Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 105/2005/NĐ-CP hướng dẫn luật điện lực

Số hiệu: 105/2005/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/08/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 105/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2005

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 105/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2005 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN LỰC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện; quản lý nhu cầu điện; tiết kiệm điện; hợp đồng mua bán điện; đảm bảo chất lượng điện năng; đo đếm điện, thanh toán tiền điện, mua bán điện với nước ngoài, giá điện; giấy phép hoạt động điện lực; an toàn điện; hỗ trợ các đơn vị điện lực và nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Điều 2. Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

1. Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Điện lực bao gồm:

a) Các nhà máy điện hạt nhân;

b) Một số nhà máy thuỷ điện.

2. Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các nhà máy điện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 3. Trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện

1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 4. Xây dựng, cải tạo lưới điện để tiết kiệm điện

1. Các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện xây dựng mới phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.

2. Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cải tạo, nâng cấp các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định.

Điều 5. Quản lý nhu cầu điện

Quản lý nhu cầu điện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 của Luật Điện lực là những hoạt động khuyến khích, hướng dẫn việc thay đổi phương thức sử dụng điện; tăng hiệu suất của thiết bị; chống lãng phí, giảm tổn thất điện năng; giảm phụ tải đỉnh, giảm chênh lệch phụ tải giữa giờ cao điểm và thấp điểm.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhu cầu điện

1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

a) Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu điện và hướng dẫn, tổ chức thực hiện;

b) Ban hành các tiêu chuẩn ngành và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhu cầu điện;

c) Hướng dẫn các đơn vị điện lực xây dựng các chương trình, kế hoạch quản lý nhu cầu, cách thức quản lý, đánh giá kết quả thực hiện.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam về hạn mức sử dụng điện tiết kiệm của thiết bị điện.

3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hiệu quả sử dụng điện trong các tòa nhà.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng các cơ chế tài chính để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động quản lý nhu cầu điện, nghiên cứu và phát triển liên quan đến quản lý nhu cầu điện.

5. Các đơn vị điện lực có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhu cầu điện;

b) Báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch quản lý nhu cầu điện theo quy định của Bộ Công nghiệp.

6. Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm tham gia thực hiện các nội dung trong chương trình quản lý nhu cầu điện.

Điều 7. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt:

a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà;

b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.

2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn bảy ngày làm việc khi bên mua đã đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn năm ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.

3. Bộ Công nghiệp ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.

Điều 8. Các hành vi vi phạm các quy định về mua bán điện

1. Các hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm:

a) Trì hoãn việc cấp điện sau khi hợp đồng mua bán điện đã ký;

b) Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng quy định tại Điều 27 của Luật Điện lực;

d) Không thông báo theo quy định cho bên mua điện về sự cố lưới điện và trì hoãn việc sửa chữa lưới điện khi có sự cố, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Trì hoãn việc đóng điện cho công trình của khách hàng đã có đủ điều kiện vận hành;

e) Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hoá đơn; bán sai giá quy định;

g) Sử dụng thiết bị đo đếm không đạt tiêu chuẩn quy định;

h) Tự ý sử dụng công trình điện của bên mua điện để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;

i) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện;

k) Trì hoãn hoặc không chịu bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

l) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

2. Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:

a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện;

b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;

c) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;

d) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;

đ) Tự ý sử dụng thêm nguồn điện khác của bên bán điện ngoài nguồn đã ghi trong hợp đồng;

e) Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán điện;

g) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;

h) Làm hư hỏng thiết bị điện hoặc công trình điện của bên bán điện;

i) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;

k) Gây sự cố đối với lưới điện của bên bán điện;

l) Gian lận trong việc sử dụng điện dưới mọi hình thức;

m) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

n) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết khi các bên có yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải đối với những tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

Điều 9. Chất lượng điện năng

1. Bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho bên mua điện theo các tiêu chuẩn sau đây:

a) Về điện áp: trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;

b) Về tần số: trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Trường hợp sự cố, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.

2. Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên có trách nhiệm:

a) Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;

b) Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,85 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,85 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,85 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện.

3. Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên hệ thống điện, hai bên có thể thoả thuận việc mua, bán công suất phản kháng thông qua hợp đồng.

Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng quy định tại Điều này.

4. Các bên mua bán điện có thể thoả thuận chất lượng điện năng khác với tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 10. Đo đếm điện năng

1. Bên mua điện sử dụng điện vào nhiều mục đích có giá điện khác nhau được lắp đặt công tơ điện riêng cho từng mục đích sử dụng. Trường hợp chưa lắp đặt công tơ điện riêng, hai bên phải thỏa thuận cách tính tỷ lệ điện năng theo từng loại giá.

2. Khi thay đổi công tơ điện, bên mua điện và bên bán điện phải cùng ký biên bản xác nhận chỉ số công tơ điện.

3. Trường hợp công tơ điện bị mất hoặc hư hỏng gây mất điện thì hai bên lập biên bản để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan. Nếu không xác định được nguyên nhân do lỗi của bên mua điện thì bên bán điện có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế công tơ mới và tiếp tục cấp điện cho bên mua điện.

Điều 11. Ghi chỉ số công tơ điện

1. Đối với điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt, bên bán điện ghi chỉ số công tơ điện mỗi tháng một lần vào ngày ấn định, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng.

2. Đối với điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được quy định như sau:

a) Dưới 50.000 kWh/tháng, ghi chỉ số một lần trong một tháng;

b) Từ 50.000 đến 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số hai lần trong một tháng;

c) Trên 100.000 kWh/tháng, ghi chỉ số ba lần trong một tháng.

3. Đối với bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng, chu kỳ ghi chỉ số công tơ do hai bên thoả thuận.

4. Đối với việc mua bán buôn điện, thời điểm ghi chỉ số công tơ do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

5. Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số công tơ điện đã ghi.

Điều 12. Trách nhiệm bảo vệ công tơ điện của bên mua điện

1. Bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện. Trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định.

2. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác phải được sự đồng ý của bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển.

Điều 13. Kiểm định thiết bị đo đếm điện bị khiếu nại

1. Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo yêu cầu của bên mua điện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Điện lực.

2. Tổ chức kiểm định độc lập thiết bị đo đếm điện là tổ chức không có quyền và lợi ích liên quan đến các bên mua bán điện và trước đó chưa tham gia vào việc kiểm định thiết bị đo đếm điện đang bị khiếu nại.

Điều 14. Thanh toán tiền điện

1. Hoá đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện.

2. Trường hợp công tơ điện chạy nhanh hơn so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định tại Điều 23 của Luật Điện lực và được xác định như sau:

a) Nếu xác định được thời gian chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt của bên mua điện;

b) Nếu không xác định được chính xác thời gian chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là bốn chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện, kể cả kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.

3. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian công tơ điện bị mất hoặc ngừng hoạt động thì tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của ba chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất đến ngày công tơ điện được phục hồi hoạt động.

4. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải theo quy định tại khoản 5 Điều 23 của Luật Điện lực là Sở Công nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức khác do hai bên thoả thuận.

Điều 15. Mua bán điện với nước ngoài

1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Điện lực là Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Công nghiệp xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 16. Giá bán lẻ điện

1. Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện mua buôn điện năng thông qua hệ thống điện quốc gia để bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện thực hiện theo mức giá trong biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Giá bán lẻ điện do đơn vị phát điện độc lập bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện do hai bên thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá trong biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Giá bán lẻ điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh do bên mua và bên bán thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá trong biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh được quy định như sau:

a) Mua điện thông qua hợp đồng có thời hạn theo giá do hai bên thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá trong biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Mua điện giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao dịch theo giá do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố.

Điều 17. Lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện

1. Cơ quan điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và khách hàng về biểu giá bán lẻ điện.

2. Bộ Công nghiệp hướng dẫn về trình tự, thủ tục lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện.

Điều 18. Thời hạn thẩm định và quyết định biểu giá bán lẻ điện

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về biểu giá bán lẻ điện.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biểu giá bán lẻ điện đã có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và văn bản thẩm định của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phê duyệt biểu giá bán lẻ điện.

3. Trường hợp cần kéo dài thời gian thẩm định biểu giá bán lẻ điện, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho cơ quan trình biểu giá bán lẻ điện. Thời gian kéo dài tối đa không quá 15 ngày làm việc so với thời gian quy định.

4. Bộ Công nghiệp hướng dẫn phương pháp lập, thẩm tra và trình duyệt biểu giá bán lẻ điện.

Điều 19. Công bố biểu giá bán lẻ điện

1. Cơ quan điều tiết điện lực có trách nhiệm công bố biểu giá bán lẻ điện mới sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.

2. Đơn vị điện lực phải niêm yết biểu giá bán lẻ điện tại trụ sở chính và các địa điểm giao dịch.

Điều 20. Giá phát điện và giá bán buôn điện

1. Giá phát điện và giá bán buôn điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn do các đơn vị điện lực quyết định theo thoả thuận giữa bên mua điện và bên bán điện nhưng không được vượt quá khung giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trong điều kiện các đơn vị phát điện và bán buôn điện phải phụ thuộc lẫn nhau mà không thể thay thế được và không có cạnh tranh trên thị trường, theo đề nghị của bên mua điện hoặc bán điện khi các bên này không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng mua bán điện có thời hạn hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật hiện hành. Kết quả hiệp thương giá do các bên thoả thuận được sử dụng làm căn cứ để bên mua điện và bên bán điện ký kết hợp đồng mua bán điện có thời hạn.

3. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà các bên vẫn chưa thoả thuận được mức giá thì sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp quyết định mức giá tạm thời để làm căn cứ thi hành cho đến khi bên mua điện và bên bán điện thoả thuận được mức giá chính thức.

Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật hiện hành;

b) Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, sản xuất phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sản xuất điện ít nhất năm năm. Đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành phải được đào tạo và kiểm tra quy trình vận hành và quy trình an toàn.

2. Tổ chức hoạt động truyền tải, phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm hiện hành đáp ứng được các yêu cầu của công tác bảo dưỡng, sửa chữa kiểm tra các tuyến đường dây tải điện, các trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù trong hệ thống truyền tải, phân phối điện;

b) Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực truyền tải, phân phối điện ít nhất năm năm. Đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành phải được đào tạo và kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện phải đáp ứng điều kiện sau:

Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, sản xuất phải có bằng cấp chuyên ngành về điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh điện ít nhất năm năm. Công nhân trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành và được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo ngạch bậc quy định.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động bán điện ở nông thôn phải đáp ứng điều kiện sau:

Người trực tiếp vận hành sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện, có giấy chứng nhận do cơ sở dạy nghề cấp, có năng lực chuyên môn, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được Sở Công nghiệp cấp thẻ an toàn để làm việc trong lưới điện nông thôn.

5. Tổ chức tư vấn chuyên ngành điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đội ngũ chuyên gia phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn;

b) Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chính của tổ chức tư vấn phải có trình độ đại học trở lên, có thời gian làm việc trong lĩnh vực tư vấn ít nhất năm năm.

Điều 22. Nội dung giấy phép hoạt động điện lực

Giấy phép hoạt động điện lực cấp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải xác định rõ những nội dung quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 35 của Luật Điện lực, cụ thể như sau:

1. Hoạt động phát điện:

a) Công suất lắp đặt và chế độ làm việc trong hệ thống;

b) Nhiên liệu hoặc nguồn nước sử dụng;

c) Đào tạo và sử dụng lao động;

d) An toàn.

2. Hoạt động truyền tải, phân phối điện:

a) Cấp điện áp và địa bàn hoạt động;

b) Năng lực truyền tải điện, phân phối điện và địa bàn hoạt động;

c) Đào tạo và sử dụng lao động;

d) An toàn.

Điều 23. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

1. Thời hạn của giấy phép hoạt động phát điện phù hợp với công nghệ của từng loại nhà máy điện và theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép nhưng không quá 50 năm.

2. Thời hạn của giấy phép hoạt động truyền tải điện theo đề nghị của tổ chức xin cấp giấy phép nhưng không quá 30 năm.

3. Thời hạn của giấy phép hoạt động phân phối điện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép nhưng không quá 20 năm.

4. Thời hạn của giấy phép hoạt động bán buôn điện và bán lẻ điện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép nhưng không quá 10 năm.

5. Thời hạn của giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực theo đề nghị của tổ chức xin cấp giấy phép nhưng không quá 10 năm.

Điều 24. Sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Giấy phép được sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung được quy định trong Giấy phép hoạt động điện lực tại Điều 35 của Luật Điện lực.

2. Vì mục đích bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội và phúc lợi công cộng, cơ quan cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực về truyền tải điện, phân phối điện. Việc sửa đổi hoặc bổ sung đó phải phù hợp với khả năng của đơn vị được cấp giấy phép.

Điều 25. Trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi cho cơ quan cấp giấy phép ba bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 33 của Luật Điện lực và hướng dẫn cụ thể của Bộ Công nghiệp đối với từng loại hình hoạt động điện lực; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị điện lực biết hồ sơ đã hợp lệ hoặc không hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép phải phải nêu rõ lý do và các yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin có liên quan để hoàn thiện hồ sơ.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động yêu cầu đơn vị điện lực phải sửa đổi, bổ sung giấy phép thì trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, đơn vị điện lực phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.

Điều 26. Cấp giấy phép đối với tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực

1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Điện lực và các quy định tại Nghị định này đã có giấy phép hoạt động điện lực thì được tiếp tục thực hiện theo giấy phép đã được cấp.

2. Tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 32 của Luật Điện lực và các quy định tại Nghị định này chưa có giấy phép hoạt động điện lực phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

3. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Điện lực và các quy định tại Nghị định này được tiếp tục hoạt động trong thời hạn hai năm. Sau thời hạn trên, nếu vẫn không đủ điều kiện để cấp giấy phép hoạt động điện lực thì phải ngừng hoạt động điện lực.

Điều 27. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

1. Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể về điều kiện, trình tự thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Điều 28. Quyền được vào khu vực quản lý của bên mua điện

Người được đơn vị điện lực cử vào khu vực quản lý của bên mua điện để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41, điểm d khoản 1 Điều 43 và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Điện lực phải được cấp thẻ nghiệp vụ và phải xuất trình với bên mua điện.

Điều 29. Quy định chung về an toàn đối với trang thiết bị điện và công trình điện lực

1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện phải thực hiện theo quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sau đây:

a) An toàn về điện;

b) An toàn về xây dựng;

c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (nước, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);

d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;

đ) An toàn về môi trường sinh thái và vệ sinh lao động.

2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với những tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều cần lưu ý khác để hướng dẫn người tiêu dùng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.

3. Các công trình điện chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được thử nghiệm, hiệu chỉnh, nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn.

Điều 30. An toàn trong phát điện, truyền tải và phân phối điện

1. Khi đầu tư xây dựng các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện, chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, tổng dự toán và dự toán chi tiết được duyệt, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.

2. Trước khi đưa nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện vào vận hành khai thác, chủ các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, tải điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án.

3. Trường hợp đường dây tải điện trên không đi qua khu vực đông dân cư, có người thường xuyên sinh sống và làm việc, đơn vị quản lý vận hành không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

Điều 31. Trách nhiệm bảo đảm an toàn của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất

1. Có đầy đủ các tài liệu về quy phạm, tiêu chuẩn an toàn điện, biên soạn, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình, quy tắc, nội quy về an toàn điện áp dụng trong phạm vi cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước.

2. Lập, quản lý hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến trang thiết bị điện. Tại các vị trí vận hành phải trang bị đầy đủ các quy trình vận hành thiết bị, quy trình xử lý sự cố, quy trình an toàn thuộc các chuyên ngành liên quan, sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động cá nhân, biển báo an toàn điện và các dụng cụ phương tiện khác theo quy định.

3. Bố trí cán bộ, sử dụng lao động làm công việc liên quan trực tiếp với điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;

b) Được huấn luyện và cấp thẻ về an toàn điện.

4. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của nhà nước về bảo hộ lao động. Phải đảm bảo các điều kiện làm việc, dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc an toàn khi tiếp xúc với điện.

5. Kiểm tra và khắc phục kịp thời những thiếu sót về việc chấp hành quy trình, quy phạm về an toàn điện trong đơn vị.

6. Thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng, duy tu, nâng cấp chất lượng, đảm bảo điều kiện an toàn vận hành thiết bị.

7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao hệ số an toàn của quá trình sản xuất.

8. Khi xẩy ra sự cố, tai nạn về điện phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại và phải tổ chức điều tra phân tích nguyên nhân, kiểm điểm, xác định trách nhiệm, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn tái diễn.

9. Thực hiện việc thống kê theo dõi, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.

10. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.

Điều 32. Trách nhiệm quản lý an toàn điện

1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

a) Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy phạm, các tiêu chuẩn ngành về an toàn điện;

b) Phối hợp các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn điện giữa các Bộ, ngành, địa phương;

c) Tổ chức kiểm định chất lượng các thiết bị, dụng cụ và sản phẩm điện về tiêu chuẩn an toàn;

d) Thanh tra, kiểm tra về an toàn điện đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn điện;

b) Phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, hoàn thiện, ban hành và quản lý hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn điện.

3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Ban hành các tiêu chuẩn, quy định về lắp đặt mạng điện trong các công trình xây dựng để thống nhất áp dụng trong phạm vi cả nước;

b) Ban hành tiêu chuẩn, quy định đối với hệ thống nối đất an toàn trong các toà nhà.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và các Bộ chuyên ngành;

b) Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương;

c) Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn các hồ chứa nước phục vụ nhà máy thuỷ điện thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

d) Công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực;

đ) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hồ chứa nước của nhà máy thuỷ điện và hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.

Điều 33. Điều kiện đấu nối công trình điện lực vào lưới điện quốc gia

1. Công trình điện lực đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật và có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện về điểm đấu nối.

2. Bộ Công nghiệp quy định các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục đấu nối công trình điện lực vào hệ thống điện quốc gia.

Điều 34. Hỗ trợ đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi và hải đảo

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi và hải đảo.

Điều 35. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển điện lực.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

3. Ban hành chính sách giá điện và biểu giá bán lẻ điện.

4. Quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy phạm an toàn điện áp dụng trong hoạt động điện lực, sử dụng điện và các dịch vụ điện có liên quan.

5. Quản lý đầu tư trong hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực điện lực. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật về điện lực.

7. Quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên năng lượng phục vụ cho phát điện, bảo vệ môi trường và chính sách liên quan đến quản lý nhu cầu sử dụng điện.

8. Tổ chức hệ thống thông tin về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

9. Hợp tác quốc tế về hoạt động điện lực.

10. Thực hiện giám sát cung ứng và sử dụng điện. Kiểm tra, đề xuất các giải pháp liên quan đến thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện.

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

12. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện thực hiện các quy định của pháp luật về mua bán điện, giá điện, quản lý nhu cầu điện và sử dụng tiết kiệm điện.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện và Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về an toàn điện.

Điều 37. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 105/2005/ND-CP

Hanoi, August 17th, 2005

 

DECREE

ON GUIDING THE ELECTRICITY LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 3, 2004 Electricity Law;
At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Article 1: Application scope

This Decre details and guides the implementation of a number of articles of the Electriceity Law on large power plants of particular significance; the responsibility for investment in the construction of power stations; the management of electricity demands; the conservation of electricity; electricity sale and purchase contracts; the assurance of electric power quality; the metering of electricity, payment of electricity charges, sale and purchase of electricity with foreign countries, electricity prices; electricity activity licenses; electricity safety; supports for electricity units and contents of State management of electricity-related activities and electricity use.

Article 2: Large power plants of particcular significance:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Nuclear power plants; Large fower plants of particular

b/ Anumber of hydro-electric power plats.

2. The Ministry of Industry shall submit to the Prime Minister for approval lists of power plants defined in Clause 1 of this Article.

Article 3: Responsibilities for investment in the construction of power stations

1. Electricity-generating units shall have to invest in the construction of switching stations and transformer stations under their management, compatible with electricity- generating technological equipment and facilities for connection to the electric system, unless otherwise agreed.

2. Electricity-transmiting and distributing units shall have to invest in the construction of transformer station, switching stations and reative power-compensation statons under their management. Unless otherwise agreed.

Article 4. Construction, improvement of power grids for conservation of electricity

1. New power lines and transformer station for power transmission and distribution must be designed for use of technical and technological equipment and facilities compatible with regulations, branch standards, Vietnamese standards or equivalent or higher foreign standards, which are permitted by competent State agencies for application in Vietnamese.

2. Electricity-transmiting and distributing units shall have to map out plans and roadmaps for improvement and upgrading of power lines and transformer station for electricity transmission and distribution so as to ensure economic-technical criteria under regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The management of electricity demands provided for at Point a, Clause 1, Article 16 of the Electricity Law means activities of encouraging or guiding the change of electricity-use manners, raising the eficiency of electric equipment, combating waste and reducing loss of electric power, reducing peak loak load and load diffierence between peak hours and off-peak hours.

Article 6. Responsibilities for managament of electricity demands

1. The Ministry of Industry shall have to:

a. Elaborate and submit to the Prime Minister for approval a national target program on electricity demand management and guide and organize the implementation thereof.

b. Promulgate branch standrds and legal documents on managament of electricity demands;

c. Guide electricity units in elaborating plans and programs on management, modes of management, of electricity demands.

2. The Ministry of Science and Technology shall have to promulgate Vietnamese standards on electricity-conservation norms for electric equipment.

3. The Ministry of Construction shall have to promulgate technical standrds on effciency of electricity use in buildings.

4. The Ministry of Finance shall have to formulate financial mechanisms to encourage and support electricity demand management as wel as research and development activities related thereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Organize the management of electricity demands;

b/ Report the results of implemention of plans for electricity demand management according to regulations of the Industry Ministry.

6. Electricity-using customers shall have to particpate in the implemention of contents of electricity demand-management programs.

Article 7. Contracts of sale and purchase of electricity for daily life

1. Conditions for signing of contracts of sale and purchase of electricity for daily life:

a/ The electricity purchaser must have full civil act capacity as provided for by law and file his/her electricity-purchase written request enclosed with copy of one of the following papers: household registration book or temporary residence certificate, hous ownership certificate or hour renting contract;

b/ The electricity seller has a power grid for electricity distribution, fully capable of supplyimg electricity to meet the electricity purchaser demand.

2. The electricity seller must sign a contract and supply electricity to the electricity purchaser within seven working days affter the latter has met the conditions stipulated at Point a, Clause 1 of this Article. If having no grids for electricity distribution or overloaded grids as certified by the electricity-regulating body, the electricity seller must reply the electricity purchaser within five working days, clearly stating the expected time for electricity supply.

3. The Ministry of Industry shall issue forms of contract of sale and purchse of electricity for daily life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Violations committed by the electricity seller include:

a/ Delaying the supply of electricity after the electricity sale and purchase contract has been signed;

b/ Failing to ensure the quality and quality of electric power, the stability of electric power, the stability in the supply of electricity under signed contract, except force majeure cir cumstanes.

c/ Ceasing or reducing the supply of electricity at variance with the provision of Article 27 of the Electricity Law;

d/ Failing to notify, according to regulations, the electricity purchaser of grid incidents, except force majeure circumstances;

dd/ Delaing the supply of electricity for the customer works that have met all operation conditions;

e/ Wrongly recording electricity meter readings; wrongly calculating electricity charge amounts in bills; selling electricity at wrong prices;

g/ Using metering devices not up to the prescribed standards;

h/ Using without permission electric works of the electricity purchase for the supply of electricity to other electricity-using organizations and/or individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



k/ Delaying or refusing to pay compensations to the electricity purchaser for damage caused by the sellers fauls;

l/ Other acts of violating the regulations of electricity sale and purchase.

2. Violations committed by the electricity purchaser include:

a/ Delaying the implementation of the signed contract in case of purchasing electricity for resale to electricity-using organizations or individuals;

b/ Using electricity for purposes other than those stated in the contract;

c/ Failing to cut off electricity or reduce electricity consumption levels when so requested by the electricity seller due to force majeure incidents;

d/ Using electricity in excess of the capacity already registered in the load diagram and stated in the electricity sale and purchase contract at peak hours;

dd/ Additionally using, without permission of the electricity seller, electric sources other than those stated in the contract;

e/ Shutting down, switching off, repairing or relocating electric equipment and grid works of the electricity seller;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Damaging electric equipment or electric works of the electricity seller;

i/ Delaying the payment of electricity charges under regulations without plausible reasons;

k/ Causing incidents to the power grids of the electricity seller,

l/ Cheating in the use of electricity in any form;

m/ Delaying or refusing to pay compensation to the electricity seller for damage caused by his/her/its faults;

n/ Other acts of violating the regulations on electricity sale and purchase.

3. The Ministry of Industry shall guide the order of, and procedures for, the settlement of disputes over electricity sale and purchase contracts when concerned parties request competent agencies or organizations to settle them.

Article 9. Electric power quality

1. The electricity seller must ensure the quality of electric power supplied to the electricity purchaser according to the following criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ On frequency: Under normal conditions, the permitted frequency difference of the electric system is 0.2 Hz, compared to the nominal frequency of 50 Hz. In case of incedent is 0.5 Hz.

2. The purchaser of electricity for production, business with the maximum output of 80 kW or higher or transformer capacity of 100 kWA or higher shall have to:

a/ Register the load diagram and technological properties of electric equipment with the electricity seller;

b/ Ensure the coefficient of cosφ ≥ 0.85 at the position of electricity-metering equipment under the condition that the electric system is capable of ensuring electric power quality according to the provisions of clause 1 of this Article;

c/ Install reactive power compensation equipment in case of coefficient cosφ< 0.85 so as to raise this coeffcient to cosφ ≥0.85 or higher or purchase more reactive power from the electric system of the electricity seller.

3. In cases where the electricity purchaser is capable of generating reactive power on the electric system, the two parties may reach agreement on the purchase and sale of reactive power through a contract.

The Ministry of Indutry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, guiding the purchase and sale of reactive power provided for in this Article.

4. The electricity purchaser and seller may reach agreement on electric power quality with criteria other than those specified at Poits a and b, Clause 1 of this Article.

Article 10. Metering of electricity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When changing electricity meters, the electricity purchaser and seller must together sign minutes to certify meter readings.

3. In cases where electricity meters are lost or damaged, causing power outage, the two parties shall make minutes thereon to determine the causes thereof and the responsibilities of concerned paities. If unable to attribute power putage to the faults of the electricity purchaser, the electricity seller shall have to repair or replace old meters with new ones and continue supplying electricity to the purchaser.

Article 11. Recording of electricity meter readings

1. With regard to electricity used for daily-life purposes, the electricity seller shall record electricity meter readings once a mouth on a given date and may shift to the date before or after this date as well, excep for force majeure cases.

2. For electricity used for purposes other than daily-life purposes, the electricity seller shall record electricity smeter reading as as follows:

a/ Once a mouth, for readings of under 50,000 kWh/mouth;

b/ Twice amonth, for readings of between 50,000 and 100,000kWh/mouth;

c/ Thrice a mouth, for readings of over 100,000 kWh/mouth.

3. For the electricity purchaser that uses less than 15 kWh/mouth, the recording of electricity meter readings shall be agreed upon by the two parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The electricity saller miust ensure the accuracy of recorded electricity merter readings.

Article 12. The electricity purchasers responsibility to protect electricity meter

1. To protect electricity meters under their management as agreed upon in the electricity sale and purchase contract. To pay compensation if electricity meters are lost and pay costs of repair and expertise if such meters are damaged.

2. Not to remove or relocate electricity meters without permission. If wishing to relocate electricity merters, to get consent of the electricity seller and bear relocation costs.

Article 13. Expertise of electricity-metering equipment which is complained about

1. Provincial/municipal industry services shall be the agencies performing the State management of electricity-related activites and electricity use in localities, responsible for organizing the experties of the electricity-metering equipment at the request of the electricity purchaser accoding to the provisions of clause 3, Article 25 of the Electricity Law.

2. In dependent organizations expertizing electricity-metering equipment mean organizations with no rights and interests related to electricity sellers and purchasers, and not yet involved in the expertise of electricity-metering equipment being comlained about.

Article 14. Payment of electricity charges

1. Bills for payment of electricity charges shall be made simultaneously with the recording of electricity meter readings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If being unble to determine accurately the excessive duration, the electricity seller must return the excessive electricity charge amount corresponding to four periods of electricity meter- reading recording, including the period when electricity is being used but the reading-recording date has not come yet.

3. In cases where electricity meters have been lost or ceaased operation but the electricity purchaser still uses electricity, the payable electricity charge amount shall be calculated by multiplying the daily average electricity-comsumption amount in the three preceding periods of meter-reading by the actual number of days of electricity use. The actual number of days of electricity use shall be counted from the last day of meter-reading to the day when electricity meters resume operation.

4. Agencies and organizations compentent to organiza conciliation according to the provitions of Clause 5, Article 23 of the Electricity Law are provincia/munnitipal Industry Services or other agencies or organizations as agreed upon by the two paities.

Article 15. Sale and purchase of electricity with foreign countries

1. The authority competent to permit the sale and purche of electricity with foreigns defen\ined in Clause 1, Article 28 of the Electricity Law is the Prime Minister.

2. The Ministry of Industry shall consider electricity units requests for sale and purchase of electricity with foreign countries and submit them to the Prime Minister for decision.

Article 16. Electricity retail prices

1. The electricity retail prices applied by electricity retailers that purchase electricity retailers that purchase electricity wholesale through the national electric system for direct sale to electricity-using customers shall comply with price levels in the electricity retail price table approved by the Prime Minister.

2. The electricity retail prices applied by independent electricity-generating units that sell electricity directly to electricity-using customers shall be agreed upon by the two paities but not exceed the price brackets in the electricity retail price table approved by the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The electricity retail prices applied to major electricity-using customers in the compentitive electricity wholesale and retail markets are prescribed as follows:

a/ For electricty purchased via term contracts, such prices shall be agreed upon by the two paities but not exceed the price brackets in tne Prime Minister;

b/ For electricity purchased under spot contracts in the market at the time of transaction, such prices shall be annouced by units adminisering transactions on the electricity market.

Article 17. Consultation on electricity retail price tables

1. The electricity-regulating body shall have to organnize consultation with concerned agencies, organization and customers on electricity retail price tables.

2. The Ministry of Industry shall guide the order of, and procedures for, consultation on electricity retail price tables.

Article 18. Time limit for evaluating and deciding electricity retail price tables

1. Within 7 working days affter receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry shall have to give written evaluation of electricity retail price tables.

2. Within 15 working days affter receiving the electricity retail price tables, which have been commented by concerned ministries and branches, and the written evaluation of the Finance Ministry, the Prime Minister shall decide on the approval of such tables.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Industry shall guide measures of formulation, examination and submission for appro val of electricity retail price tables.

Article 19. Promulgation of electricity retail price tables

1. The electricity-regulating body shall have to publicize on the mass media or in ther forms of communication new electricity retail price tables affter they are approved by the Prime Minister.

2. Electriccity units must post up electricity relail price tables at thei head offices and transation spots.

Article 20. Electricity-generating and wholesaling prices

1. Electricity-generating and-wholesaling prices under forward contracts of electricity sale and purchase shall be decided by electricity units themselves according to agreement betwween electricity sellers and purchasers but not exceed the price brackets already approved by competent State agecies.

2. Under the condition thet electricity that electricity-generating and- wholesaling units are interdependent, neither substituting nor competing with one another in the market, at the request of the electricity seller or the electricity purchaser in case they fil to reach agreement on the sale and purchase price for signing a term contract on electricity sale and purchase or at the request of the Prime Minister, the Industry Ministry shall coordinate with the Finance Ministry in organizing a price negotiation according to current provisions of law. The results of price negotiation agreed upon by concerned paities shall serve as a basis for the electricity purchaser and seller to conclude forward contracts of electricity sale and purchase.

3. In cases where a price negotiation has been held but the concerned parties still fail to reach agreement on a price level, after getting censent of the Finance Ministry, the Industry Ministtry shall decide on a provisionnal price level to serve as a basis for application until the electricity seller and purchaser reach agreement on the officoal price level.

Article 21. Conditions for grant of electricity activity licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having necessary technological equipment and means, workshops and architectural works compliant with the approved technical designs, which have been buit, installed and tested and before acceptance as meeting current technical standards and regulation.

b/ Persons directly invoved in technical management and production must have university diplomas in electricity or suitable technical branch and have worked in the field of electricity production for at least 5 years. The contigent of workers derectly involved in operation must be trained and inspected in the operation and safety process.

2. Organization involved in electricity transmission and distribution must meet the following conditions:

a/ Have necessary technological equipment and means, workshops and architectural works, which are compatible with approved technical designs and have been built, installed and tested before acceptance as meeting current technical standards and regulations as well as requirements of the work maintenance, repair and inspection of transmission lines, transformer stations, swiching stations and compentions in the electricity transmissino and distrsbution system;

b/ Persons directly involved in technical management must have university diplomas in electricity branch and worked in the field of electricity transmission and distribution for at least 5 years. The contingent of workers directly involved in operation must be traned and inspected in the operation and safety process.

3. Electricity-wholesaling and retaling organizations and individuals must meet the following conditions:

Persons directly involved in technical or production management must have university diplomas in electricity branch and worked in the field of electricity techniques, production or trading for at least 5 years. Workers directly involved in operation must be trained professionally and inspected in the operation and safety process according to the prescribed gradees and ranks.

4. Organizations and individuals involved in the sale of electricity in rural areas must meet the following conditionss:

Persons dorectly involved in electricity operation and repair must be trained in electricity branch, granted certificates by job-teaching establishments, professionally qualified and drilled, tested in terms of electricity safety cards by the provincial/ municipal Industry Services to work within rural power grids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Have a contingent of experts suitable to the fields of consultancy activities.

b/ Having major exprerts with university or higher degree, who have worked in the field of consultancy for at least 5 years.

Article 22. Contens of electricity activitiy licenses

0Electricity activity licenses granted for electricity generation, transmission and distribution must clearly state the content stipuleted in Clauses 4 and 5, Article 35 of the Electricity Law. Concretely:

1.For electricity generation:

a/ The installed capacity and systems working regime;

b/ The fuel or water sources in use;

c/ The labor training and use;

d/ The safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The voltage and operation area;

b/ The electricity transmission and distribution capability and operation area;

c/ The labor training and use;

d/ The safety.

Article 23. Terms of electricity activity licenses

1. The terms of electricity generation licenses shall comply with the technologies used by power plants of each type and the requests of applying organizations or individuals but not exceed 50 years each.

2. The terms of electricity transmission licenses shall comply with the requests of applying organizations but not exceed 30 years each.

3. The terms of electricity distribution licenses shall comply with the requests of applying organizations or individuals but not exceed 20 years each.

4. The terms of electricity wholesale and retail licenses shall comply with requests of applying organizations or individuals but not exceed 10 years each.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. Amendment, supplementation of electricity activity licenses

1. Electricity activity licecses shall be amended or supplemented at the request of licensed individuals or organizations in case of la change in one of their contens defined in Article 35 of the Electricity Law.

2. For the purposo of protecting socio-economic interests and public welfare, the licensing agency shall have the right to amend or supplement electricity transmission and distribution licenses. Such amendment or suppplementation must suit the capacity of the licensees.

Article 25. Oder of, and procedures for, the grant, amendment and supplementation of electricity activity licenses

1. Organizations and individuals requesting the grant of electricity activity licenses shall each send to the licensing agrecy three dossier sets according to the provisions of Article 33 of the Electricity Law and detailed guidance of the Industry Ministry for each type of electricity-related activity; and be held responsible for the accuracy and truthfulness of the requesting dossiers.

2. Within 5 working days after receiving dossiers of request for the grant, amendment or supplementation of electricity activity licenses, the licensing agency must notify in writing the concerned electricity units of whether their dossiers are valid or invalid, In case where the dossiers are invalid, the licensing agency must clearly state the reasons and request supplementation or amendment of related data, documents or information for the completion of dossiers.

3. Within 30 working days after receiving complete and valid dossiers, the licensing agency must grant, amend or supplement electricity activity llicenses; in case of refusal, they must notify such in writing, clearly stating the reasons therefor.

4. In cases where the agency competent to grant electricity activity licenses requests electricity electricity units to ament or supplement licenses, within 15 working days after receiving its requests, the electricity units must give written replies.

Article 26. Grant of licenses to organizations and individuals being invoived in electricity-related activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals that meet all the conditions specified in Article 32 of the Electricty Law and provisions of this Decree but have no electricity activity licensis must fill in the procedures requesting the grant of such licencses in the regulations.

3. Organizations and individuals being involved in electricity-related activities but having not yet met the conditions stipulated in Article 32 of the Electricity Law and provisions of this Decree may continue operation for 2 years. Past this time limit, if they still fail to meet the conditions for the grant of electricity activity licenses, they must stop such electricity-related activites.

Article 27. Withdrawal of electricity activity licenses

1. When withdrawing electricity cativity licenses, the competent agency must clearly determine the piriod of time for electricity units to cintinue operation in order not to affect the supply of electricity to electricity-using customers.

2. Within 30 days after their licenses are withdrawn, electricity units shall have the right to complain with competent State agencies about such withdrawal.

3. The Industry Ministry shall guide in detail the conditions for, and order of, the grant, amendment, supplementation and withdrawal of electricity activity licenses for each specific domain.

Article 28. Right to engage in management sector of the electricity purchaser

Persons nominated by an electricity unit to engage in management sector of the electricity purchaser to perform tasks of inspecting, recording meter readings and contacting customers according to the provisions of Point c, Clause 1 of Article 41, Point d, Clause 1 of Aticle 41, Point d, Clause 1 of Article 44 of the Elctricity Law must be granted professional cards to the electricity purchaser.

Article 29. General provisions on safety for electric equipment and electric works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The electricity safety;

b/ The constrution safety;

c/ The safety of tecthnologies using primary energy sources(water, coal, petroleum, natural fuel gas and other foms of energy);

d/ The safety in fire and explosion prevention and fight;

e/ The safety in ecological environment and labor hygiene.

2. Newly-produced or-imported electricity equipment or facilities must accompany quality certificates or quality registration labels suitable with the law-prescribed standards and regulations and use instructions together with technical parameters, properties and utilities as well as other notes to guide consumers in prevention of electric incidents and accidents.

3. Electricity works shall be put in use only after being experimented, adjusted and tested for accetance as meeting the safety and quality standards.

Article 30. Safety in power generation, transmission and distribution

1. When investing in the constrution of power plants, stations and transmission lines, investors must have all technical designs, construction designs, construtions designs, total cost estimates and detailed estimates approved, documents on installations and constrution completion and other technical documents required by the constrution law for hand-over to operation management units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where overhead power transmission lines stretch across populated areas where people regulary reside and work, operation management units must not allow the use of overloaded lines.

Article 31. Responsibility to ensure safety of organizations and individuals using electricity for production

1. Having complete documents on electricity safety regulations and criteria; compiling, promulgating,guiding and organizing the implementation of processes, regulations and rules on electric safety, applicable within agencies and enterprises, on the basis of the States standarts and regulations.

2. Compiling, managing dossiers, history books and technical documents related to electric equipment and facilities. Operation spots must have adequate procedures for operating equuipment, handling incidents and ensuring safety in relevant branches, power grid diagrams, fire prevention and fighting regulations, operation journals, labor protection tools and devices, electric safety signbords and other tools and equipment under regulations.

3. Arranging officials, using laborers for jobs directly related to electricity, who fully meet the following cinditions:

a/ Having been professionally and technically trained according to requirements of branches and jobs;

b/ Having been drilled and granted electric safety cards.

4. Strictly implementing the State regimes and policies on labor protection. Guaranteeing working conditions as well as tools and equipment to ensure safety for individual laborers exposed to electricity in their work.

5. Inspecting and promptly remedying shortcomings in the observance of rules and regulations on electric safety in their units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Organizing research and application of technical advances and new technologies to production process.

8. In case of electricity incidents or accidants, quickly applying necessary measures to save victims and reduce losses and organizing investigation to analyze causes, reviewing, determining responsibilities, finding out subjective causes, working out preventive plans, thus preventing the re-occurrence of incidents and accidents.

9. Conducting statiscal and monitoring work, reporting electric incidents according to regulations.
10. Organizing or participating in the wide dissemination and popularization ot the work of electric safety.

Article 32. Responsibility for management of electricity

1. The Ministry of Industry shall have to:

a/ Promulgate, guide, organize the implementation of regulations and branch standards on electric safety;

b/ Coordinate activities of State management of electric safety between ministries, branches and localities;

c/ Organize the expertise of quality of electric equipment, tools and products in terms of their safety;

d/ Inspect, examine the assurance of electric safety by organizations and individuals involved in electricity-related activities and using electricity; detect and handle violations according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Manage scientific and technical research and application with respect to electric safety;

b/ Coordinate with the Industry Ministry in formulating, perfecting, promulgating and managing the system of Vietnamese standars on electric safety.

3. The Ministry of Construction shall have to:

a/ Promulgate standards and regulations on installation of electric networks in construction works for uniform application throughout the country;

b/ Promulgate standards and regulations for safe earthing systems in buildings.

4. Provincial/ municipal Peoples Committees shall have to:

a/ Perform the state management of electric safety within their respective localities under guidance and derection of the Industry Ministry and specialized ministries:

b/ Set electric safety targets for inclusion in socio-economic development and budget budget plans of localities;

c/ Organize the management and protection of safety of reservoirs in service of hydro- electric power plans under local management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Detect, prevent and prompty handle sases of illegally encroaching upon, appropriating or using reservoirs of hydro-electric power plants and safety corridors of electric works.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER

 

 

 


Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 105/2005/ND-CP of August 17, 2005, on guiding the Electricity Law

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.182

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.101.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!