Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2740/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Đinh Văn Thu
Ngày ban hành: 05/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2740/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 05 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 30/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11;

Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 152/TTr-SXD ngày 28/8/2013 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (có Đề án kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm hỗ trợ

- Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần có sự phối hợp đồng bộ và huy động tổng hợp các nguồn lực: Nhà nước, Mặt trận, Hội, Đoàn thể, gia đình, họ tộc và cộng đồng tham gia thực hiện.

- Cùng với việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực, đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức như tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nâng cấp, đảm bảo nhà ở người có công từng bước được cải thiện cơ bản, bền vững góp phần ổn định cuộc sống người có công.

2. Mục tiêu Đề án

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu đến cuối năm 2014 cơ bản hoàn thành hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở đối với người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nhà ở, tạo điều kiện cho người có công với cách mạng ổn định nhà ở từng bước nâng cao đời sống đảm bảo mục tiêu “Hộ người có công có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư trên địa bàn cư trú”.

b) Mục tiêu cụ thể

Trong 02 năm 2013 - 2014 hoàn thành hỗ trợ xây mới và sửa chữa 21.873 nhà ở (xây mới 7.012 nhà, sửa chữa 14.861 nhà) cho người có công với cách mạng, trong đó:

- Năm 2013: Hoàn thành 7.902 nhà ở (xây mới 2.961 nhà, sửa chữa 4.941 nhà).

- Năm 2014 hoàn thành 13.971 nhà ở (xây mới 4.051 nhà, sửa chữa 9.920 nhà).

(Chi tiết theo các Phụ lục số 1, 23 kèm theo).

3. Đối tượng, điều kiện xét hỗ trợ

Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Đề án này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Là hộ gia đình có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, hiện có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Thân nhân liệt sỹ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

b) Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15/6/2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

- Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới tại vị trí nhà đang ở. Trường hợp nhà có diện tích cũ nhỏ hơn theo quy định thì được mở rộng diện tích theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 1 Quyết định này.

- Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.

4. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.

b) Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

c) Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình.

d) Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

- Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;

- Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định trên.

5. Trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở

a) Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD , thôn, tổ dân phố, ấp, bản, buôn, phum, sóc... (gọi chung là thôn) tổ chức phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg tới tất cả các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn thôn.

- Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD);

- Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi UBND cấp xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã, gồm: Đại diện chính quyền cấp xã (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ Địa chính Xây dựng, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ Tài chính,…), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Đại diện Hội Cựu chiến binh xã,…;

Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cấp xã tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở cùng với các đại diện thôn (gồm: Trưởng hoặc Phó Trưởng thôn và Bí thư hoặc Phó Bí thư chi bộ), có ảnh chụp hiện trạng cho từng nhà ở để xác minh vào Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở kèm theo danh sách;

Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục số II kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD gửi UBND cấp huyện.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện, gồm: Đại diện UBND cấp huyện (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo các phòng: Kinh tế và Hạ tầng hoặc Quản lý Đô thị, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính Kế hoạch,...), đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội đồng nhân dân huyện,…;

Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý; tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD); báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Mức hỗ trợ và cơ cấu nguồn vốn

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg , nguồn vốn đối ứng của tỉnh hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là 10% tổng số tiền hỗ trợ của Trung ương.

a) Xây mới nhà ở

- Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/nhà.

- Cơ cấu nguồn:

+ Ngân sách Trung ương: 36.000.000 đồng/nhà;

+ Ngân sách tỉnh: 4.000.000 đồng/nhà.

b) Sửa chữa nhà ở

Mức hỗ trợ: 20.000.000 đồng/nhà.

- Cơ cấu nguồn:

+ Ngân sách Trung ương: 18.000.000 đồng/nhà;

+ Ngân sách tỉnh: 2.000.000 đồng/nhà.

c) Ngoài mức hỗ trợ của Trung ương và UBND tỉnh, tùy vào tình hình ngân sách của địa phương, UBND cấp huyện bố trí thêm kinh phí hỗ trợ và huy động các nguồn vốn khác từ các tổ chức mặt trận, đoàn thể, gia đình, họ tộc và cộng đồng.

d) Kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Đề án với mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, được quy định theo từng cấp ngân sách như sau:

- Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí quản lý không quá 0,45% tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho địa phương từ nguồn ngân sách cấp huyện;

- Sở Xây dựng lập dự toán chi phí quản lý không quá 0,05% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Đề án, gởi Sở Tài chính để thẩm tra, tham mưu bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách cấp tỉnh.

7. Phương thức thực hiện

a) Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng

- Căn cứ vào 05 mẫu nhà ở điển hình do Sở Xây dựng thiết kế (trong đó có 02 mẫu nhà miền núi) kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Trưởng thôn phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng để xây dựng nhà ở;

Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà, khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo Quyết định này thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên;

- Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

b) Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở

- Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật,...) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này;

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; vận động các tổ chức, đoàn thể như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,... giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ,... để giảm giá thành xây dựng;

- Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung - tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD). Khi hoàn thiện toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD).

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời hạn xác nhận các thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

c) Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn

Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013.

8. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Đề án thực hiện trong 02 năm 2013 - 2014 với tổng số nhà ở là 21.873 (xây mới: 7.012 nhà, sửa chữa: 14.861 nhà); tổng kinh phí thực hiện Đề án là 580,5885 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 519,930 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 58,05885 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 2,59965 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 280,480 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 252,432 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 28,048 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 297,220 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 267,498 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 29,722 tỷ đồng;

Kinh phí quản lý: 0,5% x (280,480 + 297,220) đồng = 2,8885 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,28885 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 2,59965 tỷ đồng.

b) Kinh phí thực hiện năm 2013

Số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2013 là 7.902 nhà (xây mới: 2.961 nhà, sửa chữa: 4.941 nhà), với kinh phí là 218,3463 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 195,534 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 21,83463 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 0,97767 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 118,440 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 106,596 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 11,844 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 98,820 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 88,938 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 9,882 tỷ đồng;

- Kinh phí quản lý: 0,5% x (118,440 + 98,820) đồng = 1,0863 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,10863 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 0,97767 tỷ đồng.

c) Kinh phí thực hiện năm 2014

Số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2014 là 13.971 nhà (xây mới nhà, sửa chữa 9.920 nhà), với kinh phí là 362,2422 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 324,396 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 36,22422 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 1,62198 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 162,040 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 145,836 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 16,204 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 198,400 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 178,560 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 19,840 tỷ đồng;

- Kinh phí quản lý: 0,5% x (162,040 + 198,400) đồng = 1,8022 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,18022 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 1,62198 tỷ đồng.

9. Tiến độ thực hiện

Đề án thực hiện và hoàn thành trong 2 năm 2013 - 2014, trong đó:

- Năm 2013: Hoàn thành 7.902 nhà ở (trong đó: xây mới 2.961 nhà, sửa chữa 4.941 nhà);

- Năm 2014: Hoàn thành 13.971 nhà ở (trong đó: xây mới 4.051 nhà, sửa chữa 9.920 nhà).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án, đảm bảo không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

- Chủ trì tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg .

- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý và năm cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thẩm định, phê duyệt danh sách người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin bổ sung vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án. Sau khi được Trung ương bổ sung, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng và phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng cho Đề án theo quy định; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Tổ chức tuyên truyền, vận động các Hội, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân tham gia hỗ trợ thực hiện Đề án.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; cân đối ngân sách (nếu có) và tổ chức vận động nguồn lực thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở.

- Tổng hợp và phê duyệt danh sách người có công được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD .

8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; tổ chức vận động nguồn lực thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra;

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;

- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn;

- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD tại trụ sở của UBND cấp xã;

- Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng; lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 09/2013/TT-BXD ;

- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, đảm bảo chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định;

- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).

9. Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản tỉnh

Thực hiện nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 2599/QĐ- UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tư Pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Liên đoàn Lao động tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh)

Phần 1.

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Thực trạng nhà ở người có công với cách mạng và sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.438,37km2, dân số 1.435.000 người. Quảng Nam là một trong những tỉnh có nhiều đối tượng người có công với cách mạng (chiếm trên 22% dân số); với trên 330.000 người; 661 cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 và cán bộ hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; gần 65.000 liệt sỹ với gần 140.000 thân nhân; hơn 30.000 thương binh, bệnh binh; trên 33.500 người có công giúp đỡ cách mạng, bị nhiễm chất độc hóa học, địch bắt tù đày,... Đặc biệt, cả tỉnh có 7.475 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Trong những năm qua cùng với việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi, thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, việc hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể và cộng đồng xã hội đã chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả góp phần ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1975 đến nay, toàn tỉnh đã vận động, huy động từ nhiều nguồn, sự đóng góp của cộng đồng xã hội đã hỗ trợ cho 39.633 hộ với tổng kinh phí trên 461 tỷ đồng để người có công xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở.

Tuy nhiên, là tỉnh có xuất phát điểm thấp, mới được tái lập từ năm 1997 là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương; đối tượng chính sách nhiều, lại là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lũ lụt; mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn, kinh phí hỗ trợ trong những năm trước đây thấp nên việc xây dựng, sửa chữa nhà ở của các đối tượng chính sách không được bền vững, lâu dài,... Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh có khoảng 21.873 hộ người có công với cách mạng cần được hỗ trợ về nhà ở (Xây mới 7.012 nhà, sửa chữa 14.861 nhà).

Ngày 26/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg). Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg (Thông tư số 09/2013/TT- BXD).

Xuất phát từ điều kiện thực tế của tỉnh và để triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở đối với người có công cách mạng theo các văn bản của Trung ương, UBND tỉnh xây dựng Đề án hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13;

- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

- Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;

- Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Phần 2.

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm hỗ trợ

- Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần có sự phối hợp đồng bộ và huy động tổng hợp các nguồn lực: Nhà nước, Mặt trận, Hội, đoàn thể, gia đình, họ tộc và cộng đồng tham gia thực hiện.

- Cùng với việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức như tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nâng cấp, đảm bảo nhà ở người có công từng bước được cải thiện cơ bản, bền vững góp phần ổn định cuộc sống người có công.

2. Mục tiêu đề án

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu đến cuối năm 2014 cơ bản hoàn thành hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở đối với người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nhà ở, tạo điều kiện cho người có công với cách mạng ổn định nhà ở từng bước nâng cao đời sống đảm bảo mục tiêu “Hộ người có công có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư trên địa bàn cư trú”.

b) Mục tiêu cụ thể

Trong 02 năm 2013 - 2014 hoàn thành hỗ trợ xây mới và sửa chữa 21.873 nhà ở (xây mới 7.012 nhà, sửa chữa 14.861 nhà) cho người có công với cách mạng, trong đó:

- Năm 2013: Hoàn thành 7.902 nhà ở (xây mới 2.961 nhà, sửa chữa 4.941 nhà).

- Năm 2014 hoàn thành 13.971 nhà ở (xây mới 4.051 nhà, sửa chữa 9.920 nhà).

(Chi tiết theo các Phụ lục số 1, 23 kèm theo).

3. Đối tượng, điều kiện xét hỗ trợ

Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Đề án này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Là hộ gia đình có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, hiện có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Thân nhân liệt sỹ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

b) Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15/6/2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

- Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới tại vị trí nhà đang ở. Trường hợp nhà có diện tích cũ nhỏ hơn theo quy định thì được mở rộng diện tích theo quy định tại điểm d khoản 4 Phần II Đề án này.

- Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.

4. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.

b) Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

c) Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình.

d) Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

- Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;

- Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định trên.

5. Trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở

a) Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư 09/2013/TT-BXD , thôn, tổ dân phố, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... (gọi chung là thôn) tổ chức phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg tới tất cả các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn thôn.

- Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD);

- Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi UBND cấp xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã, gồm: Đại diện chính quyền cấp xã (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ Địa chính Xây dựng, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ Tài chính,…), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Đại diện Hội Cựu chiến binh xã,…;

Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cấp xã tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở cùng với các đại diện thôn (gồm: Trưởng hoặc Phó Trưởng thôn và Bí thư hoặc Phó Bí thư chi bộ), có ảnh chụp hiện trạng cho từng nhà ở để xác minh vào Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở kèm theo danh sách;

Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục số II kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD gửi UBND cấp huyện.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện, gồm: Đại diện UBND cấp huyện (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo các phòng: Kinh tế và Hạ tầng hoặc Quản lý Đô thị, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính Kế hoạch,...), đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội đồng nhân dân huyện,…;

Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý; tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD); báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Mức hỗ trợ và cơ cấu nguồn

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg , nguồn vốn đối ứng của tỉnh hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là 10% tổng số tiền hỗ trợ của Trung ương.

a) Xây mới nhà ở

- Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/nhà.

- Cơ cấu nguồn:

+ Ngân sách Trung ương: 36.000.000 đồng/nhà;

+ Ngân sách tỉnh: 4.000.000 đồng/nhà.

b) Sửa chữa nhà ở

- Mức hỗ trợ: 20.000.000 đồng/nhà.

- Cơ cấu nguồn:

+ Ngân sách Trung ương: 18.000.000 đồng/nhà;

+ Ngân sách tỉnh: 2.000.000 đồng/nhà.

c) Ngoài mức hỗ trợ của Trung ương và UBND tỉnh, tùy vào tình hình ngân sách của địa phương, UBND cấp huyện bố trí thêm kinh phí hỗ trợ và huy động các nguồn vốn khác từ các tổ chức mặt trận, đoàn thể, gia đình, họ tộc và cộng đồng.

d) Kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Đề án với mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, được quy định theo từng cấp ngân sách như sau:

- Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí quản lý không quá 0,45% tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho địa phương từ nguồn ngân sách cấp huyện;

- Sở Xây dựng lập dự toán chi phí quản lý không quá 0,05% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Đề án, gởi Sở Tài chính để thẩm tra, tham mưu bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách cấp tỉnh.

7. Phương thức thực hiện

a) Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng

- Căn cứ vào 05 mẫu nhà ở điển hình do Sở Xây dựng thiết kế (trong đó có 02 mẫu nhà miền núi) kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Trưởng thôn phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng để xây dựng nhà ở;

- Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà, khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo Quyết định này thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên;

- Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

b) Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở

- Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật,...) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này;

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; vận động các tổ chức, đoàn thể như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,... giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ,... để giảm giá thành xây dựng;

- Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung - tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD). Khi hoàn thiện toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD).

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời hạn xác nhận các thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

c) Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn

Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013.

8. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Đề án thực hiện trong 02 năm 2013 - 2014 với tổng số nhà ở là 21.873 (xây mới: 7.012 nhà, sửa chữa: 14.861 nhà); tổng kinh phí thực hiện Đề án là 580,5885 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 519,930 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 58,05885 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 2,59965 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 280,480 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 252,432 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 28,048 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 297,220 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 267,498 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 29,722 tỷ đồng;

- Kinh phí quản lý: 0,5% x (280,480 + 297,220) đồng = 2,8885 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,28885 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 2,59965 tỷ đồng.

b) Kinh phí thực hiện năm 2013

Số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2013 là 7.902 nhà (xây mới: 2.961 nhà, sửa chữa: 4.941 nhà), với kinh phí là 218,3463 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 195,534 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 21,83463 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 0,97767 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 118,440 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 106,596 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 11,844 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 98,820 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 88,938 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 9,882 tỷ đồng;

- Kinh phí quản lý: 0,5% x (118,440 + 98,820) đồng = 1,0863 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,10863 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 0,97767 tỷ đồng.

c) Kinh phí thực hiện năm 2014

Số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2014 là 13.971 nhà (xây mới nhà, sửa chữa 9.920 nhà), với kinh phí là 362,2422 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ: 324,396 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 36,22422 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện: 1,62198 tỷ đồng). Trong đó:

- Kinh phí xây dựng mới nhà ở: 162,040 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 145,836 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 16,204 tỷ đồng;

- Kinh phí sửa chữa nhà ở: 198,400 tỷ đồng;

+ Trung ương hỗ trợ: 178,560 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh đối ứng: 19,840 tỷ đồng;

- Kinh phí quản lý: 0,5% x (162,040 + 198,400) đồng = 1,8022 tỷ đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 0,18022 tỷ đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 1,62198 tỷ đồng.

9. Tiến độ thực hiện

Đề án thực hiện và hoàn thành trong 2 năm 2013 - 2014, trong đó:

- Năm 2013: Hoàn thành 7.902 nhà ở (trong đó: xây mới 2.961 nhà, sửa chữa 4.941 nhà);

- Năm 2014: Hoàn thành 13.971 nhà ở (trong đó: xây mới 4.051 nhà, sửa chữa 9.920 nhà).

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phân công thực hiện đề án

a) Sở Xây dựng

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án, đảm bảo không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

- Chủ trì tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg .

- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý và năm cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thẩm định, phê duyệt danh sách người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện theo quy định.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin bổ sung vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án. Sau khi được Trung ương bổ sung, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng và phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện.

d) Sở Tài chính

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng cho Đề án theo quy định; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động các Hội, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân tham gia hỗ trợ thực hiện Đề án.

f) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; cân đối ngân sách (nếu có) và tổ chức vận động nguồn lực thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở.

- Tổng hợp và phê duyệt danh sách người có công được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD .

g) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; tổ chức vận động nguồn lực thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra;

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;

- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn;

- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD tại trụ sở của UBND cấp xã;

- Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng; lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 09/2013/TT-BXD ;

- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, đảm bảo chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định;

- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).

h) Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh.

2. Một số giải pháp thực hiện

a) Các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng, sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.Qua đó giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ và chăm sóc người có công với cách mạng; thực hiện xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư thực hiện Đề án.

b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận, đoàn thể các cấp tập trung tổ chức triển khai thực hiện có kết quả Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn vị trong các năm 2013 - 2014.

c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, đôn đốc và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, nhằm điều chỉnh, xử lý những vướng mắc phát sinh và khen thưởng động viên kịp thời các địa phương, đơn vị và cá nhân thực hiện tốt Đề án.

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung và kế hoạch tiến độ. Nhà ở hỗ trợ cho người có công với cách mạng đảm bảo có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, do đó địa phương nào xác định sai hoặc bỏ sót đối tượng, xác định điều kiện nhà ở không đúng quy định, để xảy ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại và triển khai thực hiện không đảm bảo tiến độ theo Đề án thì Chủ tịnh UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Phần 4.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là một trong những chính sách đền ơn đáp nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với những người đã có công với cách mạng; được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Việc thực hiện chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó khơi dậy truyền thống yêu nước và cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây trong các tầng lớp nhân dân, thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần ổn định về nhà ở cho người có công với cách mạng, từng bước nâng cao mức sống người có công lên ngang bằng hoặc cao hơn mức sống của nhân dân địa phương nơi cư trú.

Tuy được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phươn, song việc thực hiện Đề án sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng nhà ở và nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ rất lớn. Vì vậy, cần có sự tập trung chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của Mặt trận, đoàn thể các cấp. Trong điều kiện một tỉnh còn nhiều khó khăn, để thực hiện thành công Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ kịp thời để địa phương triển khai thực hiện hoàn thành Đề án theo kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở NĂM 2013 - 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9 /2013 của UBND tỉnh)

Stt

Huyện, thành phố

Số lượng (hộ)

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Xây mới

Sửa chữa

Tổng cộng

Xây mới

Sửa chữa

Quản lý

Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

TP Tam Kỳ

117

784

901

4,680

15,680

102

20,461.8

2

TP Hội An

69

496

565

2,760

9,920

63

12,743.4

3

Huyện Điện Bàn

346

2,207

2,553

13,840

44,140

290

58,269.9

4

Huyện Duy Xuyên

732

3,020

3,752

29,280

60,400

448.4

90,128.4

5

Huyện Đại Lộc

690

994

1,684

27,600

19,880

237.4

47,717.4

6

Huyện Thăng Bình

576

1,573

2,149

23,040

31,460

272.5

54,772.5

7

Huyện Núi Thành

200

561

761

8,000

11,220

96.1

19,316.1

8

Huyện Phú Ninh

171

451

622

6,840

9,020

79.3

15,939.3

9

Huyện Quế Sơn

1,062

2,046

3,108

42,480

40,920

417.0

83,817.0

10

Huyện Tiên Phước

254

783

1,037

10,160

15,660

129.1

25,949.1

11

Huyện Bắc Trà My

854

109

963

34,160

2,180

181.7

36,521.7

12

Huyện Nam Trà My

249

148

397

9,960

2,960

64.6

12,984.6

13

Huyện Hiệp Đức

242

529

771

9,680

10,580

101.3

20,361.3

14

Huyện Phước Sơn

130

174

304

5,200

3,480

43.4

8,723.4

15

Huyện Nông Sơn

176

522

698

7,040

10,440

87.4

17,567.4

16

Huyện Nam Giang

231

50

281

9,240

1,000

51.2

10,291.2

17

Huyện Đông Giang

435

302

737

17,400

6,040

117.2

23,557.2

18

Huyện Tây Giang

478

112

590

19,120

2,240

106.8

21,466.8

Tổng cộng

7,012

14,861

21,873

280,480

297,220

2,888.5

580,588.5

 

PHỤ LỤC SỐ 2

TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2740 /QĐ-UBND ngày 05 / 9 /2013 của UBND tỉnh)

Stt

Huyện, thành phố

Số lượng (hộ)

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Xây mới

Sửa chữa

Tổng cộng

Xây mới

Sửa chữa

Quản lý

Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

TP Tam Kỳ

62

260

322

2,480

5,200

38.4

7,718.4

2

TP Hội An

29

200

229

1,160

4,000

25.8

5,185.8

3

Huyện Điện Bàn

158

823

981

6,320

16,460

113.9

22,893.9

4

Huyện Duy Xuyên

231

719

950

9,240

14,380

118.1

23,738.1

5

Huyện Đại Lộc

341

428

769

13,640

8,560

111.0

22,311.0

6

Huyện Thăng Bình

273

500

773

10,920

10,000

104.6

21,024.6

7

Huyện Núi Thành

100

174

274

4,000

3,480

37.4

7,517.4

8

Huyện Phú Ninh

103

197

300

4,120

3,940

40.3

8,100.3

9

Huyện Quế Sơn

511

829

1,340

20,440

16,580

185.1

37,205.1

10

Huyện Tiên Phước

63

129

192

2,520

2,580

25.5

5,125.5

11

Huyện Bắc Trà My

360

60

420

14,400

1,200

78.0

15,678.0

12

Huyện Nam Trà My

107

85

192

4,280

1,700

29.9

6,009.9

13

Huyện Hiệp Đức

126

199

325

5,040

3,980

45.1

9,065.1

14

Huyện Phước Sơn

40

81

121

1,600

1,620

16.1

3,236.1

15

Huyện Nông Sơn

113

118

231

4,520

2,360

34.4

6,914.4

16

Huyện Nam Giang

36

14

50

1,440

280

8.6

1,728.6

17

Huyện Đông Giang

90

70

160

3,600

1,400

25.0

5,025.0

18

Huyện Tây Giang

218

55

273

8,720

1,100

49.1

9,869.1

Tổng cộng

2,961

4,941

7,902

118,440

98,820

1,086

218,346.3

 

PHỤ LỤC SỐ 3

TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05 /9 /2013 của UBND tỉnh)

Stt

Huyện, thành phố

Số lượng (hộ)

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Xây mới

Sửa chữa

Tổng cộng

Xây mới

Sửa chữa

Quản lý

Tổng cộng

(1)

(2)

(6)

(7)

(8)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

TP Tam Kỳ

55

524

579

2,200

10,480

63.4

12,743.4

2

TP Hội An

40

296

336

1,600

5,920

37.6

7,557.6

3

Huyện Điện Bàn

188

1,384

1,572

7,520

27,680

176.0

35,376.0

4

Huyện Duy Xuyên

501

2,301

2,802

20,040

46,020

330.3

66,390.3

5

Huyện Đại Lộc

349

566

915

13,960

11,320

126.4

25,406.4

6

Huyện Thăng Bình

303

1,073

1,376

12,120

21,460

167.9

33,747.9

7

Huyện Núi Thành

100

387

487

4,000

7,740

58.7

11,798.7

8

Huyện Phú Ninh

68

254

322

2,720

5,080

39.0

7,839.0

9

Huyện Quế Sơn

551

1,217

1,768

22,040

24,340

231.9

46,611.9

10

Huyện Tiên Phước

191

654

845

7,640

13,080

103.6

20,823.6

11

Huyện Bắc Trà My

494

49

543

19,760

980

103.7

20,843.7

12

Huyện Nam Trà My

142

63

205

5,680

1,260

34.7

6,974.7

13

Huyện Hiệp Đức

116

330

446

4,640

6,600

56.2

11,296.2

14

Huyện Phước Sơn

90

93

183

3,600

1,860

27.3

5,487.3

15

Huyện Nông Sơn

63

404

467

2,520

8,080

53.0

10,653.0

16

Huyện Nam Giang

195

36

231

7,800

720

42.6

8,562.6

17

Huyện Đông Giang

345

232

577

13,800

4,640

92.2

18,532.2

18

Huyện Tây Giang

260

57

317

10,400

1,140

57.7

11,597.7

Tổng cộng

4,051

9,920

13,971

162,040

198,400

1,802.2

362,242.2

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2740/QĐ-UBND ngày 05/09/2013 phê duyệt Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.566

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.56.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!