Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 45/2001/NĐ-CP hoạt động điện lực và sử dụng điện

Số hiệu: 45/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/08/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45/2001/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Điện năng là hàng hoá đặc biệt. Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển điện lực. Sản xuất kinh doanh điện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều 2. Nghị định này quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện, được áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 3.

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau phải có giấy phép hoạt động điện lực:

a) Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình điện;

b) Sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định như sau:

a) Bộ Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực cho:

Các tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch, thiết kế, giám sát và các hình thức tư vấn khác đối với các dự án, công trình điện.

Doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện;

Các doanh nghiệp sản xuất điện có công suất phát điện từ 10 MW trở lên và doanh nghiệp quản lý vận hành lưới truyền tải điện có điện áp từ 110 kV trở lên;

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu điện.

b) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các tổ chức, cá nhân ngoài các tổ chức đã quy định tại điểm a, có hoạt động điện lực trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác hoặc cơ sở phát điện có công suất lắp đặt thấp hơn mức công suất do Bộ Công nghiệp quy định, thì không phải có giấy phép hoạt động điện lực.

4. Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 4. Hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đồng thời phải tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 5.

1. Việc sử dụng điện phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng. Các trường hợp cần sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Bộ Công nghiệp quy định cụ thể việc sử dụng điện trong trường hợp này.

2. Nghiêm cấm việc sử dụng điện gây nguy hiểm cho người và động vật, tài sản của nhà nước và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Điều 6. Căn cứ vào tầm quan trọng đối với quốc gia và xã hội; tổ chức, cá nhân sử dụng điện được xếp thứ tự ưu tiên để thực hiện việc điều hoà, hạn chế phụ tải khi xảy ra thiếu điện. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định thứ tự ưu tiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện trên địa bàn và thông báo cho đơn vị quản lý điện lực tỉnh, thành phố cùng địa bàn thực hiện.

Điều 7. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Hoạt động điện lực" là hoạt động nhằm tạo ra, duy trì và đưa năng lượng điện đến các tổ chức, cá nhân sử dụng dưới hình thức thương mại và các hình thức khác do Chính phủ quy định, bao gồm: các hoạt động về quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện kể cả xuất nhập khẩu điện năng.

2. "Sử dụng điện" là quá trình dùng điện cho những mục đích nhất định.

3. "Ngành điện lực" là tập hợp các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam.

4. "Hệ thống điện quốc gia" là tập hợp cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan với nhau để sản xuất, truyền tải, phân phối, điều khiển, cung ứng điện và được nhà nước giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý.

5. "Công trình điện" là tổ hợp công trình xây dựng và vật kiến trúc, trang thiết bị để phát điện, truyền tải và phân phối điện năng. Công trình điện bao gồm các nhà máy, tổ máy phát điện, các trạm biến áp, các đường dây dẫn điện và trang thiết bị đồng bộ kèm theo.

6. "Sản xuất điện" là hoạt động quản lý, vận hành các nhà máy, trạm phát điện để sản xuất ra điện năng theo tiêu chuẩn quy định.

7. "Sản xuất điện thương mại" là sản xuất của nhà máy điện sau thời kỳ vận hành thử, chính thức thực hiện việc cung ứng điện cho bên mua điện.

8. "Truyền tải điện" là hoạt động quản lý, vận hành các công trình điện để đưa năng lượng điện từ nơi sản xuất điện đến lưới điện phân phối.

9. "Lưới truyền tải điện quốc gia" là lưới truyền tải điện do nhà nước giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý.

10. "Lưới truyền tải điện ngoài hệ thống điện quốc gia" là lưới truyền tải điện do các tổ chức kinh tế khác đầu tư và quản lý, có thể vận hành độc lập hoặc đấu nối vào lưới truyền tải điện quốc gia.

11. "Phân phối điện" là hoạt động quản lý, vận hành các công trình điện để chuyển năng lượng điện từ lưới truyền tải đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện.

12. "Cung ứng điện" là quá trình đáp ứng các nhu cầu về điện theo những điều kiện nhất định cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng điện.

13. "Nguồn và lưới điện độc lập" là các cơ sở sản xuất, truyền tải, phân phối, cung ứng điện cho các khu vực riêng, được quản lý và hoạt động độc lập, có thể đấu nối hoặc không đấu nối với hệ thống điện quốc gia.

Chương 2:

QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

MỤC 1: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

Điều 8.

1. Bộ Công nghiệp tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cho từng giai đoạn 10 năm, có định hướng cho 10 năm tiếp theo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch đã được duyệt.

Trường hợp cần có sự thay đổi khác với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Bộ Công nghiệp quy định nội dung, trình tự và thủ tục xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Điều 9. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu bảo đảm cho quốc phòng, an ninh trên địa bàn của địa phương và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển điện lực của địa phương để trình duyệt theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Điều 10.

1. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước để giúp Thủ tướng xem xét, phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trừ những thành phố quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ Công nghiệp quy định nội dung đề án, trình tự thẩm định, xét duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực địa phương.

MỤC 2: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

Điều 11. Việc đầu tư phát triển các công trình điện phải tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 12. Ngoài Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư phát triển nguồn điện và khai thác công trình điện phải đáp ứng các điều kiện:

1. Trường hợp có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia:

a) Có giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật;

b) Có sự thỏa thuận với Tổng công ty Điện lực Việt Nam về điểm đấu nối và hợp đồng mua bán điện;

c) Phải tuân thủ các quy định về giá bán điện tại các khoản 2, 3 Điều 38 Nghị định này;

d) Chế độ và số giờ vận hành của nhà máy trong một năm phù hợp với chế độ vận hành của hệ thống điện quốc gia;

đ) Phải tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành của hệ thống điện quốc gia.

2. Trường hợp hoạt động độc lập với hệ thống điện quốc gia:

a) Có giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật;

b) Phải tuân thủ các quy định về giá bán điện tại các khoản 2, 3 Điều 38 Nghị định này.

3. Bộ Công nghiệp công bố danh mục các công trình điện sẽ xây dựng trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết, tham gia đầu tư xây dựng theo các hình thức do pháp luật quy định.

4. Các công trình điện đầu tư theo các hình thức: BOT, BTO, BT và một số hình thức đầu tư khác được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình tải điện cao áp, trung áp đến hàng rào khu công nghiệp, công trình của bên mua điện trừ trường hợp có thoả thuận khác. Việc đầu tư, quản lý, vận hành lưới điện hạ áp thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 51 Nghị định này.

Chương 3:

SẢN XUẤT, TRUYỀN TẢI VÀ ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN

MỤC 1: SẢN XUẤT ĐIỆN

Điều 14.

1. Nhà máy điện được đưa vào sản xuất, kinh doanh khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Xây dựng đúng thiết kế đã phê duyệt;

b) Đã được kiểm tra và nghiệm thu theo quy định của pháp luật;

c) Có giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

Điều 15. Ranh giới quản lý nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia được xác định từ điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia trở vào nhà máy điện.

Đối với các nhà máy điện độc lập có hoạt động truyền tải, phân phối và bán điện cho bên mua điện, thì ranh giới quản lý được xác định tới vị trí đặt thiết bị đo đếm để bán điện cho bên mua điện.

Điều 16. Tổ chức, cá nhân sản xuất điện có quyền:

1. Hoạt động theo nội dung đã được quy định trong giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng với các tổ chức truyền tải điện và các bên có liên quan khác.

3. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Tổ chức, cá nhân sản xuất điện có nghĩa vụ:

1. Thực hiện các nội dung ghi trong giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư, giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với bên mua điện, hợp đồng với đơn vị truyền tải, các bên có liên quan khác và các quy định của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

3. Bảo đảm sản xuất điện ổn định, an toàn và chất lượng điện năng.

4. Bảo đảm các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Điều 18. Lưới truyền tải điện được tính từ sau cầu dao hoặc máy cắt xuất tuyến của nhà máy điện đến điểm đấu sau cầu dao hoặc máy cắt của lưới truyền tải đấu vào lưới phân phối.

Ranh giới giữa lưới truyền tải điện quốc gia và lưới truyền tải điện ngoài hệ thống điện quốc gia là ranh giới tài sản của mỗi bên đầu tư.

Điều 19.

1. Lưới điện độc lập được phép đưa vào vận hành khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Xây dựng đúng thiết kế đã phê duyệt;

b) Đã kiểm tra và nghiệm thu theo quy định của pháp luật;

c) Có giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, phải thoả thuận về điểm đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Điều 20.

1. Tổ chức sở hữu lưới truyền tải có thể ký hợp đồng thuê tổ chức khác có giấy phép hoạt động điện lực quản lý vận hành.

2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực có thể ký hợp đồng thuê lưới truyền tải điện để sử dụng dịch vụ truyền tải điện năng.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động truyền tải điện:

1. Tổ chức truyền tải có quyền:

a) Kiểm tra, lập biên bản, kiến nghị xử lý hoặc tạm thời đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;

b) Kiến nghị với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia về thời gian và biện pháp khắc phục sự cố trong hệ thống điện;

c) Yêu cầu bên mua điện cung cấp các thông tin về nhu cầu điện cần mua.

2. Tổ chức truyền tải có nghĩa vụ:

a) Khai thác lưới truyền tải điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, bảo đảm chất lượng điện năng theo quy định;

b) Khi xảy ra sự cố phải nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo nguyên nhân, thời gian khắc phục cho đối tác đã ký hợp đồng biết;

c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ghi trong hợp đồng với đơn vị sản xuất, phân phối điện và các bên có liên quan khác;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 21 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Chấp hành sự điều hành thống nhất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

2. Tổ chức quản lý khai thác lưới điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn.

3. Từ chối thực hiện lệnh của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia trong trường hợp thấy mất an toàn nghiêm trọng đối với người, thiết bị nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

4. Khiếu nại với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, đối tác truyền tải điện có liên quan về độ ổn định và chất lượng điện năng của lưới truyền tải.

MỤC 3: ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Điều 23. Điều độ hệ thống điện Quốc gia là tổ chức trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam gọi là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, gồm: điều độ trung ương và điều độ miền.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam xây dựng Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét và phê duyệt.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia:

1. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia có quyền kịp thời cắt phần tử sự cố ra khỏi hệ thống khi thấy phần tử đó có nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện, sau đó phải báo cáo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.

2. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia có nghĩa vụ:

a) Xây dựng phương thức vận hành tối ưu, phương án xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia trình Tổng công ty Điện lực Việt Nam thông qua và tổ chức thực hiện;

b) Điều hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện;

c) Trong trường hợp thiếu nguồn điện, phải lập phương án cắt giảm phụ tải, báo cáo Tổng công ty Điện lực Việt Nam xem xét, phê duyệt thực hiện, phù hợp với thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này;

d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ghi trong Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia trong quan hệ với các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối điện và các bên có liên quan khác, đồng thời tuân thủ các hợp đồng mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị được ủy quyền đã ký với các bên mua bán điện;

đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Tổ chức, cá nhân có công trình điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tuân thủ sự điều hành thống nhất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và thực hiện đúng hợp đồng mua bán với các tổ chức, cá nhân được phép phân phối điện năng.

Chương 4:

MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

MỤC 1: HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

Điều 26.

1. Việc mua bán điện phải thực hiện theo hợp đồng. Hợp đồng mua bán điện là văn bản thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện. Hợp đồng mua bán điện có hai loại:

a) Hợp đồng dân sự, áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sinh hoạt thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Mẫu hợp đồng do Bộ Công nghiệp quy định;

b) Hợp đồng kinh tế, áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác, thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.

2. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng. Trong điều kiện thực tế, nếu việc cấp điện không đáp ứng nhu cầu của bên mua điện, thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết khả năng cung ứng của hệ thống điện để cùng thoả thuận trước khi ký hoặc điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp. Trường hợp không thoả thuận được, thì các bên có quyền kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Điều 27.

1. Điều kiện để ký hợp đồng dân sự mua bán điện:

a) Bên mua điện có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hay giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà;

b) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với những người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, phải thực hiện việc ủy quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự;

c) Lưới điện tiêu dùng sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

d) Hệ thống đo đếm phải được lắp đặt đúng thiết kế, kiểm định đúng tiêu chuẩn Nhà nước và kẹp chì, niêm phong theo quy định;

đ) Bên mua điện phải thanh toán chi phí lắp đặt đường dây nhánh từ lưới điện của bên bán điện vào nhà hoặc khu vực quản lý tài sản của bên mua điện.

2. Khi các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đã được thực hiện đầy đủ, trong thời hạn 07 ngày các bên phải ký hợp đồng và bên bán phải đóng điện.

Khi nhận được giấy đề nghị của bên mua mà bên bán không có đủ điều kiện bán điện, trong thời hạn 05 ngày bên bán phải có văn bản trả lời bên mua.

Điều 28.

1. Điều kiện ký hợp đồng kinh tế mua bán điện:

a) Bên mua và bên bán phải là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải có văn bản đề nghị, ghi rõ mục đích sử dụng điện, bảng kê công suất của thiết bị sử dụng điện. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của dây chuyền sản xuất;

c) Công trình điện phải được xây dựng, nghiệm thu đúng tiêu chuẩn và thiết kế được cơ quan có thẩm quyền duyệt;

d) Hệ thống đo lường phải được lắp đặt đúng thiết kế và kẹp chì niêm phong, được kiểm định, có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc tổ chức được ủy quyền.

2. Thời gian cấp điện do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 29. Bên mua điện có nguồn phát điện độc lập có thể bán điện cho hệ thống điện quốc gia khi hệ thống điện quốc gia có nhu cầu. Giá bán điện cho hệ thống điện quốc gia do hai bên thoả thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, thì mỗi bên có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Điều 30. Xuất khẩu, nhập khẩu điện được thực hiện theo các hiệp định do Chính phủ Việt Nam ký hoặc tham gia với Chính phủ các nước liên quan.

MỤC 2: TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

Điều 31. Bên bán phải đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho bên mua theo quy định sau:

1. Về điện áp:

Trong điều kiện bình thường, điện áp được phép dao động trong khoảng ±5% so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp của máy biến áp cấp điện cho bên mua hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận trong hợp đồng khi bên mua đạt hệ số công suất (cosj) ³ 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5% đến -10%.

2. Về tần số: trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số định mức là 50Hz. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, cho phép độ lệch tần số là ± 0,5Hz.

3. Trong trường hợp bên mua cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, các bên phải thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 32.

1. Trong điều kiện lưới điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định, bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải đảm bảo cosj ³ 0,85 tại điểm đặt công tơ mua bán điện.

2. Trường hợp cosj < 0,85, bên mua điện phải thực hiện các biện pháp:

a) Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng để nâng cosj đạt từ 0,85 trở lên;

b) Mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán.

3. Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên lưới, hai bên có thể thoả thuận việc mua, bán đó trong hợp đồng. Bộ Công nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

MỤC 3: ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG

Điều 33.

1. Đo đếm điện năng được thực hiện bằng các thiết bị đo đếm điện (công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp) đạt tiêu chuẩn do các tổ chức kiểm định có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì, niêm phong.

2. Chỉ những tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng mới được phép kiểm định thiết bị đo đếm điện.

Điều 34. Trường hợp bên mua sử dụng điện vào nhiều mục đích có giá điện khác nhau, mỗi đối tượng giá phải đặt riêng một công tơ đo đếm. Trường hợp không đặt riêng được phải dùng chung một công tơ, hai bên phải thỏa thuận cách tính tỷ lệ điện năng theo từng loại giá trong hợp đồng.

Điều 35.

1. Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư thiết bị đo đếm điện đã được kiểm định để bán điện cho bên mua và chịu trách nhiệm về tính hợp chuẩn và độ chính xác của các thiết bị đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh dịch vụ có các thiết bị sử dụng điện 3 pha và công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên phải được lắp đặt công tơ tác dụng và công tơ phản kháng.

3. Công tơ và các thiết bị đo lường, trang bị bảo vệ công tơ, thiết bị an toàn kèm theo là tài sản của bên bán điện; chi phí nhân công và vật liệu phụ dùng cho việc lắp đặt do bên mua điện chịu.

4. Vị trí đặt công tơ do bên mua và bên bán điện thoả thuận và phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho việc kiểm tra chỉ số công tơ của cả hai bên. Nếu hai bên không thể nhất trí về vị trí đặt công tơ, bên bán điện kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Điều 36.

1. Khi nghi ngờ công tơ chạy không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra. Chậm nhất 03 ngày sau khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra và sửa chữa xong. Bên bán điện phải trả chi phí cho việc kiểm tra, sửa chữa công tơ.

2. Nếu chưa đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa của bên bán điện, bên mua điện có quyền khiếu nại lên Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị cơ quan đó chỉ định tổ chức kiểm định độc lập để kiểm tra lại. Theo kết quả kiểm định:

a) Nếu công tơ chạy đúng, bên mua điện phải trả chi phí kiểm định;

b) Nếu công tơ chạy sai (nhanh hoặc chậm), bên bán điện phải sửa chữa lại và phải trả chi phí kiểm định và sửa chữa công tơ.

3. Trong khi chờ đợi kết quả kiểm định, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện đúng thời hạn theo chỉ số công tơ. Sau khi có kết luận của tổ chức kiểm định thì việc thanh toán phần điện năng chênh lệch được thực hiện theo Điều 40 của Nghị định này.

4. Khi thay đổi công tơ, bên mua và bên bán phải cùng ký biên bản xác nhận chỉ số công tơ.

Điều 37.

1. Bên bán điện có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm định công tơ ban đầu, kiểm định và thay thế định kỳ, đột xuất để đảm bảo công tơ hoạt động trong phạm vi sai số cho phép. Khi thay thế công tơ, bên bán phải báo cho bên mua biết;

b) Đối với công tơ đặt ngoài phạm vi quản lý tài sản của bên mua điện bị mất hoặc hư hỏng, không do lỗi của bên mua điện, thì bên bán điện phải lắp đặt công tơ khác và cấp điện lại cho bên mua điện trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xác nhận công tơ bị mất hoặc hư hỏng;

c) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt, mỗi tháng ghi chỉ số công tơ một lần, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau từ 01 đến 02 ngày. Nếu ngày ghi chỉ số công tơ trùng vào ngày nghỉ lễ, Tết, sẽ thực hiện ghi chỉ số trước hoặc sau ngày nghỉ lễ, Tết từ 01 đến 02 ngày;

d) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ quy định như sau:

Dưới 10.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ một lần trong 01 tháng.

Từ 10.000 đến 50.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ hai lần trong 01 tháng.

Trên 50.000 kwh/tháng, ghi chỉ số công tơ ba lần trong 01 tháng.

đ) Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/01 tháng, việc ghi chỉ số công tơ có thể tiến hành 03 tháng một lần. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng điện năng trong 03 tháng ít hơn 15 kWh thì ghi đúng chỉ số trên công tơ và bên bán được thu khoản chi phí cố định bằng giá trị 15 kWh theo biểu giá điện hiện hành;

e) Thông báo cho bên mua điện biết lượng điện năng đã dùng trong tháng bằng phiếu ghi chỉ số công tơ có ghi rõ họ tên của người ghi chỉ số công tơ. Khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ phải báo cho bên mua điện biết;

g) Bảo đảm tính chính xác của chỉ số công tơ đã ghi;

h) Trường hợp phát hiện bên mua điện có hành vi gian lận trong sử dụng điện bằng cách làm hư hỏng hoặc sai lệch chỉ số công tơ, bên bán điện có quyền lập biên bản về hành vi vi phạm đó và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

2. Bên mua điện phải có trách nhiệm:

a) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất, hỏng, nghi ngờ chạy không chính xác;

b) Bảo vệ công tơ đặt trong phạm vi quản lý tài sản của mình (kể cả chì niêm phong và sơ đồ đấu dây). Khi mất hoặc làm hư hỏng công tơ phải bồi thường hoặc chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định;

c) Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ. Khi có nhu cầu phải được sự đồng ý của bên bán điện mới được di chuyển công tơ sang vị trí khác. Chi phí di chuyển công tơ do bên mua điện chịu.

MỤC 4: GIÁ ĐIỆN VÀ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN

Điều 38.

1. Biểu giá điện của hệ thống điện quốc gia do Bộ Công nghiệp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân mua buôn điện năng từ hệ thống điện quốc gia để bán lại cho tổ chức, cá nhân khác phải thực hiện đúng theo biểu giá điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Giá bán điện của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực độc lập được quy định như sau:

a) Giá bán điện cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoà vào hệ thống điện quốc gia do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp đặc biệt hai bên không thoả thuận được thì kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Trường hợp bán điện trực tiếp cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện: do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp đặc biệt hai bên không thỏa thuận được thì kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Điều 39.

1. Lượng điện năng thanh toán được xác định theo các chỉ số và thông số kỹ thuật của các thiết bị đo đếm điện. Cách xác định lượng điện năng thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

2. Mức giá để thanh toán tiền điện được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.

3. Tiền điện được thanh toán bằng tiền Việt Nam. Phương thức và điều kiện thanh toán được ghi trong hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp giá điện tính bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng công bố vào ngày 01 của tháng lập hóa đơn. Việc mua bán điện trong khu chế xuất, khu kinh tế mở được thực hiện bằng loại tiền do hai bên mua, bán thỏa thuận trong hợp đồng.

4. Tiền điện thanh toán theo lần ghi chỉ số công tơ được quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.

5. Khi nhận được yêu cầu thanh toán tiền điện, nếu bên mua chưa thanh toán, thì bên bán phải gửi thông báo thanh toán tiền điện cho bên mua. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thanh toán tiền điện của bên bán, bên mua có trách nhiệm thanh toán. Quá thời hạn trên nếu bên mua chưa thanh toán thì:

a) Đối với hợp đồng dân sự: bên bán có thể thỏa thuận để bên mua được lùi ngày trả nếu bên mua có lý do chính đáng. Nếu quá hạn đã thỏa thuận mà bên mua vẫn chưa thanh toán thì bên bán có quyền tạm ngừng bán điện;

b) Đối với hợp đồng kinh tế: khi bên bán đã thoả thuận để bên mua được lùi ngày trả, bên mua phải chịu lãi suất vay thương mại kỳ hạn 3 tháng của Ngân hàng Công thương Việt Nam tính trên số tiền chậm trả kể từ ngày thứ 10. Quá hạn đã thỏa thuận mà bên mua chưa thanh toán thì bên bán có quyền tạm ngừng bán điện.

6. Đối với điện năng phục vụ thủy nông, sử dụng để tưới, tiêu cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp trồng xen canh trong vùng lúa rau màu, thời hạn thanh toán do hai bên mua bán điện thoả thuận nhưng tối đa không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện.

Điều 40. Trong trường hợp công tơ bị mất, hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động, điện năng thanh toán được xác định như sau:

Nếu công tơ chạy nhanh so với tiêu chuẩn quy định:

a) Trường hợp không xác định được chính xác thời gian chạy nhanh, bên bán điện hoàn trả lại tiền điện năng đã vượt trội, thời hạn tính toán là bốn chu kỳ ghi chỉ số công tơ, kể cả kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số;

b) Trường hợp xác định được thời gian chạy nhanh thì bên bán điện hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt của bên mua.

2. Nếu công tơ chạy chậm so với tiêu chuẩn quy định:

a) Trường hợp không xác định được chính xác thời gian chạy chậm bên bán điện được thu thêm tiền điện năng thu chưa đủ trong khoảng thời hạn không quá hai chu kỳ ghi chỉ số công tơ, kể cả kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số;

b) Trường hợp xác định được cụ thể thời gian chạy chậm và có lý do chính đáng thì bên mua phải hoàn trả số tiền điện còn thiếu cho bên bán điện.

3. Nếu công tơ ngừng hoạt động hoặc bị mất mà bên mua điện vẫn sử dụng điện thì điện năng thanh toán trong thời gian được cấp điện tạm thời không qua công tơ là điện năng bình quân ngày của ba chu kỳ ghi chỉ số công tơ liền kề trước đó nhân với số ngày được cấp điện tạm thời.

4. Trường hợp bên mua đã lắp đặt công tơ nhiều giá, trong thời gian công tơ nhiều giá bị hỏng mà chưa có công tơ thay thế thì tạm thời thay thế bằng công tơ một giá và tính tiền điện năng theo giờ bình thường.

MỤC 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN ĐIỆN

Điều 41. Bên bán điện có quyền:

1. Từ chối ký hợp đồng bán điện khi bên mua không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này.

2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện, lập biên bản nếu bên mua vi phạm hợp đồng.

3. Cắt điện trước, thông báo sau cho bên mua điện trong trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng, mất an toàn cho người, thiết bị.

4. Phát hiện và ghi nhận lại những hành vi vi phạm hành chính về hoạt động điện lực và sử dụng điện của mọi tổ chức, cá nhân và báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Ngừng bán điện một phần hoặc toàn bộ khi bên mua vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn điện theo quy định có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng cho lưới điện, đe dọa an toàn cho người và thiết bị;

b) Bên mua vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều 39 của Nghị định này;

c) Bên mua cản trở việc kiểm tra của bên bán điện trong việc thực hiện hợp đồng mua bán điện;

d) Có hành vi gian lận trong khi sử dụng điện;

đ) Sử dụng điện gây nguy hiểm cho người, động vật, tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường;

e) Cố ý làm sai lệch hoạt động của hệ thống đo lường;

g) Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Việc bán điện trở lại chỉ được tiến hành sau khi bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền khi vi phạm một trong các điểm quy định tại khoản 5 Điều này và đã trả phí đóng cắt điện theo quy định của Bộ Công nghiệp.

7. Bộ Công nghiệp quy định trình tự và thủ tục ngừng cấp điện.

Điều 42. Bên bán điện có các nghĩa vụ:

1. Bán đủ số lượng (công suất, điện năng), đảm bảo chất lượng ổn định (tần số, điện áp) cho bên mua điện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này và các thoả thuận trong hợp đồng.

2. Thông báo bằng văn bản và niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện về các quy định pháp luật có liên quan và quy định của bên bán điện mà bên mua điện cần biết để cùng thực hiện.

3. Trường hợp cắt điện theo kế hoạch cần thông báo cho bên mua điện biết ít nhất 05 ngày trước thời điểm cắt điện bằng các hình thức:

a) Gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất và tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trạm biến áp chuyên dùng;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt.

4. Tiến hành cắt điện đúng thời điểm đã thông báo. Trường hợp bên mua điện có yêu cầu thay đổi thời gian cắt điện, bên mua điện phải trao đổi với bên bán điện trước thời điểm cắt điện ít nhất 48 giờ. Bên bán điện có trách nhiệm xem xét, giải quyết hợp lý đề nghị của bên mua điện.

Nếu việc cắt điện không thể trì hoãn, bên bán điện vẫn được cắt điện theo kế hoạch nhưng phải thông báo lại cho bên mua điện biết trước 24 giờ so với thời điểm cắt điện đã thông báo.

Trường hợp bên bán điện chấp nhận thay đổi thời gian hoặc hoãn cắt điện thì phải báo cho bên mua điện biết trước 24 giờ so với thời điểm cắt điện đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Khi lưới điện bị sự cố, gây mất điện hoặc phải cắt điện khẩn cấp để xử lý tình huống nguy hiểm phải thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện với số lượng lớn, quan trọng biết và thời gian dự kiến cấp điện trở lại.

6. Phải tiến hành xử lý sự cố trong thời gian 02 giờ kể từ khi bên mua điện báo mất điện; trường hợp không thực hiện được thời hạn trên thì phải thông báo kịp thời cho bên mua điện.

7. Bồi thường cho bên mua những thiệt hại do bên bán gây ra theo quy định và thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

8. Thực hiện ký hợp đồng và bán điện theo quy định tại các Điều 27, 28 của Nghị định này.

9. Thỏa thuận với chủ sở hữu khi sử dụng công trình điện của bên mua để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác.

10. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA ĐIỆN

Điều 43. Bên mua điện có quyền:

1. Được lựa chọn bên bán điện.

2. Yêu cầu bên bán điện ký hợp đồng bán điện khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Nghị định này.

3. Yêu cầu bên bán điện cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng và thời gian cấp điện ghi trong hợp đồng.

4. Yêu cầu bên bán điện xử lý ngay sự cố mất điện hoặc khi có nguy cơ đe dọa gây sự cố mất điện, không bảo đảm an toàn đối với người, tài sản và ảnh hưởng xấu tới môi trường.

5. Yêu cầu bên bán điện cung cấp hoặc giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc mua bán điện.

6. Yêu cầu bên bán điện bồi thường những thiệt hại do lỗi của bên bán gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Nghị định này.

7. Phối hợp với bên bán điện kiểm tra việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên bán điện không thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng, thì đề nghị bên bán xác nhận bằng văn bản và cùng có biện pháp xử lý.

Điều 44.

1. Bên mua điện có nghĩa vụ:

a) Đăng ký nhu cầu sử dụng điện với bên bán điện, ký hợp đồng và thực hiện đầy đủ các quy định và thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;

b) Giảm ngay công suất đang sử dụng xuống công suất hạn chế theo thông báo của bên bán điện khi có những lý do bất khả kháng xảy ra với hệ thống điện;

c) Sử dụng điện đúng kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm;

d) Thông báo ngay cho bên bán điện khi phát hiện thiết bị đo đếm bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác;

đ) Thông báo bằng văn bản cho bên bán điện trước 15 ngày nếu có yêu cầu thay đổi các điều khoản trong hợp đồng để cùng thảo luận về việc sửa đổi hợp đồng;

g) Thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được thông báo của bên mua điện; bên bán điện cùng với bên mua điện tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định;

h) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán điện kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện, thực hiện các yêu cầu và kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

i) Bồi thường cho bên bán những thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật và các thoả thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện;

k) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện không được bán điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác nếu không được sự đồng ý của bên bán điện; trừ trường hợp đặc biệt cần giải quyết những nhu cầu đột xuất cũng như sự cố, nhưng phải báo ngay cho bên bán điện biết.

Chương 5:

CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 45.

1. Ranh giới đầu tư và quản lý lưới điện giữa bên bán điện và bên mua điện cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao gọi tắt là khu công nghiệp là ranh giới đất đai của khu công nghiệp do cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Điểm đấu nối lưới điện và hình thức đấu nối do hai bên thoả thuận bằng văn bản.

Điều 46.

1. Điện cho khu công nghiệp có thể được cung cấp từ nguồn điện của hệ thống điện quốc gia hoặc từ các nguồn điện độc lập của các tổ chức, cá nhân khác sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Công nghiệp.

2. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi khu công nghiệp, chủ đầu tư khu công nghiệp phải thoả thuận với bên bán điện về phương án cấp điện cho khu công nghiệp. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu công nghiệp, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải ký bản cam kết với bên bán điện về nhu cầu sử dụng điện trong từng thời gian. Việc cung cấp điện cho khu công nghiệp chỉ được thực hiện sau khi tổ chức kinh doanh điện trong khu công nghiệp ký hợp đồng mua điện với bên bán điện.

3. Chủ đầu tư công trình điện trong khu công nghiệp có quyền ký hợp đồng thuê quản lý vận hành và sửa chữa hệ thống điện của mình với đơn vị có giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 47. Việc đầu tư xây dựng lưới điện trong khu công nghiệp phải phù hợp với mục tiêu dự án đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch cấp điện của khu công nghiệp do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

Điều 48. Việc bán điện của nhà máy độc lập ra ngoài khu công nghiệp phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư cho phép, sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công nghiệp.

Điều 49. Chỉ các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động điện lực mới được mua bán điện trong khu công nghiệp. Trường hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia để bán lại thì giá mua bán điện thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định này.

Chương 6:

CUNG ỨNG ĐIỆN CHO NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO

Điều 50. Việc đầu tư phát triển và quản lý lưới điện nông thôn, miền núi và hải đảo (sau đây gọi là lưới điện nông thôn) được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Lưới điện nông thôn là kết cấu hạ tầng, được đầu tư theo phương châm "Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm", đa dạng hoá phương thức đầu tư và quản lý cung ứng điện.

2. Chủ đầu tư xây dựng lưới điện tại các địa phương thuộc danh mục B và C quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định này.

3. Giá trần bán điện sinh hoạt đến hộ gia đình sử dụng điện ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức giá cụ thể cho từng vùng.

4. Tổ chức quản lý điện nông thôn mua điện từ hệ thống điện quốc gia để bán trực tiếp đến các hộ dân nông thôn dùng cho sinh hoạt được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn được thực hiện như sau:

1. Đường dây tải điện trung áp và trạm biến thế hạ áp do Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư và quản lý, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.

2. Đường dây trục hạ áp được đầu tư bằng các nguồn vốn huy động của địa phương.

3. Nhánh rẽ từ đường trục hạ áp đến địa điểm sử dụng điện do tổ chức, cá nhân sử dụng điện đầu tư.

4. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng đường trục hạ áp và nhánh rẽ vào nhà dân cho vùng miền núi khu vực II, III, các xã biên giới, các gia đình thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Các địa phương miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không có khả năng đưa điện lưới quốc gia tới hoặc việc đưa điện lưới quốc gia đến không có lợi về mặt kinh tế, thì khi xây dựng nguồn điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, điện điezen, điện dùng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng khác được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng và được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

Điều 52. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm:

1. Ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

2. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch và kế hoạch dài hạn phát triển điện lực.

3. Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công trình điện theo phân cấp quản lý.

4. Cấp giấy phép hoạt động điện lực.

5. Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

6. Ban hành biểu giá bán điện.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

8. Hợp tác quốc tế và quản lý xuất nhập khẩu trong lĩnh vực hoạt động điện lực.

9. Kiểm tra, thanh tra an toàn các công trình điện.

10. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân ngành điện; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân trong việc sử dụng điện và bảo vệ công trình điện.

11. Khen thưởng và xử phạt trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Điều 53.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Công nghiệp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

b) Tổ chức xây dựng, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phê duyệt quy hoạch điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại;

c) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền;

d) Thực hiện trách nhiệm của Bộ quản lý nhà nước đối với ngành điện trong công tác đầu tư xây dựng các công trình điện theo phân cấp của Chính phủ;

đ) Ban hành và kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành điện;

e) Thực hiện thanh tra chuyên ngành, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo thẩm quyền;

g) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý xuất, nhập khẩu và hợp tác quốc tế về hoạt động điện lực;

h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra an toàn các công trình điện;

i) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc xem xét, giải quyết về giá điện, đầu tư, tài chính, lao động tiền lương, bảo vệ môi trường, đào tạo chuyên môn nghề nghiệp và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động điện lực và sử dụng điện;

k) Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện năng.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của Chính phủ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi địa phương theo quy định của Chính phủ. Sở Công nghiệp là cơ quan giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.

Điều 54. Thanh tra Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của Chính phủ.

Chương 8:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 55. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển ngành điện Việt Nam thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Các hành vi sau đây bị coi là vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện:

1. Hoạt động điện lực không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và giấy đăng ký kinh doanh; hoạt động điện lực không đúng nội dung và thời hạn ghi trong giấy phép hoạt động điện lực và giấy đăng ký kinh doanh; hoạt động điện lực khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoặc tước quyền.

2. Cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hoặc từ chối, trì hoãn cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Bộ Công nghiệp.

3. Đầu tư phát triển điện lực không đúng các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực.

4. Vi phạm quy trình, quy phạm trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện; không chấp hành lệnh của cơ quan điều độ hệ thống điện các cấp.

5. Các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của bên bán điện bao gồm:

a) Trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán điện khi đã đủ điều kiện mua bán điện; trì hoãn việc cấp điện sau khi hợp đồng mua bán điện đã ký;

b) Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Đóng cắt điện không đúng lịch thông báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này;

d) Không thông báo theo quy định cho bên mua về sự cố lưới điện và trì hoãn việc sửa chữa lưới điện khi có sự cố, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Trì hoãn việc đóng điện vào công trình đã có đủ điều kiện vận hành mà không có lý do chính đáng;

e) Ghi chỉ số điện năng sai, tính hoá đơn sai, bán sai giá quy định;

g) Sử dụng thiết bị đo đếm không đạt tiêu chuẩn quy định;

h) Tự ý sử dụng công trình điện của bên mua để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;

i) Cắt điện của khách hàng trong diện không phải hạn chế khi thiếu điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này;

k) Cản trở cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra việc bán điện;

l) Không thực hiện quy định về cung cấp thông tin cho bên mua điện tại khoản 2 và 3 Điều 42 của Nghị định này;

m) Trì hoãn hoặc không chịu bồi thường cho bên mua theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

n) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

6. Các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của bên mua điện bao gồm:

a) Trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán điện khi đã đủ điều kiện mua bán điện, trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện;

b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;

c) Không thực hiện cắt giảm công suất khi có yêu cầu của bên bán do sự cố bất khả kháng;

d) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;

đ) Tự ý sử dụng thêm nguồn điện khác của bên bán ngoài nguồn đã ghi trong hợp đồng; trừ trường hợp bên mua điện là tổ chức, cá nhân mua buôn điện để bán lại cho tổ chức cá nhân khác;

e) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác qua công trình điện của mình mà không được sự đồng ý của bên bán;

g) Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán;

h) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;

i) Làm hỏng thiết bị điện và công trình điện của bên bán;

k) Chậm trả tiền theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 39 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng;

l) Gây sự cố hệ thống điện của bên bán;

m) Vi phạm các quy định về an toàn hành lang lưới điện;

n) Sử dụng điện gây nguy hiểm cho người, động vật, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;

o) Gian lận trong việc sử dụng điện dưới mọi hình thức;

p) Cản trở cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện;

q) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

r) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Điều 57.

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 56 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện bị xử lý như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bị xử phạt hành chính theo Nghị định của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng;

c) Cá nhân vi phạm hoạt động điện lực và sử dụng điện mà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền, mức xử phạt và việc quản lý sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt.

Điều 58.

1. Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương theo thẩm quyền.

2. Thanh tra chuyên ngành điện lực và các cơ quan có thẩm quyền khác có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của pháp luật.

Điều 59.

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có quyết định bản án của Toà án thì thi hành theo các quyết định đó.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 60. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định khác trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Nghị định số 80/HĐBT ngày 19 tháng 7 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ cung ứng và sử dụng điện hết hiệu lực thi hành.

Điều 61. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 45/2001/ND-CP

Hanoi, August 02, 2001

 

DECREE

ON ELECTRICITY ACTIVITIES AND USE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Electric energy is a special commodity. The State exercises the unified management of electricity activities and use nationwide by law, policies, planning and plans on electricity development. Electricity production and business constitute a conditional business line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.-

1. Organizations and individuals engaged in electricity activities in the following domains must have licenses for electricity activities:

a) Consultancy on planning elaboration, electricity project designing;

b) Electricity production, transmission, distribution, trading and supply.

2. Agencies competent to grant licenses for electricity activities are stipulated as follows:

a) The Ministry of Industry shall grant electricity activity licenses to:

- Organizations providing consultancy on planning, designing, supervision and other forms of consultancy for electricity projects and works.

- Enterprises of State corporations and foreign-invested enterprises engaged in the activities of electricity production, transmission, distribution, trading and supply;

- Enterprises engaged in electricity production with an electricity generation capacity of 10 MW or more and enterprises managing the operation of electric transmission lines of 110 kV or more;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall grant electricity activity licenses to organizations and individuals other than those defined at Point a, engaged in electricity activities in the domains prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Organizations and individuals investing in the construction of electricity generation establishments for their own use without selling electricity to other organizations and individuals or electricity generation establishments with installing capacities being lower than that prescribed by the Ministry of Industry must not acquire licenses for electricity activities.

4. The Ministry of Industry shall guide the conditions, order and procedures for the granting of electricity activity licenses.

Article 4.- Electricity activities and use on the Vietnamese territory must comply with the provisions of this Decree and other relevant law provisions and at the same time with the economic, technical and environmental processes, regulations and standards promulgated by competent State bodies.

Article 5.-

1. The use of electricity must strictly comply with the purposes inscribed in the contracts. Where electricity needs to be used as a protection means, such must be permitted by competent State bodies. The Ministry of Industry shall specify the use of electricity in this case.

2. The use of electricity causing danger to people and animals, damage to the property of the State and people and adversely affecting the ecological environment is strictly forbidden.

Article 6.- Depending on their importance to the State and the society, organizations and individuals using electricity shall be arranged in a priority order for additional charge regulation and restriction in case of electricity shortage. The Peoples Committees of the provinces and centrally run cities shall determine the priority order of electricity-using organizations and individuals in their respective localities and notify the electricity-managing units of the same provinces and cities thereof for implementation.

Article 7.- In this Decree, the terms below shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. "Electricity use" means the process of using electricity for certain purposes.

3. "Electricity industry" means a group of organizations and individuals of all economic sectors, conducting electricity activities on the Vietnamese territory.

4. "National electricity system" means a group of inter-related material and technical foundations which produce, transmit, distribute, control and supply electricity and are assigned by the State to Vietnam Electricity Corporation for management.

5. "Electricity work" means a complex of architectural constructions and objects, equipment and facilities for electricity generation, transmission and distribution. Electricity works include power plants, electricity generating units, transformer stations, power transmission lines and accompanying synchronous equipment.

6. "Electricity production" means activities of managing, operating power plants, electricity generation stations for the production of electric energy according to set standards.

7. "Commercial production of electricity" means the production by power plants after the period of trial run, which officially supply electricity to the electricity buyers.

8. "Electricity transmission" means activities of managing and operating electricity works in order to carry electricity from the electricity production places to electricity distribution grids.

9. "National electricity transmission grids" are the electricity transmission grids assigned by the State to Vietnam Electricity Corporation for management.

10. "Electricity transmission grids outside the national electricity system" means the electricity transmission grids invested and managed by other economic organizations, which can operate independently or be connected to the national electricity transmission grids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. "Electricity supply" means the process of meeting electricity demands under certain conditions for organizations and individuals having demand for electricity use.

13. "Independent electricity sources and grids" mean establishments which produce, transmit, distribute and supply electricity for exclusive quarters, are managed and operate independently, which may or may not be connected with the national electricity system.

Chapter II

ELECTRICITY DEVELOPMENT PLANNING AND INVESTMENT

Section 1. ELECTRICITY DEVELOPMENT PLANNING

Article 8.-

1. The Ministry of Industry shall organize the elaboration of planning for the development of national electricity for each 10-year period, work out orientation for 10 subsequent years, submit them to the Prime Minister for ratification and manage the implementation of the ratified planning.

In cases where need be changes in the ratified electricity development planning, the Ministry of Industry shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

2. The Ministry of Industry shall prescribe the contents, order and procedures for the elaboration of national electricity development planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.-

1. The Minister of Industry shall have the responsibility to preside over and coordinate with the concerned ministries and branches in organizing the appraisal of national electricity development planning, the electricity development plannings of Hanoi and Ho Chi Minh City, and submit them to the Prime Minister for approval.

In case of necessity, the Prime Minister shall decide on the establishment of the State Appraisal Council to assist the Prime Minister in considering and approving the national electricity development planning.

2. The Minister of Industry shall organize the appraisal and approval of electricity development plannings of the provinces and centrally-run cities except the cities prescribed in Clause 1 of this Article.

3. The Ministry of Industry shall prescribe the blueprint contents, the appraisal, consideration and approval order and the management of the implementation of the local electricity development plannings.

Section 2. ELECTRICITY DEVELOPMENT INVESTMENT

Article 11.- The investment in the development of electric works must comply with the national electricity development planning and the provincial/municipal electricity development plannings already approved by competent State bodies and at the same time with the law provisions on investment and construction management.

Article 12.- Besides Vietnam Electricity Corporation, Vietnamese and foreign organizations as well as individuals investing in development of electric sources and exploitation of electric works must meet the following conditions:

1. In case of connection with the national electricity system:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Reaching agreement with Vietnam Electricity Corporation on the connection points and electricity trading contracts;

c) Having to comply with the regulations on electricity sale prices in Clauses 2 and 3 of Article 38 of this Decree;

d) The operation regime and duration of the plant in a year are compatible to the operation regime of the national electricity system;

e) Having to comply with the operation process and regulations of the national electricity system.

2. In case of operation independent from the national electricity system:

a) Having investment license or investment decision, permit for electricity activities and other permits as prescribed by law;

b) Having to comply with the regulations on electricity sale prices in Clauses 2 and 3 of Article 38 of this Decree.

3. The Ministry of Industry shall announce the list of electricity projects to be built under the national electricity development planning so that domestic and foreign investors know and participate in the construction investment in forms prescribed by law.

4. The electricity projects with investment in forms of BOT, BTO, BT and a number of other investment forms shall enjoy preferences as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

ELECTRICITY PRODUCTION AND TRANSMISSION AND REGULATION OF ELECTRICITY SYSTEM

Section 1. ELECTRICITY PRODUCTION

Article 14.-

1. Power plants shall be put into production and business when meeting the following conditions:

a) Being constructed strictly according to the approved designs;

b) Having been inspected and tested before acceptance according to law provisions;

c) Having electricity activity permit and other permits as provided for by law.

2. For case of connection with the national electricity system, the provisions in Clause 1, Article 12 of this Decree must be complied with.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For independent power plants engaged in activities of transmitting, distributing and selling electricity to the electricity buyers, the management boundary shall be determined towards the positions where are installed the measuring and counting equipment to sell electricity to the electricity buyers.

Article 16.- Electricity-producing organizations and individuals shall have the right to:

1. Conduct activities according to the contents prescribed in the investment licenses or investment decisions, electricity activity permits and other permits as prescribed by law.

2. Request the electricity transmission organizations and other concerned parties to implement the terms agreed upon in the contracts.

3. Enjoy other rights as provided for by law.

Article 17.- Electricity producing organizations and individuals shall have the duties to:

1. Implement the contents inscribed in the investment licenses or investment decisions, electricity activity permits and other permits as provided for by law.

2. Fulfill all agreements stated in the contracts signed with the electricity buyers, contracts with the electricity transmission units, other concerned parties and comply with the regulations of the National Electricity System Moderation Center.

3. Ensure the stable and safe electricity production as well as the electricity quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Submit to the inspection and supervision by State management bodies as provided for by law.

6. Fulfill all other obligations as prescribed by law.

Section 2. ELECTRICITY TRANSMISSION

Article 18.- The electricity transmission grid shall be calculated from the knife-switch or outlet line cutter of a power plant to the connection point behind the knife-switch or cutter of the transmission grid connecting to the distribution grid.

The boundary between the national electricity transmission grid and the electricity transmission grid outside the national system is the property boundary of each investing party.

Article 19.-

1. Independent electricity grids are allowed to be put into operation when satisfying the following conditions:

a) Being constructed strictly according to the approved designeds;

b) Being inspected and tested before acceptance as provided for by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case of connecting to the national electricity system, there must be agreement on connection points and the electricity trading contracts must be signed with Vietnam Electricity Corporation.

Article 20.-

1. Organizations owning the transmission grids may sign contracts to hire other organizations with electricity activity permits to manage the operation thereof.

2. Organizations and individuals engaged in electricity activities may sign contracts to rent electricity transmission grids for use of the electricity transmission services.

Article 21.- Rights and duties of organizations engaged in electricity transmission activities:

1. The electricity transmission organizations shall have the rights:

a) To inspect, make record of, propose the handling of or suspend in urgent case and report to competent bodies for handling of, acts of violating the provisions of legislation on the protection of safety of high-voltage electricity grids;

b) To propose to the National Electricity System Moderation Center the time and measures to overcome incidents in the electricity system;

c) To request the electricity buyers to supply information on the electricity volume to be bought.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To exploit the electricity transmission grids strictly according to the technical process and regulations in a safe manner, ensuring the electricity quality as prescribed;

b) Upon the occurrence of incidents, to quickly overcome them and promptly notify the cause thereof and time for remedy to the partners that have signed the contracts;

c) To fulfill all obligations inscribed in the contracts signed with electricity production and/or distribution units as well as other concerned parties;

d) To fulfill other obligations as prescribed by law.

Article 22.- Apart from the rights and obligations prescribed in Article 21 of this Decree, organizations and individuals having electricity grids connected to the national electricity system shall also have the following rights and duties:

1. To abide by the unified administration of the National Electricity System Moderation Center.

2. To organize the management of electricity grid exploitation strictly according to the safe technical process and regulations.

3. To refuse to obey the order of the National Electricity System Moderation Center if deeming that it is seriously unsafe for people and equipment, but to take responsibility before law for their decisions.

4. To complain to the National Electricity System Moderation Center, the concerned electricity transmission partners about the electricity stability and quality of the transmission grids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- The National Electricity System Moderation is an organization of Vietnam Electricity Corporation, which is called the National Electricity System Moderation Center, consisting of the central regulation and the regional regulation.

Vietnam Electricity Corporation shall elaborate the Process on National Electricity System Moderation and submit it to the Minister of Industry for consideration and approval.

Article 24.- Rights and duties of the National Electricity System Moderation Center:

1. The National Electricity System Moderation Center is entitled to cut the incident element from the system when realizing that such element threatens to cause serious unsafety for people, equipment and electricity system, then must immediately report such to the competent bodies and inform the concerned organizations and individuals thereof as provided for in the National Electricity System Moderation Process.

2. The National Electricity System Moderation Center has the duties:

a) To build up optimum operation mode and plans for handling national electricity system incidents and submit them to Vietnam Electricity Corporation for approval and implementation organization;

b) To administer the national electricity system, ensuring the electricity quality and electricity supply reliability;

c) In case of electricity source shortage, to draw up plans for cutting additional charges and report them to Vietnam Electricity Corporation for consideration, approval of implementation in conformity with the priority order prescribed in Article 6 of this Decree;

d) To fulfill all obligations inscribed in the National Electricity System Moderation Process in its relation with electricity production, transmission and/or distribution units as well as other relevant parties, and at the same time to comply with the contracts which Vietnam Electricity Corporation or authorized units have signed with the electricity sellers and/or buyers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Organizations and individuals having electricity projects connected to the national electricity system must abide by the unified administration of the National Electricity System Moderation Center and strictly comply with trading contracts signed with organizations and/or individuals licensed to distribute electricity.

Chapter IV

ELECTRICITY TRADING AND USE

Section 1. ELECTRICITY TRADING CONTRACTS

Article 26.-

1. The electricity trading must be carried out according to contracts. The electricity trading contracts are written agreements on the rights, obligations and relationships between the electricity seller and buyer. There are two types of electricity trading contract:

a) The civil contract, applicable to the electricity trading for daily-life purpose, to be performed according to the provisions of the Civil Code. The form of contract is set by the Ministry of Industry;

b) The economic contract, applicable to the electricity trading for production, business and other purposes, to be performed according to the provisions of the Ordinance on Economic Contracts.

2. The signatories to a contract shall have the responsibility to fully observe the provisions in the contract. Under practical conditions where the electricity supply fails to meet the demand of the electricity buyers, the electricity sellers must notify the former of the electricity systems supply capability so as to reach agreement before signing or adjusting the contracts to suit the situation. In case of failure to meet the demands, the parties may request the provincial/municipal Services of Industry to solve the matter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Conditions for signing civil contracts on electricity trading:

a) The electricity buyer shall file a written request for electricity purchase together with the valid copy of one of the following papers: The permanent residence book or the temporary residence certificate, the house ownership certificate, house-renting contract;

b) The electricity buyer must have full capacity for civil acts as provided for by law; for persons with their civil act capacity restricted or lost, the authorization must be made under the Civil Code;

c) The daily-life consumer electricity grids must ensure the technical standards as provided for by law;

d) The measuring and counting system must be installed strictly according to designs, inspected according to the State standards and lead-sealed off according to regulations;

e) The electricity buyer must pay the costs of installation of branch wire lines from the electricity seller’s power grids to the electricity buyer’s house or property management area.

2. When the conditions prescribed in Clause 1 of this Article are fully met, within 7 days the parties must sign contracts and the sellers must switch on the electricity.

When receiving the written requests from the buyers but the sellers have no conditions to sell electricity, within 5 days, the sellers shall have to reply the buyers in writing.

Article 28.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The buyers and the sellers must be legal persons or individuals that have business registration papers as provided for by law;

b) The electricity buyers being organizations and/or individuals that use electricity must have the written request, clearly stating the electricity use purposes and make lists of capacities of equipment consuming electricity. For organizations or individuals that use electricity with the use capacity of between 80 kW or more or have the transformers of 100 kVA or more must register the additional charge diagram and the technical and technological characteristics of the production chain;

c) Electricity projects must be constructed and tested before acceptance strictly according to standards and designs already approved by competent bodies;

d) The measuring system must be installed strictly according to designs, lead-sealed, inspected and given the standard certificates granted by State management bodies in charge of measuring standards and quality or the authorized organizations.

2. The time for electricity supply shall be agreed upon by both parties in the contracts.

Article 29.- The electricity buyers that have independent electricity generation sources may sell electricity to the national electricity system when so requested by the latter. The prices of electricity sold to the national electricity system shall be agreed upon by the two parties. Where the two parties fail to reach any agreement, each party may request a competent State body to settle it.

Article 30.- The electricity export and import shall be carried out under the agreements signed or acceded to by the Vietnamese Government with the Governments of concerned countries.

Section 2. ELECTRICITY QUALITY STANDARDS

Article 31.- The sellers must ensure the quality of electricity supplied to the buyers according to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under normal conditions, the voltage may fluctuate within ±5% compared to the designated voltage and determined at the secondary side of the transformer supplying electricity to the buyer or at other positions agreed upon by the two parties in the contract when the buyer reaches the capacity coefficient (cos φ) ≥0.85 and comply with the additional charge diagram agreed upon in the contract.

In cases where the electricity grids are unstable, the voltage may fluctuate between + 5% and - 10%.

2. Regarding the frequency: Under normal conditions, the electric system frequency may fluctuate within the limit of ±0.2 Hz as compared to the prescribed standard of 50Hz. In cases where the electric systems are unstable, the permitted frequency fluctuation shall be ±0.5Hz.

3. Where the buyer needs electricity with quality higher than the standards prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the parties must reach agreement thereon in the contract.

Article 32.-

1. Under the conditions where the electricity grids meet the prescribed quality, the buyer of electricity for production, business or service activities with the use capacity of 80 kW upward or the transformer of 100 KVA upward, the cos j of ≥ 0.85 must be ensured at the places where electricity meters are installed.

2. Where the cosφ is <0.85, the electricity buyer must apply the following measures:

a) Installing the resistance capacity offsetting equipment to raise cosφ to 0.85 or higher;

b) Buying more resitance capacity on the seller’s electricity system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 3. ELECTRICITY MEASUREMENT AND COUNTING

Article 33.-

1. The electricity measurement and counting shall be effected with the standard electricity measuring and counting equipment (electricity meters, current adaptor, voltage transformer) which are lead sealed by competent expertising organizations.

2. Only competent or authorized organizations defined by the General Department of Quality, Standardization and Measurement can expertise the electricity measuring and counting equipment.

Article 34.- Where the buyer of electricity for use for various purposes at different electricity prices, each price subject must have a separate measuring and counting meter. Where such meter cannot be installed and a common meter must be used, the two parties must reach agreement on ways of calculating the electricity percentage according to each type of price in the contract.

Article 35.-

1. The electricity sellers have the responsibility to install the already expertised electricity measuring and counting equipment to sell electricity to the buyers and take responsibility for such equipment’s standard compatibility and accuracy, except otherwise agreed upon by the two parties.

2. Organizations and individuals using electricity for production, business and/or service activities and having equipment that use three-phase electricity with the use capacity of 80 kW or more or transformer with capacity of 100 kVA or more must have effect meters and resistance meters installed.

3. Meters and measuring equipment, meter protection devices and accompanying safety equipment are the property of the electricity sellers; the labor costs and auxiliary materials for the installation thereof shall be borne by the electricity buyers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.-

1. When there is any doubt about the inaccuracy of meters, electricity buyers may request the electricity sellers to check it. Within 3 days at most after receiving the request from the electricity buyers, the electricity sellers shall have to inspect and fix it. The electricity sellers must pay all expenses for inspection and repair of meters.

2. If disagreeing with the results of inspection and repair by the electricity sellers, the electricity buyers may complain with the provincial/municipal Industry Services and request the latter to nominate an independent expertising organization to re-examine it. Depending on the expertise results:

a) If the meters are accurate, the electricity buyers shall have to pay the expertise costs;

b) If the meters are inaccurate (fast or slow), the electricity sellers must re-fix them and pay the expenses for expertise and repair of meters.

3. Pending the expertise results, the electricity buyers shall still have to pay the electricity charges on time according to the meters’ numbers. After the conclusions made by the expertising organization, the settlement of the difference of electricity charges shall comply with Article 40 of this Decree.

4. When changing meters, the buyers and the sellers must together sign the record confirming the meters’ numbers.

Article 37.-

1. The electricity sellers shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For meters placed outside the electricity buyers property management areas, which are lost or damaged not due to the electricity buyers faults, the electricity sellers shall have to install other meters and re-supply electricity to the buyers within no more than 7 days as from the date of making records confirming that the meters are lost or damaged;

c) For organizations and individuals using electricity for daily life purpose, to record the meters numbers once a month, permitting to change the recording date 1 or 2 days earlier or later. If the recording date falls on a holiday or Tet festival, the numbers recording shall be made 1 to 2 days before or after such holiday or Tet festival;

d) For organizations and individuals using electricity for purposes other than the daily-life activities, the recording of meters’ numbers is stipulated as follows:

- For under 10,000 kWh/month, to record the meters numbers once a month.

- Between 10,000 and 50,000 kWh/month, to record the meters numbers twice a month.

- Over 50,000 kWh/month, to record the meters’ number thrice a month.

e) For organizations or individuals that use less than 15 kWh/ month, the recording of meter’s numbers may be made once every 3 months. In cases where an organization or individual use less than 15 kWh in 3 months, the exact numbers on the meter shall be recorded and the seller may collect the electricity charge at a fixed level equal to the value of 15 kWh according to the current electricity price index;

f) To inform the electricity buyers of the electricity volumes used in the month with bills inscribing the meters’ numbers and the full names of the meters’ number recorders. In case of change of the recording date, to inform the electricity buyers thereof;

g) To ensure the accuracy of the already recorded numbers on meters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The electricity buyers shall have the responsibility:

a) To promptly inform the electricity sellers of the loss, damage or inaccuracy of meters upon the detection or doubt thereof;

b) To protect the meters (including lead seals and connection diagrams) placed within their property management areas. In case of causing loss or damage to the meters, to pay the compensation therefor or pay the costs of repair or inspection;

c) Not to disconnect and/or remove meters at their own will. When wishing to do so, there must be the consent of the electricity sellers before removing the meters to other positions. The costs of removing meters shall be borne by the electricity buyers.

Section 4. ELECTRICITY PRICES AND ELECTRICITY CHARGE PAYMENT

Article 38.-

1. The electricity price index of the national electricity system shall be elaborated by the Ministry of Industry and submitted to the Prime Minister for approval after it is appraised by the Government Pricing Committee and concerned bodies.

2. Organizations and individuals that buy wholesale electricity from the national electricity system to re-sell it to other organizations and/or individuals must strictly adhere to the electricity price index approved by the Prime Minister.

3. The electricity selling prices of organizations and individuals conducting independent electricity activities shall be prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Where electricity is sold directly to electricity users being organizations and/or individuals, it shall be agreed upon by the two parties in the contracts. In special cases where the two parties fail to reach agreement thereon, it shall be proposed to the competent State body for solution.

Article 39.-

1. The paid electricity volume shall be determined according to the indexes and technical parameters of electricity measuring and counting equipment. The way of determining the paid electricity volume must be clearly inscribed in the contract.

2. The price level for electricity charge payment shall comply with the provisions in Article 38 of this Decree.

3. The electricity charges shall be paid in Vietnamese currency. The payment mode and conditions shall be inscribed in the electricity trading contracts. Where the electricity charges are calculated in foreign currency(ies), such foreign currency(ies) shall be converted into Vietnamese currency at the average exchange rates on the inter-bank foreign currency market, announced on the first day of the month when the bill is made. The electricity trading in export processing zones, open economic zones shall be effected in the type of currency agreed upon by the buyer and the seller in the contracts.

4. The electricity charges shall be paid according to the time of recording the numbers on meters as provided for at Points c, d and e of Clause 1, Article 37 of this Decree.

5. Upon receiving the request for payment of electricity charge, if a buyer has not yet made the payment, the seller shall have to send the electricity charge payment notice to the buyer. Within 7 days after receiving the notice of the seller, the buyer shall have to make the payment. If past the above-said time limit the buyer still fails to make the payment:

a) For civil contracts: the seller may agree to let the buyer delay the payment if the latter has plausible reasons. If past the agreed time limit the buyer still fails to make the payment, the seller may suspend the electricity sale;

b) For economic contracts: when the seller has reached agreement with the buyer on the payment delay, the buyer shall have to pay the three-month commercial loan interest of Vietnam Bank for Industry and Commerce on the delayed payment amount counting from the 10th date. If past the agreed time limit the buyer still fails to make the payment, the seller may suspend the electricity sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.- Where a meter is lost, operates inaccurately or stops working, the paid electricity volume shall be determined as follows:

1. If the meter runs fast as compared to the prescribed standards:

a) In cases where the fast-running duration cannot be determined, the electricity seller shall refund the overpaid electricity charge amounts, with the calculation time limit being four cycles of recording the numbers on the meters, including the current electricity-using cycle which has not yet reached the date of numbers recording;

b) In cases where the fast-running duration can be determined, the seller shall refund the electricity charge amount actually collected in excess from the buyer.

2. If a meter runs slow as compared to the prescribed standards:

a) In cases where the slow-running duration cannot be determined accurately, the electricity seller may additionally collect the electricity charge collected inadequately during the time limit of not more than two cycles of recording numbers on the meter, including the current electricity using cycle which has not yet reached the recording date;

b) In cases where the slow-running duration can be concretely determined with plausible reasons, the buyer shall have to pay the outstanding electricity charge amount to the seller.

3. If a meter stops working or is lost while the electricity buyer still uses the electricity, the paid electricity volume during the period of temporary supply of electricity without going through the meter shall be the daily average electricity volume of three preceding consecutive cycles of recording the numbers on the meter multiplied by the number of days of temporary supply of electricity.

4. In cases where the seller has installed the multi-price meter, during the time the multi-price meter is out of order without any replacement, the single-price meter shall be temporarily replaced and the electricity charge shall be calculated according to the normal hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- The electricity sellers shall have the right:

1. To refuse signing the electricity-selling contracts when the buyers fail to meet all conditions prescribed in Articles 27 and 28 of this Decree.

2. To regularly and irregularly inspect the observance of terms in the electricity trading contracts, make record of contractual breaches, if any, by the buyers.

3. To switch off electricity first, then notify such to the buyers in case of danger of causing serious incidents or unsafety to people and/or equipment.

4. To detect and record acts of administrative violation in electricity activities and use by organizations and individuals and promptly report them to competent bodies for consideration and handling according to law provisions.

5. To partly or fully stop selling electricity when buyers commit violations in one of the following cases:

a) Using equipment which fail to satisfy the electricity safety standards as provided for, thus threatening to cause serious incidents to electricity grids, unsafety to people and equipment;

b) Breaching the provisions in Clauses 5 and 6 of Article 39 of this Decree;

c) Obstructing the inspection by electricity sellers in the performance of the electricity trading contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Using electricity, thus causing danger to people, animals and property of the State and people, adversely affecting the environment;

f) Deliberately falsifying the operation of measuring and counting system;

g) Other cases at the request of the competent State bodies.

6. The electricity sale shall resume only after the buyers fully execute the competent authorities’ decisions on handling of violations prescribed in Clause 5 of this Article and pay charges for electricity switch-on and switch off under regulations of the Ministry of Industry.

7. The Ministry of Industry shall prescribe the order and procedures for stopping the electricity supply.

Article 42.- The electricity sellers shall have the duty:

1. To sell in adequate volume (capacity, electric energy), ensure stable quality (current, voltage) for the buyers according to the provisions in Article 31 of this Decree and the agreement in the contracts.

2. To make written notices and post up at electricity trading transaction places the relevant law provisions and the sellers stipulations, which the electricity buyers should know for joint implementation.

3. In case of electricity shut-off according to plans, to notify such to the electricity buyers at least 5 days before the time of electricity break in the following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Publishing announcements on the mass media for organizations and individuals using electricity for daily life.

4. To break off electricity strictly at the time already announced. In cases where the electricity buyers request the change of electricity-shut-off time, the buyers shall have to notify such to the sellers at least 48 hours before the time of electricity break. The electricity sellers shall have to consider and reasonably settle the request of the electricity buyers.

If the electricity shut-off cannot be delayed, the electricity sellers can shut-off the electricity according to plans but shall have to inform the buyers thereof at least 24 hours before the announced time of electricity shut-off.

Where the electricity seller agrees to change the time of or delay the electricity shut-off, the electricity buyers must be informed thereof 24 hours before the announced time of electricity shut-off, except for force majeure cases.

5. When electricity grid is hit by an incident, thus causing power failure or urgent electricity shut-off to handle dangerous circumstance, important organizations and individuals that use electricity in great volume must be promptly notified of such as of well as the expected time of electricity re-supply.

6. To handle the incident within 2 hours as from the time the electricity buyers report on power failure; where the incident cannot be overcome within the above-said time limit, the electricity sellers shall have to promptly inform the electricity buyers thereof.

7. To compensate the buyers for the damage caused by the sellers according to regulations and agreement in the contracts, except for force majeure cases.

8. To effect the signing of contracts and electricity sale as provided for in Article 27 and 28 of this Decree.

9. To reach agreement with owners when using the electricity projects of the buyers to supply electricity to other electricity users being organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. To fulfill other obligations as prescribed by law.

Section 6. RIGHTS AND DUTIES OF THE ELECTRICITY BUYERS

Article 43.- The electricity buyers shall have the rights:

1. To choose the electricity sellers.

2. To request the electricity sellers to sign electricity sale contracts with all conditions prescribed in Articles 27 and 28 of this Decree.

3. To request the electricity sellers to supply electricity in adequate volume, ensuring the electricity quality and supply time inscribed in the contracts.

4. To request the electricity sellers to immediately handle incidents of power failure or the danger of possible blackout, unsafety to people and property and adverse impacts on environment.

5. To request the electricity sellers to supply or recommend legal documents concerning the electricity purchase and sale.

6. To request the electricity sellers to compensate for damage caused by the seller as provided for in Clause 7, Article 42 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 44.-

1. The electricity buyers shall have the duties:

a) To register electricity use demands with the electricity sellers, sign contracts and fully comply with the provisions and agreements in the electricity trading contracts;

b) To immediately reduce the current capacity to the limited capacity according to the sellers notices upon force majeure incidents to the electricity system;

c) To use electricity strictly according to technical process, in a safe and thrifty manner;

d) To immediately inform the electricity sellers of any damage or doubtful inaccuracy of measuring and counting equipment upon the detection thereof;

e) To send written notices to the electricity sellers 15 days in advance on the requests, if any, for changes in contractual terms for joint discussion about amendments to the contracts;

f) To notify the electricity sellers 15 days in advance of the requests for termination of electricity trading contracts. Within 5 days after receiving the electricity buyers’ notices, the electricity sellers and the buyers shall proceed with the liquidation of the contracts according to regulations;

g) To create favorable conditions for the electricity sellers to inspect the performance of electricity trading contracts, the realization of requests and proposals of competent State bodies as provided for by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i) To fulfill other obligations as prescribed by law.

2. Apart from the duties prescribed in Clause 1 of this Article, the electricity buyers being organizations and individuals using electricity must not sell electricity to other electricity-using organizations and individuals if not so agreed upon by the electricity sellers, except for special cases of satisfying unexpected demands or incidents, which must, however, be reported to the electricity sellers.

Chapter V

SUPPLY OF ELECTRICITY TO INDUSTRIAL PARKS

Article 45.-

1. The investment and electricity grid management boundary between the electricity seller and the electricity buyers for the industrial parks, export processing zones and hi-tech parks, called the industrial parks for short, is the land boundary of the industrial parks, decided by the competent authorities.

2. The connection point and form shall be agreed upon in writing by the two parties.

Article 46.-

1. Electricity for industrial parks may be supplied from the electricity sources of the national electricity system or from independent electricity sources of other organizations and/or individuals after the Ministry of Industry gives its written consent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The investors in electricity projects in the industrial parks have the right to sign contracts with units licensed for electricity activities on hiring the management of the operation and repair of their electricity systems.

Article 47.- The investment in the construction of electricity grids in the industrial parks must conform to the objectives of the projects on infrastructure investment and business, already approved by the Prime Minister and the planning on electricity supply to industrial parks, approved by the People’s Committees of the provinces or centrally run cities.

Article 48.- The independent plants’ sale of electricity to subjects outside the industrial parks must be permitted by the investment licensing bodies after obtaining the consent of the Ministry of Industry.

Article 49.- Only enterprises licensed for electricity activities can buy and sell electricity in industrial parks. In cases where electricity is bought from the national electricity system for re-sale, the electricity buying and selling prices shall comply with the provisions in Clause 2, Article 38 of this Decree.

Chapter VI

ELECTRICITY SUPPLY TO RURAL, MOUNTAINOUS AND ISLAND AREAS

Article 50.- The investment in development and management of rural, mountain and island electricity grids (hereinafter called the rural electricity grids) shall be effected according to the following principles:

1. The rural electricity grids are infrastructure, with investment made according to the principle of "joint efforts of the State, people, the central government and localities", diversification of the mode of investment and management of electricity supply.

2. Investors shall construct electricity grids in localities on lists B and C prescribed in the Government’s Decree No. 51/1991/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the Domestic Investment Promotion Law (amended), may borrow preferential loan capital at interests lower than those on the State’s development investment credit loan capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The ceiling sale prices of daily-life electricity to households using rural electricity shall be prescribed by the Prime Minister. The presidents of the People’s Committees of provinces or centrally run cities shall set specific price level for each region.

4. The rural electricity managing organizations which buy electricity from the national electricity system for direct sale to rural households for use in their daily life shall enjoy tax exemption or reduction according to the provisions of law.

Article 51.- The investment in the construction or upgrading of rural electricity grids shall be effected as follows:

1. The medium-voltage transmission lines and low-voltage transformer stations shall be invested and managed by Vietnam Electricity Corporation, except otherwise provided for by the Prime Minister.

2. The low-voltage axial lines shall be invested with localities’ mobilized capital sources.

3. The branch lines from the low-voltage axial lines to electricity users’ locations shall be invested by electricity-using organizations and individuals.

4. The State shall provide funding support for construction of low-voltage axial lines and branch lines to people’s houses in mountainous areas of regions II and III, border communes, families entitled to social policies as provided for by law.

5. For mountainous, island, deep-lying, remote areas and regions facing special difficulties, where the national electricity grids cannot reach or where the introduction of electricity from the national grids is non-beneficial economically, the construction of on-spot power sources such as mini-hydro-electric power stations, diesel power plants, solar power energy and other forms of energy shall receive financial support from the State and be entitled to other preferences according to the provisions of law.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 52.- The contents of the State management over electricity activities and electricity use shall include:

1. The promulgation, direction and organization of the implementation, of legal documents on electricity activities and use.

2 The elaboration, direction and organization of the implementation, of policies, planning and long-term plans on electricity development.

3. The appraisal and approval of electricity work investment projects according to division of management responsibility.

4. Granting of permits for electricity activities.

5. Promulgation and inspection of the observation, of standards, norms, eco-technical quotas in electricity activities and use.

6. Promulgation of electricity sale price index.

7. Examination, inspection and settlement of complaints and denunciations, and handling of violations in electricity activities and use.

8. Undertaking of international cooperation and management of export and import in the field of electricity activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Provision of professional training and fostering for employees of the electricity industry; propagation and education of legislation among people on the use of electricity and the protection of electricity projects.

11. Commendation and penalties in electricity activities and use.

Article 53.-

1. The Government shall exercise the unified State management over electricity activities and use nationwide.

2. The Ministry of Industry is the body that assist the Government in performing the function of State management over electricity activities and use, having the following tasks and powers:

a) To elaborate and submit to the Government, the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on electricity activities and electricity use;

b) To organize the elaboration and appraisal of national electricity development planning and the planning on electricity development in Hanoi and Ho Chi Minh City, submit them to the Prime Minister for approval and manage the implementation thereof. To approve the electricity development plannings of the remaining provinces and centrally run cities.

c) To grant, adjust, extend, withdraw permits for electricity activities according to competence;

d) To fulfill its responsibility of State management over the electricity industry in the work of investment in the construction of electricity projects according to the responsibility assignment by the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To conduct specialized inspection, settle complaints and denunciations and handle acts of violation in electricity activities and use according to competence;

g) To coordinate with the concerned ministries and branches in the management of export, import and international cooperation regarding electricity activities;

h) To organize the examination and inspection of the safety of electricity works;

i) To propagate, educate and guide the application of measures to save electric energy.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Industry in exercising the State management over electricity activities and use according to the regulations of the Government.

4. The People’s Committees of all levels shall perform the function of State management over electricity activities and use in their respective localities according to the regulations of the Government. The provincial/municipal Industry Services shall be the bodies assisting the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to perform the function of State management over electricity activities and use in their localities.

Article 54.- The Industry Ministry’s Inspectorate shall perform the function of specialized inspection of electricity activities and use according to the regulations of the Government.

Chapter VIII

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 56.- The following acts shall be regarded as violations of legislation on electricity activities and use:

1. Conducting electricity activities without permits granted by competent bodies and business registration certificates; conducting electricity activities not according to the contents and time limits inscribed in the electricity activity permits and business registration certificates; conducting electricity activities even when having been suspended therefrom or deprived of the right therefor.

2. Granting electricity activity permits to unqualified organizations and/or individuals or refusing to grant or delaying the granting of electricity activity permits to qualified organizations and/or individuals under the regulations of the Ministry of Industry.

3. Investing in electricity development in contravention of the provisions in this Decree and other law provisions on planning and investment in electricity development.

4. Violating the process and regulations in electricity production, transmission and distribution; failing to obey the orders of electricity system regulation bodies at different levels.

5. Acts of violating the legislation on electricity activities and use by the electricity sellers shall include:

a) Delaying the signing of electricity buying contracts when the conditions for electricity trading are fully met; delaying the electricity supply after the electricity trading contracts have been signed;

b) Failing to ensure the electricity quality, volume and/or stability in electricity supply according to the signed contracts, except for force majeure cases;

c) Switching the electricity on or off not according to the announced time table, except for cases prescribed in Clause 3, Article 41 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Delaying the electricity connection to projects which have met all conditions for operation, without plausible reasons;

f) Wrongly recording the numbers on meters, wrongly inscribing the invoices, selling electricity not at the prescribed prices;

g) Using measuring and counting equipment which are below the prescribed standards;

h) Using the buyers’ electricity works without permission to supply electricity to other electricity-using organizations and/or individuals;

i) Cutting off electricity supply to customers not subject to restriction upon electricity shortage, except for cases prescribed in Clause 3, Article 41 of this Decree;

j) Obstructing competent bodies from electricity sale inspection;

k) Failing to comply with the provisions on supply of information for electricity buyers in Clauses 2 and 3 of Article 42 of this Decree;

l) Delaying or refusing to make compensations to buyers under decisions of competent bodies for damage caused by their own faults;

m) Other acts of violating the legislation on electricity activities and use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Delaying the signing of electricity trading contracts when the conditions for electricity trading are fully met, delaying the performance of signed contracts in case of electricity wholesale for resale to organizations and/or individuals using electricity;

b) Using electricity not for purposes inscribed in the contracts;

c) Failing to reduce capacity when so requested by the sellers due to force majeure incidents;

d) Using electricity beyond the capacity registered in the additional charge diagrams inscribed in the electricity trading contracts during peak hours;

e) Additionally using other electricity sources of the sellers besides the sources already inscribed in the contracts, except for cases where the electricity buyers are organizations and individuals wholesaling electricity for resale to other organizations and/or individuals;

f) Supplying electricity to other electricity- using organizations and/or individuals through their own electricity works without the sellers’ consent;

g) Shutting off, repairing, removing electricity grid equipment and facilities of the sellers;

h) Failing to liquidate contracts when not using electricity;

i) Damaging electric equipment and/or facilities of the sellers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



k) Causing incidents to electricity system of the sellers;

l) Violating the regulations on electricity grid safety corridor;

m) Using electricity and causing danger to people, animals, damaging property of the State and/or people, causing adverse impacts on environment;

n) Committing fraudulence in using electricity in any form;

o) Obstructing competent bodies from inspecting the electricity use;

p) Delaying or refusing to pay the compensations to electricity sellers under decisions of competent bodies for damage caused by their own faults;

q) Other acts of violating the legislation on electricity activities and use.

Article 57.-

1. Organizations and individuals violating the provisions in Article 56 of this Decree and other law provisions on electricity activities and use shall be handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Organizations and individuals committing acts of breaching contracts shall be handled according to the provisions of legislation on contracts;

c) Individuals violating regulations on electricity activities and use with adequate factors to constitute crimes shall be examined for penal liability; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law.

2. The sanctioning competence and levels and the management of fines for acts of breaching contracts, administrative violations in the field of electricity activities and use shall comply with the provisions of law.

The Ministry of Industry shall assume prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry in guiding the management and use of fines.

Article 58.-

1. The People’s Committees at all levels may sanction acts of administrative violations in the field of electricity activities and use in their localities according to competence.

1. The specialized inspectorate of the power industry and other competent bodies may sanction acts of administrative violations in electricity activities and use according to the provisions of law.

Article 59.-

1. Organizations and individuals that are sanctioned for administrative violations or contractual breaches may lodge their complaints about decisions on sanctioning administrative violations or contractual breaches to competent State bodies or initiate lawsuits at competent courts according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 60.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The other provisions contrary to the provisions of this Decree shall all be annulled.

Decree No. 80/HDBT of July 19, 1983 of the Council of Ministers promulgating the Regulation on electricity supply and use now ceases to be effective.

Article 61.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 45/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 về hoạt động điện lực và sử dụng điện

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.065

DMCA.com Protection Status
IP: 44.192.49.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!