Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Thú y

Số hiệu: 33/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/03/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33/2005/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2005 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THÚ Y

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Thủy sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y về:

a) Phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật;

b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

c) Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;

d) Hành nghề thú y.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thú y trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Động vật mắc bệnh là động vật nhiễm bệnh và có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đó hoặc đã xác định được mầm bệnh.

2. Động vật nghi mắc bệnh là động vật có triệu chứng, bệnh tích của bệnh nhưng chưa rõ, chưa xác định được mầm bệnh hoặc động vật ở trong vùng dịch và có biểu hiện không bình thường hoặc bỏ ăn, sốt.

3. Động vật nhiễm bệnh là động vật có biểu hiện khác thường nhưng chưa có triệu chứng của bệnh.

4. Động vật nghi nhiễm bệnh là động vật dễ nhiễm bệnh và đã tiếp xúc hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

5. Bệnh dịch động vật là một bệnh truyền nhiễm của động vật có thể lây lan thành dịch.

6. Bệnh phẩm là mẫu được lấy từ động vật sống hoặc chết, có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng được gửi tới các phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh.

7. Chẩn đoán bệnh động vật là việc sử dụng các kỹ thuật để xác định bệnh.

8. Cách ly động vật là việc nuôi động vật cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật ở cơ sở trong một thời gian nhất định để theo dõi sức khỏe của động vật và khi cần thiết phải xét nghiệm để xác định bệnh.

9. Giám sát dịch bệnh là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

10. Khống chế dịch bệnh là việc áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm sự lây lan dịch bệnh, giảm số ổ dịch, số động vật mới mắc bệnh trong ổ dịch.

11. Thanh toán bệnh động vật là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thú y và các biện pháp khác nhằm loại trừ bệnh động vật trong phạm vi nhất định.

12. Chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân là chăn nuôi ở quy mô chưa đạt tiêu chí của kinh tế trang trại theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung là cơ sở chăn nuôi của các doanh nghiệp hoặc cơ sở chăn nuôi từ quy mô trang trại trở lên.

14. Kiểm dịch viên động vật là cán bộ làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp thẻ kiểm dịch viên.

15. Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.

16. Chủ hàng là chủ sở hữu động vật, sản phẩm động vật hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm sóc động vật, sản phẩm động vật đại diện cho chủ sở hữu.

17. Chủ cơ sở là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.

18. Nguyên liệu dùng làm thuốc thú y là những chất tham gia vào thành phần cấu tạo của thuốc.

19. Thuốc thú y thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.

20. Thuốc mới là thuốc có công thức bào chế chứa hoạt chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất, thuốc có dạng bào chế mới, thuốc có chỉ định mới hoặc thuốc có đường dùng mới.

21. Vắc-xin là sản phẩm chứa kháng nguyên khi được đưa vào cơ thể động vật sẽ tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

22. Dư lượng thuốc thú y là lượng hoạt chất hoặc các sản phẩm chuyển hoá của nó còn lại trong mô bào động vật, sản phẩm động vật sau khi đã ngừng dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

23. Thời gian ngừng thuốc cần thiết là khoảng thời gian từ khi ngừng dùng thuốc đến khi giết mổ động vật, khai thác sản phẩm động vật bảo đảm dư lượng thuốc trong sản phẩm động vật không vượt quá giới hạn cho phép.

24. Độ ổn định của thuốc là khả năng duy trì được những đặc tính vốn có về vật lý, hoá học, sinh học, dược tính, độc tính của thuốc trong phạm vi giới hạn quy định khi được bảo quản trong những điều kiện xác định.

25. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là việc áp dụng những nguyên tắc, tiêu chuẩn trong sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

26. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là các chỉ tiêu về kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc.

27. Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở đã công bố và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

28. Thuốc thú y giả là sản phẩm thuốc thú y chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký sản xuất hoặc là những sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không có hoặc không đủ loại dược chất như đã đăng ký;

b) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;

c) Mạo tên, mẫu, mã số đăng ký lưu hành sản phẩm của cơ sở khác;

d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở khác.

Điều 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y

1. Ở Trung ương:

a) Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản trực thuộc Bộ Thủy sản.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y; Bộ Thủy sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

2. Ở địa phương:

a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh;

b) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp.

Điều 4. Mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn

1. Ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có nhân viên thú y. Phụ cấp cho nhân viên thú y cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, kinh phí này được lấy từ nguồn ngân sách của địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y ở các thôn, bản, ấp được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng thù lao khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y.

Điều 5. Thú y tại các cơ sở

Các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải có cán bộ chuyên môn về thú y để thực hiện công tác thú y của cơ sở và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền.

Chương 2:

PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Điều 6. Điều kiện vệ sinh thú y đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật trên cạn phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện về chuồng nuôi như sau:

a) Được xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

b) Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;

c) Có chuồng cách ly động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh;

d) Có nơi xử lý chất thải động vật bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

đ) Có biện pháp diệt loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

2. Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật dưới nước, lưỡng cư phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với nơi chăn nuôi như sau:

a) Ao, đầm nuôi động vật dưới nước, lưỡng cư phải bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm d và điểm g khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;

b) Lồng, bè, đăng quầng nuôi động vật dưới nước và lưỡng cư phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b và điểm e khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

3. Định kỳ và trước, sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu chuồng nuôi, nơi nuôi, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi.

Điều 7. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung

1. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật trên cạn phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, chuồng trại chăn nuôi như sau:

a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;

c) Có khu hành chính riêng biệt;

d) Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;

đ) Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;

e) Chuồng nuôi được xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, dễ thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

f) Khoảng cách giữa các khu chuồng nuôi phải đủ để bảo đảm thông thoáng;

g) Môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

h) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hóa chất sát trùng độc hại;

i) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

k) Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

l) Có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

2. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật dưới nước, lưỡng cư trong ao, đầm phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, khu chăn nuôi như sau:

a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có kênh cấp nước nuôi và kênh thoát nước thải riêng biệt;

c) Có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao, đầm nuôi;

d) Xử lý nước thải, chất thải rắn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra ngoài cơ sở chăn nuôi;

đ) Có khu vực vệ sinh cá nhân cách biệt với ao, đầm nuôi cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;

e) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế; dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong quá trình nuôi;

f) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

g) Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi;

h) Có biện pháp ngăn chặn người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở.

3. Cơ sở chăn nuôi tập trung động vật dưới nước, lưỡng cư trong lồng bè, đăng quầng phải đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, khu chăn nuôi như sau:

a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chất thải rắn phải được xử lý trước khi thải ra môi trường;

c) Nhà vệ sinh cá nhân tại khu chăn nuôi phải được thiết kế chống thẩm lậu ra môi trường nuôi;

d) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế; dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong quá trình nuôi;

đ) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;

e) Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi.

4. Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nước dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Thú y.

Điều 8. Vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, bãi chăn thả, chất thải động vật

1. Thức ăn chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. Thức ăn dùng cho động vật trong cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải được kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

2. Động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm, động vật chết nếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi thì trước khi dùng phải được xử lý bảo đảm vệ sinh thú y. Nếu sau xử lý vẫn không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y làm thức ăn chăn nuôi thì phải tiêu hủy.

3. Thức ăn tự chế, tận dụng phải được xử lý bảo đảm vệ sinh thú y trước khi cho động vật ăn.

4. Nước sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh thú y. Không được dùng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý để chăn nuôi động vật.

5. Xác động vật, chất thải động vật phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi bón cho cây trồng.

6. Bãi chăn thả có phun thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng phải bảo đảm đủ thời gian quy định để thuốc phân huỷ hết mới được đưa động vật ra bãi chăn.

Điều 9. Cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở

1. Động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi phải được nuôi cách ly. Thời gian nuôi cách ly tùy theo từng bệnh, từng loài động vật được quy định như sau:

a) Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn;

b) Từ 3 đến 30 ngày đối với với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu.

2. Trong thời gian nuôi cách ly phải bố trí người theo dõi, người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi riêng cho động vật cách ly.

3. Sau thời gian nuôi cách ly, động vật trên cạn khỏe mạnh thì được nhập đàn; động vật dưới nước, lưỡng cư khoẻ mạnh được đưa vào nuôi tại ao, đầm, lồng, bè, đăng quầng.

4. Động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải được xử lý kỹ thuật theo quy định đối với từng bệnh.

Điều 10. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật

1. Chủ vật nuôi động vật trên cạn phải thực hiện việc phòng bệnh bắt buộc cho động vật như sau:

a) Phòng bệnh bắt buộc bằng thuốc thú y, chế phẩm sinh học để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;

b) Chấp hành Chỉ thị tiêm phòng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, kế hoạch tiêm phòng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh và trả chi phí cho việc tiêm phòng.

Chủ vật nuôi có động vật đã được tiêm phòng bắt buộc được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng để làm căn cứ cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi có nhu cầu vận chuyển động vật;

c) Định kỳ phải dùng thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng đường máu, tẩy giun sán cho động vật;

d) Chấp hành việc bắt buộc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi động vật; diệt chuột, ruồi, muỗi và các động vật trung gian truyền bệnh khác trong khu vực chăn nuôi.

2. Chủ vật nuôi phải thực hiện việc phòng bệnh bắt buộc đối với động vật dưới nước, lưỡng cư như sau:

a) Chấp hành các quy định của Bộ Thủy sản về việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất để xử lý mầm bệnh đối với nơi nuôi (ao, lồng, bè);

b) Thực hiện các quy định về vệ sinh, khử trùng đối với thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi, thu hoạch;

c) Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với nước thải, chất thải động vật trước khi thải ra môi trường;

d) Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho động vật nuôi thông qua tắm, tiêm, cho ăn và các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan thú y.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc phòng bệnh bắt buộc cho động vật trong phạm vi địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức, chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc cho động vật, hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác.

Điều 11. Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc phòng bệnh cho động vật

1. Thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi, quy định đối với thức ăn, nước dùng cho động vật, bãi chăn thả, nơi chăn nuôi động vật, việc nuôi cách ly động vật được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 10 của Nghị định này.

2. Thực hiện việc khai báo đàn vật nuôi như sau:

a) Chủ cơ sở chăn nuôi tập trung phải khai báo với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền về chủng loại, số lượng, cơ cấu, nguồn gốc đàn vật nuôi; xuất bán động vật hoặc nhập đàn mới; tình hình dịch bệnh, việc phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật của cơ sở theo quy định của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản và khi có dịch bệnh;

b) Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật phải có sổ theo dõi việc xuất, nhập động vật, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; báo cáo với nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện về đàn vật nuôi khi có dịch bệnh.

3. Thực hiện quy định về:

a) Nuôi cách ly động vật trước khi nhập đàn;

b) Vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước dùng cho động vật;

c) Việc nuôi chung nhiều loài động vật khác nhau trong một cơ sở giống.

Điều 12. Xây dựng, quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

1. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phải theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh Thú y.

2. Vùng, cơ sở chăn nuôi được xây dựng an toàn dịch bệnh cho một hoặc nhiều loài động vật đối với một hoặc nhiều bệnh.

3. Quản lý vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật bao gồm các hoạt động sau:

a) Giám sát dịch bệnh: định kỳ báo cáo về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ động vật; định kỳ kiểm tra huyết thanh, bệnh phẩm để kịp thời phát hiện bệnh;

b) Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;

c) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất để chẩn đoán xác định bệnh; áp dụng các biện pháp dập dịch.

Điều 13. Chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật

Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật phải được xây dựng thành chương trình quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc xây dựng Chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Thú y.

Điều 14. Chữa bệnh cho động vật

1. Việc chữa bệnh cho động vật (trừ những bệnh cấm chữa theo quy định) phải được thực hiện như sau:

a) Động vật mắc bệnh phải được chữa trị kịp thời;

b) Chủ vật nuôi, nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y, bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường;

c) Thuốc dùng chữa bệnh phải bảo đảm chất lượng, có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;

d) Chỉ được sử dụng nguyên liệu làm thuốc thú y theo quy định để phòng, chữa bệnh cho động vật;

đ) Sử dụng thuốc chữa bệnh cho động vật phải bảo đảm đủ thời gian ngừng sử dụng thuốc cần thiết trước khi thu hoạch, giết mổ động vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của người hành nghề thú y;

e) Nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải sử dụng trang phục bảo hộ, phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y khi chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch.

2. Chủ vật nuôi khi phát hiện động vật mắc bệnh có trách nhiệm chữa trị theo quy định tại khoản 1 Điều này và báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương.

Điều 15. Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật

1. Chủ vật nuôi, tổ chức, cá nhân khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc thấy động vật chết nhiều mà chưa rõ nguyên nhân phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất. Trong trường hợp cần thiết lấy mẫu gửi xét nghiệm, chẩn đoán bệnh tại cơ sở chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật trực thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y hoặc cơ sở được phép hành nghề xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật.

2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y, nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được thông báo có động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết nhiều mà chưa rõ nguyên nhân phải tiến hành chẩn đoán xác định bệnh và báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp trên. Trong trường hợp cần thiết, lấy mẫu gửi xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.

3. Động vật tại các cơ sở sản xuất giống, định kỳ 6 tháng một lần phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.

4. Vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh động vật, định kỳ hàng năm phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền lấy mẫu để xét nghiệm bệnh đã đăng ký an toàn. Việc lấy mẫu để kiểm tra các bệnh khác được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 16. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật, cơ sở phẫu thuật động vật

1. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Địa điểm cơ sở phải cách xa khu dân cư, công trình công cộng;

b) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật;

c) Có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, xác động vật, bệnh phẩm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

d) Có đủ nước dùng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

2. Cơ sở phẫu thuật động vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu phẫu thuật động vật;

b) Có chuồng nuôi giữ, chăm sóc động vật trước và sau phẫu thuật;

c) Có nơi xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

d) Có đủ nước dùng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Điều 17. Biện pháp thú y đối với vùng có ổ dịch cũ, vùng đã bị dịch uy hiếp

1. Các biện pháp thú y đối với động vật trên cạn:

a) Đối với các ổ dịch cũ phải thường xuyên giám sát dịch bệnh động vật; định kỳ lấy mẫu kiểm tra huyết thanh nhằm sớm phát hiện bệnh; thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin đạt tỷ lệ 100% so với diện phải tiêm phòng; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật;

b) Đối với vùng đã bị dịch uy hiếp, tuỳ từng vùng, tính chất từng bệnh, từng loài động vật phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin trong thời hạn theo quy định.

2. Các biện pháp thú y đối với động vật dưới nước, lưỡng cư:

a) Đối với các ổ dịch cũ phải áp dụng các biện pháp khử trùng tiêu độc, phục hồi môi trường sau khi dập dịch; thường xuyên giám sát dịch bệnh động vật đã xảy ra trước đó; định kỳ lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra nhằm sớm phát hiện bệnh; thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác;

b) Đối với vùng đã bị dịch uy hiếp, tuỳ từng vùng, tính chất từng bệnh, từng loài động vật phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định.

Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi công bố dịch bệnh động vật

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch bệnh động vật trong phạm vi địa phương khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Pháp lệnh Thú y và có trách nhiệm:

a) Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh do một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản làm Phó Trưởng ban, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan làm uỷ viên;

b) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong địa phương; huy động nhân lực, vật lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố dịch bệnh động vật trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh Thú y và có trách nhiệm:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ do một lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban, lãnh đạo Cục Thú y, lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản làm Phó Trưởng ban và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện có liên quan làm ủy viên;

b) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thủy sản phối hợp với các Ban, ngành hữu quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương có dịch thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này.

3. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy sản và thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 18 của Pháp lệnh Thú y.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

Điều 19. Quản lý vùng có dịch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản phối hợp với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp ở địa phương xác định vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; thống kê, đánh dấu động vật mắc bệnh, động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công bố để tổ chức thực hiện việc cách ly động vật và áp dụng các biện pháp thú y khác.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y các cấp ở địa phương lập các chốt kiểm dịch có lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặt biển báo nơi có dịch; hạn chế việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật; hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch.

3. Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra, vào vùng có dịch.

4. Tổ chức, cá nhân không được tổ chức tham quan, triển lãm trong vùng có dịch.

Điều 20. Cách ly động vật trong vùng có dịch

1. Động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh phải được nuôi cách ly trong suốt thời gian có dịch để theo dõi, chữa bệnh hoặc xử lý thích hợp đối với từng bệnh; không được chăn thả trên các bãi chăn, nơi nuôi chung.

2. Bố trí người chăm sóc, dụng cụ chăn nuôi riêng cho động vật nuôi cách ly. Các dụng cụ, vật liệu dùng cho động vật nuôi cách ly, thức ăn thừa, chất thải động vật phải được xử lý, khử trùng tiêu độc cho đến khi hết dịch.

Điều 21. Lưu thông động vật, sản phẩm động vật trong vùng có dịch

1. Cấm đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các loại động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố. Cấm mang ra khỏi vùng có dịch các loại thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất thải động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh. Khi vận chuyển động vật tới nơi giết mổ, sơ chế bắt buộc phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y.

2. Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật dễ nhiễm bệnh dịch, sản phẩm động vật, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch thì phải được phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và phải đi theo tuyến đường do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh quy định và không được dừng lại. Sau khi đi qua vùng có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc ngay.

3. Cấm giết mổ, lưu thông, mua bán, trao đổi động vật, sản phẩm động vật trên cạn dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố.

Điều 22. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật trong vùng có dịch

1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh chỉ định loại động vật phải tiêm phòng bắt buộc và khẩn cấp tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân hành nghề thú y thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch; giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

2. Chủ vật nuôi có trách nhiệm tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương trong việc tiêm phòng bắt buộc vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật; thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại vùng có dịch bằng chất sát trùng thích hợp, đủ nồng độ, đúng kỹ thuật theo quy định đối với:

a) Nơi chăn nuôi, chăn thả, tiêu hủy, giết mổ động vật;

b) Dụng cụ chăn nuôi, giết mổ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;

c) Chất thải động vật.

3. Việc khử trùng tiêu độc phải tránh gây hại cho người, động vật và môi trường.

Điều 23. Biện pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm

1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan thực hiện các biện pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp như sau:

a) Lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên những trục đường chính để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng bị dịch uy hiếp;

b) Xác định loài động vật dễ nhiễm bệnh dịch;

c) Kiểm soát chặt chẽ việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp những động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công bố và sản phẩm của chúng;

d) Tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác theo quy định đối với từng bệnh;

đ) Tăng cường giám sát dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra, phát hiện ổ dịch mới phát sinh để kịp thời xử lý.

2. Đối với những dịch bệnh lây lan nhanh thì Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh xác định vùng đệm và thực hiện các biện pháp thú y đối với vùng đệm như sau:

a) Tăng cường giám sát dịch bệnh, thường xuyên theo dõi động vật mắc bệnh, chết chưa rõ nguyên nhân;

b) Tăng cường kiểm soát động vật, sản phẩm động vật, con giống thuỷ sản xuất phát từ vùng đệm, bảo đảm động vật, sản phẩm động vật xuất ra khỏi vùng đệm phải được kiểm dịch và không nhiễm mầm bệnh của bệnh dịch đang xẩy ra;

c) Kiểm tra huyết thanh, bệnh phẩm để phát hiện sự lưu hành của bệnh.

Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong phòng, chống dịch bệnh động vật

1. Khi có dịch bệnh động vật, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở trung ương phải kịp thời hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương các biện pháp kỹ thuật để nhanh chóng dập tắt dịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp thú y quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này.

2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

b) Kiểm tra, theo dõi nơi cách ly động vật mắc bệnh;

c) Hướng dẫn việc chữa trị cho động vật mắc bệnh;

d) Thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh nơi đã tiếp nhận động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đang xẩy ra, có nguồn gốc từ vùng có dịch để theo dõi động vật trong thời gian tối thiểu bằng thời gian ủ bệnh;

đ) Hướng dẫn chủ động vật thực hiện biện pháp xử lý theo quy định đối với động vật mắc bệnh không thể chữa khỏi được hoặc bị chết.

Điều 25. Xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

1. Việc xử lý đối với động vật trên cạn mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được quy định như sau:

a) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc đối với những động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc theo quy định. Việc tiêu huỷ động vật phải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này;

b) Việc giết mổ bắt buộc động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh chỉ định và tại đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y theo quy định;

c) Phương tiện vận chuyển động vật giết mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên đường đi và phải được khử trùng tiêu độc ngay sau vận chuyển;

d) Nơi giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc phải được xử lý, khử trùng tiêu độc sau giết mổ;

đ) Thân thịt của động vật bị giết mổ bắt buộc không được sử dụng ở dạng tươi sống, mà phải được xử lý bảo đảm vệ sinh thú y theo quy định. Những phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc không sử dụng được làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến công nghiệp thì phải tiêu hủy theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.

2. Việc xử lý đối với động vật dưới nước, lưỡng cư mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Thủy sản.

Điều 26. Tiêu huỷ động vật và sản phẩm của động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

1. Động vật mắc bệnh, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch mà theo quy định phải tiêu hủy; sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc mà không sử dụng được và các chất độn chuồng, chất thải của động vật phải được đốt hoặc chôn sâu dưới đất theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y và phải bảo đảm quy trình kỹ thuật của cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Xác động vật mắc bệnh nhiệt thán và chất độn chuồng, chất thải của chúng phải được đốt, chôn và đổ bê tông các hố chôn động vật dưới sự giám sát, chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp có thẩm quyền, theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Trong trường hợp bắt buộc phải xây dựng các công trình trên hố chôn động vật thì chủ công trình phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh trong việc đào, tiêu huỷ toàn bộ các chất trong hố chôn, vệ sinh, tiêu độc môi trường tại nơi đó. Chủ công trình phải trả mọi chi phí cho việc này.

Điều 27. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch

1. Điều kiện công bố hết dịch:

a) Động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp đã được tiêm phòng 100% hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác. Đối với động vật trên cạn phải đủ thời gian để có miễn dịch đối với bệnh đó;

b) Trong phạm vi 30 ngày tuỳ theo từng bệnh kể từ ngày con vật hoặc đàn thuỷ sản mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị giết mổ, sơ chế bắt buộc, bị tiêu huỷ hoặc lành bệnh mà không có con vật hoặc đàn thuỷ sản nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dịch đã công bố;

c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

2. Thẩm quyền công bố hết dịch:

a) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh sau khi kiểm tra đủ điều kiện công bố hết dịch thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản bằng văn bản. Sau khi được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở trung ương đồng ý thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch trong phạm vi địa phương;

b) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở trung ương sau khi kiểm tra đủ điều kiện công bố hết dịch thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố hết dịch trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản để Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người.

Điều 28. Quỹ phòng, chống dịch bệnh động vật

1. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật được lập theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thú y.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập, chế độ quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật ở trung ương và cấp tỉnh.

Chương 3 :

KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM SOÁT GIẾT MỔ; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

MỤC 1 : KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Điều 29. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh Thú y.

2. Động vật, sản phẩm động vật trên cạn có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát.

3. Động vật, sản phẩm động vật dưới nước, lưỡng cư có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch khi lưu thông trong nước phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau:

a) Động vật thương phẩm, sản phẩm động vật trước khi đưa ra khỏi huyện trong trường hợp đang xảy ra dịch bệnh tại huyện đó;

b) Động vật để làm giống trước khi đưa ra khỏi cơ sở sản xuất giống.

Điều 30. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn

1. Khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:

a) Khai báo trước ít nhất 05 (năm) ngày nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; từ 15 (mười lăm) đến 30 (ba mươi) ngày nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không có miễn dịch;

b) Khai báo trước ít nhất 03 (ba) ngày nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; 10 (mười) ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.

Trong phạm vi 02 (hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa diểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.

2. Khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam, phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Trong thời hạn tối đa là 07 (bảy) ngày, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời kết quả. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu có thẩm quyền.

3. Khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:

a) Khai báo xuất khẩu trước khi xuất hàng: ít nhất từ 15 (mười lăm) đến 30 (ba mươi) ngày đối với động vật; 10 (mười) ngày đối với sản phẩm động vật; 05 (năm) ngày trước khi gửi hàng qua đường bưu điện;

b) Khai báo nhập khẩu: ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi hàng đến cửa khẩu; 05 (năm) ngày trước khi hàng đến bưu điện;

c) Khai báo tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: ít nhất 07 (bảy) ngày trước khi hàng đến cửa khẩu;

Trong phạm vi 05 (năm) ngày đối với trường hợp xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật; 10 (mười) ngày đối với trường hợp nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, lộ trình đi, phương thức vận chuyển, các quy định khác có liên quan đối với trường hợp quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật.

Điều 31. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư

1. Khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:

a) Đối với thuỷ sản bố mẹ và con giống phải khai báo ít nhất 03 (ba) ngày trước khi vận chuyển;

b) Đối với động vật thương phẩm, sản phẩm động vật phải khai báo ít nhất 02 (hai) ngày trước khi vận chuyển;

Trong phạm vi 02 (hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.

2. Khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam, phải đăng ký kiểm dịch với Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Trong thời hạn tối đa là 07 (bảy) ngày, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản có trách nhiệm trả lời kết quả. Sau khi được chấp thuận, tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch thú y thủy sản có thẩm quyền.

3. Khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan kiểm dịch thú y thủy sản có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:

a) Khai báo xuất khẩu trước khi xuất hàng: ít nhất 15 (mười lăm) ngày đối với động vật; 10 (mười) ngày đối với sản phẩm động vật;

b) Khai báo nhập khẩu trước khi hàng đến cửa khẩu: ít nhất 10 (mười) ngày đối với động vật; 07 (bảy) ngày đối với sản phẩm động vật;

c) Khai báo tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: ít nhất 07 (bảy) ngày trước khi hàng đến cửa khẩu;

Trong phạm vi 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.

Điều 32. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước tại nơi xuất phát

1. Trình tự kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn quy định như sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với địa điểm tập trung, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói, các vật dụng khác có liên quan theo quy định tại các Điều 44, 45 của Nghị định này;

b) Tiến hành kiểm dịch theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định đối với động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước;

c) Đánh dấu đối với động vật, đóng dấu, dán tem vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan trong quá trình vận chuyển;

đ) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; niêm phong phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật;

e) Yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp xử lý kỹ thuật theo quy định đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau khi xử lý, nếu động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ theo mức độ mà cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ.

2. Trình tự kiểm dịch động vật dưới nước, lưỡng cư quy định như sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi tập trung, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói, các vật dụng khác có liên quan theo quy định tại các Điều 44, 45 của Nghị định này;

b) Tiến hành kiểm dịch theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định đối với động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước;

c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan trong quá trình vận chuyển;

d) Dán tem vệ sinh thú y đối với lô hàng động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

đ) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; niêm phong phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật;

e) Yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp xử lý kỹ thuật theo quy định đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau khi xử lý, nếu động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ theo mức độ mà cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ.

Điều 33. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông

1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển.

2. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của động vật, thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật.

3. Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y của phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận chuyển.

4. Xác nhận nếu động vật, sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan bảo đảm vệ sinh thú y.

Trong trường hợp phát hiện không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc xuất phát từ địa phương đang phải tạm đình chỉ việc xuất động vật, sản phẩm động vật do dịch bệnh thì kiểm dịch viên động vật phải tạm đình chỉ ngay việc vận chuyển, xử lý theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý của mình.

Điều 34. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu

1. Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu phải kiểm dịch trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng mua bán có yêu cầu hoặc quy định của các Điều ước quốc tế phải kiểm dịch;

b) Chủ hàng có yêu cầu phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Việc khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 hoặc điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định này.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu có thẩm quyền tiến hành kiểm dịch tại nơi xuất phát hoặc tại khu cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y được quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.

3. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phương tiện vận chuyển và các vật dụng khác có liên quan đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì được cơ quan kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trước khi bốc xếp hàng trong phạm vi 24 giờ.

4. Tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch;

b) Chỉ kiểm tra lại số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật, bao gói sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch trong trường hợp nghi ngờ có sự đánh tráo, lấy thêm hoặc bớt động vật, sản phẩm động vật hoặc có sự thay đổi bao gói sản phẩm động vật. Nếu phát hiện vi phạm thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà tiến hành kiểm dịch lại hoặc trả động vật, sản phẩm động vật về nơi xuất phát;

c) Đổi giấy chứng nhận kiểm dịch nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu; cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch đối với trường hợp phải kiểm dịch lại;

d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải động vật và các vật dụng có liên quan sau khi vận chuyển.

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch qua đường bưu điện phải khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 hoặc điểm a khoản 3 Điều 31 của Nghị định này.

Cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra động vật, sản phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Điều 35. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu

1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch phải thực hiện đăng ký và khai báo kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 31 của Nghị định này;

b) Trong trường hợp nhập khẩu động vật bằng đường biển, đường hàng không, kiểm dịch viên động vật tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, tình trạng sức khoẻ động vật tại phao số 0 hoặc tại khu vực sân đỗ cảng hàng không;

c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật khoẻ mạnh, sản phẩm động vật không có dấu hiệu biến chất hoặc mang mầm bệnh thì kiểm dịch viên động vật xác nhận để chủ hàng làm thủ tục hải quan và chuyển động vật, sản phẩm động vật đến khu hoặc cơ sở cách ly kiểm dịch;

d) Trong trường hợp hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu biết để kiểm tra lại và sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ;

đ) Trong trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba;

e) Thời gian cách ly kiểm dịch động vật tuỳ theo từng bệnh, từng loài động vật nhưng không quá 45 (bốn lăm) ngày; thời gian cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật không quá 10 (mười) ngày. Nếu thời gian cách ly kiểm dịch quá thời hạn nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do;

f) Sau thời gian cách ly kiểm dịch, động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định thì được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;

g) Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với người tiếp xúc với động vật; vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bốc dỡ, dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển, nơi tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, chất độn, chất thải động vật và các vật dụng khác có liên quan sau khi vận chuyển và sau mỗi đợt theo dõi cách ly kiểm dịch.

2. Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người được quy định như sau:

a) Chủ hàng phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và được cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra;

b) Chủ hàng không phải khai báo, xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch trong các trường hợp mang thực phẩm chín có nguồn gốc động vật, không dùng để kinh doanh; các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã qua chế biến công nghiệp và không dùng làm thực phẩm;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nếu hồ sơ hợp lệ và động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.

3. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu gửi qua đường bưu điện được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch qua đường bưu điện phải đăng ký và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 31 của Nghị định này;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra động vật, sản phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Điều 36. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch phải đăng ký và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 30 hoặc khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 31 của Nghị định này.

2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu được quy định như sau:

a) Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu tiến hành kiểm dịch theo quy trình, tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để chủ hàng làm thủ tục hải quan;

b) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu biết để kiểm tra lại và sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch;

c) Trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba.

3. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau:

a) Khi hàng hoá đến cửa khẩu, chủ hàng phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và các giấy tờ khác có liên quan với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch, thực trạng vệ sinh thú y của hàng hoá, phương tiện vận chuyển và việc thực hiện các quy định đã thông báo trước cho chủ hàng. Nếu đủ điều kiện thì chứng nhận kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan;

c) Chủ hàng không được tự ý bốc dỡ hàng hoá hoặc tháo dỡ các phương tiện vận chuyển khi chưa được phép; không tự ý thay đổi lộ trình hoặc dừng lại tại các điểm không được quy định trước; các phương tiện vận chuyển quá cảnh phải an toàn về mặt thiết bị kỹ thuật, không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;

d) Chủ hàng phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật và không được để động vật quá cảnh tiếp xúc với động vật trong nước trong trường hợp phải dừng để chăm sóc, nuôi dưỡng động vật quá cảnh;

đ) Động vật chết, chất thải động vật, chất độn, thức ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển phải được xử lý theo quy định của cơ quan kiểm dịch động vật;

e) Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện kín khác, cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và phương tiện vận chuyển, nếu đạt yêu cầu thì chứng nhận cho phép quá cảnh; nếu phát hiện động vật, sản phẩm động vật có biểu hiện không bình thường thì có quyền yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ, phương tiện vận chuyển để kiểm tra lại vệ sinh thú y;

f) Động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ hoặc động vật có triệu chứng mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu không cho phép quá cảnh;

g) Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu biết để kiểm tra lại và sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau khi sửa đổi, giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ thì cho phép quá cảnh;

h) Trường hợp xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch động vật không cho phép quá cảnh, xử lý giết mổ bắt buộc, tiêu hủy hoặc trả động vật, sản phẩm động vật về nước xuất khẩu nếu động vật, sản phẩm động vật trên đường về nước xuất khẩu không phải quá cảnh một nước thứ ba.

4. Chủ hàng phải chịu mọi chi phí trong thời gian lưu giữ động vật, sản phẩm động vật để kiểm tra, sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Điều 37. Nhận, gửi bệnh phẩm

1. Bệnh phẩm chỉ được nhập vào Việt Nam hoặc gửi ra nước ngoài khi được Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.

2. Bệnh phẩm phải được bảo quản, bao gói theo đúng quy định bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

3. Bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam sẽ bị tiêu hủy.

MỤC 2 :KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, SƠ CHẾ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Điều 38. Quy định chung về giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật

1. Việc giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật đối với động vật trên cạn quy định như sau:

a) Động vật để giết mổ, sơ chế phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này;

b) Động vật để giết mổ, sơ chế không thuộc các trường hợp cấm giết mổ, sơ chế theo quy định tại Điều 39 của Nghị định này;

c) Việc giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ, sơ chế đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong, sau giết mổ, sơ chế;

d) Trong quá trình kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, nếu phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch thì kiểm dịch viên động vật yêu cầu tạm dừng việc giết mổ, sơ chế; hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc cơ sở, nơi giết mổ, sơ chế và báo cáo ngay cho cơ quan thú y có thẩm quyền.

2. Việc sơ chế đối với động vật dưới nước và lưỡng cư phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Thủy sản.

Điều 39. Các trường hợp cấm giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật

1. Động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thuộc các bệnh cấm giết mổ, sơ chế theo quy định.

2. Động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày.

3. Động vật đã sử dụng thuốc nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Sản phẩm của động vật quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 40. Kiểm soát trước giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật trên cạn

1. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền nơi xuất phát cấp.

2. Kiểm tra lâm sàng và phân loại động vật. Động vật khoẻ mạnh được chuyển đến khu chờ giết mổ, động vật gầy yếu phải được tách riêng để giết mổ sau; động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh phải được đưa tới khu vực giết mổ riêng để xử lý theo quy định. Động vật phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi giết mổ. Kiểm tra lại sau 12 đến 24 giờ tuỳ theo từng loài động vật nếu động vật chưa được giết mổ.

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, người tham gia giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.

4. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi giết mổ, sơ chế, nơi nhốt giữ động vật, phương tiện vận chuyển; xử lý chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển và sau mỗi đợt nhập động vật để giết mổ, sơ chế.

Điều 41. Kiểm soát trong quá trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật

1. Kiểm tra việc thực hiện quy trình giết mổ, sơ chế; các quy định về vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật.

2. Kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, các sản phẩm khác để phát hiện đối tượng kiểm soát giết mổ.

3. Đóng dấu hoặc dán tem vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm khác đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Thịt, phủ tạng và các sản phẩm khác của động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y phải được để riêng, đánh dấu để phân biệt và xử lý theo quy định.

Điều 42. Bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế

1. Nơi bảo quản thịt, phủ tạng và các sản phẩm động vật khác phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Không để thịt lẫn với phủ tạng và các sản phẩm động vật khác.

2. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói sản phẩm động vật tại cơ sở giết mổ, sơ chế phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y; không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước, sau khi sử dụng.

Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải là phương tiện chuyên dùng, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y quy định tại Điều 45 của Nghị định này và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước, sau khi sử dụng.

MỤC 3 : KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Điều 43. Thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y

1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh Thú y.

2. Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với:

a) Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống quốc gia;

b) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản;

d) Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu;

đ) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật trên cạn có tham gia xuất khẩu; cơ sở sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư theo phân công của Bộ Thuỷ sản;

e) Cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;

f) Cơ sở kinh doanh vi sinh vật dùng trong thú y.

3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với:

a) Cơ sở sản xuất con giống, cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh;

b) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản;

d) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật trên cạn phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư theo phân công của Bộ Thuỷ sản;

đ) Cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất dùng trong thú y trên địa bàn tỉnh.

Điều 44. Điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật

1. Nơi tập trung động vật trên cạn tại sân bay, sân ga, bến cảng phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Có địa điểm thuận lợi để thực hiện việc kiểm tra động vật, sản phẩm động vật;

b) Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;

c) Có cầu dẫn chuyên dùng cho gia súc lên, xuống phương tiện vận chuyển;

d) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

đ) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật;

e) Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.

2. Nơi tập trung, bốc xếp động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có đủ diện tích, thuận tiện để thực hiện việc kiểm tra động vật;

b) Bảo đảm các quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 1 Điều này.

3. Nơi thu gom, tập trung động vật trên cạn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, các cơ sở chăn nuôi;

b) Bảo đảm các quy định tại các điểm b, d và e khoản 1 Điều này.

4. Nơi tập trung sản phẩm động vật trên cạn phải bảo đảm điều kiện sau đây:

a) Có kho bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

b) Kho phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung sản phẩm động vật;

c) Bảo đảm các quy định tại điểm d và e khoản 1 Điều này.

5. Nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Thuận lợi cho việc kiểm tra động vật, sản phẩm động vật;

b) Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;

c) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

d) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;

đ) Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.

Điều 45. Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật

1. Phương tiện vận chuyển động vật trên cạn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;

b) Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi, hộp để bảo đảm an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng, không trơn, kín không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

c) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống thông khí thích hợp để bảo đảm đủ độ thông khí cần thiết.

2. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật dưới nước, lưỡng cư sống phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo đảm động vật sống trong suốt quá trình vận chuyển;

b) Dụng cụ chứa động vật được làm bằng vật liệu thích hợp, bảo đảm không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

c) Có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp để bảo đảm đủ dưỡng khí cần thiết;

d) Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

3. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) An toàn về mặt kỹ thuật bảo quản để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển;

b) Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, nhẵn, chống thấm, chống ăn mòn, không độc, không mùi, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

c) Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường và không gây ảnh hưởng đến môi trường;

d) Đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.

4. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật không sử dụng làm thực phẩm phải có sàn kín, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

Điều 46. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật

1. Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như sau:

a) Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê tông;

b) Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

c) Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu;

d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;

đ) Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, người làm việc trong các khu này để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo.

e) Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

2. Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

Điều 47. Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng;

b) Có biện pháp bảo quản để sản phẩm động vật không bị nhiễm bẩn, biến chất;

c) Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;

d) Nước thải trong quá trình kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra môi trường.

2. Nơi tập trung, mua bán động vật trên cạn phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán động vật.

3. Nghiêm cấm mua bán:

a) Động vật trên cạn mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết bất thường chưa rõ nguyên nhân;

b) Động vật dưới nước, lưỡng cư có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch;

c) Động vật bị bơm, chích nước hoặc các loại dịch lỏng gây hại cho người sử dụng;

d) Sản phẩm động vật biến chất, chứa hóa chất, phẩm màu không được phép sử dụng.

MỤC 4 : TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT; KIỂM SOÁT GIẾT MỔ; KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y

1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

2. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thì phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chủ hàng, chủ cơ sở thực hiện các quy định về vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

Điều 49. Trách nhiệm của kiểm dịch viên động vật

1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật về thú y.

2. Trong khi làm nhiệm vụ kiểm dịch viên động vật phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên động vật và mang các thiết bị, phương tiện cần thiết.

3. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Điều 50. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác

1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, công bố quy hoạch địa điểm và tổ chức quản lý việc giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật tập trung trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các ngành có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan hữu quan bao gồm Y tế, Bảo vệ môi trường, Hải quan, Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Bưu điện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; phát hiện, ngăn chặn việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.

3. Cơ quan Hải quan chỉ hoàn tất thủ tục hải quan khi chủ hàng đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.

Điều 51. Trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền, các cơ quan thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

3. Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong quá trình kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y và trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

4. Phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc nghi ngờ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh.

5. Không được tự ý đánh tráo, thay đổi số lượng động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình vận chuyển động vật và phải đi đúng lộ trình theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền.

6. Khi vận chuyển các loài động vật khác nhau hoặc có mục đích sử dụng khác nhau trên cùng một phương tiện phải theo hướng dẫn của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Không được sử dụng các phương tiện đã vận chuyển các chất độc hại để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

7. Báo cáo trước 15 ngày với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền để được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trước khi cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật bắt đầu hoạt động.

Chương 4 :

QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y

Điều 52. Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

2. Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác và không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.

3. Cơ sở sản xuất dược phẩm, hoá chất dùng trong thú y phải được thiết kế, xây dựng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, bảo đảm có các khu vực chính sau đây:

a) Kho nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thành phẩm;

b) Khu vực xử lý tiệt trùng;

c) Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu;

d) Khu vực chuẩn bị sản xuất;

đ) Khu vực pha chế, bảo quản bán thành phẩm;

e) Khu vực hoàn thiện sản phẩm;

f) Khu vực kiểm tra sản phẩm truớc khi xuất xưởng;

g) Khu vực để các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng;

h) Khu vực vệ sinh cá nhân và các khu vực khác phục vụ sản xuất.

4. Cơ sở sản xuất vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y ngoài các khu vực quy định tại khoản 3 Điều này, phải có khu vực nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm; khu vực, trang thiết bị để giữ giống vi sinh vật phục vụ sản xuất.

5. Nhà xưởng sản xuất phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; chống được bụi và sự xâm nhập của động vật gây hại;

b) Từng khu vực phải có diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện các thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát;

c) Được thiết kế và bố trí phù hợp để tránh sự nhầm lẫn hoặc lây nhiễm chéo giữa các nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất.

6. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Phù hợp, thuận tiện cho các thao tác, dễ vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng;

b) Bề mặt tiếp xúc của thiết bị, dụng cụ với các nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm phải được làm bằng vật liệu trơ; không gây ảnh hưởng tới độ tinh khiết, hoạt tính của nguyên liệu, chất lượng của thuốc.

7. Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưõng, vận hành để đảm bảo an toàn lao động và bảo đảm chất lượng của sản phẩm.

8. Cơ sở sản xuất phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Điều 53. Điều kiện nhập khẩu thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Pháp lệnh Thú y.

Trường hợp nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y không có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú ý được phép lưu hành tại Việt Nam để phục vụ sản xuất, nghiên cứu, hợp tác hoặc trao đổi khoa học kỹ thuật, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc cho các mục đích khác phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh Thú y.

Điều 54. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất dùng trong thú y phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 39 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

ưa) Có địa điểm kinh doanh cố định;

b) Cửa hàng, nơi bày bán, kho chứa có đủ diện tích cần thiết và có kết cấu phù hợp để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc;

c) Cửa hàng phải có khu vực riêng bày bán các loại hàng khác nhau được phép kinh doanh, có đủ phương tiện để bày bán, bảo quản;

d) Có đủ các thiết bị kỹ thuật để bảo quản hàng hoá như quạt thông gió, tủ lạnh hoặc kho lạnh để bảo quản vắc-xin, chế phẩm sinh học; ẩm kế, nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản;

đ) Hoạt động kinh doanh không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vắc-xin, vi sinh vật phải theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản

Điều 55. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu cần thiết cho việc kiểm nghiệm;

b) Có nơi nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm;

c) Có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm;

d) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

2. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Địa điểm cơ sở, khu chuồng, ao, bể nuôi động vật, dụng cụ chăn nuôi, nơi xử lý chất thải, xác động vật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

b) Có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc thử nghiệm, khảo nghiệm;

c) Có nơi lưu giữ, trang thiết bị thích hợp để bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất cần thử nghiệm, khảo nghiệm;

d) Có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm chính xác;

đ) Có đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết.

3. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Có kho đủ diện tích để bảo quản hàng hoá;

b) Có đủ trang thiết bị phù hợp để bảo quản và kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hoá;

c) Có kho riêng bảo quản nguyên liệu làm thuốc thú y; dược phẩm; vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật; hoá chất dùng trong thú y.

Điều 56. Các trường hợp phải đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Thuốc thú y, nguyên liệu dùng làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước.

2. Thuốc thú y ở dạng thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để kinh doanh, sản xuất, gia công, đóng gói lại.

3. Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y đã được công nhận và đưa vào Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam phải đăng ký lại khi có những thay đổi về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định này

Điều 57. Đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước, nhập khẩu lần đầu.

1. Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam được phép lưu hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh Thú y.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Thú y với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký được lập thành 03 (ba) bộ.

Đối với trường hợp nhập khẩu phải có 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt và đơn đăng ký nhập khẩu kèm theo giấy phép lưu hành sản phẩm, giấy chứng nhận nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc chứng chỉ ISO, phiếu phân tích chất lượng của sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp.

3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời kết quả; thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký biết để hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu.

4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản có trách nhiệm trình kết quả thẩm định hồ sơ lên Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thành lập. Hội đồng khoa học chuyên ngành họp định kỳ hoặc bất thường để xét duyệt hồ sơ, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận và bổ sung vào Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Điều 58. Đăng ký lại thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y đã được cấp số đăng ký lưu hành

1. Các trường hợp phải đăng ký lại:

a) Thay đổi thành phần, công thức;

b) Thay đổi dạng bào chế;

c) Thay đổi đường dùng của thuốc;

d) Thay đổi phương pháp, quy trình sản xuất mà làm thay đổi chất lượng sản phẩm;

đ) Đánh giá lại chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của thuốc theo quy định.

Việc lập hồ sơ đăng ký lại theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày đối với dược phẩm, hóa chất; 90 (chín mươi) ngày đối với vắc-xin, chế phẩm sinh học kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả.

Điều 59. Nội dung GMP, thủ tục đăng ký cấp chứng nhận GMP

1. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khái niệm;

b) Nhân sự;

c) Nhà xưởng;

d) Thiết bị, dụng cụ;

đ) Vệ sinh và biện pháp vệ sinh;

e) Sản xuất;

f) Kiểm tra chất lượng;

g) Tự thanh tra;

h) Xử lý khiếu nại về sản phẩm, thu hồi sản phẩm;

i) Tài liệu.

2. Cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và được Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP bao gồm:

a) Đơn đăng ký kiểm tra GMP;

b) Các tài liệu có liên quan bao gồm: tài liệu tập huấn của cơ sở về GMP; sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy sản xuất; sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất; sơ đồ tổ chức sản xuất; danh mục sản phẩm được phép sản xuất hoặc đã đăng ký sản xuất; danh mục thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm; danh mục các quy trình thao tác chuẩn (SOP); giấy xác nhận hoặc biên bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo đã được thẩm định về môi trường; biên bản tự kiểm tra GMP của cơ sở.

4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Điều 60. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Tiêu chuẩn do cơ sở công bố không được trái hoặc thấp hơn tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được lập thành 03 (ba) bộ, bao gồm:

a) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;

b) Bản sao hợp pháp quyết định công nhận thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành.

3. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được gửi về Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản. Trong thời hạn 45 (bốn lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ, trả lời chấp nhận hoặc nêu rõ lý do không chấp nhận.

4. Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản quy định về ghi số công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.

5. Khi có thay đổi về chất lượng hoặc nhãn thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất so với lần công bố trước, cơ sở phải lập hồ sơ công bố lại theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 61. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản phải công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

2. Hồ sơ công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn được lập thành 03 (ba) bản, bao gồm:

a) Bản công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn;

b) Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành của cơ quan có thẩm quyền.

3. Hồ sơ công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam được gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ; phù hợp tiêu chuẩn ngành được gửi về Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Trong thời hạn 45 (bốn lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn, đóng dấu vào bản công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn và trao lại cho cơ sở một bộ hồ sơ công bố.

Điều 62. Xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

1. Việc xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 của Pháp lệnh Thú y.

2. Việc tiêu hủy thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm:

a) An toàn cho người, môi trường, hệ sinh thái và bảo đảm mức tồn dư tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được quá mức quy định;

b) Được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản quy định và theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại;

c) Được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương, cơ quan môi trường, chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan khác giám sát và xác nhận kết quả tiêu hủy;

d) Người thực hiện việc tiêu hủy phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ và bảo hộ lao động.

3. Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y bị xử lý có trách nhiệm xử lý và chịu mọi chi phí xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện việc tiêu hủy theo quy định. Chi phí tiêu huỷ được lấy từ ngân sách địa phương.

Chương 5:

HÀNH NGHỀ THÚ Y

Điều 63. Chứng chỉ hành nghề thú y

1. Cá nhân hành nghề thú y theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh Thú y phải có chứng chỉ hành nghề thú y.

2. Chứng chỉ hành nghề thú y do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Pháp lệnh Thú y.

3. Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện là người trực tiếp hành nghề; chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xét nghiệm bệnh động vật, phẫu thuật động vật; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.

Điều 64. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề

1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn:

a) Người hành nghề chẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng, thiến, hoạn động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;

b) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa học hoặc sinh học, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

d) Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, chăn nuôi thú y, hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;

đ) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;

e) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hoá sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản;

f) Người hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, trung cấp chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản.

2. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các khoản 1, 2 Điều này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị định này.

Điều 65. Thủ tục cấp, thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y

1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y gửi hồ sơ đến Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật, phẫu thuật động vật; kinh doanh thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y; tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Pháp lệnh Thú y.

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các điểm b, c, đ khoản 1 Điều 64 của Nghị định này phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y hoặc của cơ sở xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật về thời gian đã thực hành tại cơ sở.

Trong trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và chỉ được hành nghề trong phạm vi phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề thú y hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ hành nghề thú y.

4. Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

5. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y là 05 (năm) năm. Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn một tháng, người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y muốn tiếp tục hành nghề phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Hồ sơ đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:

a) Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y;

b) Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề thú y đã cấp;

c) Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

Điều 66. Những người không được cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y

1. Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của toà án.

2. Người đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y.

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của toà án; đang bị áp dụng biện pháp hành chính như đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính.

5. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 67. Các trường hợp phải thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y

1. Chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền.

2. Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 64 của Nghị định này.

3. Chứng chỉ hành nghề bị tẩy xoá, sửa chữa nội dung.

4. Người được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng sau đó thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 của Nghị định này.

5. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề từ 03 lần trở lên trong thời gian được phép hành nghề.

6. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Điều 68. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Hành nghề thú y khi không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng.

2. Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề thú y.

3. Giả mạo chứng chỉ hành nghề thú y.

4. Các hành vi bị cấm khác mà pháp luật quy định.

Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề thú y

1. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có các quyền sau đây:

a) Tiến hành các hoạt động chuyên môn về thú y theo đúng nội dung của chứng chỉ hành nghề thú y được cấp;

b) Tham gia Hội Thú y hoặc các Hội nghề nghiệp khác có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hành nghề;

b) Theo dõi, ghi chép và báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở địa phương khi phát hiện hoặc nghi ngờ có bệnh dịch nguy hiểm của động vật, bệnh từ động vật lây sang người và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y để nhanh chóng giải quyết hậu quả;

c) Tham gia tiêm phòng vắc-xin cho động vật do cơ quan thú y địa phương tổ chức;

d) Tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật theo sự điều động của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y;

đ) Cung cấp thông tin cho việc điều tra về thú y; báo cáo thống kê cho cơ quan thú y địa phương về hoạt động chuyên môn định kỳ, khi có dịch bệnh;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hành nghề của mình hoặc của cơ sở do mình phụ trách; phải bồi thường theo quy định của pháp luật nếu do hành nghề mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;

f) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 70. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quy định về thi hành Pháp lệnh Thú y; Điều lệ phòng, chống dịch bệnh cho động vật; Điều lệ Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật; Điều lệ quản lý thuốc thú y ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y.

Điều 71. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm:

a) Quy định thời hạn, loại vắc-xin, loài động vật trên cạn phải tiêm phòng bắt buộc, biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật dưới nước, lưỡng cư tại vùng đã bị dịch uy hiếp; việc nuôi chung nhiều loài động vật trong một cơ sở giống; các bệnh động vật định kỳ phải được kiểm tra tại các cơ sở sản xuất giống; các loại nguyên liệu thuốc thú y được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;

b) Quy định các bệnh cấm chữa; bệnh phải giết hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh; biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với nơi giết hủy, giết mổ bắt buộc động vật, đối với thân thịt của động vật bị giết mổ bắt buộc; tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với việc sơ chế, xử lý động vật dưới nước và lưỡng cư mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c) Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện; các trường hợp tạm miễn kiểm dịch; biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng khác có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; điều kiện thủ tục nhận và gửi bệnh phẩm;

d) Quy định việc kinh doanh vắc-xin, vi sinh vật; thủ tục đăng ký chuyển đổi sở hữu, gia công, đóng gói lại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y; thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật ngoài Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ sản xuất, nghiên cứu, hợp tác, trao đổi khoa học kỹ thuật, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc cho các mục đích khác;

đ) Quy định thủ tục thu hồi thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y không đủ tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;

e) Quy định trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 33/2005/ND-CP

Hanoi, March 15, 2005

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON VETERINARY MEDICINE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 29, 2004 Ordinance on Veterinary Medicine;
At the proposals of the Agriculture and Rural Development Minister and the Fisheries Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Prevention and treatment of animal diseases, prevention and control of animal epidemics;

b/ Quarantine of animals and animal products; control of slaughter and inspection of veterinary hygiene;

c/ Management of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use;

d/ Practice of veterinary medicine.

2. This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals engaged in veterinary activities in the Vietnamese territory.

Where international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, such international treaties shall apply.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Animals infected with disease mean animals that are infected with disease and show typical symptoms and signs of disease or have the identified pathogens of disease.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Animals affected by disease mean animals that show abnormal signs but not pathological symptoms.

4. Animals suspected of being affected by disease mean animals susceptible to disease and have come into contact with or have been close to animals infected or animals suspected of being infected with disease.

5. Animal epidemic means an infectious animal disease which can spread into an epidemic.

6. Pathological material means a sample taken from alive or dead animals, containing or suspected of containing causative pathological or parasitic agents, to be sent to laboratories for diagnosis.

7. Diagnosis of an animal disease means the use of techniques to identify the disease.

8. Animal isolation means raising animals in complete isolation from, with no direct or indirect contact with, other animals in establishments for a given period of time in order to monitor the health of animals and, when necessary, to conduct tests to identify diseases.

9. Epidemic surveillance means the monitoring, examination and evaluation of the nature and causes of a disease, and the mode of its transmission throughout the process of raising, transportation, slaughtering, preliminarily processing and trading of animals or animal products.

10. Epidemic control means the application of various measures to check the spread of epidemics, the number of epidemic focuses and the number of newly infected animals in epidemic focuses.

11. Eradication of an animal disease means the application of technical veterinary measures and other measures to eradicate an animal disease within a certain zone.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Concentrated animal-raising establishments mean animal-raising establishments of enterprises or animal-raising establishments of farm or larger scope.

14. Animal quarantine cadres mean cadres performing the task of quarantining animals, animal products, controlling slaughtering and inspecting veterinary hygiene, and having quarantine cadre’s cards granted by competent animal health agencies.

15. Establishments that slaughter animals, preliminarily process animals, animal products mean fixed places which are granted by competent agencies the business registration certificates for slaughtering animals and/or preliminarily processing animals and/or animal products.

16. Goods owners mean owners of animals and/or animal products or managers, representatives, escorts, transporters or attendants of animals and/or animal products on behalf of goods owners.

17. Establishment owners mean owners of establishments that raise, slaughter animals, preliminarily process, preserve animals, animal products.

18. Veterinary drug materials mean substances included in the composition of veterinary drugs.

19. Finished veterinary drugs mean drugs which have undergone all stages of the manufacturing process, including final packaging, labeling, quality inspection by establishments, and meet quality norms stated in registration dossiers.

20. New drugs mean drugs with a pharmaceutical formula containing new active ingredients, drugs with a new combination of active ingredients, drugs with a new pharmaceutical form, drugs with new indications or drugs with a new usage route.

21. Vaccines mean products containing antigens which, after being introduced into the animals, will enable the animals to be immune to an epidemic, and are used for preventive purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

23. Withdrawal time means the duration of time from the time the last dose of drug is administered to an animal to the time the animal can be slaughtered or its products can be used to ensure that drug residues in animal products do not exceed the permitted limit.

24. Drug stability means the capability of maintaining intrinsic physic, chemical, biological, pharmaceutical or toxic characteristics of drugs within the prescribed limits under given preservation conditions.

25. Good drug-manufacturing practice (GMP) means the application of manufacturing principles and standards to secure the quality of drugs up to the announced quality standards.

26. Drug quality standards mean technical criteria, testing methods, packaging, labeling, transportation, preservation and other requirements related to the quality of drugs.

27. Poor quality drugs mean drugs failing to meet quality standards announced by establishments and accepted by competent agencies.

28. Fake veterinary drugs mean veterinary drug products without manufacturing registration certificates granted by competent agencies or products manufactured in the form of drug in one of the following cases:

a/ Containing no or insufficient active ingredients as registered;

b/ Containing pharmaceutical materials different from those indicated on labels;

c/ Illegally bearing the names, designs and codes registered for circulation of products of other establishments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3.- System of state management agencies in charge of animal health

1. At the central level:

a/ The Animal Health Department under the Agriculture and Rural Development Ministry; the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals under the Fisheries Ministry.

b/ The Agriculture and Rural Development Ministry shall define the functions, tasks, powers and organizational structure of the Animal Health Department; the Fisheries Ministry shall define the functions, tasks, powers and organizational structure of the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals.

2. At the local level:

a/ Provinces, centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provinces or provincial-level) where there are provincial-level state management agencies in charge of animal health;

b/ Urban districts, rural districts, towns, provincial cities (hereinafter collectively referred to as districts or district-level) where there are district-level state management agencies in charge of animal health;

c/ The Agriculture and Rural Development Ministry and the Fisheries Ministry shall coordinate with the Home Affairs Ministry in guiding the functions, tasks powers and organizational structures of state management agencies in charge of animal health at all levels.

The People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall specify the tasks, powers and organizational structures of state management agencies in charge of animal health at all levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In communes, wards and townships (hereinafter collectively referred to as communes or commune level) there shall be veterinarians. Veterinarians shall receive allowances as provided for by the provincial-level People’s Committees and these allowances shall be paid from local budgets.

2. Organizations and individuals practicing veterinary medicine in villages or hamlets shall be encouraged and supported by the State in professional training and enjoy remuneration when they perform tasks at the requests of state management agencies in charge of animal health.

Article 5.- Animal health in establishments

Concentrated animal-raising establishments must have staffs specialized in animal health to perform veterinary work in the establishments under the professional guidance of competent state management agencies in charge of animal health.

Chapter II

PREVENTION AND TREATMENT OF ANIMAL DISEASES, CONTROL OF ANIMAL EPIDEMICS

Article 6.- Veterinary hygiene conditions for animal raising by households and individuals

1. Households and individuals that raise terrestrial animals must fully meet the veterinary hygiene conditions provided for in Clause 1, Article 12 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on breeding facilities:

a/ Being suitable to raised animals, easy to cleanse and disinfect;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ There are stables for isolation of infected animals, animals suspected of being infected, affected animals or animals suspected of being affected;

d/ There are places for treatment of animal wastes, which ensure veterinary hygiene and environmental sanitation;

e/ There are measures to kill harmful rodents and insects.

2. Households and individuals that raise aquatic or amphibian animals must satisfy all veterinary hygiene conditions specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1, Article 12 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on raising places:

a/ Ponds or marshes for raising aquatic animals must ensure the conditions specified at Points d and h, Clause 2, Article 7 of this Decree;

b/ Floating cages and weirs for raising aquatic or amphibian animals must ensure the conditions specified at Point b and f, Clause 3, Article 7 of this Decree.

3. Periodically, before and after each raising cycle, all stables, raising grounds, means and tools used in raising animals must be disinfected.

Article 7.- Veterinary hygiene conditions on concentrated animal-raising establishments

1. Concentrated terrestrial animal-raising establishments must satisfy all veterinary hygiene conditions specified in Clause 2, Article 12 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on location, environment and raising facilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Establishments must have fences or walls to prevent people or animals from penetrating into the establishments;

c/ Having separate administrative quarters;

d/ Having personal hygiene and clothes-changing places for officials, workers and visitors;

e/ Having sterilization pits for people and means of transport before entering the establishments and animal-raising places;

f/ Stables must be suitable to raised animals, airy in summer, warm in winter, and easy to cleanse and disinfect;

g/ The distance between stables must be long enough to ensure airiness;

h/ The environment of animal-raising places must satisfy the prescribed veterinary hygiene standards;

i/ Having separate storehouses for preserving feeds, materials for production of feeds; raising tools; and toxic chemicals for disinfection;

j/ Conducting cleansing and disinfection on a periodical basis, upon outbreaks of epidemics and after each animal-raising cycle or sale of animals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l/ Applying measures to kill harmful rodents and insects.

2. Establishments for concentrated raising of aquatic or amphibian animals in ponds or marshes must satisfy all veterinary hygiene conditions specified in Clause 2, Article 12 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on location, environment and raising facilities:

a/ Establishments must be situated in line with the plannings approved by competent authorities;

b/ Having separate canals for supplying water for raising animals and for draining wastewater;

c/ Having ponds for treating water before it is channeled into animal-raising ponds or marshes;

d/ Treating wastewater or solid waste up to veterinary hygiene standards before it is discharged from the establishments;

e/ Having places of personal hygiene for officials, workers and visitors separated from animal-raising ponds or marshes;

f/ Having separate storehouses for preserving feeds, materials used for the production of feeds; tools for raising animals; drugs, chemicals, bio-preparations used in the animal-raising process;

g/ Conducting cleansing and disinfection on a periodical basis, upon outbreaks of epidemics and after each animal-raising cycle, each time of sale of animals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Applying measures to prevent people and animals from penetrating into the establishments.

3. Establishments for concentrated raising of aquatic or amphibian animals in floating cages or weirs must satisfy all veterinary hygiene conditions specified in Clause 2, Article 12 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on location, environment and raising facilities:

a/ Establishments must be situated in line with the plannings approved by competent authorities;

b/ Solid waste must be treated before being discharged into the environment;

c/ Houses for personal hygiene at animal-raising places must be designed to prevent discharge into the raising environment;

d/ Having separate storehouses for preserving feeds, materials used for the production of feeds; tools for raising animals; drugs, chemicals, bio-preparations used in the animal-raising process;

e/ Conducting cleansing and disinfection on a periodical basis, upon occurrence of epidemics and after each animal-raising cycle or sale of animals;

f/ Ensuring the duration of interruption after each animal-raising cycle.

4. Animal-raising establishments, animal-raising places, equipment, tools, means of transport and water used in raising animals, and treated animal wastes must meet the veterinary hygiene standards specified at Points a, b, c and d, Clause 3, Article 7 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Feeds must fully meet veterinary hygiene standards, not cause harms to animals and users of animal products. Feeds used for animals in concentrated animal-raising establishments must be checked and appraised according to veterinary hygiene standards.

2. Animals and animal products failing to satisfy food standards, and dead animals, if being used as feeds, must be treated to ensure veterinary hygiene before use. After being treated, if they still fail to satisfy veterinary hygiene standards for use as feeds, they must be destroyed.

3. Self-made or recycled feeds must be treated to ensure veterinary hygiene before being given to animals.

4. Water used in raising animals and processing feeds must ensure veterinary hygiene. Untreated industrial wastewater must not be used for raising animals.

5. Carcasses, animal wastes must be treated up to veterinary hygiene standards before they can be used as plant fertilizers.

6. For pastures sprayed with pesticides or disinfectants, a sufficient time must be ensured according to regulations for such pesticides or disinfectants to fully disintegrate before animals are pastured.

Article 9.- Isolation of animals before being put into establishments for raising

1. Before being put into animal-raising establishments for raising, animals must be raised in isolation. The time of isolated raising shall depend on each disease and each animal species as follows:

a/ Between 15 and 30 days for terrestrial animals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. During the time of isolated raising, separate supervising and raising people and tools must be arranged for animals raised in isolation.

3. After the time of isolated raising, healthy terrestrial animals shall be herded; healthy aquatic or amphibian animals shall be raised in ponds, marshes, floating cases or weirs.

4. Animals infected with a contagious disease must be technically treated according to regulations on the disease concerned.

Article 10.- Compulsory prevention of animal diseases

1. Owners of terrestrial animals must abide by the following provisions on compulsory prevention of animal diseases:

a/ To use veterinary drugs, bio-preparations for preventing diseases on the list of diseases subject to application of compulsory preventive measures;

b/ To implement vaccination instructions of provincial-level People’s Committees, vaccination plans of provincial-level state management agencies in charge of animal health, and pay vaccination expenses.

Owners of animals already provided with compulsory vaccinations shall be granted vaccination certificates as a basis for competent state management agencies in charge of animal health to grant quarantine certificates when such owners need to transport their animals;

c/ To administer drugs to animals on a periodical basis in order to prevent blood-borne parasitic diseases and eradicate parasitical worms;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Animal owners must prevent aquatic and amphibian animal diseases as follows:

a/ To observe the Fisheries Ministry’s regulations on compulsory prevention of diseases by vaccines, veterinary drugs, bio-preparations or chemicals to treat disease pathogens in animal-raising areas (ponds, floating cages);

b/ To implement regulations on cleansing and disinfection of equipment and tools in the raising and harvesting processes;

c/ To apply veterinary hygiene measures to wastewater and animal wastes before discharging them into the environment;

d/ To apply measures to enhance the raised animals’ resistance against diseases through bathing, injection, feeding and preventive measures recommended by animal health agencies.

3. People’s Committees at all levels shall have to direct the compulsory prevention of animal diseases in their respective localities. State management agencies in charge of animal health at all levels shall, within the scope of their functions and tasks, organize and direct commune-level veterinarians, organizations and individuals practicing veterinary medicine to provide compulsory vaccinations for animals, and guide animal owners to apply other compulsory preventive measures.

Article 11.- Responsibilities of animal owners in preventing animal diseases

1. To implement provisions on veterinary hygiene conditions in raising animals, on feeds and water used for animals, pastures, animal-raising places, and on raising animals in isolation in Articles 6, 7, 8 and 9 of this Decree, and to apply compulsory measures to prevent diseases for animals specified in Clauses 1 and 2, Article 10 of this Decree.

2. To make declaration of herds of raised animals as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Animal-raising households and individuals must keep books to monitor the delivery and receipt of animals, prevention and treatment of animal diseases; report to commune-level veterinarians or district-level state management agencies in charge of animal health on their animal herds upon occurrence of epidemics.

3. To implement regulations on:

a/ Raising animals in isolation before herding them together with other animals;

b/ Veterinary hygiene of feeds and water used for animals;

c/ Raising animals of different species in the same breeding establishment.

Article 12.- Building and management of animal epidemic-free zones and establishments

1. The building of animal epidemic-free zones and establishments must comply with the provisions of Article 14 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

2. Animal epidemic-free zones and establishments shall be built for animals of one or more than one species to be free from one or more than one disease.

3. Management of zones and establishments already recognized to be animal epidemic-free includes the following activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Closely controlling the transport of animals and animal products into epidemic-free zones and establishments;

c/ When detecting dangerous infectious diseases in animals in epidemic-free zones or establishments, organizations and individuals must immediately report them to commune-level veterinarians or state management agencies in charge of animal health in the nearest places for diagnosis and identification of such diseases; application of measures to stamp out epidemics.

Article 13.- Animal epidemic control and eradication programs

The control and eradication of a number of dangerous infectious animal diseases must be formulated into national programs for submission to the Prime Minister for approval. The formulation of such programs must ensure the principles laid down in Clause 1, Article 15 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

Article 14.- Treatment of animal diseases

1. The treatment of animal diseases (excluding diseases banned from treatment according to regulations) must comply with the following provisions:

a/ Infected animals must be treated in time;

b/ Owners of raised animals, commune-level veterinarians, organizations and individuals practicing veterinary medicine must, when treating diseases for animals in epidemic-hit zones, follow the guidance of state management agencies in charge of animal health and ensure that epidemics will not spread and the environment will not be polluted;

c/ Drugs used for disease treatment must be of quality and on the list of veterinary drugs permitted for circulation in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ When drugs are administered to animals, a withdrawal time must be ensured before animals can be harvested or slaughtered under the guidance of drug manufacturers or veterinary medicine practitioners;

f/ Commune-level veterinarians, veterinary medicine-practicing organizations and individuals must wear protective uniforms under the guidance of state management agencies in charge of animal health when treating animal diseases in epidemic-hit zones.

2. Owners of raised animals must, when detecting infected animals, provide treatment as provided for in Clause 1 of this Article, and immediately inform such to commune-level veterinarians or local state management agencies in charge of animal health.

Article 15.- Testing and diagnosis of animal diseases

1. Owners of raised animals, organizations and individuals must, when doubting that animals are infected with dangerous infectious diseases or seeing that animals die in large numbers for unidentified causes, immediately inform such to commune-level veterinarians or local state management agencies in charge of animal health in the nearest places. In case of necessity, they shall take samples for tests and disease diagnosis at animal disease testing and diagnosis establishments within the system of state management agencies in charge of animal health or establishments permitted to test and diagnose animal diseases.

2. Local state management agencies in charge of animal health or commune-level veterinarians must, when detecting or receiving information on animals suspected of being infected with dangerous infectious disease or on animals dying in large numbers for unidentified causes, conduct diagnosis to identify diseases and immediately notify such to their superior state management agencies in charge of animal health. In case of necessity, they must take samples and send them for test and diagnosis.

3. For animals in breeding establishments, once every six months, samples must be taken by state management agencies in charge of animal health for disease tests according to regulations.

4. For zones and establishments already recognized to be animal epidemic-free, annually, samples must be taken by state management agencies in charge of animal health for tests for diseases registered to be free of. The taking of samples for tests for other diseases shall comply with the provisions of Clause 3 of this Article.

Article 16.- Veterinary hygiene conditions on animal disease testing establishments, animal disease testing and diagnosis establishments, animal surgery establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Their locations must be distant from population quarters and public works;

b/ Having adequate area, technical and material foundations, equipment, tools, chemicals, materials and raw materials to meet the requirements of animal disease testing and diagnosis;

c/ Having separate places for raising animals for experiments, a system for treating waste matters, carcasses and pathological materials to ensure veterinary hygiene and environmental sanitation;

d/ Having sufficient water up to veterinary hygiene standards.

2. Animal surgery establishments must ensure the following conditions:

a/ Having adequate area, technical and material foundations, equipment, tools, chemicals, materials and raw materials to meet the requirements of animal surgery;

b/ Having stables for raising and taking care of animals before and after surgery;

c/ Having places for treating waste matters to ensure veterinary hygiene and environmental sanitation;

d/ Having sufficient water up to veterinary hygiene standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Terrestrial-animal health measures:

a/ For old epidemic focuses, to regularly conduct surveillance of animal epidemics, periodically take pathological materials for tests in order to early detect diseases; to provide compulsory vaccinations for 100% of animals subject to vaccination; to apply other compulsory preventive measures to animals;

b/ For epidemic-threatened zones, depending on each zone and the nature of each disease and each animal species, to provide compulsory vaccination within the prescribed time limit.

2. Aquatic and amphibian animal health measures:

a/ For old epidemic focuses, to apply disinfection and environmental rehabilitation measures after epidemics are stamped out; to regularly conduct surveillance of previously occurred animal epidemics; to periodically take pathological materials for tests in order to early detect diseases; to apply other compulsory preventive measures;

b/ For epidemic-threatened zones, depending on each zone, each disease and each animal species, to apply compulsory preventive measures according to regulations.

Article 18.- Competence and responsibilities of state agencies when animal epidemics are declared

1. The presidents of provincial-level People’s Committees shall declare animal epidemics in their respective localities when there exist all conditions provided for in Clause 1, Article 17 of the Ordinance on Veterinary Medicine and have the responsibility:

a/ To decide to set up provincial-level Steering Committees for Prevention and Control of Animal Epidemics, which shall each have a leading official of the provincial-level People’s Committee as head, leading officials of the provincial-level Agriculture and Rural Development Service and Fisheries Service as deputy heads, and the heads of the concerned departments and branches as members;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Agriculture and Rural Development Minister or the Fisheries Minister shall declare animal epidemics in two or more provinces when there exist all conditions provided for in Clause 2, Article 17 of the Ordinance on Veterinary Medicine and have the responsibility:

a/ To set up ministerial Steering Committees for Prevention and Control of Animal Epidemics, which shall each have a leading official of the ministry as head, leading officials of the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals as deputy heads, and leading officials of the concerned departments and institutes as members;

b/ The Steering Committees for Prevention and Control of Animal Epidemics shall have to assist the Agriculture and Rural Development Minister and the Fisheries Minister in directing the agricultural and fisheries services to coordinate with the concerned branches, services, organizations and individuals in epidemic-hit localities to apply epidemic prevention and control measures provided for in Articles 19, 20, 21, 22 and 23 of this Decree.

3. The Prime Minister shall declare epidemics upon occurrence of dangerous infectious epidemics of animals that are possible to transmit to humans at the proposal of the Agriculture and Rural Development Minister or the Fisheries Minister and in accordance with the provisions of Clause 3, Article 18 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

4. The ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with the Agriculture and Rural Development Ministry and the Fisheries Ministry in preventing and controlling animal epidemics.

Article 19.- Management of epidemic-hit zones

1. Provincial-level Agriculture and Rural Development Services and the Fisheries Services shall coordinate with the Animal Health Department and the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall direct local state management agencies in charge of animal health at all levels to identify epidemic-hit zones, epidemic-threatened zones and buffer zones; collect statistics and mark infected animals and animals susceptible to the declared epidemic in order to organize the isolation of such animals and the application of other animal health measures.

2. Provincial-level People’s Committees shall direct their subordinate People’s Committees and local state management agencies in charge of animal health at all levels to establish quarantine checkpoints with the participation of veterinary, police and market control forces to guide, check and oversee the transportation of animals and animal products; to place signboards in epidemic-hit places; to restrict circulation of animals and animal products; to guide travel and transportation of animals and animal products away from epidemic-hit zones.

3. People not on duty are prohibited from entering zones where there are diseased animals or dead animals; and travel out of and into epidemic-hit zones is restricted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20.- Isolation of animals in epidemic-hit zones

1. Infected animals, animals suspected of being infected, affected animals, animals suspected of being affected must be raised in isolation throughout the duration of occurrence of epidemics for monitoring and treatment or handling as appropriate to each disease; must not be grazed on common pastures or in raising places.

2. Attendants and raising tools must be arranged separately for animals raised in isolation. Tools and materials used for animals raised in isolation, left-over feeds and animal wastes must be treated and disinfected till the end of epidemics.

Article 21.- Circulation of animals, animal products in epidemic-hit zones

1. It is forbidden to take into or out of epidemic-hit zones animal species and kinds of animal products susceptible to the declared epidemics. It is forbidden to take out of epidemic-hit zones feeds, animal-raising tools and animal wastes capable of transmitting epidemics. When transporting animals to slaughterhouses, compulsory preliminary processing shall be required under the guidance of state management agencies in charge of animal health.

2. In cases where there is no choice but to transport animals susceptible to epidemics, animal products, feeds or animal wastes across epidemic-hit zones, the permission of the provincial-level People’s Committee concerned is required and the route determined by the provincial-level Steering Committee for Prevention and Control of Animal Epidemics must be followed without stop. Immediately after passing epidemic-hit zones, means of transport must be disinfected.

3. It is forbidden to slaughter, circulate, trade in, or exchange terrestrial animals and their products susceptible to the declared epidemics.

Article 22.- Compulsory prevention of diseases for animals in epidemic-hit zones

1. Provincial-level state management agencies in charge of animal health shall designate animal species subject to compulsory vaccination and expeditiously organize and direct district-level state management agencies in charge of animal health, commune-level veterinarians, veterinary medicine-practicing organizations and individuals to provide compulsory vaccinations for, and apply other compulsory preventive measures to, animals susceptible to the declared epidemics in epidemic-hit zones; supervise the cleansing and disinfection work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Raising places, pastures, culling and slaughtering places;

b/ Raising and slaughtering tools, means of transport of animals and animal products;

c/ Animal wastes.

3. The disinfection must not cause harms to humans, animals and environment.

Article 23.- Measures for epidemic-threatened zones, buffer zones

1. Provincial-level state management agencies in charge of animal health shall coordinate with local administrations and concerned agencies in taking the following measures for epidemic-threatened zones:

a/ Establishing temporary quarantine checkpoints along main roads to control animals and animal products transported into and out of epidemic-threatened zones;

b/ Identifying animal species susceptible to epidemics;

c/ Closely controlling the taking into and out of epidemic-threatened zones animals susceptible to the declared epidemics and their products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Intensifying epidemic surveillance, regularly checking and detecting new epidemic focuses for timely handling.

2. For quickly transmitted epidemics, the Animal Health Department and the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall guide provincial-level state management agencies in charge of animal health to identify buffer zones and apply the following animal health measures for these zones:

a/ To intensify epidemic surveillance and regularly monitor animals that are diseased and dead for unidentified causes;

b/ To increase control of animals, animal products, breeding aquatic animals originating from buffer zones, ensuring that animals or animal products taken out of buffer zones must be quarantined and not infected with pathogens of the occurring epidemics;

c/ To test serums and pathological materials to detect the circulation of diseases.

Article 24.- Responsibilities of state management agencies in charge of animal health to prevent and control animal epidemics

1. Upon the outbreaks of animal epidemics, the central state management agency in charge of animal health must give timely guidance to local state management agencies in charge of animal health on technical measures to quickly stamp out epidemics, step up control and urge the application of animal health measures provided for in Articles 19, 20, 21, 22 and 23 of this Decree.

2. Provincial-level state management agencies in charge of animal health shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibilities:

a/ To organize and direct district-level state management agencies in charge of animal health and commune-level veterinarians to guide animal-raising organizations and individuals to implement regulations on compulsory prevention of animal diseases, isolation of animals, purchase and sale of animals and animal products, cleansing and disinfection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To guide the medical treatment of infected animals;

d/ To inform provincial-level state management agencies in charge of animal health of the places of receipt of animals susceptible to the current epidemics and originating from epidemic-hit zones so as to monitor animals for a duration at least equal to the incubation period;

e/ To guide animal owners to apply the required measures to dispose of animals infected with incurable diseases or dead animals.

Article 25.- Handling of animals infected or suspected of being infected with dangerous infectious disease

1. Animals infected or suspected of being infected with dangerous infectious disease shall be handled according to the following provisions:

a/ Provincial-level state management agencies in charge of animal health shall report to the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services so that the Services can propose the provincial-level People’s Committees to issue decisions to cull or slaughter animals that are infected or suspected of being infected and subject to compulsory cull or slaughter according to regulations. The cull of animals shall comply with the provisions of Article 26 of this Decree;

b/ The compulsory slaughter of animals must be carried out at slaughterhouses designated by provincial-level state management agencies in charge of animal health and all animal health measures must be applied in these houses in accordance with regulations;

c/ Means of transport of animals for compulsory slaughter must have tight floors so that waste matters are not dropped on road and must be disinfected immediately after transportation;

d/ Slaughtering places, slaughtering tools, wastes of animals subjected to compulsory slaughter must be treated and disinfected immediately after slaughter;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The handling of aquatic and amphibian animals infected or suspected of being infected with dangerous infectious disease must ensure veterinary hygiene standards provided for by the Fisheries Ministry.

Article 26.- Cull of animals infected or suspected of being infected with dangerous infectious disease

1. Animals infected, carcasses infected or suspected of being infected with diseases on the list of diseases subject to epidemic declaration and must be culled according to regulations; products of animals subjected to compulsory cull which cannot be used, and bedding and waste matters of these animals must be burned or buried deep under the ground under the guidance of state management agencies in charge of animal health and ensure the technical processes developed by the natural resource and environment agencies.

2. Bodies of animals which died of anthrax, bedding and wastes of these animals must be burned and buried, and burial pits must be filled with concrete under the supervision and certification of competent state agencies in charge of animal health under the guidance of the People’s Committees at all levels.

Where it is compulsory to build projects on animal burial pits, project owners must observe all guidance of provincial-level state management agencies in charge of animal health on the excavation and destruction of all substances in burial pits, cleansing and disinfection of these places. Project owners shall pay for this work.

Article 27.- Conditions for declaration of, and competence to declare, the end of epidemics

1. Conditions for declaration of the end of an epidemic

a/ Animals susceptible to the declared epidemic in epidemic-hit zones and epidemic-threatened zones have been all vaccinated or applied with other compulsory preventive measures. For terrestrial animals, a sufficient duration is required for immunity to the disease concerned;

b/ Within 30 days, depending on each disease, from the date the animal or aquatic flock which is the last that has contracted the disease dies or die, is or are slaughtered, preliminarily processed, culled or fully recovered while not any other animal or aquatic flock contract(s) or die(s) of the declared epidemic;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Competence to declare the end of an epidemic:

a/ The heads of provincial-level state management agencies in charge of animal health, after checking to ensure that there are all conditions for declaration of the end of epidemics, shall send reports thereon to the head of the central-level state management agency in charge of animal health, the provincial-level Agriculture and Rural Development Services or Fisheries Services. After obtaining the approval of the central-level state management agency in charge of animal health, they shall propose the presidents of the provincial-level People’s Committees to declare the end of epidemics in the localities;

b/ The head of the central-level state management agency in charge of animal health, after checking to ensure that there are all conditions for declaration of the end of epidemics, shall propose the Agriculture and Rural Development Minister or Fisheries Minister to declare the end of epidemics in two or more provinces; shall report to the Agriculture and Rural Development Ministry or Fisheries Ministry to propose the Prime Minister to declare the end of animals’ dangerous infectious epidemics capable of transmitting to humans.

Article 28.- Funds for prevention and control of animal epidemics

1. The Funds for Prevention and Control of Animal Epidemics shall be set up in accordance with the provisions of Article 22 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Agriculture and Rural Development Ministry, the Fisheries Ministry, and the concerned ministries and branches in, submitting to the Prime Minister for decision the setting up, regulations on management and use of the Funds for Prevention and Control of Animal Epidemics at the central and provincial levels.

Chapter III

QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS; CONTROL OF SLAUGHTER; VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Section 1. QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The quarantine of animals and animal products must abide by the principles provided for in Article 23 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

2. Terrestrial animals and products thereof on the list of animals and animal products subject to quarantine, when being transported in large numbers or volumes out of the territory of a district, must be quarantined once in departure places.

3. Aquatic and amphibian animals and products thereof on the list of animals and animal products subject to quarantine, when being circulated within the country, must be quarantined once in departure places in the following cases:

a/ Commercial animals and animal products before being taken out of the territory of a district being hit by an epidemic;

b/ Breeding animals before taken out of breeding establishments.

Article 30.- Declaration of quarantine of terrestrial animals and products thereof

1. When transporting or circulating within the country animals and/or animal products on the list of animals and animal products subject to quarantine, declaration must be made and quarantine dossiers, made according to a set form, must be sent to competent state management agencies in charge of animal health. The quarantine declaration is stipulated as follows:

a/ Making declaration at least 5 (five) days in advance if animals have been applied with compulsory preventive measures according to regulations and still stay immune; between 15 (fifteen) and 30 (thirty) days in advance if animals have not been applied with compulsory preventive measures according to regulations or are not immune;

b/ Making declaration at least 3 (three) days in advance if animal products have been tested for veterinary hygiene criteria or are sent by post; 10 (ten) days in advance if animal products have not been tested for veterinary hygiene criteria.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When importing, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, border gate-to-border gate transferring or transiting through Vietnamese territory animals and/or animal products on the list of animals and animals products subject to quarantine, or alien animals and/or animal products to existing in Vietnam, quarantine must be registered with the Animal Health Department. Within 7 (seven) days, the Animal Health Department shall have to reply. After getting the approval of the Animal Health Department, organizations or individuals shall make quarantine declaration to competent agencies in charge of quarantining exported and imported animals.

3. When exporting, importing, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, border gate-to-border gate transferring or transiting through Vietnamese territory animals and/or animal products, declaration thereof must be made and quarantine dossiers, made according to a set form, must be sent to competent agencies in charge of quarantining exported and imported animals. The quarantine declaration is stipulated as follows:

a/ Export declaration before goods are delivered: between at least 15 (fifteen) days and 30 (thirty) days for animals; 10 (ten) days for animal products; 5 (five) days before sending goods by post;

b/ Import declaration: At least 15 (fifteen) days before goods arrive at border gate; 5 (five) days before goods arrive at post office;

c/ Declaration of temporary import for re-export, temporary export for re-import, border gate-to-border gate transfer, transit through Vietnamese territory: at least 7 (seven) days before goods arrive at border gate;

Within 5 (five) days for cases of temporary import for re-export, temporary export for re-import, border gate-to-border gate transfer, transit through Vietnamese territory of animals and/or animal products; 10 (ten) days for cases of import of animals and animal products as from the date of receipt of valid quarantine dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to inform the goods owners of the places and time of quarantine and the import border gate, export border gate, itinerary, mode of transportation, and other relevant regulations for cases of transit through Vietnamese territory of animals and animal products.

Article 31.- Declaration of quarantine of aquatic and amphibian animals and products thereof

1. When transporting or circulating within the country animals and/or animal products on the list of animals and animal products subject to quarantine, declaration must be made and quarantine dossiers, made according to a set form, must be sent to competent state management agencies in charge of animal health. The quarantine declaration is stipulated as follows:

a/ For parental aquatic animals and seed animals, declaration must be made at least 3 (three) days before transportation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 2 (two) days as from the date of receipt of valid quarantine dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to give quarantine registration certification and notify the places and time for quarantine.

2. When importing, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, border gate-to-border gate transferring or transiting through Vietnamese territory animals and/or animal products on the list of animals and animals products subject to quarantine, or alien animals and/or animal products to existing in Vietnam, quarantine must be registered with the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals. Within 7 (seven) days, the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall have to reply. After getting the approval, organizations or individuals shall make quarantine declaration to competent agencies in charge of quarantine and health of aquatic animals.

3. When exporting, importing, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, border gate-to-border gate transferring or transiting through Vietnamese territory aquatic and amphibian animals and/or products thereof on the list of animals and animal products subject to quarantine, declaration thereof must be made and quarantine dossiers, made according to a set form, must be sent to competent agencies in charge of quarantine and health of aquatic animals. The quarantine declaration is stipulated as follows:

a/ Export declaration before goods are delivered: at least 15 (fifteen) days for animals; 10 (ten) days for animal products;

b/ Import declaration before goods arrive at border gates: at least 10 (ten) days for animals; 7 (seven) days for animal products;

c/ Declaration of temporary import for re-export, temporary export for re-import, border gate-to-border gate transfer, transit through Vietnamese territory: at least 7 (seven) days before goods arrive at border gate;

Within 5 (five) days as from the date of receipt of valid quarantine dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to inform the goods owners of the places and time of quarantine.

Article 32.- Quarantine of animals and animal products circulated within the country in departure places

1. The order of quarantine of terrestrial animals and products thereof is stipulated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Quarantining according to the process and veterinary hygiene standards provided for domestically circulated animals and animal products;

c/ Marking animals; affixing veterinary hygiene stamps on animal products up to veterinary hygiene standards;

d/ Guiding goods owners to cleanse and disinfect places of collection, loading animals, animal products, means of transport, and other related objects in the course of transportation;

e/ Granting quarantine certificates for animals and animal products up to veterinary hygiene standards; sealing up means of transport, containers of animals or animal products;

f/ Requesting goods owners to apply the required technical measures to animals and animal products failing to meet all veterinary hygiene standards. After the technical measures are applied, if animals and animal products meet all veterinary hygiene standards, they shall be granted quarantine certificates; if they fail to satisfy all veterinary hygiene standards, depending on the extent of satisfaction, permitting the use of such animals and animal products for other purposes or forcing the destruction of such animals and animal products.

2. The order of quarantine of aquatic or amphibian animals and products thereof is stipulated as follows:

a/ Checking the implementation of provisions on veterinary hygiene conditions of places of collection, means of transport, containers, packages, and other related objects in Articles 44 and 45 of this Decree;

b/ Quarantining according to the process and veterinary hygiene standards provided for domestically circulated animals and animal products;

c/ Guiding goods owners to cleanse and disinfect places of collection, means of transport, and other related objects in the course of transportation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Granting quarantine certificates for animals and animal products up to veterinary hygiene standards; sealing up means of transport, containers of animals or animal products;

f/ Requesting goods owners to apply the required technical measures to animals and animal products failing to meet all veterinary hygiene standards. After the technical measures are applied, if animals and animal products meet all veterinary hygiene standards, they shall be granted quarantine certificates; if they fail to satisfy all veterinary hygiene standards, depending on the extent of satisfaction, permitting the use of such animals and animal products for other purposes or forcing the destruction of such animals and animal products.

Article 33.- Quarantine of animals, animal products at animal quarantine stations located in main roads

1. Checking quarantine dossiers, quantities and species of animals, categories of animal products according to the accompanied quarantine certificates; veterinary hygiene codes, marks or stamps; seals of transport means.

2. Checking the health of animals, actual veterinary hygiene conditions of animal products.

3. Checking actual veterinary hygiene conditions of means of transport and related objects in the course of transportation.

4. Giving certification if animals or animal products are accompanied by valid quarantine certificates or means of transport and other related objects ensure veterinary hygiene.

If detecting that there are no quarantine certificates or quarantine certificates are invalid, means of transport and other related objects fail to meet all veterinary hygiene standards or come from localities where the delivery of animals or animal products is suspended because of epidemic, animal quarantine cadres must suspend the transportation and handle the cases according to regulations, and must take responsibility before law for their handling.

Article 34.- Quarantine of exported animals, animal products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Quarantine is provided for in sale and purchase contracts or in international agreements;

b/ Quarantine of animals or animal products is requested by goods owners.

The declaration of quarantine of animals or animal products shall comply with the provisions of Point a, Clause 3, Article 30 or Point a, Clause 3, Article 31 of this Decree.

2. Competent agencies in charge of quarantining exported and imported animals shall quarantine animals or animal products at departure places or in quarantine areas at border gates according to the process and veterinary hygiene standards provided for exported animals and animal products.

3. Animals and animal products on the list of those subject to quarantine, means of transport and other related objects which meet all veterinary hygiene standards shall be granted export quarantine certificates by agencies in charge of quarantining exported and imported animals within 24 hours before they are loaded.

4. At export border gates, border-gate animal quarantine agencies shall:

a/ Check quarantine dossiers;

b/ Re-check quantities and species of animals or kinds of animal products, packages of animal products according to the accompanied quarantine certificates only in case of doubt of fraudulent swap, increase or reduction of animals, animal products or changed packages of animal products. If detecting violations, depending on their seriousness, re-quarantine or return animals or animal products to their departure places;

c/ Exchange quarantine certificates if requested by goods owners or importing countries; re-grant quarantine certificates in case of re-quarantine;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Organizations and individuals exporting by post animals and/or animal products on the list of those subject to quarantine must make quarantine declaration to competent quarantine agencies provided for at Point a, Clause 3, Article 30 or at Point a, Clause 3, Article 31 of this Decree.

Animal quarantine agencies shall check animals and/ or animal products and grant quarantine certificates to goods meeting all veterinary hygiene standards.

Article 35.- Quarantine of imported animals, animal products

1. The quarantine of imported animals and animal products is stipulated as follows:

a/ Organizations and individuals, when importing animals and/or animal products on the list of those subject to quarantine must register and make declaration for import quarantine according to the provisions of Clause 2, Point b, Clause 3, Article 30 or Clause 2, Point b, Clause 3, Article 31 of this Decree;

b/ In case of importation of animals by sea or by air, animal quarantine cadres shall check quarantine dossiers, the health of animals at buoy zero or in the airports’ landing yards;

c/ If quarantine dossiers are valid, animals are healthy, animal products show no sign of degeneration or carry no disease pathogen, animal quarantine cadres shall give certification for goods owners to carry out customs procedures and take animals and/or animal products to isolated quarantine areas or establishments;

d/ If quarantine dossiers are invalid, animal quarantine agencies shall inform competent authorities of exporting countries thereof for re-checking, amending and completing such dossiers;

e/ If determining that animals are infected with disease, animal products carry pathogens of dangerous infectious disease, they shall be slaughtered, culled, destroyed or returned to exporting countries if this measure does not involve transit through a third country;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ After the duration of quarantine isolation, if animals or animal products meet all the required veterinary hygiene standards, they shall be granted quarantine certificates;

h/ Animal quarantine agencies shall have to guide goods owners to apply veterinary hygiene measures to persons coming into contact with animals; cleanse and disinfect raising tools, loading/unloading tools, containers, means of transport, places of collection, quarantine isolation of animals or animal products, bedding, animal wastes and other related objects after transportation and after supervision and quarantine isolation.

2. The quarantine of hand-carried imported animals and animal products is stipulated as follows:

a/ Goods owners must make declaration in exit/entry declaration forms, produce quarantine certificates of national animal health agencies of exporting countries for checking by border-gate animal quarantine agencies;

b/ Goods owners shall not have to make declaration and produce quarantine certificates in cases of carrying along cooked food of animal origin for non-business purposes; industrially processed products of animal origin for non-food purposes;

c/ Border-gate animal quarantine agencies shall check quarantine dossiers, if finding that such dossiers are valid and animals or animal products meet all veterinary hygiene standards, they shall grant import quarantine certificates.

3. The quarantine of imported animals and animal products sent by post is stipulated as follows:

a/ Organizations and individuals, when importing by post animals and/or animal products on the list of those subject to quarantine must register and make declaration for import quarantine according to the provisions of Clause 2, Point b, Clause 3, Article 30 or Clause 2, Point b, Clause 3, Article 31 of this Decree;

b/ Animal quarantine agencies shall check animals or animal products and grant quarantine certificates for animals or animals products meeting all veterinary hygiene standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organizations and individuals, when temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, transferring from border gate to border gate or transiting through Vietnamese territory animals and/or animal products on the list of those subject to quarantine must register and make declaration for quarantine according to the provisions of Clause 2, Point c, Clause 3, Article 30 or Clause 2, Point c, Clause 3, Article 31 of this Decree.

2. The quarantine of animals and animal products which are temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred from border gate to border gate is stipulated as follows:

a/ Border-gate animal quarantine agencies shall quarantine according to the required process and veterinary hygiene standards animals or animal products which are temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred from border gate to border gate and grant quarantine certificates for, or certify quarantine of, animals and/or animal products meeting all veterinary hygiene standards for goods owners to carry out customs procedures;

b/ If quarantine certificates are invalid, animal quarantine agencies shall inform competent authorities of exporting countries thereof for re-checking and amending quarantine certificates;

c/ If determining that animals are infected with dangerous infectious disease, animal products carry pathogens of dangerous infectious disease, they shall be slaughtered, culled, destroyed or returned to exporting countries, if this measure does not involve transit though a third country.

3. The quarantine of animals and animal products transiting through Vietnamese territory is stipulated as follows:

a/ When goods arrive at border gates, goods owners must produce quarantine certificates granted by national animal health agencies of exporting countries and other related papers to border-gate animal quarantine agencies;

b/ Border-gate animal quarantine agencies shall check quarantine certificates, the actual veterinary hygiene conditions of goods and means of transport, and the implementation of regulations as already notified beforehand to goods owners. If all conditions are met, they shall give quarantine certification for goods owners to carry out customs procedures;

c/ Goods owners must not unload goods or dismount means of transport without permission; must not change itinerary without permission or stop at places not pre-determined; means of transport in transit must be technically safe, not let waste matters drop on road;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Dead animals, animal wastes, bedding, left-over food and feeds, packages of animal products and other waste matters in the course of transportation must be treated according to regulations of animal quarantine agencies;

f/ Where animals or animal products are transited through Vietnamese territory in containers or in other tightly-closed means, border-gate animal quarantine agencies shall check quarantine certificates of national animal health agencies of exporting countries as well as means of transport; if all requirements are met, they shall give certification to permit the transit; if detecting that animals or animal products show abnormal signs, they may request goods owners to open containers or means of transport for re-inspection of veterinary hygiene;

g/ If animals, animal products, means of transport, containers and packages fail to meet all veterinary hygiene standards or quarantine certificates are invalid or animals show pathological symptoms, animal products carry pathogens of dangerous infectious disease, border-gate animal quarantine agencies shall not permit the transit;

h/ If quarantine certificates are invalid, border-gate animal quarantine agencies shall inform competent authorities of exporting countries thereof for re-checking and amending quarantine certificates. After being amended, if quarantine certificates are valid, border-gate animal quarantine agencies shall permit the transit;

i/ If determining that animals are infected with, or animal products carry pathogens of, dangerous infectious disease, border-gate animal quarantine agencies shall not permit the transit, order such animals or animals products to be slaughtered, culled, destroyed, or returned to exporting countries, if this measure dose not involve transit through a third country.

4. Goods owners must incur all expenses during the time when animals and/or animal products are kept for checking and amendment of animal quarantine certificates.

Article 37.- Receipt and sending of pathological materials

1. Pathological materials may be imported into Vietnam or sent abroad only if it is agreed in writing by the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals.

2. Pathological materials must be preserved and packed according to regulations to ensure veterinary hygiene and environmental sanitation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2. CONTROL OF SLAUGHTER, PRELIMINARY PROCESSING OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS

Article 38.- General provisions on slaughter, preliminary processing of animals, animal products

1. The slaughter and preliminary processing of terrestrial animals and products thereof is stipulated as follows:

a/ Animals to be slaughtered or preliminarily processed must meet all veterinary hygiene standards, be quarantined by competent state management agencies in charge of animal health in departure places and granted quarantine certificates in accordance with the provisions of Article 32 of this Decree;

b/ Animals to be slaughtered or preliminarily processed must not fall into cases where slaughter or preliminary processing is banned in Article 39 of this Decree;

c/ The slaughter or preliminary processing of animals or animal products for business purposes must be carried out at slaughterhouses or preliminary processing establishments meeting veterinary hygiene standards and subject to control by competent state management agencies in charge of animal health before, throughout and after the slaughter or preliminary processing;

d/ In the process of controlling the slaughter or preliminary processing of animals, animal products, if detecting animals infected or suspected of being infected with diseases, affected or suspected of being affected by diseases on the list of diseases subject to epidemic declaration, animal quarantine cadres shall request to stop the slaughter or preliminary processing; guide establishment owners to cleanse and disinfect their premises and slaughtering or preliminary processing places, and immediately report such to competent animal health agencies.

2. The preliminary processing of aquatic and amphibian animals must ensure veterinary hygiene standards according to regulations of the Fisheries Ministry.

Article 39.- Cases where slaughter or preliminary processing of animals, animal products is banned

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Animals which have received vaccinations for less than 15 days.

3. Animals which have been given drugs but the withdrawal time is not long enough as guided by manufacturers.

4. Products of animals mentioned in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 40.- Control before slaughter, preliminary processing of terrestrial animals and products thereof

1. Checking animal quarantine certificates or vaccination certificates granted by state management agencies in charge of animal health in departure places.

2. Clinically checking and classifying animals. Healthy animals shall be taken to slaughter-awaiting places; weak, skinny animals must be separated for later slaughter; animals infected or suspected of being infected with disease, affected or suspected of being affected by disease must be taken to separate slaughtering places for handling according to regulations. Animals must be cleansed before slaughter. Animals not yet slaughtered shall be re-checked from 12 to 24 hours later, depending on each animal species.

3. Checking the implementation of regulations on veterinary hygiene conditions of establishments, equipment, tools, people involved in slaughter, preliminary processing of animals and/or animal products.

4. Checking the cleansing and disinfection of slaughtering places, preliminary processing places, animal-keeping places, and means of transport; the handling of bedding and wastes in the course of transportation and after receipt of animals for slaughter or preliminary processing.

Article 41.- Control in the process of slaughtering, preliminarily processing animals, animal products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Checking veterinary hygiene of meat, innards, and other products in order to detect those subject to slaughtering control.

3. Affixing marks or veterinary hygiene stamps on meat and other products that meet all veterinary hygiene standards.

Meat, innards and other animal products failing to meet all veterinary hygiene standards must be separated, marked for distinction, and handled according to regulations.

Article 42.- Preservation, transportation of animal products after slaughter, preliminary processing

1. Places for preservation of meat, innards and other animal products must ensure the required veterinary hygiene standards so as not to affect product quality. Meat must not be mixed with innards and other animal products.

2. Means of transport, containers, packages of animal products in slaughterhouses or preliminary processing establishments must ensure veterinary hygiene standards, must not affect the quality of products and must be cleansed and disinfected before and after use.

Means of transport of animal products must be those exclusively used for this purpose, ensure veterinary hygiene conditions provided for in Article 45 of this Decree and must be cleansed and disinfected before and after use.

Section 3. VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Article 43.- Competence to inspect veterinary hygiene

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Animal Health Department and the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall be responsible for inspecting veterinary hygiene and granting certificates of satisfaction of veterinary hygiene standards with regard to:

a/ Centrally-run concentrated animal-raising establishments and national breeding establishments;

b/ Feeds, water used for animals, materials of animal origin used for the production of feeds; equipment, tools and means of transport exclusively used in animal raising; animal wastes in raising establishments mentioned at Point a, Clause 2 of this Article;

c/ Animal epidemic-free zones and establishments as assigned by the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry;

d/ Quarantine places for exported and imported animals and animal products;

e/ Establishments that slaughter, preliminarily process and/or preserve terrestrial animals and products thereof and carry out export activities; establishments that preliminarily process and/or preserve aquatic and amphibian animals and products thereof as assigned by the Fisheries Ministry;

f/ Establishments that manufacture veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use;

g/ Establishments that trade in microorganisms for veterinary use.

3. Provincial-level state management agencies in charge of animal health shall be responsible for inspecting veterinary hygiene and granting certificates of satisfaction of veterinary hygiene standards with regard to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Feeds, water used for animals, materials of animal origin used for the production of feeds; equipment, tools and means of transport exclusively used in animal raising; animal wastes in raising establishments mentioned at Point a, Clause 3 of this Article;

c/ Epidemic-free zones and establishments as assigned by the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry;

d/ Establishments that slaughter, preliminarily process and/or preserve terrestrial animals and products thereof for domestic consumption; establishments that preliminarily process and/or preserve aquatic and amphibian animals and products thereof as assigned by the Fisheries Ministry;

e/ Establishments and shops that trade in veterinary drugs, bio-preparations and/or chemicals for veterinary use within provinces.

Article 44.- Veterinary hygiene conditions on places of collection for transportation of animals, animal products

1. Places of collection of terrestrial animals in airports, railway stations and ports must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Being conveniently situated for the inspection of animals and animal products;

b/ Measures are applied to prevent direct or indirect contract with animals from outside;

c/ There are stairs exclusively used for cattle to get on and get off means of transport;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ To be cleansed and disinfected before and after each collection and loading of animals;

f/ Measures are taken to treat waste water and matters up to hygiene standards before being discharged into the environment.

2. Places of collection and loading of terrestrial animals in raising establishments must ensure the following conditions:

a/ Being conveniently situated and large enough for the inspection of animals;

b/ The provisions of Points b, c, d and f, Clause 1 of this Article are ensured.

3. Places of gathering, collection of terrestrial animals must ensure the following conditions:

a/ Being situated separately from population quarters, public facilities, raising establishments;

b/ The provisions of Points b, d and f, Clause 1 of this Article are ensured.

4. Places of collection of terrestrial-animal products must ensure the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Storehouses must be cleansed and disinfected before and after collection of animal products;

c/ The provisions of Points d and f, Clause 1 of this Article are ensured.

5. Places of collection of aquatic and amphibian animals and products thereof for transportation must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Being conveniently situated for the inspection of animals and animal products;

b/ Measures are applied to prevent direct or indirect contract with animals from outside;

c/ There is sufficient water up to veterinary hygiene standards;

d/ To be cleansed and disinfected before and after each collection and loading of animals;

e/ Measures are taken to treat waste water and matters up to hygiene standards before being discharged into the environment.

Article 45.- Veterinary hygiene conditions on means of transport of animals, animal products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Being technically safe for protection of animals throughout the course of transportation;

b/ There must be enough room and space for animals to stand or lie down in natural position; there must be cages, kennels or boxes to ensure safety for animals in the course of transportation; floors must be flat, not slippery, and tight to prevent leakage of water and waste matters in the course of transportation; easy to cleanse and disinfect;

c/ For closed means of transport, they must have appropriate ventilating systems to ensure ventilation as needed.

2. Means of transport, containers of aquatic and amphibian animals must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Being technically safe to ensure that animals are alive throughout the course of transportation;

b/ Animal containers are made of appropriate material, ensuring no leakage of water and waste matters into the environment in the course of transportation, easy to cleanse and disinfect;

c/ There are appropriate oxygen-supplying or -ventilating systems to ensure sufficient oxygen as needed;

d/ Meeting other technical requirements set by the Fisheries Ministry.

3. Means of transport of fresh and raw and preliminarily processed animal products for use as food must ensure the following veterinary hygiene conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The inside of animal product containers must be made of stainless, flat, anti-leakage, anti-corrosion, non-toxic, odorless materials not affecting the quality of products, easy to cleanse and disinfect;

c/ Animal product containers must be closed to prevent products from contamination and pollution;

d/ Meeting temperature requirements on each kind of animal product throughout the course of transportation.

4. Means of transport of animal products not for use as food must have tight floors, easy to cleanse and disinfect.

Article 46.- Veterinary hygiene conditions on establishments that slaughter, preliminarily process animals, animal products

1. Establishments that slaughter, preliminarily process animals, animal products must meet all veterinary hygiene conditions provided for in Article 33 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following conditions on location, workshop and equipment:

a/ Being situated separately from population quarters, public works, main roads and polluting sources, not being flooded; being wall-fenced; having separate gates for delivery and receipt of animals, animal products; roads within the establishments’ premises must be cemented or concreted;

b/ There are separate places for keeping animals to be slaughtered; separate places for slaughtering, preliminarily processing animals or animal products; places for isolation of sick animals; places for treating products not up to veterinary hygiene standards;

c/ There are testing rooms;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Workshops must be proof against dust and penetration of harmful animals; convenient for cleansing and disinfection; have separate places for storing products for use as food, products not for use as food, means of transport, slaughtering and preliminary processing tools and people working in these places in order to prevent pollution and cross-infection;

f/ Equipment and tools used in slaughtering and preliminary processing animals, animal products must be made of stainless material, not affecting the quality of products, easy to cleanse and disinfect.

2. Water used in slaughtering and preliminary processing animals, animal products must meet all veterinary hygiene standards.

Article 47.- Veterinary hygiene conditions on trading of animals, animal products

1. Organizations and individuals that trade in animals and/or animal products in markets must be arranged in places separate from other goods and must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Things used for display, sale and containing of animal products must be made of stainless material, not affecting the quality of products, easy to cleanse and disinfect;

b/ Preservation measures are taken to prevent animal products from contamination and degeneration;

c/ Places of, and objects used in, purchase and sale of animals and animal products must be cleansed after sale;

d/ Waste water from the course of trading of animals and animal products in markets must be treated up to veterinary hygiene standards before being discharged into the environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. It is strictly forbidden to buy and sell:

a/ Infected terrestrial animals, animal products carrying pathogens of dangerous infectious disease or animals that are dead for unidentified causes;

b/ Aquatic or amphibian animals originating from zones where harvest is banned;

c/ Animals pumped or injected with water or liquids harmful to users;

d/ Animal products which are degenerated, contain chemicals or colors banned from use.

Section 4. RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR QUARANTINE OF ANIMALS, ANIMAL PRODUCTS; CONTROL OF SLAUGHTER; VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Article 48.- Responsibilities of state management agencies in charge of animal health

1. To quarantine animals, animal products; control slaughtering and preliminary processing of animals, animal products; inspect veterinary hygiene according to regulations.

2. To grant, withdraw animal quarantine certificates, certificates of satisfaction of veterinary hygiene standards. In case of refusal to grant animal quarantine certificates, to inform owners of the reasons therefor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 49.- Responsibilities of animal quarantine cadres

1. To quarantine animals, animal products; control slaughtering and preliminary processing of animals, animal products; inspect veterinary hygiene according to the provisions of legislation on veterinary medicine.

2. While performing their duties, to wear uniforms, badges and insignias, animal quarantine cadre’s cards, and other necessary equipment and devices.

3. To propose competent authorities to grant, withdraw animal quarantine certificates.

Article 50.- Responsibilities of other state agencies

1. People’s Committees at all levels shall have to work out plannings on concentrated places for, and organize management of, the slaughtering and preliminary processing of animals, animal products within localities; direct the concerned branches in localities to coordinate with state management agencies in charge of animal health in quarantining animals, animal products, controlling slaughtering; inspecting veterinary hygiene; and handling violations in accordance with the provisions of law.

2. The concerned agencies in charge of health and environmental protection and customs, port management, border guard, police, market control and post shall, within the scope of their respective functions and tasks, have to coordinate with state management agencies in charge of animal health in quarantining animals, animal products, controlling slaughtering; inspecting veterinary hygiene; detecting and preventing the illegal import of animals and animal products.

3. Customs offices shall complete customs procedures only when goods owners have fully complied with requirements of animal and animal product quarantine and veterinary hygiene inspection.

Article 51.- Responsibilities of goods owners and establishment owners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To create favorable conditions for state management agencies in charge of animal health to quarantine animals, animal products, control slaughtering and preliminary processing of animals and animal products; and inspect veterinary hygiene according to regulations.

3. To be responsible for keeping and caring for animals, preserving animal products and follow the guidance of state management agencies in charge of animal health in the process of quarantine; controlling slaughtering and preliminary processing of animals and animal products; and inspecting veterinary hygiene, and paying charges and fees according to the provisions of law.

4. To immediately inform the nearest state management agencies in charge of animal health when detecting strange diseases or suspecting that animals are infected with disease or animal products carry pathogens of disease.

5. Not to swap or change the quantities of animals already granted the quarantine certificates in the course of transportation of animals and to follow the itinerary required by competent state management agencies in charge of animal health.

6. When transporting different animal species or those to be used for different purposes on board the same means of transport, to follow the guidance of the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals. Not to use means of transport already used for transporting hazardous substances to transport animals and animal products.

7. Fifteen days before establishments slaughtering and/or preliminarily processing animals and animal products start operation, report such to competent state management agencies in charge of animal health so that the latter can check veterinary hygiene conditions of these establishments.

Chapter IV

MANAGEMENT OF VETERINARY DRUGS, BIO-PREPARATIONS, MICROORGANISMS AND CHEMICALS FOR VETERINARY USE

Article 52.- Conditions on manufacture, processing, portioning of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Establishments must be situated separately from population quarters, public works, hospitals, veterinary clinics, animal diagnosis establishments, other polluting sources and not badly affect the surrounding environment.

3. Establishments that manufacture pharmaceuticals and chemicals for veterinary use must be designed and built according to GPM principles and standards, and have the following places:

a/ Storehouses of raw materials, auxiliary materials, packages, finished products;

b/ Place for disinfection;

c/ Place for weighing and distribution of raw materials;

d/ Place for manufacture preparation;

e/ Place for preparation and preservation of semi-finished products;

f/ Place for completion of products;

g/ Place for checking of products ex work;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Place for personal hygiene and other places in service of manufacture.

4. Establishments that manufacture vaccines, bio-preparations and microorganisms for veterinary use must have, apart from the places mentioned in Clause 3 of this Article, places for keeping and treatment of animals used for experiments; place and equipment for keeping of microorganisms in service of manufacture.

5. Manufacturing workshops must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Conditions on environmental sanitation; being easy to cleanse and disinfect; proof against dust and the penetration of harmful animals;

b/ Each place must be large enough to meet production requirements, easy for making technical movements, and convenient for checking and supervision;

c/ Having appropriate designs and arrangements to prevent confusion or cross-infection among assorted raw materials and products in the course of manufacture.

6. Manufacturing equipment and tools must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Being suitable and convenient for movements, easy to cleanse, disinfect and maintain;

b/ The surface of equipment and tools that comes into contact with raw materials, auxiliary materials, semi-finished and finished products must be made of inert material, not affect the purity and activity of raw materials and quality of drugs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Manufacturing establishments must satisfy veterinary hygiene standards promulgated by the Agriculture and Rural Development Ministry, the Fisheries Ministry or the Science and Technology Ministry.

Article 53.- Conditions on import of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use

1. Organizations and individuals that import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use on the list of veterinary drugs, the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam shall comply with the provisions of Clause 1, Article 48 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

In case of importing vaccines and microorganisms, written approval of the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall be required.

2. Organizations and individuals that import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use not on the list of veterinary drugs, the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam for manufacture, scientific and technological research, cooperation or exchange, for participation in fairs or exhibitions or for other purposes must ensure the conditions provided for in Clause 2, Article 48 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

Article 54.- Conditions on trading of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use

1. Organizations and individuals that trade in veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must satisfy all conditions provided for in Article 39 of the Ordinance on Veterinary Medicine and the following veterinary hygiene conditions:

a/ Having fixed places of business;

b/ Having shops, display and sale places and storehouses which are large enough and suitably structured so as not to affect the quality of drugs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Having adequate technical equipment for goods preservation such as ventilating fans, refrigerators or freezing storehouses for preservation of vaccines and bio-preparations; hygrometers, thermometers for checking preservation conditions;

e/ Business activities must not badly affect the environment.

2. Organizations and individuals that trade in vaccines and microorganisms must comply with regulations of the Agriculture and Rural Development Ministry and the Fisheries Ministry.

Article 55.- Veterinary hygiene conditions on establishments that experiment, test, assay, export and/or import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use

1. Establishments that experiment veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals for veterinary use must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Having adequate area, material and technical foundations, equipment, tools, chemicals, materials and raw materials needed for experiments;

b/ Having places for keeping and treating experimented animals;

c/ Having equipment exclusively used for keeping microorganisms in service of experiments;

d/ Having waste treatment systems to ensure veterinary hygiene and environmental sanitation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The locations of establishments, stables, ponds, animal-raising tanks, raising tools, places of treatment of animal wastes, carcasses must ensure the conditions provided for in Article 7 of this Decree;

b/ Having all animal species in sufficient quantities needed for tests and assays;

c/ Having places and appropriate equipment for preservation of drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals needed for tests and assays;

d/ Having stables, ponds and animal-raising tanks for animals to ensure accurate test and assay results;

e/ Having adequate necessary tools and facilities.

3. Establishments that export and import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must ensure the following veterinary hygiene conditions:

a/ Having storehouses large enough for goods preservation;

b/ Having adequate equipment suitable for preservation and checking of goods preservation conditions;

c/ Having separate storehouses for preservation of veterinary drugs; pharmaceuticals; vaccines, bio-preparations, microorganisms; chemicals for veterinary use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Veterinary drugs, materials for use in veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are manufactured in the country for the first time.

2. Veterinary drugs in finished and semi-finished forms, materials, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are imported into Vietnam for the first time for business, manufacture, processing or re-packing purposes.

3. Veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are recognized and included on the list of veterinary drugs, the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam must be re-registered when there are changes in content provided for in Clause 1, Article 58 of this Decree.

Article 57.- Registration of circulation of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are manufactured in the country or imported for the first time

1. Veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use which are manufactured in the country or imported into Vietnam for the first time shall be permitted for circulation in Vietnam if they meet all conditions provided for in Article 40 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

2. Organizations and individuals that register for circulation of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must submit registration dossiers as provided for at Point b, Clause 1, Article 40 of the Ordinance on Veterinary Medicine to the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals. Registration dossiers shall be made in 3 (three) sets each.

For cases of importation, there must be one set in Vietnamese and import registration applications enclosed with product circulation permits, GMP certificates or ISO certificates, product quality analysis cards granted by competent authorities of manufacturing countries.

3. Within 15 (fifteen) days as from the date of receipt of registration dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to reply; ask the registering organizations or individuals to complete their dossiers which are not satisfactory.

4. Within 60 (sixty) days as from the date of receipt of valid dossiers, the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall have to submit the dossier evaluation results to the specialized scientific councils set up by the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry. The specialized scientific councils shall hold regular or extraordinary meetings to consider and approve dossiers, propose the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry to recognize and make additions to the list of veterinary drugs or the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Cases of re-registration:

a/ Change in composition or formula;

b/ Change in pharmaceuticals;

c/ Change in the use route of drug;

d/ Change in the manufacturing method or process resulting in change in product quality;

e/ Re-evaluation of the quality, effectiveness and safety of drugs according to regulations.

The compilation of re-registration dossiers shall comply with the provisions of Clause 2, Article 57 of this Decree.

2. Within 60 (sixty) days for pharmaceuticals and chemicals; 90 (ninety) days for vaccines and bio-preparations as from the date of receipt of valid dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to evaluate dossiers and give the results.

Article 59.- Contents of GMP, procedures for registration for grant of GMP certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Concepts;

b/ Personnel;

c/ Workshops;

d/ Equipment, tools;

e/ Hygiene and hygiene measures;

f/ Manufacturing;

g/ Quality checking;

h/ Self-inspection;

i/ Handling of product-related complaints, withdrawal of products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Establishments that manufacture veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use must apply the good manufacturing practice (GMP) principles and standards and are checked and evaluated according to standards and granted certificates of satisfaction of GPM standards by the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals.

3. Dossiers of registration for GMP checking shall each consist of:

a/ An application for registration of GMP checking;

b/ Related documents, including: the establishment’s GMP training documents; plan on the location and design of manufacturing plants; plan on the production chains; plans on organization of manufacture; list of products permitted to be manufactured or already registered for manufacture; list of manufacturing equipment, equipment for checking product quality; list of standard operation processes (SOP); competent authorities’ written certifications of minutes on the test of fire prevention and fighting; evaluated report on environment; the establishment’s report on GMP self-check.

4. Within 60 (sixty) days as from the date of receipt of valid dossiers, the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall organize examination, evaluation and grant of certificates of satisfaction of GMP standards to the qualified establishments according to regulations.

Article 60.- Publication of quality standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use

1. Organizations and individuals that manufacture or import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use on the list of veterinary drugs and the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use permitted for circulation in Vietnam must publish quality standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use and take responsibility for the published quality standards. Standards published by establishments must not be contrary to or lower than branch standards or Vietnamese standards.

2. Dossiers of publication of quality standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms or chemicals for veterinary use shall be made in 3 (three) sets, each consisting of:

a/ The written publication of quality standards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Dossiers of publication of quality standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms or chemicals for veterinary use shall be addressed to the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals. Within 45 (forty five) days as from the date of receipt of valid dossiers, the dossier-receiving agencies shall have to check the validity of dossiers, accepting such dossiers or giving reasons for non-acceptance.

4. The Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals shall provide for the recording of numbers of written publications of quality standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms or chemicals for veterinary use.

5. If there is any change in the quality or labels of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms or chemicals as compared with the previous publications, establishments must compile dossiers of re-publication as provided for in Clause 2 of this Article.

Article 61.- Publication of quality-conforming standards of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms or chemicals for veterinary use

1. Organizations and individuals that manufacture or import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use on the list of veterinary drugs and the list of bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use must be granted with certificates of satisfaction of Vietnamese standards or branch standards according to regulations of the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry on compulsory publication of standard-conforming quality.

2. Dossiers of publication of the standard-conforming quality of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use in conformity with standards shall be made in 3 (three) sets, each consisting of:

a/ The written publication of standard-conforming quality;

b/ A lawful copy of the certificate of quality in conformity with Vietnamese standards or branch standards, granted by a competent agency.

3. Dossiers of publication of Vietnamese standard-conforming quality of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use shall be addressed to the General Department of Standardization, Metrology and Quality Control under the Science and Technology Ministry; and dossiers of branch standard-conforming quality shall be addressed to the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals. Within 45 (forty five) days as from the date of receipt of valid dossiers, the dossier-receiving agencies shall check the standard conformity, affix stamp on the publications of standard-conforming quality and return one set of the dossiers of publication to the concerned establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The disposal of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use shall comply with the provisions of Clause 1 and Clause 2 of Article 50 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

2. The destruction of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use must ensure:

a/ Safety for human beings, environment, ecology and that the maximum level of residue in land, water and air must not exceed the permitted level;

b/ Compliance with technical processes provided for by the Agriculture and Rural Development Ministry or the Fisheries Ministry and the provisions of legislation on management of hazardous wastes;

c/ That the destruction is conducted under the supervision of local state management agencies in charge of animal health, environment agencies administrations and other relevant agencies and its results are certified by these agencies;

d/ That persons conducting the destruction are fully provided with protective and labor protection equipment.

3. Organizations and individuals that have veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use disposed of shall be responsible for the disposal and bear all expenses therefor according to the provisions of law.

In cases where owners are unidentified, provincial-level People’s Committees shall direct the concerned branches to conduct the destruction according to regulations. Destruction expenses shall be covered by local budgets.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 63.- Veterinary medicine practice certificates

1. Individuals that practice veterinary medicine under the provisions of Article 52 of the Ordinance on Veterinary Medicine must have veterinary medicine practice certificates.

2. Veterinary medicine practice certificates shall be granted by state management agencies in charge of animal health in accordance with the provisions of Clause 1 and Clause 2, Article 54 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

3. Veterinary medicine practice certificates shall be granted to qualified individuals who personally practice veterinary medicine; owners or technical managers of establishments that test animal diseases or conduct surgery of animals; manufacture, export, import, experiment, test, assay veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use.

Article 64.- Conditions for grant of practice certificates

1. Conditions on professional diplomas

a/ People who provide services of diagnosis, prescription, medical treatment and care for the health of animals must have at least intermediate-level diplomas in animal health or animal raising and animal health or intermediate-level diplomas in aquaculture for practice of veterinary medicine of aquaculture. People who practice animal vaccination or castration must have certificates of technical training granted by provincial-level state management agencies in charge of animal health;

b/ Owners or technical managers of establishments that test animal diseases or conduct surgery of animals must be at least veterinary doctors, animal raising and animal health engineers or bachelors of biology or bio-chemistry or aquaculture engineers who have been trained in testing of aquatic animal diseases for practice of veterinary medicine in aquaculture; and have at least 2 (two) years’ experience in the registered domain of practice;

c/ Owners or technical managers of establishments that manufacture or experiment veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must be at least veterinary doctors, animal raising and animal health engineers or pharmacists, bachelors of biology or bio-chemistry or aquaculture engineers for practice of veterinary medicine in aquaculture; and have at least 2 (two) years’ experience in the field they register to practice;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Owners or technical managers of establishments that experiment and assay veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must be at least veterinary doctors, animal raising and animal health engineers or bachelors of biology or bio-chemistry or aquaculture engineers who have been trained in animal health for practice of veterinary medicine in aquaculture; and have at least 2 (two) years’ experience in the field they register to practice;

f/ Owners or technical managers of establishments that export and import veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use must be at least veterinary doctors, animal raising and animal health engineers or bachelors of biology or bio-chemistry or aquaculture engineers who have been trained in animal health for practice of veterinary medicine in aquaculture;

g/ People who provide counseling or technical services on animal health must have at least intermediate-level diplomas in animal health, animal raising and animal health or aquaculture and have been trained in animal health for practice of veterinary medicine in aquaculture.

2. Grantees of veterinary medicine practice certificates must have health certificates of their physical fitness to practice veterinary medicine granted by medical establishments of district or higher level.

3. For foreigners, they must, apart from complying with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, have judicial record cards certified by competent agencies and must be other than those defined in Article 66 of this Decree.

Article 65.- Procedures for grant and validity duration of veterinary medicine practice certificates

1. Applicants for practice certificates for manufacture, export, import, experimentation, test or assay of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and/or chemicals for veterinary use shall send dossiers to the Animal Health Department or the Department for Management of Quality, Safety, Hygiene and Health of Aquatic Animals.

Applicants for practice certificates for vaccination, test, diagnosis, prescription, medical treatment, care for animal health, animal surgery; trading of drugs, bio-preparations, microorganisms, chemicals used for veterinary use; counseling and other services related to animal health shall send dossiers to provincial-level state management agencies in charge of animal health.

2. Dossiers of application for veterinary medicine practice certificates shall comply with the provisions of Clause 3, Article 54 of the Ordinance on Veterinary Medicine.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case applicants for veterinary medicine practice certificates are public employees, the written approval of the heads of the agencies where such applicants work shall be required and they must practice within the scope in accordance with the provisions of law on public employees.

3. Within 10 (ten) days as from the date of receipt of valid dossiers, the dossier-receiving agencies shall check dossiers and grant veterinary medicine practice certificates or request completion of dossiers which are invalid or return dossiers and state the reasons for non-grant of veterinary medicine practice certificates.

4. Applicants for veterinary medicine practice certificates must pay charges and fees according to the provisions of law.

5. The validity duration of veterinary medicine practice certificates is 5 (five) years. One month before the expiration of veterinary medicine practice certificates, grantee of veterinary medicine practice certificates, if wishing to continue practicing, must send dossiers to competent state management agencies mentioned in Clause 1 of this Article.

A dossier of registration for extension of veterinary medicine practice certificate shall consist of:

a/ An application for extension of veterinary medicine practice certificate;

b/ A lawful copy of the granted veterinary medicine practice certificate;

c/ The health certificate of physical fitness to practice veterinary medicine, granted by a medical establishment of district or higher level.

Article 66.- People who shall not be granted veterinary medicine practice certificates or shall not have their certificates extended

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Persons who are subjected to discipline related to the veterinary medicine profession.

3. Persons who are being examined for penal liability.

4. Persons who are serving criminal sentences; subject to administrative measure such as confinement in educational or medical treatment establishments or administrative probation.

5. Persons who have their civil act capacity restricted or have lost their civil act capacity.

Article 67.- Cases of withdrawal of veterinary medicine practice certificates

1. Veterinary medicine practice certificates are granted ultra vires.

2. Conditions provided for in Article 64 of this Decree are no longer fully met.

3. Practice certificates are erased or modified.

4. Grantees of veterinary medicine practice certificates fall into the subjects defined in Article 66 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Grantees of veterinary medicine practice certificates commit other acts of violation subjected by law to withdrawal of practice certificates.

Article 68.- Prohibited acts

1. Practicing veterinary medicine without practice certificates or with expired practice certificates.

2. Hiring or borrowing veterinary medicine practice certificates.

3. Forging veterinary medicine practice certificates.

4. Other acts prohibited by law.

Article 69.- Rights and obligations of veterinary medicine practitioners

1. Organizations and individuals that practice veterinary medicine shall have the following rights:

a/ To carry out professional veterinary medicine activities in accordance with the granted veterinary medicine practice certificates;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Organizations and individuals that practice veterinary medicine shall have the following obligations:

a/ To strictly observe the provisions of law on veterinary medicine and environmental protection in the course of practicing their profession;

b/ To monitor, record, and report in time to local state management agencies in charge of animal health when detecting or doubting the outbreak of, dangerous epidemics of animals or diseases transmitted from animals to humans, and coordinate with state management agencies in charge of animal health in quickly overcoming consequences;

c/ To participate in animal vaccinations organized by local animal health agencies;

d/ To participate in preventing and fighting animal epidemics under the designation of local administrations and state management agencies in charge of animal health;

e/ To supply information on animal health investigations; send statistical reports to local animal health agencies on professional activities on a regular basis and upon outbreak of epidemic;

f/ To take responsibility before law for the results of their practice or of establishments under their management; to compensate according to the provisions of law for damage caused by their practice to other organizations and/or individuals;

g/ To submit to the supervision and inspection of competent functional agencies.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 70.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Regulation on the implementation of the Ordinance on Veterinary Medicine; the Regulation on prevention and control of animal epidemics; the Regulation on quarantine, control of slaughter, and inspection of veterinary hygiene of animals and animal products; the Regulation on management of veterinary drugs, promulgated together with the Government’s Decree No. 93/CP of November 27, 1993 guiding the implementation of the Ordinance on Veterinary Medicine.

Article 71.- Implementation responsibilities

1. The Agriculture and Rural Development Ministry and the Fisheries Ministry shall have the responsibility:

a/ To provide for the duration, types of vaccines, terrestrial animal species subject to compulsory vaccination, compulsory preventive measures for aquatic and amphibian animals in epidemic-threatened zones; the raising of different animal species in the same breeding establishment; animal diseases to be periodically examined in breeding establishments; assorted kinds of veterinary drug materials permitted for use for prevention and treatment of animal diseases.

b/ To provide for diseases banned from treatment; diseases animals infected with which must be culled or slaughtered; measures of veterinary hygiene of places of cull and compulsory slaughter of animals, of meat of compulsorily slaughtered animals; veterinary hygiene standards for the preliminary processing and disposal of aquatic and amphibian animals infected or suspected of being infected with dangerous infectious disease;

c/ To provide for numbers of animals, weights of animal products subject to quarantine if transported out of districts; cases of temporary exemption from quarantine; measures to handle animals, animal products, means of transport and other related objects failing to meet all veterinary hygiene standards; conditions and procedures for receipt and sending of pathological materials;

d/ To provide for the trading of vaccines and microorganisms; procedures for registration of change of ownership; processing, and re-packing of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use; procedures for registration of import of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms not on the list of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms for veterinary use permitted for use in Vietnam in service of manufacture, scientific and technological research, cooperation and exchange, participation in fairs or exhibitions or for other purposes;

e/ To provide for procedures for withdrawal of veterinary drugs, bio-preparations, microorganisms and chemicals for veterinary use failing to meet all registered quality standards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Agriculture and Rural Development Ministry and the Fisheries Ministry shall have to guide and organize the implementation of this Decree.

3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


56.944

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.108.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!