NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚ
VIỆT NAM
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số :
1132/2004/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 9 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
- Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý
ngoại hối".
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Quyết định số 120/1999/QĐ-NHNN9 ngày 06/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý ngoại hối.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thì hành Quyết
định này.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
Lê Đức Thúy
|
QUY CHẾ
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
(Ban hành kốm theo
Quyết định số 1132/2004/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước)
Chương I
ĐIỀU KHOẢN
CHUNG
Điều 1. Vụ Quản lý ngoại hối là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước, có chức năng tham mưu giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trong việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, hoạt động
ngoại hối và hoạt động xuất, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Điều hành hoạt động của Vụ Quản lý ngoại hối là Vụ trưởng,
giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng; Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do
Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý ngoại hối thực hiện
theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Chương II
NHIỆM VỤ
VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
Điều 3. Vụ quản lý ngoại hối cú những nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chủ trì xây dựng, tham mưu giúp Thống đốc
trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật về việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, hoạt
động ngoại hối và hoạt động xuất, nhập khẩu vàng theo các nội dung:
a. Tỷ giá, can thiệp thị trường ngoại hối và
thị trường vàng, quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối và xuất, nhập khẩu
vàng.
b. Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
c. Kiểm soát dự trữ ngoại hối và trạng thái
ngoại hối của các tổ chức tín dụng đưược phép hoạt động ngoại hối.
d. Quản lý thanh toán xuất nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ.
e. Quản lý việc vay, cho vay, trả nợ, thu hồi
nợ với nước ngoài của doanh nghiệp.
g. Quản lý đối với đầu tư của nước ngoài vào
Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
h. Quản lý việc sử dụng ngoại tệ ở trong nước.
i. Quản lý hoạt động ngoại hối trong lĩnh vực
thanh toán quốc tế.
2. Trình Thống đốc hoặc thực hiện theo uỷ quyền
của Thống đốc trong việc cấp, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động xuất, nhập
khẩu vàng; giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động ngoại hối của các tổ chức
(trừ các tổ chức tín dụng) và cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên
quan tham mưu giúp Thống đốc trong việc điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách
can thiệp thị trường ngoại hối và vàng; công bố tỷ giá hối đoái của Đồng Việt
Nam với các ngoại tệ; phối hợp với Sở Giao dịch và các đơn vị chức năng tổ chức,
điều hành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại
hối trong nước.
4. Là thành viên Ban Điều hành quản lý dự trữ
ngoại hối Nhà nước; có trách nhiệm báo cáo Thống đốc hoặc tham mưu giúp Thống đốc
báo cáo các cơ quan có thẩm quyền về tình hình dự trữ ngoại hối Nhà nước.
5. Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu ngoại hối
thông qua việc quản lý các giao dịch vãng lai và các hoạt động khác có liên
quan đến sử dụng ngoại hối của các tổ chức và cá nhân.
6. Tham mưu giúp Thống đốc trong việc: Lập và
điều hành tổng hạn mức vay, cho vay nước ngoài của doanh nghiệp. Phối hợp với
các đơn vị liên quan xử lý các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp hoặc của
Chính phủ thuộc nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.
7. Tham mưu giúp Thống đốc chỉ đạo các chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công
tác quản lý ngoại hối theo sự phân cấp uỷ quyền.
8. Phối hợp và tham gia với các đơn vị
liên quan tham mưu cho Thống đốc trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện các
điều ước quốc tế về tiền tệ - tín dụng, thanh toán với nước ngoài và các tổ chức
quốc tế.
9. Phối hợp và tham gia với các Vụ, Cục ở các
Bộ, Ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách và thẩm định các dự án đầu
tư từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài; theo dõi việc chuyển
và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và vốn đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài.
10. Tham mưu giúp Thống đốc quản lý hoạt động
xuất, nhập khẩu vàng theo các quy định của pháp luật.
11. Phối hợp và tham gia với các đơn vị
liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối,
hoạt động xuất, nhập khẩu vàng của tổ chức và cá nhân.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc
giao.
Chương III
CƠ CẤU TỔ
CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 4. Cơ
cấu tổ chức của vụ quản lý ngoại hối gồm:
1. Phòng nghiên cứu và tổng hợp;
2. Phòng quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
3. Phòng quản lý các giao dịch vãng lai;
4. Phòng quản lý các giao dịch vốn.
Nhiệm vụ của các Phòng, các Chuyên viên độc lập
do Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối quy định, phân công phù hợp với Quy chế này.
Chế độ làm việc của Vụ Quản lý ngoại hối thực
hiện theo cơ chế chuyên viên độc lập kết hợp với tổ chức phòng.
Điều 5. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Vụ được quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm trước Thống đốc và
pháp luật về nhiệm vụ được giao.
2. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác
của Vụ và áp dụng những biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
3. Thực hiện quản lý và sử dụng cán bộ, công
chức theo phân cấp, uỷ quyền của Thống đốc.
4. Thừa lệnh Thống đốc ký trên các văn bản
hành chính theo thẩm quyền.
Điều 6. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Phó Vụ trưởng
1. Giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành một số mặt
công tác của Vụ theo sự phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ
trưởng về các nhiệm vụ đưược giao.
2. Ký thay Vụ trưởng trên các văn bản hành
chính theo sự phân công của Vụ trưởng.
3. Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng
đưược uỷ quyền thay mặt Vụ trưởng để điều hành hoạt động của Vụ và chịu
trách nhiệm về kết quả công việc đó giải quyết và phải báo cáo lại khi Vụ trưởng
có mặt.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 7. Việc
sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
Lê Đức Thúy
|