Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 07/2000/NĐ-CP chính sách cứu trợ xã hội

Số hiệu: 07/2000/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/03/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07/2000/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2000 VỀ CHÍNH SÁCH CỨU TRỢ XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Pháp lệnh phòng chống bão lụt ngày 08 tháng 3 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định một số chính sách và chế độ cứu trợ xã hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân của họ không thể tự khắc phục được (sau đây gọi chung là người thuộc diện cứu trợ xã hội).

Điều 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ Người thuộc diện cứu trợ xã hội.

Điều 3. Việc cứu trợ xã hội chủ yếu được thực hiện tại gia đình và tại cộng đồng - nơi người thuộc diện cứu trợ xã hội cư trú. Việc hỗ trợ nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội chỉ áp dụng cho người cô đơn không nơi nương tựa hoặc đặc biệt khó khăn.

Điều 4. Tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn tài chính để nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn lâu dài với mức tối thiểu trở lên theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch của Nhà nước, không yêu cầu Nhà nước hỗ trợ kinh phí, được phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành "Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội’’.

Điều 5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của người thuộc diện cứu trợ xã hội và khả năng nguồn lực của địa phương để quy định mức trợ cấp xã hội, nhưng không thấp hơn mức trợ cấp quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Chương 2:

CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Điều 6. Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý gồm:

1. Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

2. Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân. Người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Trường hợp là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng;

3. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc;

4. Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo.

Điều 7. Người thuộc diện cứu trợ xã hội quy định tại Điều 6 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 8. Những người có hoàn cảnh như người thuộc diện cứu trợ xã hội nhưng còn nơi nương tựa, có nguồn nuôi dưỡng mà gia đình làm đơn tự nguyện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, được cấp có thẩm quyền đồng ý thì gia đình phải chịu mọi chi phí theo quy định.

Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho đối tượng nói tại Điều này.

Điều 9.

1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên thuộc các cơ sở bảo trợ xã hội không còn học văn hóa thì được giới thiệu đến các trung tâm dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Trẻ em đã trưởng thành, người tàn tật đã phục hồi chức năng, người bệnh tâm thần đã ổn định, đang ở cơ sở bảo trợ xã hội thì được đưa trở về địa phương. Ủy ban nhân dân xã, phường, gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm và hoà nhập với cộng đồng.

Điều 10.

1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tối thiểu do xã, phường quản lý bằng 45.000 đồng/người/tháng.

2. Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tối thiểu tại cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đồng/người/tháng.

Điều 11. Ngoài trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này, các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc nhà nước quản lý được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau :

1. Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;

2. Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường;

3. Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hóa;

4. Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ;

5. Trợ cấp mai táng phí.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Điều 12. Cơ sở bảo trợ xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 13. Nguồn kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy và kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp nào quản lý do ngân sách cấp đó bảo đảm theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT

Điều 14. Đối tượng được cứu trợ xã hội đột xuất (một lần) là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm :

1. Hộ gia đình có người bị chết, mất tích;

2. Hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

3. Hộ gia đình mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh bị thiếu đói;

4. Người bị thương nặng;

5. Người thiếu đói do giáp hạt;

6. Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú mà bị thương nặng hoặc chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng;

7. Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

Điều 15. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 của Nghị định này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tuỳ mức độ thiệt hại và khả năng huy động nguồn lực.

Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được trợ cấp 5.000 đồng/người/ngày, nhưng không quá 15 ngày.

Điều 16. Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm :

1. Ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; Ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối;

2. Do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ;

3. Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.

Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác cứu trợ xã hội; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 18.

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cứu trợ xã hội theo quy định hiện hành và phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện cứu trợ xã hội và giám định tình trạng bệnh tật của người tâm thần, người tàn tật.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức học văn hóa; miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh là người thuộc diện cứu trợ xã hội theo chế độ hiện hành.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức độ hậu quả thiên tai, mất mùa và đói giáp hạt để có biện pháp và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ xã hội đột xuất.

Điều 19. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Quản lý người thuộc diện cứu trợ xã hội và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc địa phương;

2. Tổ chức thực hiện chế độ cứu trợ xã hội đối với từng nhóm người thuộc diện cứu trợ xã hội được quy định tại Nghị định này;

3. Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc địa phương;

4. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành chức năng hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ người thuộc diện cứu trợ xã hội;

5. Hàng năm lập dự toán kinh phí cứu trợ xã hội thường xuyên, cứu trợ xã hội đột xuất theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng xây dựng và tổng hợp kế hoạch kinh phí cứu trợ xã hội thường xuyên, cứu trợ xã hội đột xuất.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Người có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động từ thiện đối với người thuộc diện cứu trợ xã hội thì được xét khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.

Điều 21. Người vi phạm những quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 07/2000/ND-CP

Hanoi, March 9, 2000

 

DECREE

ON SOCIAL RELIEF POLICIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the State Budget of March 20, 1996;
Pursuant to the Ordinance on Storm and Flood Prevention and Fight of March 8, 1993;
Pursuant to the Ordinance on the Disabled of July 30, 1998;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree provides for a number of social relief policies and regimes to render material and spiritual support and assistance to the lonely elderly, orphans, the seriously disabled and victims of natural calamities and other force majeure, who themselves and their relatives are unable to overcome the consequences (hereafter collectively referred to as social relief beneficiaries).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Social relief shall be chiefly rendered to families and communities where social relief beneficiaries live. The support for nursing at social charity establishments shall apply only to lonely persons who have no support or meet with exceptional difficulties.

Article 4.- Organizations and individuals that have sufficient conditions in terms of material base and financial sources for nursing orphans, disabled persons and the lonely elderly for a long time with the minimum or higher level prescribed by law, in compliance with the States planning and request no financial support from the State, are permitted to set up social charity establishments.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall submit to the Government for issuance the Regulation on the setting up and operation of social charity establishments.

Article 5.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on the practical conditions of the social relief beneficiaries and their local potential resources to set forth the social allowance levels which must not be lower than those stipulated in Article 10 of this Decree.

Chapter II

REGULAR SOCIAL RELIEF REGIME

Article 6.- Beneficiaries of regular social relief under the management of communes and wards include:

1. Orphans being under-16 children whose parents are all dead or who are abandoned by their parents, lose their nursing sources and have no relatives to rely on; children whose either parent is dead and the other is missing under Article 88 of the Civil Code or incapable or unable to bring up his/her children according to the provisions of law.

2. The supportless lonely elderly being persons who reach full 60 years of age and live alone; elderly persons who live with their spouses who are also senile, have neither children nor relatives to rely on and have no income sources. Single women without support and income, who reach full 55 years of age and are enjoying social relief allowances, shall continue to enjoy such allowances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Chronic mental patients being persons who suffer from mental diseases like schizophrenia and mental disorders, which have been treated more than once by specialized psychiatric clinics but still persist and thus concluded as chronic illnesses, live alone without support or live with their poor families.

Article 7.- The social relief beneficiaries defined in Article 6 of this Decree who face exceptional difficulties and are unable to support themselves shall be considered and admitted into social charity establishments.

Article 8.- For persons who are in the same situation as social relief beneficiaries but still have some support and nursing source while their families make applications to voluntarily send them into social charity establishments, which are approved by the competent authorities, their families must bear all costs as prescribed.

There will be no financial support from the State budget for the subjects stated in this Article.

Article 9.-

1. Children aged 13 years or older, still living in social charity establishments and having no more schooling, shall be recommended to vocational training centers to learn jobs according to current regulations of the State.

2. Children having grown up, disabled persons having been functionally rehabilitated and mental patients having their illness stabilized, who are all living in social charity establishments, shall be sent back to their localities. The commune/ward Peoples Committees as well as their families shall have to receive and create conditions for them to have jobs and integrate themselves into their communities.

Article 10.

1. The minimum regular social relief allowance level managed by communes and wards is 45,000 dong/person/month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Apart from the nursing cost-of-living allowance prescribed in Clause 2, Article 10 of this Decree, the subjects living in State-run social charity establishments shall also be entitled to the following allowances:

1. Allowance for buying daily-life essentials.

2. Allowance for buying common curative medicines.

3. Allowance for buying textbooks and learning aids, for children who are taking general education or supplementary education classes.

4. Monthly allowance for personal hygiene, for women beneficiaries of child-bearing age.

5. Allowance for funeral costs.

The presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall decide the allowance levels suitable to the practical conditions of their respective localities.

Article 12.- The social charity establishments are allowed to receive, use and manage all sources of funding and aid in kind (if any) contributed and donated by charity organizations and individuals, ensuring that they are used for the right purposes and the right beneficiaries and settled according to current financial regimes.

Article 13.- The funding sources for nursing, operational apparatus and capital construction investment in social charity establishments shall be ensured by the budget of the level that manages such establishments according to the current provisions of the Law on the State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IRREGULAR SOCIAL RELIEF REGIMES

Article 14.- Beneficiaries of irregular (one-time) social relief are persons or households that meet with difficulties due to natural calamities or other force majeure, including:

1. Households with dead or missing member(s);

2. Households with collapsed, swept-away, burnt or seriously-damaged houses;

3. Households that lost production means and suffer from hunger;

4. Seriously injured persons;

5. Persons who suffer from pre-harvest hunger;

6. Persons who are seriously injured or dead due to some misfortune occurring outside their residence areas, while their families are not aware thereof and thus cannot attend to or bury them.

7. Wandering beggars during the time they are gathered and waiting for being sent back to their residence places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The wandering beggars during the time they are gathered and waiting for being sent back to their residence places shall receive 5,000 dong/person/day for no more than 15 days.

Article 16.- The funding sources for irregular relief include:

1. Annual allocations from the State budget; allocations from the provincial, district and commune budgets;

2. Support from organizations and individuals inside and outside the country;

3. Donations from foreign countries and international organizations provided directly to the localities or through the Government or social organizations;

Where the above-mentioned funding sources are not enough for irregular relief, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall report such to the Prime Minister for consideration and decision.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 17.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assist the Government in exercising the State management over the social relief work; assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Finance shall have to ensure funding for social relief according to current regulations and in compliance with the Law on the State Budget.

2. The Ministry of Health shall have to guide the disease prevention, check-up and treatment for social relief beneficiaries and the assessment of the illness for the mentally ill persons and disabled persons.

3. The Ministry of Education and Training shall have to guide the organization of literacy education; the exemption and reduction of school fees and other contributions for students who are social relief beneficiaries according to the current regimes.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in determining the seriousness of natural calamity consequences, crop failures and pre-harvest hunger so as to work out remedial measures and guide the provision of irregular social relief.

Article 19.- The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to:

1. Manage social relief beneficiaries and social charity establishments in their respective localities;

2. Organize the implementation of the social relief regimes for each category of social relief beneficiaries defined in this Decree;

3. Direct the construction and management of social charity establishments in their respective localities;

4. Direct the Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and functional branches to guide organizations and individuals to support social relief beneficiaries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 20.- Persons who make achievements and contributions to the charity activities for social relief beneficiaries shall be considered for rewards according to the States commendation regime.

Article 21.- Violators of the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned and, if causing material damage, pay compensation according to the provisions of law or, be examined for penal liability.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

The previous provisions which are contrary to this Decree are all now annulled.

Article 23.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000, on social relief policies

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.351

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.142.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!