Lý Trạch

Xã Lý Trạch

III

3000

Xây mới

IV

Huyện Quảng Ninh

 

 

 

 

1

Chợ Vạn Ninh

Thôn Giữa -Vạn Ninh

III

3.200

Di dời

2

Chợ Hải Ninh

Xã Hải Ninh

III

3000

Xây mới

3

Chợ Trường Xuân

Xã Trường Xuân

III

3000

Xây mới

4

Chợ Tân Ninh

Xã Tân Ninh

III

3000

Xây mới

5

Chợ Tân Sơn

Xã Vạn Ninh

III

3000

Xây mới

V

Huyện Lệ Thủy

 

 

 

 

1

Chợ Ngư Thủy Bấc

Xã Ngư Thủy Bắc

III

6.500

Xây mới

2

Chợ Phong Thủy

Xã Phong Thủy

III

3000

Xây mới

3

Chợ Cam Thủy

Xã Cam Thủy

III

3000

Xây mới

4

Chợ Ngân Thủy

Khe Giữa

III

3000

Xây mới

5

Chợ Ngư Thủy Trung

Xã Ngư Thủy Trung

III

3500

Xây mới

6

Chợ Quy Hậu

Xã Liên Thủy

III

3000

Xây mới

7

Chợ Xuân Thủy

Xã Xuân Thủy

III

3000

Xây mới

8

Chợ Ngư Thủy Nam

Xã Ngư Thủy Nam

III

6500

Xây mới

9

Chợ Chuôn

Xã Kim Thủy

III

3000

Xây mới

10

Chợ Lâm Thủy

Xã Lâm Thủy

III

3000

Xây mới

11

Chợ Ga Mỹ Đức

Xã Sơn Thuỷ

III

3000

Xây mới

12

Chợ Ga Mỹ Trạch

Xã Mỹ Thuỷ

III

3000

Xay mới

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI BÁN XĂNG DẦU ĐẾN NĂM 2020 TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 2685 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Địa điểm

Tính chất đầu tư

I

Thành phố Đồng Hới

 

1

Xã Thuận Đức

Xây mới

2

Phường Bắc Nghĩa

Xây mới

3

Xã Bảo Ninh

Xây mới

4

Phường Đức Ninh Đông

Xây mới

II

Huyện Minh Hoá

 

1

Cửa khẩu Cha Lo

Xây mới

2

Y Leng- Xã Dân Hoá

Xây mới

3

Xã Hoá Thanh

Xây mới

4

Xã Trung Hoá

Xây mới

5

Xã Thượng Hoá

Xây mới

6

Xã Hồng Hoá

Xây mới

7

Xã Hoá Hợp

Xây mới

8

Thị trấn Quy Đạt

Di dời

III

Huyện Tuyên Hoá

 

1

Xã Châu Hoá

Xây mới

2

Xã Phong Hoá

Xây mới

3

Thị trấn Đồng Lê

Xây mới

4

Xã Thanh Hoá

Xây mới

5

Xã Tiến Hoá

Xây mới

IV

Huyện Quảng Trạch

 

1

Kho cảng Hòn La - Xã Quảng Đông

Xây mới

2

Xã Quảng Phú

Xây mới

3

Xã Quảng Hợp

Xây mới

4

Xã Quảng Xuân

Xây mới

5

Xã Quảng Liên

Xây mới

6

Xã Quảng Tiến

Xây mới

7

Xã Quảng Phong

Xây mới

8

Xã Quảng Hoà

Xây mới

9

Xã Quảng Lộc

Xây mới

10

Xã Quảng Minh

Xây mới

11

Xã Quảng Long

Xây mới

12

Xã Quảng Phúc

Xây mới

V

Huyện Bố Trạch

 

1

Thị trấn Nông trường Việt Trung

Di dời 1 cửa hàng và xây mới 2 cửa hàng

2

Xã Phú Định

Xây mới

3

Xã Sơn Trạch

Xây mới

4

Xã Xuân Trạch

Xây mới

5

Xã Mỹ Trạch

Xây mới

6

Xã Đồng Trạch

Xây mới

7

Kho Sông Gianh- Xã Hạ Trạch

Xây mới

8

Xã Cự Nẫm

Xây mới

9

Thị trấn Hoàn Lão

Xây mới

VI

Huyện Quảng Ninh

 

1

Xã Quán Hàu

Xây mới

2

Xã Lương Ninh

Xây mới

3

Xã Trường Sơn

Xây mới

4

Xã Vạn Ninh

Xây mới

5

Xã Võ Ninh

Xây mới

6

Xã Vĩnh Ninh

Xây mới

7

Xã Duy Ninh

Xây mới

VII

Huyện Lệ Thuỷ

 

1

Xã An Thuỷ

Xây mới

2

Xã Tân Thuỷ

Xây mới

3

Xã Kim Thuỷ

Xây mới

4

Xã Ngư Thuỷ Trung

Xây mới

5

Xã Mai Thuỷ

Xây mới

6

Xã Văn Thuỷ

Xây mới

7

Xã Phú Thuỷ

Xây mới

8

Xã Hồng Thuỷ

Di dời

9

Thị trấn Nông trường Lệ Ninh

Di dời

10

Xã Thanh Thuỷ (chợ Cưởi)

Di dời

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2685/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.388

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.220.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!