Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2012/TT-TTCP hướng dẫn thẩm quyền nội dung thanh tra

Số hiệu: 02/2012/TT-TTCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ Người ký: Huỳnh Phong Tranh
Ngày ban hành: 13/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thanh tra hoạt động phòng chống tham nhũng

Thẩm quyền, nội dung thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước vừa được Thanh tra Chính phủ hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13/7/2012.


Theo đó, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra toàn bộ hoặc một số nội dung quy định tại Điều 31 Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006.

Cụ thể, hoạt động thanh tra trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng bao gồm: Thanh tra việc xây dựng, thực hiện chương trình phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch hoạt động tài chính; minh bạch trong mua sắm công và quản lý dự án đầu tư xây dựng; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; minh bạch trong quản lý, sử dụng đất; minh bạch hoạt động giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức; thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức; thực hiện tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng; minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện cải cách hành chính.

Đối với trách nhiệm phát hiện, xử lý tham nhũng, nội dung thanh tra sẽ gồm: xử lý tin báo, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng; phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng; thực hiện các kiến nghị; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03/9/2012.

THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 02/2012/TT-TTCP

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH12;

Căn cứ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;

Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đng đầu cơ quan, tchức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

2. Trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng áp dụng theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật về thanh tra

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

1. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước khi thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nưc

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến nghị của Đoàn thanh tra; kết luận và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định pháp luật.

Chương 2.

THẨM QUYỀN THANH TRA TRÁCH NHIỆM

Điều 4. Nguyên tắc xác định thẩm quyền thanh tra trách nhiệm

Các cơ quan thanh tra nhà nước có thm quyền thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp và cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính cấp dưới.

Điều 5. Thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ

1. Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cấp bộ), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh); doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

2. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cấp bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan như sau:

a) Văn phòng bộ, các tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc bộ, các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ trưởng) quyết định thành lập và các cơ quan, tchức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của cấp bộ;

b) Văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là cấp sở), ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện), doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, tchức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyn quản lý của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Văn phòng, các phòng, ban... nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.

Điều 6. Thẩm quyền của Thanh tra bộ

1. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập.

2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra bộ có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ và doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập, như sau:

a) Văn phòng, các tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc bộ và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của bộ;

b) Văn phòng, các phòng, ban đơn vị nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.

Điều 7. Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh

1. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là cp sở); ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phthuộc tỉnh (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh có quyền xem xét, xác minh trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật vphòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cấp sở, ủy ban nhân dân cấp huyện và doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, như sau:

a) Văn phòng, các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ trực thuộc cấp sở và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của cấp sở;

b) Văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cp huyện, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, đơn vị của doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.

Điều 8. Thẩm quyền của Thanh tra sở

Thanh tra của các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

Điều 9. Thẩm quyền của Thanh tra huyện

1. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra huyện có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện, như sau:

a) Văn phòng, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Văn phòng, các ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vi, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 10. Thẩm quyền xem xét, xác minh đối với quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác

1. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra, ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được xem xét, xác minh quy định tại khoản 2 các Điều 5, 6, 7 và 9 của Thông tư này, Đoàn thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền xem xét, xác minh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khác để làm rõ các nội dung cần thanh tra.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung cần thanh tra có trách nhiệm làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cu của Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Chương 3.

NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM

Điều 11. Nguyên tắc xác định nội dung thanh tra

1. Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cơ quan có thm quyền tiến hành thanh tra toàn bộ hoặc một số nội dung quy định tại Điều 31 Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Ngoài nội dung hướng dẫn tại các điều (từ Điều 12 đến Điều 25 của Thông tư này), trong trường hp thanh tra việc công khai, minh bạch các hoạt động khác, thì cơ quan thanh tra có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch và quy định của pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đó để xem xét, đánh giá, đồng thời áp dụng các quy định của Thông tư này đxác định nội dung thanh tra việc công khai, minh bạch đối với hoạt động đó cho phù hợp.

MỤC 1. THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

Điều 12. Thanh tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng

1. Xem xét, đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm, quy trình xây dựng kế hoạch, thời điểm, thời gian, căn cứ để xây dựng kế hoạch, nội dung kế hoạch, việc hướng dẫn chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch đối với cơ quan tổ chức, đơn vị.

2. Xem xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, bao gồm: hình thức, cách thức phbiến, trin khai kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch.

Điều 13. Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

1. Xem xét, đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; xem xét các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã triển khai thực hiện so với quy định; xem xét việc phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng mạng lưới báo cáo viên của đơn vị nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kết quả các giải pháp đã thực hiện.

2. Xem xét về nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian, đối tượng được tuyên truyền và đánh giá hiệu quả, mức độ phù hợp đặc thù tchức, hoạt động của từng đơn vị; chất lượng, kết quả đạt được qua việc tuyên truyền.

Điều 14. Thanh tra việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:

a) Đối với các đơn vị dự toán ngân sách: Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ; công khai số liệu dự toán và quyết toán;

b) Đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí: Công khai các nguồn thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân được huy động và hiệu quả sử dụng; công khai số liệu dự toán chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; công khai chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi hội nghị và các nội dung chi khác;

c) Đối với tổ chức được Nhà nước hỗ trợ ngân sách: Công khai số liệu dự toán, quyết toán; công khai khoản đóng góp và sử dụng của tổ chức, cá nhân (nếu có); công khai cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền Nhà nước hỗ trợ;

d) Đi với quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước: Công khai quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ; công khai kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền; công khai kết quả hoạt động của quỹ; công khai quyết toán năm được cấp có thm quyền phê duyệt;

đ) Công khai việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước cho các dự án, chương trình mục tiêu.

Điều 15. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:

a) Trong mua sắm công: Công khai kinh phí, kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; công khai kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; công khai danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, công khai danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu; công khai việc tiếp nhận viện trợ, được tặng và điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng, trang bị tài sản nhà nước;

b) Trong xây dựng cơ bản: Công khai việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án; công khai mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm; công khai kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; công khai danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, công khai danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu; công khai quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm; công khai phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

c) Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng: Việc lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về dự án quy hoạch đầu tư xây dựng; việc hội đồng nhân dân xem xét, quyết định đi với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương; công khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt để nhân dân giám sát.

Điều 16. Thanh tra việc công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:

a) Công khai việc lấy ý kiến của nhân dân và quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương;

b) Công khai mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán;

c) Công khai các công trình cơ sở hạ tầng tại xã, phường, thị trấn sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân: Công khai mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán; công khai dự toán cho từng công trình theo kế hoạch đầu tư được duyệt; công khai nguồn vốn đầu tư cho từng công trình; công khai kết quả huy động của từng đối tượng cụ thể, thời gian huy động; công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công khai tiến độ thi công và kết quả nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình và quyết toán công trình.

Điều 17. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:

a) Công khai, minh bạch các quy định của pháp luật;

b) Công khai, minh bạch các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; đấu thầu dự án, đấu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác của Nhà nước;

c) Công khai, minh bạch trong trình tự thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư; công khai trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

d) Công khai, minh bạch trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về: thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công khai quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở;

đ) Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Xem xét, đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất trên cơ sở so sánh đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; công khai kết quả thực hiện công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Công khai, minh bạch trong thủ tục hành chính khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Điều 18. Thanh tra việc công khai, minh bạch hoạt động giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối vi từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng, ngân hàng, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được thanh tra cần phải xem xét, đánh giá việc chấp hành, thực hiện các quy định về công khai:

Công khai thủ tục hành chính đgiải quyết; công khai thời hạn giải quyết; công khai trình tự, thủ tục giải quyết; công khai kết quả giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Điều 19. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong công tác tổ chức, cán bộ

1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.

2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.

3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:

a) Công khai việc tuyn dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng và kết quả tuyển dụng;

b) Công khai việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyn, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác.

Điều 20. Thanh tra việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

1. Xem xét việc xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xem xét căn cứ xây dựng và thời gian áp dụng so với quy định; xem xét nội dung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện so với quy định của Nhà nước.

2. Xem xét việc hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định về chế độ định mức, tiêu chuẩn; xem xét việc kim tra, chấp hành, khắc phục các quy định không phù hợp với thực tế trong việc thực hiện quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn (nếu có); xem xét việc xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn (nếu có).

Điều 21. Thanh tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp

1. Việc xây dựng, quán triệt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong cơ quan, tổ chức đơn vị so với quy định.

2. Việc công khai quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân giám sát việc chấp hành so với quy định.

3. Việc chấp hành quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

4. Việc kiểm tra, xử lý đối với người vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Điều 22. Thanh tra việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức

1. Xem xét việc xây dựng kế hoạch, công khai kế hoạch, thực hiện nguyên tắc và những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyn đổi vị trí công tác; xem xét nội dung, hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; xem xét đối tượng được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; xem xét thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; xem xét thời đim ban hành quyết định điều động, công khai quyết định điều động.

Xem xét các trường hợp vi phạm quy định chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức (nếu có): Xem xét trường hợp không thực hiện việc chuyn đổi vị trí công tác theo quy định; xem xét trường hp chuyển đổi không đúng danh mục các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyn đổi; xem xét lý do chưa thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

2. Xem xét việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 23. Thanh tra việc thực hiện quy định về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng

1. Xem xét việc quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện quy chế tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức so với quy định tại Quyết định 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xem xét việc thực hiện quy định tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức so với quy định của Nhà nước.

3. Xem xét việc nhận, sử dụng quà do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tặng cho cơ quan, tchức, đơn vị và sử dụng công quỹ để tặng quà so với quy định của Nhà nước.

4. Xem xét việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng (nếu có).

Điều 24. Thanh tra việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập

Nội dung thanh tra việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tập trung vào các vấn đề sau:

1. Tổ chức, thực hiện quy định kê khai tài sản, thu nhập: Việc quán triệt mục đích việc kê khai tài sản, thu nhập; lập danh sách và thông báo danh sách người có nghĩa vụ kê khai; phổ biến các loại tài sản, thu nhập phải kê khai; thực hiện trình tự, thủ tục kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; quản lý khai thác sử dụng bản kê khai tài sản, thu nhập.

2. Xác minh tài sản, thu nhập (nếu có): Căn cứ yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập; thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập, kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; quản lý, sử dụng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập.

3. Việc xử lý vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (nếu có) cần phải xem xét:

a) Việc xử lý kỷ luật hành chính đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;

b) Việc xử lý trách nhiệm đối với người vi phạm các quy định về tổ chức, thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; quản lý, sử dụng hồ sơ về minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định.

Điều 25. Thanh tra việc thực hiện cải cách hành chính

1. Xem xét việc thực hiện cải cách, hoàn thiện các thủ tục hành chính; xem xét áp dụng khoa học, đi mới công nghệ trong quản lý, điều hành; xem xét việc phân cấp nhằm tăng cường tính tự chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân; xem xét việc xác định trách nhiệm của từng chức danh.

2. Xem xét, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phân cấp của cơ quan hành chính cấp trên và thực hiện phân cấp cho cơ quan hành chính cấp dưới; xem xét việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước so với yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị.

3. Xem xét việc thực hiện đổi mới phương thức trong thanh toán nhằm giảm thiểu thanh toán tiền mặt; hiệu quả thực tế do thực hiện cải cách thủ tục hành chính; xem xét việc đi mới công nghệ nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn; xem xét đối tượng hưởng lợi từ các giải pháp và hiệu quả xã hội.

4. Xem xét, đánh giá việc thực hiện bộ thủ tục hành chính đã ban hành cho từng lĩnh vực so với quy định; việc thực hiện quy định về cơ chế một cửa.

5. Xem xét việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính so với yêu cầu công khai, đơn giản hóa nhằm phòng ngừa tham nhũng, số lượng thủ tục hành chính cụ thể đã lược bỏ, sửa đổi, bổ sung và số lượng thủ tục hành chính được cải cách; đánh giá một số thủ tục hành chính điển hình đã cải cách; xác định giá trị kinh tế, xã hội do việc cải cách thủ tục hành chính mang lại.

MỤC 2. THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ THAM NHŨNG

Điều 26. Thanh tra việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng

Xem xét việc thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tin báo dấu hiệu tham nhũng, tcáo hành vi tham nhũng; xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý tố cáo hành vi tham nhũng; xem xét trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng; xem xét trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận xử lý tin báo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng.

Điều 27. Thanh tra việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng

1. Xem xét việc phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyn quản lý trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, tiếp nhận xử lý tin báo về dấu hiệu tham nhũng.

2. Xem xét việc xử lý người có hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng: Số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải xử lý và kết quả đã xử lý đối với từng trường hợp; về hình thức, mức độ xử lý so với mức độ vi phạm; về số vụ việc và số người phải xử lý kỷ luật hành chính hoặc phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý hình sự. Sliệu chi tiết về kết quả xử lý bao gồm:

a) Về hành chính: số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải xử lý kỷ luật hành chính;

b) Về hình sự: Số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải chuyển cơ quan điều tra xử lý trách nhiệm hình sự;

c) Về kinh tế: số tiền, tài sản, đất đai phải thu hồi và đã thu hồi cho Nhà nước, tập th, tổ chức, cá nhân; xử phạt, bồi thường, bồi hoàn tiền, tài sản;

3. Xem xét, đánh giá những chuyển biến tích cực và hạn chế, tồn tại trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và nguyên nhân.

Điều 28. Thanh tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý

1. Xem xét việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý liên quan đến tham nhũng và thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý, cần phải xem xét: Việc tổ chức, thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý; kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý.

2. Xem xét việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chấp hành chế độ thông tin báo cáo trong quá trình tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 29. Thanh tra việc thực hiện thẩm quyền kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Xem xét việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thanh tra và việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm về việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý.

2. Xem xét việc ra quyết định kiểm tra, thanh tra (hình thức, nội dung, cách thức ban hành); xem xét việc tiến hành cuộc kiểm tra, thanh tra (trình tự, thủ tục, kết quả) thường xuyên, đột xuất (nếu có) đã được thực hiện so với kế hoạch và yêu cầu quản lý.

Điều 30. Thanh tra về chấp hành chế độ thông tin, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng

1. Xem xét việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống tham nhũng thông qua các tiêu chí thông tin về hình thức, số lượng, thời gian, nội dung, chất lượng thông tin báo cáo.

2. Xem xét những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.

Điều 31. Thanh tra việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi đxảy ra hành vi tham nhũng trong quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm trực tiếp hoặc liên quan trách nhiệm đối với người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đó quản lý theo các mức độ quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Việc xem xét, kết luận trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 9 năm 2012.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ đđược hướng dẫn hoặc sửa đổi, b sung./.

Nơi nhận:
- Thtướng Chính ph;
-
Các Phó Thtướng Chính phủ;
-
Văn phòng Chính ph;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
VP BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban ca Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Tòa
án nhân dân Tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Lãnh đạo TTCP, các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
-
Thanh tra bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính ph;
-
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
-
Công báo; Website Chính ph; Website TTCP;
-
Lưu: Văn thư; Cục IV (5b).

TỔNG THANH TRA




Huỳnh Phong Tranh

THE GOVERNMENT INSPECTORATE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 02/2012/TT-TTCP

Hanoi, July 13, 2012

 

CIRCULAR

STIPULATING IN DETAIL AND GUIDING THE COMPETENCE AND CONTENTS OF INSPECTION OF THE RESPONSIBILITY TO IMPLEMENT LEGAL PROVISIONS ON CORRUPTION PREVENTION AND FIGHTING

Pursuant to Inspection Law No. 56/2010/ QH12;

Pursuant to Anti-Corruption Law No. 55/ 2005/QH12;

Pursuant to the Government's Decree No. 120/2006/ND-CP dated October 20, 2006, stipulating in detail and guiding a number of articles of the Anti-Corruption Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011, detailing and guiding a number of articles of the Inspection Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and ministerial-level agencies;

The Government Inspectorate stipulates in detail and guides the competence and contents of inspection of the responsibility to implement the anti-corruption law as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular stipulates in detail and guides the competence and contents of inspection of the responsibility to implement the anti-corruption law of agencies, organizations and units and heads of agencies, organizations and units under the management of state administrative agencies at all levels.

2. The order and procedures for inspection of the responsibility to implement the anti-corruption law comply with Section 1, Chapter III of the Government's Decree No. 86/2011/ ND-CP dated September 22, 2011, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Inspection Law and other regulations on inspection.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to the following subjects:

1. Heads of state administrative agencies, Heads of state inspectorates, heads and members of inspection teams of state administrative agencies when inspecting the responsibility to implement the anti-corruption law of agencies, organizations, units and individuals and heads of agencies, organizations and units;

2. Agencies, organizations, units and individuals related to the responsibility to implement the anti-corruption law.

Article 3. Responsibilities of heads of state administrative agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

RESPONSIBILITY INSPECTION COMPETENCE

Article 4. Principles of determination of responsibility inspection competence

State inspectorates have competence to inspect the responsibility to implement the anti-corruption law of agencies, organizations, units and individuals and heads of specialized agencies, organizations or units falling under the management of state administration agencies of the same level, and subordinate state administration agencies and their heads.

Article 5. Competence of the Government Inspectorate

1. The Government Inspectorate may inspect the responsibility to implement the anti-corruption law of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies (referred to as ministerial- level agencies), the People's Committees of provinces or centrally run cities (referred to as provincial-level People's Committees); and state enterprises set up under the Prime Minister's decisions.

2. In the course of inspecting the responsibility to implement the anti-corruption law of ministerial-level agencies, provincial-level People's Committees and state enterprises set up under the Prime Minister's decisions, the Government Inspectorate's inspection teams may examine and verify the implementation of the anti-corruption law by related agencies, organizations, units and individuals as follows:

a/ Ministerial offices and general departments, departments and units of ministries, and state enterprises established under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies (referred to as ministers), and other agencies, organizations, units and individuals under the management of ministerial-level agencies;

b/ Offices and specialized agencies of provincial-level People's Committees (referred to as provincial-level departments), People's Committees of urban districts, rural districts, towns and provincial cities (referred to as district-level People's Committees), state enterprises established under decisions of provincial-level People's Committee chairmen and other agencies, organizations, units and individuals under the management of provincial-level People's Committees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Competence of ministerial inspectorates

1. The inspectorates of ministries and ministerial-level agencies (referred to as ministerial inspectorates) may inspect the responsibility to implement the anti-corruption law of agencies, organizations, units and individuals under the ministerial management; and state enterprises established under decisions of ministers.

2. In the course of inspection, inspection teams of ministerial inspectorates may examine and verify the implementation of the anti-corruption law by agencies, organizations, units and individuals under the ministerial management, and by state enterprises established under decisions of ministers, as follows:

a/ Ministerial offices, general departments, departments and units of ministries and other agencies, organizations, units and individuals under the ministerial management:

b/ Offices, specialized sections, divisions and units of state enterprises established under decisions of ministers and their affiliated organizations, units and individuals.

Offices, sections and divisions of business units of state-owned enterprises set up by the Minister's decision and other organizations, units and individuals under the management of that enterprise.

Article 7. Competence of provincial inspectorates

1. The inspectorates of provinces or centrally run cities (referred to as provincial inspectorates) may inspect the responsibility to implement the anti-corruption law of specialized agencies of provincial-level People's Committees (referred to as provincial-level departments); People's Committees of urban districts, rural districts, towns and provincial cities (referred to as district-level People's Committees); and state enterprises established under decisions of provincial-level People's Committee chairpersons.

2. In the course of inspection, inspection teams of provincial inspectorates may examine and verify the responsibility to implement the and-corruption law of agencies, organizations, units and individuals under the management of provincial-level departments, district-level People's Committees and state enterprises set up under decisions of provincial-level People's Committee chairmen, as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Offices of district-level People's Committees and specialized sections and divisions attached to district-level People's Committees, the People's Committees of communes, wards or townships (referred to commune-level People's Committees) and other agencies, organizations, units and individuals under the management of district-level People's Committees;

c/ Offices and specialized sections, divisions and units of state enterprises set up under decisions of provincial-level People's Committee chairmen and other organizations, units and individuals under the management of those enterprises.

Article 8. Competence of service-level inspectorates

Inspectorates of specialized agencies of provincial-level People's Committees (referred to as provincial-level department inspectorates) may inspect the responsibility to implement the anti-corruption law of specialized agencies, organizations, units and individuals under the direct management of provincial departments.

Article 9. Competence of district-level inspectorates

1. Inspectorates of urban districts, rural districts, towns and provincial cities (referred to as district-level inspectorates) may inspect the responsibility to implement anti-corruption law of specialized agencies of district-level People's Committees and commune-level People's Committees.

2. In the course of inspection, inspection teams of district inspectorates may examine and verify the implementation of the anti-corruption law of agencies, organizations, units and individuals under the management of district-level People's Committees, as follows:

a/ Offices and specialized sections and divisions of district- level People's Committees and other agencies, organizations, units and individuals under the management of district-level People's Committees;

b/ Offices and specialized divisions of commune-level People's Committees and other units and individuals under the management of commune-level People's Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the course of inspecting the responsibility to implement the anti-corruption law, inspection teams of state inspectorates, as required by inspections, may examine and verify other related agencies, organizations, units and individuals in addition to the agencies, organizations, units and individuals defined in Clause 2 of Articles 5,6,7 and 9 of this Circular in order to clarify the contents to be inspected.

2. Agencies, organizations, units and individuals related to the contents to be inspected shall work with, and provide information and documents at the request of inspection teams inspecting the responsibility to implement the provisions of anti-corruption law.

Chapter III

RESPONSIBILITY INSPECTION CONTENTS

Article 11. Principles of identification of inspection contents

1. Based on the state management requirements and plans on inspection of the implementation of the anti-corruption law, the competent agencies may inspect all or a number of contents defined in Article 31 of the Government's Decree No. 120/2006/ND-CP of October 20, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of Anti-Corruption Law.

2. In addition to the contents guided in the Articles from 12 to 25 of this Circular, in case of inspection of the publicity and transparency of other activities, competent inspectorates shall, pursuant to the provisions of the Anti-Corruption Law concerning publicity and transparency and specialized laws on such fields, examine and assess and concurrently apply the provisions of this Circular to identify the contents of inspection of the publicity and transparency of those activities accordingly.

Section 1: INSPECTION OF THE RESPONSIBILITY TO IMPLEMENT THE ANTI-CORRUPTION LAW

Article 12. Inspection of the formulation and implementation of anti-corruption programs and plans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To examine and assess the organization of implementation of anti-corruption programs and plans, covering the forms and modes of plan publication and implementation; and the direction, guidance, inspection, examination and expedition of the implementation of these programs and plans.

Article 13. Inspection of the propaganda and dissemination of the Party's guidelines and policies and the State's laws against corruption

1. To examine and assess the formulation of propaganda programs and plans and the propaganda and dissemination of the Party's guidelines and policies and the State's laws against corruption; to examine the implementation by organizations, units and individuals according to regulations; to examine the coordination with related agencies, the building of the networks of communicators on the anti-corruption law and the results of implemented measures.

2. To examine the contents, forms, venues, time and subjects of propaganda and assess the effect and level of relevance to the specific organization and operations of each unit; and propaganda quality and results.

Article 14. Inspection of publicity and transparency of financial activities and state budget

1. Form of publicity and transparency applicable to each prescribed content.

2. Time of publicity of each prescribed content.

3. Issues of publicity and transparency to be examined:

a/ For budget estimating units: Publicity of allocation bases and principles; publicity of estimated and finalized figures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ For organizations receiving state budget supports: Publicity of estimated and finalized figures; publicity of amounts (if any) contributed by organizations, individuals and their use; publicity of the bases for determination of support levels and support amounts given by the State;

d/ For funds originating from the state budget: Publicity of the operation regulations and financial mechanism of the funds; publicity of annual financial plans contain specific revenues and expenses related to the state budget according to regulations of competent authorities; publicity of results of the funds' operations; publicity of annual finalization statements approved by competent authorities;

e/ Publicity of the allocation and use of the state budget and assets to target projects and programs.

Article 15. Inspection of publicity and transparency in public procurement, capital construction and management of investment projects on construction

1. Form of publicity and transparency applicable to each prescribed content.

2. Time for publicity of each prescribed content.

3. Issues of publicity and transparency to be examined:

a/ In public procurement: Publicity of funds for and plans on procurement of state assets; publicity of plans for bidding, preliminary selection invitation and results of preliminary selection and bid invitation; publicity of lists of bidders in restricted biddings, publicity of short-listed bidders in restricted biddings, results of selection of contractors; publicity of the receipt of aid and donations and the transfer, liquidation, sale and assignment of state assets;

b/ In capital construction: Publicity of the allocation of investment capital in the state budget estimates allocated annually to projects; publicity of investment capital amounts of assigned projects in the annual budget estimates; publicity of plans for bidding, preliminary selection invitation and results; publicity of lists of bidders in restricted biddings, publicity of short-listed bidders in restricted biddings; publicity of annual finalization of investment capital of projects; publicity of the approval of finalization of investment capital of completed projects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Inspection of publicity and transparency of mobilization and use of amounts contributed by people

1. Publicity and transparency applicable to each prescribed content.

2. Time for publication of each prescribed content.

3. Issues of publicity and transparency to be examined:

a/ Publicity of the gathering of people's comments and decisions of the People's Councils of the same level in the mobilization of people's contributed amounts for investment in work construction and fun set up in localities;

b/ Publicity of the mobilization purpose, contribution levels, the use and using results and finalization reports;

c/ Publicity of infrastructure facilities in communes, wards or townships, which are financed by people's contributions: Publicity of contribution levels, the use, using results and finalization report; publicity of budget estimates for every work according to approved investment plans; publicity of investment capital source for every work; publicity of results of mobilization of every specific subject, mobilization time; publicity of results of selection of contractors already approved by competent authorities; publicity of construction schedules and results of pre-acceptance test of completed volumes and quality and the finalization of works.

Article 17. Inspection of publicity and transparency in land administration and use

1. Publicity and transparency applicable to each prescribed content.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Issues of publicity and transparency to be examined:

a/ Publicity and transparency of laws and regulations;

b/ Publicity and transparency of project appraisal and approval procedures; project bidding or land use right auctions for selection of contractors according to the land law and other regulations of the State;

c/ Publicity and transparency of the order of land recovery, ground clearance and resettlement; publicity of the process of formulating and revising land use master plans and plans;

d/ Publicity and transparency in the grant of land use right certificates regarding: the competence, order, procedure and grant of land use right certificates; publicity of detailed plans and land lot allocation, subjects to be allocated land for building houses;

e/ Publicity and transparency of land use master plans and plans: Examination and assessment of land administration and use against the approved land use master plans and plans; publicity of results of management of land allocation, lease and recovery and change of land use purpose;

f/ Publicity and transparency of other administrative procedures related to the state administration of land.

Article 18. Inspection of publicity and transparency of the handling of affairs by agencies, organizations, units and individuals

1. Publicity and transparency applicable to each prescribed content.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Publicity contents for agencies, organizations and individuals with management competence in the fields of housing, land, construction, business registration, project examination and approval, state budget allocation, credit, banking, export, import, exit, entry, household registration, taxation, customs, insurance, and other agencies, organizations and individuals directly handling affairs of inspected agencies, organizations, units and individuals should cover the examination and assessment of the observance and implementation of regulations on publicity:

Publicity of administrative procedures for settlement; publicity of settlement time limits; publicity of the settlement order and procedures; and publicity of results of settlement of affairs of agencies, organizations, units and individuals.

Article 19. Inspection of publicity and transparency in organization and personnel work

1. Publicity and transparency applicable to each prescribed content.

2. Time of publicity of each prescribed content.

3. Issues of publicity and transparency to be examined:

a/ Publicity of the recruitment of cadres, civil servants, public employees and laborers into agencies, organizations and units; publicity of the number of persons to be recruited, criteria, forms and results of recruitment.

b/ Publicity of master plans on training, appointment, rank promotion, rotation, transfer, commendation, dismissal, relief from duty or office, disciplining and retirement of cadres, civil servants, public employees and other laborers.

Article 20. Inspection of the formulation and implementation of regimes, norms and standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To examine the guidance and organization of implementation of regulations on regimes, norms and standards; to examine the inspection, observance and revision of regulations that are unsuitable to reality in the implementation of regulations on regimes, norms and standards (if any); to examine the handling of violations of regulations on regimes, norms and standards (if any).

Article 21. Inspection of the implementation of the code of conduct and rules of professional ethics

1. The formulation and study of the code of conduct and rules of professional ethics in agencies, organizations or units according to regulations.

2. Publicity of the code of conduct and rules of professional ethics of cadres, civil servants and public employees for people's supervision of their observance according to regulations.

3. The observance of regulations on prohibitions on cadres, civil servants and public employees.

4. The examination and handling of violators of the code of conduct and rules of professional ethics and regulations on prohibitions on cadres, civil servants and public employees.

Article 22. Inspection of the shift of working positions of civil servants and public employees

1. To examine the formulation and publicity of plans, the observance of principles and prohibited acts in the periodical shift of working positions; to examine the contents and forms of periodical shift of working positions; to examine the subjects of shift; to examine the duration of periodical shifts of working positions; to examine the time of issuance of decisions on transfer, publicity of transfer decisions.

To examine cases of violation of regulations on shifts of working positions of cadres, civil servants and public employees (if any): To examine cases of non-shift of working positions according to regulations; to examine cases of shift contrary to the list of working positions in the fields, sectors and occupations requiring periodical shift; to examine the reasons for failure to implement the periodical shift of working positions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Inspection of the implementation of regulations on presentation, acceptance and handover of gifts

1. To examine the dissemination, guidance and direction of the implementation of regulations on presentation, acceptance and handover of gifts by agencies, organizations and units funded by the state budget and by cadres, civil servants and public employees according to Decision No. 64/2007/QD-TTg of May 10, 2007 of the Prime Minister.

2. To examine the implementation of regulations on presentation, acceptance and hand-over of gifts by cadres, civil servants and public employees according to the State's regulations.

3. To examine the acceptance and use of gifts presented by agencies, organizations, units or individuals to agencies, organizations or units and the use of public funds for purchase of gifts according to the State's regulations.

4. To examine the handling of violations of regulations on the presentation, acceptance and handover of gifts (if any).

Article 24. Inspection of transparency of property and incomes

The contents of inspection of the implementation of regulations on transparency of property and incomes of cadres, civil servants and public employees focus on the following matters:

1. Organization and implementation of regulations on property and income declaration: Dissemination of the purpose of property and income declaration; drawing up and announcement of the lists of persons obliged to make such declaration; announcement of types of property and incomes to be declared; implementation of property and income declaration process and procedures; publicity of written property and income declarations; and management of the exploitation and use of written declarations of property and income.

2. Verification of property and incomes (if any): Based on the property and income verification requirements; implementation of property and income- verifying process and procedures, and conclusions on the transparency in property and income declarations of persons obliged to make declarations; management and use of property and income verification dossiers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The administrative disciplining of dishonest property and income declarers;

b/ The handling of violators of regulations on organization and implementation of property and income declarations; publicity of written property and income declarations; property and income verification; conclusion on transparency in property and income declaration; management and use of property and income transparency dossiers; implementation of the regime of reporting on results of implementation of property and income transparency according to regulations.

Article 25. Inspection of administrative reform

1. To examine the reform and improvement of administrative procedures; to examine the application of sciences to and renovation of technologies in management and administration activities; to examine the decentralization of powers to agencies, organizations, units and individuals for their higher autonomy and self-accountability; to examine the determination of the responsibility of each title holder.

2. To examine and assess the situation and results of decentralization by superior administrative agencies to subordinate administrative agencies; to examine the definition of tasks and powers of state agencies compared with the management requirements of localities or units.

3. To examine the renewal of payment modes, aiming to minimize payment in cash; the practical effects of the reform of administrative procedures; to examine the technology renovation in professional activities; to examine beneficiaries of the solutions and social effects.

4. To examine and assess the implementation of the sets of administrative procedures promulgated for each field as prescribed; the implementation of regulations on the one-stop mechanism.

5. To examine the administrative reform against the requirements of publicity and simplification aiming to prevent corruption, the number of specific administrative procedures slashed, amended or supplemented and the number of administrative procedures reformed; to assess typical reformed administrative procedures; to determine the economic and social values brought about by the administrative procedure reforms.

Section 2: INSPECTION OF RESPONSIBILITY TO IMPLEMENT REGULATIONS ON CORRUPTION DETECTION AND HANDLING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To examine the establishment and publicity of forms of receiving reports on signs of corruption and denunciations of corruption acts; to examine the responsibilities of organizations and individuals in the receipt of and the competence to accept denunciations of corruption acts; to examine the order and procedures for settlement of denunciations of corruption acts; to examine agencies, organizations, units and competent persons in the coordination in the receipt and handling of reports on and the settlement of denunciations of corruption acts.

Article 27. Inspection of the detection and handling of persons committing corruption acts

1. To examine the detection of corruption acts committed by cadres, civil servants and public employees under direct management via activities of management, receipt and handling of reports on signs of corruption.

2. To examine the handling of persons committing corruption acts by their managing agencies, organizations or units through activities of examination, inspection and settlement of denunciations of corruption acts: The number of cases and the number of corrupt persons to be handled and the results of handling of each specific case; handling forms and levels compared with the gravity of violations; the number of cases and number of persons to be administratively disciplined or their dossiers to be transferred to investigation bodies for criminal handling. The detailed data on handling results include:

a/ Administrative handling: A number of cases and number of corrupt persons to be administratively disciplined;

b/ Criminal handling: A number of cases and number of corrupt persons to be transferred to investigation bodies for penal liability examination;

c/ Economic handling: Amounts of money, property and land to be recovered and already recovered for the State, collectives, organizations or individuals; the sanctioning, compensations, repayment of money and property;

3. To examine and assess positive changes and limitations and existing problems in the detection and handling of corruption acts and the causes.

Article 28. Inspection of the realization of handling proposals and decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To examine the monitoring, urge, examination and observance of information and reporting regimes in the course of implementation of conclusions, handling proposals and decisions of competent agencies or organizations.

Article 29. Inspection of the exercise of competence to examine and inspect the responsibility to implement the anti-corruption law

1. To consider the formulation and approval of plans on examination and inspection and the implementation of annual plans on examination and inspection of the implementation of the anti-corruption law by agencies, organizations, units and individuals under their management.

2. To examine the issuance of decision on examinations and inspections (forms, contents and modes of issuance); consider the exercise of examination and inspection

(Orders, procedures, results) on regular and irregular (if any) basis already carried out as compared with the plans and management requirements.

Article 30. Inspection of the observance of anti-corruption information and reporting regulations

1. To examine the implementation of regimes of information and periodical, special and extraordinary reporting on anti-corruption activities through criteria on the forms, quantity, time, contents and quality of information and reports.

2. To examine the advantages and disadvantages, difficulties and problems (if any) in the implementation of information and reporting regimes.

Article 31. Inspection of the responsibility handling of heads of agencies, organizations or units upon the occurrence of corruption under their management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The examination and conclusion on the responsibilities of heads of agencies, organizations or units in organizing and directing of the implementation of law on anti-corruption.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32. Effect

1. This Circular takes effect on September 3, 2012.

2. Any problems and new matters arising in the course of implementation should be promptly reported to the Government Inspectorate for guidance or amendment and supplementation.-

 

 

INSPECTOR GENERAL




Huynh Phong Tranh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2012/TT-TTCP ngày 13/07/2012 hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.896

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!