Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 179/2004/NĐ-CP quản lý nhà nước chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Số hiệu: 179/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 21/10/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 179/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 179/2004/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2004 QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hoá trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Việc quản lý nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia được quy định tại các văn bản khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán.

2. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm, hàng hoá.

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng.

3. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là hoạt động của một tổ chức nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

4. Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hoá đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chương 2:

BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 4. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá, phương pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hoá, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá (trách nhiệm đối với người tiêu dùng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường v.v...).

2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo thủ tục xác định. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ và tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài, có tính đến điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của Việt Nam.

3. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải thường xuyên được soát xét, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 5. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam bao gồm:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng và thương mại, được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng và ban hành;

b) Tiêu chuẩn ngành là văn bản kỹ thuật được xây dựng do nhu cầu quản lý nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hoá chưa xây dựng được tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng, được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) chỉ đạo xây dựng và ban hành;

c) Tiêu chuẩn cơ sở là văn bản kỹ thuật do Thủ trưởng đơn vị cơ sở ban hành để áp dụng trong cơ sở. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy định có liên quan của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc được áp dụng trực tiếp khi cần thiết.

Điều 6. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thủ tục xây dựng, ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở; quy định thủ tục đăng ký tiêu chuẩn ngành và phối hợp với Bộ quản lý chuyên ngành quy định việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài; soát xét, quyết định các tiêu chuẩn ngành phải nâng cấp thành Tiêu chuẩn Việt Nam cho phù hợp với danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này), danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam (quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này), danh mục hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng (quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này) được ban hành hàng năm.

2. Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn ngành và tham gia xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực; chỉ đạo việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.

3. Bộ quản lý chuyên ngành đề xuất nhu cầu xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam đối với các đối tượng cần quản lý; thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ về kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn ngành.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ quản lý chuyên ngành giới thiệu rộng rãi kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành hàng năm để các tổ chức, cá nhân quan tâm biết và tham gia đóng góp ý kiến.

5. Tiêu chuẩn Việt Nam do các Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam xây dựng dự thảo và hoàn thiện trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 7. Nghĩa vụ trong xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành; có nghĩa vụ góp ý kiến và cung cấp thông tin cho việc xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Điều 8. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.

2. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành chỉ bắt buộc áp dụng đối với những sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nội dung, thủ tục công bố sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn và pháp quy kỹ thuật (technical regulations - quy định kỹ thuật do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành có tính chất bắt buộc áp dụng).

Điều 9. Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng và ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam trong từng thời kỳ đối với các sản phẩm, hàng hóa liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trường và các đối tượng khác thuộc diện áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam. Danh mục sản phẩm hàng hoá này được soát xét hàng năm để bổ sung các sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam do các Bộ quản lý ngành quy định áp dụng theo yêu cầu quản lý chất lượng trên thị trường.

2. Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác (bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và Tiêu chuẩn Việt Nam) theo nhu cầu quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá chưa nằm trong danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 10. Bản quyền, xuất bản và đăng bạ Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành

1. Cơ quan ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành giữ bản quyền và chịu trách nhiệm xuất bản, phát hành văn bản tiêu chuẩn.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện việc đăng bạ Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành.

Chương 3:

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 11. Chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng

1. Chứng nhận chất lượng là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

2. Công nhận hệ thống quản lý chất lượng là hoạt động đánh giá và xác nhận năng lực của các tổ chức sau đây phù hợp với yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng:

a) Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Tổ chức giám định chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

c) Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

d) Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Điều 12. Phương thức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá được tiến hành theo một trong các phương thức sau:

a) Thử nghiệm mẫu điển hình;

b) Thử nghiệm mẫu điển hình và giám sát mẫu thử nghiệm lấy trên thị trường hoặc cơ sở sản xuất;

c) Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng;

d) Thử nghiệm lô sản phẩm, hàng hoá;

đ) Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

2. Tùy theo nhu cầu quản lý, Bộ quản lý chuyên ngành lựa chọn phương thức chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này để tiến hành việc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá.

Điều 13. Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải chứng nhận chất lượng

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng và ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam trong từng thời kỳ trên cơ sở danh mục sản phẩm, hàng hoá thuộc diện phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này và hướng dẫn nội dung và thủ tục chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác (không bao gồm tiêu chuẩn Việt Nam).

Điều 14. Tổ chức chứng nhận chất lượng

1. Tổ chức chứng nhận chất lượng thực hiện việc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức hoạt động dịch vụ kỹ thuật bao gồm:

Tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành;

Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước;

Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện chứng nhận chất lượng theo các lĩnh vực đã ghi trong giấy phép đầu tư;

Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức chứng nhận nước ngoài được thành lập theo Luật Thương mại thực hiện việc chứng nhận chất lượng theo các lĩnh vực đã ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh.

b) Là tổ chức hoạt động độc lập, khách quan, được tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng quy định tại Điều 15 của Nghị định này công nhận có đủ năng lực quản lý, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

3. Tổ chức chứng nhận chất lượng phải đăng ký lĩnh vực hoạt động và mẫu dấu, mẫu biểu tượng, mẫu giấy chứng nhận chất lượng tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 15. Tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng

1. Tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật đánh giá, công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng;

b) Hoạt động độc lập, khách quan.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về công nhận hệ thống quản lý chất lượng. Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập và quản lý hoạt động của Hội đồng này và quản lý hoạt động của tổ chức công nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Điều 16. Đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng

1. Tổ chức, cá nhân có phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tổ chức giám định chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá và tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng có quyền đề nghị với tổ chức công nhận quy định tại Điều 15 của Nghị định này đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng.

2. Căn cứ để tiến hành đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng là các yêu cầu chung về năng lực và hoạt động đáp ứng được yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

3. Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng đã được công nhận, được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài.

Điều 17. Tham gia hợp tác quốc tế về chứng nhận chất lượng và công nhận hệ thống quản lý chất lượng

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức công nhận và các tổ chức được công nhận quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 của Nghị định này tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về công nhận và chứng nhận; tham gia vào các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 18. Công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục quy định tại Điều 9 của Nghị định này phải công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Điều 19. Bắt buộc chứng nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải chứng nhận chất lượng quy định Điều 13 của Nghị định này và danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra chất lượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này phải thực hiện việc chứng nhận hoặc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Chương 5:

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch và kế hoạch về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

3. Phối hợp tổ chức và quản lý hoạt động của các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Bộ, ngành và địa phương;

4. Quy định nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí hoạt động của các tổ chức công nhận, chứng nhận, giám định và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá và quản lý hoạt động của các tổ chức này;

5. Ban hành và quy định thủ tục xây dựng, áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở; quy định thủ tục đăng ký tiêu chuẩn ngành và phối hợp với Bộ quản lý chuyên ngành quy định việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài;

6. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ký kết và thực hiện các thỏa thuận, Điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động công nhận và chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thường xuyên cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho các Bộ, ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

8. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

9. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

11. Chủ trì tổ chức giải quyết các tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Điều 21. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Bộ quản lý chuyên ngành

Để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ quản lý chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của ngành phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật chung của nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá; xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hoá liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trường và các đối tượng khác do nhu cầu phải quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.

2. Ban hành tiêu chuẩn ngành và đăng ký tiêu chuẩn ngành tại Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định danh mục sản phẩm, hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn khác quy định tại Điều 9 của Nghị định này; hướng dẫn xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Tổ chức việc công bố và chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn khác thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý phù hợp với các quy định của Nghị định này.

4. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá; xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi quản lý.

5. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của ngành, của cơ sở để bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 22. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương với các nhiệm vụ sau đây:

a) Ban hành các văn bản hướng dẫn đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dành kinh phí thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

c) Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

d) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết hoặc chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm để giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.

Điều 23. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá đặc thù

1. Các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với các sản phẩm, hàng hoá đặc thù Chính phủ phân công cụ thể như sau:

a) Bộ Y tế: các loại nguyên liệu để làm thuốc và các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế; các loại vật tư vệ sinh, trang thiết bị y tế, xà phòng và hoá chất gia dụng, phấn rôm, thuốc đánh răng, mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm, nước ăn uống, nước sinh hoạt.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: giống cây trồng, giống vật nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi; thuốc thú y; vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp, chất bảo quản nông sản, lâm sản và công trình thủy lợi.

c) Bộ Thủy sản: thủy sản, thực phẩm thủy sản xuất khẩu, giống thủy sản, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản, các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; ngư lưới, dụng cụ đánh bắt thủy sản; các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản.

d) Bộ Giao thông vận tải: phương tiện giao thông cơ giới và các thiết bị liên quan đến an toàn cho người và phương tiện giao thông vận tải (đường không, đường thủy, đường bộ, đường sắt); phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; container, nồi hơi, bình chịu áp lực và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng khác sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải, hàng không dân dụng; phương tiện, thiết bị, công trình thăm dò và khai thác dầu khí trên biển; các công trình hạ tầng giao thông.

đ) Bộ Xây dựng: công trình xây dựng, vật liệu xây dựng.

e) Bộ Công nghiệp: hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho công nghiệp và tiêu dùng; các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng sử dụng trong thăm dò, khai thác mỏ và luyện kim; các thiết bị sản xuất hoá chất, vật liệu nổ; các thiết bị sản xuất trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

f) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, an toàn đối với công trình vui chơi công cộng.

g) Bộ Bưu chính, Viễn thông: sản phẩm bưu chính, viễn thông, sản phẩm công nghệ thông tin.

h) Bộ Văn hóa - Thông tin: sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, thông tin báo chí.

i) Bộ Tài nguyên và Môi trường: các sản phẩm về đo đạc bản đồ và địa chất khoáng sản, các sản phẩm điều tra cơ bản và dự báo về tài nguyên môi trường; các thành phần môi trường như đất, nước, không khí.

k) Bộ Thương mại: dịch vụ thương mại, thương mại điện tử;

l) Bộ Giáo dục và Đào tạo: sách giáo khoa, đồ dùng dạy học và thiết bị kỹ thuật dùng trong nhà trường, sách nghiên cứu, sách khoa học kỹ thuật.

m) Bộ Tài chính: các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.

n) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.

o) Ủy ban Thể dục Thể thao: công trình thể thao, trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.

p) Bộ Khoa học và Công nghệ: thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; các nguồn phóng xạ; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hoá khác (trừ các sản phẩm, hàng hoá đã nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, f, g, h, i, k, l, m, n, o nói trên và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia).

2. Trong trường hợp có sự chồng chéo và trùng lặp về lĩnh vực được phân công quản lý giữa các Bộ quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương 6:

QUY CHẾ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 24. Danh mục và căn cứ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Căn cứ yêu cầu quản lý chất lượng trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, kèm theo căn cứ kiểm tra và danh sách các tổ chức được chỉ định thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ soát xét, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hoá và danh mục các tổ chức nói trên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Căn cứ kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này là các quy định của pháp luật liên quan đến các yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trường và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Phương pháp và việc sử dụng kết quả công bố và chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá được tiến hành theo phương pháp do các Bộ quản lý chuyên ngành quy định, phù hợp với lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này và hướng dẫn của các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế hoặc khu vực có liên quan có tính đến các điều kiện thực tế của Việt Nam.

2. Khuyến khích sử dụng các kết quả công bố phù hợp tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận và kết quả chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá để phục vụ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Điều 26. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Các tổ chức được chỉ định thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồm:

a) Các tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành;

b) Các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định được thành lập phù hợp với Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa và được tổ chức công nhận quy định tại Điều 15 của Nghị định này đánh giá và công nhận phù hợp với chuẩn mực quốc tế đối với tổ chức giám định chất lượng.

Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng các điều kiện quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu

1. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá căn cứ danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng quy định tại Điều 24 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và hàng hoá nhập khẩu.

2. Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trong nước.

Trường hợp chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường và nhập khẩu không phù hợp với quy định, cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Chương V của Nghị định này có quyền đình chỉ việc lưu thông sản phẩm, hàng hoá đó trên thị trường và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trong nước.

Điều 28. Miễn hoặc giảm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra chất lượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này sẽ được miễn hoặc giảm kiểm tra chất lượng trong các trường hợp sau đây:

a) Sản phẩm, hàng hoá đã được các tổ chức chứng nhận chất lượng quy định tại Điều 14 của Nghị định này chứng nhận chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác.

b) Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu được Việt Nam thừa nhận theo hiệp định hoặc thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và sự phù hợp mà Việt Nam tham gia ký kết.

c) Sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

2. Sản phẩm, hàng hoá được miễn hoặc giảm kiểm tra nói trên có thể bị kiểm tra đột xuất nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan quản lý quy định tại Chương V của Nghị định này quyết định hủy bỏ hoặc tiếp tục việc miễn hoặc giảm kiểm tra đối với sản phẩm, hàng hoá đó.

Điều 29. Hướng dẫn thực hiện cơ chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Chương VI của Nghị định này.

Chương 7:

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá là thanh tra chuyên ngành.

2. Nội dung thanh tra chuyên ngành chất lượng sản phẩm, hàng hoá là thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, xử phạt, áp dụng hoặc kiến nghị áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Việc thanh tra do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện.

3. Phương thức, thủ tục thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 31. Nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có nhiệm vụ sau:

1. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho Thanh tra viên chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

3. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

4. Thanh tra, kết luận về việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

5. Xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có quyền:

1. Kiến nghị với thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức thanh tra cấp trên về biện pháp ngăn chặn, xử lý sau khi thanh tra;

2. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra, yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cử người tham gia công tác thanh tra;

3. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan cùng cấp hoặc của cấp dưới liên quan đến vụ, việc, đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho công tác thanh tra;

4. Tạm đình chỉ hành vi vi phạm các quy định về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu xét thấy hành vi đó vi phạm pháp luật, gây tác hại hoặc có nguy cơ gây tác hại đến lợi ích của nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân;

5. Niêm phong tài liệu, kê biên tài sản; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ có liên quan trong trường hợp có căn cứ để xác định là có vi phạm pháp luật và cần phải ngăn chặn, tìm biện pháp xử lý kịp thời;

6. Trưng cầu giám định;

7. áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

8. Chuyển hồ sơ về hành vi vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;

9. Thanh tra viên chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được cấp thẻ Thanh tra viên, được trang bị trang phục thống nhất;

10. Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động thanh tra và được mở tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước;

11. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Thực hiện các yêu cầu và quyết định của Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc liên quan đến việc thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị và quyết định về thanh tra theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để tổ chức thanh tra và thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ; các đối tượng thanh tra nói tại Điều này có quyền giải trình, khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị, quyết định của thanh tra theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Tổ chức Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành thực hiện chức năng thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trình Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Nhà nước hướng dẫn chi tiết hoạt động thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Bộ, ngành theo quy định tại khoản 1 của Điều này và Thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại khoản 2 của Điều này.

Chương 8:

XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 35. Xử phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thực hiện theo Nghị định riêng của Chính phủ.

Điều 36. Xử phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 179/2004/ND-CP

Hanoi, October 21, 2004

 

DECREE

PROVIDING FOR STATE MANAGEMENT OVER PRODUCT AND GOODS QUALITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 24, 1999 Ordinance on Goods Quality;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Application objects

1. This Decree applies to products and goods in the process of production and circulation on the domestic market as well as in import and export.

2. The State management over quality of products and goods in the fields of security, national defense and State secrets shall be provided for in other legal documents.

Article 3.- Term interpretation

In this Decree, the following words and phrases are construed as follows:

1. Products mean the results of activities or processes, including services, software, hardware and materials for processing or having been already processed. Goods mean products put in consumption through exchange and trading.

2. Product and goods quality means the overall properties of products and goods (their technical specifications and particularities), determined by measurable and comparable parameters in accordance with existing technical conditions, reflecting the capability of meeting the social and personal demands under certain production and consumption conditions, suitable to the utility of such products and goods.

The product and goods quality is reflected through their technical specifications and particularities.

3. Management of product and goods quality means activities of an organization, aimed at orientating development, raising and controlling product and goods quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

PROMULGATION AND APPLICATION OF PRODUCT AND GOODS QUALITY STANDARDS

Article 4.- Product and goods quality standards

1. Product and goods quality standards mean technical documents prescribing properties of, and technical requirements on, products and goods; methods of testing their properties and technical requirements; requirements on packing, labeling, transportation and preservation of products and goods; requirements on the quality management system and other issues related to product and goods quality (responsibilities toward consumers, thrifty use of natural resources, environmental protection, etc.)

2. Product and goods quality standards shall be promulgated by the heads of competent agencies and organizations according to the set procedures. Such standards shall be formulated on the basis of scientific and technological achievements and reference to international, regional as well as foreign standards, with Vietnam’s actual socio-economic conditions taken into account.

3. Product and goods quality standards must be regularly revised and adjusted to suit the scientific and technological development as well as international economic integration.

Article 5.- System of product and goods quality standards

1. Vietnam’s system of product and goods quality standards comprises:

a/ Vietnam standards, that mean technical documents formulated according to the requirement of State management over quality and trade and applicable uniformly throughout the country. The Minister of Science and Technology shall direct the formulation and promulgation of such standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Base standards, that mean technical documents promulgated by the heads of base units for application within such units. Base standards must not be contrary to relevant regulations of competent State agencies.

2. International, regional and foreign standards shall be used to formulate standards in the system of product and goods quality standards or shall be directly applied when necessary.

Article 6.- Formulation of product and goods quality standards

1. The Minister of Science and Technology shall prescribe procedures for formulation, promulgation and application of Vietnam standards; guide the formulation and application of branch and base standards; prescribe procedures for registration of branch standards and coordinate with the specialized management ministries in prescribing the application of international, regional and foreign standards; revise and decide on the branch standards which must be upgraded to Vietnam standards to accord with the list of products and goods subject to the application of Vietnam standards (provided for in Clause 1, Article 9 of this Decree), the list of products and goods subject to certification of quality conformity with Vietnam standards (provided for in Clause 1, Article 13 of this Decree, and the list of goods subject to quality examination (provided for in Clause 1, Article 24 of this Decree), which are promulgated annually.

2. The specialized management ministries shall have to formulate branch standards and participate in the formulation of Vietnam standards, international and regional standards; and direct the application of Vietnam standards, branch standards as well as international, regional and foreign standards.

3. The specialized management ministries shall report on the demand for formulation of Vietnam standards for objects which need to be managed; and reach agreement on branch standard formulation plans with the Ministry of Science and Technology.

4. The Ministry of Science and Technology and the specialized management ministries shall annually popularize Vietnam and branch standard formulation plans for the interested organizations and individuals to be aware of and give their comments.

5. Vietnam standards shall be drafted and finalized by Vietnam Standard Technical Boards before they are submitted to the Minister of Science and Technology for promulgation. The Minister of Science and Technology shall submit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on organization and operation of Vietnam Standard Technical Boards.

Article 7.- Obligations for formulation of product and goods quality standards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Principles for application of product and goods quality standards

1. Vietnam standards and branch standards shall apply on a voluntary basis.

2. Vietnam standards and branch standards shall be compulsory only for products and goods on the list of products and goods subject to standard application prescribed in Article 9 of this Decree.

3. The Minister of Science and Technology shall prescribe contents and procedures for announcement of products and goods quality compatibility with standards and technical regulations promulgated by competent State agencies for compulsory application.

Article 9.- List of products and goods subject to application of standards

1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the specialized management ministries in, formulating and promulgating list of products and goods subject to the application of Vietnam standards in each period, for products and goods related to food, safety, hygiene, human health, environment and other objects subject to the application of Vietnam standards. The list of such products and goods shall be revised annually for addition of those subject to the application of Vietnam standards as prescribed by the branch-management ministries according to requirements of quality management on markets.

2. The specialized management ministries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, formulating and promulgating lists of products and goods subject to the application of branch standards or other standards (including international, regional or foreign standards and Vietnam standards) according to requirements of State management over quality of products and goods not yet included in the list prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 10.- Copyright, publication and registration of Vietnam standards and branch standards

1. Agencies promulgating Vietnam standards and branch standards shall hold the copyright over, and take responsibility for publication and distribution of documents on, such standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

QUALITY CERTIFICATION AND RECOGNITION OF QUALITY MANAGEMENT SYSTEM

Article 11.- Quality certification and recognition of quality management system

1. Quality certification means activities of evaluating and certifying product and goods quality and quality management systems as compatible with standards.

2. Recognition of quality management systems means activities of evaluating and certifying capabilities of the following organizations as compatible with the requirements of relevant standards:

a/ Product and goods quality- testing divisions;

b/ Product and goods quality- expertising organizations;

c/ Product and goods quality- certifying organizations;

d/ Quality management system- certifying organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The certification of product and goods quality may be conducted by one of the following modes:

a/ Testing the typical samples;

b/ Testing the typical samples and monitoring experimental samples taken from the market or production establishments;

c/ Testing the typical samples and evaluating quality assurance conditions;

d/ Testing product and goods lots;

e/ Testing or expertizing all products and goods.

2. Depending on the management requirements, the specialized management ministries shall select modes of certification prescribed in Clause 1 of this Article to certify product and goods quality according to the provisions of Article 18 of the Ordinance on Goods Quality.

Article 13.- List of products and goods subject to quality certification

1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the specialized management ministries in, formulating and promulgating lists of products and goods subject to certification of quality compatibility with Vietnam standards in each period, on the basis of the lists of products and goods subject to the application of Vietnam standards prescribed in Clause 1, Article 9 of this Decree and shall guide the contents of, and procedures for, certification of product and goods quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Quality-certifying organizations

1. Quality-certifying organizations shall certify product and goods quality and quality management systems.

2. Organizations defined in Clause 1 of this Article, including foreign organizations operating lawfully in Vietnam, must satisfy the following conditions:

a/ Being organizations that provide technical services, including:

- Non-business organizations providing technical services under the specialized management ministries;

- Enterprises established under the Enterprise Law or the State Enterprise Law;

- Foreign enterprises established under the Law on Foreign Investment in Vietnam that undertake the quality certification in the domains inscribed in their investment licenses;

- Vietnam-based branches of foreign certifying organizations, established under the Commercial Law and undertaking quality certification in the domains inscribed in their establishment licenses.

b/ Being organizations which operate independently and impartially, and are recognized by quality management system-recognizing organizations defined in Article 15 of this Decree as having full managerial and technical capabilities, meeting the requirements of relevant Vietnam standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Quality management system- recognizing organizations

1. Quality management system- recognizing organizations are non-business organizations that provide technical services of evaluating and recognizing quality management systems of the subjects defined in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. Quality management system- recognizing organizations must meet the following conditions:

a/ Meeting the requirements of relevant Vietnam standards;

b/ Operating independently and impartially;

c/ The Ministry of Science and Technology shall submit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on establishment and operation of quality management system- recognizing organizations.

3. The Minister of Science and Technology shall submit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on organization and operation of the National Council for Recognition of Quality Management Systems. The Ministry of Science and Technology shall set up this Council and manage its operations as well as operations of quality management system- recognizing organizations.

Article 16.- Evaluation and recognition of quality management systems

1. Organizations and individuals having product and goods quality-testing divisions; product and goods quality-expertizing organizations; product and goods quality-certifying organizations and quality management system-certifying organizations may propose the recognizing organizations prescribed in Article 15 of this Decree to evaluate and recognize quality management systems.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The results of testing, expertise and certification of product and goods quality and quality management systems by relevant testing, expertizing and certifying organizations that have been recognized, shall be prioritized for use as legal documents in management of domestic product and goods quality and in trade relations with foreign countries.

Article 17.- Participation in international cooperation on quality certification and quality management system recognition

The State encourages and creates conditions for recognizing and recognized organizations defined in Clause 1, Article 15 and Clause 1, Article 16 of this Decree to participate in activities of international and regional recognizing and certifying organizations; and accede to mutual recognition agreements on standards and compatibility evaluation.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF PRODUCTION/BUSINESS ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR PRODUCT AND GOODS QUALITY

Article 18.- Publicization of product and goods quality

Organizations and individuals producing and/or trading in products and/or goods on the list of products and goods prescribed in Article 9 of this Decree must publicize the compatibility of their product and goods quality with compulsory standards.

Article 19.- Compulsory certification and examination of product and goods quality

Organizations and individuals producing and/or trading in products and goods on the lists of products and goods subject to compulsory quality certification prescribed in Article 13 of this Decree and the lists of products and goods subject to quality examination prescribed in Clause 1, Article 24 of this Decree must have their product and good quality certified or examined before such products and goods are marketed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OVER PRODUCT AND GOODS QUALITY

Article 20.- Contents of State management over product and goods quality

The Ministry of Science and Technology shall take responsibility before the Government for uniformly exercising the State management over the quality of products and goods circulated on the domestic market as well as import and export goods, with the following specific tasks:

1. Formulating and submitting to competent authorities for promulgation or promulgating according to its competence and organizing the implementation of, policies, plannings and plans on product and goods quality;

2. Promulgating or submitting to competent authorities for promulgation legal documents on product and goods quality, and organizing the implementation of such legal documents;

3. Coordinating the organization and managing the operations of product and goods quality management agencies of ministries, branches and localities;

4. Setting principles, conditions and criteria for operations of product and goods quality- recognizing, -certifying, -expertizing and -testing organizations and managing operations of such organizations;

5. Promulgating and setting procedures for formulation and application of Vietnam standards; guiding the formulation and application of branch and base standards; prescribing procedures for registration of branch standards and coordinating with the specialized management agencies in prescribing the application of international, regional and foreign standards;

6. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the concerned ministries and branches in, concluding and implementing international agreements and treaties on mutual recognition in activities of recognizing and certifying product and goods quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Coordinating with relevant agencies and localities in propagating and popularizing knowledge and legislation on product and goods quality.

9. Conducting activities of international cooperation on product and goods quality;

10. Inspecting and examining the observance of the legislation on product and goods quality; settling complaints and denunciations about, and handling law violations regarding, product and goods quality;

11. Assuming the prime responsibility for organizing the settlement of disputes over product and goods quality under law provisions.

The General Department of Standardization, Metrology and Quality Control under the Ministry of Science and Technology shall assist the Minister of Science and Technology in exercising the State management over product and goods quality.

Article 21.- State management responsibilities of specialized management ministries for product and goods quality

To ensure the uniformity of State management over product and goods quality and conformity with international agreements which Vietnam has signed or acceded to as well as with the requirements of international economic integration, the specialized management ministries shall, according to their functions, tasks and powers, have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, performing the following tasks:

1. To promulgate legal documents on product and goods quality management that falls within the scope of branch management, in accordance with the State’s legal documents on management of product and goods quality; formulate and promulgate technical documents prescribing compulsory technical criteria for products and goods related to food, safety, hygiene, human health and environment and other objects subject to product and quality management under law provisions.

2. To promulgate branch standards and register branch standards at the Ministry of Science and Technology; promulgate lists of products and goods subject to the application of branch standards or other standards prescribed in Article 9 of this Decree; and guide the formulation and application of branch and base standards in the domains assigned to them for management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To promulgate or submit to competent agencies for promulgation necessary mechanisms and policies for management of product and goods quality; formulate and implement programs on raising product and goods quality under their management.

5. To inspect and examine product and goods quality-related activities of branches or base units so as to ensure the observance of law provisions on product and goods quality and handle law violations in this regard.

Article 22.- State management responsibilities of the provincial/municipal People’s Committees for product and goods quality

1. The provincial/municipal People’s Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, have to exercise the State management over product and goods quality in their respective localities with the following tasks:

a/ To promulgate legal documents guiding the management of product and goods quality;

b/ To elaborate and organize the implementation of plannings and plans and to reserve appropriate funding for the construction of material and technical bases and procurement of equipment necessary for the management of product and goods quality;

c/ To organize the implementation, propagate and educate people in the implementation of the State’s regulations on product and goods quality;

d/ To direct, inspect and examine the implementation of law provisions on product and goods quality; and sanction administrative violations according to law provisions;

e/ To organize the reception and settlement of complaints and denunciations about, and proposals on, product and goods quality or transfer them to competent agencies for settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provincial/municipal Departments of Standardization, Metrology and Quality Control under the provincial/municipal Services of Science and Technology shall directly assist the latter in exercising the State management over product and goods quality in their respective localities.

Article 23.- Assignment of State management responsibilities for quality of particular products and goods

1. The specialized management ministries shall exercise the State management over product and goods quality according to their assigned functions, tasks and powers. For particular products and goods, the Government assigns specifically as follows:

a/ The Ministry of Health: assorted raw materials for medicine production and assorted medicines for human disease prevention and treatment, assorted vaccines and medical biologicals; sanitary supplies and medical equipment, soaps and domestic-use chemicals, talcum powder, toothpaste, cosmetics; food safety and hygiene, drinking water and daily-life water.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development: plant varieties and animal breeds, biologicals in service of cultivation and husbandry; veterinary medicines;  agricultural, forestry and salt-making supplies; agricultural and forestrial preservatives and irrigation projects.

c/ The Ministry of Fisheries: aquatic products, export aquatic food, aquatic animal breeds, aquatic feeds, aquatic veterinary medicines, assorted supplies, chemicals and biologicals used in aquaculture; fishing nets and tools; and equipment subject to strict requirements on fishery safety.

d/ The Ministry of Transport: motorized traffic means and equipment related to safety assurance for people and means of communication and transport (airway, waterway, road and railway); specialized loading, unloading and construction means and equipment; containers, steamers, pressure cylinders and other special-use means and equipment for land, railway, waterway, maritime and civil-aviation transportation; oil and gas exploration and exploitation means, equipment and works on the sea; and traffic infrastructure works.

e/ The Ministry of Construction: construction works and materials.

f/ The Ministry of Industry: industrial chemicals and explosives; technical machines and equipment used for industry and consumption; special-use means and equipment for exploration, mining and metallurgy; equipment for production of chemicals and explosives; production equipment used in food processing industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The Ministry of Post and Telematics: post, telecommunications and information technology products.

i/ The Ministry of Culture and Information: cultural, literary, artistic products and press information.

j/ The Ministry of Natural Resources and Environment: topographic and mineral-geological products, basic survey products and forecasts on environmental resources; environmental elements such as land, water and air.

k/ The Trade Ministry: commercial and e-commerce services;

l/ The Ministry of Education and Training: textbooks, teaching aids and technical equipment used in schools, study books and scientific and technical books.

m/ The Finance Ministry: products related to national reserves, lottery business, securities activities; insurance, accounting and auditing services, financial, tax, price evaluation and customs consultancy.

n/ The State Bank of Vietnam: monetary and banking activities, specialized banking equipment.

o/ The Physical Training and Sport Committee: sport projects, training and competition facilities for physical training and sport establishments and for sports.

g/ The Ministry of Science and Technology: Nuclear radiation safety equipment; radioactive sources; measuring means and instruments and other products and goods (excluding products and goods mentioned at Points a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n and o above and products and goods in the domain of national defense, security and secrets).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

REGULATION ON EXAMINATION OF PRODUCT AND GOODS QUALITY

Article 24.- List and bases for examination of products and goods

1. Basing itself on quality management requirements in each period, the Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned management ministries in, drawing up and submitting to the Prime Minister for promulgation a list of products and goods subject to quality examination, enclosed with examination bases and list of organizations designated to examine product and goods quality. Annually, the Ministry of Science and Technology shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the other ministries in, revising and supplementing the above-mentioned list of products and goods and the list of organizations before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Bases for quality examination of products and goods on the list prescribed in Clause 1 of this Article are law provisions related to requirements on assurance of quality, safety, hygiene and human health, environment and other subjects under law provisions.

Article 25.- Methods and use of the results of announcement and recognition of product and goods quality in product and goods quality examination activities

1. The examination of product and goods quality shall be conducted through methods prescribed by the specialized management ministries, in conformity with the assigned management domains prescribed in Clause 1, Article 23 of this Decree and the guidance of relevant international or regional standardization organizations, with Vietnam’s practical conditions taken into account.

2. To encourage the use of results of standard compatibility announcement by production/business organizations and individuals, which have already been certified by the State management agencies and results of standard compatibility certification by product and goods quality-certifying organizations, in service of product and goods quality examination.

Article 26.- Product and goods quality-examining organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Non-business organizations providing technical services, belonging to the specialized management ministries;

b/ Expertise service business organizations set up under the Government’s Decree No. 20/1999/ND-CP of April 12, 1999 on goods expertise service business, which are evaluated and recognized by recognizing organizations prescribed in Article 15 of this Decree as being compatible with international standards for quality expertizing organizations.

Organizations examining product and goods quality must fully meet the conditions prescribed by the Ministry of Science and Technology and specialized management ministries.

2. The Ministry of Science and Technology shall coordinate with the specialized management ministries in specifying conditions and procedures for designation of organizations to examine product and goods quality.

Article 27.- Examination of quality of products and goods circulated on the market, and import and export goods

1. Product and goods quality management agencies shall, based on the list of products and goods subject to quality examination prescribed in Article 24 of this Decree, have to organize the examination of quality of products and goods circulated on the domestic market as well as import and export goods.

2. Products and goods imported for consumption in Vietnam must comply with the regulations on quality of products and goods circulated on the domestic market.

In cases where the quality of products and goods circulated on the market and of export goods fails to conform to regulations, the product and goods quality management agencies defined in Chapter V of this Decree shall have the power to suspend the circulation of such products and/or goods on the market and handle them according to law provisions.

3. The quality of products and goods exported from Vietnam to foreign countries shall be agreed upon by the concerned parties, which, however, must not be contrary to international agreements which Vietnam has signed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Exemption or reduction of examination of product and goods quality

1. Products and goods on the list of those subject to quality examination according to the provisions of Clause 1, Article 24 of this Decree shall enjoy quality examination exemption or reduction in the following cases:

a/ Products and goods with quality certified by quality-certifying organizations prescribed in Article 14 of this Decree as being compatible with Vietnam standards, branch standards or other standards.

b/ Import products and goods enclosed with standard-compatibility certificates or stamps of exporting countries, recognized by Vietnam under treaties or agreements on mutual recognition of standards and standard compatibility, which Vietnam has signed or acceded to.

c/ Products and goods of production/business organizations and individuals having quality management systems certified by certifying organizations prescribed in Article 14 of this Decree.

2. Products and goods enjoying examination exemption or reduction as mentioned above may be subject to extraordinary examination if signs of violations of the legislation on product and goods quality management are detected. Basing themselves on the examination results, the management agencies prescribed in Chapter V of this Decree shall decide on cancellation or continuation of exemption or reduction of quality examination of such products and/or goods.

Article 29.- Guidance for implementation of product and goods quality examination mechanism

The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant specialized management agencies in, guiding the implementation of the regulation on product and goods quality examination prescribed in Chapter VI of this Decree.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- The product and goods quality specialized inspectorate

1. The product and goods quality inspectorate is the specialized inspectorate.

2. The contents of product and goods quality specialized inspection cover the inspection of observance of the legislation on product and goods quality, the sanctioning, the application or request for application, according to competence, measures to prevent and stop acts of violating the legislation on product and goods quality.

The inspection shall be conducted by inspection teams or inspectors.

3. The mode of, and procedures for, specialized inspection of product and goods quality shall comply with law provisions on inspection.

Article 31.- Tasks of product and goods quality specialized inspectorate

Product and goods quality specialized inspectorate shall have the following tasks:

1. To participate in the formulation of legal documents on product and goods quality; formulation of product and goods inspection programs and plans and submit them to competent agencies for decision;

2. To provide professional training on product and goods quality inspection for product and goods quality specialized inspectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To inspect and make conclusions on the implementation of law provisions on product and goods quality;

5. To sanction administrative violations regarding product and goods quality under law provisions.

Article 32.- Powers of product and goods quality specialized inspectorate

The product and goods quality specialized inspectorate shall have the power to:

1. Propose the heads of agencies of the same level or superior inspection organizations to take post-inspection preventive and handling measures;

2. Request concerned organizations and individuals to provide necessary information and documents in service of the inspection work, and request relevant agencies and organizations to appoint persons to take part in the inspection work;

3. Suspend the execution of decisions of agencies and units under the management by agencies of the same level or of subordinate levels that are related to the inspection cases, affairs or subjects, if deeming that the execution of such decisions obstructs the inspection;

4. Suspend acts of violating the regulations on product and goods quality and the management thereof if deeming that such acts violate laws, cause harms or threaten to cause harms to the State’s interests or the legitimate rights and interests of agencies, organizations and/or citizens;

5. Seal up documents and distrain assets; request competent agencies to temporarily seize money or objects, to invalidate or withdraw relevant written certifications or certificates in cases where there are grounds to confirm law violations which must be prevented or handled promptly by appropriate measures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Apply preventive measures and sanctions according to law provisions on the handling of administrative violations;

8. Transfer dossiers of law violation acts to the criminal investigation agency for handling according to law provisions if deeming that there are signs of crimes;

9. Product and goods quality specialized inspectors shall be granted inspector cards and equipped with uniforms;

10. The product and goods quality specialized inspectorate shall be entitled to use its own seal in its inspection activities and may open custody accounts at the State treasuries;

11. To exercise other powers under law provisions.

Article 33.- Execution of requests and decisions of product and goods quality specialized inspectorate

Organizations and individuals being inspection subjects or related to inspection of product and goods quality shall have to execute requests, proposals and decisions on inspection according to law provisions, create conditions for inspecting organizations and inspectors to fulfil their tasks; inspection subjects mentioned in this Article shall have the right to explain and complain about conclusions, proposals and/or decisions of inspectors according to law provisions.

Article 34.- Organization of product and goods quality specialized inspection

1. The specialized inspectorates of the ministries and branches shall perform the function of product and goods quality inspection within the ambit and in the domains assigned to them for management according to the provisions of Article 23 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Inspectorate in, providing detailed guidance for product and goods quality inspection activities of the ministries and branches according to the provisions of Clause 1 of this Article and of product and goods quality specialized inspectorates prescribed in Clause 2 of this Article.

Chapter VIII

SANCTIONING OF LAW VIOLATIONS REGARDING PRODUCT AND GOODS QUALITY

Article 35.- Sanctioning of violations of production/business organizations and individuals

1. Individuals and organizations that violate law provisions on management of product and goods quality shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for administrative violations or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation therefor under law provisions;

2. The sanctioning of administrative violations regarding product and goods quality shall comply with a separate decree of the Government.

Article 36.- Sanctioning of violations of organizations and individuals belonging to State management agencies

Persons who abuse their positions and/or powers to obstruct lawful activities or violate the legislation on product and goods quality shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, have to pay compensation therefor under law provisions.

Article 37.- Settlement of complaints and denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 38.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

The Minister of Science and Technology shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 39.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.397

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.203.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!