Biểu
số: 5101.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
- Ngày 20 tháng cuối quý
- 28/2 năm sau
|
SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
Quý
…
Năm
...
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Đơn
vị tính: Nghìn lượt
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Quý
báo cáo
|
Lũy
kế đầu năm đến hết quý báo cáo
|
Ghi
chú
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
Tổng số
|
01
|
|
|
|
Chia theo nhóm
khách
|
|
|
|
|
Khách nghỉ đêm tại
cơ sở lưu trú du lịch
|
02
|
|
|
|
Khách nghỉ đêm
không tại cơ sở lưu trú du lịch
|
03
|
|
|
|
Khách trong ngày
|
04
|
|
|
|
Chia theo hình thức
tổ chức chuyến đi
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành phục vụ
|
05
|
|
|
|
Không do doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ
|
06
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Đơn
vị tính: Nghìn đồng
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Chi
tiêu
trong nước
|
Chi
tiêu tại
nước ngoài
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Chi tiêu bình quân
một lượt khách
|
01
|
|
|
Chia theo hình thức
chuyến đi
|
|
|
|
Chi tiêu bình quân
một lượt khách do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ
|
02
|
|
|
Chi tiêu bình quân
một lượt khách không do doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phục vụ
|
03
|
|
|
Chia theo cơ cấu
chi tiêu
|
|
|
|
Thuê phòng
|
04
|
|
|
Ăn uống
|
05
|
|
|
Đi lại
|
06
|
|
|
Tham quan
|
07
|
|
|
Mua sắm
|
08
|
|
|
Vui chơi, giải trí
|
09
|
|
|
Chăm sóc sức khỏe
|
10
|
|
|
Chi khác
|
11
|
|
|
Chia theo nước đến
|
|
|
|
…
|
...
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Biểu
số: 5103.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
TỔNG THU
TỪ KHÁCH DU LỊCH
Năm
...
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Đơn
vị tính: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong kỳ
|
So
sánh với cùng kỳ năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng thu từ khách
du lịch
|
01
|
|
|
Chi tiết theo nhóm
khách
|
|
|
|
Khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam
|
02
|
|
|
Khách du lịch nội địa
|
03
|
|
|
Khách du lịch ra nước
ngoài1
|
04
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
____________________
1 Chỉ tính phần chi
tiêu trong nước của khách du lịch ra nước ngoài.
Biểu
số: 5104.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
Năm
...
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
lao động
(Nghìn người)
|
A
|
B
|
1
|
Tổng số
|
01
|
|
Chia theo lĩnh vực
hoạt động
|
|
|
Quản lý nhà nước
|
02
|
|
Tổ chức xã hội nghề
nghiệp du lịch
|
03
|
|
Lưu trú
|
04
|
|
Lữ hành
|
05
|
|
Hướng dẫn
|
06
|
|
Điểm du lịch
|
07
|
|
Khu du lịch
|
08
|
|
Chia theo vị trí việc
làm
|
|
|
Quản lý
|
09
|
|
Lưu trú
|
10
|
|
Ăn uống
|
11
|
|
Lữ hành
|
12
|
|
Hướng dẫn viên
|
13
|
|
Vận chuyển khách
|
14
|
|
Vui chơi, giải trí,
bán hàng
|
15
|
|
Hành chính
|
16
|
|
Dịch vụ khác
|
17
|
|
Chia theo quốc tịch
|
|
|
Việt Nam
|
18
|
|
Nước ngoài
|
19
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
An Giang
|
20
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện
trong năm
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Đóng góp của du lịch
vào GDP
|
|
|
|
Tỷ đồng
|
01
|
|
|
Đô la Mỹ
|
02
|
|
|
Tỷ lệ %
|
03
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm
(Triệu
đồng)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo cấp quản
lý
|
|
|
|
Trung ương
|
02
|
|
|
Địa phương
|
03
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
04
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm (%)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Công suất sử dụng
phòng của cơ sở lưu trú du lịch toàn quốc
|
01
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
02
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện
trong năm
(Nghìn lượt)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chi tiết theo nhóm
khách
|
|
|
|
Khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam
|
02
|
|
|
Khách du lịch nội địa
|
03
|
|
|
Khách du lịch ra nước
ngoài
|
04
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
05
|
|
|
…
|
...
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Biểu
số: 5301.N/DL-TCDL
Ban
hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DỊCH VỤ LỮ HÀNH
Năm
…
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm (Doanh nghiệp)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo phạm vi
kinh doanh
|
|
|
|
Kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế
|
02
|
|
|
Kinh doanh dịch vụ
lữ hành nội địa
|
03
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
04
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm (Người)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo phạm vi
hành nghề hướng dẫn
|
|
|
|
Hướng dẫn viên du lịch
nội địa
|
02
|
|
|
Hướng dẫn viên du lịch
quốc tế
|
03
|
|
|
Hướng dẫn viên du lịch
tại điểm
|
04
|
|
|
Chia theo ngôn ngữ
|
|
|
|
Tiếng Anh
|
05
|
|
|
Tiếng Đức
|
06
|
|
|
Tiếng Hàn
|
07
|
|
|
Tiếng Nga
|
08
|
|
|
Tiếng Nhật
|
09
|
|
|
Tiếng Pháp
|
10
|
|
|
Tiếng Tây Ban Nha
|
11
|
|
|
Tiếng Thái
|
12
|
|
|
Tiếng Trung
|
13
|
|
|
Tiếng Việt
|
14
|
|
|
Ngôn ngữ khác
|
15
|
|
|
Chi tiết theo tỉnh/thành
phố
|
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
16
|
|
|
An Giang
|
|
|
|
…
|
...
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Biểu
số: 5303.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
SỐ CƠ SỞ
LƯU TRÚ DU LỊCH
Năm
…
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm
(Cơ
sở)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo xếp hạng
cơ sở lưu trú du lịch
|
|
|
|
5 sao
|
02
|
|
|
4 sao
|
03
|
|
|
3 sao
|
04
|
|
|
2 sao
|
05
|
|
|
1 sao
|
06
|
|
|
Đủ điều kiện kinh
doanh lưu trú du lịch
|
07
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
08
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm (Buồng)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo xếp hạng
cơ sở lưu trú du lịch
|
|
|
|
5 sao
|
02
|
|
|
4 sao
|
03
|
|
|
3 sao
|
04
|
|
|
2 sao
|
05
|
|
|
1 sao
|
06
|
|
|
Đủ điều kiện kinh
doanh lưu trú du lịch
|
07
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
08
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Biểu
số: 5305.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
SỐ ĐIỂM DU LỊCH
Năm
…
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm
(Điểm
du lịch)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
02
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
Biểu
số: 5306.N/DL-TCDL
Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BVHTTD ngày 28 tháng 12 năm 2021
Ngày nhận báo cáo:
28/2 năm sau
|
SỐ KHU DU LỊCH
Năm
…
|
Đơn vị báo cáo:
Tổng cục Du lịch
Đơn vị nhận báo
cáo:
Vụ Kế hoạch, Tài chính
|
Chỉ
tiêu
|
Mã
số
|
Số
thực hiện trong năm
(Khu
du lịch)
|
So
với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
Tổng số
|
01
|
|
|
Chia theo quy mô
khu du lịch
|
|
|
|
Khu du lịch quốc
gia
|
02
|
|
|
Khu du lịch cấp tỉnh
|
03
|
|
|
Chia theo tỉnh,
thành phố
(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)
|
|
|
|
An Giang
|
04
|
|
|
…
|
…
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
|
Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)
|
Ngày
… tháng … năm…...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)
|
PHỤ
LỤC II
HƯỚNG DẪN, GIẢI THÍCH CÁCH GHI BIỂU MẪU BÁO
CÁO THỐNG KÊ
(Kèm
theo Thông tư số: 17/2021/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Biểu số
1101.N/CTC-KHTC: Chi ngân sách nhà nước cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Chi ngân sách nhà nước
cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch là toàn bộ nguồn kinh phí chi cho sự
nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch được cấp thông qua Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trong năm báo cáo bao gồm:
- Vốn đầu tư phát triển:
Là nguồn vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và
thực hiện dự án của các ngành, các lĩnh vực.
+ Vốn chuẩn bị đầu
tư: Là nguồn vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho giai đoạn chuẩn
bị đầu tư dự án của các ngành, các lĩnh vực.
+ Vốn thực hiện dự
án: Là nguồn vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho giai đoạn thực
hiện dự án của các ngành, các lĩnh vực.
- Chi ngân sách nhà
nước cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch: Là toàn bộ các khoản chi của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho các đơn vị trực thuộc Bộ, được thực hiện trong
một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Bộ (năm báo cáo).
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao và
du lịch cấp thông qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số.
- Các dòng:
Từ dòng 1 đến dòng 3:
Ghi vốn đầu tư phát triển bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án;
Từ dòng 4 đến dòng 8:
Ghi ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
chia theo từng lĩnh vực.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1102.N/CTC-KHTC: Diện tích đất thiết chế văn hóa, thể thao
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Diện tích đất thiết
chế văn hóa, thể thao là tổng số quỹ đất đã được quy hoạch dành cho thiết chế
văn hóa, thể thao các cấp để phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê quỹ đất được quy hoạch dành cho thiết chế văn hóa, thể thao các
cấp trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 3:
Hiện trạng đất dành cho thiết chế văn hóa, thể thao theo từng lĩnh vực;
Cột 4 và cột 5: Nhu cầu
sử dụng quỹ đất dành cho thiết chế văn hóa, thể thao theo từng giai đoạn.
- Các dòng:
Dòng 1: Đất dành cho
thiết chế văn hóa, thể thao các cấp;
Từ dòng 2 đến dòng 6:
Ghi theo các cấp quản lý;
Dòng 7: Ghi theo tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương;
Dòng 8: Đất dành cho
các công trình khác phục vụ văn hóa, thể thao (trụ sở, trường văn hóa, trường
thể thao, viện nghiên cứu…);
Dòng 9: Ghi theo tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1103.N/CTC-HTQT: Số điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã ký kết
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Điều ước quốc tế là
thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
có tên gọi khác.
- Thỏa thuận quốc tế
là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng văn
bản ký mới trong năm;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng.
- Các dòng:
Từ dòng 1 đến dòng 3:
Ghi số điều ước quốc tế theo từng loại;
Từ dòng 4 đến dòng 8:
Ghi số về thỏa thuận quốc tế theo từng loại.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1104.N/CTC-HTQT: Số đoàn ra, đoàn vào
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Đoàn ra là đoàn do
Lãnh đạo Bộ hoặc đoàn do Thủ trưởng các đơn vị được Bộ trưởng ủy quyền cử đi
công tác nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác.
- Đoàn vào là đoàn nước
ngoài vào làm việc với Bộ theo chương trình được thỏa thuận giữa Bộ hoặc đoàn
do Thủ trưởng các đơn vị được Bộ trưởng ủy quyền; các đoàn đối tác nước ngoài,
gồm cả các đoàn vào theo lời mời của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc theo lời mời
của Bộ trưởng.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng
đoàn ra vào mới trong năm;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Từ dòng 1 đến dòng 3:
Ghi số liệu về đoàn ra;
Từ dòng 4 đến dòng 6:
Ghi số liệu về đoàn vào.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1105.N/CTC-HTQT: Số viện trợ, tài trợ của nước ngoài cho ngành văn hóa
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Viện trợ, tài trợ của
nước ngoài cho ngành văn hóa là hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển về lĩnh vực văn hóa thông qua các hình thức trao tặng như hiện vật, tài
chính, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật…
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số liệu về
viện trợ, tài trợ của nước ngoài trong năm;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Tên dự án, chương
trình tài trợ, viện trợ;
Cột B: Cơ quan, đơn vị
trong nước thụ hưởng;
Cột C: Cơ quan, tổ chức
nước ngoài viện trợ, tài trợ;
Cột 1: Hiện vật;
Cột 2: Trị giá;
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1106.N/CTC-TCCB: Số công chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với
vị trí việc làm trong cơ quan hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng, cơ cấu, chất lượng công chức trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Đơn vị;
Cột 1: Ghi tổng số
biên chế được giao;
Cột 2: Ghi tổng số
công chức hiện có;
Cột 3: Ghi số nữ;
Cột 4: Ghi số Đảng
viên;
Cột 5: Ghi theo dân tộc
thiểu số;
Cột 6: Ghi theo tôn
giáo;
Từ cột 7 đến cột 11:
Ghi theo ngạch công chức;
Từ cột 12 đến cột 17:
Ghi theo trình độ đào tạo về chuyên môn;
Từ cột 18 đến cột 21:
Ghi theo trình độ đào tạo về chính trị;
Cột 22 và cột 23: Ghi
theo trình độ đào tạo về tin học;
Từ cột 24 đến cột 27:
Ghi theo trình độ đào tạo về ngoại ngữ;
Cột 28: Chứng chỉ tiếng
dân tộc;
Từ cột 29 đến cột 31:
Ghi theo trình độ đào tạo về quản lý nhà nước;
Từ cột 32 đến cột 38:
Ghi theo độ tuổi của công chức.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1107.N/CTC-ĐT: Số cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Cơ sở đào tạo trực
thuộc Bộ là đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt
động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do Bộ trưởng quy định.
- Cơ sở đào tạo trực
thuộc Bộ gồm viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng.
- Các dòng:
Dòng 1: Ghi tổng số
cơ sở;
Từ dòng 2 đến dòng 6:
Ghi số lượng từng loại hình cơ sở đào tạo.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1108.N/CTC-ĐT: Số cán bộ quản lý và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trực thuộc
Bộ
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Cán bộ quản lý và
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ gồm người tham gia quản lý đào tạo,
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch
trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cán bộ quản lý và
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ bao gồm toàn bộ lao động trong
biên chế, hợp đồng dài hạn đã qua tuyển dụng, có quyết định bổ nhiệm giao nhiệm
vụ.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo trực
thuộc Bộ trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 2 đến dòng 5:
Ghi số lượng cán bộ theo tiêu chí phân loại.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1109.N/CTC-ĐT: Số học viên, sinh viên, học sinh tuyển sinh và tốt nghiệp trong
năm của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Học viên, sinh
viên, học sinh là người tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật,
thể dục thể thao và du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Học viên, sinh
viên, học sinh của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ bao gồm toàn bộ người học
qua tuyển sinh, có hồ sơ, đăng bạ, kết quả học tập.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng học viên, sinh viên, học sinh các cơ sở đào tạo trực
thuộc Bộ trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Dòng 1: Tuyển sinh;
Từ dòng 2 đến dòng 7:
Ghi theo trình độ tuyển sinh;
Dòng 8: Tốt nghiệp;
Từ dòng 9 đến dòng
14: Ghi theo theo trình độ tốt nghiệp.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1110.N/CTC-KHCNMT: Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ gồm chương trình; đề tài/đề án; dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
(TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tăng cường tiềm lực nghiên cứu, đổi
mới sáng tạo... và nhiệm vụ/dự án bảo vệ môi trường thực hiện tại Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải nêu rõ mục tiêu, đối tượng, nội
dung, phạm vi nghiên cứu.
- Số lượng nhiệm vụ
khoa học và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm các nhiệm vụ được phê duyệt
đưa vào thực hiện và các nhiệm vụ đã hoàn thành và được nghiệm thu, thông qua
hoặc được cấp có thẩm quyền công bố, ban hành.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
Cột 2 và cột 3: Ghi số
nhiệm vụ theo cấp quản lý;
Cột 4: Ghi số nhiệm vụ
phê duyệt được đưa vào thực hiện;
Từ cột 5 đến cột 7:
Ghi số nhiệm vụ theo tình trạng nghiệm thu; công bố; ban hành;
Từ cột 8 đến cột 10:
Ghi số nhiệm vụ theo nguồn kinh phí thực hiện.
- Các dòng:
Dòng 1: Ghi tổng số;
Dòng 2: Ghi số nhiệm
vụ khoa học và công nghệ tương ứng từng cột;
Dòng 3 đến dòng 5: Ghi
số nhiệm vụ khoa học chia theo loại nhiệm vụ;
Dòng 6: Ghi số nhiệm
vụ bảo vệ môi trường tương ứng từng cột.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
1111.N/CTC-TĐKT: Kết quả thi đua khen thưởng ngành văn hóa, thể thao và du lịch
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Huân chương Sao
vàng: Là Huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể đạt được tiêu chuẩn quy
định tại Điều 34 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều
20 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Hữu nghị:
Để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài, tặng cho tập thể người nước ngoài
có những đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa
Việt Nam và các nước trên thế giới đạt được tiêu chuẩn quy định tại Điều 51 Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Huân chương Hồ Chí
Minh: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có công lao to lớn,
có nhiều thành tích xuất sắc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
văn học, nghệ thuật, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác, đạt
được tiêu chuẩn quy định tại Điều 35 Luật Thi đua, Khen thưởng
và Điều 21 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Độc lập
hạng Nhất: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn
quy định tại Điều 36 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 22 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Độc lập
hạng Nhì: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn
quy định tại Điều 37 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 23 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Độc lập
hạng Ba: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn
quy định tại Điều 38 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 24 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Lao động
hạng Nhất: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn
quy định tại Điều 42 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 28 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Lao động
hạng Nhì: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng tập thể đạt tiêu chuẩn quy định
tại Điều 43 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều
29 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Huân chương Lao động
hạng Ba: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn
quy định tại Điều 44 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 30 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ: Để tặng cho tập thể và cá nhân đạt được tiêu chuẩn quy định tại
Điều 71 Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Bằng khen của Bộ
trưởng: Để tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 72
Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”: Để tặng cho cá nhân có nhiều thành
tích, thâm niên công tác đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01/10/2014.
- Cờ thi đua của Bộ:
Để tặng cho các tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 của
Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 16 của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Tập thể lao động xuất
sắc: Để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều
27 của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 17 của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Chiến sĩ thi đua cấp
Bộ: Để tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 22 của
Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 14 của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Chiến sĩ thi đua
toàn quốc: Để tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều
21 của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 15 của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Chiến sĩ thi đua cơ
sở: Để xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 23
Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Cờ thi đua của
Chính phủ: Để tặng cho các tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều
25 của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 16 của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Lao động tiên tiến:
Để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể đạt có
thành tích theo quy định tại Điều 60 Luật Thi đua, Khen thưởng
và Điều 43 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010.
- Nhà giáo nhân dân,
Nhà giáo ưu tú: Để tặng cho cá nhân là nhà giáo trong các nhà trường, các các sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cán bộ quản lý giáo dục đạt tiêu
chuẩn xét tặng thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Thi
đua, Khen thưởng.
- Nghệ sĩ nhân dân,
Nghệ sĩ ưu tú: Để tặng cho cá nhân là diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật,
chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên hoạt động
trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đạt tiêu chuẩn xét tặng thực hiện theo
quy định tại Điều 64 Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học nghệ thuật: Để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm,
công trình nghiên cứu văn học, nghệ thuật đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Giải thưởng Nhà nước
về Văn học nghệ thuật: Để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm văn học,
nghệ thuật có giá trị cao về về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có ảnh
hưởng lớn trong xã hội và đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều
68 Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê kết quả thi đua khen thưởng trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
Đối với các danh hiệu
thi đua: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, “Cờ thi đua của
Chính phủ”, “Cờ thi đua của Bộ”, “Tập thể lao động xuất sắc” và các hình thức
khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen của Bộ trưởng”, Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” thì số liệu được tính đến
thời điểm sau khi tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hàng năm của ngành văn
hóa, thể thao và du lịch.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Từ dòng từ 1 đến dòng
55: Ghi số liệu từng hình thức thi đua khen thưởng.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2101.N/VH-DSVH: Số bảo tàng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Bảo tàng là thiết
chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu
di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống
của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ
văn hóa của công chúng.
- Hiện vật bảo tàng
là sản phẩm vật chất do con người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình lịch sử,
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, bảo quản
và đã trải qua quá trình xử lý khoa học và pháp lý, nhằm phục vụ cho các hoạt động
của bảo tàng.
- Số lượt khách tham
quan bảo tàng là tổng số khách đến tham quan theo thống kê của các bảo tàng
trên toàn quốc; theo đó 01 khách có thể đến tham quan 01 bảo tàng nhiều lần hoặc
đến tham quan nhiều bảo tàng.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số bảo tàng có đến năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 6:
Ghi số bảo tàng chia theo từng loại bảo tàng;
Từ cột 7 đến cột 10:
Ghi số hiện vật bảo tàng theo từng loại hiện vật;
Cột 11 và cột 12: Ghi
số lượt khách tham quan bảo tàng;
Cột 13: Ghi số tiền
thu từ phí thăm quan bảo tàng.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 3 và dòng 4: Ghi
theo cấp quản lý gồm trung ương và địa phương;
Từ dòng 6 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2102.N/VH-DSVH: Số di tích được xếp hạng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Di tích bao gồm:
- Di tích cấp tỉnh là
các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam
thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của địa phương, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra quyết định xếp hạng cấp tỉnh.
- Di tích quốc gia là
các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam
thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc
biệt là di tích quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt.
- Di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới (sau đây gọi chung là di sản thế giới) là di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu
về văn hóa và thiên nhiên, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quốc (sau đây gọi chung là UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số di tích được xếp hạng có đến năm báo cáo;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi tổng số di
tích cấp tỉnh;
Từ cột 2 đến cột 6:
Ghi số di tích quốc gia chia theo từng loại di tích;
Từ cột 7 đến cột 11:
Ghi số di tích quốc gia đặc biệt chia theo từng loại di tích;
Từ cột 12 đến cột 15:
Ghi số di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới chia theo từng loại di sản.
Lưu ý: Cột 3, 4, 5,
6, 8, 9, 10, 11 chỉnh sửa cách ghi biểu như sau:
Trường hợp di tích được
xếp hạng theo một tiêu chí, ghi số liệu di tích vào cột theo tiêu chí được xếp
hạng.
Trường hợp di tích được
xếp hạng theo nhiều tiêu chí, lựa chọn tiêu chí đầu tiên để ghi số liệu vào cột
tiêu chí đã được lựa chọn.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2103.N/VH-DSVH: Số di sản văn hóa phi vật thể
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Di sản văn hóa phi
vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không
gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
- Danh mục di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định
trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Một số di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia đồng thời còn được UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật
thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
- Nghệ nhân trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Các danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ
nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể; được xét và công bố ba năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số di sản văn hóa phi vật thể và nghệ nhân có đến năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi số di sản
văn hóa phi vật thể được kiểm kê;
Cột 2: Ghi số di sản
văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Cột 3 và cột 4: Ghi số
di sản văn hóa phi vật thể được Unesco ghi danh theo từng loại;
Từ cột 5 đến cột 7:
Ghi số nghệ nhân được tặng danh hiệu theo từng loại danh hiệu.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2104.N/VH-DSVH: Số di sản tư liệu
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Di sản tư liệu là sản
phẩm mang thông tin được hình thành từ những kí hiệu, mật mã, âm thanh hoặc
hình ảnh dưới nhiều dạng thức độc đáo, phản ánh thành tựu tiêu biểu về lịch sử,
tư tưởng, văn hóa và khoa học. Di sản tư liệu gồm:
- Di sản tư liệu tỉnh/thành
phố do Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và
Truyền thông.
- Di sản tư liệu quốc
gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định trên cơ sở đề nghị
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Di sản tư liệu được
UNESCO ghi danh gồm di sản tư liệu cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương và di sản
tư liệu thế giới.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số di sản tư liệu có đến năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Cột 2: Số di sản tư
liệu được kiểm kê;
Cột 3: Số di sản tư
liệu cấp tỉnh/thành phố;
Cột 4: Số di sản tư
liệu quốc gia;
Cột 5: Số di sản tư
liệu cấp khu vực;
Cột 6: Số di sản tư
liệu thế giới;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2105.3N/VH-VHDT: Văn hóa dân tộc thiểu số
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Dân tộc thiểu số là
những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn hóa dân tộc thiểu số bao gồm các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Các giá trị văn hóa
vật thể bao gồm: nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình kiến trúc cộng đồng,
nghề truyền thống, trang phục truyền thống...
- Các giá trị văn hóa
phi vật thể bao gồm: dân ca, dân vũ, dân nhạc; trò chơi dân gian; lễ hội dân
gian truyền thống; tiếng nói, chữ viết...
- Bảo tồn văn hóa
truyền thống là lưu giữ lại và tái - sáng tạo các giá trị truyền thống của một
cộng đồng qua các đời, các dòng tộc, huyết thống và có giá trị về nhân văn nhân
bản, có tính trường tồn, được mọi người bảo tồn và gìn giữ một cách thiêng
liêng.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Theo quy định của cuộc điều tra thống kê.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Theo quy định của cuộc điều tra thống kê.
c) Phương pháp thống
kê: Điều tra thống kê theo chu kỳ 3 năm/1 lần.
d) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Tên các dân tộc
thiểu số trên địa bàn;
Cột 1: Số nghệ nhân
dân gian (là người dân tộc thiểu số còn sống);
Cột 2: Số làng, bản,
buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Cột 3: Số nhà ở truyền
thống của đồng bào dân tộc thiểu số;
Cột 4: Số nhà sinh hoạt
cộng đồng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;
Cột 5: Số lễ hội truyền
thống;
Cột 6: Số câu lạc bộ,
văn hóa, văn nghệ dân gian;
Cột 7: Số làng nghề
truyền thống;
Cột 8: Số lớp tập huấn,
truyền dạy văn hóa phi vật thể;
Cột 9: Số môn thể
thao truyền thống và trò chơi dân gian;
Cột 10: Số khu, điểm
du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi:
Chia theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2201.N/VH-NTBD: Số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp là một tổ chức độc lập thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản
lý, có các diễn viên và cán bộ quản lý, có trang thiết bị để biểu diễn, có chương
trình và hoạt động biểu diễn thường xuyên, có doanh thu và chuyên làm công tác
biểu diễn nghệ thuật. Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp gồm:
+ Đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp do Trung ương quản lý là những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do
các Bộ, cơ quan ngành Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý.
+ Đơn vị nghệ thuật
chuyên nghiệp do địa phương quản lý là những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do
các cơ quan cấp tỉnh (Sở, cơ quan ngành Sở...) trở xuống quản lý.
- Rạp hát là nơi dùng
để các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và có một số trang thiết bị nhất định như có
mái che, sân khấu, ghế ngồi và các phương tiện về âm thanh, ánh sáng để phục vụ
người xem, có chương trình biểu diễn, có nơi bán vé thu tiền (không tính rạp
hát ngoài trời).
- Số buổi biểu diễn
là một ca biểu diễn văn hoá, nghệ thuật phục vụ công chúng. Ca diễn có thể có một
hoặc nhiều tiết mục, vở diễn.
- Số người xem biểu
diễn nghệ thuật là tổng số lượt người được xem biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, tại
rạp trong nhà hoặc rạp ngoài trời. Mỗi người có thể có nhiều lần xem biểu diễn
nghệ thuật trong kỳ báo cáo thì mỗi lần xem được tính là một lượt người xem.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu:
- Thống kê toàn bộ số
đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, số rạp hát thuộc các loại hình kinh tế trong năm
báo cáo.
- Thống kê toàn bộ số
buổi biểu diễn và số lượt người xem biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp theo số vé bán ra hoặc số giấy mời (nếu có) trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Cột 2: Cấp trung ương
quản lý;
Cột 3: Cấp địa phương
quản lý;
Cột 4: Doanh thu;
Cột 5: Số lượng rạp
biểu diễn/Số lượng ghế;
Cột 6 và Cột 7: Ghi Số
lượng buổi biểu diễn chia theo mục đích;
Cột 8: Số lượt người
xem;
- Các dòng:
Từ dòng 1 đến dòng 9:
Ghi nghệ thuật sân khấu chia theo các loại hình;
Từ dòng 10 đến dòng
15: Ghi nghệ thuật ca múa nhạc chia theo các loại hình;
Dòng 16 trở đi: Ghi
các loại hình khác.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2202.N/VH-VHCS: Số thiết chế văn hóa và công tác tập huấn nghiệp vụ
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Thiết chế văn hóa gồm:
- Trung tâm Văn hóa cấp
tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư số 03/2009/TT-BVHTTDL ngày
28/8/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Trung tâm Văn
hóa-Thể thao cấp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư số
01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/2/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã;
- Trung tâm Văn
hóa-Thể thao cấp xã là đơn vị theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL
ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của trung tâm
văn hóa-thể thao xã;
- Nhà Văn hóa-Khu thể
thao cấp thôn là đơn vị theo quy định tại Thông tư số 06/2011/T-BVHTTDL ngày
08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa-khu thể
thao thôn.
- Điểm vui chơi trẻ
em là địa điểm tổ chức các hoạt động hoặc có các thiết bị hoạt động đáp ứng nhu
cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em do UBND cấp xã quản lý;
- Công tác tập huấn
nghiệp vụ Văn hóa cơ sở bao gồm các lớp tập huấn về công tác quản lý và tổ chức
lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa, quản lý quảng cáo, tổ chức các hoạt động văn
nghệ, tuyên truyền cổ động, cổ động trực quan… cấp huyện và cấp tỉnh.
1. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số thiết chế văn hóa và số lớp tập huấn nghiệp vụ cả nước trong
năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1 và cột 2: Ghi số
cấp tỉnh bao gồm tên gọi và số lượng cán bộ;
Từ cột 3 đến cột 5:
Ghi số cấp huyện bao gồm tổng số đơn vị cấp huyện, số trung tâm văn hóa - thể
thao và số lượng cán bộ;
Từ cột 6 đến cột 8:
Ghi số cấp xã bao gồm tổng số đơn vị cấp xã, số trung tâm văn hóa - thể thao và
số lượng cán bộ;
Cột 9 và cột 10: Ghi
số cấp thôn bao gồm số lượng nhà văn hóa - khu thể thao và số lượng nhà văn hóa
- khu thể thao đạt chuẩn;
Cột 11 và cột 12: Ghi
số tập huấn nghiệp vụ văn hóa cơ sở bao gồm số lớp tập huấn và số cán bộ tham dự;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2203.N/VH-VHCS: Số hoạt động cổ động trực quan
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Hoạt động cổ động trực
quan gồm:
- Đợt tuyên truyền cổ
động trực quan cấp tỉnh là số lượng các đợt tuyên truyền cổ động trực quan do cấp
tỉnh tổ chức, thực hiện trong năm.
- Số cụm cổ động
tuyên truyền chính trị là số lượng các cụm cổ động trực quan có tổng diện tích
dưới 40m2 và trên 40m2.
- Cụm cổ động tại cửa
khẩu biên giới là các cụm cổ động trực quan được xây dựng tại khu vực cửa khẩu
biên giới.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số cuộc tuyên truyền, các cụm cổ động tuyên truyền và cụm cổ động
tại cửa khẩu biên giới trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số:
Cột 1: Ghi đợt tuyên
truyền cổ động trực quan cấp tỉnh;
Cột 2 và cột 3: Ghi số
cụm cổ động tuyên truyền chính trị theo diện tích dưới 40 m2 và trên 40m2;
Cột 4 và cột 5: Ghi số
cụm cổ động tại cửa khẩu biên giới theo số lượng và tên gọi;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2204.N/VH-VHCS: Số hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Hoạt động xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở gồm:
- Gia đình văn hóa là
số lượng hộ gia đình đã đăng ký xây dựng và được cấp có thẩm quyền công nhận
danh hiệu Gia đình Văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa; Thôn văn hóa, Làng
văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa;
- Làng (và tương
đương) văn hóa là số lượng làng (thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc...) đăng ký xây
dựng và được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu Làng Văn hóa theo Nghị định
số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu
Gia đình văn hóa; Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân
phố văn hóa;
- Tổ dân phố văn hóa
là số lượng tổ dân phố đăng ký xây dựng và được cấp có thẩm quyền công nhận
danh hiệu Tổ dân phố Văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa; Thôn văn hóa, Làng
văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê tổng số gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa trong
năm báo cáo.
b) Thời ký thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 4:
Ghi số gia đình văn hóa chia theo tổng số; số hộ đăng ký; số hộ được công nhận;
số hộ được tặng giấy khen;
Từ cột 5 đến cột 8:
Ghi số khu dân cư văn hóa và tương đương chia theo tổng số; số khu đăng ký; số
khu được công nhận; số khu được tặng giấy khen.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2205.N/VH-VHCS: Số hoạt động nghệ thuật quần chúng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Hoạt động nghệ thuật
quần chúng gồm:
- Đội văn nghệ quần
chúng là tập hợp những người tham gia biểu diễn văn nghệ không chuyên của một tổ
chức, đoàn thể, khu vực sinh sống;
- Câu lạc bộ là tập hợp
những người tham gia biểu diễn văn nghệ không chuyên của một tổ chức, đoàn thể,
khu vực sinh sống được tổ chức thành loại hình câu lạc bộ có tôn chỉ, mục đích
hoạt động;
- Liên hoan, hội thi,
hội diễn là hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng do hệ thống thiết chế văn
hóa cấp huyện trở lên tổ chức;
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số hoạt động nghệ thuật quần chúng trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1 và cột 2: Ghi số
câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cấp tỉnh bao gồm số câu lạc bộ và số hội viên;
Cột 3 và cột 4: Ghi số
câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cấp huyện bao gồm số câu lạc bộ và số hội viên;
Cột 5 và cột 6: Ghi số
cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn cấp tỉnh bao gồm số cuộc và tổng số lượt người
xem;
Cột 7 và cột 8: Ghi số
cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn cấp huyện bao gồm số cuộc và tổng số lượt người
xem;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2206.N/VH-VHCS: Số hoạt động tuyên truyền lưu động
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Hoạt động tuyên truyền
lưu động gồm:
- Đội tuyên truyền
lưu động là phòng chức năng (Đội tuyên truyền lưu động tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương), là tổ chuyên môn nghiệp vụ (Đội tuyên truyền lưu động quận, huyện,
thị xã) thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Thông tư số
03/2009/TT-BVHTTDL ngày 28/8/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/2/2010
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của
tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận,
huyện, thị xã.
- Số cán bộ là cán bộ
trong định biên nhà nước và hợp đồng lao động thuộc đội Tuyên truyền lưu động.
- Số cuộc liên hoan
là hình thức hoạt động tuyên truyền lưu động do hệ thống thiết chế văn hóa cấp
huyện trở lên tổ chức.
- Số buổi hoạt động
là tổng số buổi hoạt động của đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện và cấp tỉnh
tính đến cuối kỳ báo cáo.
- Số lượt người xem
là tổng số lượt nhân dân theo dõi buổi hoạt động của đội Tuyên truyền lưu động
cấp tỉnh và cấp huyện tính đến cuối kỳ báo cáo.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê tổng số đội tuyên truyền lưu động, cán bộ, cuộc liên hoan, buổi
hoạt động, lượt người xem trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu
Cột B: Mã số;
Cột 1 và cột 2: Ghi số
đội tuyên truyền lưu động theo tỉnh, huyện;
Cột 3 và cột 4: Ghi số
cán bộ biên chế theo theo tỉnh, huyện;
Cột 5 và Cột 6: Ghi số
cán bộ hợp đồng theo tỉnh, huyện;
Cột 7 và Cột 8: Ghi số
cuộc liên hoan theo theo tỉnh, huyện;
Cột 9 và Cột 10: Ghi
số buổi hoạt động theo tỉnh, huyện;
Cột 11 và Cột 12: Ghi
số lượt người xem theo tỉnh, huyện.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2207.3N/VH-VHCS: Số hoạt động lễ hội
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Lễ hội gồm:
- Lễ hội truyền thống
(bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian): Là hình
thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm
đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
- Lễ hội văn hóa: Là
hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm
năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam;
- Lễ hội ngành nghề:
Là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ
chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển
ngành nghề.
- Lễ hội có nguồn gốc
từ nước ngoài: Là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài
với công chúng Việt Nam.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Theo quy định của cuộc điều tra thống kê.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Theo quy định của cuộc điều tra thống kê.
c) Phương pháp thống
kê: Điều tra thống kê theo chu kỳ 3 năm/1 lần.
d) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Cột 2 và cột 3: Ghi số
lễ hội truyền thống bao gồm số lượng đăng ký và số lượng thông báo;
Cột 4 và cột 5: Ghi số
lễ hội văn hóa bao gồm số lượng đăng ký và số lượng thông báo;
Cột 6 và cột 7: Ghi số
lễ hội ngành nghề bao gồm số lượng đăng ký và số lượng thông báo;
Cột 8 và Cột 9: Ghi số
lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài bao gồm số lượng đăng ký và số lượng thông
báo;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2208.N/VH-VHCS: Số hoạt động quảng cáo
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Quảng cáo là việc sử
dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá
nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;
chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo và số hồ sơ
thông báo sản phẩm quảng cáo trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1 và cột 2: Ghi số
lượng doanh nghiệp quảng cáo bao gồm số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và văn
phòng đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài;
Cột 3 và cột 4: Ghi số
hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo bao gồm trên bảng và băng rôn;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2209.N/VH-VHCS: Số hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Dịch vụ karaoke là
dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện
trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ
sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ vũ trường
là dịch vụ cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động
khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ vũ trường theo quy định pháp luật.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và hoạt động kinh doanh dịch
vụ vũ trường trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 6:
Ghi số hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. Trong đó:
Từ cột 1 đến cột 3:
Ghi số cơ sở kinh doanh chia theo số cơ sở hiện có; số giấy phép cấp năm; số giấy
phép điều chỉnh cấp năm;
Từ cột 4 đến cột 6:
Ghi số xử lý vi phạm bao gồm số lượt kiểm tra, xử lý hành chính, thu hồi giấy
phép;
Từ cột 7 đến cột 12:
Ghi số hoạt động kinh doanh dịch vụ vũ trường. Trong đó:
Từ cột 7 đến cột 9:
Ghi số cơ sở kinh doanh chia theo số cơ sở hiện có; số giấy phép cấp năm; số giấy
phép điều chỉnh cấp năm;
Từ cột 10 đến cột 12:
Ghi số xử lý vi phạm bao gồm số lượt kiểm tra, xử lý hành chính, thu hồi giấy
phép.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 trở đi: Ghi
theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2301.N/VH-MTNA&TL: Số triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm không vì mục
đích thương mại; số lượng họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh; số lượng
công trình tượng đài, trại sáng tác
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Triển lãm mỹ thuật,
nhiếp ảnh là việc tổ chức trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu mỹ thuật, nhiếp
ảnh tập trung trong một thời gian, tại một không gian nhất định theo các hình
thức khác nhau, bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu,
công bố, phổ biến trong xã hội, cộng đồng.
- Triển lãm không vì mục
đích thương mại là triển lãm không bao gồm hoạt động mua bán hoặc tìm kiếm cơ hội
giao kết hợp đồng mua bán.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu
- Thống kê số triển
lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm không vì mục đích thương mại được tổ chức
trong năm báo cáo;
- Thống kê tổng số lượng
họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh có đến năm báo cáo;
- Thống kê số lượng
công trình tượng đài, tranh hoành tráng, trại sáng tác mỹ thuật, trại sáng tác
nhiếp ảnh được tổ chức trong năm báo cáo;
- Thống kê số lượng
nhà triển lãm có đến năm báo cáo;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo với các chỉ tiêu thống kê
trong năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 7:
Ghi số lượng triển lãm trong năm. Trong đó:
Cột 1: Tổng số;
Cột 2 và cột 3: Ghi số
cuộc thi triển lãm mỹ thuật trong nước và ra nước ngoài;
Cột 4 và cột 5: Ghi số
triển lãm nhiếp ảnh trong nước và ra nước ngoài;
Cột 6 và cột 7: Ghi
triển lãm không vì mục đích thương mại trong nước và ra nước ngoài;
Từ cột 8 đến cột 14:
Ghi số họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh có đến 31/12. Trong đó:
Cột 8: Tổng số;
Từ cột 9 đến cột 12:
Ghi số họa sĩ, nhà điêu khắc mỹ thuật trong đó chia ra trung ương và địa
phương;
Cột 13 và cột 14: Ghi
số nghệ sĩ nhiếp ảnh trung ương và địa phương;
Từ cột 15 đến cột 18:
Ghi số công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xây dựng, trại sáng tác được
tổ chức trong năm chia theo từng loại;
Cột 19: Ghi số lượng
nhà triển lãm có đến 31/12;
Cột 20: Ghi số lượng
khách thăm quan triển lãm trong năm.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 3 và dòng 4: Ghi
theo cấp quản lý trung ương và địa phương;
Từ dòng 6 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2302.N/VH-BQTG: Số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả là giấy do Cục Bản quyền tác giả cấp cho tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả trong đó ghi nhận các thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả. Việc nộp hồ sơ đăng ký để Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy Chứng
nhận đăng ký quyền tác giả quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được
hưởng quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả không thẩm định nội dung tác phẩm,
các thông tin khác về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người nộp
hồ sơ tự khai, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của lời khai.
- Giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan là giấy do Cục Bản quyền tác giả cấp cho chủ sở hữu quyền
liên quan trong đó ghi nhận các thông tin về bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng đã định hình. Việc nộp hồ sơ đăng ký để Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy
Chứng nhận đăng ký quyền tác quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để
được hưởng quyền liên quan. Cục Bản quyền tác giả không thẩm định nội dung bản
ghi âm, ghi hình và các thông tin khác về bản ghi âm, ghi hình, chủ sở hữu quyền
liên quan và người nộp hồ sơ tự khai, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của lời
khai.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số lượng giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận
đăng ký quyền liên quan đã cấp trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi số Giấy chứng
nhận đã cấp;
Cột 2: Ghi số hồ sơ nộp
trực tiếp;
Cột 3: Ghi số hồ sơ nộp
trực tuyến;
Cột 4: Ghi số hồ sơ nộp
qua bưu điện;
Cột 5: Ghi số hồ sơ cấp
giấy chứng nhận do tác giả, chủ sở hữu nộp;
Cột 6 và cột 7: Ghi số
hồ sơ cấp giấy chứng nhận do bên được ủy quyền nộp bao gồm tổ chức tư vấn dịch
vụ và tổ chức, cá nhân;
Cột 8: Ghi số giấy chứng
nhận cấp cho chủ thể trong nước;
Cột 9: Ghi số giấy chứng
nhận cấp cho chủ thể nước ngoài.
- Các dòng:
Dòng 1: Ghi số Giấy
Chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp;
Dòng 2: Ghi số giấy
Chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp;
Dòng 3: Tổng số;
Dòng 4: Tỷ lệ %.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2303.N/VH-BQTG: Số hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Tổ chức đại diện tập
thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động
theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức đại diện tập
thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo uỷ quyền
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
+ Thực hiện việc quản
lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền
được uỷ quyền;
+ Bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi số hội viên
ủy quyền;
Cột 2: Ghi số tác phẩm
ủy quyền;
Cột 3: Ghi tổng số tiền
bản quyền;
Cột 4: Ghi tổng số tiền
bản quyền (doanh thu tại Việt Nam);
Cột 5: Ghi tổng số tiền
bản quyền (doanh thu từ CMOs nước ngoài);
Cột 6: Ghi tổng số tiền
bản quyền trả cho chủ sở hữu tại Việt Nam;
Cột 7: Ghi tổng số tiền
bản quyền trả cho chủ sở hữu quốc tế.
- Các dòng:
Dòng 1: Trung tâm Bảo
vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam -VCPMC;
Dòng 2: Hiệp hội Công
nghiệp ghi âm Việt Nam - RIAV;
Dòng 3: Trung tâm Quyền
tác giả văn học Việt Nam - VLCC;
Dòng 4: Hiệp hội Quyền
sao chép Việt Nam - VIETRRO;
Dòng 5: Hội bảo vệ
quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam - APPA.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2304.N/VH-BQTG: Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Khiếu nại, tố cáo về
quyền tác giả, quyền liên quan là các khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm của
bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật
trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
Cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan giải quyết các khiếu nại, tố
cáo theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên
quan trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Cột 2: Số vụ trong nước;
Cột 3: Số vụ có yếu tố
nước ngoài.
- Các dòng:
Dòng 1: Khiếu nại quyền
tác giả, quyền liên quan;
Dòng 2: Tố cáo quyền
tác giả, quyền liên quan;
Dòng 3: Tổng số;
Dòng 4: Tỷ lệ %
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
2305.N/VH-BQTG: Giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Giám định quyền tác
giả, quyền liên quan là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức,
nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền
tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
Quy trình giám định
quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định;
chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; lập hồ
sơ, lưu trữ hồ sơ giám định.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số liệu giám định quyền tác giả, quyền liên quan trong năm báo
cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Cột 2: Số vụ trong nước;
Cột 3: Số vụ có yếu tố
nước ngoài.
- Các dòng:
Dòng 1: Giám định quyền
tác giả;
Dòng 2: Giám định quyền
liên quan;
Dòng 3: Tổng số;
Dòng 4: Tỷ lệ %
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2401.N/VH-TV:
Số thư viện
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Thư viện là là thiết
chế văn hóa thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu
giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Thư viện bao gồm Thư viện quốc gia Việt Nam; thư viện công cộng; thư viện
chuyên ngành; thư viện lực lượng vũ trang nhân dân; thư viện cơ sở giáo dục đại
học; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện cộng đồng; thư viện tư nhân có phục
vụ cộng đồng; thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt
Nam.
- Tài nguyên thông
tin của thư viện là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in,
tài liệu viết tay, tài liệu nghe nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi
phim, phi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu
khác.
- Số lượt người được
thư viện phục vụ là số lượt người đến và sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm
và dịch vụ của thư viện được thư viện phục vụ ở các hình thức: phục vụ tại thư
viện, phục vụ lưu động ngoài thư viện và phục vụ thông qua không gian mạng
- Số lượt tài nguyên
thông tin được thư viện phục vụ bao gồm các loại hình tài nguyên thông tin được
thư viện cung cấp cho người sử dụng thông qua các hình thức: phục vụ tại thư viện,
phục vụ ngoài thư viện và thông qua không gian mạng.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu:
- Thống kê số thư viện
có đến 31/12 năm báo cáo (trong đó có số thư viện lập mới trong năm).
- Thống kê số lượt
người đọc được phục vụ trong thư viện trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo với các chỉ tiêu thống kê
trong năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi tổng số
thư viện;
Cột 2: Ghi số thư viện
thành lập trong năm;
Từ cột 3 đến cột 6:
Ghi số tài nguyên thông tin của thư viện bao gồm sách; báo, tạp chí; tài liệu
điện tử/số;
Cột 7: Ghi số lượt
người đọc được thư viện phục vụ;
Cột 8: Ghi số lượt
tài nguyên thông tin được thư viện phục vụ.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 đến dòng
12: Ghi số thư viện theo loại thư viện.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2402.N/VH-TV:
Số tài nguyên thông tin của thư viện công cộng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Tài nguyên thông tin
của thư viện công cộng là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu
in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi
phim, phi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu
khác được sử dụng tại các thư viện công cộng.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số tài nguyên thông tin của thư viện công cộng có đến năm báo
cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu có đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột :
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Từ cột 1 đến cột 5:
Ghi số tài nguyên thông tin bao gồm số đầu sách, số bản sách, báo tạp chí, tài
liệu điện tử/số và các dạng khác.
Từ cột 6 đến cột 7:
Ghi số xây dựng tài nguyên thông tin bao gồm số tài nguyên thông tin bổ sung
trong năm và số tài nguyên thông tin được thanh lọc.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 3 đến dòng 5:
Ghi theo cấp quản lý
Từ dòng 7 trở đi :
Ghi theo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2403.N/VH-TV:
Số nhân lực thư viện công cộng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Nhân lực thư viện
công cộng gồm viên chức thư viện thuộc chỉ tiêu biên chế Nhà nước được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn
theo quy định của Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính
phủ quy định thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành
chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
- Trình độ, năng lực
cán bộ thư viện bao gồm: số cán bộ có trình độ đại học trở lên; số cán bộ có
trình độ cao đẳng/trung học chuyên nghiệp; số cán bộ có trình độ trung học phổ
thông.
- Lĩnh vực đào tạo
(chỉ tính từ trình độ cử nhân trở lên) bao gồm: số cán bộ được đào tạo chuyên
ngành thư viện và số cán bộ được đào tạo chuyên ngành khác.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số nhân lực thư viện công cộng có đến năm báo cáo;
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu có đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số;
Từ cột 2 đến cột 4:
Ghi trình độ, năng lực của cán bộ chia ra đại học trở lên; cao đẳng/trung học
chuyên nghiệp; trung học phổ thông;
Cột 5 và cột 6: Ghi
lĩnh vực được đào tạo (cử nhân trở lên) chia ra theo chuyên ngành thư viện và
chuyên ngành khác.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 3 đến dòng 5:
Ghi theo cấp quản lý gồm cấp tỉnh, huyện, xã;
Từ dòng 7 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2404.N/VH-TV:
Chi ngân sách nhà nước cho thư viện công cộng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Ngân sách nhà nước
chi cho thư viện công cộng là kinh phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt và cấp hàng năm cho thư viện công cộng để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao, bao gồm các khoản chi cho con người; hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ ; chi thường xuyên khác của thư viện.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê chi ngân sách nhà nước cho thư viện công cộng trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng kinh phí;
Từ cột 2 đến cột 7:
Ghi nội dung chi bao gồm khoản chi cho con người; hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
chi thường xuyên khác.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 3 và dòng 4: Ghi
theo cấp quản lý gồm cấp tỉnh, huyện.
Từ dòng 6 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2405.N/VH-TV.
Hiệu quả hoạt động của thư viện công cộng
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Hiệu quả hoạt động của
thư viện công cộng phản ánh kết quả hoạt động của thư viện công cộng trong việc
đáp ứng nhu cầu của người sử dụng bao gồm các chỉ tiêu số người đăng ký sử dụng
thư viện, số lượt người được thư viện phục vụ và số lượt tài nguyên thông tin
phục vụ của thư viện.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê hiệu quả của hoạt động thư viện công cộng trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi số người
đăng ký sử dụng thư viện;
Từ cột 2 đến cột 4:
Ghi số lượt người được thư viện phục vụ chia theo hình thức phục vụ tại chỗ; phục
vụ lưu động và phục vụ qua không gian mạng;
Cột 5 và cột 6: Ghi số
lượt tài nguyên thông tin phục vụ của thư viện chia theo hình thức phục vụ tại
chỗ; phục vụ lưu động.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Dòng 3 đến dòng 5:
Ghi theo cấp quản lý gồm cấp tỉnh, huyện, xã;
Từ dòng 7 trở đi: Ghi
theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 2406.N/VH-ĐA:
Số cơ sở sản xuất phim, phim sản xuất, phim nhập khẩu, đơn vị chiếu phim, buổi
chiếu phim và lượt người xem
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Cơ sở sản xuất phim
là đơn vị có chức năng sản xuất phim.
- Đơn vị chiếu phim
là cơ sở chiếu phim điện ảnh có người chuyên trách quản lý, có kế hoạch và có chương
trình chiếu phim thường xuyên và có đủ hệ thống phương tiện máy móc thiết bị kỹ
thuật để chiếu phim như máy chiếu, máy phát điện và thường xuyên chiếu phim phục
vụ nhân dân. Đơn vị chiếu phim gồm các rạp chiếu phim và các đội chiếu phim lưu
động, không bao gồm những điểm chiếu video.
- Rạp chiếu phim là
nơi dùng để chiếu phim điện ảnh (phim nhựa hoặc phim kỹ thuật số), có chỗ ngồi
xem phim, có buồng đặt máy chiếu cố định, có nơi bán vé và thu tiền, có chương
trình hoạt động thường xuyên, có các tiện nghi phục vụ người xem.
- Tổng số lượt người
xem phim: Là tổng số lượt người xem phim tại rạp và số lượt người xem tại điểm
chiếu của các đội chiếu phim lưu động trong kỳ báo cáo. Một người có thể xem
phim nhiều lần trong năm báo cáo, thì mỗi lần xem phim được tính là một lượt
người xem chiếu phim.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu:
- Thống kê toàn bộ số
cơ sở sản xuất phim, số rạp chiếu phim, số đội chiếu phim lưu động có đến năm
báo cáo.
- Thống kê toàn bộ số
lượt người xem phim, tính theo số vé bán ra và số giấy mời (nếu có) tại rạp và
số người đến xem phim tại các buổi chiếu phim lưu động trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo với các chỉ tiêu thống kê
trong năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi số kế hoạch
năm;
Cột 2: Ghi số thực hiện
năm báo cáo;
- Các dòng:
Từ dòng 1 đến dòng 4:
Ghi số cơ sở sản xuất phim chia theo đơn vị quản lý;
Từ dòng 5 đến dòng
10: Ghi số phim sản xuất chia theo thể loại;
Từ dòng 11 đến dòng
16: Ghi số phim nhập khẩu chia theo thể loại;
Từ dòng 17 đến dòng
21: Ghi số đơn vị chiếu phim chia theo loại hình đơn vị chiếu phim;
Từ dòng 22 đến dòng
26: Ghi số buổi chiếu phim chia theo hình thức chiếu phim;
Từ dòng 27 đến dòng
31: Ghi số lượt người xem phim chia theo hình thức chiếu phim;
Từ dòng 32 đến dòng
34: Ghi số ngân sách nhà nước đặt hàng, tài trợ chia theo mục đích.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số 3101.N/GĐ-GĐ:
Số hộ gia đình
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Hộ gia đình là tập
hợp các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc
các lĩnh vực này
- Các thành viên của
hộ gia đình phải có quan hệ gia đình với nhau, đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của chủ
thể hộ gia đình để phân biệt với các chủ thể khác được quy định trong Bộ luật
dân sự.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số hộ gia đình trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng.
- Các dòng:
Dòng 1: Ghi tổng số hộ
gia đình;
Từ dòng 2 đến dòng 6:
Ghi số hộ gia đình theo từng loại hình;
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Biểu số 3102.N/GĐ-GĐ:
Số vụ bạo lực gia đình
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Hành
vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng
đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống như vợ chồng.
- Hành vi bạo lực gia
đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi,
đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành
vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ
và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ
tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn;
cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên
gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái
pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số vụ bạo lực gia đình trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng.
- Các dòng:
Dòng 1: Ghi tổng số hộ
có bạo lực gia đình;
Dòng 2: Ghi tổng số vụ
bạo lực gia đình;
Từ dòng 4 đến dòng 7:
Ghi số vụ bạo lực gia đình theo từng hình thức bạo lực.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Biểu số 3103.N/GĐ-GĐ:
Số người gây bạo lực gia đình được phát hiện và xử lý
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Người gây bạo lực
gia đình là người có hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
- Biện pháp xử lý người
gây bạo lực gia đình bao gồm: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; áp dụng
biện pháp cấm tiếp xúc; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã/phường/thị trấn;
xử phạt vi phạm hành chính; xử lý hình sự (phạt tù); hỗ trợ (cai nghiện rượu, điều
trị rối loạn tâm thần do chất gây nghiện).
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số vụ bạo lực gia đình trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 2 đến dòng 4:
Ghi số người gây bạo lực chia theo giới tính;
Từ dòng 5 đến dòng 7:
Ghi số người gây bạo lực chia theo độ tuổi;
Từ dòng 8 đến dòng
14: Ghi số người gây bạo lực đã xử lý chia theo biện pháp xử lý.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Biểu số 3104.N/GĐ-GĐ:
Số nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện và hỗ trợ
1. Khái niệm, phương
pháp tính
- Nạn nhân bạo lực
gia đình là người bị tổn hại hoặc có khả năng bị tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế bởi người gây bạo lực gia đình.
- Nạn nhân bạo lực
gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ
và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
- Biện pháp hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình bao gồm: tư vấn (tâm lý, tinh thần, pháp luật); chăm sóc
hỗ trợ sau khi bị bạo lực; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm.
2. Cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số
liệu: Thống kê số vụ bạo lực gia đình trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập số
liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ tiêu;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng số;
Từ dòng 2 đến dòng 4:
Ghi số nạn nhân bị bạo lực chia theo giới tính;
Từ dòng 5 đến dòng 7:
Ghi số nạn nhân bị bạo lực chia theo độ tuổi;
Từ dòng 8 đến dòng
11: Ghi số nạn nhân bị bạo lực được hỗ trợ chia theo biện pháp hỗ trợ.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống
kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Biểu số 3105.N/GĐ-GĐ:
Số biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Khái niệm, phương
pháp tính
Biện pháp phòng, chống
bạo lực gia đình bao gồm các biện pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ,
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình,
cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Biện pháp phòng, chống
bạo lực gia đình gồm có mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo chuẩn của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và mô hình hoạt động độc lập (câu lạc bộ gia đình
phát triển bền vững; nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; địa chỉ tin cậy ở cộng
đồng; đường dây nóng).
Mô hình phòng, chống
bạo lực gia đình theo chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập ở
thôn, ấp, buôn, bản, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định thành lập
và tổ chức các hoạt động của từng mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Mô hình
lấy câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững để tập hợp các gia đình trong cộng
đồng tham gia sinh hoạt, cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đời sống gia
đình; phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình,
xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa. Ở mỗi câu lạc bộ có 01 nhóm phòng chống bạo
lực gia đình thực hiện nhiệm vụ can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực gia đình xảy
ra trên địa bàn theo quy định.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số vụ bạo lực gia đình trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1: Số
lượng.
- Các
dòng:
Dòng 1:
Ghi số mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch);
Từ dòng 2
đến dòng 6: Ghi số mô hình hoạt động độc lập chia theo từng hình thức.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Biểu số
4101.N/TDTT-TCDTT: Tỷ lệ người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Người tập
luyện thể dục, thể thao thường xuyên là người tập luyện thể dục thể thao ít nhất
3 lần mỗi tuần; mỗi lần tập luyện ít nhất 30 phút, bao gồm:
- Người
tham gia luyện tập các môn thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ ở các câu lạc
bộ thể dục thể thao (câu lạc bộ thể hình, sức khoẻ ngoài trời....), khu vui
chơi giải trí, lớp tập võ vật ở các cơ sở và công trình thể thao.
- Học
sinh, sinh viên trong các trường học thực hiện đầy đủ nội dung chương trình
giáo dục thể chất theo từng cấp học (chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Cán bộ,
chiến sỹ lực lượng vũ trang thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất bắt
buộc (chương trình do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định).
Công thức
tính: Tiêu chí số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên được xác định
bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số người tập luyện thể dục, thể thao thường
xuyên so với tổng số dân trên địa bàn.
Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên (%)
|
=
|
Tổng số người tập TDTT thường xuyên trong năm
|
x 100
|
Dân số trung bình trong năm
|
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
Cột 2:
Ghi tỷ lệ người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao, du lịch.
Biểu số
4102.N/TDTT-TCTDTT: Tỷ lệ gia đình thể thao
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Gia đình
thể thao là hộ gia đình có tổng số thành viên tập luyện thể dục, thể thao thường
xuyên chiếm từ 50% trở lên tổng số thành viên trong gia đình.
Công thức
tính: Số gia đình thể thao được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số
gia đình thể thao so với tổng số hộ gia đình trên địa bàn.
Tỷ lệ gia đình thể thao (%)
|
=
|
Tổng số gia đình thể thao trong năm
|
x 100
|
Tổng số hộ gia đình
|
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê tỷ lệ gia đình thể thao trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số gia đình thể thao;
Cột 2:
Ghi tỷ lệ gia đình thể thao.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao, du lịch.
Biểu số:
4103.N/TDTT-TCTDTT: Tỷ lệ cộng tác viên thể dục, thể thao
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Cộng tác
viên thể dục, thể thao là người có trình độ chuyên môn thể dục, thể thao thực
hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức, hướng dẫn mọi người tập luyện thể dục, biểu diễn,
thi đấu thể thao và tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao quần
chúng.
Công thức
tính: Tiêu chí số cộng tác viên thể dục, thể thao được xác định bằng tỉ lệ phần
trăm (%) của tổng số cộng tác viên thể dục, thể thao so với tổng số dân trên địa
bàn.
Tỷ lệ cộng tác viên thể dục, thể thao (%)
|
=
|
Tổng số cộng tác viên thể dục, thể thao
|
x 100
|
Dân số trung bình
|
2. Cách
ghi biểu
a) Thời kỳ
thu nhập: Thống kê tỷ lệ cộng tác viên thể dục, thể thao trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1: Ghi
số cộng tác viên thể dục, thể thao;
Cột 2:
Ghi tỷ lệ cộng tác viên thể dục, thể thao.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao, du lịch.
Biểu số
4104.N/TDTTT-TCTDTT: Số câu lạc bộ thể thao
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Câu lạc bộ
thể thao là cơ sở để ngành thể dục, thể thao có kế hoạch tổ chức quản lý, sử dụng
và phát triển dịch vụ thể dục, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao
chất lượng chuyên môn, phát triển theo chiều sâu của từng môn thể thao chuyên
biệt, đồng thời tạo điều kiện mở rộng phong trào tập luyện các môn thể thao
truyền thống của từng địa phương, là nơi phát hiện và tuyển chọn những người có
năng khiếu thể thao. Câu lạc bộ thể thao bao gồm
Câu lạc bộ
thể thao gồm:
- Câu lạc
bộ thể thao cơ sở được thành lập và công nhận theo quy định của pháp luật, có
chức năng tuyên truyền, vận động những người có cùng sở thích để tổ chức, phổ
biến, hướng dẫn hoạt động thể dục, thể thao quần chúng nhằm thoả mãn nhu cầu
rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống
văn hoá, tinh thần và nâng cao thành tích thể thao cho người tập;
- Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao.
2. Cách
ghi biểu
a) Thời kỳ
thu nhập: Thống kê số lượng câu lạc bộ thể thao trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi tổng số câu lạc bộ thể thao;
Cột 2:
Ghi số cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao;
Cột 3:
Ghi số câu lạc bộ thể thao cơ sở.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
4105.N/TDTT-TCTDTT: Số vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Vận động
viên là những người tập luyện thường xuyên có hệ thống về một hoặc nhiều môn thể
thao để tham gia thi đấu thể thao và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục
thể thao có thẩm quyền công nhận.
Trọng tài
là những người điều khiển và xác định kết quả thi đấu thể thao theo luật thi đấu
của từng môn thể thao và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có
thẩm quyền công nhận.
Huấn luyện
viên là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo và huấn luyện vận động viên các môn
thể thao từ năng khiếu trở lên. Huấn luyện viên phải là người được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, được chứng nhận về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc
trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia,
Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên
trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Từ cột 1
đến cột 8: Ghi số vận động viên, trong đó chia ra tổng số, số vận động viên nữ,
số vận động viên kiện tướng, cấp I, cấp II.
Từ cột 9
đến cột 12: Ghi số trọng tài, trong đó chia ra tổng số, số trọng tài nữ, số trọng
tài cấp quốc tế và cấp quốc gia;
Từ cột 13
đến cột 18: Ghi số huấn luyện viên, trong đó chia ra tổng số, số huấn luyện
viên nữ, số huấn luyện viên hạng I, II, III, IV.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo từng môn và theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao, du lịch.
Biểu số:
4106.N/TDTT-TCTDTT: Số giải thể thao tổ chức tại Việt Nam
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Giải thể
thao tổ chức tại Việt Nam là các cuộc thi đấu do các Liên đoàn thể thao quốc
gia, quốc tế, ngành thể dục thể thao Trung ương và địa phương tổ chức tại Việt
Nam nhằm đánh giá, tuyển chọn vận động viên và phát triển phong trào thể dục thể
thao. Bao gồm hệ thống các giải như sau:
- Giải thể
thao quần chúng: Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới cho người khuyết
tật; Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới cho học sinh, sinh viên; Hội
khỏe Phù Đổng toàn quốc cho học sinh; Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế
giới cho lực lượng vũ trang; Giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục
và thế giới cho học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang; Giải thi đấu từng
môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới cho người khuyết tật; Giải thi đấu
thể thao quần chúng cấp quốc gia; Giải thi đấu thể thao quần chúng của địa
phương; Giải thi đấu thể thao quần chúng của cơ quan, tổ chức.
- Giải thể
thao thành tích cao: Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới; Đại hội thể
thao toàn quốc; Giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể
thao cấp khu vực, châu lục và thế giới; Giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi
đấu vô địch trẻ quốc gia hằng năm từng môn thể thao; Giải thi đấu, trận thi đấu
do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc
đăng cai tổ chức; Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; Giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do
liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số giải thể thao tổ chức tại Việt Nam trong năm
báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu.
Cột B: Mã
số.
Từ cột 1
đến cột 12: Ghi số lượng giải thể thao quần chúng, trong đó:
Cột 1 và
cột 2: Ghi tổng số giải và tổng số người tham gia;
Cột 3 và
cột 4: Ghi tổng số giải quốc tế và tổng số người tham gia;
Cột 5 và
cột 6: Ghi tổng số giải quốc gia và tổng số người tham gia;
Cột 7 và
cột 8: Ghi tổng số giải cấp tỉnh và tổng số người tham gia;
Cột 9 và
cột 10: Ghi tổng số giải cấp huyện và tổng số người tham gia;
Cột 11 và
cột 12: Ghi tổng số giải cấp xã và tổng số người tham gia;
Từ cột 13
đến cột 20: Ghi số lượng giải thể thao thành tích cao, trong đó:
Cột 13 và
cột 14: Ghi tổng số giải và tổng số người tham gia;
Cột 15 và
cột 16: Ghi tổng số giải quốc tế và tổng số người tham gia;
Cột 17 và
cột 18: Ghi tổng số giải quốc gia và tổng số người tham gia;
Cột 19 và
cột 20: Ghi tổng số giải cấp tỉnh và tổng số người tham gia.
Các dòng:
- Dòng 1:
Tổng số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao, du lịch.
Biểu số:
4107.N/TDTT-TCTDTT: Số huy chương thi đấu thể thao quốc tế (các môn thi đấu có
nội dung cá nhân)
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Huy chương
trong các kỳ thi đấu quốc tế (các môn thi đấu có nội dung cá nhân) là thành
tích đạt được của vận động viên thi đấu nội dung cá nhân tại các cuộc thi đấu
thể thao quốc tế bao gồm các giải thi đấu sau: giải Thế giới (Thế vận hội
Olympic, vô địch, vô địch trẻ, cúp và các Đại hội khác); giải châu Á (Á vận hội
ASIAD, vô địch, vô địch trẻ, cúp và các Đại hội khác); giải Đông Nam Á (SEA
Games, vô địch, vô địch trẻ, cúp và các Đại hội khác).
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số huy chương thi đấu thể thao quốc tế (các môn
thi đấu có nội dung cá nhân) trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Từ cột 1
đến cột 4: Ghi tổng số huy chương, trong đó chia ra tổng số, số huy chương đạt
được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 5
đến cột 8: Ghi số huy chương Vàng, trong đó chia ra tổng số, số huy chương đạt
được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 9
đến cột 12: Ghi số huy chương Bạc, trong đó chia ra tổng số, số huy chương đạt
được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 13
đến cột 16: Ghi số huy chương Đồng, trong đó chia ra tổng số, số huy chương đạt
được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi số huy chương thi đấu thể thao quốc tế từng loại theo môn thể thao;
giới tính và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Biểu số:
4108.N/TDTT-TCTDTT: Số huy chương thi đấu thể thao quốc tế (các môn thi đấu có
nội dung tập thể)
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Huy chương
trong các kỳ thi đấu quốc tế (các môn thi đấu có nội dung tập thể) là thành
tích đạt được của các vận động viên thi đấu nội dung tập thể (các môn có từ 2 vận
động viên trở lên tham gia thi đấu để giành một huy chương) tại các giải thể
thao quốc tế chính thức gồm: Giải Thế giới (Thế vận hội Olimpic, vô địch, vô địch
trẻ); giải châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA
Games, vô địch, vô địch trẻ), không bao gồm các giải mời v.v...
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số lượng huy chương thi đấu thể thao quốc tế (các
môn thi đấu có nội dung tập thể) trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Từ cột 1
đến cột 4: Ghi tổng số huy chương, trong đó chia ra tổng số, số huy chương đạt
được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 5
đến cột 8: Ghi số lượng huy chương Vàng, trong đó chia ra tổng số, số huy chương
đạt được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 9
đến cột 12: Ghi số lượng huy chương Bạc, trong đó chia ra tổng số, số huy chương
đạt được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á;
Từ cột 13
đến cột 16: Ghi số lượng huy chương Đồng, trong đó chia ra tổng số, số huy chương
đạt được ở các giải thế giới, châu Á và Đông Nam Á.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo các môn thể thao.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
4109.N/TDTT-TCTDTT: Số huy chương thi đấu quốc gia
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Huy chương
quốc gia là huy chương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các liên đoàn, hiệp
hội thể thao quốc gia phát hành và trao thưởng tại các giải thể thao quần chúng
và thể thao thành tích cao nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia hằng năm, bao gồm
Huy chương vàng, bạc, đồng.
Các giải
thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia hằng năm được tổ chức bao gồm (thể
thao thành tích cao và thể thao quần chúng): Đại hội thể dục thể thao toàn quốc,
các giải vô địch, vô địch trẻ, cúp quốc gia.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số lượng huy chương thi đấu quốc gia trong năm
báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1: Tổng
số;
Từ cột 2
đến cột 13: Ghi số huy chương tại các giải thể thao thành tích cao, trong đó:
Từ cột 2
đến cột 5: Ghi số huy chương tại các giải vô địch, chia ra tổng số, số huy chương
Vàng, Bạc và Đồng;
Từ cột 6
đến cột 9: Ghi số huy chương tại các giải vô địch trẻ, chia ra tổng số, số huy chương
Vàng, Bạc và Đồng;
Từ cột 10
đến cột 13: Ghi số huy chương tại các giải cúp câu lạc bộ, chia ra tổng số, số
huy chương Vàng, Bạc và Đồng;
Từ cột 14
đến cột 17: Ghi số huy chương tại các giải quần chúng, chia ra tổng số, số huy chương
Vàng, Bạc và Đồng.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
4110.N/TDTT-TCTDTT: Số công trình thể thao
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Công
trình thể thao gồm:
- Nhà tập
luyện, thi đấu thể thao: nhà tập luyện, thi đấu thể thao đa năng; nhà tập luyện,
thi đấu thể thao đơn môn;
- Bể bơi:
bể bơi có chiều dài 50 mét; bể bơi có chiều dài 25 mét; các loại bể bơi khác;
- Sân tập
luyện, thi đấu thể thao ngoài trời: sân vận động có khán đài; sân vận động
không có khán đài; sân bóng đá mini; sân bóng chuyền; sân bóng rổ; sân cầu
lông; sân quần vợt; các loại sân tập luyện, thi đấu thể thao khác.
2. Cách ghi
biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số công trình thể thao trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Từ cột 1
đến cột 3: Ghi số nhà tập luyện, thi đấu thể thao, trong đó chia ra tổng số, số
nhà tập luyện, thi đấu thể thao đa năng và đơn môn;
Từ cột 4
đến cột 7: Ghi số bể bơi, trong đó chia ra tổng số, số bể bơi có chiều dài 50
mét, 25 mét và số bể bơi khác;
Từ cột 8
đến cột 16: Ghi số lượng sân tập luyện, thi đấu thể thao ngoài trời, trong đó
chia ra tổng số, số sân vận động có khán đài, không có khán đài, số lượng sân
bóng đá mini, sân bóng rổ, sân cầu lông, sân quần vợt và sân thể thao khác.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
4111.N/TDTT-TCTDTT: Nguồn lực cho thể dục thể thao
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Nguồn lực
cho thể dục thể thao gồm:
- Nguồn
tài chính cho hoạt động thể dục thể thao: nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
(kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao, loại 220-221 và kinh phí đầu tư xây dựng
cơ bản) và nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
- Diện
tích đất: diện tích đã có quy hoạch (diện tích đất dành cho thể dục thể thao đã
nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và diện tích chưa có quy
hoạch (diện tích đất các địa phương dành cho thể dục thể thao nhưng chưa được cấp
có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch).
- Nhân lực
trực tiếp làm việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao (ngoài lực lượng vận động
viên, huấn luyện viên, trọng tài; giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao).
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê nguồn lực cho thể dục thể thao trong năm báo cáo.
b) Số liệu
thời kì: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu; Cột B: Mã số;
Từ cột 1
đến cột 5: Ghi nguồn tài chính (triệu đồng), trong đó:
Cột 1:
Ghi tổng số ngân sách;
Từ cột 2
đến cột 4: Ghi nguồn lực tài chính theo ngân sách nhà nước, chia ra tổng ngân
sách nhà nước, ngân sách chi thường xuyên, ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản;
Cột 5:
Ghi số kinh phí ngoài ngân sách nhà nước;
Từ cột 6
đến cột 8: Ghi nguồn lực về diện tích đất (héc ta), trong đó chia ra tổng diện
tích, diện tích đất có quy hoạch, diện tích đất chưa quy hoạch;
Từ cột 9
đến cột 11: Ghi nguồn nhân lực, trong đó:
Cột 9:
Ghi tổng số nhân lực;
Cột 10 và
11: Ghi trình độ học vấn, chia ra trình độ đại học trở lên và khác.
- Các dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5101.N/DL-TCDL: Số lượt khách du lịch nội địa
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Khách
du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du
lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Lượt
khách du lịch nội địa trong các hoạt động dịch vụ được tính khi khách du lịch
tham gia một hoạt động, thực hiện một dịch vụ hoặc đến một nơi. Tại đó khách được
các chủ thể đếm là một lượt khách được phục vụ.
- Lượt
khách du lịch nội địa là số chuyến đi của khách du lịch nội địa được xác định từ
khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, đến khi trở về nơi xuất phát. Một chuyến
đi của một khách có thể nghỉ đêm tại nhiều cơ sở lưu trú, qua nhiều địa phương,
sử dụng nhiều loại hình dịch vụ… hay nói cách khác, một chuyến đi có thể bao gồm
nhiều lượt khách trong các phạm vi dịch vụ khác nhau.
- Công thức
tính:
Số lượt
khách du lịch nội địa được tính theo số chuyến đi của khách du lịch nội địa, bằng
số lượt chuyến đi của khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch + Số lượt chuyến
đi của khách nghỉ đêm không tại cơ sở lưu trú du lịch + Số lượt chuyến đi trong
ngày.
SCĐ = SCĐ1 + SCĐ2 + SCĐ3
Trong đó:
SCĐ: Số
lượt chuyến đi của khách du lịch nội địa;
SCĐ1: Số
lượt chuyến đi của khách nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch;
SCĐ2: Số
lượt chuyến đi của khách nghỉ đêm không tại cơ sở lưu trú du lịch;
SCĐ3: Số
lượt chuyến đi trong ngày;
- Công thức
tính các chỉ số thành phần:
SCĐ1= Số
lượt khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch/K1;
SCĐ2 = Số
lượt khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch * K2;
SCĐ3 = Số
lượt khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch * K3;
Trong đó:
K1: là số
cơ sở lưu trú bình quân khách sử dụng trong chuyến đi;
K2, K3 là
các hệ số được tính dựa trên tỷ trọng các nhóm khách khi điều tra khách du lịch
nội địa tại khu, điểm du lịch.
Phương
pháp trên có thể được thay bằng phương pháp điều tra thống kê chuyến đi của
khách du lịch nội địa tại hộ gia đình.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số lượt khách du lịch nội địa trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi quý báo cáo;
Cột 2: Ghi
lũy kế đầu năm đến hết quý báo cáo;
Cột 3:
Ghi chú.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 5: Ghi số lượt khách du lịch nội địa theo từng nhóm khách;
Dòng 7 và
dòng 8: Ghi số lượt khách du lịch nội địa theo hình thức tổ chức chuyến đi.
3. Nguồn
số liệu
- Điều
tra thống kê;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5102.N/DL-TCDL: Chi tiêu của khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Chi
tiêu của khách du lịch là “tổng số tiền thanh toán cho việc mua sắm hàng hóa và
dịch vụ cũng như đồ có giá trị khác để sử dụng trong các chuyến đi du lịch”,
bao gồm các chi tiêu trực tiếp từ khách, chi phí đã được khách chi trả hoặc chi
trả bởi người khác (như bạn bè, người thân, cơ quan, doanh nghiệp, bảo hiểm,
chính phủ...), không bao gồm các loại thanh toán của khách du lịch liên quan tới
thuế, lợi nhuận, mua sắm các tài sản, hàng hóa cho mục đích kinh doanh, đầu tư,
tiền biếu tặng....
- Chi
tiêu của khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài là tổng số tiền chi tiêu (gồm cả
chi tiêu cá nhân, chi theo đoàn, theo tour, ...) trong suốt thời gian trước,
trong và sau chuyến đi của khách Việt Nam đi du lịch ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam.
- Phạm vi
thống kê của chỉ tiêu chỉ bao gồm những người hiện đang sinh sống tại Việt Nam
và mang quốc tịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài (không bao gồm người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam trên 12 tháng đi du lịch nước ngoài).
- Công thức
tính:
Chi tiêu bình quân một lượt khách
|
=
|
Tổng chi tiêu của toàn bộ khách được điều tra
|
Tổng số khách được điều tra
|
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê chi tiêu của khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài
trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi chi tiêu trong nước;
Cột 2:
Ghi chi tiêu nước ngoài;
- Các
dòng:
Dòng 1:
Ghi chi tiêu bình quân một lượt khách;
Dòng 3 và
dòng 4: Ghi chi tiêu bình quân một lượt khách theo hình thức tổ chức chuyến đi;
Từ dòng 6
đến dòng 13: Ghi chi tiêu bình quân một lượt khác theo cơ cấu các chi tiêu khác
nhau;
Từ dòng
15 trở đi: Ghi chi tiêu bình quân một lượt khách theo nước đến.
3. Nguồn
số liệu
- Điều
tra thống kê;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5103.N/DL-TCDL: Tổng thu từ khách du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Tổng
thu từ khách du lịch là tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch
quốc tế đến, khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa) trong lãnh
thổ Việt Nam. Tiêu dùng của khách du lịch ngoài lãnh thổ Việt Nam không tính
vào chỉ tiêu này.
- Công thức
tính:
Tổng thu từ khách du lịch
|
=
|
Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
|
+
|
Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa
|
+
|
Chi tiêu trong nước của khách du lịch ra nước ngoài
|
+
|
Giá trị quy đổi của các giao dịch hiện vật
|
- Tổng
chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là tổng số tiền chi tiêu (gồm cả
chi tiêu cá nhân, chi theo đoàn, theo tour...) của người nước ngoài trong suốt
chuyến du lịch tại lãnh thổ Việt Nam;
- Tổng
chi tiêu của khách du lịch nội địa là tổng số tiền chi tiêu (gồm cả chi tiêu cá
nhân, chi theo đoàn, theo tour...) trong suốt chuyến đi của khách là công dân
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam;
- Chi
tiêu trong nước của khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài là tổng số tiền chi
tiêu (gồm cả chi tiêu cá nhân, chi theo đoàn, theo tour...) trong lãnh thổ Việt
Nam (trước và sau chuyến đi) của khách Việt Nam đi du lịch ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam;
- Giá trị
quy đổi của các giao dịch hiện vật được hiểu là các giao dịch về nhà ở, đồ ăn,
quà tặng, các dịch vụ cá nhân do chính phủ hoặc tổ chức xã hội, doanh nghiệp
cung cấp miễn phí hoặc phí rất thấp... Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, do
chưa thực hiện điều tra thống kê để quy đổi các giao dịch hiện vật nên chưa thể
tính toán nội dung này.
- Tổng
chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và tổng chi tiêu của khách du lịch
nội địa tính theo công thức:
Tổng chi tiêu = Tổng số khách x Chi tiêu bình quân một lượt khách
- Chi
tiêu trong nước của khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài được tính theo công thức:
Chi tiêu trong nước của khách du lịch ra nước ngoài
|
=
|
Tổng số khách du lịch ra nước ngoài
|
x
|
Chi tiêu trong nước bình quân một lượt khách du lịch ra nước
ngoài
|
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm vi
thu thập số liệu: Thống kê tổng thu từ khách du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong kỳ;
Cột 2: So
sánh với cùng kỳ năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1:
Ghi tổng thu từ khách du lịch;
Từ dòng 3
đến dòng 5: Ghi tổng thu từ khách du lịch theo các nhóm khách.
3. Nguồn
số liệu
- Điều
tra thống kê;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
5104.N/DL-TCDL: Nhân lực ngành du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Nhân lực
ngành du lịch là tổng số lao động được cơ quan, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp
kinh doanh, tổ chức hoạt động du lịch trực tiếp quản lý, sử dụng, có hợp đồng
lao động và trả lương hàng tháng.
- Lưu ý,
những lao động sau đây không tính vào lao động của cơ sở hoạt động du lịch:
+ Lao động
gia đình làm gia công cho doanh nghiệp;
+ Học
sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo đến thực tập;
+ Phạm
nhân các trại được gửi đến lao động cải tạo;
+ Lao động
của các doanh nghiệp khác gửi đến nhưng doanh nghiệp không quản lý và không trả
lương;
+ Những
người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương.
+ Lao động
phụ của doanh nghiệp là lao động do doanh nghiệp thuê bán thời gian, theo thời
vụ hoặc thuê theo công việc....
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê nhân lực ngành du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số lao động.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 9: Ghi tổng số nhân lực chia theo lĩnh vực hoạt động;
Từ dòng
11 đến dòng 19: Ghi tổng số nhân lực chia theo vị trí việc làm;
Dòng 21
và dòng 22: Ghi tổng số nhân lực theo quốc tịch Việt Nam và nước ngoài;
Từ dòng
24 trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Điều
tra thống kê;
- Cơ sở dữ
liệu thống kê nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam.
Biểu số
5105.N/DL-TCDL: Đóng góp của du lịch vào tổng sản phẩm trong nước
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Đóng
góp của du lịch vào GDP là một phần trong GDP, bao gồm tổng giá trị tăng thêm
được tạo ra bởi tổng tiêu dùng của khách du lịch trong lãnh thổ một quốc gia, cộng
với các loại thuế và các giá trị liên quan khác.
- Đóng
góp của du lịch vào GDP được tính toán kết hợp nguồn cung và nguồn cầu trong Bảng
tổng nguồn cung và tiêu dùng du lịch trong nước, được hình thành nhất quán với
các yếu tố đầu ra của ngành được thể hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia và
được tính toán từ tổng thu từ khách du lịch, theo tỷ lệ tương ứng trong Bảng tổng
giá trị sản xuất của các ngành thuộc du lịch và các ngành khác. Đây là phương
pháp tài khoản vệ tinh du lịch bảo đảm tính so sánh quốc tế do Liên Hợp quốc
khuyến nghị.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê đóng góp của du lịch vào tổng sản phẩm trong nước
trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính trong năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Từ dòng 2
đến dòng 4: Ghi đóng góp của du lịch vào GDP theo các đơn vị tính.
3. Nguồn
số liệu
- Niên
giám Thống kê;
- Bảng
cân đối liên ngành của Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện;
- Báo cáo
về số lượt khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài của
Tổng cục Thống kê;
- Điều
tra thống kê;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5106.N/DL-TCDL: Đầu tư công cho marketing du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Đầu tư
công cho marketing du lịch được xác định là chi từ ngân sách nhà nước cho công
tác marketing du lịch bao gồm chi cho xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng sản
phẩm, đào tạo nhân lực…
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm vi
thu thập số liệu: Thống kê đầu tư công cho marketing du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Dòng 3 và
dòng 4: Đầu tư cho marketing du lịch theo cấp quản lý;
Từ dòng 6
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5201.N/DL-TCDL: Công suất sử dụng phòng của cơ sở lưu trú
du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Công suất
sử dụng phòng là tỷ lệ phần trăm sử dụng phòng so với tổng số phòng cung cấp có
thể sử dụng của các cơ sở lưu trú trong một thời gian.
- Công thức
tính:
Công suất sử dụng phòng (%)
|
=
|
Tổng số đêm phòng đã bán
|
x100
|
Tổng số đêm phòng sẵn có để bán
|
Trong đó:
Tổng số
đêm phòng đã bán là tổng số đêm của các phòng đã sử dụng cho khách thuê trong kỳ
báo cáo;
Tổng số
đêm phòng sẵn có là số lượng phòng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú trong kỳ
báo cáo.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê công suất sử dụng phòng của cơ sở lưu trú du lịch
trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1:
Ghi công suất sử dụng phòng của cơ sở lưu trú du lịch toàn quốc;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5202.N/DL-TCDL: Số lượt khách do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Số lượt
khách do doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phục vụ là số lượng khách sử dụng chương
trình du lịch (tour) của doanh nghiệp (được tính khi đón khách, bắt đầu vào sử
dụng dịch vụ cho đến khi trả khách về nơi đón).
- Lưu ý
không thống kê lượt khách do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ đối
với các trường hợp khách không sử dụng tour của doanh nghiệp như: khách hủy
tour, nhượng khách cho doanh nghiệp khác, hợp đồng đại lý khách...
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê lượt khách do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành phục vụ trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 5: Ghi số lượng khách theo các nhóm khách;
Từ dòng 7
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Điều
tra thống kê;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5301.N/DL-TCDL: Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Kinh
doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Kinh
doanh dịch vụ lữ hành gồm:
- Kinh
doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa;
- Kinh
doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
khách du lịch ra nước ngoài;
- Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp sau:
+ Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục
vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong
năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Dòng 3 và
dòng 4: Ghi số doanh nghiệp theo phạm vi kinh doanh;
Từ dòng 6
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp lữ hành;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5302.N/DL-TCDL: Số hướng dẫn viên du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Hướng dẫn
du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ
trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
Hướng dẫn
viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. Phạm vi hành
nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:
- Hướng dẫn
viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
- Hướng dẫn
viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt
Nam trong phạm vi toàn quốc;
- Hướng dẫn
viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch,
điểm du lịch.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số hướng dẫn viên du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 5: Ghi số lượng hướng dẫn viên chia theo phạm vi hành nghề hướng dẫn;
Từ dòng 7
đến dòng 17: Ghi số lượng hướng dẫn viên chia theo ngôn ngữ;
Từ dòng
19 trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch Việt Nam;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
5303.N/DL-TCDL: Số cơ sở lưu trú du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Cơ sở lưu
trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy
lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm
trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số cơ sở lưu trú du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 8: Ghi số cơ sở lưu trú dịch theo xếp hạng cơ sở lưu trú;
Từ dòng
10 trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số
5304.N/DL-TCDL: Số buồng của cơ sở lưu trú du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
- Buồng
trong cơ sở lưu trú du lịch là một đơn vị lưu trú, thể hiện sức chứa của cơ sở
lưu trú du lịch. Trong buồng có phòng ngủ và các loại phòng khác như: phòng vệ
sinh, phòng khách, phòng bếp… tùy theo từng loại hình cơ sở lưu trú du lịch.
- Trường
hợp nhà sàn hoặc cơ sở lưu trú du lịch có phòng ngủ tập thể thì tạm tính quy đổi
sức chứa 4 người = 1 buồng.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số buồng của cơ sở lưu trú du lịch trong năm báo
cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
đến dòng 8: Ghi số lượng buồng của cơ sở lưu trú du lịch theo xếp hạng cơ sở
lưu trú du lịch;
Từ dòng
10 trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
5305.N/DL-TCDL: Số điểm du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Điểm du lịch
là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. Điều
kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:
- Có tài
nguyên du lịch, có ranh giới xác định;
- Có kết
cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;
- Đáp ứng
điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số điểm du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Từ dòng 3
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Biểu số:
5306.N/DL-TCDL: Số khu du lịch
1. Khái
niệm, phương pháp tính
Khu du lịch
là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch
cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh và
khu du lịch quốc gia được quy định cụ thể tại Luật Du lịch.
2. Cách
ghi biểu
a) Phạm
vi thu thập số liệu: Thống kê số khu du lịch trong năm báo cáo.
b) Thời kỳ
thu thập số liệu: Số liệu tính từ 01/01 đến 31/12 năm báo cáo.
c) Cách
ghi biểu:
- Các cột:
Cột A: Chỉ
tiêu;
Cột B: Mã
số;
Cột 1:
Ghi số thực hiện trong năm;
Cột 2:
Ghi so với năm trước.
- Các
dòng:
Dòng 1: Tổng
số;
Dòng 3 và
dòng 4: Ghi số lượng khu du lịch chia theo quy mô khu du lịch;
Từ dòng 6
trở đi: Ghi theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
3. Nguồn
số liệu
- Hệ thống
cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam;
- Chế độ
báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.