Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi

Số hiệu: 17/2014/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 20/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2014/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi (sau đây gọi tắt là thủy sản).

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở nuôi là nơi nuôi, giữ thủy sản bao gồm một hoặc nhiều ao, đầm, hồ, lồng, bè và các loại hình nuôi khác của tổ chức hoặc cá nhân.

2. Ổ dịch là cơ sở nuôi đang có thủy sản mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch.

3. Vùng có dịch là vùng có nhiều ổ dịch đã được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản có thẩm quyền xác định.

4. Bệnh mới là bệnh thủy sản mới xuất hiện ở Việt Nam, chưa có trong Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, có khả năng lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều thủy sản.

5. Thủy sản mắc bệnh là thủy sản nhiễm mầm bệnh và có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đó.

6. Thủy sản nghi mắc bệnh là thủy sản có triệu chứng, bệnh tích của bệnh ở trong ổ dịch nhưng chưa xác định được mầm bệnh hoặc ở cơ sở nuôi khác nằm trong vùng có dịch mà chưa có biểu hiện triệu chứng của bệnh.

7. Thủy sản nhiễm bệnh là thủy sản có biểu hiện khác thường nhưng chưa có triệu chứng điển hình của bệnh.

8. Thủy sản nghi nhiễm bệnh là thủy sản dễ nhiễm bệnh sống trong cùng một vùng nước với thủy sản nhiễm bệnh hoặc thủy sản nghi mắc bệnh.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh thủy sản

1. Phòng bệnh là chính, dựa trên cơ sở quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh kết hợp với thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh.

2. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh phải đảm bảo chủ động, tích cực, kịp thời và hiệu quả.

3. Việc thu thập, lưu trữ, báo cáo thông tin dịch bệnh và diện tích nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Thú y.

Điều 4. Chế độ báo cáo dịch bệnh

1. Báo cáo đột xuất ổ dịch:

a) Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới phải báo cáo người phụ trách công tác thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là người phụ trách công tác thú y cấp xã) và Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản nơi gần nhất;

b) Người phụ trách công tác thú y cấp xã có trách nhiệm đến nơi có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh để xác định thông tin và báo cáo cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trạm Thú y) và Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trạm Thú y báo cáo Chi cục Thú y hoặc cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi cục Thú y) và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y;

đ) Cơ quan Thú y vùng: báo cáo cho Cục Thú y;

e) Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diễn biến ổ dịch;

g) Báo cáo về ổ dịch hoặc bệnh mới của tổ chức, cá nhân được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e của khoản này phải được thực hiện trong vòng 48 giờ đối với các xã vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với các xã vùng sâu, vùng xa, khi dịch xảy ra ở phạm vi rộng, kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

2. Báo cáo cập nhật tình hình dịch:

a) Báo cáo cập nhật tình hình dịch được áp dụng đối với ổ dịch đã được Chi cục Thú y xác nhận;

b) Báo cáo phải được thực hiện trước 16:00 giờ hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ;

c) Trạm Thú y báo cáo Chi cục Thú y và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.

3. Báo cáo điều tra ổ dịch:

a) Báo cáo điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp ổ dịch đã được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản có thẩm quyền xác định là bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới;

b) Nội dung báo cáo điều tra ổ dịch và thu thập các thông tin được thực hiện theo biểu mẫu;

c) Chi cục Thú y có trách nhiệm báo cáo kết quả điều tra ổ dịch cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ khi kết thúc điều tra ổ dịch.

4. Báo cáo kết thúc ổ dịch: trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ khi kết thúc ổ dịch theo quy định của pháp luật, Chi cục Thú y có trách nhiệm báo cáo tổng kết ổ dịch, đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh.

5. Báo cáo bệnh mới:

a) Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y về diễn biến lây lan dịch bệnh;

b) Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diễn biến tình hình dịch bệnh.

6. Báo cáo định kỳ:

a) Báo cáo tháng: số liệu tổng hợp để báo cáo được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng. Báo cáo phải được thực hiện dưới hình thức văn bản và file điện tử, cụ thể như sau: Trạm Thú y báo cáo Chi cục Thú y trước ngày 10 của tháng tiếp theo; Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y trước ngày 15 của tháng tiếp theo;

b) Báo cáo quý được thực hiện trong tuần đầu tiên của quý tiếp theo;

c) Báo cáo 06 (sáu) tháng đầu năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 7;

d) Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;

đ) Nội dung báo cáo định kỳ được thực hiện theo biểu mẫu do Cục Thú y ban hành, bao gồm: dịch bệnh (phải được phân tích theo không gian, thời gian và đối tượng mắc bệnh: chi tiết theo từng bệnh và đối tượng nuôi cụ thể), nhận định tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai, những tồn tại, khó khăn, các biện pháp sẽ thực hiện, đề xuất và kiến nghị.

7. Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh:

a) Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y kết quả giám sát, dự báo dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh của địa phương;

b) Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả giám sát, dự báo dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc;

c) Thời điểm báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh trong vòng 10 (mười) ngày, kể từ thời điểm kết thúc chương trình giám sát.

Chương II

PHÒNG BỆNH

Điều 5. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Hàng năm, Chi cục Thú y chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo các bước sau:

1. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản của địa phương trong năm.

2. Phân tích kết quả giám sát dịch bệnh thủy sản của năm trước và tổ chức điều tra bổ sung ở các cơ sở sản xuất thủy sản giống, cơ sở nuôi thủy sản (nếu cần) phục vụ cho việc lập kế hoạch cho năm tiếp theo.

3. Phân tích, đánh giá kết quả quan trắc, cảnh bảo môi trường; các nguồn nước chính cung cấp cho vùng nuôi, thời điểm thường xuất hiện bệnh dịch hàng năm để xác định vị trí, thời gian thu mẫu thủy lý, thủy hóa và mẫu vi sinh vật, các vật chủ trung gian; các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh thủy sản ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh thủy sản tại địa phương.

4. Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ cơ sở nuôi giám sát môi trường, dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.

5. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam về giám sát, điều tra dịch bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, nuôi trồng thủy sản để đề xuất các chỉ tiêu, tần suất, vị trí thu mẫu, số lượng mẫu thủy sản, môi trường.

6. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh với các nội dung theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

7. Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

8. Tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản được phê duyệt.

9. Gửi Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo và giám sát thực hiện.

10. Trong trường hợp có điều chỉnh Kế hoạch, Chi cục Thú y gửi Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản đã được điều chỉnh đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.

Điều 6. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản

1. Quan trắc môi trường: các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, tần suất, số lượng mẫu và vị trí lấy mẫu để phân tích.

2. Giám sát dịch bệnh gồm các nội dung: loài thủy sản được giám sát, địa điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu thủy sản, mẫu môi trường, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định; khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường cần phải lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.

3. Điều tra ổ dịch và các biện pháp chống dịch.

4. Dự trù về vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống, bao gồm hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch ở địa phương.

5. Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.

6. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, người phụ trách công tác thú y cấp xã về chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản.

7. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 7. Giám sát dịch bệnh thủy sản

1. Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dịch bệnh thủy sản trên phạm vi toàn quốc.

2. Chi cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức thực hiện các Chương trình giám sát dịch bệnh thủy sản ở phạm vi địa phương như sau:

a) Chỉ đạo Trạm Thú y và người phụ trách công tác thú y cấp xã phối hợp với các đơn vị có liên quan để xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình giám sát, bao gồm cả việc lấy mẫu thủy sản xét nghiệm định kỳ và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường;

b) Đối với các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra tại cơ sở nuôi, cán bộ thú y thực hiện ghi chép, lưu trữ kết quả và báo cáo cho Trạm Thú y;

c) Đối với các chỉ tiêu môi trường và bệnh chưa xác định được nguyên nhân, Trạm Thú y tiến hành lấy mẫu, bảo quản và gửi đến phòng thử nghiệm của Chi cục Thú y;

d) Đối với các chỉ tiêu chưa đủ năng lực xét nghiệm, Chi cục Thú y gửi mẫu đến phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y hoặc phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định (sau đây gọi chung là phòng thử nghiệm được chỉ định);

đ) Ngay sau khi nhận được kết quả phân tích, xét nghiệm, Chi cục Thú y thông báo kết quả kèm theo hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng bệnh để chủ cơ sở nuôi thực hiện;

e) Báo cáo kết quả giám sát về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phân tích và định hướng trong công tác phòng dịch bệnh thủy sản theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư này.

Điều 8. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng bệnh thủy sản

Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản phải đảm bảo những nội dung sau:

1. Đối tượng: tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.

2. Nội dung: chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản.

3. Hình thức: bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả.

4. Thời điểm: việc tuyên truyền phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi và khi có dịch bệnh xuất hiện.

5. Trách nhiệm:

a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản xây dựng và hướng dẫn triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên phạm vi toàn quốc;

b) Chi cục Thú y xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản ở phạm vi địa phương.

Điều 9. Trách nhiệm của chủ cơ sở

1. Chủ cơ sở sản xuất giống thủy sản có trách nhiệm:

a) Tuân thủ quy hoạch về nuôi trồng thủy sản của địa phương, các quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về sản xuất giống thủy sản;

b) Nguồn nước phải được xử lý diệt tạp, mầm bệnh trước khi đưa vào sản xuất;

c) Hệ thống nuôi đảm bảo việc vệ sinh, khử trùng dễ dàng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt; nước thải, chất thải phải xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải;

d) Sử dụng giống thủy sản bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khi phát hiện giống thủy sản bố mẹ có dấu hiệu bất thường, nghi nhiễm bệnh phải nuôi cách ly, giám sát chặt chẽ và không cho sinh sản;

đ) Sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất thuộc Danh mục được phép sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam. Đối với thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

e) Quản lý môi trường và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản trong quá trình sản xuất;

g) Có quy trình kiểm soát an toàn sinh học để đảm bảo giống sạch bệnh;

h) Ghi chép quá trình sản xuất giống thủy sản theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.

2. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm:

a) Tuân thủ quy hoạch về nuôi trồng thủy sản và thực hiện đúng lịch thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản địa phương;

b) Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về chuẩn bị cơ sở nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe thủy sản;

c) Sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Đối với thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

d) Thiết kế hệ thống nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh, khử trùng dễ dàng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả;

đ) Quản lý môi trường và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản trong quá trình nuôi;

e) Ghi chép đầy đủ quá trình chăm sóc, nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản;

g) Phải có khu xử lý chất thải, nước thải. Khi thủy sản nuôi bị mắc bệnh phải xử lý nước, chất thải trong cơ sở nuôi đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh trước khi xả ra môi trường.

3. Đối với cơ sở nuôi lồng, bè, giá treo, bãi triều, chủ cơ sở thực hiện các quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này và các quy định sau:

a) Bố trí lồng, bè, giá treo, bãi triều tại các khu vực được quy hoạch hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép;

b) Mật độ lồng, bè, giá treo phải theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền;

c) Thường xuyên kiểm tra thủy sản nuôi về màu sắc, sinh vật bám, các dấu hiệu bệnh lý, bất thường. Khi phát hiện thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải cách ly, xử lý và thông báo cho các hộ nuôi xung quanh và người phụ trách công tác thú y cấp xã để kịp thời xử lý, thu hoạch khi cần thiết theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;

d) Định kỳ kiểm tra, vệ sinh, tiêu độc khử trùng dụng cụ nuôi;

đ) Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

4. Chủ cơ sở buôn bán, vận chuyển thủy sản có trách nhiệm:

a) Sử dụng phương tiện, dụng cụ chứa đựng, phương pháp lưu giữ, vận chuyển phù hợp;

b) Vận chuyển giống thủy sản phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản có thẩm quyền cấp;

c) Hệ thống lưu giữ, phương tiện vận chuyển thủy sản phải đảm bảo vệ sinh thú y, khử trùng trước và sau khi sử dụng; nước thải, chất thải phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải.

Chương III

CHỐNG DỊCH BỆNH

Điều 10. Khai báo dịch bệnh

1. Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện thủy sản mắc bệnh, chết do bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới có trách nhiệm báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

2. Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều thủy sản, chủ cơ sở nuôi, người phát hiện thủy sản mắc bệnh, người phụ trách công tác thú y cấp xã, Trạm Thú y có thể báo cáo vượt cấp lên chính quyền và các Chi cục Thú y, Cục Thú y để kịp thời tổ chức chống dịch.

Điều 11. Điều tra ổ dịch

1. Nguyên tắc điều tra ổ dịch:

a) Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 03 (ba) ngày kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh và các yếu tố làm dịch bệnh lây lan;

b) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời;

c) Trước khi điều tra phải thu thập đầy đủ thông tin về môi trường nuôi, dịch bệnh; nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết và các trang thiết bị bảo hộ; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin.

2. Nội dung điều tra ổ dịch:

a) Thu thập thông tin ban đầu về các chỉ tiêu quan trắc môi trường thời gian trước và trong thời gian xảy ra dịch bệnh; ổ dịch, xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;

b) Thẩm tra và hoàn thiện thông tin về ổ dịch tại cơ sở có thủy sản mắc bệnh, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; các chỉ tiêu, biến động môi trường (nếu có); kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện thủy sản mắc bệnh; diện tích thủy sản mắc bệnh, diện tích thả nuôi; thuốc, hóa chất đã được sử dụng; hình thức nuôi, quan sát diễn biến tại nơi có dịch bệnh thủy sản;

c) Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh và đánh giá sơ bộ về nguyên nhân ổ dịch;

d) Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ;

đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;

e) Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.

3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch:

a) Người phụ trách công tác thú y cấp xã có trách nhiệm đến cơ sở nuôi có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh để xác định thông tin và báo cáo theo biểu mẫu; đồng thời báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;

b) Trạm Thú y cử cán bộ đến cơ sở nuôi có thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh để hướng dẫn xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, xác minh nguồn gốc dịch bệnh và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;

c) Chi cục Thú y thực hiện điều tra theo các nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; xét nghiệm mẫu theo quy định tại Điều 12 và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;

d) Cơ quan Thú y vùng hướng dẫn, hỗ trợ Chi cục Thú y thực hiện điều tra ổ dịch;

đ) Cục Thú y chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc điều tra ổ dịch của Chi cục Thú y. Trong trường hợp Chi cục Thú y cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc triển khai các bước điều tra ổ dịch chưa đạt yêu cầu hoặc ổ dịch có diễn biến phức tạp, Cục Thú y tiến hành điều tra ổ dịch.

Điều 12. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh

1. Cơ quan chịu trách nhiệm điều tra ổ dịch trực tiếp lấy mẫu để xét nghiệm xác định mầm bệnh. Mẫu bệnh phẩm phải được gửi đến phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi kết thúc việc lấy mẫu.

2. Trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ khi nhận được mẫu, phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm chẩn đoán, xét nghiệm và trả lời kết quả cho cơ quan gửi mẫu. Trường hợp chưa xác định được mầm bệnh thì cần thông báo cho cơ quan gửi mẫu.

3. Trong trường hợp chưa chẩn đoán xác định được mầm bệnh, phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm phối hợp với các phòng thử nghiệm khác để thực hiện hoặc báo cáo Cục Thú y để chỉ đạo, hướng dẫn chẩn đoán xác định mầm bệnh.

4. Trường hợp mẫu bệnh phẩm chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, phòng thử nghiệm được chỉ định trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan lấy mẫu lại, lấy mẫu bổ sung để chẩn đoán xét nghiệm.

5. Trong cùng một xã và trong cùng giai đoạn có dịch bệnh, khi đã có kết quả xét nghiệm cho những ổ dịch đầu tiên, không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm ở những ổ dịch tiếp theo. Kết luận về các ổ dịch tiếp theo được dựa vào dấu hiệu lâm sàng của thủy sản mắc bệnh, môi trường nước nuôi.

Điều 13. Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có ổ dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra và đang có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng.

b) Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh;

c) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch và có văn bản đề nghị công bố dịch của Chi cục Thú y hoặc Cục Thú y.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố ổ dịch trong các trường hợp sau:

a) Dịch bệnh xảy ra đồng thời tại 02 huyện trở lên;

b) Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở 01 huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đang có dịch bệnh để công bố dịch.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố ổ dịch khi có đề nghị của Cục Thú y kèm theo kết quả xét nghiệm khẳng định dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, có khả năng lây lan rộng và dịch xảy ra trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên.

4. Khi công bố dịch, người có thẩm quyền đồng thời công bố vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; trường hợp, vùng có dịch nằm ở nơi giáp ranh giữa các tỉnh, các huyện, khi công bố dịch, người có thẩm quyền theo quy định của khoản 1, khoản 2 Điều này phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có liên quan để công bố vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

Điều 14. Tổ chức chống dịch

1. Các biện pháp chống dịch, xử lý ổ dịch:

a) Hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào nơi có ổ dịch; người được giao trách nhiệm xử lý ổ dịch phải vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước khi ra khỏi ổ dịch;

b) Việc xác định ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch, phương tiện, dụng cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản, nước thải, chất thải, môi trường bị ô nhiễm và áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết trong vùng có dịch theo hướng dẫn của Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh.

2. Khi công bố ổ dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh (sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo). Thành phần gồm Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban, lãnh đạo các ban, ngành có liên quan làm uỷ viên;

b) Chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương huy động nhân lực, vật lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp chống dịch;

c) Chủ động xuất Quỹ dự phòng địa phương hoặc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ hóa chất dự trữ Quốc gia cho địa phương chống dịch.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, bao gồm cả việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp huyện;

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;

c) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục nuôi trồng trên địa bàn;

d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;

đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp trên;

b) Tổ chức, giám sát xử lý thủy sản mắc bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn;

d) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục nuôi trồng trên địa bàn;

đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản cấp trên về kết quả phòng chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.

5. Cục Thú y:

a) Hướng dẫn Chi cục Thú y các biện pháp chống dịch; tham gia hỗ trợ địa phương chống dịch hoặc trực tiếp chỉ đạo chống dịch khi thấy cần thiết;

b) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ hóa chất cho địa phương dập dịch từ Quỹ dự trữ Quốc gia; trường hợp đột xuất, cấp bách, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng theo quy định tại Luật Dự trữ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước;

c) Hướng dẫn Chi cục Thú y điều tra, đánh giá ổ dịch; liên hệ với các chuyên gia, phòng thử nghiệm trong và ngoài nước để xác định tác nhân gây bệnh đối với trường hợp bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân.

6. Chi cục Thú y có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng chống dịch và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về diện tích thả nuôi, diện tích thủy sản mắc bệnh, kết quả phòng chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.

7. Nhân viên thú y cấp xã hướng dẫn chủ vật cơ sở nuôi xử lý thủy sản mắc bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này; thống kê diện tích thả nuôi và diện tích có thủy sản bị bệnh; tham gia khử trùng tiêu độc; phối hợp cơ quan chuyên ngành thú y lấy mẫu bệnh phẩm.

8. Chủ cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

9. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố dịch, các tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức chống dịch theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này.

Điều 15. Kiểm soát vận chuyển thủy sản trong vùng có dịch

1. Chi cục Thú y tăng cường kiểm soát vận chuyển thủy sản ngay khi công bố ổ dịch có hiệu lực.

2. Thủy sản chỉ được phép vận chuyển ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo đúng hướng dẫn và có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y.

3. Hạn chế vận chuyển giống thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đang công bố đi qua vùng có dịch. Trường hợp phải vận chuyển qua vùng có dịch phải thông báo và thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

Điều 16. Xử lý ổ dịch và thủy sản mắc bệnh

1. Chủ cơ sở có trách nhiệm xử lý ổ dịch như sau:

a) Báo cáo theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; đồng thời báo cho các cơ sở lân cận biết để áp dụng các biện pháp phòng bệnh;

b) Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; xử lý thủy sản mắc bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường;

d) Điều trị, thu hoạch hoặc xử lý thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều này; áp dụng các biện pháp khác ngăn chặn lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.

2. Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:

a) Thu hoạch thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác);

b) Điều trị thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này đối với các thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị thủy sản mắc bệnh;

c) Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này đối với thủy sản mắc bệnh không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

Điều 17. Thu hoạch thủy sản trong ổ dịch

1. Chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:

a) Thông báo với Trạm Thú y về mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng thủy sản mắc bệnh;

b) Không sử dụng thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho thủy sản khác;

c) Chỉ vận chuyển thủy sản đến các cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận).

2. Cơ sở tiếp nhận phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến.

3. Trường hợp thủy sản được sử dụng làm thức ăn cho động vật trên cạn hoặc mục đích khác, Trạm Thú y báo cáo để Chi cục Thú y có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Trạm Thú y hoặc phân công cán bộ hướng dẫn, giám sát việc thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của cơ sở nuôi có thủy sản mắc bệnh;

b) Thông báo tên, địa chỉ cơ sở tiếp nhận cho cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh nơi tiếp nhận để giám sát tại cơ sở tiếp nhận;

c) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y kết quả thực hiện.

Điều 18. Điều trị thủy sản mắc bệnh

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi:

a) Chủ động điều trị thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Thú y;

b) Chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của người phụ trách công tác thú y cấp xã, thú y tư nhân:

a) Hướng dẫn, phổ biến phác đồ điều trị thủy sản mắc bệnh cho chủ cơ sở;

b) Chủ động điều trị theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

c) Chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

3. Trách nhiệm của Chi cục Thú y:

a) Hướng dẫn, phổ biến phác đồ điều trị thủy sản mắc bệnh cho người phụ trách công tác thú y cấp xã, thú y tư nhân;

b) Phối hợp với Chi cục, cơ sở nuôi, các tổ chức, cá nhân thử nghiệm phác đồ điều trị;

c) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ điều trị; đề xuất thử nghiệm, ban hành phác đồ điều trị mới có hiệu quả hơn.

4. Trách nhiệm của Cục Thú y:

a) Ban hành phác đồ điều trị;

b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá các phác đồ điều trị; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để điều trị bệnh.

Điều 19. Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh

1. Trình tự thực hiện tiêu hủy:

a) Chi cục Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định tiêu hủy và quyết định thành lập tổ tiêu hủy;

b) Tổ tiêu hủy bao gồm: đại diện Chi cục, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ cơ sở nuôi hoặc chủ cơ sở sản xuất, buôn bán thủy sản;

c) Trong vòng 24 giờ kể từ khi ban hành Quyết định thành lập, Tổ tiêu hủy có trách nhiệm triển khai thực hiện: khoanh vùng ổ dịch đã được xác định trong Quyết định tiêu hủy; đề xuất và sử dụng hóa chất để tiêu hủy ổ dịch; lập biên bản, có xác nhận của chủ cơ sở nuôi hoặc chủ cơ sở sản xuất, buôn bán thủy sản.

2. Hóa chất sử dụng để tiêu hủy, khử trùng được xuất từ Quỹ dự trữ Quốc gia, Quỹ dự phòng địa phương hoặc các loại hóa chất có công dụng tương đương trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

3. Chi phí tiêu hủy thủy sản mắc bệnh do ngân sách địa phương chi trả.

Điều 20. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch

1. Chủ cơ sở thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, đầm; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất được phép sử dụng sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu huỷ thủy sản phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, không làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường và cơ sở nuôi khác.

Điều 21. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch

Chủ cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:

1. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi trồng thủy sản.

2. Tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

3. Không thả mới hoặc thả bổ sung thủy sản trong thời gian công bố dịch.

4. Đối với cơ sở nuôi ao, đầm: không thay nước trong thời gian công bố dịch.

5. Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm thủy sản mắc bệnh và áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời.

Điều 22. Công bố hết dịch

1. Công bố hết dịch khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Tối thiểu 15 (mười lăm) ngày kể từ khi xử lý xong ổ dịch cuối cùng theo quy định tại Điều 16, 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này và không phát sinh ổ dịch mới;

b) Hoàn thành việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch.

2. Thẩm quyền công bố hết dịch:

a) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công bố hết dịch trên phạm vi huyện theo đề nghị của Trạm Thú y sau khi có văn bản đồng ý của Chi cục Thú y;

b) Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch ở phạm vi tỉnh theo đề nghị của Chi cục Thú y sau khi có văn bản đồng ý của Cục Thú y;

c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch ở phạm vi từ hai tỉnh trở lên sau khi có báo cáo đủ điều kiện công bố hết dịch của Cục trưởng Cục Thú y.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản địa phương hướng dẫn cơ sở tiếp tục nuôi hay tạm dừng nuôi.

4. Đối với các cơ sở có thủy sản bị tiêu hủy hoặc thu hoạch do dịch bệnh: nếu đang còn trong thời kỳ mùa vụ nuôi chính, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp huyện hướng dẫn chủ hộ thả lại giống sau khi có công bố hết dịch.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của Cục Thú y

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình giám sát, nghiên cứu dịch tễ, điều tra ổ dịch và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh thủy sản.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

4. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

5. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh thủy sản.

6. Tổ chức tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho các Trạm Thú y, Chi cục Thú y và các đơn vị trực thuộc Cục Thú y.

7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

1. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương quy hoạch về nuôi trồng thủy sản tập trung.

2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.

3. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu ghi chép trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

4. Chỉ đạo, kiểm tra và ban hành hướng dẫn cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản địa phương, người nuôi thực hiện quan trắc môi trường, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

5. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng giống, thức ăn, các loại hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; quản lý môi trường.

6. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện mùa vụ, việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản, thủy sản thương phẩm.

7. Phối hợp với Cục Thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 25. Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các ban ngành liên quan của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản.

2. Bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản, hỗ trợ các cơ sở có thủy sản mắc bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch, khi công bố dịch.

Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tham mưu và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản;

b) Thành lập Quỹ dự phòng của địa phương về vật tư, hóa chất, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống, bao gồm cả hỗ trợ cho người nuôi có thủy sản mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch;

c) Phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tổ chức giám sát dịch bệnh trên thủy sản nuôi tại địa phương;

d) Chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương phối hợp với Cục Thú y trong việc tổ chức phòng, chống, giám sát, điều tra dịch bệnh thủy sản tại địa phương;

đ) Chỉ đạo, giám sát việc xử lý, tiêu hủy thủy sản nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh và huy động lực lượng tham gia chống dịch ở địa phương theo đề nghị của cơ quan thú y. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ dự phòng của địa phương theo quy định.

2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định tại Thông tư này.

3. Quản lý cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh tại địa phương.

Điều 27. Trách nhiệm của Chi cục Thú y

1. Điều tra, khảo sát thực địa và xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, bao gồm giám sát, thông tin tuyên truyền về dịch bệnh thủy sản hàng năm tại địa phương; tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.

2. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh, điều trị và chống dịch bệnh thủy sản tại cơ sở nuôi, buôn bán, bảo quản, vận chuyển thủy sản.

3. Chỉ đạo và hướng dẫn các Trạm Thú y, người phụ trách công tác thú y cấp xã và chủ cơ sở nuôi thực hiện việc báo cáo dịch bệnh thủy sản theo biểu mẫu; chịu trách nhiệm cấp phát và hướng dẫn Trạm Thú y và người phụ trách công tác thú y xã trong việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo.

4. Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ thú y và các cơ sở nuôi trên địa bàn quản lý.

5. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển thủy sản.

6. Hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến.

7. Phối hợp với cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh

1. Hướng dẫn các cá nhân, các cơ sở nuôi tập trung theo quy hoạch của địa phương.

2. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, ghi chép biểu mẫu về sản xuất thủy sản giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.

3. Thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường; thực hiện mùa vụ nuôi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản, thủy sản thương phẩm.

5. Phối hợp với Chi cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y trong công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh thủy sản.

Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh

1. Phối hợp với Chi cục giám sát thu hoạch, vận chuyển thủy sản mắc bệnh để chế biến thực phẩm khi được yêu cầu.

2. Giám sát việc tiếp nhận thủy sản mắc bệnh tại các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản khi nhận được thông báo của Chi cục Thú y và hướng dẫn các cơ sở này về yêu cầu bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Điều 30. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi

1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường, báo cáo dịch bệnh, lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới quá trình hoạt động của cơ sở như con giống; cải tạo ao đầm; chăm sóc, quản lý thủy sản; xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải theo hướng dẫn của Chi cục, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Chỉ sử dụng con giống được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Hợp tác với Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trong việc lấy mẫu giám sát kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh, thu thập thông tin xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch bệnh thủy sản.

4. Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi do Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, khuyến nông tổ chức.

5. Được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 8 năm 2014.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:

a) Thông tư số 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản;

b) Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành liên quan;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố;
- Chi cục Thú y, Chi cục NTTS, Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành phố;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.: 17/2014/TT-BNNPTNT

Hanoi, June 20, 2014

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON AQUATIC ANIMAL EPIDEMIC PREVENTION AND COMBATING

Pursuant to the Law on Fishery in 2003;

Pursuant to the Ordinance on Veterinary Medicine dated April 29, 2004;

Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine; the Government's Decree No. 119/2008/NĐ-CP dated November 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated November 26, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the request of Director General of Department of Animal Health;

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular regulating aquatic animal epidemic prevention and combating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular regulates aquatic animal epidemic prevention and combating.

2. This Circular applies to foreign or domestic organizations, individuals involved in production, trading, transport, preliminary processing, processing of aquatic animals in the territory of Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. Farming facilities mean places where aquatic animals are raised and harvested including ponds, marshes, lakes, cages, houseboat rafts and other enclosures owned by organizations or individuals.

2. Hot spot means a farming facility where aquatic animals are infected with diseases as defined in the list subject to announcement of outbreak.

3. Infected zone means an area where a number of hot spots exist and are determined by an agency specializing in aquatic veterinary drugs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Infected aquatic animals mean aquatic animals that show abnormal signs but typical symptoms of the disease are not yet seen.

6. Aquatic animals suspected of contracting a disease mean aquatic animals that show symptoms of a disease from the hot spot but its pathogen is not yet determined or from other farming facilities in the infected zone with symptoms not shown yet.

7. Infected aquatic animals mean aquatic animals that show abnormal signs but typical symptoms of the disease are not yet seen.

8. Aquatic animals suspected of infection mean the disease-prone aquatic animals that live in the same water with aquatic animals infected or suspected of contracting disease.

Article 3. Principles of aquatic animal epidemic prevention, combating and reporting

1. Prevention is essential. Epidemic disease must be placed under close surveillance based on environmental monitoring in combination with communications and propaganda about epidemic prevention and combating.

2. Activities of epidemic prevention and combating must be proactive, positive, timely and effective.

3. Collection, filing and reporting on epidemic and area of aquaculture must be carried out punctually, accurately and adequately according to the Department of Animal Health’s guidelines.

Article 4. Epidemic disease reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Owner of the production facility who detects aquatic animals being infected, suspected of contracting a disease as defined in the list subject to announcement of outbreak or as a new disease must make the report to a person who is in charge of veterinary task at commune, ward and town levels (hereinafter referred to as commune-level veterinary attendant) and People’s committees of communes or agencies specializing in aquatic veterinary drug where appropriate;

b) Commune-level veterinary attendant shall be responsible for determining information on aquatic animals being infected, suspected of contracting disease at the production facility and make the report to the agencies specializing in aquatic veterinary drug at provincial-level communes, towns and cities (hereinafter referred to as the veterinary facility) and People’s committees of communes;

c) The veterinary facility shall make the report to Branch of Animal Health or the agencies specializing in aquatic veterinary drug at central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as Branch of Animal Health) and People’s committees of districts;

d) Branch of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health;

dd) Regional veterinary agencies shall make the report to Department of Animal Health;

e) Department of Animal Health shall make the report to the Minister of Agriculture and Rural Development on developments of hot spots;

g) Reports on hot spots or new disease from organizations, individuals as prescribed in Points a, b, c, d, dd, e of this Clause must be made within 48 hours with respect to delta communes or 72 hours with respect to remote communes when epidemic strikes in large scale since detection, or since information on aquatic infected or suspected of contracting disease is received.

2. Epidemic reports:

a) Epidemic situations shall be updated with respect to any hot spot confirmed by Branch of Animal Health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The veterinary facility shall make the report to Branch of Animal Health and People’s committees of districts;

d) Branch of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health;

3. Reports on hot spot investigation:

a) Reports on investigation into a hot spot shall be made in case such hot spot is confirmed by competent agency as a disease as defined in the list subject to announcement of outbreak or as a new disease;

b) Reports on investigation into hot spots and collection of information shall be carried out in forms;

c) Branch of Animal Health shall be responsible for reporting result of investigation to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health within seven days since the investigation is completed.

4. Within seven days since the hot spot is done according to law provisions, Branch of Animal Health shall be responsible for making general report on the hot spot and results of epidemic prevention and combating.

5. Reports on new diseases:

a) Branch of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health on the spread of epidemic disease;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Regular reports:

a) Monthly reports: Figures for reporting shall be worked out from the first to last day of month. Reports shall be made in the form of documents and electronic files, specifically as follows: The veterinary facility shall make the report to Branch of Animal Health before 10th of the following month; Branch of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health before 15th of the following month;

b) Quarterly reports shall be made in the first week of the following quarter;

c) Reports in the first six months of the year shall be made before July 15;

d) Annual reports shall be made before January 15 of the following year;

dd) Contents of regular reports shall conform to the form issued by Department of Animal Health including: epidemic disease (must be analyzed in space and time, and infected subjects: details of each disease and specific subject), judgments on epidemic disease, developed epidemic prevention and combating measures, shortcomings, difficulties, measures to be taken, proposals and petitions.

7. Reports on epidemic surveillance:

a) Branch of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health on results of epidemic surveillance and forecasting, local epidemic prevention and combating measures.

b) Department of Animal Health shall make the report to the Minister of Agriculture and Rural Development results of epidemic surveillance and forecasting, epidemic prevention and combating measures across the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

EPIDEMIC PREVENTION

Article 5. Construction and development of aquatic epidemic prevention and combating plan

Annually, Branch of Animal Health shall preside over and cooperate with relevant organizations in constructing and developing an aquatic epidemic prevention and combating plan in the following steps:

1. Assess local aquaculture conditions in the year;

2. Analyze results of aquatic epidemic surveillance in previous year and organize further investigation into aquatic breed farming facilities, aquatic production facilities (if necessary) serving the formation of the plan in the following year.

3. Analyze and assess results of environmental monitoring and warnings, main water sources supplied to aquatic production zones, period of time when epidemic disease often appears in a year to identify position and time for collecting balneological, microorganism samples and vectors; factors concerning generation and spread of aquatic epidemic in the locality; epidemiological criteria and other related criteria to be test for identifying likeliness of generation, for predicting generation and spread of aquatic epidemic disease in the locality.

4. Identify necessary resources such as human, material, and financial resources for developing prevention and combating measures, for supporting owners of farming facilities in environmental and epidemic disease surveillance, even when an outbreak happens but the owners are yet to have sufficient conditions to make the announcement, and when the announcement is made.

5. Propose criteria, frequency, positions for collecting samples, quantity of aquatic and environmental samples in reliance on technical standards, Vietnam's standards on epidemic disease monitoring and investigation, aquacultural environmental hygiene conditions, aquatic breeds and aquaculture production and trading facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Report aquatic epidemic prevention and combating plan to the Service of Agriculture and Rural Development for submission to People’s Committees of provinces for approval;

8. Organize the development of the approved aquatic epidemic prevention and combating plan;

9. Send the approved aquatic epidemic prevention and combating plan to regional animal health agencies and Department of Animal Health for cooperation in instructing and monitoring the implementation.

10. In case the plan is revised, Branch of Animal Health shall submit the revised aquatic epidemic prevention and combating plan to regional animal health agencies and Department of Animal Health.

Article 6. Contents of aquatic epidemic prevention and combating plan

1. Environmental monitoring: balneological criteria, frequency, quantity of samples and positions of collecting samples for analysis.

2. Epidemic disease surveillance: Aquatic species under surveillance, location, time, frequency of collecting samples, types of aquatic, environmental samples, quantity of samples, related information and pathogens to be identified; when an outbreak happens or there is a sudden change to the environment, it is necessary to collect pathology specimen, environmental samples for testing to identify the pathogen.

3. Investigation into hot spots and epidemic combating measures

4. Preparations of materials, chemicals, expenditure and human forces for developing prevention and combating measures including supports to owners of farming facilities in case of epidemic announcement and even when an outbreak happens but the owners are yet to have sufficient conditions to make the announcement in the locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Communication, propaganda and training to aquaculturists, commune-level veterinary attendants in policies, state regulations and guiding documents issued by aquatic veterinary and aquaculture agencies;

7. Assign responsibilities to relevant agencies, units for developing aquatic epidemic prevention and combating plan;

Article 7. Aquatic epidemic surveillance

1. Department of Animal Health shall preside over and cooperate with relevant units in constructing a nationwide program of aquatic epidemic disease surveillance and making the submission to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval before implementation.

2. Branch of Animal Health shall preside over and cooperate with relevant units in constructing and making the report on a local-level program of aquatic epidemic disease surveillance to the Serivce of Agriculture and Rural Development for submission to People’s committees of provinces for approval before implementation as follows:

a) Instruct the veterinary facility and commune-level veterinary attendants to cooperate with relevant agencies in constructing and submitting for approval and implementing the surveillance program including regular collection of samples for testing and examination of environmental criteria;

b) As for environmental criteria examined at farming facilities, veterinary staff shall record, file the results and make the report to the veterinary facility;

c) As for environmental criteria and diseases with the causes being unidentified, the veterinary facility shall carry out collection of samples, storage and dispatching to Branch of Animal Health’s laboratory.

d) As for criteria that can not be test due to lack of conditions, Branch of Animal Health shall dispatch sample to the laboratory that belongs to Department of Animal Health or a laboratory appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as the designated lab);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Report surveillance results to the Service of Agriculture and Rural Development, regional veterinary agencies and Department of Animal Health for analysis and directing aquatic epidemic disease prevention tasks as prescribed in Clause 7, Article 4 hereof.

Article 8. Communication, propaganda and training in aquatic epidemic prevention

Communication, propaganda and training in aquatic epidemic prevention and combating must ensure the followings:

1. Subjects: organizations, individuals involved in such activities as environmental monitoring and warnings, aquatic production, trading, transportation, preliminary processing and processing, epidemic disease prevention and combating.

2. Subject matters: policies, regulations and guiding documents issued by aquatic veterinary agencies.

3. Manner: one or more different manners but it is necessary to ensure regularity, quickness and efficiency.

4. Location: Propaganda must be carried out before crops and in case an outbreak happens.

5. Responsibilities:

a) Department of Animal Health shall preside over and cooperate with Directorate of Fisheries in constructing and providing guidance on the deployment of programs of communication, propaganda, and training in aquatic epidemic prevention and combating across the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Responsibilities of owners of farming facilities

1. Owners of aquatic breeds farming facilities shall be responsible for:

a) Complying with local aquaculture planning, technical regulations and regulations on aquatic breed production;

b) Sources of water must be so processed to be fully disinfected before being used for production;

c) Production system must ensure ease of sanitation and disinfection, efficiency of epidemic combating; must be equipped with a separate water supply and drainage system; wastewater and waste must be so processed to meet conditions for discharge;

d) Use parental aquatic breeds with clear origins and must obtain certificate of pest quarantine issued by competent agencies; Upon finding parental aquatic breeds show signs of abnormality, suspected of contracting disease, carry out isolation, tighten combating and stop reproduction;

dd) Use food, biological products, drugs and chemicals that belong to the list eligible for use or circulation in Vietnam; As for home-made and fresh foods, veterinary hygiene, epidemic safety and environmental protection must be ensured;

e) Carry out environmental management and application of technical measures in epidemic prevention as instructed by aquatic veterinary and aquaculture agencies during production;

g) Must obtain biological safety combating process to ensure disease-free breeds;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Responsibilities of owners of aquaculture facilities:

a) Comply with aquaculture planning and stocking schedule as directed by local aquaculture agencies;

b) Comply with technical process on preparation of facilities, water quality management and aquatic health care;

c) Use food, biological products, drugs and chemicals that belong to the list eligible for circulation in Vietnam; As for home-made and fresh foods, veterinary hygiene, epidemic safety and environmental protection must be ensured;

d) Aquaculture system must be designed in a way to ensure hygiene, ease of disinfection and efficiency of epidemic combating

dd) Carry out environmental management and application of technical measures in epidemic prevention as instructed by aquatic veterinary and aquaculture agencies during the production;

e) Fully record aquaculture process and aquatic care as directed by aquaculture agencies;

g) Have a waste and wastewater treatment area; When aquatic animals contract disease, the water must be processed in a way to ensure it is totally free from disease before discharge to the environment.

3. In case cages, houseboat rafts, hanging enclosures are used for raising aquatic animals, the owners must execute provisions set out in Point b, c, d, dd and e, Clause 2 of this Article and the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Density of cages, houseboat rafts, hanging enclosures as directed by aquatic veterinary, aquaculture agencies;

c) Regularly inspect raised aquatic animals for colors, parasites, pathogenic hazards, signs of abnormality. Upon finding aquatic animals contract disease or suspected of contracting disease, carry out isolation, treatment and make notifications to nearby farming households and commune-level veterinary attendants for early handling or reaping harvest if necessary as prescribed in Article 16 hereof;

d) Carry out regular inspection, cleaning, detoxification and disinfection of raising tools;

dd) Ensure raising density as directed by aquaculture agencies;

4. Responsibilities of owners of aquatic trading and transport facilities:

a) Use equipment, containers, storage and transport methods properly;

b) Transport of aquatic breeds requires a certificate of pest quarantine issued by aquatic veterinary agencies;

c) Storage and transport system must ensure veterinary hygiene, proper disinfection before and after use; wastewater and waste substances must be processed to meet requirements before discharge.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Epidemic disease declaration

1. Owners or persons who detect aquatic animals contract disease, die of the disease or suspected of contracting diseases that belong to the list subject to announcement as epidemic disease or as new disease shall be responsible for making notifications to competent agencies as prescribed in Point a, Clause 1, Article 4 of this Circular.

2. In case an epidemic disease spreads rapidly on a large scale, causing mass mortality to aquatic animals, the owners of farming facilities or persons who detect the epidemic, commune-level veterinary attendants, veterinary facility may make the report direct to authorities, branches of animal health, Department of Animal Health for early handling.

Article 11. Investigation into hot spots

1. Principles of investigation into hot spots:

a) Investigation into hot spots must be done within three days since detection or receipt of notice that aquatic animals contract disease, suspected of contracting disease in order to identify pathogens and other factors that cause spread of the epidemic;

b) Collected information about the hot spot must be detailed, adequate, accurate and timely;

c) Before investigation is conducted, the followings must be adequately prepared: information about the environment and epidemic disease; raw materials, tools, facilities and chemicals necessary for the investigation; sample taking, storage and transport tools; applicable regulations on epidemic prevention and combating; necessary human, material and financial resources, personal protective equipment; forms and tools for collection of information.

2. Subject matters of investigation into hot spots

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assess and complete information about hot spot at farming facilities, including: making comparison against previously reported information, environmental parameters and changes (if any), clinic tests, quantity, species, age group, day of detection of disease, affected area, stocking area, used drug, chemicals, manner of production; monitor developments of the epidemic disease in the affected area;

c) Describe developments of the hot spot over time, location, aquatic animals contracting disease or suspected of contracting disease, preliminary evaluation of causes of the hot spot;

d) Propose conducting research on risky factors;

dd) Carry out summary, analysis, assessment and diagnosis to identify hot spot, epidemic disease and its spread;

e) Make report on investigation results, judgement and predictions about epidemic situation in the following period, propose epidemic prevention and combating measures;

3. Responsibilities for investigation into hot spots:

a) Commune-level veterinary attendants must be present in affected farming facilities (facilities with aquatic animals contracting diseases or suspected of contracting diseases) to obtain information and make the report according to prescribed forms, and at the same time make the report on epidemic situation as prescribed in Articles 3, 4 hereof;

b) The veterinary facility shall appoint its staff to be present in affected farming facilities to give guidance on handling of hot spot, take sample for testing, verify origin of epidemic disease and make the report as prescribed in Articles 3, 4 hereof;

c) Branch of Animal Health shall conduct investigation according to principles and provisions set out in Clauses 1, 2 of this Article; test samples and make the report as prescribed in Article 12 and Articles 3, 4 respectively hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Department of Animal Health shall direct, inspect and monitor the investigation into hot spot conducted by Branch of Animal Health. In case the information provided by Branch of Animal Health is found unclear or steps of investigation taken unsatisfactory, or the hot spot showing signs of complications, Department of Animal Health shall carry out investigation into the hot spot itself.

Article 12. Collecting specimens for diagnosis, testing to identify pathogens

1. Agencies responsible for investigation shall collect specimen for testing to identify pathogens. The specimen must be sent to the lab appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development within one day since the collection of specimen is done.

2. Within seven days since receipt of the specimen, the appointed lab shall be responsible for making diagnosis, testing and reporting the result to the agency that sends the specimen. In case the pathogen is not yet identified, a written notice must be issued to the agency that sends the specimen.

3. In case the pathogen is not yet identified, the appointed lab shall be responsible for cooperating with other labs in conducting the tests or making the report to Department of Animal Health for instructions.

4. In case a pathology specimen is found unsatisfactory in terms of quantity and quality, the appointed lab shall carry out itself or ask relevant agencies to carry out re-collection of specimen, additional specimen for diagnosis.

5. If test results of the first hot spots shall represent those of the remaining hot spots in the same commune and in the same phase of outbreak. Conclusions on the remaining hot spots shall be based on clinic signs of infected aquatic animals and water environment.

Article 13. Conditions and authority for epidemic announcement

1. President of People’s committees of provinces shall announce epidemic in case the following conditions are met:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) President of People’s committees of districts has issued a written notice about development of epidemic disease;

c) Branch of Animal Health or Department of Animal Health has come to the conclusion that the disease belongs to the list subject to announcement of outbreak and issued a written request for announcement.

2. President of People’s committees of provinces shall decide announcement of hot spot in the following cases:

a) Epidemic occurs in two districts and over at the same time;

b) In case epidemic occurs in one district, presidents of People’s committees of provinces shall make the announcement or authorize People’s committees of districts where the epidemic occurs to make the announcement.

3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall make the announcement upon receipt of test results submitted by Department of Animal Health confirming that the disease belongs to the list subject to announcement of outbreak and is likely to cause wide spread across the area from two district and over.

4. When public announcement is carried out, competent persons must announce zone under threat and buffer zone simultaneously; in case an affect zone is bordering provinces and districts, competent persons as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article must make notifications to relevant People’s committees for announcement of zone under threat and buffer zone.

Article 14. Epidemic combating

1. Measures to combat and handle hot spots:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Identification of hot spot, detoxification and disinfection of hot spot, equipment and tools used for aquaculture, treatment of wastewater, waste substances, environmental pollution and application of necessary veterinary hygiene measures in the affected area must conform to the guidelines issued by Branch of Animal Health, provincial aquaculture agencies.

2. Upon announcement, presidents of People’s committees of provinces shall be responsible for:

a) Forming the provincial steering committee for epidemic disease (hereinafter referred to as the steering committee); The committee consists of leader of People’s committees of provinces as Head of the committee, leader of the Service of Agriculture and Rural Development as Deputy Head, leaders of relevant departments and sectors as executives;

b) Directing sectors of agriculture and rural development to cooperate with relevant departments, levels, organizations and individuals in the locality in mobilizing human and material resources according to law provisions to carry out epidemic combating measures.

c) Taking the initiative in using local reserve funds or making proposals to the Ministry of Agriculture and Rural Development for provision of national reserve chemicals as supports to the locality for epidemic combating tasks.

3. Presidents of People’s committees of districts shall be responsible for:

a) Organizing the implementation of epidemic prevention and combating measures as directed by the provincial steering committee, including the formation of district-level steering committee for epidemic diseases;

b) Organizing propaganda and dissemination of epidemic combating measures in the administrative division;

c) Implement policies to support the fight against epidemics, remedy consequences caused by the epidemic and restore farming in the province;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Report to president of People’s committees of provinces results of epidemic combating and implementation of policies on supports to epidemic prevention and combating;

4. Responsibilities of presidents of People’s Committees of communes:

a) Take epidemic combating measures as directed by upper level steering committees;

b) Organize surveillance and handling infected aquatic animals as prescribed in Clause 2, Article 16 hereof;

c) Organize propaganda and dissemination of epidemic combating measures in the administrative divisions;

d) Implement policies to support the fight against epidemics, remedy consequences caused by the epidemic and restore farming in the administrative division;

dd) Report to People’s committees of upper levels and aquatic veterinary agencies results of epidemic combating and implementation of policies on supports to epidemic prevention and combating;

5. Responsibilities of Department of Animal Health:

a) Provide guidance on epidemic combating measures to Branch of Animal Health; support local authorities in combating epidemic or be directly involved in the combat in case of need;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Instruct Branch of Animal Health to conduct investigation and assessment of hot spots; keep contact with experts at home and abroad for identifying vectors in case of new diseases or unidentified diseases.

6. Branch of Animal Health shall be responsible for advising, instructing and participating in the implementation of epidemic combating measures, determining losses caused by the outbreak, monitoring and assessing efficiency of epidemic prevention and combating tasks, carrying out statistical work and reports on area for stocking, affected area, results of epidemic prevention and combating tasks, and implementing policy on supports for epidemic prevention and combating.

7. Commune-level veterinary attendants must instruct owners of farming facilities how to handle infected aquatic animals as prescribed in Clause 2, Article 16 hereof; make statistical report on area for stocking and infected area; participate in detoxification and disinfection; cooperate with veterinary agencies in taking pathology specimen.

8. Owners of farming facilities, relevant organizations, and individuals must take proper measures of epidemic prevention and combating at the request of competent agencies.

9. In case the Minister of Agriculture and Rural Development makes an announcement of outbreak, relevant organizations, and individuals must execute the tasks as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

Article 15. Control of transport of aquatic animals in infected zone

1. Branch of Animal Health shall reinforce control of transport of aquatic animals upon announcement of epidemic.

2. Aquatic animals shall be permitted to be transported out of infected zone after they are properly handled as instructed and issued the certificate of pest quarantine by Branch of Animal Health.

3. Restrict transport of aquatic breeds that are sensitive to the epidemic disease under announcement through the infected zone. In case transport of such aquatic breeds through the infected zone must be done, make a written notice and follow the instructions by Branch of Animal Health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Owners of farming facilities shall be responsible for handling the hot spot as follows:

a) Make the report as prescribed in Article 4 hereof and at the same notify nearby farming facilities for taking proper prevention measures;

b) Do not discharge untreated wastewater, waste to the environment; handle aquatic animals contracting disease as prescribed in Clause 2 of this Article;

c) Do not throw aquatic animals contracting disease, dead or suspected of contracting disease to the environment;

d) Cure, harvest or handle aquatic animals contracting disease, dead or suspected of contracting disease as prescribed in Clause 2 of this Article; take measures to prevent spread of epidemic disease as instructed by veterinary agencies;

2. Owners shall carry out handling of aquatic animals contracting disease in either of the following manners:

a) Harvest aquatic animals contracting disease: follow provisions set out in Article 17 hereof for aquatic animals that reach marketable size, can be used as food, animal feed or other purposes (except aquatic animals used as breeds or fresh food for other aquatic animals);

b) Cure aquatic animals contracting disease: follow provisions set out in Article 18 hereof for aquatic animals that contract disease and are confirmed by veterinary agencies as curable;

c) Destroy aquatic animals contracting disease: follow provisions set out in Article 19 hereof for aquatic animals that contract disease and are not defined in Points a, b, Clause 2 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Owners harvesting aquatic animals in hot spots shall be responsible:

a) Notifying veterinary facilities of use purposes, quantity, handling measures, implementation plans and monitoring measures for the use of aquatic animals contracting disease;

b) Not using aquatic animals contracting disease as breeds, fresh food for other aquatic animals;

c) Transporting aquatic animals to trading and processing facilities (hereinafter referred to as receiving facilities);

2. Receiving facilities must ensure disease-free during processing, preliminary processing;

3. In case aquatic animals are used as food for terrestrial animals or other purposes, the veterinary facility must make the report in order for Branch of Animal Health to:

a) Direct the veterinary facility or appoint personnel to carry out instructing and monitoring harvest, storage and transport of aquatic animals contracting disease by farming facilities;

b) Notify name, address of receiving facilities to agro-forestry and aquatic quality control agencies at province level for conducting monitoring;

c) Report results to the Service of Agriculture and Rural Development, Department of Animal Health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities of owners of farming facilities:

a) Take the initiative in curing aquatic animals contracting disease as instructed by Branch of Animal Health;

b) Only drugs, chemicals and biological products as defined in the list of veterinary drugs, biological products, microorganisms and chemicals used as aquatic veterinary drug and eligible for circulation in Vietnam are used.

2. Responsibilities of commune-level veterinary attendants and private attendants:

a) Provide guidance on treatment regimen of aquatic animals contracting disease to owners of farming facilities;

b) Take the initiative in curing aquatic animals contracting disease as instructed by veterinary agencies;

c) Only drugs, chemicals and biological products as defined in the list of veterinary drugs, biological products, microorganisms and chemicals used as aquatic veterinary drug and eligible for circulation in Vietnam are used.

3. Responsibilities of Branch of Animal Health:

a) Provide guidance on treatment regimen of aquatic animals contracting disease to commune-level veterinary attendants and private attendants;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Report efficiency of treatment regimen to the Service of Agriculture and Rural Development, Branch of Animal Health; propose testing and promulgation of new treatment regimens found more effective;

4. Responsibilities of Department of Animal Health:

a) Promulgate treatment regimen;

b) Organize inspection and assessment of treatment regimens and use of drugs, chemicals and biological products for curing disease;

Article 19. Destroying aquatic animals contracting disease

1. Sequence of destruction:

a) Department of Animal Health shall make the report to the Service of Agriculture and Rural Development to issue a written notice to presidents of People’s committees of districts for making decision on destruction and establishment of a task force (a team to carry out the destruction);

b) The task force consists of representatives of Branch of Animal Health, provincial aquaculture agencies, People’s committees of communes, owners of farming facilities or aquatic trading facilities;

c) Within 24 hours since the establishment decision is issued, the task force shall be responsible for taking action (zoning the hot spot identified in the destruction decision); proposing use of chemicals for destruction of the hot spot, making written record with confirmations from owners of farming facilities or aquatic trading facilities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Expenses for destruction of aquatic animals contracting disease shall be paid by local authorities.

Article 20. Disinfection after harvest, destruction of hot spots

1. Owners of facilities must disinfect water in tanks, ponds, marshes; disinfect tools, equipment, cages, nets, handle substrate, kill crustacean and vectors by use of permissible chemicals after harvest or carry out destruction of aquatic animals ensuring no pathogens, chemical residues and environmental hygiene.

2. Those who participate in the process of handling, destroying aquatic animal must perform personal hygiene to kill and prevent pathogens from spreading into the environment and other farms.

Article 21. Handling measures for unaffected farming facilities with infected zones during the announcement of epidemic

Owners of farming facilities must take the following measures:

1. Apply biological safety measures and regularly do the cleaning and detoxification of the environment and farming area;

2. Intensify care and improve resistance of aquatic animals;

3. No stocking or addition of aquatic animals during the announcement of epidemic;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Strengthen active surveillance for early detection of aquatic diseases and take prevention measures in time;

Article 22. Announcement of end of outbreak

1. Announcement of end of outbreak must meet the following conditions:

a) No new hot spot is found within at least 15 days since the last hot spot is handled as prescribed in Articles 16, 17, 18, 19 and 20 hereof;

b) Overall cleaning, disinfection and detoxification of the infected zones must be completed;

2. Authorities to announce end of outbreak:

a) People’s committees of communes shall decide announcement of end of outbreak across the commune as proposed by the veterinary facility enclosed with a written approval issued by Branch of Animal Health;

b) People’s committees of provinces shall decide announcement of end of outbreak across the province as proposed by Branch of Animal Health enclosed with a written approval issued by Department of Animal Health;

c) The Minister of Agriculture and Rural Development shall decide announcement of end of outbreak from two provinces and over upon receipt of report on satisfaction of conditions for announcement of end of outbreak made by Department of Animal Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. During the main crop, farming facilities that are subject to destruction or harvest of aquatic animals due to epidemic shall be instructed by commune-level aquaculture agency to stock breeds after end of outbreak is announced.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 23. Responsibilities of Department of Animal Health

1. Construct and submit the national program for aquatic epidemic prevention and combating to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval and provide guidance on the implementation after approval.

2. Construct and submit the programs for epidemiological surveillance and research to competent authorities for approval, instruct and organize the implementation of such programs, conduct the investigation into hot spots and construct epidemiological map of aquatic diseases.

3. Instruct, investigate and monitor deployment of aquatic epidemic prevention and combating tasks.

4. Examine and instruct use of chemicals from national reserve funds for aquatic epidemic prevention and combating tasks;

5. Promulgate and instruct use of report forms for aquatic epidemic disease;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Cooperate with relevant organizations, individuals at home and abroad in studying and applying aquatic epidemic prevention and combating measures, carrying out communications and propaganda about aquatic epidemic prevention and combating;

Article 24. Responsibilities of Directorate of Fisheries

1. Direct and provide guidance to localities on planning of concentrated aquatic farming;

2. Construct and submit technical standards and regulations on production of aquatic breeds and aquaculture for satisfaction of requirements for epidemic safety to competent authorities for approval; execute aforesaid regulations and standards.

3. Promulgate and instruct use of written forms in aquaculture;

4. Direct, inspect and issue guidance to local aquaculture agencies, farming facilities on the implementation of environmental monitoring, production of aquatic breeds and aquaculture to meet requirements for aquatic epidemic prevention and combating;

5. Instruct, inspect and monitor use of breeds, food, chemicals, drugs, biological products, products used for environmental remediation and handling; conduct environmental management;

6. Direct, inspect and monitor seasonal crops, application of techniques in production of aquatic breeds and marketable aquatic products;

7. Cooperate with Department of Animal Health in aquatic epidemic prevention and combating;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Direct, inspect and monitor the construction and implementation of aquatic epidemic prevention and combating plan by local departments;

2. Arrange budget for aquatic epidemic prevention and combating activities, provide supports to infected farming facilities, even when outbreak occurs but conditions for announcement of outbreak are not yet met, and when outbreak is announced;

Article 26. Responsibilities of the Service of Agriculture and Rural Development

1. Act as an advisor and make submission to People’s committees of provinces for:

a) Approving aquaculture development planning and aquatic epidemic prevention and combating plan;

b) Establish local reserve fund of materials, chemicals and budget for the implementation of prevention and combating measures including supports to farming facilities with aquatic animals subject to destruction, even when outbreak occurs but conditions for announcement of outbreak are not yet met, and when outbreak is announced;

c) Assign responsibilities to relevant units for constructing and developing aquatic epidemic prevention and combating plan;

d) Direct relevant units in the localities to cooperate with Department of Animal Health in preventing, combating, monitoring and conducting investigation into aquatic epidemic in the locality;

dd) Direct and monitor the handling and destruction of aquatic animals contracting disease, suspected of contracting disease, mobilize local task forces as proposed by veterinary agencies; inspect and instruct the use of chemicals coming from national and local reserve funds as regulated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Manage facilities involved in production of aquatic breeds, aquaculture and epidemic safety in the localities;

Article 27. Responsibilities of Branch of Animal Health

1. Carry out investigation and field survey, construct and make submission to competent authorities for approval the aquatic epidemic prevention and combating plan including annual monitoring and propaganda about aquatic epidemic in the localities; organize the implementation of the approved plan;

2. Instruct, inspect and monitor the implementation of prevention measures, cure and combat aquatic epidemic disease at farming and trading facilities, aquatic storage and transport facilities;

3. Direct and instruct veterinary facilities, commune-level veterinary attendants and owners of farming facilities in reporting epidemic according to forms; take responsibility for delivering and providing guidance on the use of forms to veterinary facilities, commune-level veterinary attendants;

4. Organize training in epidemic prevention and combating to veterinary personnel and owners of farming facilities in the administrative division under management;

5. Cooperate with relevant agencies in implementing measures to strengthen quarantine and control of transport of aquatic animals;

6. Instruct and inspect transport of aquatic animals harvested from the hot spot to processing facilities;

7. Cooperate with aquaculture agencies at provincial level in using information of environmental monitoring parameters for the construction and organization of aquatic epidemic prevention and combating plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provide guidance to individuals, concentrated aquatic farming facilities under local planning;

2. Instruct, inspect and monitor the application of technical standards and regulations, processes, recording forms on production of aquatic breeds and aquaculture for satisfaction of requirements for epidemic safety;

3. Carry out environmental monitoring to meet requirements for aquatic epidemic prevention and combating;

4. Instruct, inspect and monitor the use of food, chemicals, drugs, biological products in aquaculture and environmental remediation; implement seasonal crops and take technical measures in production of aquatic breeds and marketable aquatic products;

5. Cooperate with Branch of Animal Health, regional veterinary agencies, Department of Animal Health in aquatic epidemic prevention and combating;

Article 29. Responsibilities of agro-forestry and aquatic agencies at provincial level

1. Cooperate with Branch of Animal Health in monitoring harvest and transport of aquatic animals contracting disease for food processing as requested;

2. Monitor receipt of aquatic contracting disease at the receiving facilities upon receipt of written notice from Branch of Animal Health, and provide guidance to these facilities on requirements for epidemic safety;

Article 30. Responsibilities and interests of owners of farming facilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Only studs issued with certificate of quarantine by competent agencies are used;

3. Cooperate with Branch of Animal Health, aquaculture agencies in collecting samples for monitoring and inspecting environmental parameters, epidemic, collecting information determining risk factors related to aquatic epidemic disease;

4. Join training courses in aquatic epidemic prevention and combating, farming techniques organized by Branch of Animal Health, aquaculture and agricultural agencies;

5. Be entitled to supports by the State for epidemic prevention and combating under applicable regulations;

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 31. Effect

1. This Circular takes effect since August 04, 2014.

2. This Circular replaces the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Circular No. 52/2011/TT-BNNPTNT dated July 28, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development regulating prevention and combating measures for farmed shrimp;

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and handling. /.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 17/2014/TT-BNNPTNT dated June 20, 2014, regulations on aquatic animal epidemic prevention and combating

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.021

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.8.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!