Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3901/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Huỳnh Văn Be
Ngày ban hành: 31/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3901/QĐ-UB

Bến Tre, ngày 31 tháng 10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Theo đề nghị số 877/CV/TCVG ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Giám đốc Sở Tài chánh Vật giá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính sự nghiệp”. Quy chế này áp dụng cho việc xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý sử dụng.

Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp căn cứ quyết định thi hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với tinh thần quyết định này không còn giá trị./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Huỳnh Văn Be

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 3901/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1) Tài sản được hình thành từ các nguồn ngân sách Nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật (gọi chung là tài sản Nhà nước) giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan HCSN) quản lý, sử dụng được xử lý theo các quy định tại Quy chế này gồm:

- Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất (không kể nhà ở, đất ở);

- Phương tiện vận tải, đi lại phục vụ công tác;

- Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ nhu cầu công tác được xác định là tài sản cố định.

2) Tài sản Nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định riêng.

Điều 2. Việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Quy chế này bao gồm các trường hợp sau:

1) Thu hồi tài sản không còn nhu cầu sử dụng do sáp nhập, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; tài sản mà các cơ quan HCSN trang bị vuợt quá tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng; tài sản sử dụng sai mục đích, trái quy định của Nhà nước.

2) Điều chuyển tài sản Nhà nước giữa các cơ quan HCSN theo nhu cầu sử dụng và theo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do Nhà nước quy định.

3) Thanh lý tài sản đối với những tài sản hư hỏng không còn sử dụng được hoặc những tài sản nếu tiếp tục sử dụng được phải chi phí sửa chữa quá lớn.

Điều 3. Số tiền thu được từ việc thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản (nếu có) phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản.

Mọi trường hợp thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước của các cơ quan HCSN đều được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý công sản, quản lý và sử dụng đất đai.

Chương II

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HCSN

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý các tài sản Nhà nước là nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng gắn liền với đất và xe ôtô của các cơ quan HCSN do tỉnh quản lý.

Điều 5. Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá căn cứ vào đề nghị xử lý tài sản Nhà nước của Thủ trưởng các Sở, ban ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã và chế độ quản lý tài sản Nhà nước hiện hành để xử lý:

1) Thu hồi, điều chuyển những tài sản Nhà nước (trừ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất và xe ôtô), giữa các sở, ban ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnh và cấp huyện trong địa phương với nhau.

2) Thanh lý các tài sản Nhà nước (trừ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất và xe ôtô) có giá mua ban đầu từ 100 triệu đồng trở lên trên 1 đơn vị tài sản của các cơ quan HCSN thuộc địa phương quản lý.

Điều 6. Thủ trưởng các sở, ban ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnh quyết định xử lý: 

1) Thu hồi, điều chuyển các tài sản Nhà nước (trừ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất và phương tiện đi lại) của các cơ quan HCSN trong phạm vi nội bộ sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh.

2) Thanh lý các tài sản Nhà nước có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (trừ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất và phương tiện đi lại) của các cơ quan HCSN trực thuộc.

Điều 7. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ra quyết định xử lý:

1) Thu hồi, điều chuyển các tài sản Nhà nước (trừ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất và phương tiện đi lại) của các cơ quan HCSN trong phạm vi cấp huyện.

2) Thanh lý các tài sản Nhà nước có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan HCSN trực thuộc.

3) Thanh lý các nhà cấp 4 trở xuống (trừ diện tích đất) đã hư hỏng không còn sử dụng được hoặc để giải phóng mặt bằng xây dựng mới theo dự án được duyệt.

4) Thanh lý các loại xe môtô, tàu ghe (trừ xe ôtô) có giá trị mua ban đầu từ 100 triệu đồng trở xuống.

Chương III

TRÌNH TỰ THỦ TỤC XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HCSN

MỤC I: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ THU HỒI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

Điều 8. Việc thu hồi các tài sản Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; tài sản Nhà nước dôi thừa so với tiêu chuẩn; định mức sử dụng tài sản do Nhà nước quy định; tài sản Nhà nước sử dụng sai mục đích, trái quy định Nhà nước được thực hiện như sau:

1) Đối với tài sản Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng do sáp nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng nhiệm vụ, các cơ quan HCSN có trách nhiệm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ tài sản hiện có để bàn giao cho cơ quan HCSN mới quản lý, sử dụng số lượng tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức. Đồng thời lập danh sách số tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức (theo mẫu biểu số 1 đính kèm Quy chế này) và biên bản đánh giá lại tài sản cần thu hồi của Hội đồng đánh giá lại tài sản của cơ quan HCSN báo cáo cơ quan quản lý cấp trên ra quyết định thu hồi theo thẩm quyền quy định tại Chương II của Quy chế này.

2) Đối với trường hợp kiểm tra phát hiện cơ quan HCSN sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, sai mục đích, trái quy định của Nhà nước, các cơ quan kiểm tra lập biên bản và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chuơng II của Quy chế này ra quyết định thu hồi.

Điều 9. Cơ quan HCSN có tài sản Nhà nước bị thu hồi phải chuyển giao đầy đủ tài sản hoặc bảo quản các tài sản bị thu hồi theo quyết định thu hồi cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản thu hồi và thực hiện ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 10. Cơ quan quyết định thu hồi tài sản Nhà nước của cơ quan HCSN có trách nhiệm quyết định xử lý tài sản thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chương II của Quy chế này quyết định điều chuyển cho các cơ quan HCSN có nhu cầu sử dụng tài sản này theo đúng tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc giao lại cho cơ quan quản lý tài sản Nhà nước xử lý theo thẩm quyền hoặc thanh lý đối với những tài sản không còn sử dụng được, thu tiền vào ngân sách Nhà nước.

Điều 11. Sở Tài chánh - Vật giá (Phòng Tài chánh - Kế hoạch) có trách nhiệm lập phương án xử lý đối với số tài sản Nhà nước được giao quản lý theo quyết định thu hồi để trình cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Trong thời gian chưa có quyết định xử lý số tài sản thu hồi, cơ quan tài chánh Nhà nước có thể cho thuê để tận dụng cho ngân sách Nhà nước; số tiền tận thu từ cho thuê tài sản thu hồi được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điều 3 Quy chế này.

MỤC II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ ĐIỀU CHUYỂN TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

Điều 12. Việc điều chuyển tài sản Nhà nước từ cơ quan HCSN này cho cơ quan HCSN khác hoặc tổ chức khác ngoài khu vực HCSN phải có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chương II của Quy chế này.

Điều 13. Thủ trưởng các cơ quan HCSN và Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào số lượng, chất lượng của tài sản thu hồi và công văn đề nghị trang cấp tài sản của các cơ quan HCSN thuộc ngành, cấp mình quản lý để quyết định điều chuyển tài sản Nhà nước cho các cơ quan HCSN đối với những tài sản thuộc thẩm quyền theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý tài sản hiện hành.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản Nhà nước của các cơ quan HCSN gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản quy định tại Chương II của Quy chế này bao gồm:

- Công văn đề nghị điều chuyển tài sản Nhà nước của cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;

- Bảng tổng hợp danh mục tài sản Nhà nước đề nghị điều chuyển (theo biểu mẫu số 1 đính kèm Quy chế này) kèm theo biên bản đánh giá lại giá trị những tài sản điều chuyển và các hồ sơ của tài sản như: giấy cấp đất, bản vẽ khuôn viên nhà đất, giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng tài sản (đối với những tài sản phải đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính)...do cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản lập;

- Công văn của cơ quan HCSN đề nghị được tiếp nhận tài sản.

Điều 15. Việc bàn giao tài sản điều chuyển được thực hiện:

1) Cơ quan HCSN có tài sản điều chuyển bàn giao tài sản cho cơ quan HCSN được tiếp nhận tài sản theo đúng quyết định của cấp có thẩm quyền và thực hiện ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2) Cơ quan HCSN tiếp nhận tài sản thực hiện việc ghi tăng tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

MỤC III: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ THANH LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

Điều 16. Khi có tài sản Nhà nước cần thanh lý, Thủ trưởng các cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng các tài sản đó ra quyết định hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định của Chương II Quy chế này ra quyết định thanh lý tài sản.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản Nhà nước của các cơ quan HCSN gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản quy định tại Chương II của Quy chế này bao gồm:

- Công văn đề nghị thanh lý tài sản Nhà nước của cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;

- Tổng hợp danh mục các tài sản Nhà nước xin thanh lý (theo biểu mẫu số 1 đính kèm Quy chế này) kèm theo các hồ sơ có liên quan như: giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan HCSN (đối với các tài sản phải đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính) và các hồ sơ giấy tờ khác;

- Biên bản đánh giá lại tài sản Nhà nước cần thanh lý của Hội đồng thanh lý tài sản Nhà nước của cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản hoặc biên bản thẩm định chất lượng tài sản của các cơ quan chức năng đối với các tài sản là nhà làm việc, xe ôtô và các thiết bị đồng bộ.

Điều 18. Khi tài sản Nhà nước có quyết định thanh lý của cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đó tổ chức thanh lý theo quy định sau:

1) Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản Nhà nước do Thủ trưởng cơ quan HCSN trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản làm Chủ tịch Hội đồng cùng với các thành viên sau:

- Đại diện bộ phận kế toán, tài vụ cơ quan.

- Đại diện bộ phận trực tiếp quản lý tài sản thanh lý.

- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

- Đại diện cơ quan tài chánh cùng cấp.

2) Tổ chức việc bán tài sản thanh lý hoặc huỷ tài sản, ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành.

3) Các cơ quan HCSN khi bán tài sản thanh lý phải lập và cấp hoá đơn bán tài sản thanh lý theo quy định hiện hành.

4) Sau khi thanh lý xong các cơ quan báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Sở Tài chánh - Vật giá hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị HCSN trong tỉnh thực hiện xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước và quản lý các nguồn thu phát sinh từ việc xử lý các tài sản này.

Điều 20. Thủ trưởng các cơ quan HCSN dược Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước phải thực hiện việc xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước theo quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chương II của Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước của cơ quan mình.

Ngoài ra quyết định xử lý tài sản Nhà nước không đúng quy định tại quy chế này gây ra hư hỏng, thất thoát, mất mát tài sản đều phải bồi thường về mặt vật chất và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Hàng năm, vào cuối tháng 1 các cơ quan HCSN và Phòng Tài chánh-Kế hoạch các huyện, thị tổng hợp kết quả xử lý việc thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước năm trước của cơ quan HCSN mình quản lý (theo mẫu số 2 đính kèm Quy chế này) báo cáo Sở Tài chánh - Vật giá.

Điều 22. Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3901/QĐ-UB ngày 31/10/2000 ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.080

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.102.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!