CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
93-CP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1993
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA
CHÍNH PHỦ SỐ 93-CP NGÀY 27-11-1993 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH THÚ Y.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 15 tháng 2 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1 -
Ban hành kèm theo Nghị định này:
- Quy định về thi hành Pháp lệnh
Thú y;
- Điều lệ phòng chống dịch bệnh
cho động vật;
- Điều lệ Kiểm dịch, kiểm soát
giết và mổ kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
- Điều lệ quản
lý thuốc thú y;
- Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong công tác thú y.
Điều 2 -
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Điều 3 -
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái Nghị định
này đều bãi bỏ.
QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH PHÁP LỆNH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Nghị định số 93-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ).
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
Phạm vi áp dụng Pháp lệnh Thú y bao gồm:
1. Động vật, sản phẩm động vật
theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Thú y;
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động
chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản, lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm
động vật;
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y hoặc hành nghề thú y;
4. Các nguyên liệu, sản phẩm
dùng để chăn nuôi, nước sử dụng cho chăn nuôi hoặc chế biến sản phẩm động vật;
5. Chuồng trại chăn nuôi, bãi
chăn thả, vườn thú, mặt nước nuôi thuỷ sản;
6. Nhà xưởng thiết bị, dụng cụ,
phương tiện dùng để chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bao gói, bảo quản, tiêu thụ,
lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
7. Các chất phế thải trong chăn
nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm động vật, các chất thải công nghiệp, chất thải
trong sinh hoạt liên quan đến môi trường chăn nuôi động vật, thuỷ sản;
8. Vệ sinh môi trường liên quan
chăn nuôi thú y.
Điều 2.-
Các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều
động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm;
2. Động vật mắc bệnh là động vật
nhiễm bệnh truyền nhiễm và có triệu chứng, bệnh tính biểu hiện rõ của bệnh hoặc
đã xác định được mầm bệnh trong phòng thí nghiệm;
3. Động vật nghi mắc bệnh là động
vật có triệu chứng, bệnh tích chưa rõ và chưa xác định được nguồn bệnh hoặc động
vật ở trong vùng dịch mà có biểu hiện bỏ ăn, sốt;
4. Động vật nhiễm bệnh là động vật
chưa có triệu chứng điển hình của bệnh đó nhưng có biểu hiện tương tự như động
vật mắc bệnh;
5. Động vật nghi nhiễm bệnh là động
vật dễ nhiễm, đã tiếp xúc hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh;
6. Vùng an toàn dịch bệnh là
vùng lãnh thổ được xác định là không xảy ra bệnh trong danh mục do Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm công bố trong một giai đoạn nhất định tuỳ theo từng bệnh;
7. Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc
động vật là thức ăn mà trong thành phần có thịt, cá, máu, sữa xương động vật,
hoặc các sản phẩm động vật khác;
8. Lò mổ, điểm giết mổ trâu, bò,
lợn, ngựa... là cơ sở được chính quyền địa phương cho thành lập và do cơ quan
Thú y địa phương kiểm soát giết mổ để tiêu dùng trong nước;
9. Lò mổ và điểm mổ xuất khẩu là
cơ sở giết mổ động vật được chính quyền địa phương cho thành lập và do Cục Thú
y kiểm soát giết mổ để xuất khẩu;
10. Trạm kiểm dịch động vật cửa
khẩu là cơ sở kiểm dịch động vật của cơ quan thú y ở sân bay quốc tế, sân ga, bến
cảng cửa khẩu có giao lưu quốc tế;
11. Cơ sở cách ly kiểm dịch là
cơ sở do cơ quan Thú y quản lý gồm lồng, bè, ao, chuồng, hoặc một khu vực nuôi
động vật cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động
vật khác trong một thời gian nhất định nhằm theo dõi hoặc kiểm tra xét nghiệm;
12. Tiêu độc là công việc nhằm
tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm tiếp theo sau công việc vệ sinh đối với chuồng
trại, phương tiện chứa, nhốt động vật và các dụng cụ khác, có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp làm lây truyền bệnh cho động vật hoặc gián tiếp gây ô nhiễm cho sản
phẩm động vật;
13. Sản phẩm động vật bao gồm thịt,
các sản phẩm từ thịt, các sản phẩm có nguồn gốc động vật sử dụng làm thức ăn
cho người và động vật, làm nguyên liệu cho dược phẩm và cho công nghiệp;
14. Nguyên liệu nguồn gốc động vật
gồm da, lông, da lông thú, sừng, móng, xương, bột thịt, bột xương, bột cá, chất
nội tiết và sản phẩm khác có nguồn gốc động vật;
15. Thực phẩm có nguồn gốc động
vật gồm:
- Thịt và các sản phẩm từ thịt;
- Các phụ phẩm từ thịt và các sản
phẩm khác được chế biến từ chúng;
- Sữa và các sản phẩm từ sữa;
- Trứng quả, bột trứng và các sản
phẩm khác từ trứng;
- Động vật thuỷ sản tươi sống,
sơ chế: cá, tôm, cua, ếch, ốc...;
- Mật ong và các sản phẩm của
ong;
16. Vệ sinh thú y thực phẩm là
công việc vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông thực
phẩm có nguồn gốc động vật;
17. Chế phẩm sinh học là chế phẩm
có nguồn gốc sinh vật kể cả vi sinh vật để chuẩn đoán phòng bệnh, chữa bệnh,
các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các loài nguyên sinh độc tố, nọc
độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật;
18. Giấy chứng nhận kiểm dịch quốc
tế của nước xuất là giấy tờ do cơ quan Thú y của quốc gia có thẩm quyền cấp chứng
nhận về sự an toàn của động vật, sản phẩm động vật và các biện pháp áp dụng nhằm
ngăn ngừa dịch bệnh lây lan của nước xuất động vật, sản phẩm động vật;
19. Thân thịt là thân gia súc giết
mổ sau khi đã tháo tiết, làm sạch lông;
20. Thịt là tất cả phần ăn được
của thân thịt gia súc kể cả phụ phẩm;
21. Thịt tươi là thịt chưa qua xử
lý, bao gồm cả thịt ướp lạnh và thịt đông lạnh;
Điều 3
- Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động chăn nuôi, sản xuất, kinh
doanh động vật và sản phẩm động vật, thuốc thú y và các hoạt động khác có liên
quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Pháp
lệnh Thú y và có trách nhiệm:
1. Đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền trong những lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu,
nhập khẩu, thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập
- tái xuất khẩu, quá cảnh động vật, sản phẩm động vật, lưu thông vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật từ tỉnh này sang tỉnh khác;
c) Lập lò mổ, điểm giết mổ động
vật hoặc cơ sở chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm động vật;
d) Có các hoạt động khác liên
quan đến công tác thú y theo quy định phải đăng ký.
2. Khai báo với cơ quan có thẩm
quyền trong những trường hợp sau đây:
a) Khi thấy động vật nuôi của
mình bị ốm hoặc chết mà có dấu hiệu dịch bệnh;
b) Nhập động vật cảnh, sản phẩm
động vật qua cửa khẩu;
c) Khi vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật qua các trạm kiểm dịch động vật trong nước;
d) Có hoạt động khác liên quan đến
công tác thú y theo quy định phải khai báo.
3. Thực hiện mọi quy định về quản
lý của Nhà nước về công tác thú y.
Điều 4 -
Các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ cơ quan Thú y trong việc
thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phát triển động vật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
THÚ Y
Điều 5 -
Việc quản lý Nhà nước về công tác thú y được phân công như sau:
1. Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thực hiện thống nhất và quản lý Nhà nước về
công tác thú y trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thú y
trong phạm vi quản lý của mình bao gồm:
a) Trình Chính phủ các văn bản
pháp quy về chính sách, chế độ quản lý công tác thú y; ban hành các văn bản
theo thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các ngành, các địa phương, cơ sở
và công dân thi hành pháp luật về thú y; ban hành các tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm kỹ thuật về thú y thuộc thẩm quyền;
b) Thực hiện cấp hoặc thu hồi
các loại giấy chứng chỉ, giấy phép liên quan đến hoạt động thú y theo quy định
của pháp luật;
c) Lập quy hoạch, kế hoạch và tổ
chức hướng dẫn các ngành, các cấp về công tác thú y; phối hợp với Bộ Tài chính,
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính cho công
tác Thú y; phân bổ và kiểm tra chỉ tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán phần kế hoạch
tài chính; theo dõi, kiểm tra kế hoạch tài chính cho công tác Thú y do các địa
phương quản lý và sử dụng để đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu đề ra;
d) Quy định tiêu chuẩn về các chức
danh lãnh đạo của hệ thống thú y toàn ngành; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về
công tác thú y, tuyên truyền,phổ biến kiến thức, vận động công dân tham gia
công tác thú y;
đ) Trình Chính phủ về việc tham
gia các tổ chức quốc tế; ký kết các hiệp định về thú y;tổ chức và chỉ đạo thực
hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về thú y theo quy định của Chính phủ; tổ chức
tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế về Thú y;
e) Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ bân nhân dân địa phương, các
tổ chức, công dân và người nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện pháp luật
về thú y thực hiện các văn bản pháp quy về thú y do Bộ ban hành.
Tổ chức chỉ đạo công tác thanh
tra về thú y, kết luận các vụ việc thanh tra và xử lý kỷ luật; xử vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thú y theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp
khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thú y thuộc thẩm quyền.
3. Bộ trưởng Bộ
Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức quản lý chỉ đạo công tác thú y đối với động vật
và sản phẩm động vật thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
Điều 6 -
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trong các
hoạt động thú y sau:
1. Quản lý các hoạt động thú y
theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và và Công nghiệp thực phẩm và chỉ đạo cơ
quan thú y tại địa phương hoạt động có hiệu quả.
2. Ban hành các văn bản về công
tác thú y tại địa phương.
3. Chỉ đạo việc thực hiện các
quy định của Nhà nước, địa phương về công tác thú y; phối hợp chặt chẽ với cơ
quan thú y cấp trên để kiểm tra thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về thú y ở địa phương.
4. Tiếp nhận và giải quyết các
tranh chấp, khiếu lại, tố cáo và các kiến nghị khác về công tác thú y trong phạm
vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm khác để xử
lý.
Điều 7 -
Hệ thống tổ chức chuyên ngành thú y được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến
địa phương.
1. Ở Trung ương là Cục Thú y thuộc
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có nhiện vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành
thú y trong phạm vi cả nước. Cục Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản riêng kể cả tài khoản
ngoại tệ.
Cục Thú y được Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền đại diện
tại các tổ chức quốc tế về Thú y, hợp tác quốc tế với các nước và tổ chức quốc
tế.
Cục Thú y có các đơn vị trực thuộc
sau:
a) Trung tâm chuẩn đoán, Trung
tâm kiểm nghiệm Thú y 1 và 2, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y 1 và 2;
b) Các trung tâm Thú y vùng đóng
tại Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ thực hiện
nhiệm vụ chuẩn đoán, phòng chống dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất
khẩu, nhập khẩu và giúp Cục Thú y kiểm tra, đôn đốc về công tác thú y tại địa
bàn được phân công;
c) Các trạm kiểm dịch động vật tại
cửa khẩu Đồng Đăng, Cống Trắng, Tân Thanh, Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn), Móng Cái
(Quảng Ninh), Cầu Kiều (Lào Cai), Dakkrong (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh), Tân
Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vũng
Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số cửa khẩu khác khi có nhu cầu.
Cục Thú y có thể thành lập thêm
các đơn vị chuyên ngành khác do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định
theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Cục Thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
2. Ở địa phương:
a) Ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương là Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quản lý Nhà nước về công tác Thú y tại địa
phương và thực hiện nhiệm vụ chuẩn đoán, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực
phẩm có nguồn gốc động vật lưu thông tiêu dùng trong nước, quản lý thuốc thú y;
b) Ở các đầu mối giao thông có
các Trạm kiểm dịch động vật thuộc Chi Cục Thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật lưu thông, vận chuyển trong nước. Trạm kiểm dịch động vật cửa
khẩu thuộc Chi cục Thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
trao đổi giữa hai tỉnh biên giới của Việt Nam và của nước giáp Việt Nam;
c) Ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh là Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Thú y, thực hiện nhiệm vụ quản
lý công tác thú y theo phân công của Chi cục Thú y và có trách nhiệm giúp Uỷ
ban nhân dân huyện và cấp tương đương về công tác thú y trong phạm vi quản lý của
mình.
Chi cục Thú y có thể thêm các
đơn vị chuyên ngành khác khi có nhu cầu và do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy của Chi cục Thú y do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm;
d) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của
thú y xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc thuộc
Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Điều 8.
- Tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề thú y phải chấp hành pháp luật về thú
y trong việc kê đơn thuốc, phòng chữa bệnh cho động vật và các hoạt động khác
có liên quan đến công tác thú y.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm ban hành quy chế hành nghề và quy định cấp giấy phép hành nghề thú y.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ
CÔNG TÁC THÚ Y
Điều 9 -
Thanh tra chuyên ngành về công tác thú y (gọi tắt là thanh tra thú y) là hoạt động
của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y để thanh tra việc chấp hành pháp luật Thú
y, đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
Thú y.
Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bổ nhiệm Chánh Thanh tra thú y theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Thú y.
Ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm Chánh Thanh tra thú y tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy thanh tra chuyên ngành thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm quy định.
Điều 10.
- Việc thanh tra Thú y do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thú ý thực hiện. Nội
dung thanh tra thú y bao gồm:
1. Thanh tra việc thực hiện công
tác tiêm phòng, chuẩn đoán chống dịch và vệ sinh Thú y của các tổ chức, cá nhân
có hoạt động liên quan đến công tác thú y.
2. Thanh tra việc thực hiện công
tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh Thú y thực
phẩm có nguồn gốc động vật.
3. Thanh tra việc chấp hành các
quy định về quản lý thuốc Thú y.
4. Thanh tra các hoạt động khác
liên quan đến việc thi hành pháp luật về thú y.
5. Xét và giải quyết khiếu nại,
tố cáo về thú y.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm quy định nội dung cụ thể của công tác thanh tra Thú y đối với các đối tượng
khác nhau.
Điều 11
- Chế độ thanh tra thú y bao gồm:
1. Thanh tra định kỳ: tiến hành
theo quy định hoặc kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y và
thông báo trước 15 ngày cho cơ sở bị thanh tra.
2. Thanh tra đột xuất: tiến hành
khi có khiếu nại, tố cáo hoặc thấy có biểu hiện vi phạm về thú y.
Điều 12.
- Cục trưởng Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thú y trong phạm vi quản lý của
mình ra quyết định thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân dựa vào căn cứ sau
đây:
1. Kế hoạch thanh tra được lập
theo yêu cầu quản lý về Thú y.
2. Khi có tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về công tác thú y.
3. Những vụ việc vi phạm pháp luật
về thú y do tự phát hiện hoặc do cấp trên giao. Trong những trường hợp cần thiết,
quyết định thành lập đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra gồm Trưởng đoàn và các
thành viên là cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ
nội dung, thời hạn tiến hành thanh tra. Nếu nội dung thanh tra liên quan đến
nhiều bên, thì có thể mời đại diện các cơ quan liên quan tham gia Đoàn thanh
tra.
Khi tiến hành thanh tra giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về thú y trong thành phần đoàn thanh tra phải có
đại diện có thẩm quyền các bên liên quan. Trong trường hợp một trong các bên
liên quan từ chối tham gia vào đoàn thanh tra thì kết luận của Đoàn thanh tra vẫn
có giá trị pháp lý.
Điều 13
- Thanh tra viên thú y là Bác sĩ thú y làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà
nước về thú y được giao nhiệm vụ thanh tra về thú y trên địa bàn nhất định đối
với những lĩnh vực nhất định của công tác thú y.
Thanh tra viên được cấp thẻ
thanh tra viên thú y và được quyền dùng thẻ này thay cho quyết định thanh tra để
tiến hành thanh tra đột xuất khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thú y.
Điều 14.-
Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thú y có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp tài liệu, trả lời về những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
tiến hành kiểm tra hiện tại trường.
2. Lấy mẫu vật phẩm để phân
tích, giám định hoặc thử nghiệm theo chế độ, thể lệ quy định.
3. Đình chỉ hoặc tạm thời đình
chỉ những hành vi vi phạm pháp luật về thú y và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Nếu việc đình chỉ và tạm thời đình chỉ mà gây thiệt hại cho đối tượng
bị thanh tra, nhưng khi kết luận đối tượng bị thanh tra không vi phạm, thì người
ra quyết định phải chịu trách nhiệm bồi thường.
4. Xử phạt theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vi phạm pháp
luật sang cơ quan điều tra hình sự khi thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
5. Thanh tra viên thú y phải
mang sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra viên thú y và được Nhà nước bảo
vệ khi thi hành công vụ.
Điều 15.-
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ
quan quản lý Nhà nước về Thú y cấp trên trực tiếp về những kết luận và các biện
pháp xử lý khi thanh tra về thú y tại cơ sở mình. Việc khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc xem
xét giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về thú y phải được cơ quan quản lý
Nhà nước về thú y theo phân cấp tại Điều 17, 18 của bản Quy định này, giải quyết
chậm nhất là sau 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 16.
- Việc xử lý các loại tranh chấp được quy định như sau:
1. Các tranh chấp trong công tác
thú y:
a) Tranh chấp mà hai bên là tổ
chức, cá nhân trong nước thuộc địa phương nào thì do cơ quan thú y nơi đó giải
quyết, khi có khiếu nại thì cơ quan thú y cấp trên trực tiếp phúc tra và quyết
định; quyết định có hiệu lực thi hành;
b) Tranh chấp giữa các đơn vị
thuộc Bộ, Uỷ ban và các cơ quan khác thuộc Chính phủ hoặc giữa các cơ quan
Trung ương và địa phương, tranh chấp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giải quyết. Nếu có
khiếu nại thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tranh chấp có liên quan đến hợp
đồng kinh tế thì do Trọng tài kinh tế giải quyết.
3. Tranh chấp có liên quan đến
việc bồi thường và mức bồi thường thiệt hại do Toà án giải quyết.
Điều 17.-
Các tranh chấp mà hai bên hoặc một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên
quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam, được giải quyết theo pháp
luật Việt Nam, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy
định khác.
LỆ PHÍ VÀ PHÍ TỔN VỀ CÔNG TÁC
THÚ Y
Điều 18.-
Tổ chức, cá nhân phải trả lệ phí hành chính cho cơ quan thú y về công tác thú y
sau đây:
a) Chẩn đoán, giám định, kiểm
nghiệm thuốc thú y và giống vi sinh vật dùng trong thú y;
b) Kiểm dịch , kiểm soát giết mổ
động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;
c) Xin cấp đăng ký sản xuất kinh
doanh, xuất khẩu, nhập khẩu và thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng
trong thú y, hành nghề thú y;
d) Các hoạt động khác liên quan
đến công tác thú y theo quy định phải đăng ký.
Điều 19.-
Tổ chức, cá nhân phải trả tổn phí cho các công việc sau:
a) Tiêm phòng, chữa bệnh, chẩn
đoán, giám định, kiểm nghiệm thuốc Thú y và giống vi sinh vật dùng trong thú y,
kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Vệ sinh tiêu độc khử trùng;
c) Xử lý động vật, sản phẩm động
vật, chất phế thải, phương tiện vận chuyển không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
d) Các tổn phí khác có liên quan
mà cơ quan thú y phải chi trả.
Lệ phí hành chính và phí tổn nói
tại Điều 19 và Điều 20 do cơ quan thú y thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính.
Điều 20.-
Ngoài kinh phí được Nhà nước cấp hàng năm, ngành thú y được giữ lại các khoản
thu được theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của bản Quy định này để bù đắp
các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21.-
Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Y tế,
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính trong phạm vi trách nhiệm và quyền
hạn của mình hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành bản Quy định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình
tổ chức thực hiện bản Quy định này.
Bản quy định này có hiệu lực kể
từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
ĐIỀU LỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 93-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ).
Chương
1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, có hoạt động liên quan đến công tác
thú y trên lãnh thổ Việt nam phải tuân theo quy định của điều lệ này và các văn
bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2.-
Các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ cơ quan thú y trong việc
thi hành nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
Điều 3.-
Nghiêm cấm mọi hành vi làm lây lan dịch bệnh gây hại cho cho động vật, sức khoẻ
của người và môi trường sinh thái; nghiêm cấm việc trốn tránh tiêm phòng bắt buộc
vắc xin và trốn tránh các phương pháp phòng bắt buộc khác.
Chương
2:
CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH BỆNH
CHO ĐỘNG VẬT
Điều 4.-
Quy định chung về công tác phòng dịch bệnh cho động vật như sau:
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi động
vật phải phải thực hiện những biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho động vật.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi tập
trung phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Môi trường chăn nuôi, thả động
vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
b) Khu chuồng nuôi động vật tập
trung phải có nơi chứa phân, nơi xử lý chất độn chuồng hoặc thức ăn thừa của động
vật; có nơi nuôi cách ly động vật ốm, nơi mổ xác, nơi chôn động vật chết.
c) ở lối ra vào khu chăn nuôi tập
trung phải áp dụng biện pháp vệ sinh khử trùng cho người và phương tiện vận
chuyển đi qua.
3. Khi thấy động vật có dấu hiệu
dịch bệnh, chủ vật nuôi phải cách ly động vật ốm với động vật khác, đồng thời
báo ngay cho cơ quan thú y địa phương và phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan
thú y, không được tự ý mổ động vật mắc bệnh để ăn thịt, để bán hoặc vứt bỏ bừa
bãi làm lây lan dịch bệnh.
Điều 5.-
Thức ăn chăn nuôi phải không gây hại cho động vật. Nơi sản xuất, chế biến và
kho chứa thức ăn chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau:
1. Các hoá chất độc hại phải được
để ở nơi cách biệt với nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi;
2. Có biện pháp diệt trừ loài gặm
nhấm và côn trùng gây hại.
Cục Thú y, Chi cục Thú y trong
phạm vi quản lý của mình kiểm tra vệ sinh thú y đối với thức ăn chăn nuôi, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi và có quyền đình chỉ việc
sản xuất, kinh doanh, sử dụng loại thức ăn không đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm ban hành quy chế kiểm tra vệ sinh Thú y đối với thức ăn chăn nuôi; cơ sở sản
xuất kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Điều 6.-
Động vật giết mổ, sản phẩm động vật hoặc thực phẩm không đủ tiêu chuẩn làm thức
ăn cho người; hoặc động vật chết, nếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi thì trước
khi dùng phải sử lý vệ sinh thú y theo quy định. Nếu sau khi xử lý vẫn không đủ
tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi thì phải tiêu huỷ.
Điều 7.-
Quy định về nước uống, thức ăn, bãi chăn và phân bón của động vật.
1. Nước uống, nước chế biến thức
ăn chăn nuôi phải sạch không gây bệnh cho động vật. Không được dùng nước thải
công nghiệp chưa qua xử lý để chăn nuôi động vật.
2. Chỉ đưa động vật ra chăn thả
tại bãi chăn chung khi động vật đó không bị bệnh truyền nhiễm.
3. Không được dùng xác động vật,
phân có mang mầm bệnh truyền nhiễm chưa qua xử lý để bón cho cây trồng.
4. Trong trường hợp phun thuốc trừ
sâu, thuốc sát trùng lên bãi chăn thì phải đủ thời gian quy định để thuốc phân
huỷ hết mới được đưa động vật ra bãi chăn.
Điều 8.-
Uỷ ban nhân dân các cấp phải quy định khu vực riêng cho việc mua bán động vật
và khu vực riêng cho việc mua bán sản phẩm động vật tại các chợ thuộc phạm vi
quản lý của mình.
Động vật không có dấu hiệu bệnh
truyền nhiễm, sản phẩm động vật không có biểu hiện mang mầm bệnh truyền nhiễm
hoặc kém phẩm chất mới được lưu thông. Cơ quan thú y địa phương giám sát, kiểm
tra vệ sinh thú y tại những nơi mua, bán động vật và sản phẩm động vật.
Điều 9.-
Quy định về cách ly động vật nhập đàn, động vật nhập khẩu:
1. Cơ sở chăn nuôi động vật tập
trung phải có nơi nuôi cách ly động vật kiểm dịch. Khi chuyển động vật từ nơi
khác đến phải đưa vào nơi cách ly để cơ quan thú y theo dõi, khi thấy động vật
khoẻ mạnh mới cho nhập đàn.
2. Động vật nhập khẩu phải được
nuôi ở cơ sở cách ly kiểm dịch theo chỉ định của Trung tâm Thú y vùng hoặc trạm
kiểm dịch động vật cửa khẩu;nơi nuôi phải xa nhà dân, xa nguồn nước và không
cho vật này tiếp xúc với động vật của địa phương nơi đó.
3. Tại cơ sở cách ly kiểm dịch
phải có người chăn nuôi riêng, dụng cụ riêng.
4. Thời hạn cách ly kiểm dịch ít
nhất 45 ngày tuỳ theo từng bệnh cần theo dõi.
Điều 10.-
Chủ vật nuôi phải chấp hành việc tiêm phòng bệnh bắt buộc vắc xin hoặc các
phương pháp phòng bắt buộc khác cho động vật của mình.
Theo từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và
quy định chế độ tiêm phòng bắt buộc hoặc áp dụng các phương pháp phòng bắt buộc
khác cho từng vùng, từng loại động vật.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm chỉ đạo việc phòng bệnh bắt buộc trong phạm vi địa phương mình. Chi cục
Thú y tổ chức thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc biện pháp phòng bắt buộc
khác định kỳ hàng năm.
Điều 11.-
Quy định đối với việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật với số lượng lớn
như sau:
1. Khi vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật với số lượng lớn bằng đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường
hàng không, chỉ được thực hiện tại những sân ga, bến cảng quy định.
Ở những sân ga, bến cảng đó phải
có cơ sở cần thiết để thực hiện việc kiểm tra động vật, cách ly động vật ốm,
kho bảo quản sản phẩm động vật, vệ sinh tiêu độc.
2. Chỉ được vận chuyển động vật
bằng các phương tiện đã vệ sinh tiêu độc, sàn phương tiện phải kín để không làm
rơi vãi chất thải của động vật ra ngoài trong quá trình vận chuyển.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về
thú y có trách nhiệm kiểm tra Thú y đối với việc vận chuyển động vật như sau:
a) Kiểm tra động vật trước khi bốc
xếp đưa lên các phương tiện vận chuyển; đối với trâu, bò, ngựa, lợn, dê và các
loài thú khác, nếu nghi có động vật mắc bệnh phải kiểm tra từng con, các động vật
khác thì kiểm tra chung bằng quan sát; sau đó cấp giấy chứng nhận kiểm tra;
b) Kiểm tra vệ sinh thú y đối với
phương tiện vận chuyển, nhốt giữ, bốc xếp động vật;
c) Giám sát việc bốc dỡ hàng động
vật lên xuống các phương tiện vận chuyển;
d) Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm
dịch trước khi vận chuyển.
Cán bộ kiểm dịch thú y có thể
quyết định tạm hoãn hoặc đình chỉ việc vận chuyển để xin ý kiến xử lý của cấp
trên nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm hoặc không đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 12.
- Quy định đối với việc vệ sinh, tiêu độc cho các phương tiện, dụng cụ liên
quan đến việc vận chuyển được quy định như sau:
1. Việc vệ sinh tiêu độc cho các
phương tiện, dụng cụ liên quan đến việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật,
chăm sóc chữa bệnh cho động vật phải được tiến hành:
a) Trước khi vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật;
b) Ngay sau khi bốc dỡ động vật,
sản phẩm động vật và xử lý chất đệm dùng khi vận chuyển, chất thải.
2. Cơ quan thú y thẩm quyền hướng
dẫn thực hiện vệ sinh tiêu độc; việc vệ sinh tiêu độc phải bảo đảm không gây hại
cho động vật, sản phẩm động vật, tinh dịch, trứng giống, thức ăn chăn nuôi, người
áp tải và phương tiện, dụng cụ liên quan đến việc vận chuyển.
Chủ hàng hoặc người đại diện, chủ
phương tiện, người áp tải phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan Thú y và trả
phí tổn cho việc vệ sinh tiêu độc phương tiện, dụng cụ liên quan đến việc vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật.
a) Chi cục Thú y hướng dẫn vệ
sinh tiêu độc và cấp giấy chứng nhận vệ sinh Thú y đối với phương tiện, dụng cụ
để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước, trong phạm vi địa
phương theo quy định;
b) Trung tâm thú y vùng, Trạm Kiểm
dịch động vật cửa khẩu hướng dẫn thực hiện vệ sinh tiêu độc và cấp giấy chứng nhận
cho các phương tiện, dụng cụ liên quan đến vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Điều 13.-
Quy định về việc giết mổ động vật, sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm
động vật được quy định như sau:
1. Tổ chức cá nhân có cơ sở giết
mổ động vật, sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm động vật phải tuân
theo các quy định sau:
a) Địa điểm xây dựng, cấu trúc
nhà xưởng, hoạt động cơ sở phải đảm bảo vệ sinh thú y, y tế và môi trường;
b) Nước sử dụng, hệ thống thoát
nước thải, đường đi lại cho người, xe cộ trong cơ sở, kho bảo quản, phương tiện
vận chuyển bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh Thú y;
c) Trang thiết bị, dụng cụ được
chế tạo bằng vật liệu không làm thay đổi chất lượng sản phẩm động vật trong quá
trình sản xuất, bảo quản, chế biến, bao gói;
d) Sản phẩm phụ chuyển làm thức
ăn chăn nuôi phải được chứa, bảo quản theo quy định vệ sinh thú y;
đ) Có nơi vệ sinh, nghỉ ngơi ăn
uống cho người chăn nuôi, cách biệt với khu vực làm việc;
e) Có biện pháp phòng trừ côn
trùng, động vật gặm nhấm, gây hại;
g) Thực hiện vệ sinh tiêu độc,
khử trùng thường xuyên và định kỳ theo quy định;
h) Thực hiện mọi quy định của cơ
quan quản lý Nhà nước về thú y trong việc kiểm tra vệ sinh thú y, xét nghiệm, xử
lý, vệ sinh tiêu độc và trả phí tổn cho các việc đó.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm xem xét và cho phép việc lập các cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến,
bao gói sản phẩm động vật sau khi có ý kiến của cơ quan Thú y, y tế và môi trường.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về
Thú y hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định vệ sinh thú y trong việc
xây dựng, hoạt động của cơ sở, hướng dẫn thực hiện việc vệ sinh tiêu độc tại cơ
sở.
Chương
3:
CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH BỆNH
CHO ĐỘNG VẬT
Điều 14.-
Quy định chung về công tác chống dịch bệnh cho động vật như sau:
1. Tại cơ sở chăn nuôi hoặc trên
đường vận chuyển động vật, chủ động vật, chủ phương tiện hoặc người áp tải khi
thấy động vật bị ốm, hoặc chết đột ngột không rõ nguyên nhân, phải khai báo với
cơ quan thú y nơi gần nhất và không được tự ý bán, mổ thịt, vứt bỏ động vật đó.
2. Khi nhận được khai báo, cơ
quan thú y sở tại phải nhanh chóng xác định nguyên nhân, tiến hành chữa trị hoặc
xử lý.
Trong trường hợp nghi có bệnh dịch,
cơ quan thú y phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan quản lý
cấp trên.
3. Trong trường hợp có dịch bệnh,
chủ vật nuôi, chủ phương tiện hoặc người áp tải phải tuân theo yêu cầu của cơ
quan thú y về cách ly, chẩn đoán, chữa bệnh, phòng chống dịch cho động vật của
mình và trả phí tổn cho các công việc đó.
Điều 15.
- Khi dịch bệnh của động vật xảy ra mà Chi cục Thú y chẩn đoán là bệnh không
thuộc danh mục phải công bố dịch, hoặc nghi ngờ bệnh thuộc danh mục phải công bố
thì Chi cục Thú y báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thông báo khu vực hạn chế, lưu thông động vật, sản phẩm động vật, đồng thời
báo ngay Cục Thú y.
Trong tường hợp Chi cục Thú y
còn nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh thì gửi mẫu bệnh phẩm đến Cục Thú y tiến hành
xác định bệnh.
Nghiêm cấm việc đưa vào hoặc
mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông loài động vật dễ nhiễm và sản phẩm động
vật mang mầm bệnh.
Điều 16.-
Khi có dịch bệnh nguy hiểm của động vật xảy ra ở vùng biên giới giáp Việt Nam
thì Chi cục Thú y phải báo cáo để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định công bố vùng bị dịch uy hiếp và tại vùng đó phải thực hiện
các biện pháp sau đây:
1. Quy định cửa khẩu và số, loài
động vật được phép lưu thông qua đó;
2. Cấm đưa vào lãnh thổ Việt Nam
các loài động vật dễ nhiễm với bệnh đó và sản phẩm động vật mang mầm bệnh đó;
3. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng
cho người và các loại phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu;
4. Thành lập vành đai bảo vệ
trong phạm vi 10 kilômét tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp như vùng
bị dịch uy hiếp được quy định tại Điều 22 của Điều lệ này.
Điều 17.-
Thẩm quyền về việc công bố dịch bệnh được quy định như sau:
1. Khi có dịch bệnh nguy hiểm của
động vật thuộc danh mục phải công bố xảy ra trong phạm vi địa phương thì Chủ tịch
Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công bố dịch với
các điều kiện sau đây:
a) Bệnh dịch đang xảy ra trên động
vật, có chiều hướng lây lan rộng;
b) Có báo cáo bằng văn bản của Uỷ
ban nhân dân cấp dưới về diễn biến tình hình dịch bệnh;
c) Có kết luận chẩn đoán xác định
là có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục phải công bố và có văn bản đề
nghị công bố dịch của Chi cục Thú y hoặc Cục Thú y.
Khi ra quyết định công bố dịch,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo
ngay với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, đồng thời báo cáo
lên Thủ tướng Chính phủ. Trong quyết định công bố dịch ghi rõ tên bệnh và những
địa phương có dịch.
2. Khi có dịch bệnh nguy hiểm của
động vật thuộc danh mục phải công bố xảy ra nghiêm trọng trong phạm vi từ hai tỉnh
trở lên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công thực phẩm quyết định công bố dịch
với các điều kiện sau:
a) Dịch bệnh ngày càng lây lan rộng,
gây tác hại lớn cho động vật hoặc lây lan sang người;
b) Có báo cáo bằng văn bản của Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về diễn biến tình hình dịch
bệnh;
c) Có kết luận chẩn đoán xác định
là có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục phải công bố và có văn bản đề
nghị công bố dịch của Cục thú y.
Khi ra quyết định công bố dịch,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phải báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
Danh mục các bệnh nguy hiểm của
động vật phải công bố dịch trong từng thời kỳ do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm quy định.
Điều 18
- Quy định về việc tổ chức tham gia chống dịch như sau:
1. Khi có quyết định công bố dịch,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dịch có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội
trong địa phương và huy động nhân lực, vật lực theo quy định của Pháp luật để
thực hiện các biện pháp chống dịch.
Việc xác định các vùng có dịch
và lập vành đai bảo vệ quanh vùng dịch do Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định và thông báo cho cấp dưới và các cơ quan hữu quan.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công, Chi cục Thú y chỉ đạo lực lượng thú y địa phương tham gia chống
dịch, chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật thú y trong công tác chống dịch đồng
thời báo cáo diễn biến dịch, kết quả chống dịch 10 ngày 1 lần với Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thú y cho đến khi hết dịch.
Điều 19.
- ở vùng dịch trong quyết định công bố dịch phải thực hiện các quy định sau:
1. Đặt trạm gác có lực lượng công
an và thú y hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật; đặt biển
báo nơi có dịch; hạn chế việc lưu thông động vật và sản phẩm động vật; vệ sinh
tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, vật dùng cho chăn nuôi, các chất thải của động
vật mắc bệnh và môi trường bị ô nhiễm.
2. Cơ quan thú ý tiến hành kiểm
tra, phân loại động vật dễ nhiễm bệnh với bệnh đã công bố để thực hiện việc
cách ly động vật và áp dụng biện pháp vệ sinh thú y khác.
Điều 20.
- Quy định về việc cách ly động vật trong vùng dịch:
1. Việc cách ly động vật trong
vùng dịch được quy định như sau:
a) Tất cả các động vật mắc bệnh,
nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh phải nuôi riêng trong suốt thời gian
nhiễm bệnh, không được chăn thả trên bãi chăn chung;
b) Bố trí người chăm sóc và có dụng
cụ chăn nuôi riêng cho động vật ốm, các dụng cụ, vật liệu dùng cho động vật ốm,
thức ăn thừa, phân, rác... phải qua xử lý tiêu độc cho đến khi hết dịch;
c) Cấm người không có nhiệm vụ
vào nơi có động vật ốm hoặc chết bệnh.
2. Cơ quan thú y kiểm tra, theo
dõi nơi cách ly, tiến hành chữa trị cho động vật ốm. Khi thấy động vật không thể
chữa khỏi được hoặc bị chết thì hướng dẫn chủ động vật biện pháp xử lý theo quy
định.
Điều 21.
- Việc hạn chế lưu thông động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng vệ sinh
thú y khác trong vùng có dịch quy định như sau:
1. Cấm đưa vào hoặc mang ra khỏi
vùng có dịch các loại động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm dịch bệnh đã công bố,
các loại thức ăn chăn nuôi, phân rác, độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi có khả năng
làm lây lan dịch bệnh, trừ trường hợp vận chuyển động vật vào nơi nuôi cách ly
hoặc chuyển đến nơi giết mổ bắt buộc;
2. Trong trường hợp bắt buộc phải
vận chuyển các động vật dễ nhiễm, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch phải đi
theo tuyến quy định và không được dừng lại;
3. Cấm họp chợ để mua bán, trao
đổi động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm dịch bệnh đã công bố. Không tổ chức
tham quan, triển lãm trong vùng có dịch.
Cấm mổ thịt, lưu thông trong vùng
có dịch những động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã được công bố.
Điều 22.
- Vùng vành đai bảo vệ quanh ổ dịch (vùng bị dịch uy hiếp) trong phạm vi bán
kính 30 kilômét tuỳ theo từng bệnh tính từ chu vi vùng có dịch, phải thực hiện
các quy định sau:
1. Hạn chế việc lưu thông, vận
chuyển, mua bán, trao đổi động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã
công bố tại các chợ trong vùng.
2. Cơ quan thú y phải tăng cường
kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra phát hiện kịp
thời động vật mắc bệnh.
Điều 23.
- Khẩn cấp tổ chức tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc áp dụng các phương pháp
phòng áp dụng cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và
vùng vành đai bảo vệ theo quy định sau:
1. Chi cục Thú y chỉ định loại động
vật phải tiêm phòng bắt buộc đồng thời chỉ đạo việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin
hoặc áp dụng các phương pháp phòng bắt buộc khác đối với động vật thuộc vùng
vành đai bảo vệ và vùng có dịch.
2. Đối với một số bệnh quy định,
Chi cục Thú y chỉ thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin tại vùng có dịch
khi được phép của Cục Thú y.
Điều 24.-
Quy định về việc giết mổ bắt buộc những động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh như
sau:
1. Để hạn chế sự lây lan dịch bệnh,
Chi cục Thú y phải đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định giết mổ bắt buộc
những động vật bắt buộc, nghi mắc bệnh đối với những bệnh không chữa khỏi được.
Việc giết mổ bắt buộc động vật
phải thực hiện tại điểm giết mổ theo chỉ định của cơ quan thú y và tại đó phải
thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y như đối với vùng có dịch.
2. Phương tiện vận chuyển động vật
đưa đi giết mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên dọc
đường đi.
3. Nước đã dùng để giết mổ động
vật, xử lý sản phẩm phải khử trùng tiêu độc ngay.
4. Sau khi đã vận chuyển thịt và
phủ tạng đi, phải tiến hành khử trùng, tiêu độc nơi giết mổ, xử lý sản phẩm động
vật, chất thải.
5. Thân thịt của động vật phải
giết mổ bắt buộc không được đưa ra sử dụng ở dạng tươi, mà phải xử lý vệ sinh
thú y theo quy định. Những phụ phẩm, sản phẩm khác của chúng không sử dụng được
thì phải xử lý theo Điều 25 của Điều lệ này.
Cơ quan Thú y chịu trách nhiệm
giám sát, kiểm tra đối với việc vận chuyển, giết mổ, xử lý, tiêu độc đối với động
vật bị giết mổ bắt buộc, giám sát, kiểm tra điểm giết mổ và cho phép sử dụng động
vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y.
Điều 25.
- Việc sử lý xác chết của động vật mắc bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:
1. Xác chết của động vật mắc bệnh,
nghi mắc bệnh, sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc mà không sử dụng được,
cùng với chất độn chuồng, chất thải của động vật đều phải chôn sâu dưới đất giữa
hai lớp chất sát trùng thích hợp. Nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước
sinh hoạt hoặc nơi chăn nuôi, bãi thả động vật.
2. Đối với những động vật mắc bệnh
nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, bệnh Nhiệt thán, khi chết phải đốt xác
cùng với chất độn chuồng, chất thải và phải có sự giám sát, chứng nhận của cơ
quan thú y.
3. Riêng đối với bệnh Nhiệt
thán, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo kiểm kê toàn bộ mả chôn động vật chết bệnh
trước đây và thực hiện việc đổ bê tông.
Trong trường hợp bắt buộc phải
thi công các công trình trên mả động vật đó, chủ công trình chỉ được thi công
sau khi có giấy phép của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Chi cục Thú y chịu trách nhiệm
hướng dẫn chủ công trình trong việc đào, tiêu huỷ toàn bộ các chất trong mả, vệ
sinh tiêu độc môi trường tại nơi đó. Chủ công trình phải trả mọi phí tổn cho việc
này.
Điều 26.-
Tại vùng có dịch, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chất thải, nơi chăn thả,
phương tiện vận chuyển, nơi giết mổ, nơi động vật chết phải được tiêu độc, khử
trùng bằng hoá chất sát trùng thích hợp, đủ nồng độ, đúng kỹ thuật theo quy định
của cơ quan thú y.
Việc tiêu độc khử trùng phải
tránh gây hại cho người, động vật.
Chi cục Thú y hướng dẫn và giám
sát việc vệ sinh khử trùng, tiêu độc tại vùng dịch.
Điều 27.
- Quyết định công bố dịch được bãi bỏ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Những động vật dễ nhiễm bệnh
đã công bố trong vùng dịch và vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng hoặc áp dụng
các phương pháp phòng khác và đã đủ thời gian để có miễn dịch đối với bệnh đó.
2. Từ 15 đến 30 ngày tuỳ theo từng
bệnh kể từ ngày con vật chết hoặc con vật lành bệnh hoặc con vật bị giết mổ bắt
buộc cuối cùng mà không có con vật nào bị bệnh hoặc chết nữa vì bệnh dịch đã
công bố.
3. Đã thực hiện tổng vệ sinh
tiêu độc toàn bộ ổ dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y sau
khi báo cáo và được Cục trưởng Cục Thú y đồng ý thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định bãi bỏ công bố dịch
trong phạm vi địa phương.
Cục trưởng Cục Thú y đề nghị Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra quyết định bãi bỏ công bố dịch
trong phạm vi từ 2 tỉnh trở lên.
Điều 28.-
Trong trường hợp có dịch bệnh quá khả năng giải quyết của địa phương, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm đề nghị Chính phủ cho sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y theo
quy định.
Điều 29.
- Khi phát hiện có dịch bệnh mới nguy hiểm cho động vật, xuất hiện trên lãnh thổ
Việt Nam thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bệnh dịch
xuất hiện phải chỉ đạo cơ quan Thú y và các ngành liên quan tổ chức bao vây,
phong toả nghiêm ngặt nơi có dịch.
Cơ quan Thú y các cấp phải nhanh
chóng tiến hành xác định bệnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
để thi hành các biện pháp đặc biệt dập tắt dịch bệnh.
Chương
4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
Điều 30.
- Việc phân công quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật
được quy định như sau:
1. Nội dung công tác quản lý Nhà
nước về phòng, chống dịch bệnh cho động vật theo quy định tại Điều 41 của Pháp
lệnh Thú y.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi cả nước như sau:
a) Trình Chính phủ các văn bản
pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cho động vật; ban hành các văn bản về
phòng, chống dịch bệnh theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân địa phương, các tổ chức và
cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện pháp luật về thú y;
b) Lập quy hoạch, kế hoạch tổ chức
hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh;
c) Phối hợp với các ngành liên
quan xây dựng, quản lý kế hoạch tài chính cho công tác phòng chống dịch bệnh;
d) Thanh tra, kiểm tra các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến
công tác phòng, chống dịch bệnh;
đ) Quy định việc xét, cấp hoặc
thu hồi các loại giấy chứng chỉ, giấy phép liên quan đến công tác phòng, chống
dịch bệnh đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
e) Công bố danh mục các bệnh phải
công bố, kiểm tra định kỳ, tiêm phòng bắt buộc cho từng thời kỳ; quyết định
công bố và bãi bỏ công bố dịch trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên;
g) Đào tạo, bồi dưỡng về công
tác phòng, chống dịch bệnh. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, vận động nhân dân
tham gia phòng, chống dịch bệnh;
h) Hợp tác quốc tế, tổ chức,
tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về phòng, chống dịch bệnh.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh như sau:
a) Quản lý chỉ đạo cơ quan Thú y
thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và chỉ đạo cơ quan Thú y tại địa
phương hoạt động có hiệu quả;
b) Ban hành các văn bản hướng dẫn
về phòng, chống dịch bệnh tại địa phương;
c) Xét cấp hoặc thu hồi các loại
giấy chứng nhận, giấy phép có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh thuộc
thẩm quyền;
d) Quyết định công bố và bãi bỏ
công bố dịch trong phạm vi địa phương. Cùng Bộ Nông nghiệp và Công nghệp thực
phẩm đề nghị Chính phủ cho sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y khi có dịch
bệnh nghiêm trọng;
đ) Phối hợp với cơ quan quản lý
Nhà nước về Thú y kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng,
chống dịch bệnh cho động vật;
e) Tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi
quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 31.
- Phân công cơ quan chuyên trách thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về phòng,
chống dịch bệnh cho động vật được quy định như sau:
1. Cục trưởng Cục Thú y giúp Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thực hiện nội dung quản lý Nhà
nước về phòng, chống dịch bệnh cho động vật quy định tại Điều 30 Điều lệ này.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thú y
giúp Chủ tịch uỷ bân nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh cho động vật tại địa phương
theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Điều lệ này.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra vệ
sinh thú y.
Chương
5:
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
Điều 32.-
Thanh tra chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh cho động vật là thanh tra việc
chấp hành pháp luật về việc phòng, chống dịch bệnh cho động vật, đề ra các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh.
Cục trưởng Cục Thú y, Chi cục
trưởng Chi cục Thú y chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra về
phòng, chống dịch bệnh cho động vật theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
Điều 33.
- Nội dung thanh tra chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh cho động vật bao gồm:
1. Thanh tra việc thực hiện vệ
sinh thú y, phòng bệnh, chống dịch của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
công tác thú y.
2. Thanh tra hoạt động của các
cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y, chẩn đoán thú y của Trung ương và địa phương
trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
3. Thanh tra các hoạt động khác
có liên quan đến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
Điều 34.-
Hoạt động của thanh tra phòng, chống dịch bệnh cho động vật theo qui định về
thanh tra tại bản Qui định về thi hành pháp lệnh Thú y và Qui chế về công tác
thanh tra thú y của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Chương
6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35.
- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn hoặc phối hợp với các cơ
quan hữu quan hướng dẫn thi hành điều lệ này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình
tổ chức thực hiện điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày
ký. Những qui định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỘNG
VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 93-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
Chương
1:
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
- Phạm vi áp dụng của Điều lệ này:
1. Động vật theo qui định tại điều
2, Pháp lệnh Thú y;
2. Sản phẩm động vật là thịt và
các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật ở dạng nguyên liệu, sơ chế, chế biến;
3. Thức ăn cho người và cho chăn
nuôi có nguồn gốc động vật;
4. Các nguyên liệu nguồn gốc động
vật dùng để chăn nuôi, nước sử dụng cho chế biến sản phẩm động vật;
5. Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện dùng để giết mổ, chế biến, bao gói, bảo quản, tiêu thụ, lưu thông,
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
6. Các chất phế thải trong quá
trình giết mổ, chế biến, bao gói, bảo quản, tiêu thụ, lưu thông, vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật.
Điều 2.-
Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch động vật, giả mạo giấy
phép, giấy chứng nhận kiểm dịch, chống đối kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm
tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, bán thịt và các sản phẩm khác của
động vật có mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc không đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y.
Nghiêm cấm mọi hành vi khác làm
phát sinh và lây lan bệnh dịch, gây hại cho sức khoẻ con người.
Chương
2:
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN
PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 3.
- Động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm
dịch quy định tại điều 20 Pháp Lệnh Thú y chỉ được đưa từ địa phương này đến địa
phương khác, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được
kiểm dịch và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xác định là đủ tiêu chuẩn vệ
sinh Thú y.
Việc tạm miễn kiểm dịch trong một
số trường hợp lưu thông trong nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm quy định.
Điều 4.
- Việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật chỉ được thực hiện khi
có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Động vật xuất phát từ vùng an
toàn dịch bệnh, khoẻ mạnh, không mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy
định phải kiểm nghiệm, đã qua tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng khác
và đang còn miễn dịch.
2. Sản phẩm động vật được lấy từ
động vật khoẻ mạnh, không mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm, được chế biến
bao gói, bảo quản đúng quy định, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
3. Phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chăn nuôi và chứa đựng sản phẩm động vật phải đảm bảo quy định tại Điều 35 của
Điều lệ này, đã qua xử lý vệ sinh tiêu độc trước và sau khi vận chuyển và được
cơ quan thú y có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
Điều 5.
- Quy định về kiểm dịch đối với việc di chuyển động vật nuôi, săn đánh bắt, sản
phẩm động vật như sau:
1. Tổ chức, cá nhân khi đưa động
vật nuôi, săn đánh bắt, sản phẩm động vật hoặc các đối tượng khác trong danh mục
đối tượng kiểm dịch từ địa phương này đến địa phương khác phải làm thủ tục khai
báo trước với Chi Cục thú y nơi xuất phát nếu vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh
khác hoặc khai báo với trạm thú y huyện nơi xuất phát nếu vận chuyển trong tỉnh
và nộp lệ phí kiểm dịch.
Căn cứ vào tính chất, số lượng
hàng hoá mà cơ quan thú y thông báo cho chủ hàng biết địa điểm thời gian tiến
hành kiểm dịch.
2. Chi cục Thú y hoặc trạm thú y
cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi đối tượng kiểm dịch đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú
y và quy định cho chủ hàng hoặc người đại diện về phương diện vận chuyển, nơi tập
trung trước khi vận chuyển, tuyến đường đi và các hướng dẫn cần thiết khác
trong quá trình vận chuyển.
3. Khi phát hiện đối tượng kiểm
dịch không đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y cơ quan Thú y không cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch và yêu cầu chủ hàng thực hiện biện pháp xử lý.
4. Chủ hàng hoặc người đại diện
chịu trách nhiệm chăm nom, bảo quản động vật, sản phẩm động vật của mình, tuân
theo mọi hướng dẫn của cơ quan thú y trong quá trình kiểm dịch, thực hiện các
biện pháp xử lý và trả phí tổn cho việc kiểm dịch, xử lý theo quy định của Pháp
luật.
Điều 6.
- Việc tập trung bốc xếp, vận chuyển động vật được thực hiện theo quy định tại
điều 11 của điều lệ phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Chủ hàng hoặc người đại
diện phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y nơi xuất phát
với trạm kiểm dịch động vật trên tuyến đường đi qua và cơ quan Thú y nơi đến
theo quy định trong giấy phép.
Điều 7.
- Các cấp, các ngành hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho cơ quan thú y có
cơ sở kiểm dịch động vật để kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh tiêu độc cách ly và
xử lý động vật mắc bệnh, xử lý sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông đường
bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường hàng không, tại các cửa khẩu
biên giới, bưu điện.
Điều 8.
- Hàng động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác trong danh mục đối tượng
kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu phải được coi là một
nội dung cấu thành của tờ khai hải quan.
Chủ hàng phải xuất trình các giấy
tờ cần thiết cho cán bộ kiểm dịch động vật cửa khẩu, tuân theo mọi hướng dẫn của
các cán bộ kiểm dịch trong việc kiểm tra phương tiện vận chuyển, kho chứa, kiện
hàng, sản phẩm động vật, động vật và các đối tượng khác thuộc danh mục đối tượng
kiểm dịch; lấy mẫu hàng để kiểm nghiệm; xử lý kỹ thuật, vệ sinh, tiêu độc, khử
trùng.
Điều 9.
- Thủ tục kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu được quy định
như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có động vật,
sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm dịch khi xuất
khẩu phải làm thủ tục khai báo trước với trung tâm thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch
động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y ít nhất 30 ngày và nộp lệ phí kiểm dịch.
2. Bẩy ngày kể từ khi nhận được
giấy khai báo theo mẫu quy định, căn cứ vào tính chất, số lượng hàng hoá, Trung
tâm Thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu phải thông báo cho chủ
hàng về thời gian, thời hạn và địa điểm thực hiện kiểm dịch.
Điều 10.
- Quy trình kiểm dịch đối với động vật xuất khẩu được quy định như sau:
1. Động vật xuất khẩu phải là động
vật khoẻ mạnh lấy từ cơ sở an toàn dịch bệnh không có những bệnh trong danh mục
A theo quy định của tổ chức Dịch tễ thế giới (O.I.E) và những bệnh mà nước nhập
yêu cầu, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các phương pháp phòng khác, đang còn
miễn dịch và phải đánh dấu riêng để dễ nhận biết.
2. Sau thời hạn theo dõi kiểm dịch
tại các cơ sở cách ly kiểm dịch của trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu, động vật
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được chuyển tới địa điểm bốc xếp, bằng phương tiện đã
qua vệ sinh tiêu độc. Khi vận chuyển động vật không được dừng lại hoặc để tiếp
xúc với động vật khác trên đường đi.
Trong trường hợp Trung tâm thú y
vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành kiểm dịch ngay tại cơ sở
xuất phát, chủ hàng hoặc người đại diện phải thực hiện việc tập trung, bốc xếp,
vận chuyển động vật theo quy định và theo điều kiện thoả thuận giữa nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu. Chủ hàng phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch với
trạm kiểm dịch trên tuyến đường đi qua và trạm kiểm dịch cửa khẩu nơi đến.
3. Động vật và phương tiện vận
chuyển đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, Trung tâm Thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động
vật cửa khẩu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trước khi bốc xếp hàng
trong phạm vi 24 giờ.
Trường hợp động vật không đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu thì Trung tâm thú y vùng hoặc Trạm kiểm dịch động vật cửa
khẩu không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu và yêu cầu chủ hàng hoặc người
đại diện thực hiện biện pháp xử lý.
4. Chủ hàng chịu trách nhiệm
chăm nom động vật, tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan Thú y trong quá trình tập
trung kiểm dịch bốc xếp, vận chuyển, thực hiện các biện pháp xử lý và trả phí tổn
cho việc kiểm dịch, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11.
- Quy trình kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất khẩu được quy định như sau:
1. Sản phẩm động vật xuất khẩu chỉ
được lấy từ động vật ở trong vùng an toàn dịch bệnh do Cục Thú y quy định,
không mắc các bệnh trong danh mục A và những bệnh khác do nước nhập yêu cầu, được
bao gói đúng yêu cầu của nước nhập khẩu; đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y.
2. Cơ sở cách ly kiểm dịch sản
phẩm động vật xuất khẩu do trung tâm thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa
khẩu quy định.
Sau thời hạn theo dõi kiểm dịch,
sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được phép chuyển tới địa điểm bốc xếp
bằng phương tiện đã được vệ sinh tiêu độc.
3. Trung tâm thú y vùng hoặc Trạm
kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với
sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y trước khi
bốc xếp hàng trong phạm vi 24 giờ.
4. Trách nhiệm của chủ hàng hoặc
người đại diện theo quy định tại khoản 4 điều 10.
Điều 12.
- Thủ tục kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được quy định
như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có động vật,
sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm dịch khi nhập
khẩu phải làm thủ tục xin phép nhập khẩu với Cục Thú y. Sau khi được Cục Thú y
cho phép, chủ hàng hoặc người đại diện tiến hành khai báo trước với trung tâm
Thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu ít nhất là 30 ngày trước khi
hàng đến cửa khẩu và nộp lệ phí kiểm dịch.
2. Căn cứ vào dự kiến ngày và
nơi hàng đến cửa khẩu Việt Nam và căn cứ vào tính chất, số lượng, chủng loại
hàng hoá, phương tiện vận chuyển, Trung tâm Thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động
vật cửa khẩu thông báo cho chủ hàng về thời hạn kiểm dịch, địa điểm cách ly kiểm
dịch.
Điều 13.
- Nghiêm cấm nhập khẩu trong các trường hợp:
1. Động vật, sản phẩm động vật
hoặc đối tượng khác có trong danh mục cấm nhập; động vật, sản phẩm động vật và
các đối tượng kiểm dịch khác xuất phát từ vùng có dịch hoặc đã quá cảnh qua
vùng có dịch nguy hiểm cho động vật của Việt Nam.
2. Khi kiểm dịch tại cửa khẩu
phát hiện có động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm, sản phẩm động vật
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y.
3. Xác động vật.
4. Động vật và sản phẩm động vật
nhập khẩu không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch của
nước xuất không hợp lệ.
Điều 14.
- Các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật hoặc các đối tượng
kiểm dịch động vật khác khi đến cửa khẩu, chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất
trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu và
các giấy tờ khác có liên quan với trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập.
Chỉ khi nào cơ quan kiểm dịch động
vật cửa khẩu cho phép thì chủ hàng hoặc người đại diện mới được tháo dỡ các
phương tiện vận chuyển.
Điều 15.
- Quy trình kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu được quy định như sau:
1. Trạm Kiểm dịch động vật cửa
khẩu phải tiến hành kiểm dịch ngay tại cửa khẩu và hướng dẫn thực hiện các biện
pháp vệ sinh cho người tiếp xúc với động vật, vệ sinh tiêu độc dụng cụ chăn
nuôi, dụng cụ bốc dỡ,vận chuyển động vật, các khoang chứa động vật và các đối
tượng có liên quan.
Động vật được chuyển đến cơ sở
cách ly để theo dõi kiểm dịch.
2. Trong quá trình vận chuyển bốc
xếp, chăm sóc động vật, theo dõi kiểm dịch tại cơ sở cách ly, chủ hàng hoặc người
đại diện phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan Thú y và trả phí tổn cho việc
kiểm dịch, xử lý và vệ sinh tiêu độc.
Điều 16.
- Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu
động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm
dịch đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y, có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ của nước
xuất khẩu.
Cơ quan Hải quan căn cứ giấy chứng
nhận kiểm dịch nhập khẩu để làm thủ tục Hải quan.
Động vật, sản phẩm động vật và
các đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm dịch phải đưa đến cơ sở cách
ly kiểm dịch, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo địa điểm cơ sở cách ly
kiểm dịch để Hải quan làm thủ tục.
Điều 17.
- Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng khác trong danh
mục đối tượng kiểm dịch không đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y hoặc giấy chứng nhận
kiểm dịch của nước xuất không hợp lệ, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu không
cho phép nhập khẩu và tuỳ theo mức độ mà xử lý như sau:
1. Nếu động vật có bệnh thuộc
danh mục bệnh cấm nhập theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm
quy định thì trả về nước xuất phát hoặc cho huỷ cả đàn nếu động vật được trả về
nước xuất phát phải quá cảnh qua nước thứ 3.
2. Nếu động vật có bệnh mà không
thuộc danh mục bệnh cấm nhập của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định
thì trả về hoặc cho tiêu huỷ động vật mắc bệnh, còn động vật khoẻ trong đàn thì
đưa vào nơi cách ly để tiếp tục theo dõi, hoặc chuyển động vật đi giết mổ hoặc
xử lý.
3. Nếu sản phẩm động vật không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh Thú y hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất không hợp
lệ thì có thể trả lại hoặc xử lý nhưng phải thông báo cho nước xuất khẩu biết để
tổ chức kiểm nghiệm lại.
Điều 18.
- Tại cửa khẩu việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu với số lượng
ít hoặc hàng xách tay quy định như sau:
1. Chủ hàng khai báo và xuất
trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất hàng xác
nhận là:
a) Động vật khoẻ mạnh, xuất xứ từ
vùng an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng hoặc đã thực hiện các biện pháp phòng
khác.
b) Các sản phẩm động vật không
dùng làm thực phẩm được lấy từ động vật khoẻ, không có bệnh truyền nhiễm, sản
phẩm không mang theo mầm bệnh.
c) Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc
động vật và các đối tượng kiểm dịch khác không mang theo mầm bệnh.
2. Chủ hàng không phải khai báo,
xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a) Thực phẩm có nguồn gốc động vật
đã được xử lý vệ sinh Thú y, không dùng để kinh doanh và trong danh mục quy định
được phép của Hải quan;
b) Các sản phẩm động vật đã qua
chế biến công nghiệp và không dùng làm thực phẩm.
3. Nhận được giấy khai báo, Trạm
Kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành kiểm dịch, kiểm tra giấy tờ liên quan, nếu
giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, hàng hoá đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Trong trường hợp hàng hoá không
đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y, hoặc không có trong danh mục đối tượng kiểm dịch,
giấy tờ không hợp lệ thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 19.
- Thủ tục kểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật gửi qua đường bưu điện
được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có động vật,
sản phẩm động vật hoặc các đối tượng khác thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch gửi
qua bưu điện dưới dạng bưu phẩm, bưu kiện ở trong nước xuất ra nước ngoài hoặc
nhập vào trong nước phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật để kiểm dịch.
2. Cơ quan kiểm dịch động vật cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch sau khi đã kiểm tra thấy có đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú
y, bao gói đúng quy định.
Trong trường hợp hàng nhập khẩu
không đạt yêu cầu hoặc không thể xử lý để hàng đạt được yêu cầu thì trả lại chủ
hàng hoặc cho tiêu huỷ.
3. Chi cục Thú y kiểm dịch các đối
tượng kiểm dịch chuyển qua đường bưu điện trong nước. Trung tâm Thú y vùng, trạm
kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm dịch các đối tượng kiểm dịch gửi qua đường bưu
điện nhập vào trong nước và xuất ra nước ngoài.
Điều 20.
- Quy định đối với việc vệ sinh Thú y, vệ sinh tiêu độc các phương tiện vận
chuyển được quy định như sau:
1. Vệ sinh Thú y và vệ sinh tiêu
độc các phương tiện vận chuyển được thực hiện theo quy định điều 12 của điều lệ
phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
2. Trạm Kiểm dịch động vật cửa
khẩu kiểm dịch các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật khi tới
cửa khẩu đồng thời hướng dẫn thực hiện vệ sinh tiêu độc phương tiện, nước sử dụng,
các chất thải của động vật trên các phương tiện vận chuyển.
Trong trường hợp phát hiện thấy
các phương tiện vận chuyển có mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh
phải công bố, trạm kiểm dịch động vật phải áp dụng mọi biện pháp xử lý tiêu độc,
phong toả nghiêm ngặt theo quy định chống dịch.
Điều 21.
- Quy định về việc nhập khẩu các bệnh phẩm, chế phẩm sinh học và vắc xin:
1. Các bệnh phẩm và chế phẩm
sinh học chỉ được phép nhập khẩu khi Cục Thú y Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện nhập khẩu. Ngược lại, khi bệnh phẩm, chế phẩm sinh học không đủ các
điều kiện quy định thì sẽ trả lại nước xuất phát.
2. Khi nhập khẩu vắc xin dùng
trong Thú y phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm tra của nước xuất
khẩu và việc nhập khẩu này phải thực hiện theo Điều lệ quản lý thuốc thú y.
Điều 22.
- Thủ tục kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật quá cảnh qua lãnh thổ
Việt Nam được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có động vật,
sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác trong danh mục kiểm dịch khi quá cảnh
lãnh thổ Việt nam phải xin phép Cục Thú y. Sau khi được Cục Thú y cho phép, chủ
hàng phải khai báo trước ít nhất 7 ngày với trung tâm Thú y vùng hoặc Trạm kiểm
dịch động vật cửa khẩu và nộp lệ phí kiểm dịch.
2. Căn cứ vào số lượng, loại
hàng hoá, phương tiện vận chuyển, điều kiện bảo quản hàng quá cảnh, Trung tâm
thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo cho chủ hàng biết thời
gian, cửa khẩu nhập cảnh, cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình đi, phương thức vận chuyển
và các quy định khác có liên quan.
Điều 23.
- Nghiêm cấm quá cảnh lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau:
1. Động vật, sản phẩm động vật
hoặc đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm dịch, xuất phát từ nước hay từ
vùng có dịch hoặc quá cảnh qua nước có dịch bệnh nguy hại cho động vật của Việt
Nam.
2. Có giấy chứng nhận kiểm dịch
nhưng không hợp lệ hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
3. Khi kiểm tra phát hiện thấy động
vật bị mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm, sản phẩm động vật không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
4. Không thực hiện đầy đủ mọi
quy định đã thông báo trước của cơ quan kiểm dịch động vật Việt Nam.
Điều 24.
- Quy định về quá cảnh động vật, sản phẩm động vật qua lãnh thổ Việt Nam:
1. Khi phương tiện vận chuyển động
vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng khác trong danh mục đối tượng kiểm dịch
xin quá cảnh đến cửa khẩu, chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất trình giấy chứng
nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu và các giấy tờ khác có
liên quan cho trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi quá cảnh.
2. Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu
kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch, tình trạng vệ sinh thú y hàng hoá, phương
tiện vận chuyển và việc thực hiện các quy định đã thông báo trước cho chủ hàng
khi xin phép quá cảnh. Nếu đủ điều kiện thì trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch cho phép quá cảnh.
3. Tổ chức, cá nhân được phép vận
chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo mọi quy định của cơ quan kiểm
dịch động vật nơi quá cảnh:
a) Không được tự ý bốc dỡ hàng
hoặc tháo dỡ các phương tiện vận chuyển khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch
động vật;
b) Các phương tiện vận chuyển
quá cảnh phải an toàn về mặt thiết bị kỹ thuật, không làm rơi vãi các chất thải
trên đường đi;
c) Không được tự ý thay đổi lộ
trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước;
d) Động vật quá cảnh chỉ được thả
ra trên lãnh thổ Việt Nam để ăn, uống hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi cơ
quan kiểm dịch động vật cho phép và giám sát để không cho động vật quá cảnh tiếp
xúc với động vật trong nước;
đ) Xác động vật quá cảnh, chất
bài tiết, chất lót chuồng, thức ăn thừa của động vật, bao bì đóng gói sản phẩm
động vật và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển quá cảnh phải được xử
lý tại các địa điểm quy định theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật.
Điều 25.-
Quy định về việc xử lý động vật, sản phẩm động vật quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
như sau:
1. Trong trường hợp động vật, sản
phẩm động vật hoặc đối tượng khác thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh Thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ hoặc động vật
có triệu trứng mắc bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục công bố, trạm kiểm dịch động
vật cửa khẩu không cho phép quá cảnh, tuỳ theo mức độ vi phạm mà áp dụng các biện
pháp xử lý:
a) Trả hàng về nước xuất phát;
b) Trong trường hợp việc trả lại
hàng về nước xuất có khả năng tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,
thì động vật, sản phẩm động vật phải xử lý tại chỗ hoặc đưa đến địa điểm quy định
để xử lý. Toàn bộ phương tiện vận chuyển và các chất thải, chất độn phải được
khử trùng tiêu độc;
c) Nếu giấy chứng nhận kiểm dịch
không hợp lệ thì thông báo ngay cho cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu biết
để sửa đổi, nếu không sửa đổi thì xử lý theo quy định tại điểm a, b, Khoản 1 điều
này.
2. Chủ hàng hoặc người đại diện
phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật trong việc xử lý,
khử trùng tiêu độc và trả phí tổn cho các công việc đó.
Điều 26.
- Đối với động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm dịch khác vận chuyển
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam bằng công-te-nơ hoặc phương tiện đóng kín khác, trạm
kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú
y quốc gia nước xuất, kiểm tra phương tiện vận chuyển, nếu đạt yêu cầu thì cấp
giấy phép quá cảnh. Trong trường hợp phát hiện thấy có biểu hiện không bình thường
có quyền yêu cầu chủ hàng mở ra để kiểm tra lại vệ sinh Thú y.
Điều 27.
- Quy định về việc các phương tiện vận tải quá cảnh tạm dừng, tạm đỗ trong lãnh
thổ Việt Nam:
1. Trong khi các phương tiện vận
chuyển quá cảnh tại Việt Nam tạm dừng, tạm đỗ tại sân ga, bến cảng, chủ hàng hoặc
người đại diện không được đưa động vật, sản phẩm động vật xuống đất hoặc lên bờ,
không được xả các chất thừa, chất độn, chất thải xuống sân ga, bến cảng.
2. Trong trường hợp khẩn cấp,
máy bay, tàu, thuyền chở động vật, sản phẩm động vật bắt buộc phải dừng lại ở
sân ga, bến cảng, chủ hàng hoặc người đại diện phải tuân theo mọi hướng dẫn của
trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu.
3. Trong trường hợp các phương
tiện vận chuyển hàng hoá quá cảnh đi không đúng lộ trình quy định hoặc đỗ, dừng
không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải giữ nguyên hàng hoá trên phương tiện
vận chuyển và báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất. Sau khi cơ quan thú y xử lý
thì mới được tiếp tục vận chuyển quá cảnh.
Điều 28.
- Quy định về tạm nhập, tái xuất động vật, sản phẩm động vật:
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu tạm
nhập - tái xuất động vật, sản phẩm động vật phải xin phép Cục Thú y và sau khi
được Cục Thú y cho phép, chủ hàng phải khai báo trước 7 ngày với trung tâm thú
y vùng hoặc Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu. Sau khi nhận được giấy khai báo,
Trung tâm thú y vùng hoặc trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo thời gian
và địa điểm tiến hành kiểm dịch.
2. Việc tạm nhập động vật, sản
phẩm động vật được tiến hành theo quy định về nhập khẩu, việc tái xuất động vật,
sản phẩm động vật được tiến hành theo quy định về xuất khẩu của Điều lệ này.
Điều 29.
- Quy định về nơi tập trung, hội chợ, triển lãm động vật, sản phẩm động vật:
1. Chi cục Thú y giúp Uỷ ban
nhân dân địa phương quy định nơi tập trung hội chợ, triển lãm động vật, sản phẩm
động vật và có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện vệ sinh Thú y
trong suốt thời gian tập trung hội chợ, triển lãm động vật.
2. Tổ chức, cá nhân khi đưa động
vật, sản phẩm động vật vào nơi tập trung, hội chợ, triển lãm phải tuân theo các
quy định sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật
trong nước phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y nơi xuất phát;
b) Động vật, sản phẩm động vật từ
nước ngoài phải có giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của trạm kiểm dịch động
vật cửa khẩu, hoặc trung tâm thú y vùng;
c) Thực hiện mọi quy định hướng
dẫn của Chi cục Thú y trong thời gian tập trung, hội chợ, triển lãm.
3. Sau thời gian tập trung hội
chợ, triển lãm, Chi cục Thú y kiểm tra lại vệ sinh thú y cho toàn bộ động vật,
sản phẩm động vật, vệ sinh tiêu độc toàn bộ khu vực.
a) Chi cục Thú y cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để
sử dụng trong nước.
Trong trường hợp động vật, sản phẩm
động vật được đưa vào tham gia hội chợ, triển lãm có yêu cầu xuất ra khỏi Việt
Nam thì chủ hàng phải làm thủ tục kiểm dịch xuất khẩu;
b) Nếu động vật, sản phẩm động vật
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì xử lý theo quy định của điều lệ này.
Chương
3:
KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG
VẬT VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y THỰC PHẨM NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
Điều 30.
- Quy định chung về giết mổ động vật:
1. Động vật giết mổ gồm lợn,
trâu, bò, dê, ngựa, gia cầm, thỏ... để làm thức ăn cho người, nguyên liệu cho
công nghiệp hoặc làm thức ăn chăn nuôi.
Động vật đem giết mổ phải khoẻ mạnh,
thu gom từ nơi an toàn đối với dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Cấm giết mổ gia súc mắc bệnh
hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm trong danh mục công bố cấm giết mổ động vật của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
3. Trong quá trình kiểm tra động
vật giết mổ, nếu bác sĩ, kỹ thuật viên Thú y phát hiện hoặc nghi ngờ có bệnh
truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm thì phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y địa phương biết.
4. Việc mổ động vật để khám nghiệm
phải tiến hành tại địa diểm do Chi cục thú y quy định trong các trường hợp sau:
a) Động vật nghi mắc một trong
các bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục công bố dịch, trừ trường hợp động vật mắc
hoặc nghi mắc một trong những bệnh cấm mổ như bệnh nhiệt thán...;
b) Vì lý do khác cần phải bắt buộc
giết mổ để khám.
Điều 31.
- Quy định về giết mổ động vật để kinh doanh và xuất khẩu:
1. Việc giết mổ động vật để kinh
doanh phải tiến hành tại lò mổ, điểm giết mổ do Uỷ ban nhân dân địa phương cho
phép sau khi có ý kiến của cơ quan thú y và các cơ quan liên quan tại địa
phương. Cơ quan thú y địa phương thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y tại các cơ sở này. Tại thành phố, thị xã, thị trấn việc giết mổ động
vật buộc phải đưa vào lò mổ, điểm giết mổ đúng quy định.
2. Việc giết mổ động vật để xuất
khẩu phải tiến hành tại lò mổ, điểm giết mổ xuất khẩu được Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sau khi có ý kiến của Chi cục Thú y và
các cơ quan liên quan ở địa phương. Trung tâm thú y vùng chịu trách nhiệm kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở này.
3. Những nơi hẻo lánh đi lại khó
khăn cách xa lò mổ hoặc điểm giết mổ, chủ động vật có yêu cầu giết mổ động vật
không phải để kinh doanh thì khai báo với tổ chức thú y địa phương để kiểm tra
vệ sinh thú y tại nơi giết mổ.
4. Tổ chức, cá nhân có lò mổ, điểm
giết mổ động vật phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại điều 13
Điều lệ phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
Điều 32.
- Thủ tục đưa động vật đến lò mổ, điểm giết mổ:
1. Khi tổ chức, cá nhân đem động
vật với số lượng lớn đến lò mổ, điểm giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch
của cơ quan thú y địa phương.
2. Khi tổ chức, cá nhân đem động
vật đến lò mổ hoặc điểm giết mổ để xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch
của Chi cục thú y nơi xuất phát.
Động vật phải được chuyển đến lò
mổ hoặc điểm giết mổ xuất khẩu trước khi giết mổ ít nhất 12 đến 24 giờ tuỳ theo
từng loại động vật.
3. Bác sỹ, kỹ thuật viên thú y
kiểm soát giết mổ phải tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch, phương tiện
vận chuyển, phân loại động vật và hướng dẫn thực hiện vệ sinh tiêu độc phương
tiện vận chuyển.
Động vật khoẻ mạnh được phép giết
mổ chuyển đến nơi chuẩn bị giết mổ.
Động vật bị ốm hoặc nghi mắc bệnh
phải đưa tới khu vực giết mổ riêng theo quy định.
Điều 33.
- Quy định về việc kiểm tra thú y và xử lý đối với thịt và các sản phẩm khác
trong quá trình giết mổ động vật:
1. Quy trình giết mổ động vật và
kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm khác của từng loài động vật
thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Bác sĩ, kỹ thuật viên thú y đóng
dấu hoặc cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho thịt và các sản phẩm khác của động
vật khi đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2. Trong trường hợp thịt, phủ tạng,
phụ phẩm của động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y phải được xử lý theo
quy định.
Tuỳ theo chất lượng sản phẩm sau
khi xử lý nếu đủ tiêu chuẩn làm thức ăn cho người thì phải đóng dấu, cấp giấy
chứng nhận theo mẫu khác với mẫu dấu và giấy chứng nhận của khoản 1 Điều này, nếu
không đủ tiêu chuẩn làm thức ăn cho người thì phải chuyển sang chế biến công
nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi hay huỷ bỏ.
3. Tổ chức, cá nhân có động vật
đưa đến lò mổ, điểm giết mổ phải tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật
viên thý y trong việc giết mổ, kiểm tra và trả phí tổn cho các công việc đó.
Trong trường hợp sản phẩm động vật sau giết mổ không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y thì bác sĩ, kỹ thuật viên thú y phải xử lý các sản phẩm động vật đó, vệ sinh
tiêu độc nơi giết mổ và chủ động vật phải trả phí tổn cho các công việc trên.
Điều 34.
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại về kết quả kiểm tra của bác sĩ, kỹ
thuật viên thú y và xin phúc tra, cơ quan Thú y cấp trên trực tiếp thực hiện việc
phúc tra, kết luận của bác sĩ thú y phúc tra là ý kiến có hiệu lực thi hành.
Nếu việc phúc tra công nhận kết
quả kiểm tra tại nơi mổ là đúng thì tổ chức, cá nhân phải trả mọi phí tổn cho
việc phúc tra. Nếu việc phúc tra xác định kết quả kiểm tra tại nơi mổ là sai,
cán bộ kiểm tra phải bồi thường thiệt hại và chịu mọi phí tổn.
Điều 35.
- Quy định về bảo quản, vận chuyển các sản phẩm động vật:
1. Nơi bảo quản thịt, phủ tạng,
phụ phẩm trước khi chuyển đi chế biến, lưu thông sử dụng phải đảm bảo yêu cầu vệ
sinh thú y và không làm biến đổi chất lượng sản phẩm động vật.
Không để lẫn thịt, phủ tạng, phụ
phẩm khi bảo quản.
2. Phương tiện, dụng cụ vận chuyển,
chứa đựng sản phẩm động vật mang đi tiêu thụ phải đảm bảo vệ sinh thú y, được vệ
sinh tiêu độc trước và sau khi vận chuyển, không gây ô nhiễm sản phẩm động vật
hoặc gây tai hại cho người tiêu thụ.
Tại thành phố, thị xã việc vận
chuyển sản phẩm động vật phải được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dùng,
được cơ quan thú y cấp giấy phép.
3. Thịt và các sản phẩm khác của
động vật đem ra tiêu thụ phải có dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt hoặc
có giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
Bác sĩ, kỹ thuật viên thú y kiểm
tra vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm khác của động vật lưu thông trên
thị trường.
Điều 36.
- Quy định về vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chế biến:
1. Việc xây dựng và hoạt động của
cơ sở chế biến sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định
tại điều 13 của điều lệ phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
2. Thực phẩm có nguồn gốc động vật
phải được lấy từ động vật và sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh Thú y tại
các lò mổ, điểm giết mổ, đem chế biến tại các cơ sở theo quy định tại khoản 1
Điều này.
3. Bác sĩ, kỹ thuật viên thú y
kiểm tra, giám sát quá trình chế biến sản phẩm động vật tại các cơ sở chế biến
và được phép lấy mẫu để kiểm tra trong phòng thí nghiệm theo quy định của pháp
luật.
Điều 37.
- Quy định về việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật
đã chế biến:
1. Chi cục Thú y cấp giấy chứng
nhận vệ sinh thú y cho sản phẩm động vật đã chế biến đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y để tiêu thụ trong nước.
Trung tâm Thú y vùng cấp giấy chứng
nhận vệ sinh Thú y cho sản phẩm động vật đã chế biến đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Trong trường hợp sản phẩm động
vật đã chế biến không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, phải tiến hành xử lý theo
quy định.
3. Chủ hàng phải tuân theo mọi
hướng dẫn của cơ quan thú y trong quá trình chế biến, kiểm tra hoặc xử lý và phải
trả phí tổn cho các công việc đó.
4. Việc khiếu nại, phúc tra về kết
quả kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chế biến được thực hiện
theo quy định tại điều 34 điều lệ này.
Điều 38.
- Quy định về việc đưa ra tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật:
1. Các loại thực phẩm có nguồn gốc
động vật trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải được kiểm tra về các chỉ
tiêu vệ sinh thú y: cảm quan, lý hoá, vi sinh, kim loại nặng, chất kháng sinh,
chất nội tiết ... tồn dư trong thực phẩm, những thực phẩm đủ tiêu chuẩn vệ sinh
thú y được đóng dấu hoặc dán tem hoặc cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và chỉ
được bán tại các cửa hàng, quầy hàng đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Cục Thú y chịu trách nhiệm kiểm
tra chỉ tiêu vệ sinh Thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trong xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh.
Chi cục Thú y chịu trách nhiệm
kiểm tra chỉ tiêu vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật tiêu dùng trong
phạm vi địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm quy định tiêu chuẩn và nội dung kiểm tra.
2. Cơ quan thú y kiểm tra giám
sát việc thực hiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chế biến, bảo quản, lưu thông, vận
chuyển, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật trong phạm vi quản lý của
mình.
3. Chủ hàng phải tuân theo mọi
hướng dẫn của cơ quan Thú y trong việc kiểm tra, xử lý và trả phí tổn cho việc
kiểm tra, xủ lý vệ sinh tiêu độc theo quy định của pháp luật.
Chế độ kiểm tra vệ sinh thú y,
việc cấp giấy, tem chứng nhận vệ sinh thú y và việc tạm miễn kiểm tra vệ sinh
thú y trong một số trường hợp đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Điều 39.
- Chỉ những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế mới được
làm việc tại lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản
phẩm động vật và phải có trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với động vật, sản
phẩm động vật trong quá trình giết mổ, bảo quản, chế biến.
Điều 40.
- Cục Thú y trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh Thú y tại các
lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động
vật xuất khẩu.
Trong phạm vi quản lý của mình,
cơ quan Thú y địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh
thú y tại các lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản, lưu
thông, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật lưu thông trong nước.
Điều 41.
- Bác sĩ, kỹ thuật viên thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm
tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm dộng vật phải mang sắc phục phù hiệu, cấp
hiệu, thẻ kiểm dịch viên động vật hoặc thẻ kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và được pháp luật bảo vệ.
Chương
4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y THỰC
PHẨM NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
Điều 42.
- Nội dung quản lý nhà nước về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật
và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm từ nguồn gốc động vật theo quy định tại điều
41 của Pháp lệnh thú y.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt động kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
thực phẩm nguồn gốc động vật trong phạm vi cả nước bao gồm:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc
ban hành các văn bản pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
b) Lập quy hoạch, kế hoạch về kiểm
dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh Thú y;
c) Thanh tra, kiểm tra các hoạt
động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác này.
d) Quy định về việc xét, cấp hoặc
thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép liên quan đến công tác kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
đ) Công bố danh mục đối tương kiểm
dịch theo từng thời kỳ;
e) Đào tạo bồi dưỡng, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y;
g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Điều 43.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
như sau:
1. Chỉ đạo các hoạt đông kiểm dịch
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và chỉ đạo cơ quan thú y tại địa
phương hoạt động có hiệu quả.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn
về kiểm dịch, kiểm soát, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại địa phương.
3. Quy định việc xét cấp hoặc
thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép có liên quan đến công tác kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với cơ quan quản lý
Nhà nước cấp trên về thú y để kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật
về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
5. Tiếp nhận và giải quyết các
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra
vệ sinh thú y hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 44.
- Trách nhiệm của ngành thú y đối với công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động
vật và kiểm tra vệ sinh thú y, thực phẩm có nguồn gốc động vật:
1. Cục trưởng Cục Thú y chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thực hiện nội
dung quản lý Nhà nước về kiểm dịch, kiểm soát, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
quy định tại điều 42 của điều lệ này.
2. Trung tâm thú y vùng, trung
tâm kiểm tra vệ sinh thú y thuộc Cục thú y thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh động vật, sản
phẩm dộng vật theo phân cấp của Cục Thú y.
3. Chi cục Thú y giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước tại địa phương về kiểm dịch, kiểm soát, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động
vật, sản phẩm động vật lưu thông sử dụng trong nước.
Chương
5:
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
VỀ KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG
VẬT
Điều 45.
- Thanh tra chuyên ngành về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú
y động vật, sản phẩm động vật là thanh tra việc chấp hành pháp luật về thú y và
đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm
dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật.
Cục trưởng Cục Thú y, Chi cục
trưởng Chi cục Thú y chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra về
kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật
trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 46.
- Nội dung thanh tra chuyên ngành về kiểm dịch kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y động vật, sản phẩm động vật bao gồm:
1. Thanh tra việc thực hiện quy
định về kiểm dịch, kiểm soát, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của các tổ chức,
cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác thú y.
2. Thanh tra về các hoạt động kiểm
dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
3. Thanh tra các hoạt động có
liên quan đến pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ kiểm tra vệ sinh thú y
động vật, sản phẩm động vật.
Điều 47.
- Hoạt động của thanh tra kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
động vật, sản phẩm động vật theo quy định về thanh tra tại bản quy định về thi
hành Pháp lệnh thú y và quy chế về thanh tra thú y của Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm.
Chương
6:
ĐIỀU KHOẢN VÀ THI HÀNH
Điều 48.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn hoặc phối hợp với
các cơ quan hữu quan hướng dẫn việc thi hành Điều lệ này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình
tổ chức thực hiện điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày
ký. Những quy định trước đây trái với điều lệ này đều được bãi bỏ.
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y
(Ban hành theo Nghị định số 93-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
Chương
1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm được Chính phủ giao trách nhiệm thống
nhất quản lý Nhà nước về thuốc thú y trong phạm vi cả nước trên các lĩnh vực
nghiên cứu, thử nghiệm chế thử, sản xuất, kiểm nghiệm, kinh doanh, sử dụng, xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc thú y ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và
giống vi sinh vật dùng trong thú y.
Điều 2.
- Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến thuốc thú
y trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý thuốc
thú y và các luật khác có liên quan, trừ trường hợp mà phía Việt Nam đã ký kết
các Hiệp định quốc tế mà hiệp định đó có quy định khác.
Điều 3.
- Thuốc thú y lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải có nhãn và nhãn hiệu
hàng hoá để phân biệt với thuốc sử dụng cho người.
Điều 4.
- Nghiêm cấm việc sản xuất, lưu thông, tàng trữ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất,
thuốc chưa qua kiểm nghiệm Nhà nước; thuốc không có số đăng ký lưu hành hợp
pháp, số kiểm soát, thuốc ngoài danh mục được phép lưu hành; thuốc gây hại cho
động vật và người sử dụng sản phẩm động vật đó hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Chương
2:
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
Điều 5.
- Quy định về đăng ký sản xuất và các loại thuốc thú y phải đăng ký sản xuất:
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sản
xuất thuốc thú y phải làm thủ tục đăng ký và phải được Cục thú y xác nhận đủ điều
kiện chuyên môn sản xuất thuốc thú y và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép mới được sản xuất.
2. Các loại thuốc thú y phải
đăng ký sản xuất gồm:
a) Thuốc mới sản xuất lần đầu ở
trong nước;
b) Thuốc đã được cấp đăng ký sản
xuất nhưng có thay đổi về nội dung đã đăng ký;
c) Thuốc đã đăng ký sản xuất ở
nước ngoài mà tổ chức, cá nhân xin sản xuất hoặc lưu thông tại Việt Nam;
d) Thuốc mới nghiên cứu thử nghiệm,
nhưng được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép sản xuất thử.
Điều 6.
- Điều kiện đăng ký sản xuất thuốc thú y:
1. Có địa điểm sản xuất đủ tiêu
chuẩn vệ sinh thú y có trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất;
2. Có người quản lý, kỹ thuật viên
và công nhân kỹ thuật chuyên ngành. Có phương tiện kiểm tra chất lượng thuốc
trước khi xuất xưởng;
3. Thực hiện việc đăng ký sản xuất
theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y.
Điều 7.
- Tổ chức, cá nhân xin đăng ký sản xuất thuốc thú y phải nộp cho cơ quan thú y
có thẩm quyền các hồ sơ đăng ký sau đây:
1. Đơn xin phép sản xuất thuốc
thú y;
2. Tờ trình điều kiện sản xuất;
3. Hồ sơ kỹ thuật;
4. Phiếu kiểm nghiệm chứng nhận
thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đăng ký do cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y Nhà
nước cấp;
5. Lệ phí đăng ký và mẫu hàng
lưu hành chính thức.
Điều 8.
- Những quy định bắt buộc đối với việc sản xuất thuốc thú y:
1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y chỉ
được sản xuất các loại thuốc đã ghi trong giấy phép sản xuất;
2. Chỉ các cơ sở sản xuất được Bộ
Nông nghiệp và Công nhiệp thực phẩm cho phép mới được sản xuất các loại vắc xin
và một số chế phẩm sinh học khác dùng trong thú y;
3. Các loại thuốc thú y thử nghiệm
chỉ được sản xuất để sử dụng trên địa bàn do Cục Thú y quy định.
Chương
3:
KINH DOANH THUỐC THÚ Y
Điều 9.
- Tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền
theo quy định tại điều 29 cấp giấy phép mới được kinh doanh thuốc thú y.
Điều 10.
- Điều kiện đăng ký kinh doanh thuốc thú y bao gồm:
1. Có địa điểm, có trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật để bảo quản, bán hàng đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
2. Người quản lý cơ sở kinh
doanh phải có bằng cấp chuyên môn thú y từ trung học trở lên. Người bán hàng phải
qua đào tạo và có giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp.
Điều 11.
- Tổ chức, cá nhân xin đăng ký kinh doanh thuốc thú y phải nộp cho cơ quan thú
y có thẩm quyền:
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn xin phép;
b) Bản sao bằng cấp chuyên môn của
người quản lý và người bán hàng;
c) Bản thuyết minh về điều kiện
kinh doanh.
2. Lệ phí đăng ký kinh doanh.
Điều 12.
- Những quy định bắt buộc đối với việc kinh doanh thuốc thú y:
1. Phạm vi kinh doanh thuốc thú ý
của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y, chỉ là các loại thuốc thú y,
các loại vật tư thú y có trong danh mục thuốc được phép lưu hành do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố.
2. Việc kinh doanh các loại
nguyên liệu làm thuốc, các hoá chất dùng để xét nghiệm, các loại vắc xin và các
chế phẩm sinh học phải có giấy phép của Cục Thú y hoặc Chi cục Thú y.
Chương
4:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC THÚ Y
Điều 13.
- Việc nhập khẩu thuốc thú y và nguyên liệu làm thuốc thú y phải qua xác nhận của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương
mại.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc
và nguyên liệu làm thuốc phải lập đơn hàng xin nhập khẩu theo mẫu quy định của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Điều 14.
- Thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y của nước ngoài chỉ được lưu thông trên
lãnh thổ Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
1. Giấy phép sản xuất và lưu
hành chính thức tại nước sản xuất.
2. Trong danh mục thuốc được
phép nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố
theo từng thời kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm quy định những trường hợp phải thử nghiệm.
Điều 15.
- Thủ tục đăng ký nhập khẩu thuốc thú y:
1. Tổ chức cá nhân nước ngoài có
yêu cầu đưa thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y vào lưu thông trên lãnh thổ Việt
Nam phải đăng ký nhập khẩu với Cục Thú y theo thủ tục sau đây:
a) Đơn xin đăng ký nhập khẩu kèm
theo chứng chỉ sản xuất, lưu hành có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước
sản xuất;
b) Hồ sơ kỹ thuật bao gồm tài liệu
về thành phần, dược tính, độc tính, tác dụng chính, tác dụng phụ, giấy chứng nhận
kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm nước xuất cấp, kết quả thử nghiệm tại Việt
Nam;
c) Mẫu hàng có nhãn thành phẩm,
nhãn trung gian, bao bì của sản phẩm lưu thông chính thức;
d) Mẫu sản phẩm xin kiểm nghiệm
chất lượng với cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y Nhà nước.
Cơ quan kiểm nghiệm có trách nhiệm
trả lời kết quả trong phạm vi 60 ngày kể từ khi nhận mẫu đúng quy định.
Chủ hàng phải trả phí tổn kiểm
nghiệm.
2. Sau khi hoàn thành các thủ tục
đăng ký quy định tại Khoản 1 của Điều này và có giấy chứng nhận kiểm nghiệm hợp
lệ thì Cục Thú y xét cấp sổ đăng ký.
Điều 16.
- Tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y phải làm
thủ tục đăng ký xuất khẩu.
Hồ sơ đăng ký xuất khẩu gồm:
a) Đơn xin phép xuất khẩu;
b) Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm
xin xuất khẩu;
c) Hợp đồng ký kết giữa bên bán
và bên mua.
Căn cứ vào xác nhận của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Thương mại xét cấp giấy phép xuất khẩu.
Điều 17.
- Tổ chức, cá nhân khi làm thủ tục đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc thú y phải nộp lệ phí theo quy định.
Chương
5:
SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y
Điều 18.
- Những quy định bắt buộc trong việc sử dụng thuốc thú y:
1. Khi dùng thuốc thú y cho động
vật phải theo sự chỉ dẫn của cơ quan thú y hoặc đơn thuốc của bác sĩ, kỹ thuật
viên thú y có giấy phép hành nghề, hoặc theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn
thuốc;
2. Người có giấy phép hành nghề
thú y chỉ được sử dụng các loại thuốc có tên trong danh mục thuốc thú y được
phép lưu hành, thực hiện đầy đủ quy chế sử dụng thuốc thú y do Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm ban hành và chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng thuốc
thú y khi hành nghề.
Điều 19.
- Việc sử dụng thuốc mới, chưa lưu hành tại Việt Nam hoặc thuốc đang nghiên cứu
thử nghiệm phải làm đơn xin thử nghiệm gửi Cục Thú y và gửi kèm theo các chi tiết
kỹ thuật như tên thuốc, thành phần, tác dụng, hướng dẫn sử dụng.
Chương
6:
QUẢN LÝ GIỐNG VI SINH
VẬT DÙNG TRONG THÚ Y
Điều 20.
- Tổ chức, cá nhân có giống vi sinh vật dùng trong thú y phải làm thủ tục đăng
ký giống vi sinh vật. Hồ sơ đăng ký gửi về Cục Thú y gồm:
1. Đơn xin đăng ký giống vi sinh
vật;
2. Hồ sơ giống đăng ký.
Điều 21.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng giống vi sinh vật để sản xuất phải làm thủ tục đăng
ký với Cục Thú y. Sau khi được cấp giấy phép sử dụng mới được tiến hành sản xuất.
Hồ sơ xin phép sử dụng giống vi
sinh vật gồm:
1. Đơn xin phép sử dụng giống vi
sinh vật và thời hạn xin sử dụng.
2. Tờ trình về điều kiện sử dụng
giống vi sinh vật.
Điều 22.
- Tổ chức, cá nhân có giống vi sinh vật đã đăng ký muốn chuyển nhượng giống vi
sinh vật dùng trong thú y phải làm thủ tục khai báo chuyển nhượng với Cục Thú
y. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin chuyển nhượng giống
vi sinh vật.
2. Bản sao quyết định công nhận
giống vi sinh vật dùng trong thú y;
3. Báo cáo về hiện trạng giống.
Điều 23.-
Việc xuất khẩu, nhập khẩu giống vi sinh vật dùng trong thú y phải được phép của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trước khi làm thủ tục xin giấy phép của
Bộ Thương mại.
1. Hồ sơ xin xuất khẩu giống vi
sinh vật gồm:
a) Đơn xin xuất khẩu giống vi
sinh vật;
b) Tờ trình về điều kiện bảo quản
và hiện trạng giống.
2. Hồ sơ xin nhập khẩu giống vi
sinh vật gồm:
a) Đơn xin nhập giống vi sinh vật
và mục đích nhập;
b) Điều kiện bảo quản và sử dụng
giống xin nhập.
Điều 24.
- Khi nhận được hồ sơ xin đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng, sử dụng
giống vi sinh vật dùng trong thú y, Cục Thú y có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ,
tổ chức thẩm định và trả lời đương sự chậm nhất là 3 tháng.
Tổ chức, cá nhân khi làm thủ tục
đăng ký phải nộp lệ phí theo quy định.
Điều 25.
- Cục Thú y chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, quỹ gien vi sinh vật và bảo quản, bồi
dục giống vi sinh vật dùng trong kiểm nghiệm thú y; tổ chức giám định và cấp giấy
công nhận giống vi sinh vật dùng trong thú y, giấy chứng nhận giống gốc quốc
gia; quản lý sổ đăng bạ giống gốc quốc gia.
Chương 7:
QUỸ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC
THÚ Y
Điều 26.
- Việc lập chế độ quản lý, sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y ở Trung
ương.
1. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và trình
Chính phủ phê duyệt ngân sách dành cho quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y. Quỹ
dự trữ Nhà nước về thuốc thú y hàng năm ở Trung ương được quy định bằng 10% tổng
giá trị thuốc thú y sử dụng của bình quân 5 năm gần đây nhất.
2. Quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc
thú y giao cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm, Bộ Tài chính quy định số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ hàng
năm, chế độ bảo quản, luân chuyển, quyết toán và cấp phát vốn bổ sung theo mức
quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Trong trường hợp có thiên
tai, dịch bệnh động vật xẩy ra nghiêm trọng, vượt quá khả năng phòng trừ của địa
phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ
trởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trình Chính phủ cho sử dụng nguồn
quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thý y. Số lượng và phương thức xuất quỹ dự trữ Nhà
nước về thuốc thú y do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể.
Điều 27.
- Việc lập, chế độ quản lý, phương thức sử dụng quỹ dự trữ thuốc thú y ở các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
và Bộ Tài chính.
Chương 8:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC
THÚ Y
Điều 28.
- Trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm:
1. Nội dung quản lý Nhà nước về
thuốc thú y theo quy định tại Điều 41 của Pháp lênh thú y.
Hàng năm, vào tháng 1, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố công khai danh mục thuốc thú y
được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Trường
hợp có yêu cầu mới có thể xem xét và bổ sung danh mục giữa hai nhiệm kỳ công bố
hàng năm. Quyết định việc hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng các loại thuốc đã có
trong danh mục sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày công bố.
2. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý Nhà
nước về thuốc thú y trong phạm vi cả nước như sau:
a) Lập quy hoạch, kế hoạch về
thuốc thú y;
b) Ban hành các văn bản cần thiết
để quản lý thuốc thú y;
c) Thanh tra, kiểm tra các hoạt
động quản lý thuốc thú y. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến
thuốc thú y;
d) Quy định việc xét, cấp và thu
hồi giấy phép hành nghề sản xuất kinh doanh, thử nghiệm thuốc thú y cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài, các đơn vị trực thuộc Trung ương, các chương trình nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước;
e) Tổ chức quản lý các loại thuốc,
nguyên liệu làm thuốc có trong danh mục được phép lưu hành trong cả nước.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động
quản lý thuốc thú y như sau:
a) Tổ chức quản lý thuốc thú y
trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm và chỉ đạo cơ quan thú y tại địa phương hoạt động có hiệu quả;
b) Ban hành văn bản hướng dẫn thực
hiện công tác quản lý Nhà nước về thuốc thú y tại địa phương theo hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm;
c) Quy định việc xem xét, cấp hoặc
thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc thú y tại địa phương theo quy định của pháp
luật;
d) Chỉ đạo cơ quan thú y tại địa
phương kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuốc thú
y;
e) Tiếp nhận và giải quyết các
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về quản lý thuốc thú y trong phạm vi quyền hạn được
giao hoặc chuyển đến các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết.
Điều 29.
- Trách nhiệm của ngành thú y trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về thuốc
thú y:
1. Cục Thú y giúp Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm tổ chức thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về thuốc
thú y trên phạm vi cả nước.
2. Chi cục Thú y giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về thuốc thú y tại địa phương.
Điều 30.
- Trách nhiệm của các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y, của các Chi cục Thú y;
1. Trung tâm kiểm nghiệm thuốc
thú y Nhà nước thuộc Cục Thú y có trách nhiệm kiểm nghiệm các loại thuốc thú y sản
xuất, lưu hành trong nước; thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y xuất khẩu, nhập
khẩu; giám định chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y khi có khiếu nại,
tố cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm, giám định của
mình.
2. Chi cục Thú y chịu trách nhiệm
kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y và kiểm định các loại thuốc có nghi vấn khi
lưu hành tại địa phương.
Chương 9:
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ
THUỐC THÚ Y
Điều 31.
- Thanh tra chuyên ngành về thuốc thú y là thanh tra việc chấp hành pháp luật về
thuốc thú y, đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật về thuốc thú y.
Cục trưởng Cục Thú y, Chi cục
trưởng Chi Cục Thú y chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra về
thuốc thú y trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 32.
- Nội dung thanh tra về thuốc thú y bao gồm:
1. Thanh tra việc đăng ký và thực
hiện đăng ký giống vi sinh vật, đăng ký sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập
khẩu, thử nghiệm thuốc thú y;
2. Thanh tra chất lượng thuốc
thú y sản xuất lưu thông, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế thử;
3. Thanh tra về hoạt động bảo quản,
sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu lưu thông, sử dụng vi sinh vật dùng trong thú y;
4. Thanh tra hoạt động của các
cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y Nhà nước;
5. Thanh tra các hoạt động khác
có liên quan đến pháp luật về thuốc thú y.
Điều 33.
- Hoạt động của thanh tra thuốc thú y theo quy định về thanh tra tại bản Quy định
về thi hành Pháp lệnh Thú y và quy chế về công tác thanh tra thú y của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Chương
10:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34.
- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phối hợp với các cơ quan hữu quan ban
hành các quy định chi tiết hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thi hành Điều lệ này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình
tổ chức thực hiện Điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày
ký. Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Nghị định số 93-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT NHỮNG
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THÚ Y
Điều 1.
- Vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến
100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ động không thực hiện việc
tiêm phòng bắt buộc vắcxin hoặc các phương pháp phòng bắt buộc khác để phòng
các bệnh có trong danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật do Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm công bố;
b) Mổ thịt động vật bị chết vì bệnh
truyền nhiễm dể bán hoặc vứt bỏ gây lây lan dịch bệnh;
c) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu
vực hạn chế lưu thông hoặc đem bán trong vùng có dịch các động vật ốm, sản phẩm
động vật mang mầm bệnh dịch đã công bố tại vùng đó; vận chuyển qua vùng có dịch
những động vật thuộc loại dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố; dùng phương tiện vận
chuyển để chở động vật, hoặc thả động vật xuống vùng dịch đã công bố khi chỉ được
phép đi thẳng;
d) Không thực hiện các biện pháp
phòng bắt buộc khác tại vùng có dịch như khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, chất
thải của động vật ốm, xử lý xác động vật chết.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến
200.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện việc tiêm phòng
hoặc các phương pháp phòng bắt buộc khác để chống dịch lở mồm, long móng, Nhiệt
thán, dịch tả lợn trong vùng có dịch và vành đai bảo vệ được qui định trong quyết
định công bố dịch.
Đối với một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm khác, khi cần thiết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
được qui định thêm;
b) Không chấp hành các qui định
về chế độ sử lý vệ sinh thú y đối với động vật bị bệnh dịch tả lợn hoặc không
thực hiện việc đốt xác động vật bị bệnh nhiệt thán, lở mồm long móng theo qui định
của cơ quan thú y;
c) Không chấp hành việc kiểm tra
vệ sinh thú y định kỳ theo qui định tại các cơ sở chăn nuôi giống, chăn nuôi tập
trung, giết mổ động vật, sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, kinh doanh sản
phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi.
Điều 2.
- Vi phạm các qui định về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ
sinh thú y:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến
100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm
dịch hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng không hợp lệ khi đưa động vật, sản
phẩm động vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch từ dịa phương này đến địa
phương khác hoặc đưa vào nơi tập trung, họp chợ, triển lãm;
b) Trốn tránh hoặc không chấp
hành việc kiểm tra thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc danh mục đối
tượng kiểm dịch; thuốc thú y khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, mượn đường;
c) Bán trên thị trường thịt
trâu, bò, ngựa, lợn không có dấu "kiểm soát giết mổ" đóng trên thân
thịt; bán các sản phẩm động vật khác không có giấy chứng nhận hoặc không dán
tem vệ sinh thú y; nơi bán, quầy bán sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ
sinh;
d) Giết mổ động vật để kinh
doanh tại nơi không phải là lò mổ hoặc điểm giết mổ đã được cơ quan có thẩm quyền
cho phép;
đ) Không thực hiện chế độ khử
trùng, tiêu độc theo qui định tại lò mổ, điểm giết mổ động vật, nơi sản xuất,
chế biến, bảo quản sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc và nguyên liệu
làm thuốc.
e) Đem động vật đi giết mổ để xuất
khẩu không có giấy chứng nhận là được lấy từ vùng an toàn dịch bệnh theo qui định
của Cục Thú y.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến
500.0000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai báo hoặc không
khai báo trước theo qui định khi nhập khẩu, quá cảnh động vật, sản phẩm động vật,
thuốc thú y;
b) Không có giấy phép hợp lệ của
cơ quan có thẩm quyền cấp khi nhập khẩu, quá cảnh, mượn đường Việt Nam đối với
động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y;
c) Đánh tráo sản phẩm động vật
đã kiểm dịch hoặc tự ý thay đổi bao bì hàng hoá của sản phẩm động vật đã kiểm
tra vệ sinh thú y;
d) Đưa động vật, sản phẩm động vật
nhập khẩu ra sử dụng mà không qua kiểm dịch hoặc đang trong thời gian theo dõi
kiểm dịch;
đ) Sử dụng động vật, sản phẩm động
vật nhập khẩu không đúng quy định trong giấy phép của Cục Thú y cấp;
e) Giết mổ, mua bán động vật, sản
phẩm động vật bị nhiễm bệnh Nhiệt thán, Lở mồm long móng.
3. Tịch thu sản phẩm động vật để
xử lý do vi phạm quy định tại điểm e, Khoản 2, Điều này.
Điều 3.-
Vi phạm các quy định về quản lý thuốc thú y:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến
500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng và
thu hồi giấy phép hành nghề thuốc thú y đối với một trong các hành vi vi phạm
sau:
a) Sản xuất gia công thuốc không
có giấy phép, hoặc không đúng qui định ghi trong giấy phép, hoặc không có số
đăng ký của cơ quan thú y có thẩm quyền;
b) Sản xuất thuốc giả như không
đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, không đúng công thức đã được duyệt,
không đúng hàm lượng đã ghi trên nhãn, bao bì đóng gói;
c) Buôn bán nguyên liệu làm thuốc
hoặc không có giấy phép, thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc
ngoài danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố, thuốc
không có số kiểm soát, không có số đăng ký của cơ quan thú y có thẩm quyền cấp.
d) Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
hoặc thuốc không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Không còn nguyên bao bì xuất
xứ đối với nguyên liệu làm thuốc;
e) Không có trong danh mục thuốc
được phép nhập khẩu theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm;
g) Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc giả dưới mọi hình thức;
h) Thử nghiệm thuốc mới không có
giấy phép hoặc không đúng quy định ghi trong giấy phép do Cục Thú y cấp;
i) Sử dụng thuốc thú y nhập khẩu
không đúng quy định trong giấy phép của Cục Thú y;
k) Sử dụng giống vi sinh vật để
sản xuất thuốc dùng cho động vật mà không có giấy phép của Cục Thú y.
2. Tịch thu thuốc hoặc nguyên liệu
làm thuốc thú y nếu vi phạm điểm b, d, đ, e, g, k, Khoản 1, Điều này.
Ngoài mức xử phạt tiền trên, nếu
vi phạm mà có tình tiết tăng nặng thì tuỳ theo mức độ mà thu hồi có thời hạn hoặc
không có thời hạn giấy phép hành nghề, giấy phép thử nghiệm thuốc thú y.
Điều 4.-
Vi phạm các qui định về quản lý hành chính thú y và hành nghề thú y:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 500.000
đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sửa chữa, tẩy xoá, làm giả giấy
chứng nhận tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm nghiệm thuốc thú y... hoặc
giấy phép đăng ký sản xuất, hành nghề thú y, thử nghiệm thuốc thú y, tem vệ
sinh thú y;
b) Hành nghề mà không có giấy
phép hành nghề thuốc thú y do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp.
c) Sử dụng giấy phép hành nghề,
bằng cấp chuyên môn, giấy chứng chỉ của người khác để hành nghề;
d) Sử dụng trang phục, phù hiệu,
cấp hiệu mà Nhà nước quy định dành riêng cho ngành thú y để giả mạo làm cán bộ
thú y.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến
500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt dến 2.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai man, giả mạo, sửa chữa hồ
sơ để được cấp giấy phép, giấy đăng ký hoạt động về thú y;
b) Ngăn cản, chống đối cán bộ
thú y khi thi hành công vụ.
Điều 5.-
Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc và nhãn thuốc:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến
500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt tới 2.000.000 đồng và
thu hồi giấy phép sản xuất, giấy phép hành nghề thuốc thú y đối với một trong
các hành vi vi phạm sau:
a) Thông tin, quảng cáo có nội
dung không đúng với tính năng tác dụng của thuốc thú y;
b) Lưu hành nhãn thuốc thú y
không được cơ quan thú y có thẩm quyền duyệt hoặc in nhãn thuốc không đúng mẫu
được duyệt;
c) Giả mạo nhãn của một thứ thuốc
khác đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký;
d) Nhãn thuốc không in chữ
"dùng trong thú y" hoặc không có dấu hiệu để dùng trong thú y.
2. Trong trường hợp vi phạm các
điểm a, b Khoản 1 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì còn thu hồi giấy phép
hành nghề thuốc thú y.
3. Tịch thu nhãn thuốc, thuốc mạo
nhãn quy định ở điểm b, c Khoản 1, Điều này.
Thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành
chính trong công tác thú y
Điều 6.-
Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thú y:
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của các cấp thú y được quy định như sau:
a) Bác sỹ, kỹ thuật viên thú y
trong khi làm nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra thuốc thú y có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền
đến 100.000 đồng đối với những vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chuyên môn và
địa bàn quản lý của mình;
b) Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm
thú y huyện; Đội trưởng, Phó đội trưởng đội kiểm dịch động vật và thanh tra
viên thuộc Chi cục Thú y được quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. Khi áp dụng biện
pháp thu hồi giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận khác về thú y thì chuyển
toàn bộ hồ sơ về Chi cục Thú y giải quyết;
c) Trưởng trạm, Phó trưởng trạm
các Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu hoặc các Trạm Kiểm dịch tại các đầu mối
giao thông, bưu điện được quyền phạt tiền đến 1.000.000 đồng. Khi áp dụng biện
pháp thu hồi giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận khác về thú y thì chuyển
toàn bộ hồ sơ về cơ quan thú y cấp trên trực tiếp giải quyết;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc Trung
tâm Thú y vùng; Thanh tra viên thuộc Cục Thú y, Chánh thanh tra thuộc Chi cục
Thú y; Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y được quyền phạt tiền đến
2.000.000 đồng, và được áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp hành chính
khác theo bản Quy định này;
đ) Chánh thanh tra thuộc Cục Thú
y; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thú y được quyền áp dụng tất cả các hình thức
phạt và biện pháp hành chính quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
và Quy định này.
2. Các cơ quan Nhà nước và những
người khác có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại Điều 17 và 19 Pháp lệnh
Xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong công
tác thú y nhưng phải thực hiện theo qui định của Điều 18 Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính.
Điều 7.-
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định như sau:
1. Thủ tục đơn giản:
Trường hợp xử phạt bằng hình thức
cảnh cáo, phạt tiền tới 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định
phạt tại chỗ. Người bị phạt tiền phải nộp tiền và được nhận biên lai thu tiền
phạt, nếu không có biên lai thì người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt.
2. Quyết định xử phạt:
Khi áp dụng mức phạt trên
100.000 đồng thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo
qui định tại Điều 21 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt, gửi quyết định xử phạt đến tổ chức, người bị xử phạt theo
quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền
xử phạt trực tiếp thu tiền phạt, sau đó nộp lại cho cơ quan tài chính theo quy
định của Nhà nước.
4. Trong thời hạn 5 ngày kể từ
ngày quyết định xử phạt có hiệu lực mà tổ chức và người bị xử phạt không tự
giác chấp hành thì cơ quan ra quyết định xử phạt tổ chức cưỡng chế theo quy định
tại Điều 32 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Các cơ quan, tổ chức hoặc người
đại diện hợp pháp của người bị xử phạt có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh
các biện pháp cưỡng chế của cơ quan ra quyết định xử phạt.
Điều 8.-
Thu hồi giấy phép:
1. Tất cả các loại giấy phép, giấy
chứng nhận (gọi chung là giấy phép) do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp cho cá
nhân hoặc tổ chức để tiến hành hoạt động trong lĩnh vực thú y đều có thể bị thu
hồi nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng
giấy phép đó.
2. Thu hồi giấy phép có thời hạn
đối với các vi phạm mà khi xác minh tính chất, mức độ vi phạm xét thấy vẫn có
thể hành nghề được.
3. Thu hồi giấy phép không thời
hạn được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép được cấp không đúng
thẩm quyền;
b) Giấy phép có nội dung trái với
quy định pháp luật;
c) Các vi phạm nghiêm trọng xét
thấy không thể cho tiếp tục hành nghề được.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền
xử phạt hành chính trong công tác thú y qui định tại Điều 6 bản Qui định này có
quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để ra quyết định
thu hồi giấy phép.
Điều 9.-
Thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính khác:
1. Cơ quan và người có thẩm quyền
xử phạt quy định tại Điều 6 bản Quy định này, khi quyết định áp dụng các biện
pháp hành chính khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật và mức độ thiệt hại
thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình.
2. Việc áp dụng các biện pháp
hành chính khác chỉ được tiến hành khi có quyết định bằng văn bản. Quyết định
này phải gửi cho cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính cùng với
quyết định xử phạt.
3. Cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt
bằng các biện pháp hành chính khác phải thi hành các hình thức phạt đó trong thời
hạn 5 ngày.
4. Trong trường hợp các đối tượng
thuộc danh mục kiểm định, thuốc thú y phải tiêu huỷ ngay thì khi thi hành phải
lập biên bản có chữ ký của người bị phạt, người ra quyết định xử phạt và người
làm chứng; nếu chưa tiêu huỷ thì phải niêm phong tang vật và thành lập Hội đồng
xử lý để huỷ bỏ.
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt bằng
các biện pháp hành chính khác sẽ bị cưỡng chế thi hành nếu không tự thực hiện
trong thời hạn quy định. Chi phí về việc tổ chức cưỡng chế do tổ chức, cá nhân
bị cưỡng chế thi hành các biện pháp hành chính khác chịu trách nhiệm.
Điều 10.-
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thú y.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu
nại thực hiện theo Điều 36 và 37 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 11.-
Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thú y mà vi
phạm các qui định về xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt không đúng thẩm
quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý từ hình thức kỷ luật
hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất cho
Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thì phải bồi thường.
Điều 12.-
Người có thành tích trong việc phát hiện vi phạm hành chính, người thi hành
công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh
Xử phạt vi phạm hành chính.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13.-
Tổ chức, cá nhân người nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngoài tại Việt Nam vi phạm hành chính thuộc công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam
thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 3, Điều 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành
chính.
Điều 14.-
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi
hành bản Qui định này và quy định thống nhất mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt
với từng lĩnh vực về thú y. Bộ Tài chính quy định mẫu biên lai và phát hành, quản
lý biên lai thu tiền phạt.
Điều 15.-
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền
hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện bản Qui định này.
Bản Qui định này có hiệu lực từ
ngày ký, những quy định trước đây trái với bản Quy định này đều bị bãi bỏ.