THANH
TRA CHÍNH PHỦ
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
01/2010/TT-TTCP
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2010
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ
2442/2007/TT-TTCP NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2007 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2007/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
Căn cứ Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về
Minh bạch tài sản, thu nhập;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu nhập;
Sau khi thống nhất với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ
Nội vụ, Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số
2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của
Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu nhập như sau:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định (được thể hiện theo:
Phần, Mục, Khoản, Điểm, Tiết) tại Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng
11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ như sau:
1. Bổ sung
vào khoản 1 Mục II Phần 1 như sau:
1.1. Người có nghĩa vụ kê khai tại
khoản 2 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP là những người có chức vụ từ phó trưởng
phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương trở lên, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức
trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân không phải là hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
b. Những người được Đảng, Nhà nước
điều động, phân công và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu
biên chế được giao làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
1.2. Người có nghĩa vụ kê khai tại
khoản 8 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP: Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công
ty, công ty nhà nước, công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước thì đối tượng có
nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
a. Giữ một trong các chức danh tổng
giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị,
phó chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm
soát, phó trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng, trưởng
ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong tập đoàn kinh tế, tổng
công ty, công ty nhà nước, công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước;
b. Các chức danh trên do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cử giữ, bổ nhiệm; hoặc do hội đồng cổ đông, hội đồng quản
trị của công ty cổ phần bầu, bổ nhiệm và là người đại diện phần vốn góp của nhà
nước tại công ty đó.
1.3. Người có nghĩa vụ kê khai
theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP được xác định theo
Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Quyết định
số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sửa đổi,
bổ sung khoản 2 Mục I Phần 2 như sau:
2. Sau khi danh sách người có
nghĩa vụ kê khai được phê duyệt, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phát
mẫu bản kê khai và hướng dẫn kê khai:
a. Nếu kê khai lần đầu thì người
kê khai phải ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kê khai vào Bản kê khai và
không phải điền các thông tin tại phần chỉ tiêu tăng, giảm tài sản, thu nhập
(Phần thông tin về biến động tài sản) theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định
số 37/2007/NĐ-CP .
b. Nếu kê khai bổ sung thì kê
khai theo Mẫu số 01A ban hành kèm theo Thông tư này thay cho Mẫu số 01 ban hành
kèm theo Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP (Mẫu số 01A là Mẫu số 01 ban hành kèm
theo Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP được sửa đổi, bổ sung thêm ô đánh dấu biến động
tăng, biến động giảm; bỏ ô có biến động tài sản, thu nhập phải kê khai). Khi kê
khai thực hiện như sau:
- Nếu không có biến động về tài
sản, thu nhập phải kê khai trong kỳ kê khai thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng.
- Nếu có biến động về tài sản,
thu nhập phải kê khai trong kỳ kê khai thì đánh dấu (X) vào ô biến động tăng hoặc
biến động giảm và kê khai chi tiết thu nhập, tài sản biến động tăng, giảm theo
mẫu.
- Đối với kê khai về nhà, công
trình xây dựng khác.
+ Không phải kê khai nhà công vụ
(nếu có);
+ Nhà, công trình xây dựng phải
kê khai gồm: nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng, câu lạc bộ và các công trình xây dựng
khác (kể cả đang cho người khác thuê).
+ Nếu đã có giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà thì đánh dấu (X) vào ô có; nếu không có giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà thì đánh dấu (X) vào ô không có và nêu lý do (nhà thuê của nhà nước, giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà đứng tên người khác chưa làm thủ tục sang tên, …);
+ Nếu có nhà, công trình xây dựng
tiếp theo thì kê khai như nhà, công trình xây dựng thứ nhất, thứ hai.
- Đối với kê khai về quyền sử dụng
đất.
+ Quyền sử dụng đất phải kê khai
gồm: đất ở, đất nông nghiệp, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất
chuyên dùng …;
+ Nếu đã có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất thì đánh dấu (X) vào ô có; nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì đánh dấu (X) vào ô không có và nêu lý do (giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đứng tên người khác chưa làm thủ tục sang tên,…);
+ Quyền sử dụng đất đối với thửa
đất tiếp theo (nếu có) thì kê khai như đối với thửa đất thứ nhất, thứ hai.
- Đối với kê khai về thu nhập.
Nội dung kê khai bao gồm lương,
các khoản phụ cấp theo lương, các khoản thu nhập khác (nếu có).
- Đối với phần kê khai ở mục 6,
7, 8, 9: Chỉ kê khai nếu tổng giá trị của mỗi loại tài sản từ 50 triệu đồng trở
lên; việc xác định giá trị tài sản kê khai do người kê khai tự ước tính theo
giá thị trường tại thời điểm kê khai.
Ví dụ: Có 3 chiếc mô tô, tổng
giá trị ước tính tại thời điểm kê khai tháng 12 năm 2008 là 50 triệu đồng thì
phải kê khai, nếu dưới 50 triệu đồng thì không phải kê khai.
3. Sửa đổi
khoản 5 Mục I Phần 2 như sau:
5. Việc lưu giữ bản kê khai thực
hiện như sau:
a. Nếu người kê khai không thuộc
diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì bản kê khai được
lưu cùng hồ sơ cán bộ của người đó tại đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ;
Người kê khai có trách nhiệm lưu giữ bản sao bản kê khai của mình.
b. Nếu người kê khai thuộc diện
cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì đơn vị phụ trách
công tác tổ chức, cán bộ sao y 02 bản; nộp bản gốc cho ban tổ chức cấp ủy cùng
cấp; lưu 01 bản sao tại đơn vị mình; gửi 01 bản sao cho Ủy ban kiểm tra cấp ủy
cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ (để phục vụ công tác giám sát và xác minh
theo quy định).
Đối với bản kê khai của người kê
khai thuộc diện cấp ủy quản lý mà trước đây đã sao y 03 bản (gửi 01 bản cho ủy
ban kiểm tra cấp ủy cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ; gửi 01 bản cho cơ
quan thanh tra nhà nước cùng cấp; lưu 01 bản tại đơn vị phụ trách công tác tổ
chức, cán bộ) thì cơ quan, đơn vị này thực hiện quản lý bản kê khai theo quy định
về quản lý hồ sơ cán bộ.
4. Bổ sung
Phần 5a vào sau Phần 5 như sau:
Phần 5a: XỬ LÝ VI PHẠM CÁC
QUY ĐỊNH VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP
I. Việc xử lý hành vi chậm kê
khai, chậm tổ chức việc kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch
tài sản, thu nhập mà không có lý do chính đáng được thực hiện như sau:
1. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển
trách đối với:
a. Người có nghĩa vụ kê khai tài
sản, thu nhập mà kê khai chậm trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn kê khai
do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị quy định;
b. Người có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện chậm trên 15 ngày đến
30 ngày so với quy định về thời hạn tổng hợp, báo cáo do người đứng đầu cơ
quan, tổ chức đơn vị quy định.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh
cáo đối với:
a. Người có nghĩa vụ kê khai tài
sản, thu nhập mà kê khai chậm trên 30 ngày đến 45 ngày so với quy định về thời
hạn kê khai của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đã bị khiển trách
về việc kê khai chậm mà vẫn vi phạm quy định tại tiết a khoản 1 Mục này;
b. Người có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện chậm trên 30 ngày đến
45 ngày so với quy định về thời hạn tổng hợp, báo cáo của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc đã bị khiển trách về việc tổng hợp, báo cáo kết quả
chậm mà vẫn vi phạm quy định tại tiết c khoản 1 Mục này.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật nặng
hơn hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người chậm kê khai, chậm tổ chức việc kê
khai, chậm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập trên 45 ngày so với quy định về thời hạn tại khoản 2 Mục này.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục
xử lý kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức, viên chức
vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Mục này được thực hiện theo quy
định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
II. Việc xử lý vi phạm về quản
lý, khai thác, sử dụng bản kê khai tài sản, thu nhập; xử lý kỷ luật đối với người
kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và xử lý trách nhiệm trong xác minh
tài sản, thu nhập được thực hiện theo Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35 Nghị định
số 37/2007/NĐ-CP .
III. Sau khi cơ quan, tổ chức,
đơn vị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên vi phạm
các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập thì phải báo cáo cho cấp ủy, ủy ban
kiểm tra cấp có thẩm quyền để xem xét xử lý kỷ luật đảng theo quy định của Đảng.
5. Sửa đổi,
bổ sung Mục V, Phần 6 như sau:
V. Việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra và trách nhiệm báo cáo việc kê khai, xác minh, kết luận và công khai bản kết
luận.
1. Ở Trung ương:
a. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các ban của Đảng ở
Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy khối
các cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối các doanh nghiệp Trung ương, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, tổng hợp kết quả việc kê khai tài sản, thu nhập, quản lý bản kê khai
đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của mình; theo định kỳ báo
cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.
b. Ban Tổ chức Trung ương quản
lý bản kê khai, tổng hợp kết quả kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc
diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả
kê khai về Thanh tra Chính phủ.
c. Bộ Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận và công khai
bản kết luận đối với người kê khai đang công tác tại cơ quan Trung ương của tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng
ngân sách, tài sản nhà nước; theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.
d. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng
hợp kết quả xác minh, kết luận, công khai bản kết luận về sự minh bạch trong việc
kê khai tài sản (sau đây gọi tắt là kết luận), đối với người có nghĩa vụ kê
khai thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng
hợp về Thanh tra Chính phủ.
đ. Thanh tra Chính phủ hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả việc kê khai, xác minh, kết luận,
công khai bản kết luận trong phạm vi cả nước.
2. Ở cấp tỉnh:
a. Giám đốc sở, ngành, thủ trưởng
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các ban của Đảng, Ủy
ban Kiểm tra, Văn phòng tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan, Đảng ủy khối doanh
nghiệp, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, các tổ chức chính trị - xã hội
có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả việc kê khai tài
sản thu nhập, quản lý bản kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện
quản lý của mình; theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra tỉnh.
b. Ban Tổ chức tỉnh ủy quản lý bản
kê khai, tổng hợp kết quả kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh ủy quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả kê khai về
Thanh tra tỉnh.
c. Sở Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận và công khai
bản kết luận đối với người kê khai đang công tác tại các tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà
nước; theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra tỉnh.
d. Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy tổng
hợp kết quả xác minh, kết luận, công khai bản kết luận đối với người có nghĩa vụ
kê khai thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng
hợp về Thanh tra tỉnh.
đ. Thanh tra tỉnh hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả việc kê khai, xác minh, kết luận,
công khai bản kết luận trong phạm vi quản lý của tỉnh.
3. Ở cấp huyện:
a. Trưởng các phòng, ban, thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các ban của Đảng,
Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả việc
kê khai tài sản thu nhập, quản lý bản kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai
thuộc diện quản lý của mình; theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra huyện.
b. Ban Tổ chức huyện ủy quản lý
bản kê khai, tổng hợp kết quả kê khai và đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc
diện Ban Thường vụ huyện ủy quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả
kê khai về Thanh tra huyện.
c. Cơ quan nội vụ cấp huyện hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận
và công khai bản kết luận đối với người kê khai đang công tác tại tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài
sản nhà nước ở huyện; theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra huyện.
d. Ủy ban Kiểm tra huyện ủy tổng
hợp kết quả xác minh, kết luận về sự minh bạch trong việc kê khai tài sản, công
khai bản kết luận đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban Thường vụ
huyện ủy quản lý; theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp về Thanh tra huyện.
đ. Thanh tra huyện hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận,
công khai bản kết luận trong phạm vi quản lý của huyện.
4. Các bộ, ngành Trung ương có
chức năng quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận, công khai bản
kết luận đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước, công ty cổ
phần có vốn góp của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ,
ngành mình. Theo định kỳ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước, công
ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước, đại học quốc gia … tổng hợp kết quả kê khai
tài sản của đơn vị mình và gửi về bộ, ngành để tổng hợp chung.
Ví dụ: Tập đoàn than và khoáng sản
Việt Nam, tổng hợp kết quả kê khai tài sản của đơn vị mình và gửi về Bộ Công
Thương;
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam, tổng hợp kết quả kê khai tài sản của đơn vị mình và gửi về Ngân hàng nhà
nước Việt Nam;
Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước, tổng hợp kết quả kê khai tài sản của đơn vị mình và gửi Bộ
Tài chính.
5. Đối với cơ quan, đơn vị có tổ
chức, bộ máy được quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương
như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân, Thi hành án, Tổng cục thuế, Kho bạc Nhà nước, … thì tổng hợp kết quả kê
khai tài sản thu nhập và báo cáo theo hệ thống tổ chức.
Ví dụ: Chi cục thuế báo cáo Cục
thuế; Cục thuế tổng hợp báo cáo Tổng cục Thuế; Tổng cục thuế tổng hợp báo cáo Bộ
Tài chính, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo chung và gửi Thanh tra Chính phủ.
6. Hàng năm Bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các ban của Đảng ở
Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương đảng, Văn phòng Chủ
tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,
chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp kết quả
kê khai tài sản thu nhập về Thanh tra Chính phủ.
7. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01
tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm; thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng
3 của năm sau. Mẫu báo cáo theo Biểu số 02A kèm theo Thông tư.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2010.
2. Những nội dung khác nêu tại
Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP , ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu nhập vẫn có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về thanh tra
Chính phủ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch nước;
- Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP;
- Ủy ban TW MTTQ Việt Nam;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của TW Đảng;
- Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về PCTN;
- VP Chính phủ;
- Tòa án NDTC;
- Viện kiểm sát NDTC;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Các cấp ủy đảng, đảng ủy trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc TTCP;
- Lưu VT, Cục IV.
|
TỔNG
THANH TRA
Trần Văn Truyền
|
MẪU SỐ 01A
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-TTCP)
MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN,
THU NHẬP BỔ SUNG
Áp
dụng cho kê khai tài sản, thu nhập bổ sung hàng năm
(Bao
gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)
- Họ và tên người kê khai tài sản,
thu nhập:
........................................................................................
- Chức vụ/chức danh công
tác:...........................................................................................................
- Cơ quan/đơn vị công tác:
................................................................................................................
- Chỗ ở hiện tại:.................................................................................................................................
TT
|
Loại
tài sản
|
Thông
tin mô tả về tài sản
|
1
|
Nhà,
công trình xây dựng
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
+ Loại nhà: …………………………..
|
+ Loại nhà: …………………………..
|
+ Diện tích: ……..m2
|
+ Diện tích: ……..m2
|
+ Địa chỉ: …………………………….
|
+ Địa chỉ: …………………………….
|
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu:
|
|
Có
□
Không có □
(Từ
nhà thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như nhà thứ nhất)
|
(Từ
nhà thứ 2 trở đi thì cũng kê khai như nhà thứ nhất)
|
2
|
Quyền
sử dụng đất
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
+ Loại đất: ……………………………
|
+ Loại đất: ……………………………
|
+ Diện tích: ……..m2
|
+ Diện tích: ……..m2
|
+ Địa chỉ: ……………………………
|
+ Địa chỉ: ……………………………
|
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng:
|
|
Có
□
Không có □
(Nêu
lý do không có)
(Từ
thửa đất thứ 2 trở đi, kê khai như thửa đất thứ nhất)
|
(Từ
thửa đất thứ 2 trở đi, kê khai như thửa đất thứ nhất)
|
3
|
Tài
sản ở nước ngoài
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
3.1. Động sản: Có
□ Không có □
+ Tên: ……………………………….
+ Số lượng: …………………………
3.2. Bất động sản: Có □ Không
có □
+ Tên: ……………………………….
+ Địa chỉ: ……………………………
|
3.1. Động sản: Có
□ Không có □
+ Tên: ……………………………….
+ Số lượng: …………………………
3.2. Bất động sản: Có □ Không
có □
+ Tên: ……………………………….
+ Địa chỉ: ……………………………
|
4
|
Tài
khoản ở nước ngoài
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
- Ngân hàng mở tài khoản: ……….
- Số dư tài khoản tại thời điểm
kê khai: …………………..
- Số dư tài khoản tại thời điểm
có giá trị cao nhất: …………..
|
- Ngân hàng mở tài khoản: ……….
- Số dư tài khoản tại thời điểm
kê khai: …………………..
- Số dư tài khoản tại thời điểm
có giá trị cao nhất: …………..
|
5
|
Thu
nhập
|
Lương, các khoản phụ cấp theo
lương, thu nhập khác (nếu có) ………..../năm
|
6
|
Mô
tô, ô tô, tàu thuyền, có tổng giá trị cùng loại từ 50 triệu đồng trở lên
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
- Chủng loại, nhãn hiệu:……………
- Số lượng: ………………………….
|
- Chủng loại, nhãn hiệu:……………
- Số lượng: ………………………….
|
7
|
Kim
khí quý, đá quý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
Tổng giá trị ước tính: …………….
|
Tổng giá trị ước tính: …………….
|
8
|
Tiền,
sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, các công cụ chuyển nhượng khác có
giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
8.1. Tiền mặt Có
□ Không có □
Số lượng: ………………………..
|
8.1. Tiền mặt Có
□ Không có □
Số lượng: ………………………..
|
8.2. Tiền gửi tại ngân hàng, tổ
chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng …):
Có
□
Không có □
Tổng giá trị: ……………………….
|
8.2. Tiền rút tại ngân hàng, tổ
chức tín dụng (tài khoản, sổ tiết kiệm, sổ tín dụng …):
Có
□
Không có □
Tổng giá trị: ……………………….
|
8.3. Cổ phiếu: Có
□ Không có □
Mệnh giá: ………………………….
Số lượng: …………………………
Giá mua thực tế tại thời điểm
mua:..
|
8.3. Cổ phiếu: Có
□ Không có □
Mệnh giá: ………………………….
Số lượng: …………………………
Giá bán thực tế tại thời điểm
bán:..
|
8.4. Trái phiếu: Có
□ Không có □
Tổng giá trị: ………………………..
|
8.4. Trái phiếu: Có
□ Không có □
Tổng giá trị: ………………………..
|
9
|
Tài
sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
- Tên: ……………………………….
- Số lượng: …………………………
|
- Tên: ……………………………….
- Số lượng: …………………………
|
10
|
Nợ
phải trả (quy đổi ra VN đồng tại thời điểm kê khai)
|
Không
có biến động phải kê khai □
|
Có
biến động phải kê
khai
□
|
Biến
động tăng □
|
Biến
động giảm □
|
- Nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng:.....
- Nợ cá nhân, tổ chức khác:
……….
|
- Nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng:.....
- Nợ cá nhân, tổ chức khác:
……….
|
|
…,
ngày tháng năm
Người kê khai tài sản, thu nhập
(ký, ghi rõ họ tên từng trang)
|
MẪU SỐ 02A
Tên cơ quan, đơn vị:…
Số: …
BIỂU THỐNG KÊ BÁO CÁO
Kết
quả kê khai, xác minh tài sản, thu nhập năm …
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh
tra Chính phủ)
STT
|
Tên
đơn vị
|
Số
người phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu trong năm
|
Số
người phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu trong năm nhưng chưa kê khai
|
Số
người phải kê khai tài sản, thu nhập bổ sung trong năm
|
Số
người phải kê khai tài sản, thu nhập bổ sung trong năm nhưng chưa kê khai
|
Số
người đã có kết luận xác minh về việc kê khai tài sản, thu nhập
|
Số
người đã có kết luận về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
|
Số
người đã bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực
|
Số
người đã bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo kết quả kê
khai tài sản, thu nhập
|
Ghi
chú
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
1
|
Chi tiết theo từng cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực thuộc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
|
…..,
ngày tháng
năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Kèm
theo thống kê này có báo cáo thuyết minh về: Đánh giá công tác chỉ đạo, kết quả
triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm quản lý của
bộ, ngành, địa phương, đơn vị; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc thực
hiện kê khai, xác minh về tài sản, thu nhập và nguyên nhân; các kiến nghị, đề
xuất (nếu có).