Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 58/2008/BNN-BKHDT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Công Nghiệp, Hứa Đức Nhị, Cao Viết Sinh
Ngày ban hành: 02/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------

Số: 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2008

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định 661/QĐ-TTg .

Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010 như sau:

I. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC LOẠI RỪNG

1. Đối với rừng đặc dụng:

a) Chủ rừng là các Ban quản lý Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng bằng lực lượng chuyên trách của mình. Chỉ thực hiện khoán bảo vệ rừng ở những nơi không đủ lực lượng chuyên trách tính theo mức 500 ha/1biên chế kiểm lâm (Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Một số trường hợp đặc biệt, khu rừng đặc dụng có diện tích không lớn nhưng số dân sống trong rừng nhiều, có nguy cơ xâm hại cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể xem xét chấp thuận đầu tư khoán bảo vệ rừng;

b) Sau khi rà soát lại quy hoạch các khu rừng đặc dụng, các phân khu chức năng trong rừng đặc dụng, diện tích chưa có rừng nếu cần phục hồi lại rừng thì thực hiện biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là chính. Chỉ thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung ở phân khu phục hồi sinh thái và trong trường hợp đã có những kết quả nghiên cứu áp dụng thành công, được hội đồng khoa học chuyên ngành nghiệm thu;

c) Việc trồng mới rừng chỉ thực hiện đối với vườn sưu tập thực vật, rừng đặc dụng ven biển và những diện tích không có khả năng tự phục hồi rừng ở phân khu phục hồi sinh thái (nếu thật sự cần thiết);

d) Việc ổn định và sắp xếp dân cư trong các khu rừng đặc dụng thực hiện theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc đề án của UBND tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a) Những khu rừng phòng hộ có diện tích nhỏ lẻ (dưới 500 ha), không liền khu liền khoảnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng rà soát để tách ra khỏi diện tích được giao quản lý và thiết lập ngay hồ sơ trình các cơ quan có thẩm quyền để giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó ưu tiên cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình tại chỗ và các tổ chức ngoài quốc doanh đang nhận khoán trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trên diện tích đó. Những diện tích này Nhà nước không tiếp tục đầu tư cho bảo vệ rừng thông qua cơ chế khoán bảo vệ rừng như trước đây mà chủ yếu gắn việc bảo vệ rừng với hưởng lợi từ rừng;

b) Những diện tích rừng phòng hộ đã giao cho các cộng đồng dân cư thôn, các hộ gia đình, nhưng chưa có nguồn hưởng lợi từ rừng và tại những vùng rất nhạy cảm về bảo vệ rừng, UBND các tỉnh quyết định việc hỗ trợ bảo vệ rừng một phần từ kinh phí khoán bảo vệ rừng của tỉnh đã được Trung ương giao;

c) Chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ tự tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng phòng hộ. Nhà nước chỉ đầu tư khoán bảo vệ rừng đối với những khu rừng phòng hộ ở khu vực có nhiều khó khăn trong việc bảo vệ, có nguy cơ xẩy ra mất rừng cao và chưa có các nguồn lợi thường xuyên từ rừng phòng hộ này.

Với những khu rừng phòng hộ đã có những nguồn lợi thu nhập thường xuyên theo quy định, nếu cần và nếu có nhu cầu của nhân dân địa phương thì các Ban quản lý rừng phòng hộ có thể khoán ổn định lâu dài cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức mà không có tiền khoán bảo vệ rừng hàng năm của nhà nước;

d) Diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch là đất rừng phòng hộ nhưng có khả năng tự phục hồi rừng thì thực hiện biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Không thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung mới đối với rừng phòng hộ, chỉ tiếp tục thực hiện đối với những diện tích đã trồng bổ sung từ năm 2007 về trước;

e) Việc trồng mới rừng phòng hộ chỉ thực hiện đối với những khu vực không thể tự phục hồi rừng như đất trống trọc, đất cát hoang hóa, đất ngập mặn, ngập phèn. Ưu tiên trồng rừng cho các dự án vùng phòng hộ chống cát bay, chắn sóng ven biển, rừng phòng hộ các hồ đập, công trình thuỷ điện trọng điểm và dự án rừng phòng hộ biên giới;

f) Cơ cấu loài cây trồng và việc Điều chỉnh mật độ cây trồng đối với rừng trồng phòng hộ, bao gồm cả việc khai thác cây phù trợ và tỉa thưa cây trồng chính, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

g) Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương tiến hành quy hoạch chi tiết trên bản đồ và trên thực địa xác định những diện tích đất trống cần trồng rừng phòng hộ (đến từng lô đất rừng), trong đó có xác định những diện tích trồng rừng phòng hộ ưu tiên cho 3 năm tới.

3. Đối với rừng sản xuất:

a) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có hoạt động trồng mới rừng sản xuất, trồng cây phân tán, khai thác và chế biến lâm sản được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;

b) Các Công ty lâm nghiệp, lâm trường, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư, hộ gia đình tham gia trồng rừng trong các dự án trồng rừng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn từ Ngân hàng phát triển Việt Nam.

4. Thực hiện việc đóng cọc mốc ranh giới các loại rừng theo nguyên tắc:

a) Các chủ rừng phải tự đóng cọc mốc để quản lý rừng, ngân sách nhà nước đầu tư cho các chủ rừng thuộc nhà nước để đóng cọc mốc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Đối với rừng sản xuất các chủ rừng tự bỏ kinh phí để đóng cọc mốc;

b) Chỉ đóng cọc mốc đối với ranh giới giữa đất lâm nghiệp với đất khác, hoặc ranh giới rừng đặc dụng với lộ giới kết hợp làm biển báo;

c) Đối với rừng phòng hộ đóng cọc mốc ở những nơi khó nhận biết ranh giới, nơi dễ xảy ra tranh chấp; không đóng tràn lan gây lãng phí;

d) Quy cách cọc mốc, số hiệu cọc mốc, xác định nơi đóng cọc mốc các loại rừng cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ, MỨC ĐẦU TƯ

1. Sử dụng 5% kinh phí của dự án cho công tác quản lý, bảo vệ rừng vào các công việc sau:

a) Chi cho việc thiết lập hồ sơ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (hồ sơ hoàn thành bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn bản. Mức chi bình quân 200.000đ/hamức cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định;

b) Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho mọi đối tượng. Mức chi theo chế độ chi sự nghiệp hành chính hiện hành;

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ rừng cho lực lượng trực tiếp làm công tác bảo vệ rừng, lực lượng dân quân tự vệ hoặc dân phòng tại thôn bản. Mức chi theo chế độ chi sự nghiệp hành chính hiện hành;

d) Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ xã, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trong vùng dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành;

e) Không nhất thiết phân đều theo tỷ lệ 5% kinh phí này cho các dự án cơ sở, mà tùy theo Điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét phân bổ mức cụ thể cho các Ban quản lý dự án các cấp và các tổ chức kiểm lâm để thực hiện nhiệm vụ này.

Đối với dự án của các Bộ, ngành do Bộ, ngành phân bổ mức cụ thể cho các Ban quản lý dự án và tổ chức kiểm lâm trực thuộc Bộ, ngành đó.

2. Khoán bảo vệ rừng:

a) Kinh phí khoán bảo vệ rừng được chi cho việc bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và rừng trồng đã hết thời kỳ xây dựng cơ bản nhưng vẫn cần bảo vệ; rừng nghiên cứu khoa học đã hết kinh phí đề tài nhưng cần tiếp tục theo dõi và rừng giống, vườn giống thuộc sở hữu nhà nước;

b) Việc khoán bảo vệ rừng được thực hiện thông qua hợp đồng khoán trung hạn (3 hoặc 5 năm). Nếu là hợp đồng khoán mới có thời hạn đến hết năm 2010, nếu là gia hạn hợp đồng tối đa đến hết năm 2010.

Bên giao khoán là các chủ rừng nhà nước bao gồm Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các đơn vị sự nghiệp được giao quản lý rừng. Đối với diện tích rừng do UBND xã trực tiếp quản lý thì bên giao khoán là Ban quản lý dự án thuộc Hạt kiểm lâm huyện nhưng trong hợp đồng phải có xác nhận của UBND xã. Những hợp đồng trước đây do Ban quản lý dự án cơ sở ký mà diện tích rừng đó thuộc các chủ rừng nhà nước thì phải ký lại hợp đồng theo đúng quy định này.

Bên nhận khoán là các hộ dân tại chỗ, hoặc là cộng đồng dân cư thôn hay nhóm hộ dân tại chỗ (trong trường hợp đồng bào dân tộc có nguyện vọng nhận khoán theo nhóm hộ), hoặc lực lượng vũ trang tại chỗ (trong trường hợp khu vực rừng biên giới xã không có dân), trong một số trường hợp được cấp trên trực tiếp của Bên giao khoán cho phép bằng văn bản thì Bên giao khoán có thể sử dụng số kinh phí khoán bảo vệ rừng để hợp đồng với cá nhân người dân địa phương hoặc cán bộ xã, thôn để tổ chức thành lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên.

Trường hợp khoán cho các tổ chức ngoài quốc doanh thì không có kinh phí khoán mà bên nhận khoán hưởng lợi trực tiếp từ rừng theo quy định, thời hạn khoán dài hạn.

Trách nhiệm của Bên giao khoán là hàng năm phải tiến hành nghiệm thu chất lượng rừng và đánh giá kết quả thực hiện đối với từng chủ nhận khoán có xác nhận của cán bộ kiểm lâm địa bàn; nếu xảy ra mất rừng hoặc suy giảm chất lượng rừng phải xử lý theo pháp luật và thanh lý hợp đồng. Ngoài ra bên giao khoán phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các bên liên quan ở địa phương để đảm bảo rừng không bị xâm hại;

c) Kết quả nghiệm thu hàng năm được hai bên giao khoán và bên nhận khoán xác nhận là căn cứ để Ban quản lý Dự án trồng rừng mới 5 triệu ha rừng cơ sở thanh quyết toán vốn;

d) Mức hỗ trợ từ Trung ương cho ngân sách địa phương để khoán bảo vệ rừng bình quân 100.000đ/ha/năm. Mức khoán cho từng địa bàn cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế quyết định cho phù hợp (trừ những địa phương có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ), nhưng phải được công bố công khai tại UBND xã về số tiền, về diện tích khoán bảo vệ rừng theo từng hộ để cho dân biết;

e) Ngân sách hỗ trợ từ trung ương cho khoán bảo vệ rừng chỉ đảm bảo theo kế hoạch giao của dự án 5 triệu ha rừng, trường hợp diện tích rừng cần khoán bảo vệ của địa phương tăng hơn kế hoạch được giao, Uỷ ban nhân dân các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương để bổ sung cho kinh phí khoán bảo vệ rừng.

3. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ và rừng đặc dụng:

a) Diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng thuộc đối tượng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trong kế hoạch hàng năm được phê duyệt có mức đầu tư bình quân 100.000đ/ha/năm. Mức đầu tư khoanh nuôi cho từng địa bàn cụ thể do cơ quan quyết định đầu tư căn cứ Điều kiện thực tế quyết định;

b) Mức đầu tư bình quân cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp 2 triệu đồng/ha/6 năm. Chi tiết các biện pháp kỹ thuật và mức đầu tư cụ thể theo thiết kế dự toán được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt. Cơ quan quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình phê duyệt;

c) Hết thời gian thực hiện khoanh nuôi, Ban quản lý dự án tỉnh và cơ sở phải tổ chức đánh giá kết quả và đưa diện tích đã thành rừng vào quản lý và bảo vệ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những diện tích thành rừng được đưa vào báo cáo thống kê rừng hàng năm theo quy định.

4. Trồng rừng:

a) Đối với rừng đặc dụng:

- Cơ cấu cây trồng, mật độ và mức đầu tư thực hiện theo thiết kế và dự toán được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật lâm sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình phê duyệt.

Tư vấn thiết kế và thi công trồng rừng được thực hiện theo các quy định hiện hành về đấu thầu. Gói thầu trồng rừng thực hiện từ khâu trồng cho đến hết thời kỳ chăm sóc rừng;

- Trong trường hợp mức đầu tư trồng rừng mới được phê duyệt trong phạm vi 6 triệu đồng/ha (cho cả trồng và chăm sóc các năm tiếp theo), thì đơn vị chủ rừng tự thực hiện hoặc khoán thực hiện theo công đoạn hay khoán đến khi thành rừng (cây giống được phép tự sản xuất hoặc tự mua nhưng phải đảm bảo thủ tục về quản lý chất lượng giống). Mức đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng năm đầu tiên khoảng 60-70% tổng mức đầu tư, còn lại 30-40% chia cho các năm sau. Mức cụ thể do cơ quan quyết định đầu tư quy định.

b) Đối với rừng phòng hộ:

- Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức ngoài quốc doanh nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ 6 triệu đồng/ha cho cả trồng và chăm sóc các năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành. Ban quản lý dự án cơ sở tự tổ chức thiết kế kỹ thuật và phê duyệt theo tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và PTNT sau đó ký Hợp đồng hỗ trợ trồng rừng phòng hộ với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức ngoài quốc doanh (theo mẫu kèm theo) để thực hiện;

- Đối với những diện tích đất trồng rừng phòng hộ tập trung lớn do các chủ rừng của nhà nước trực tiếp quản lý: Mức đầu tư trồng rừng mới được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật lâm sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mức đầu tư, phương thức, phương pháp và thời gian trồng, chăm sóc cụ thể đối với từng khu vực thực hiện theo thiết kế dự toán được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt. Cơ quan quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình phê duyệt. Tư vấn thiết kế và thi công trồng rừng đối với diện tích trồng rừng tập trung của các chủ rừng nhà nước nêu ở đây được thực hiện theo các quy định của Luật Đầu thầu. Gói thầu trồng rừng thực hiện từ khâu trồng cho đến hết thời kỳ chăm sóc rừng;

- Trong trường hợp mức đầu tư trồng rừng mới được phê duyệt trong phạm vi 6 triệu đồng/ha (cho cả trồng và chăm sóc các năm tiếp theo), thì đơn vị chủ rừng tự thực hiện hoặc khoán thực hiện theo công đoạn hay khoán đến khi thành rừng (cây giống được phép tự sản xuất hoặc tự mua nhưng phải đảm bảo thủ tục về quản lý chất lượng giống). Mức đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng năm đầu tiên khoảng 60-70% tổng mức đầu tư, còn lại 30-40% chia cho các năm sau. Mức cụ thể do cơ quan quyết định đầu tư quy định.

5. Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ có thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm Điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đúng đối tượng và mức chi.

6. Thực hiện cấp lương thực để trồng rừng thay thế nương rẫy:

Theo hướng dẫn của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài Chính.

7. Sử dụng 10% tổng số vốn ngân sách đầu tư dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ. Mức đầu tư cụ thể cho từng dự án do Bộ, Ngành trung ương (đối với dự án do trung ương quản lý) và UBND cấp tỉnh (đối với dự án do địa phương quản lý) phê duyệt. Các hạng mục cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

a) Xây dựng và nâng cấp trạm bảo vệ rừng (bao gồm cả công trình phụ và nước sạch), các công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chữa cháy rừng (đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, biển báo, kênh mương, bể chứa nước, giếng nước, hồ đập quy mô nhỏ để giữ nước chữa cháy rừng trong mùa khô, ...);

b) Xây dựng mới hoặc nâng cấp vườn ươm, vườn giống, rừng giống, rừng giống chuyển hóa: Các tỉnh chủ động xây dựng Đề án quy hoạch và đầu tư nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đề án phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch hệ thống nguồn giống lâm nghiệp toàn quốc;

c) Xây dựng làm mới và nâng cấp hệ thống đường lâm nghiệp đã nằm trong quy hoạch của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đường trục chính trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng);

d) Các công trình xây dựng hạ tầng quy mô nhỏ (dưới 100 triệu đồng/công trình) được thực hiện theo thiết kế mẫu, chủ đầu tư được tự triển khai trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và dự toán được cơ quan quyết định đầu tư hoặc đơn vị được cơ quan quyết định đầu tư ủy quyền phê duyệt;

e) Trong trường hợp do nhu cầu của địa phương, tổng mức đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn hơn 10% thì phần chênh lệch có thể bổ sung bằng nguồn ngân sách địa phương và do UBND cấp tỉnh quyết định.

8. Sử dụng 2% kinh phí của dự án để tổ chức các hoạt động khuyến lâm như sau:

a) Chỉ phân bổ kinh phí khuyến lâm cho dự án có hạng mục trồng rừng mới. Trước hết phải bố trí kinh phí cho ban quản lý dự án cơ sở để hợp đồng đủ số cán bộ kỹ thuật hiện trường làm nhiệm vụ khuyến lâm viên cơ sở với định mức chi 100.000đ/ ha rừng trồng mới. Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật hiện trường là hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng rừng và thực hiện nghiệm thu hiện trường theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian hợp đồng và mức lương hợp đồng do cơ quan quyết định đầu tư quy định;

 b) Cơ quan quyết định đầu tư phân bổ kinh phí còn lại cho việc đào tạo tập huấn khuyến lâm; thông tin tuyên truyền về khuyến lâm, xây dựng các mô hình trồng rừng giống mới được công nhận và tổ chức tham quan các mô hình trồng rừng giống mới trong nước. Mức chi theo hướng dẫn của liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác khuyến nông, khuyến ngư hiện hành.

9. Kinh phí quản lý dự án được tính chung là 10% tổng vốn ngân sách đầu tư cho dự án, phân bổ cho các Bộ, ngành trung ương 0,7%; tỉnh 1,3% và chủ dự án cơ sở là 8%. Nội dung chi bao gồm: thẩm định và xét duyệt dự án, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng, văn phòng phẩm cho hoạt động chỉ đạo quản lý, trang thiết bị cần thiết, chi cho công tác quản lý Điều hành, lương, phụ cấp lương cho các Ban quản lý dự án, công tác phí, công tác quyết toán sử dụng vốn hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành.

Riêng đối với khoản 0,7% ngân sách của Trung ương: Ngoài chi cho các nhiệm vụ nêu trên còn được chi vào việc xây dựng một số cơ chế, chính sách cấp thiết phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số nhiệm vụ do Ban Điều hành dự án Trung ương đề ra để thực hiện cho dự án. Chủ trương chi được thông qua Ban Điều hành Trung ương và mức chi theo phê duyệt của cơ quan quyết định đầu tư.

10. Kinh phí cho rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và rà soát, xây dựng các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cơ sở, cho đóng cọc mốc ranh giới rừng:

a) Sử dụng từ vốn kết dư của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999-2005;

b) Đối với các tỉnh không đủ hoặc không có vốn kết dư được lấy từ nguồn phân bổ hàng năm của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho các tỉnh.

Mức chi theo quy định hiện hành và dự toán được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

11. Thiết kế phí các hạng mục lâm sinh:

a) Thiết kế phí, lập hồ sơ cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên chỉ làm năm đầu tiên và được lấy từ kinh phí của các hạng mục đó năm đầu tiên. Mức bình quân là 30.000 đ/ha, mức chi cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định;

b) Thiết kế phí cho trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và sử dụng trong đơn giá (hoặc dự toán) trồng rừng.

12. Quy định về quản lý tài chính, hồ sơ thanh toán vốn:

Việc cấp phát vốn thực hiện qua hệ thống Kho bạc nhà nước theo chế độ quản lý ngân sách hiện hành. Chủ đầu tư được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư.

Hồ sơ thanh toán vốn và tài liệu cơ sở của dự án thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

13. Tạm ứng và thanh toán vốn:

a) Sau khi ký hợp đồng, các hạng mục của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được tạm ứng vốn tối thiểu 50% giá trị hợp đồng;

b) Vốn bố trí cho dự án theo kế hoạch 3 năm và được phân rõ cho từng năm. Kế hoạch của năm được cấp phát cho khối lượng hoàn thành đến ngày 31/12 của năm đó, thời gian nghiệm thu và thanh quyết toán của các chủ đầu tư được phép thực hiện đến hết ngày 31/3 và thời gian thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước được thực hiện đến hết ngày 30/4 của năm sau. Nguồn vốn còn lại được chuyển sang năm kế tiếp để thực hiện;

c) Việc thu hồi tạm ứng vốn, cấp phát thanh toán vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các khoản kinh phí: 10 % quản lý phí, 10% xây dựng cơ bản, 2% khuyến lâm, 5% công tác quản lý bảo vệ rừng được tính trên tổng mức kế hoạch giao hàng năm cho từng địa phương và nếu không dùng hết được chuyển sang năm sau hoặc được phép chuyển sang làm hồ sơ giao đất, giao rừng theo quy định ở tiết a) mục 1, phần II của Thông tư này.

14. Chế độ quyết toán:

Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư.

III. NGHIỆM THU BÀN GIAO RỪNG, THỐNG KÊ BÁO CÁO

1. Nghiệm thu các hạng mục đầu tư lâm sinh thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc nghiệm thu các hạng mục đầu tư xây dựng khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bàn giao rừng hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh: được tiến hành ngay trong kỳ nghiệm thu lần cuối, các hạng mục bàn giao được dựa trên chất lượng, số lượng rừng thực tế và đối chiếu với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các tiêu chí thành rừng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Nếu đến kỳ nghiệm thu lần cuối, rừng trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng nhưng có khả năng phát triển thành rừng sau này thì lập biên bản ghi nhận tình trạng rừng và sẽ tiến hành nghiệm thu thành rừng sau khi rừng trồng đã đủ tiêu chí thành rừng, trong thời gian chờ nghiệm thu thành rừng sau, các ban quản lý dự án cơ sở xem xét quyết định việc có tiếp tục bảo vệ hay không và báo cáo về Ban quản lý dự án cấp tỉnh và cấp Bộ, ngành quyết định.

3. Chế độ báo cáo:

a) Ngày 22 hàng tháng, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo nhanh các kết quả, chỉ tiêu khối lượng trong tháng và từ đầu năm; tiền vốn về ban quản lý dự án cấp tỉnh;

b) Cơ quan chủ quản (Ban Điều hành cấp tỉnh, Bộ ngành Trung ương) tổng hợp báo cáo hàng tháng gửi Thường trực Ban Điều hành dự án Trung ương chậm nhất là ngày 25 hàng tháng;

c) Ngày 28 hàng tháng, Thường trực Ban Điều hành Trung ương tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi cho các thành viên Ban Điều hành trung ương (bằng thư điện tử);

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo 6 tháng, báo cáo năm thông qua Ban Điều hành Trung ương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và gửi cho các cơ quan tổng hợp của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).

IV. XÂY DỰNG, TỔNG HỢP GIAO KẾ HOẠCH

1. Xây dựng kế hoạch 3 năm 2008 - 2010:

a) Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch trung hạn 2008-2010 bao gồm kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khoán bảo vệ rừng và các nội dung khác gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối kế hoạch, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch 3 năm còn lại của Dự án cho các Bộ ngành và địa phương thực hiện. Thời gian giao kế hoạch trong quý III năm 2008;

b) Sau khi được giao kế hoạch, các Bộ ngành và địa phương giao kế hoạch 3 năm cho từng dự án cơ sở trong đó phân rõ vốn và nhiệm vụ từng năm của các dự án trong vòng 30 ngày làm việc. Kết quả giao kế hoạch được gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giám sát theo dõi.

2. Nội dung lập kế hoạch của các tỉnh gồm:

a) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của 2 năm 2006-2007 (theo nội dung kế hoạch đã được giao, các hạng mục do các nguồn vốn khác đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia);

b) Kế hoạch 2008-2010 bao gồm các nguồn vốn đầu tư, trong đó phân rõ nhiệm vụ và vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước của Dự án 5 triệu ha rừng:

+ Các chỉ tiêu bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trong đó diện tích có trồng bổ sung cây lâm nghiệp trong năm.

+ Trồng rừng mới gồm:

* Diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng trồng phòng hộ, rừng đặc dụng (trong đó có hỗ trợ trồng rừng phòng hộ cho các chủ thể ngoài nhà nước);

* Diện tích trồng rừng sản xuất phân theo các loại: nguyên liệu cho công nghiệp (nguyên liệu giấy, dăm, ván nhân tạo,...), gỗ trụ mỏ, gỗ lớn, rừng đặc sản,...

+ Cơ cấu nguồn vốn;

+ Danh mục các dự án và nhiệm vụ cụ thể.

3. Công tác kiểm tra.

Cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, chấp hành chế độ quản lý tài chính của chủ đầu tư, phản ánh kịp thời tồn tại vướng mắc trong quản lý, cấp phát, thanh toán vốn với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Điều hành dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trung ương để có biện pháp giải quyết.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tổng hợp kế hoạch, tình hình thực hiện dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội;

b) Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Ban quản lý dự án các cấp;

c) Xây dựng hệ thống thông tin phần mềm quản lý dự án dùng chung cho cả nước, đảm bảo quản lý tới từng lô rừng trồng và chủ rừng của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

d) Quy hoạch hệ thống nguồn giống cây lâm nghiệp toàn quốc và công bố công khai vào năm 2008;

e) Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn bản;

f) Hướng dẫn các quy trình, quy phạm kỹ thuật để thực hiện trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

g) Hướng dẫn về đóng cọc mốc ranh giới các loại rừng;

h) Báo cáo quyết toán sử dụng vốn hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Hướng dẫn cơ chế xây dựng, giao và giám sát thực hiện kế hoạch 3 năm 2008-2010 của Dự án 5 triệu ha rừng;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ vốn ngân sách để thực hiện Dự án.

3. Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010;

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ kinh phí từ vốn ngân sách để thực hiện Dự án.

4. Các tỉnh và các Bộ Ngành tham gia dự án:

a) Chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình. Kế hoạch trồng rừng năm trước không thực hiện hết được chuyển sang năm sau, nhưng phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 3 năm;

b) Chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện các dự án thuộc phạm vi quản lý. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện kế hoạch được giao, tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ;

c) Phân khai kế hoạch vốn cho các dự án cơ sở theo tổng mức, cơ cấu vốn và danh mục dự án được nhà nước bố trí;

d) Báo cáo quyết toán sử dụng vốn hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ đầu tư:

a) Triển khai thực hiện Dự án theo đúng nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo đúng các quy định hiện hành;

b) Được phép tự Điều chỉnh các hạng mục lâm sinh trong kế hoạch năm với nhau để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, nhưng phải hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm. Cho phép Điều chỉnh khối lượng và vốn của các nhiệm vụ khác sang trồng rừng trong kế hoạch 3 năm được giao. Khi Điều chỉnh phải gửi báo cáo Điều chỉnh về cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan, trong vòng 30 ngày làm việc nếu không nhận được ý kiến trả lời thì chủ đầu tư có quyền thực hiện kế hoạch Điều chỉnh của mình;

c) Khi có khối lượng đã đủ Điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu đúng thời hạn quy định;

d) Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả;

e) Báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo chế độ quy định hiện hành.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, cân đối các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo các mục tiêu Nhà nước giao;

b) Tham gia Hội đồng thẩm định, quyết toán dự án sau khi hoàn thành.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Thường trực ban Điều hành dự án tỉnh, có trách nhiệm tham mưu tổng hợp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, Điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện kế hoạch được Trung ương giao;

b) Phối hợp với Sở Tài chính và các thành viên trong Ban Điều hành Dự án thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm và quyết toán Dự án vốn hoàn thành trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

8. Sở Tài chính:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định quyết toán các dự án do địa phương quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng không thành rừng, mất rừng và bàn giao rừng cho các chủ rừng khi kết thúc dự án hoặc khi rừng trồng đã thành rừng.

9. Kho bạc nhà nước:

a) Căn cứ nguồn vốn được bố trí và chế độ quy định, thực hiện việc kiểm soát và tiến hành cấp phát vốn kịp thời cho các chủ đầu tư;

b) Thực hiện việc báo cáo và quyết toán vốn hàng năm theo chế độ quy định.

VI. TỔ CHỨC LẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ Ở CẤP HUYỆN

Các Ban quản lý dự án cơ sở không trực tiếp quản lý rừng (diện tích rừng này do Ủy ban nhân dân xã quản lý, trước đây do UBND huyện thành lập ban quản lý dự án phòng hộ huyện) phải được chuyển về Hạt kiểm lâm cấp huyện để thống nhất thực hiện các dự án trồng rừng phòng hộ và dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thay thế Thông tư 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 về hướng dẫn thực hiện quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG




Cao Viết Sinh

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG



Hứa Đức Nhị


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, KHCN, TNMT, QP, CA,Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- VPCP, UB Dân tộc; Ngân hàng NNVN; Kho bạc NNTW, Hội ND VN, TW đoàn TN CS HCM;
- UBND các tỉnh,TP trực thuộc TW;
- Các Sở NN và PTNT, Chi cục LN, Chi cục KL (có dự án 661);
- Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh;
- Thành viên Ban Điều hành TW;
- Công báo và Website Chính phủ;
- Lưu: VT (BNN ), CLN (BNN).

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

 

HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ

Số….../200…/HĐTR

Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KH&ĐT-TC ngày 02 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 – 2010;

Căn cứ Quyết định số…../QĐ…… ngày……/……/200…… về việc phê duyệt thuyết minh thiết kế, dự toán trồng, chăm sóc rừng trồng,

Hôm nay, ngày… tháng… năm… tại………….., chúng tôi gồm:

1. Bên A (Ban Quản lý dự án….)

Trụ sở:............................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................................................................................

Do (1) Ông/Bà:………………………… Chức vụ .........................................làm đại diện,

(2) Ông/Bà:…………………………….. Kế toán

(3) Ông/Bà:…………………………….. là cán bộ giám sát và khuyến lâm CMND số ……………. do công an …………….. cấp, ngày… tháng… năm…, địa chỉ thường trú …………….., điện thoại ............

2. Bên B (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức ngoài QD)

Ông/Bà.............................................................................................................. là đại diện;

CMND số……………………. do Công an............................... cấp, ngày… tháng… năm…

Địa chỉ thường trú:............................................................................................................

Điện thoại:.........................................................................................................................

3. Đại diện UBND xã

Ông:……………………………………… Chức vụ..............................................................

4. Đại diện thôn, bản

Ông:……………………………………… Chức vụ..............................................................

Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận ký kết Hợp đồng hỗ trợ trồng, chăm sóc rừng trồng với các Điều, khoản như sau:

Điều 1. Nội dung Hợp đồng

1. Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bên B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):

a) Bên A chịu trách nhiệm hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B (đối với diện tích đất trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thời gian trong vòng một năm. Trong thời gian làm thủ tục, hợp đồng này là căn cứ để nhận mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ của Nhà nước;

b) Nếu diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đất đã cấp cho Công ty lâm nghiệp quốc doanh, Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Bên A có trách nhiệm đo đạc, lên sơ đồ để khoán ổn định lâu dài (50 năm) cho bên B trồng rừng theo hợp đồng này;

c) Kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Mục 1, Phần II Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT ngày 02/5/2008 hướng dẫn thực hiện.

2. Hỗ trợ cho bên B trồng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ

a) Nội dung hỗ trợ: cây giống, phân bón, công lao động, khuyến lâm (chi tiết theo thiết kế dự toán phê duyệt và mô tả dưới đây);

b) Thời gian hỗ trợ: một năm trồng và … năm chăm sóc tiếp theo, kể từ ngày ký kết Hợp đồng này;

c) Tiêu chuẩn cây giống và giá cây giống:

+ Loài cây trồng:.............................................................................................................. ;

+ Tiêu chuẩn cây giống: chiều cao cây ……cm, đường kính cổ rễ …….cm, cây giống đạt ……………. tháng tuổi, chất lượng cây giống tốt, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn đem trồng; Nếu là cây trồng lâm nghiệp chính phải có chứng chỉ công nhận nguồn gốc giống theo quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;

+ Giá cây giống là ………. đồng/cây (theo Quyết định số………../QĐ-UB ngày…… tháng ….. năm…… của Ủy ban nhân dân tỉnh................................................ ).

d) Mật độ trồng rừng: ………… cây/ha, có bản hướng dẫn chi tiết kỹ thuật kèm theo (quy cách hố, hàng, thời vụ trồng…);

đ) Cung cấp dịch vụ khuyến lâm: Bên A hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ cho bên B trước khi trồng rừng ít nhất một tháng và trong suốt quá trình trồng, chăm sóc rừng;

e) Cung cấp cây giống: (bên B có thể tự túc cây giống, hoặc yêu cầu bên A cung cấp)

- Bên B tự túc cây giống theo tiêu chuẩn, chất lượng và giá cây giống ghi tại mục c khoản 2 Điều này (ghi rõ bên B tự túc hay không);

- Bên A cung cấp cây giống cho B theo tiêu chuẩn, chất lượng ghi tại mục c khoản 2 Điều này.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ

1. Quyền và nghĩa vụ của bên A

a) Quyền của bên A:

- Bên A có quyền theo dõi và giám sát quá trình thực hiện Hợp đồng của bên B;

- Có quyền yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nội dung công việc và tiến độ theo quy định tại Hợp đồng, trong trường hợp Bên B vi phạm nội dung Hợp đồng mà đã được Bên A nhắc nhở bằng văn bản đến lần thứ 3, Bên A có quyền đề nghị thu hồi (hoặc thu hồi) toàn bộ giá trị đã hỗ trợ tại thời điểm vi phạm và tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định của pháp luật nhưng phải thông báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

b) Nghĩa vụ của Bên A:

- Bên A có nghĩa vụ hoàn thành việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên B theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc hồ sơ khoán đất lâm nghiệp theo nội dung tại khoản 1 Điều 1 của Hợp đồng;

- Bên A có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ khuyến lâm, cung cấp giống theo yêu cầu của Bên B với nội dung ghi tại khoản 2 Điều 1. Bên A có nghĩa vụ giám sát việc trồng rừng, phổ biến tuyên truyền kiến thức trồng và phát triển nghề rừng cho Bên B;

- Nếu được bên B yêu cầu tư vấn về chính sách, khuyến lâm bằng văn bản thì bên A phải trả lời bằng văn bản cho bên B.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Quyền của Bên B:

- Được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện hành về chính sách hưởng lợi và sản phẩm được tự do lưu thông;

- Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Có quyền trao đổi thông tin qua điện thoại, Fax hoặc bằng văn bản để được tư vấn về chính sách, khuyến lâm từ bên A.

b) Nghĩa vụ của Bên B:

- Đảm bảo việc trồng và chăm sóc rừng trồng theo thuyết minh thiết kế đã được phê duyệt do bên A cung cấp;

- Khai thác các sản phẩm từ rừng theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bên A;

- Có nghĩa vụ bảo vệ rừng trồng, không để xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng, trâu bò phá hoại cây trồng…

- Bên B đã nhận hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng phòng hộ, nếu hết thời gian trồng và chăm sóc rừng trồng (theo quy định của thuyết minh thiết kế đã được phê duyệt) mà rừng không đạt yêu cầu theo quy định của Nhà nước thì Bên B phải tự bỏ kinh phí ra để trồng lại rừng, hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước bằng số tiền đã nhận đầu tư.

Điều 3. Thời hạn của Hợp đồng

Hợp đồng này có thời hạn trong vòng ……năm, tính từ ngày các Bên chính thức ký vào Bản Hợp đồng này.

Điều 4. Trường hợp bất khả kháng

Các Bên được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp xảy ra thiệt hại hoặc vi phạm Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng. Các trường hợp bất khả kháng được xác định theo quy định hiện hành.

Điều 5. Giá trị Hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá trị Hợp đồng: tổng số kinh phí mà bên A thanh toán cho bên B …… đồng (viết bằng chữ ……………………………………)

2. Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán cho bên B làm .................................... lần (tùy theo đối tượng được hỗ trợ)

- Năm 1: nhận ………… đồng trong đó chi phí cây giống là ………… đồng, vật tư phân bón là ……… đ, công lao động là ………… đồng.

- Năm 2: nhận …………………… đồng vào tháng/năm.......................................................

- Năm 3: nhận …………………… đồng vào tháng/năm.......................................................

- Năm 4: nhận …………………… đồng vào tháng/năm.......................................................

- Năm 5: nhận …………………… đồng vào tháng/năm.......................................................

Điều 6. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các Bên sẽ cùng nhau tiến hành giải quyết qua thương lượng. Trong trường hợp không tự giải quyết được một trong hai Bên có quyền khởi kiện ra cơ quan Tòa án có thẩm quyền để giải quyết nhưng phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 15 ngày. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng các Bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Điều 7. Điều khoản cuối cùng

1. Hai Bên thống nhất thông qua các nội dung trên của bản Hợp đồng.

2. Hợp đồng này được lập thành 08 bản tiếng Việt, mỗi bản có (...) trang. Bên A giữ 04 bản để lưu và gửi các cơ quan chức năng, Bên B giữ 01 bản, cán bộ giám sát và khuyến lâm giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã, 01 bản lưu tại thôn (bản) để theo dõi, giám sát thực hiện./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B




Xác nhận của Trưởng thôn (bản)

ĐẠI DIỆN BÊN A




Cán bộ khuyến lâm và giám sát

 

Xác nhận của UBND xã

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT- THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT - THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 58/2008/TTLT-BNN-BKH-BTC

Hanoi, May 2, 2008

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION ON OBJECTIVES, TASKS, POLICIES AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF THE FIVE MILLION HECTARES AFFORESTATION PROJECT IN THE 2007-2010 PERIOD

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998, on objectives, tasks, policies and organization of implementation of the five million hectare afforestation project, and Decision No. 100/2007/QD-TTg of July 6, 2007, amending and supplementing a number of articles of Decision No. 661/QD-TTg;
The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance jointly guide a number of contents of the Prime Minister’s decision on objectives, tasks, policies and organization of implementation of the five million hectare afforestation project in the 2007-2010 period as follows:

I. PERFORMANCE OF THE PROJECT’S TASKS WITH REGARD TO DIFFERENT KINDS OF FOREST

1. Special-use forests:

a/ Forest owners being management units of national parks or nature reserves shall organize forest protection with their own specialized forces. The contracting of forest protection may be used only in areas where specialized forces are insufficient to ensure that one on-payroll ranger will take charge of 500 ha (under the Prime Minister’s Decision No. 186/2006/QD-TTg of August 14, 2006). In special cases in which special-use forests are not large but inhabited by a large number of people and exposed to a high danger of infringement, the Ministry of Agriculture and Rural Development may consider and approve investment in forest protection on a contractual basis;

b/ After reviewing the planning on special-use forests and their functional zones, non-forest areas where forests need to be restored will be subject to the application of the method of zoning off for tending and natural regeneration. The zoning off of forests for tending and regeneration combined with additional afforestation will apply only to ecological restoration zones and when research results are successful and have been accepted by a specialized scientific council;

c/ Afforestation will apply only to botanical collection gardens, coastal special-use forests and (if really necessary) areas of ecological restoration zones where forests cannot naturally be regenerated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Protection forests:

a/ With regard to scattered and small protection forests (under 500 ha) in different zones or plots, provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall direct protection and special-use forest management units to review and separate these forests from the forest areas under their management, and immediately compile dossiers on these forests and submit them to competent agencies for forest assignment or lease in association with the grant of land use right certificates. Priority shall be given to local village communities and households as well as non-state organizations which are planting forests or zoning off existing forests for tending and protection under contracts. The State will no longer invest in the protection of these forests on a contractual basis but will mainly permit forest protectors to enjoy benefits from these forests;

b/ With regard to protection forests areas already assigned to rural village communities or households that have not yet received any benefits from those forests, and areas which are highly sensitive in terms of forest protection, provincial-level People’s Committees shall decide on the provision of partial supports for forest protection from centrally allocated funds for forest protection on a contractual basis;

c/ Forest owners being protection forest management units shall themselves organize the protection of protection forests. The State shall invest in forest protection contracting only for protection forests in the regions where forest protection sees many difficulties, forest loss is at high risk and protection forests which do not yet bring about regular benefits.

With regard to protection forests which bring about regular benefits as prescribed, if it is necessary and upon demand of local people, protection forest management units may assign them to individuals, households or organizations for protection on a long-term contractual basis without receiving annual forest protection money from the State;

d/ With regard to non-forest land areas planned for protection forests on which forests can be naturally restored, the measure of zoning off forests for tending and natural regeneration will apply. The measure of zoning off forests for tending and regeneration combined with additional afforestation will apply only to protection forests which had been additionally planted in 2007 and before;

e/ The planting of new protection forests will apply only to the regions where forests cannot naturally be restored such as on bare land, uncultivated sand soil, submerged land or alkaline soil. Priority shall be given to afforestation projects in coastal protection areas against sand flying or sea tides, for the protection of reservoirs and dams or key hydropower plants, and projects to plant border protection forests;

f/ The tree structure and the adjustment of tree density for protection forests, including the exploitation of auxiliary trees and pruning of major trees must comply with the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

g/ Based on results of the review of the planning on three kinds of forests under the Prime Minister’s Directive No. 38/CT-TTg, localities shall make detailed plans on map and the field to identify land areas for planting protection forests (detailed to each forest land plot), clearly identifying priority areas for the next 3 years.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Domestic organizations, households and individuals that plant production forests or scattered trees, exploit and process forest products shall be considered for support under the Prime Minister’s Decision No. 147/2007/QD-TTg of September 10, 2007, on a number of policies to develop production forests in the 2007-2015 period;

b/ Forestry companies, forest farms, enterprises, economic organizations, investors and households involved in afforestation under raw material forest planting projects approved by competent authorities may borrow capital from the Vietnam Development Bank.

4. Principles on the placement of forest boundary landmarks:

a/ Forest owners shall themselves place landmarks to manage forests; state budget funds will be allocated for the placement of landmarks of special-use forests and protection forests belonging to the State. With regard to production forests, forest owners shall bear landmark placement costs;

b/ Landmarks shall only be placed to delineate the boundary between forestland and other land or between special-use forests and roads to serve also as signboards;

c/ For protection forests, in order to avoid waste, landmarks shall be placed only in areas where boundaries are not easy to recognize or disputes are easy to occur;

d/ The way of placing landmarks, codes and places of landmarks of each kind of forests comply with the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

II. CONTENTS AND LEVELS OF INVESTMENT

1. 5% of the project’s fund for forest management and protection shall be used for the following jobs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Providing information, conducting propaganda to raise public awareness about forest protection. The spending level complies with current regulations on non-business administrative expenditure;

c/ Organizing professional training and retraining on forest protection for forest protection forces, militia forces or people’s guards in hamlets and villages. The spending level complies with current regulations on non-business administrative expenditure;

d/ Paying duty allowances to commune officials, organizing forces in charge of forest protection, forest fire prevention and fighting, prevention and control of forest pests in the areas covered by the five million hectare afforestation project. Spending levels comply with current regulations;

e/ The 5% fund should not be equally allocated to grassroots projects; based on the actual conditions of each locality, provincial-level People’s Committees may consider specific allocation levels for project management units at different levels and ranger units to perform the above mentioned tasks.

With regard to projects of ministries or branches, those ministries or branches shall decide on specific allocation levels applicable to their attached project management units and ranger units.

2. Forest protection contracting:

a/ The fund for forest protection contracting shall be spent on the protection of special-use forests, protection forests being natural forests and forest plantations which have gone through the capital construction period but still need protection; scientific research forests under schemes for which funds have run out but which should further be monitored, as well as state-owned seedling forests and gardens;

b/ Forest protection contracting must be conducted through medium-term contracts (of three or five years). New contracts will be valid through 2010 and existing contracts may be extended till the end of 2010.

Contract assignors will be state forest owners, including management units of special-use forests and protection forests and non-business units assigned to manage forests. With regard to forest areas directly managed by commune-level People’s Committees, contract assignors will be project management units under district ranger offices but the contracts must be certified by commune-level People’s Committees. Contracts which have been signed by grassroots project management units for forests of state forest owners must be re-concluded according to this provision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case contracts are assigned to non-state organizations, contractual funding will not be allocated and the contract assignees will be allowed to directly enjoy forest benefits according to regulations for long contractual terms.

Contract assignors shall annually test forest quality and assess the results of contract performance by each contract assignee, with certification of local forest rangers; handle violations in accordance with law and liquidate contracts in case of loss of forests or reduction in forest quality. Contract assignors shall also regularly inspect and urge related local parties to ensure that forests are not infringed upon;

c/ Results of annual tests shall be certified by both the contract assignors and assignees to serve as a basis for capital payment and settlement by the management board of the five million hectare afforestation project;

d/ The average level of support from the central budget to local budget for forest protection contracting is VND 100,000/ha/year. The contracting level for each specific locality shall be decided by the provincial-level People’s Committee as appropriate to the actual local situation (except for localities subject to other regulations of the Prime Minister), and the money amount and forest area contracted to each household must be publicized at commune-level People’s Committee offices;

e/ The central state budget support for forest protection contracting shall accord with the allocation plan of the five million hectare afforestation project; if a local forest area to be contracted increases compared to the allocation plan, the provincial-level People’s Committee shall use the local budget to supplement the forest protection contracting fund.

3. Zoning off for tending and regeneration of protection forests and special-use forests:

a/ The areas of protection and special-use forests to be zoned off for tending and regeneration which are included in the approved annual plans are entitled to an average investment level of VND 100,000/ha/year. The level of investment for each specific locality shall be set by investment-deciding agencies based on practical conditions;

b/ The zoning off of forests for tending and regeneration combined with additional afforestation is entitled to an average investment level of VND 2 million/ha/6 years. Details on technical measures and specific investment levels comply with the designs and cost estimates approved by investment-deciding agencies or their authorized professional bodies;

c/ At the end of the zoning and tending period, provincial and grassroots project management units shall organize the assessment of the results and manage and protect the forested areas under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development. Those forest areas shall be reported in annual forest statistics according to regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ For special-use forests:

- The structure of trees and their density and investment levels comply with the designs and cost estimates already approved by investment-deciding agencies on the basis of bio-forestry econo-technical norms set by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Investment-deciding agencies may authorize their professional bodies to approve those norms.

The design consultancy and afforestation comply with current regulations on bidding. Afforestation bidding packages shall be executed from the afforestation stage till the end of the forest-tending period;

- In case the approved level of investment in afforestation is VND 6 million/ha (for both afforestation and tending in the subsequent years), forest owners shall themselves conduct the afforestation or contract afforestation in phases or till the forests are formed (they may produce or procure seedlings but must comply with the procedures for management of the quality of plant varieties). The level of investment in afforestation and forest tending in the first year will be around 60-70% of the total investment amount; the remaining 30-40% shall be distributed to subsequent years. The specific levels shall be set by investment-deciding agencies.

b/ For protection forests:

- In case forest land areas planned for protection forests which have been assigned on a stable and long-term basis to households, individuals, village communities and non-state organizations that voluntarily participate in afforestation, they will be entitled to a support of VND 6 million/ha for both afforestation and forest tending in the subsequent years and will benefit from forests according to current regulations. Grassroots project management units shall organize the formulation of technical designs and approve those designs according to afforestation technical standards set by the Ministry of Agriculture and Rural Development, then conclude contracts on support for the planting of protection forests with households, individuals, village communities and non-state organizations for implementation;

- With regard to large consolidated land areas planted with protection forests under the direct management of state forest owners: The level of investment in afforestation shall be calculated on the basis of bio-forestry econo-technical norms set by the Ministry of Agriculture and Rural Development; the specific level of investment, mode, method and time of afforestation and forest tending in each area must comply with the design and cost estimate already approved by the investment-deciding agency or its authorized professional body. The design consultancy and afforestation on the consolidated forest land areas of the above state forest owners must comply with the Bidding Law. Afforestation bidding packages shall be executed from the stage of afforestation till the end of the forest tending period;

- In case the approved level of investment in afforestation is at most VND 6 million/ha (for both afforestation and forest tending in the subsequent years), forest owners shall themselves conduct the afforestation or contract the afforestation in phases until planted trees grow into forests (they may produce or procure seedlings but must comply with the procedures for management of the quality of plant varieties). The level of investment in afforestation and forest tending in the first year will be equal to 60-70% of the total investment amount, the remaining 30-40% shall be distributed to subsequent years. The specific levels shall be set by investment-deciding agencies.

5. With regard to ethnic minority households mentioned in the Prime Minister’s Decision No. 134/2004/QD-TTg of July 20, 2004, which are involved in the five million hectare afforestation project, provincial-level People’s Committees shall regulate and integrate capital sources of programs or projects in each province in order to provide supports at proper levels to proper beneficiaries in accordance with Decision No. 134/2004/QD-TTg.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. 10% of the project’s total budget investment will be used for building infrastructure in direct service of the management, protection and development of special-use forests and protection forests. The specific level of investment in each project shall be approved by the concerned ministry or central branch (for centrally run projects) or by the provincial-level People’s Committee (for locally run projects). Infrastructure works shall be built in the following order of priority:

a/ Building and upgrading forest protection stations (including auxiliary works and clean water supply stations), works for the prevention of forest pests, forest fire prevention and fight (firebreaks, fire-watch towers, signboards, canals, water tanks, wells and small-sized reservoirs and dams to store water for forest fire extinguishment in the dry season);

b/ Building or upgrading nurseries, seedling gardens, seedling forests or transformed seedling forests: Provinces shall take the initiative in working out schemes and making investment in forest plant varieties in their respective localities, get those schemes approved by provincial-level People’s Committees after they are appraised by the Ministry of Agriculture and Rural Development in terms of their conformity with the national planning on the system of forest plant varieties;

c/ Building, renovating and upgrading the system of forestry roads as identified in project plans already approved by competent authorities (trunk roads in protection and special-use forests);

d/ Investors shall themselves organize the building of small-sized infrastructure works (of under VND 100 million each) according to model designs and on the basis of technical designs and cost estimates already approved by investment-deciding agencies or their authorized bodies;

e/ In case the total investment in infrastructure works exceeds 10% to meet local demand, the difference may be offset with local budget sources as decided by provincial People’s Committees.

8. Use of 2% of the project’s fund for forestry extension activities:

a/ This fund shall be allocated only to projects involving afforestation activities and first of all for grassroots project management units to sign contracts with sufficient site technicians to carry out local forest extension activities at a spending norm of VND 100,000/ha of new forest. Site technicians will be responsible for providing technical instructions for forest growers and test the quality of forests according to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development. The contractual terms and wage levels shall be set by investment-deciding agencies;

b/ Investment-deciding agencies shall allocate the remaining fund for forestry extension training; provision of information and organization of propaganda on forestry extension, development of recognized new models of planting seedling forests and organization of visits to these models across the country. The spending levels comply with the current guidance on agriculture and forestry extension of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Particularly for the 0.7% of the central budget fund: Besides covering the above contents, it shall also be used for the formulation of a number of urgent mechanisms and policies for the five million hectare afforestation project and a number of project implementation tasks set by the central project management board. Spending plans must be approved by the central project management board and spending levels will be set by investment-deciding agencies.

10. Fund for review and planning of the three kinds of forest and review, formulation of grassroots five million hectare afforestation projects, and placement of forest boundary landmarks:

a/ Using the remaining capital of the five million hectare afforestation project in the 1999-2005 period;

b/ In provinces where the remaining capital amount is not available or not enough, annual budget allocations for the five million hectare afforestation project to the provinces may be used.

Spending levels comply with current regulations and cost estimates approved by provincial-level People’s Committees.

11. Designing charges of bio-forestry items:

a/ Charges for designing and compilation of dossiers for contracting forest protection and zoning off natural forests for tending and regeneration shall be paid only in the first year from the fund for those items in that year. The average spending level is VND 30,000/ha, and the specific levels shall be set by provincial-level People’s Committees;

b/ Designing charges for afforestation and zoning off of forests for tending and regeneration with additional afforestation shall be calculated on the basis of econo-technical norms promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the unit prices (or cost estimates) for afforestation.

12. Regulations on financial management and capital payment dossiers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Capital payment dossiers and basic documents of projects comply with the guidance of the Ministry of Finance.

13. Advancement and payment of capital:

a/ After signing contracts, items of the five million hectare afforestation project are entitled to capital advance of at least 50% of the contractual value;

b/ Capital shall be arranged for projects under three-year plans and detailed for each year. Capital allocation under a yearly plan shall be made for completed volumes until December 31 of the year; the before-acceptance test, payment and settlement duration for investors may last through March 31 and capital payment by state treasuries may last through April 30 of the subsequent year. The remaining capital amount shall be transferred to the subsequent year;

c/ The recovery of advanced capital, allocation and payment of capital comply with the guidance of the Finance Ministry.

Those funding amounts, namely, 10% for management; 10% for capital construction, 2% for forestry extension and 5% for forest protection and management, shall be calculated on the basis of the total annual allocations to each locality and, if not used up, may be transferred to the subsequent year or used for the compilation of land or forest allocation dossiers under Point a, Item 1, Section II of this Circular.

14. Settlement:

The annual settlement of investment capital and settlement upon the completion of projects comply with the Finance Ministry’s guidance and regulations on settlement of investment capital.

III. BEFORE-ACCEPTANCE TEST AND HAND-OVER OF FORESTS, STATISTICAL REPORTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The hand-over of forests at the end of the bio-forestry capital construction investment period shall be carried out in the last before-acceptance test time; items shall be handed over on the basis of their actual quality and quantity and comparison with the approved design dossiers as well as forest criteria promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development. If, in the last test time, forest plantations still fail to meet forest criteria but possible to develop into forests, a record shall be made recognizing their status. Pending the subsequent test and acceptance of forests after forest plantation meet the set criteria, grassroots project management units shall consider and decide on whether to continue the protection and report thereon to provincial, ministerial or branch project management units for decision.

3. Reporting regime:

a/ On the 22nd every month, project owners shall make brief reports on implementation results and volumes achieved in the month and from the beginning of the year as well as capital allocations to provincial-level project management units;

b/ By the 25th of every month at the latest, managing agencies (provincial, ministerial, central-branch management boards) shall make and send monthly sum-up reports to the standing body of the central project management board.

c/ On the 28th of every month, the standing body of the central project management board shall make and send a sum-up report to the Minister of Agriculture and Rural Development and to all members of the central project management board (by email);

d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall make biannual and annual sum-up reports through the central project management board before submitting them to the Prime Minister and send them to the government agencies in charge of synthesis (the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance).

IV. FORMULATION, SYNTHESIS AND ASSIGNMENT OF PLANS

1. Formulation of 2008-2010 plans:

a/ Based on the Prime Minister’s Decision No. 100/2007/QD-TTg of July 6, 2007, and this Circular, provincial-level People’s Committees shall direct the formulation of 2008-2010 medium-term plans, including afforestation plans, plans on zoning off forests for tending and regeneration and other plans to be sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in, summing up and balancing the plans and reporting them to the Prime Minister for decision to assign the project’s plans for the next 3 years to ministries, branches and localities for implementation. Plans must be assigned in the third quarter of 2008;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Provincial plans cover the following contents:

a/ Assessment of results of plan implementation in 2006 and 2007 (based on the assigned plans, items funded by other investment sources and involving other economic sectors);

b/ The 2008-2010 plan, including investment capital sources, identifying tasks and state budget investment capital for the five million hectare afforestation project:

+ Norms on forest protection and zoning off of forests for tending, including areas where additional afforestation is conducted in the year.

+ Afforested areas, including:

* Areas of to be-planted and -tended protection forests and special-use forests (including supports for non-state entities to plant protection forests);

* Areas of to be-planted production forests of different kinds: raw material forests for industries (to supply paper raw materials, wood chips, artificial boards...), pit-prop timber, big logs, and specialty forests.

+ Structure of capital sources;

+ List of projects and specific tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investment-deciding agencies, functional and local agencies as well as state treasuries shall inspect the investors’ implementation of plans and observance of financial management regulations, promptly report problems in the management, allocation and payment of capital to the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the central project management board of the five million hectare afforestation project for handling.

V. RESPONSIBILITIES OF RELATED AGENCIES

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a/ To sum up plans and the implementation of the project and report thereon to the Prime Minister for submission to the National Assembly;

b/ To provide guidance on the functions, tasks and powers of project management units at all levels;

c/ To build up a software information system of project management for public use nationwide, ensuring the management of every lot of forest plantation and forest owners under the five million hectare afforestation project;

d/ To work out a planning on the national system of forest plant varieties and publicize it in 2008;

e/ To guide the allocation of forests in association with allocation of forest land to organizations, individuals, households and rural village communities;

f/ To guide technical processes and regulations for application to the five million hectare afforestation project;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h/ To report on the annual settlement of capital and settlement of projects upon their completion.

2. The Ministry of Planning and Investment:

a/ To guide the mechanism of formulation, assignment and implementation of the 2008-2010 plan of the five million hectare afforestation project;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in, reporting to the Prime Minister on the arrangement of adequate budget capital for the project implementation.

3. The Ministry of Finance:

a/ To guide the mechanism of management and allocation of state budget capital to the five million hectare afforestation project in the 2007-2010 period;

b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in arranging enough budget capital for the project implementation.

4. Provinces, ministries and branches involved in the project:

a/ To take responsibility for their investment decisions. Afforestation plans of a year, if not accomplished, may be implemented in the subsequent year but must ensure the achievement of the three-year plan targets;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To assign capital plans to grassroots projects according to the total capital level and structure and the list of projects arranged by the State;

d/ To report on the annual settlement of capital and settlement of projects upon their completion.

5. Powers and responsibilities of investors:

a/ To implement projects strictly according to their assigned tasks, ensuring tempo and quality according to current regulations;

b/ To mutually adjust bio-forestry items under annual plans so as to ensure the project implementation progress but must fulfill the thee-year plan targets. To be allowed to transfer the volume and capital of other tasks to afforestation activities under the assigned 3-year plans. Before making such adjustment, to send adjustment reports to investment-deciding agencies and related agencies and, if receiving no reply within 30 working days, to be allowed to implement the adjusted plans;

c/ When a completed work volume meets contractual conditions, to promptly conduct before-acceptance test, compile a payment dossier and request payment for the contractor on schedule;

d/ To receive and use capital for proper purposes and to proper beneficiaries in an efficient manner;

e/ To report and settle investment capital according to current regulations.

6. Provincial-level Planning and Investment Services:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To join in councils for appraisal and settlement of completed projects.

7. Provincial-level Agriculture and Rural Development Services:

a/ Permanent members of provincial project management boards shall advise provincial-level People’s Committees on the direction and administration of the five million hectare afforestation project in their respective provinces, ensuring the fulfillment of the central government-assigned plans;

b/ To coordinate with provincial-level Finance Services and members of the project management board in examining annual settlement reports and settlement of capital upon project completion for submission to provincial-level People’s Committees for approval.

8. Provincial-level Finance Services:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, appraising settlements of locally managed projects before submitting them to provincial-level People’s Committees for approval;

b/ To guide the order and procedures for liquidation of unsuccessfully planted forests or lost forests and hand-over of forests to their owners upon the completion of projects or when forest plantations have turned into forests.

9. State treasuries:

a/ Based on the arranged capital sources and prescribed regime, to control and allocate capital in time to investors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VI. REORGANIZATION OF GRASSROOTS PROJECT MANAGEMENT UNITS IN DISTRICTS

Grassroots project management units which do not directly manage forests (which are being managed by commune-level People’s Committees or these units have been set up by district-level People’s Committees) must be transferred to district-level ranger offices for uniform implementation of projects to plant protection forests and projects on support for the planting of production forests.

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular replaces Circular No. 28/1999/TT-LT of February 3, 1999, guiding the implementation of the Prime Minister’s Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998, on objectives, tasks, policies and organization of implementation of the five million hectare afforestation project.

This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”[1]

Any problem arising in the course of implementation should be reported in writing to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration and settlement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Cong Nghiep

FOR THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Cao Viet Sinh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint Circular No. 58/2008/BNN-BKHDT-BTC of May 02, 2008, guiding the implementation of the prime minister’s decision on objectives, tasks, policies and organization of implementation of the five million hectares afforestation project in the 2007-2010 period

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.919

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.130.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!