THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 02/2007/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN
THUỶ ĐIỆN SƠN LA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2001/QH10
của Quốc hội khoá 10 kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm 2001 về chủ trương đầu tư
dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La và Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội khoá
11 kỳ họp thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về Phương án xây dựng công trình thuỷ
điện Sơn La;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các Quyết định: số 459/QĐ-TTg ngày 12
tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường,
di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La; số 1251/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm
2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về bồi thường, di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định số
459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004; khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1007/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí vốn đầu tư công
trình phục vụ di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Chủ tịch Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng,
chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và
các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy
ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án
thuỷ điện Sơn La;
- Tập đoàn Điện lực Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc
gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ
nhiệm,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTgngày
09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng và thời điểm áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng
cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng: tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất và thiệt hại tài sản khi nhà
nước thực hiện Dự án thủy điện Sơn La, cụ thể như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư bị thu hồi đất ở, đất sản xuất và thiệt hại về tài sản trên đất phải
di chuyển đến nơi ở mới.
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư bị thu hồi một phần đất sản xuất và thiệt hại về tài sản trên đất
nhưng không phải di chuyển chỗ ở.
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở và thiệt hại về tài sản trên
đất khi thực hiện tái định cư.
3. Thời điểm áp dụng
là thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Các đối tượng bị thu hồi đất phát
sinh sau thời điểm Quyết định này có hiệu lực, chỉ được áp dụng Quy định này nếu
là hộ hợp pháp, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Ủy
ban nhân dân cấp huyện và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Vùng Dự án thuỷ điện Sơn La là
vùng ngập lòng hồ, tổng mặt bằng công trường khi thực hiện dự án thuỷ điện Sơn
La.
2. Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp
là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại về đất đai, nhà ở, hoa màu, cơ sở
hạ tầng, công trình công cộng và tài sản khác khi thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn
La.
3. Đối
tượng bị ảnh hưởng gián tiếp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng về
cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khi thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La.
4. Hộ tái định cư là hộ dân (bao gồm
hộ một người hoặc hộ có từ hai người trở lên) và tổ chức hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam, ở trong vùng Dự án thuỷ điện Sơn La bị ảnh hưởng trực
tiếp phải di chuyển đến nơi ở mới.
5. Hộ tái định cư nông nghiệp là hộ
tái định cư có một trong các điều kiện:
a) Có lao động trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
b) Đang sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Căn cứ quy định này và điều kiện thực
tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
6. Hộ sở tại là hộ dân ở xã có tiếp
nhận dân tái định cư.
7. Nơi đi là địa phương vùng Dự án
thuỷ điện Sơn La có hộ dân bị ảnh hưởng phải di chuyển đến điểm tái định cư.
8. Nơi đến là địa phương tiếp nhận hộ
tái định cư.
9. Hộ tái định cư tập trung là hộ tái
định cư được quy hoạch đến ở một nơi mới tạo thành điểm dân cư mới.
10. Hộ tái định cư xen ghép là hộ tái
định cư được quy hoạch đến ở xen ghép với hộ dân sở tại trong một điểm dân cư
đã có trước.
11. Hộ tái định cư tự nguyện là hộ tự
di chuyển đến nơi ở mới không theo quy hoạch tái định cư.
12. Điểm tái định cư là điểm dân cư
được xây dựng theo quy hoạch, bao gồm: đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất
xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân tái định cư.
13. Khu tái định cư là địa bàn được
quy hoạch để bố trí các điểm tái định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng, vùng sản xuất. Trong khu tái định cư có ít nhất một điểm tái định
cư.
14. Vùng tái định cư là địa bàn các
huyện, thị xã được quy hoạch để tiếp nhận dân tái định cư. Trong vùng tái định
cư có ít nhất một khu tái định cư.
15. Tổng mặt bằng công trường là diện
tích đất được sử dụng để xây dựng công trình chính, các hạng mục công trình phụ
trợ, công trình công cộng, khu nhà ở công nhân, các mỏ vật liệu... phục vụ thi
công công trình Dự án thuỷ điện Sơn La được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Phạm vi
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Thiệt hại về đất do bị thu hồi của
các hộ phải di dời khỏi vùng Dự án thuỷ điện Sơn La, mặt bằng xây dựng khu tái
định cư và các công trình hạng mục công trình liên quan đến xây dựng khu tái định
cư.
2. Thiệt hại về tài sản gắn liền với
đất, đất có mặt nước gồm: nhà, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi; các tài sản
khác; các công trình văn hoá: đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà thờ họ....
3. Thiệt
hại về đất và tài sản trên đất khi xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng
tại khu (điểm) tái định cư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Những nội dung bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khác được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 197/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và các quy định hiện hành có liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Bảo đảm người dân tái định cư ổn định
chỗ ở, ổn định cuộc sống, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập,
từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cuộc sống vật chất và văn hoá tốt hơn nơi ở
cũ, ổn định lâu dài, bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc.
2. Bảo đảm hài hoà lợi ích người dân
tái định cư với người dân sở tại.
3. Bố trí đủ đất sản xuất cho hộ tái
định cư, ưu tiên bố trí đủ đất sản xuất lương thực.
4. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư được thực hiện dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, đúng mục tiêu, đúng
đối tượng và hiệu quả.
Điều 5. Nguồn vốn
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư của Dự án thuỷ điện Sơn La được bố trí trong ngân sách nhà nước và
vốn của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), được
xác định theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La; Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án
thuỷ điện Sơn La.
Nguồn vốn nêu trên được sử dụng để bồi
thường thiệt hại đất đai, nhà ở, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác; đầu
tư cơ sở hạ tầng, công trình công cộng tại khu, điểm tái định cư; hỗ trợ và tái
định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương
trình, mục tiêu, dự án khác trên địa bàn như: đầu tư hệ thống đường giao thông,
xây dựng đô thị mới, dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng, chương trình xóa đói,
giảm nghèo và việc làm, kiên cố hoá trường lớp học....
3. Nguồn vốn hợp pháp khác: vốn góp
và công sức lao động của người dân tham gia vào đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở
hạ tầng, công trình công cộng. Vốn góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước đầu tư cho dự án bồi thường di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện
Sơn La.
Chương 2.
BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT
Điều 6. Nguyên tắc
bồi thường
1. Người sử dụng đất khi bị thu hồi để
thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La được bồi thường thiệt hại bằng đất hoặc bằng
tiền.
2. Người
sử dụng đất mới khai hoang phục hoá chưa đăng ký với nhà nước không được bồi
thường thiệt hại về đất, nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư khai hoang phục hoá đất,
mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
3.
Người sử dụng đất khai hoang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc các chương
trình, dự án thì không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ một phần chi phí khai
hoang nếu đất đó đã được cấp có thẩm quyền giao cho hộ hoặc cá nhân sử dụng lâu
dài. Mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 7. Điều kiện
để được bồi thường
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một
trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường thiệt hại về đất:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất ổn định, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy
tờ sau đây:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng
đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá
trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký
ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng,
cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình
nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được
Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở,
mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ
đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất
chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật,
nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền
núi, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất
ổn định, không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã
được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.
7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng
đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
8. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được
sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất,
mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ
các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc;
không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
9.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây nhà nước đã có quyết định quản
lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực
tế nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và
không có tranh chấp.
11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường
hợp sau đây:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền
sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử
dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân
sách nhà nước;
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp
từ hộ gia đình, cá nhân.
Điều 8. Trường hợp
không được bồi thường
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện
theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử
dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng
dân cư sử dụng.
5. Đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một
trong các điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này nhưng thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 9. Diện
tích, giá đất tính bồi thường
1. Diện tích đất tính bồi thường:
a) Trường hợp người có đất bị thu hồi
có giấy tờ hợp pháp xác định được diện tích sử dụng, đủ điều kiện để được bồi
thường thiệt hại về đất thì được tính bồi thường theo diện tích đất bị thu hồi.
b) Trường hợp người có đất bị thu hồi
có đủ điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất nhưng trong giầy tờ đó
không xác định rõ diện tích đất sử dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào quy hoạch
và hạn mức giao đất của địa phương để quy định diện tích đất làm cơ sở tính bồi
thường thiệt hại.
2. Giá đất tính bồi thường là giá đất
theo mục đích sử dụng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và công bố theo quy
định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại đất; không bồi thường
theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng; trường hợp tại thời điểm có quyết
định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực
tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
giá đất cụ thể cho phù hợp.
Điều 10. Bồi thường
thiệt hại về đất
1. Hình thức bồi thường:
a) Giao đất tại khu (điểm) tái định
cư;
b) Trả bằng tiền cho hộ tái định cư tự
nguyện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi đến.
2. Hộ di chuyển đến điểm tái định cư
tập trung:
a) Hộ tái định cư chuyển đến điểm tái
định cư ở nông thôn: được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên
dụng (nếu có) theo quy hoạch điểm tái định cư được duyệt và theo quỹ đất của điểm
tái định cư.
b) Hộ tái định cư chuyển đến điểm tái
định cư đô thị: được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất sản
xuất và đất chuyên dụng (nếu có) theo quỹ đất của điểm tái định cư.
Trường hợp điểm tái định cư theo quy
hoạch được duyệt có xây dựng nhà chung cư thì các hộ tái định cư được bồi thường
bằng việc bố trí diện tích nhà ở chung cư tại điểm tái định cư đó.
3. Hộ đến điểm tái định cư xen ghép:
Đối với hộ đến điểm tái định cư xen
ghép (áp dụng ở nông thôn) được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở,
đất sản xuất và đất chuyên dụng khác (nếu có) phù hợp với quỹ đất của điểm tái
định cư xen ghép nhưng tối thiểu đảm bảo diện tích đất cho mỗi hộ tái định cư
tương đương với mức trung bình của hộ sở tại.
4. Xử lý chênh lệch
giá trị đất nơi đi và nơi đến:
a) Giá trị đất ở, đất sản xuất được
giao thấp hơn giá trị đất ở, đất sản xuất bị thu hồi thì hộ tái định cư được bồi
thường phần giá trị chênh lệch.
b) Giá trị đất được
giao cao hơn giá trị đất bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp bù phần
giá trị chênh lệch.
5. Hộ tái định
cư tự nguyện: hộ tái định cư tự nguyện phải viết đơn tự di chuyển được sự đồng
ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã nơi đi, chủ đầu tư, được Ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt; được đồng ý tiếp nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi đến, trong đó
bảo đảm bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho hộ tái định cư như đối với hộ tái định
cư xen ghép quy định tại khoản 3 Điều này, nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này thì được bồi thường
thiệt hại về đất bằng tiền theo giá đất tính bồi thường thiệt hại của từng loại
đất bị thu hồi để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi mới.
6. Các trường hợp
khác:
a) Đối với đất bán ngập: đất bán ngập
trong lòng hồ hình thành sau khi tạo thành hồ chứa thuộc quỹ đất chung do xã quản
lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Đối với hộ không phải di chuyển nhưng
bị thu hồi đất: việc bồi thường thiệt hại về đất đối với hộ không phải di chuyển
nhưng bị thu hồi đất áp dụng theo Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quy định này. Hộ
sử dụng kinh phí được bồi thường để khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích hoặc
để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hộ dân khác tại địa phương;
c) Đối với hộ sở tại bị thu hồi đất để
xây dựng khu tái định cư được bồi thường theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều
9 và khoản 1 Điều 10 của Quy định này.
Chương 3.
BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI VỀ TÀI SẢN
Điều 11. Bồi thường
thiệt hại về nhà ở, công trình phụ và vật kiến trúc kèm theo nhà ở đối với các
hộ tái định cư
1. Hộ tái định cư được bồi thường thiệt
hại về nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở bằng tiền hoặc vật tư
để xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi ở mới
(kể cả các hộ tái định cư có nguyện vọng tháo dỡ nhà ở tại nơi ở cũ đến điển
tái định cư để xây dựng lại).
2. Hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây
dựng khu tái định cư, phải di chuyển chỗ ở cũng được bồi thường như đối với hộ
tái định cư.
3. Hộ tái định cư tập trung, xen
ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, phải di chuyển chỗ
ở được hỗ trợ làm nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở theo quy
định tại Điều 23 của Quy định này.
4. Hộ tái định cư tự nguyện có đủ điều
kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy định này được bồi thường nhà ở,
công trình phụ và vật kiến trúc kèm theo nhà ở bằng tiền.
5. Nhà ở, công trình phụ, vật kiến
trúc kèm theo nhà ở xây dựng trên đất không được bồi thường theo quy định tại
Điều 8 của Quy định này mà trước thời điểm xây dựng đã có thông báo của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thì không được
bồi thường.
Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể
quy định này.
Điều 12. Bồi thường
cho người lao động do ngừng việc
Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh
doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động, bị ngừng
sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động được áp dụng bồi
thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc quy định tại khoản 3, Điều
62 của Bộ luật Lao động; đối tượng được bồi thường là người lao động quy định
tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động; thời
gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh, nhưng tối đa
không quá 6 tháng.
Điều 13. Bồi thường
cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, các công trình văn hoá, di tích lịch sử
1. Công trình công cộng được xây dựng
bằng vốn ngân sách nhà nước bị thiệt hại nhưng không có nhu cầu xây dựng lại tại
nơi tái định cư thì không phải bồi thường.
2. Bồi thường thiệt hại đối với cơ sở
hạ tầng, công trình công cộng.
a) Đối với các thôn, bản, cụm dân cư
đô thị không phải di chuyển hoặc phải di chuyển một phần, bị mất toàn bộ hay một
số công trình công cộng thì được bồi thường với giá trị tương đương để xây dựng
công trình đó;
b) Đối với các thôn, bản, cụm dân cư
đô thị không phải di chuyển hoặc phải di chuyển một phần, bị thiệt hại một phần
hoặc toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thì được xem xét đầu tư cải tạo, nâng cấp
hoặc xây dựng mới cơ sở hạ tầng bảo đảm phục vụ sản xuất và đời sống với cộng đồng
dân cư còn lại.
3. Bồi thường thiệt hại đối với công
trình văn hoá, di tích lịch sử: đối với công trình văn hoá, đình chùa, nhà thờ,
nhà thờ dòng họ, di tích lịch sử phải có phương án bảo tồn; trong trường hợp phải
bồi thường thiệt hại thì do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Văn hoá -
Thông tin quyết định đối với công trình do trung ương quản lý hoặc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý.
Điều 14. Bồi thường
cây trồng, vật nuôi
1. Cây hàng năm, vật nuôi trên đất có
mặt nước: mức bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt
nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng suất bình
quân của 3 năm trước đó và mức giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại
tại thời điểm bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Cây lâu năm:
a) Đối với cây chưa cho thu hoạch: mức
bồi thường tính bằng tổng chi phí đầu tư gồm cả công chăm sóc tính đến thời điểm
phương án bồi thường, di dân, tái định cư được duyệt;
b) Đối với cây đang cho thu hoạch: mức
bồi thường tính bằng giá trị hiện có của cây (không bao gồm giá trị đất) tại thời
điểm phương án bồi thường, di dân tái định cư được duyệt theo đơn giá do Ủy ban
nhân dân tỉnh quy định.
3. Rừng trồng:
a) Hộ được giao đất và tự bỏ vốn trồng
rừng: mức bồi thường thiệt hại rừng trồng được tính bằng diện tích trồng nhân với
(x) đơn giá trồng cộng với (+) chi phí đầu tư chăm sóc, bảo vệ rừng từ khi trồng
đến thời điểm phương án bồi thường được duyệt;
b) Hộ trồng, chăm sóc rừng cho doanh
nghiệp:
- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách được bồi thường phần công trồng, chăm sóc chưa được trả;
- Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng sản
xuất: bồi thường cho doanh nghiệp để hoàn trả tổ chức cho vay và công trồng,
chăm sóc của các hộ chưa được trả. Mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại
điểm a khoản 3 Điều này.
Sau khi nhận bồi thường, hộ tiếp tục
được thu hoạch sản phẩm từ rừng cho đến khi có quyết định thu hồi đất.
Điều 15. Bồi thường
thiệt hại công trình, vật kiến trúc cho tổ chức
Bồi thường công trình, vật kiến trúc
gắn liền với mặt đất, đất có mặt nước cho tổ chức theo giá trị đầu tư mới của
tài sản đó tại thời điểm bồi thường.
Chương 4.
XÂY DỰNG KHU TÁI
ĐỊNH CƯ
Điều 16. Giao đất
khu tái định cư
1. Đất ở:
a) Hộ tái định cư đến điểm tái định
cư tập trung nông thôn được giao đất ở tại điểm tái định cư từ 200 m2 -
400 m2/hộ. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì có thể giao mức
cao hơn.
Hộ tái định cư đến điểm tái định cư
đô thị được giao 01 lô đất ở tại điểm tái định cư; Ủy ban nhân dân tỉnh quy định
diện tích. Trường hợp điểm tái định cư đô thị có quy hoạch xây dựng nhà chung
cư thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
b) Việc bố trí đất ở tại khu tái định
cư theo nguyên tắc: khoảng cách giữa các nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên,
giữ được cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Đất vườn: ngoài diện tích đất ở, hộ
tái định cư có thể được xem xét giao đất vườn tuỳ theo quỹ đất của từng điểm
tái định cư (nên bố trí đất vườn liền kề đất ở).
3. Đất sản xuất:
- Đất sản xuất lương thực và trồng
cây công nghiệp được giao cho mỗi hộ từ 1 ha trở lên. Ưu tiên bố trí diện tích
đất trồng lúa nước để hộ tái định cư tự túc được lương thực sau khi hết thời
gian được hỗ trợ lương thực quy định tại khoản 1 Điều 25 của Quy định này;
- Đất lâm nghiệp và đất có mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản được giao theo quỹ đất từng khu tái định cư tập trung hoặc
xen ghép;
- Không giao đất nông nghiệp, lâm
nghiệp và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho hộ phi nông nghiệp, nhân khẩu
lao động nông nghiệp đã được hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi nghề phi nông
nghiệp;
- Mức giao đất cụ thể được xác định
trong quy hoạch chi tiết điểm tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 17. Xây dựng
khu tái định cư tập trung nông thôn
1. Xây dựng cơ sở hạ
tầng:
a) San nền: thực hiện san nền để xây
dựng nhà ở theo quy hoạch nhà ở điểm tái định cư;
b) Thuỷ lợi: căn cứ vào tình hình cụ
thể tại khu tái định cư mà quyết định xây mới hoặc nâng cấp các công trình thuỷ
lợi theo quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả tối đa đất sản xuất nông nghiệp. Khi
thiết kế quy mô công trình phải xem xét đến việc điều tiết nước cho sản xuất của
dân sở tại:
- Đối với vùng có khả năng về nguồn
nước được nghiên cứu xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thuỷ lợi như hồ, đập,
kênh, mương, trạm bơm... Hệ thống kênh mương (nếu có) phải xây dựng theo hướng
cứng hoá, bảo đảm bền vững, ít chiếm đất và giảm tổn thất nước;
- Đối với vùng không có điều kiện xây
dựng hệ thống thuỷ lợi để khai thác nguồn nước mặt thì cần nghiên cứu đầu tư
xây dựng hệ thống khai thác nước ngầm và dự trữ nước mưa.
c) Giao thông nội đồng: hệ thống đường
giao thông nội đồng được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch sản xuất
chung của vùng;
d) Giao thông khu dân cư: hệ thống đường
giao thông khu tái định cư được xây dựng phù hợp với Quy hoạch tổng thể di dân,
tái định cư và quy hoạch giao thông chung của địa phương, cụ thể như sau:
- Đường nội bộ
trong điểm tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường loại B giao thông
nông thôn;
- Đường nối các điểm tái định cư, khu
tái định cư với đường vào trung tâm xã, được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A
giao thông nông thôn có mặt đá gia cố chất kết dính láng nhựa;
- Đường liên xã được ghi danh mục đầu
tư trong Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN-4054 với cấp kỹ
thuật 20;
- Đối với những vùng ven hồ có đường
giao thông chính là đường thuỷ thì được xem xét xây dựng bến đò.
đ) Nước sinh hoạt được cấp theo quy định
của tiêu chuẩn thiết kế cấp nước TCXD 33-1985 và các chỉ tiêu chất lượng đối với
nước sinh hoạt.
Nếu là hệ thống nước tự chảy, tuỳ
theo lượng nước nguồn và địa hình có thể chọn phương án cấp nước bằng đường ống
tới từng hộ hoặc tới các điểm cấp nước công cộng cho 5 - 10 hộ.
Nếu khu tái định cư không có điểm cấp
nước chung bằng đường ống thì cứ 4 - 5 hộ được đầu tư một giếng khoan kèm theo
một máy bơm tay cùng hệ thống bể lắng, bể lọc. Nếu việc sử dụng giếng đào đạt
tiêu chuẩn về chất lượng nước thì đầu tư mỗi hộ một giếng đào.
Mỗi hộ được xây dựng một bể trữ nước
ăn có dung tích từ 2 m3 - 5 m3 (tuỳ theo nhân khẩu trong
hộ và yêu cầu dự trữ nước ăn), sân bể, rãnh thoát nước kèm theo bể.
e) Điện sinh hoạt và sản xuất:
- Điện sinh hoạt: đầu tư xây dựng đường
dây và trạm biến áp, điện sinh hoạt cấp đến đầu nhà từng hộ tái định cư.
Đối với công trình công cộng: phụ tải
đầu vào được tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cụ thể của công trình.
Đối với những điểm chưa có điện lưới
quốc gia thì sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện cho từng hộ dân tái định
cư theo tiêu chuẩn như trên.
- Điện sản xuất: được tính toán trên
cơ sở nhu cầu sử dụng điện cho từng hộ tái định cư.
g) Thoát nước và môi trường:
- Hệ thống thoát
nước điểm tái định cư được tính chung cho việc thoát nước mưa và nước sinh hoạt
bằng hệ thống rãnh hở, bố trí dọc đường giao thông. Riêng rãnh thoát nước trong
phạm vi khu dân cư là rãnh xây, hở;
- Công trình vệ sinh, chuồng trại
chăn nuôi phải cách ly khu nhà ở, nguồn nước theo quy định.
h) Khu nghĩa địa, nghĩa trang: tại
khu tái định cư được xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa địa, nghĩa trang hiện có
phù hợp với quy hoạch của địa phương.
2. Xây dựng công trình công cộng:
a) Quy mô công trình: được tính toán
theo quy mô dân cư tại khu tái định cư có tính đến dân sở tại. Trường hợp điểm
tái định cư có số hộ nhỏ hơn 30 hộ và cách điểm dân sở tại dưới 1 km thì được xem
xét đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp các công trình đã có nhằm đáp ứng nhu cầu
chung cho cả dân tái định cư và dân sở tại;
b) Kết cấu công trình:
- Nhà thuộc công trình công cộng của
khu tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cấp III với kết cấu từ 1 tầng
đến 2 tầng, tường gạch, mái ngói hoặc mái bằng, nền bê tông gạch vỡ, mặt nền
láng vữa xi măng hoặc lát gạch men, cửa bằng gỗ hoặc kết hợp gỗ kính, nhôm
kính;
- Xây dựng nhà công cộng phải xây kèm
theo các công trình phụ phù hợp với quy mô công trình chính, gồm: nhà công vụ
cho giáo viên (nếu có nhu cầu), nhà bán trú cho học sinh đối với trung học cơ sở
và trung học phổ thông, nhà để xe, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, hệ thống cấp thoát
nước, cổng, hàng rào, cột cờ.
c) Thiết bị: thiết bị bên trong công
trình được lắp đặt theo thiết kế cụ thể của từng loại công trình và sử dụng thiết
bị sản xuất tại Việt Nam;
d) Xây dựng công trình:
- Nhà trẻ, mẫu giáo: nhà trẻ, mẫu
giáo được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế "Nhà trẻ, trường mẫu
giáo" TCVN 3907- 1984. Các lớp nhà trẻ, mẫu giáo được tính cho việc gửi trẻ
cả ngày. Nếu số cháu trong độ tuổi tại điểm tái định cư nhỏ hơn quy mô một lớp
thì tại điểm dân cư đó cũng được xây dựng một lớp nhà trẻ kết hợp mẫu giáo theo
tiêu chuẩn nêu trên;
- Lớp học bậc tiểu học: số lượng các
lớp tiểu học được tính cho việc bố trí học sinh học cả ngày. Đối với những điểm
dân cư nhỏ có từ 15 hộ trở lên nằm biệt lập, số học sinh không đủ cho việc hình
thành 1 lớp thì cũng được xây dựng 1 lớp học theo quy mô xây dựng như đối với lớp
học bậc phổ thông trung học cơ sở.
Nếu tại nơi đến đã có trường học đủ
điều kiện học tập bố trí cho học sinh của điểm tái định cư thì không xây dựng lớp
học riêng cho điểm tái định cư; có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho việc
mở rộng hoặc nâng cấp trường học đó nếu thấy cần thiết. Kinh phí hỗ trợ cho việc
mở rộng hay nâng cấp trường học không được vượt kinh phí xây dựng mới lớp học ở
điểm tái định cư.
- Lớp học bậc trung học cơ sở: số lượng
lớp học được tính cho học sinh học cả ngày. Đối với khu tái định cư có số học
sinh lớn hơn 5 lớp thì được đầu tư xây dựng trường học mới tại nơi tái định cư
theo tiêu chuẩn thiết kế "Trường trung học phổ thông" TCVN 3978-1984.
Đối với những điểm tái định cư có số
học sinh nhỏ hơn 5 lớp thì bố trí học tại trường tập trung của xã hoặc thôn, bản
sở tại. Các trường đó sẽ được hỗ trợ kinh phí mở rộng hoặc nâng cấp nếu thấy cần
thiết. Kinh phí mở rộng không được vượt kinh phí xây dựng mới trường học ở điểm
tái định cư tính theo quy mô học sinh của điểm tái định cư. Quy mô xây dựng như
sau:
Quy mô 1 lớp: 1 phòng học, 1 phòng phụ
Quy mô 2 lớp: 2 phòng học, 1 phòng phụ
Quy mô 3 lớp: 3 phòng học, 2 phòng phụ
Quy mô 4 lớp: 4 phòng học, 2 phòng phụ
Diện
tích phòng học từ 55 m2 - 60 m2 sử dụng, diện tích phòng
phụ từ 20 m2 - 25 m2 sử dụng.
- Lớp học bậc trung học phổ thông: nếu
có đủ số lượng học sinh theo quy định thì được xây dựng lớp học như đối với
trung học cơ sở;
- Trạm xá khu tái định cư: đối với
khu tái định cư có chức năng là trung tâm xã và ở đó chưa có trạm y tế đạt tiêu
chuẩn thì được đầu tư xây dựng trạm xá với quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế
"Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã" TCVN 4454-1987. Thiết
bị y tế chuyên dùng trang bị cho trạm xá được đầu tư theo tiêu chuẩn ngành y tế
Việt Nam.
Đối với khu tái định cư độc lập không
phải là trung tâm xã thì được đầu tư một tủ thuốc theo quy mô dân cư và được
đào tạo một y tế viên. Mức chi phí tủ thuốc thông thường tính bằng 200.000 đồng/hộ
chia làm 2 năm.
- Nhà văn hoá: điểm tái định cư có số
hộ tái định cư lớn hơn 30 hộ, được đầu tư xây dựng 01 nhà văn hoá thôn, bản
theo quy mô:
Từ 30 - 50 hộ: 60 m2 sử dụng;
từ trên 50 hộ: 100 m2 sử dụng.
Trang
thiết bị cho nhà văn hoá gồm điện chiếu sáng, quạt trần (1 - 2 cái), bàn ghế,
01 ti vi, 01 bộ tăng âm, loa phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của địa
phương.
- Sân thể thao: đối với các khu tái định
cư độc lập không phải là trung tâm xã có từ 50 hộ trở lên, nếu có quỹ đất thì bố
trí làm sân thể thao. Sân thể thao có thể bố trí trong khuôn viên nhà văn hoá
hoặc ngoài khuôn viên nhà văn hoá. Chi phí đầu tư sân thể thao là chi phí san nền.
- Nơi họp chợ: khu tái định cư có số
hộ từ 100 hộ trở lên và cách điểm dân cư khác trong vòng 3 km - 5 km không có
chợ thì được bố trí đất để làm nơi họp chợ. Chi phí đầu tư nơi họp chợ là chi
phí san nền.
Điều 18. Xây dựng
khu tái định cư đô thị
1. Việc
xây dựng nhà ở hộ tái định cư, cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định
cư tập trung tại đô thị, trụ sở làm việc của các tổ chức (bao gồm cả trụ sở và
doanh trại của đơn vị lực lượng vũ trang) thực hiện theo quy hoạch chung đô thị
và quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư đô thị được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Việc xây dựng các công trình quy định
tại khoản 1 Điều này phải lập dự án đầu tư riêng theo tiêu chuẩn, định mức, quy
trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước và quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo
đúng quy định.
3. Quản lý, sử dụng nguồn vốn tái định
cư xây dựng đô thị.
a) Nguồn vốn tái định cư bao gồm:
- Tiền bồi thường thiệt hại trụ sở
làm việc, công trình phụ gắn liền với trụ sở của các tổ chức theo giá trị đầu
tư tài sản mới tại thời điểm bồi thường;
- Tiền bồi thường thiệt hại cơ sở hạ
tầng theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tại nơi cũ theo giá tại thời điểm bồi thường;
- Tiền bồi thường công trình công cộng
theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;
- Tiền san ủi mặt bằng xây dựng điểm
tái định cư đô thị;
- Tiền bồi thường, hỗ trợ làm nhà ở của
các hộ tái định cư (quy định tại Điều 11 và Điều 23 của Quy định này).
b) Chủ đầu tư được phép ứng trước nguồn
vốn tái định cư theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này (trừ tiền bồi thường,
hỗ trợ làm nhà ở của các hộ tái định cư) để xây dựng các công trình thiết yếu
liên quan đến việc tiếp nhận các hộ dân đến khu tái định cư đô thị và phù hợp với
tiến độ tái định cư;
c) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
xây dựng khu tái định cư đô thị: Ủy ban nhân dân tỉnh phải ưu tiên sử dụng nguồn
vốn theo quy định của Luật Ngân sách và nguồn vốn quy định tại Điều 5 của Quy định
này để đầu tư xây dựng đồng bộ, dứt điểm các công trình tại khu, điểm tái định
cư đô thị.
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể
việc quản lý, sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 19. Xây dựng
cơ sở hạ tầng, công trình công cộng điểm tái định cư xen ghép
Các xã tự nguyện tiếp nhận dân tái định
cư đến ở xen ghép vào cộng đồng dân cư của mình được hỗ trợ kinh phí để cải tạo,
mở rộng, nâng cấp công trình công cộng, cơ sở hạ tầng của xã do ảnh hưởng của
việc tăng dân cư trên địa bàn. Mức kinh phí hỗ trợ là 25 triệu đồng/người tái định
cư hợp pháp. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
Điều 20. Xây dựng
nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư (viết tắt là xây dựng
nhà ở).
1. Việc xây dựng nhà ở tại điểm tái định
cư phải theo quy hoạch chi tiết tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hộ sử dụng tiền bồi thường nhà ở,
công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi cũ theo quy định tại Điều
11 của Quy định này và tiền Hỗ trợ quy định tại Điều 23 của Quy định này để xây
dựng nhà ở.
3. Hộ tự quyết định hình thức xây dựng
nhà ở.
4. Phần giá trị xây dựng nhà ở do hộ
tự xây dựng không phải nộp các khoản thuế xây dựng.
Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể
quy định này.
Điều 21. Quản lý
và bàn giao khu tái định cư
Toàn bộ các công trình công cộng, cơ
sở hạ tầng sau khi xây dựng tại khu tái định cư được bàn giao cho các tổ chức
và địa phương tự quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
Điều 22. Quy định
khác
Hộ tái định cư được giao đất, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH
CƯ
Điều 23. Hỗ trợ
xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định
cư
1. Hộ tái định cư tập trung, hộ tái định
cư xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, ngoài số
tiền nhận bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo
nhà ở tại nơi cũ theo quy định tại Điều 11 của Quy định này, hộ còn được hỗ trợ
tiền để làm nhà ở như sau:
a) Hộ có 1 người được hỗ trợ tương
đương 15 m2 sàn;
b) Hộ có nhiều người thì từ người thứ
2 trở lên, mỗi người tăng thêm được hỗ trợ tương đương 5 m2 sàn.
2. Kết cấu nhà để tính mức hỗ trợ: tường
bao che bằng gạch 110 mm, mái ngói hoặc tấm lợp, nền lát gạch hoa, cửa bằng gỗ
hoặc kết hợp gỗ - kính hoặc nhôm kính, hiên tây bằng bê-tông cốt thép. Các kết
cấu trong nhà sử dụng gỗ nhóm 4 hoặc vật liệu thay thế tương đương.
3. Đơn giá để tính hỗ trợ theo đơn
giá xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm xây dựng.
Điều 24. Hỗ trợ
di chuyển
1. Hộ tái định cư được hỗ trợ chi phí
di chuyển người, tài sản, các cấu kiện, hạng mục có thể tháo dỡ lắp đặt lại, vật
liệu còn sử dụng được của nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở
và công trình công cộng.
a) Hình thức hỗ trợ:
- Thuê phương tiện vận chuyển;
- Khoán tiền để các hộ dân tự thuê
phương tiện vận chuyển hoặc tự vận chuyển.
b) Hỗ trợ làm đường công vụ di chuyển
dân:
- Đối với những nơi thuộc vùng ngập
lòng hồ không thể di chuyển bằng thủ công hoặc bằng các phương tiện vận chuyển:
được san gạt, đào đắp tạo nền đường một số đoạn đường phục vụ di chuyển dân từ
điểm tập kết di dân đến điểm đã có đường giao thông. Việc đầu tư đường công vụ
thực hiện theo quy định hiện hành;
- Trường hợp các hộ tái định cư tại
nơi phải di chuyển có đủ điều kiện tự di chuyển, tự nguyện vận chuyển tài sản,
con người nếu bảo đảm an toàn thì được hỗ trợ tiền để tự vận chuyển và không
làm đường công vụ di chuyển dân.
c) Hỗ trợ hộ tái định cư gặp rủi ro
khi di chuyển:
- Nếu bị thương nặng phải điều trị ở
các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh: được hỗ trợ một lần từ 500.000 đồng -
1.000.000 đồng/người;
- Nếu không may bị chết được hỗ trợ một
lần từ 1 triệu đồng/người đến 2 triệu đồng/người.
Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các hộ
cam kết bảo đảm an toàn khi tự vận chuyển người, tài sản và quy định cụ thể các
trường hợp và mức hỗ trợ.
Chủ phương tiện tham gia vận chuyển
người và tài sản của hộ tái định cư phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành.
2. Đối với hộ tái định cư tự
nguyện: mức hỗ trợ bao gồm kinh phí đi lấy xác nhận tại nơi chuyển đến và kinh
phí di chuyển:
a) Kinh phí đi lấy xác nhận tại nơi
chuyển đến bao gồm tiền tàu xe đi lại (một lượt đi, một lượt về), tiền ăn và ngủ
nhà trọ;
b) Mức hỗ trợ cho hộ tái định cư tự nguyện:
- Di chuyển trong nội tỉnh: hỗ trợ bằng
chi phí thuê xe tải loại trọng tải 5 tấn từ nơi đi đến nơi ở mới; với hộ có 1
người tính cho 1 chuyến xe, hộ từ 2 người trở lên tính cho 2 chuyến xe;
- Di chuyển ngoài tỉnh: mức hỗ trợ di
chuyển xác định theo cự ly di chuyển, mức hỗ trợ tối đa: di chuyển đến các tỉnh
thuộc miền Bắc là 4 triệu đồng/hộ, di chuyển đến các tỉnh thuộc miền Trung là 5
triệu đồng/hộ, di chuyển đến các tỉnh thuộc miền Nam là 6 triệu đồng/hộ.
Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân
tỉnh quy định.
3. Hỗ trợ di chuyển đối với tổ chức:
hỗ trợ theo dự toán di chuyển được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Hỗ trợ di chuyển mồ mả: hỗ trợ di
chuyển mồ mả cho các đối tượng nằm trong vùng phải di chuyển, gồm các chi phí:
đào, bốc, di chuyển đến nơi mới, chi phí về đất đai, xây dựng lại và các chi
phí khác theo phong tục tập quán của từng dân tộc tại thời điểm di chuyển. Mức
hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 25. Hỗ trợ
đời sống
1. Hỗ trợ lương thực:
a) Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái
định cư được hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20 kg gạo/người/tháng
trong 02 năm;
b) Hộ không phải di chuyển nhưng bị
thu đất sản xuất nếu được giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi
nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền. Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để quy định cụ thể về mức và thời gian hỗ
trợ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 kg gạo/người/tháng với thời gian không quá
02 năm (đối với hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất).
Giá gạo tính theo giá gạo tẻ trung
bình tại địa phương ở thời điểm hỗ trợ.
2. Hỗ trợ y tế: hộ
tái định cư được hỗ trợ về y tế để phòng, chống dịch bệnh tại nơi ở mới với mức
hỗ trợ là 100.000 đồng/hộ (cấp một lần).
3. Hỗ trợ giáo dục: học sinh phổ
thông các cấp thuộc hộ tái định cư được cấp 01 bộ sách giáo khoa theo giá quy định
của nhà nước.
4. Hỗ trợ tiền sử dụng
điện thắp sáng: hộ tái định cư được hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng
(với nơi chưa có điện) trong 01 năm đầu, kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ
trợ là 10.000 đồng/người/tháng.
5. Hỗ trợ chất đốt:
đối với khu tái định cư có khó khăn về chất đốt, được hỗ trợ về chất đốt trong
01 năm đầu; mức hỗ trợ 20.000 đồng/người/tháng.
6. Cán bộ, công chức, công nhân, viên
chức, lực lượng vũ trang và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng hiện đang
sinh sống cùng gia đình tại nơi phải di chuyển được hỗ trợ một lần 500.000 đồng/người
sau khi đã đến nơi ở mới. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
Điều 26. Hỗ trợ
sản xuất
1. Đối với hộ tái định cư:
a) Điều kiện:
- Tái định cư theo quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
- Được giao đất sản xuất;
- Có phương án sản xuất có hiệu quả
kinh tế đảm bảo ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư, phù hợp với quy hoạch sản
xuất của địa phương, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện chấp thuận;
- Có cam kết sử dụng kinh phí hỗ trợ
đúng mục đích.
b) Mức hỗ trợ:
hộ tái định cư được hỗ trợ tiền mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật để trồng cây hàng năm, cây lâu năm và chăn nuôi. Mức hỗ trợ như sau:
- Hộ có 1 người được hỗ trợ 5 triệu đồng;
- Hộ có nhiều người thì từ người thứ
2 trở lên, mỗi người tăng thêm được hỗ trợ 2 triệu đồng.
c) Phương thức
hỗ trợ: hỗ trợ theo tiến độ thực hiện phương án sản xuất được chấp thuận;
d) Hỗ trợ kinh phí
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật;
mức hỗ trợ theo dự toán được duyệt thực hiện theo phương thức chủ đầu tư thanh
toán trực tiếp cho đơn vị thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư;
đ) Trường hợp phải khai hoang để đảm
bảo đủ đất sản xuất (theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) cho hộ
tái định cư thì được hỗ trợ không quá 7,5 triệu đồng/ha thực tế khai hoang. Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
2. Hộ không phải di chuyển nhưng bị
thu hồi đất sản xuất, hộ sở tại bị thu hồi đất sản xuất được hỗ trợ theo diện
tích đất sản xuất bị thu hồi. Mức hỗ trợ 1.000 đồng/m2 đất thu hồi.
3. Các tổ chức kinh tế trong vùng tái
định cư được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định
số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước.
Điều 27. Hỗ trợ
chi phí đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, mua sắm công cụ lao động
1. Lao động nông nghiệp sau khi tái định
cư chuyển sang nghề phi nông nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi nghề
với điều kiện: là nhân khẩu tái định cư hợp pháp; có đơn đề nghị (có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Quản lý dự án).
2. Lao động nông nghiệp sau khi tái định
cư chuyển sang nghề phi nông nghiệp được hỗ trợ chi phí mua sắm công cụ lao động
làm nghề mới tối đa không quá 5 triệu đồng/lao động (hỗ trợ một lần).
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể
mức hỗ trợ của Điều này.
Điều 28. Hỗ trợ
gia đình chính sách
Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ
trợ cấp xã hội của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 09 tháng 3 năm 2000 phải di chuyển được hỗ trợ một lần là 1 triệu
đồng/người hưởng trợ cấp.
Điều 29. Hỗ trợ
hộ tái định cư tự nguyện
Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào các
Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28 và Điều 31 Chương V của Quy định này để quy định cụ
thể mức hỗ trợ cho hộ tái định cư tự nguyện.
Điều 30. Hỗ trợ
thôn, bản bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La
1. Đối với thôn, bản không phải di
chuyển hoặc phải di chuyển một phần, bị thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ
tầng, công trình công cộng thì được xem xét hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc
xây mới, đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định mức độ đầu tư hợp lý trong phạm vi tổng mức vốn đầu tư giao
cho địa phương và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Hỗ trợ đầu tư khai hoang, phục
hoá, mở rộng diện tích đất sản xuất để tăng thêm quỹ đất bồi thường cho các hộ
bị mất đất sản xuất. Mức hỗ trợ đầu tư khai hoang không quá 7,5 triệu đồng/ha
thực tế khai hoang. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các trường hợp cụ thể phải
khai hoang, phục hoá và quy định mức hỗ trợ phục hoá.
Điều 31. Hỗ trợ
khác
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ cơ sở
cho cộng đồng dân cư ở điểm tái định cư không quá 3 triệu đồng/người (hỗ trợ một
lần) theo phương thức chủ đầu tư thanh toán cho tổ chức nhà nước thực hiện đào
tạo.
2. Hỗ trợ chi
phí hồ sơ điều chỉnh quản lý đất đai:
a) Đối với hộ dân tái định cư: mức hỗ
trợ không quá 500.000 đồng/hộ;
b) Đối với hộ dân sở tại nhường đất,
hộ không phải di dời nhưng bị mất đất sản xuất: mức hỗ trợ không quá 300.000 đồng/hộ;
Thực hiện theo phương thức chủ đầu tư
thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai.
3. Hỗ trợ kinh phí làm thủ tục rời
nhà cũ, nhận nhà mới: mức hỗ trợ là 300.000 đồng/hộ (hỗ trợ một lần).
4. Các hộ gia đình có thuyền đánh bắt
cá, chở đò trên sông, hồ tại nơi ở cũ, khi đến điểm tái định cư không có sông,
hồ, không đánh bắt cá, không sử dụng thuyền được hỗ trợ 30% giá trị mới của
thuyền.
5. Hỗ trợ khuyến khích di chuyển theo
tiến độ: các hộ di chuyển theo đúng kế hoạch, tiến độ thông báo của Hội đồng Bồi
thường được thưởng tiền tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ (thưởng 01 lần). Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
6. Hỗ trợ 6 tháng lương hoặc phụ cấp
lương đối với cán bộ giữ chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể đang hưởng lương
hoặc phụ cấp lương do Nhà nước chi trả ở nơi đi, khi chuyển đến điểm tái định
cư không còn giữ chức vụ đó nữa. Mức hỗ trợ tương đương với mức lương hoặc phụ
cấp mà cán bộ đó đang hưởng hàng tháng ở nơi đi.
7. Hỗ trợ kinh phí điều chỉnh địa giới
hành chính các xã phải điều chỉnh địa giới hành chính do phải thực hiện tái định
cư Dự án thuỷ điện Sơn La. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32. Tổ chức
bồi thường thiệt hại
1. Huyện có dân phải di chuyển thành
lập Hội đồng Bồi thường di dân do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện làm Chủ tịch Hội đồng.
Thành phần Hội đồng, nhiệm vụ của Hội
đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ.
2. Huyện có dân đến tái định cư: tuỳ
theo quy mô tiếp nhận dân tái định cư (kể cả tái định cư xen ghép), Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định việc thành lập Ban Quản lý dự án tái định cư huyện thuộc
Ban Quản lý dự án bồi thường di dân, tái định cư tỉnh hoặc trực thuộc Ủy ban
nhân dân huyện để thực hiện quản lý trực tiếp dự án tái định cư tại địa phương.
Căn cứ tình hình cụ thể của huyện, Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Tái định
cư cấp xã.
3. Trình tự thực hiện bồi thường,
trách nhiệm của các ngành, các cấp của tỉnh trong việc lập, thẩm định, phê duyệt
phương án bồi thường di dân tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ tình hình cụ thể, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh có thể uỷ quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
phương án bồi thường.
Điều 33. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, xây dựng khu tái định cư theo đúng Quy định này. Căn cứ vào nội dung của
Quy định này và điều kiện của địa phương để quy định cụ thể các nội dung thuộc
thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc xây dựng khu tái định
cư phải thực hiện theo quy hoạch và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Xây dựng kế hoạch bồi thường, di
dân tái định cư hàng năm của từng tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ
chức thực hiện kế hoạch đã được giao.
3. Tổ chức tuyên truyền, vận động
nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này nhằm thực hiện đúng tiến độ Dự án
thuỷ điện Sơn La.
Điều 34. Trách
nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan thẩm định Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thuộc Dự án thuỷ điện
Sơn La trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định hiện hành;
- Chủ trì tổng hợp và cân đối kế hoạch
vốn đầu tư về bồi thường, di dân, tái định cư theo tiến độ, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan căn cứ vào đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên,
Lai Châu để cân đối và bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng các đô thị, các công
trình trong vùng Dự án thủy điện Sơn La không được đầu tư bằng vốn tái định cư
Dự án thủy điện Sơn La nhưng trực tiếp phục vụ di dân, tái định cư tại các tỉnh,
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng nêu
trên phải phù hợp với tiến độ di dân, tái định cư hàng năm của từng tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách
khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế tại vùng tái định cư Dự án thuỷ điện
Sơn La, chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển sản xuất tại vùng tái định cư;
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác giám
sát và đánh giá đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
2. Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc cân đối, bảo đảm vốn và hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc cấp vốn đầu
tư trong qúa trình thực hiện dự án;
- Chủ trì việc quản lý, cấp vốn và
thanh toán vốn bồi thường, di dân tái định cư. Thống nhất quản lý nguồn vốn
ngân sách, vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân
các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trong việc ban hành chính sách cụ thể bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của các tỉnh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.
3. Bộ Xây dựng: hướng dẫn, kiểm tra
việc lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, khu đô thị; quy hoạch
xây dựng nhà ở và xây dựng nông thôn mới; về tiêu chuẩn, định mức, dự toán xây
dựng các công trình trong khu tái định cư.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Chỉ đạo quy hoạch và kế hoạch bồi
thường, di dân tái định cư;
- Chỉ đạo quy hoạch,
hướng dẫn các tỉnh trong việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư;
- Xây dựng cơ chế,
chính sách, tiêu chuẩn, định mức để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đối với
vùng tái định cư;
- Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc
thực hiện bồi thường, di dân tái định cư thuộc Dự án thuỷ điện Sơn La.
5. Bộ Công nghiệp:
- Xây dựng quy hoạch phát triển công
nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp gắn với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở vùng tái
định cư;
- Tham gia chỉ đạo xây dựng tổng tiến
độ di dân, tái định cư phù hợp với tổng tiến độ xây dựng của Dự án thuỷ điện
Sơn La.
6. Ủy ban Dân tộc: chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc tại vùng
tái định cư, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện tốt các chính sách của Đảng
và Nhà nước; tham gia ý kiến về các quy hoạch tái định cư phù hợp với chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách
về quy hoạch và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên nước; tham
gia ý kiến về quy hoạch tái định cư phù hợp với chính sách của Nhà nước về đất
đai, tài nguyên, môi trường.
8. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trong việc xây dựng dự án quy hoạch tổng thể và kế
hoạch bồi thường, di dân tái định cư;
- Đảm
bảo kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác bồi thường, di dân tái định cư;
- Thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh:
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về tiến độ xây dựng Dự án thuỷ điện Sơn La.
Điều 35. Trách
nhiệm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối
tượng bồi thường, di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La có trách nhiệm chấp
hành nghiêm chỉnh Quy định này; tham gia giám sát việc thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 36. Sửa đổi,
bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy
định này, có những nội dụng cần sửa đổi, bổ sung Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu đề xuất, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định./.