Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 146/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 146/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 19/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 146/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tchức Chính phủ và Luật tchức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị định s02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021”; s 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chng bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025; s 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025; số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chng bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 282/TTr-SNN ngày 27/11/2020 và Báo cáo thẩm định, đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 2717/STC-HCSN ngày 17/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Chủ động thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật nhằm phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản phát sinh lây lan trên địa bàn; giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu đến ngành chăn nuôi, các hoạt động thương mại; góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

2. Mc tiêu cthể

a) Xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực cho hệ thống Thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở, thường xuyên theo dõi, dự tính dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để kịp thời phát hiện nhanh, khoanh vùng cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan trên địa bàn; triển khai có hiệu quả các biện pháp chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra;

b) Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; mua sắm, dự trữ, quản lý các loại vắc xin, vật tư, hóa chất, thuốc thú y phục vụ kịp thời và hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh;

c) Tổ chức tiêm phòng định kỳ hàng năm cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn diện tiêm;

d) Tổ chức tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, môi trường xung quanh và tại các ổ dịch khi có phát sinh.

đ) Số lượng ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) và gia súc mắc bệnh giảm từ 10 - 20% so với trung bình của cả giai đoạn 2016 - 2020.

e) Trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trong 02 năm đầu thực hiện Kế hoạch; trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm tiếp theo và trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm cuối thực hiện Kế hoạch.

f) Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

g) Xây dựng, duy trì thành công ít nhất 30 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn cổ điển, DTLCP, Newcastse,...

II. Đối tượng và phạm vi thực hiện

1. Đối tượng: Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Phạm vi: Các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, chợ, điểm tập trung, nơi buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật, nơi thu gom chất thải; nơi công cộng, bãi chăn thả khu vực xử lý hoặc chôn gia súc, gia cầm phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; các trục đường giao thông trên địa bàn các huyện thành phố tỉnh Lâm Đồng.

III. Nội dung thực hiện

1. Tuyên truyền và tập huấn, hội thảo về phòng chống dịch

a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tọa đàm,… để tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân thông tin về tình hình dịch bệnh, tác hại và nguyên nhân gây bệnh trên động vật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phương thức, quy trình xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản.

b) Tổ chức tập huấn, hội thảo: Tổ chức 10 cuộc Hội nghị, tập huấn về dịch tễ học, công tác giám sát dịch tễ, biện pháp phòng chống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý dịch ...cho đội ngũ cán bộ thú y, thú y cấp xã, hộ chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

2. Thc hin giám sát dch bnh:

a) Giám sát lâm sàng (giám sát bị động):

- Các cơ sở chăn nuôi thường xuyên theo dõi, giám sát đàn gia súc, gia cầm trong suốt quá trình nuôi; nếu thấy có biểu hiệu của bệnh phải báo cáo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y địa phương để tổ chức điều tra, xác minh và kịp thời tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra dịch, lấy mẫu của gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh để xét nghiệm xác định bệnh.

b) Giám sát lưu hành vi rút (giám sát chủ động): Hằng năm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản xây dựng kế hoạch chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút để cảnh báo, phục vụ công tác phòng chống dịch.

c) Giám sát sau tiêm phòng: Tổ chức lấy mẫu sau tiêm phòng 21 ngày để đánh giá hiệu quả tiêm phòng một số loại vắc xin và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc, gia cầm sau khi được tiêm vắc xin, qua đó điều chỉnh công tác tiêm phòng phù hp, hiệu quả.

3. Thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm:

a) Phương thức tiêm phòng:

- Tiêm phòng định kỳ hàng năm gồm 02 đợt chính: Đợt I từ tháng 4 đến tháng 6 và đợt II từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

- Tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi còn sót hoặc chưa đủ điều kiện tiêm phòng trong và sau các đợt tiêm chính; gia súc gia cầm mới tiêm phòng lần đầu hoặc gia súc, gia cầm mới tăng đàn.

- Tiêm phòng đột xuất: Tiêm phòng bao vây các ổ dịch phát sinh và các vùng nguy cơ cao tùy theo tình hình dịch tễ và xác định của cơ quan chuyên môn.

b) Đối tượng được hỗ trợ: Hỗ trợ các loại vắc xin tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, phó thương hàn, cúm gia cầm, dại chó,...) trên đàn trâu, bò, dê, lợn, ngan, vịt, chó mèo cho các hộ chăn nuôi nông hộ (có dưới 10 đơn vị vật nuôi tại cùng thời điểm nuôi) trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Ngoài các đợt tiêm phòng các loại vắc xin được hỗ trợ từ nguồn ngân sách, người chăn nuôi cần chủ động mua vắc xin tiêm phòng cho vật nuôi theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; các trang trại, cơ sở chăn nuôi không thuộc đối tượng được hỗ trợ, chủ động nguồn vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn của địa phương.

4. Công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc:

a) Phương thức tiêu độc khử trùng:

- Hàng năm tổ chức 04 đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh các ổ dịch cũ (nếu có) và các đợt đột xuất khi có dịch bệnh phát sinh; phát động các “Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trin khai thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm; chủ động nguồn hóa chất để thực hiện tiêu độc khử trùng dưới sự giám sát của đơn vị thú y địa phương.

b) Đối tượng được hỗ trợ: Hỗ trợ hóa chất cho các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị bệnh, chết, tiêu hủy; các hộ chăn nuôi trong vùng dịch, vùng có nguy cơ cao. Cấp hóa chất cho các địa phương và các đơn vị liên quan để tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo kế hoạch hàng năm và đột xuất để tổ chức chống dịch, kim dịch động vật và các hoạt động phòng chống dịch khác (xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; chẩn đoán, giám sát, điều tra dịch tễ, tiêm phòng ...).

5. Kiểm dịch động vật, kim soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

a) Thực hiện kiểm dịch động vật:

- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hp chặt chẽ với các ngành, cơ quan đơn vị có liên quan, Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện để thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với động vật, sản phẩm động vật (SPĐV) xuất tỉnh và cách ly, theo dõi, quản lý động vật nhập tỉnh theo quy định. Các trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông tỉnh trực 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, SPĐV vận chuyển ra vào tỉnh; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, SPĐV, chất thải động vật ra vào tỉnh; thực hiện đánh dấu động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, thu giữ, tiêu hủy đối với động vật, SPĐV mắc bệnh hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hợp lệ.

- UBND cấp huyện căn cứ tình hình thực tế, diễn biến dịch bệnh tại địa phương và vùng lân cận để thành lập các chốt KDĐV tạm thời tại các trục đường chính nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyn động vật, SPĐV trên địa bàn.

b) Thực hiện kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY) của cấp huyện, xã; kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định.

- UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát đánh giá hiện trạng các cơ sở giết mổ tập trung, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung với dây chuyn công nghệ hiện đại gắn với chế biến, đảm bảo VSTY, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường; sắp xếp hp lý các cơ sở giết mổ động vật, chợ buôn bán động vật, SPĐV; Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

- UBND cấp xã phối hp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; triển khai quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.

6. Tổ chức chống dịch:

a) Triển khai thực hiện các bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

b) Khi có dịch xảy ra, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp theo Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; chủ động lập phương án phòng chống dịch trên địa bàn để thực hiện.

c) Thực hiện công bố dịch và huy động lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2006/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành.

- Xử lý động vật mắc bệnh, chết theo quy định.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong vùng dịch và toàn bộ khu vực xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng trại; rắc vôi bột đường xã, thôn, xóm tại nơi có dịch và xung quanh ổ dịch 2 lần/tuần.

- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời trực 24/24 giờ trong suốt thời gian có dịch để kiểm soát, nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán động vật, sản phm động vật ra, vào nơi có dịch.

- Hỗ trợ khôi phục sản xuất cho các hộ dân, trang trại, gia trại, tổ hp tác, hp tác xã sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh gây ra.

7. Công tác quản lý chăn nuôi trên địa bàn tỉnh:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hp với các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện quản lý chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, cụ thể:

a) Hướng dẫn các tổ chức, người chăn nuôi thực hiện các quy định về khoảng cách khi xây dựng công trình phục vụ chăn nuôi, đăng ký kê khai hoạt động nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

b) Thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 185/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

8. Xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh:

a) Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi, các địa phương xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và giám sát dịch bệnh, lập hồ sơ công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; công bố danh sách cơ sở an toàn dịch bệnh trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại chó và bệnh LMLM trên bò sữa.

9. Nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh:

a) Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật phục vụ phòng chống dịch trên đàn vật nuôi và bệnh truyền lây giữa người và động vật.

b) Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện: phối hp, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho lượng cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động thú y cấp xã; đồng thời, cử cán bộ tham gia đào tạo tập huấn nâng cao năng lực trong chuẩn đoán bệnh động vật, giám sát, điều tra dịch và ứng phó dịch bệnh động vật; thu thập, quản lý, phân tích thông tin dịch bệnh.

10. Thanh tra, kiểm tra về chăn nuôi, thú y và thủy sản:

a) Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác KDĐV, KSGM, công tác phòng chống dịch; việc quản lý, sử dụng vắc xin, hóa chất tiêu độc khử trùng tại các địa phương; kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, SPĐV, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

b) Duy trì hoạt động của Đội thanh tra kiểm dịch động vật lưu động để xử lý kịp thời các vi phạm trong lưu thông động vật, sản phẩm động vật cũng như các vi phạm hoạt động phòng chống dịch khác.

c) Xử lý nghiêm các trường hp cố tình vi phạm trong phòng chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.

11. Củng cố tổ chc và hoạt động ngành Thú y:

a) Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi, giám sát, điều tra, báo cáo tình hình dịch bệnh; lấy mẫu chn đoán, xét nghiệm bệnh động vật (bao gồm chẩn đoán lâm sàng), giám sát sự lưu hành của mầm bệnh, đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng.

b) Cấp huyện: Bố trí cán bộ chuyên trách thuộc Trung tâm Nông nghiệp để xác minh thông tin, chẩn đoán, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý bệnh khi mới phát sinh, điều tra dịch tễ và báo cáo dịch bệnh kịp thời; phối hp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tuyển dụng và quản lý nhân viên thú y có chuyên môn, năng lực phù hp để duy trì hoạt động thú y cấp xã theo hình thức đặt hàng, giao khoán công việc triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

c) Cấp xã: Phối hp cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý đối với người thực hiện nhiệm vụ thú y cấp xã để duy trì hoạt động các nội dung, gồm: Theo dõi, báo cáo tình hình dịch bệnh, phát triển chăn nuôi; tổ chức tuyên truyền phbiến kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi, kiến thức phòng chống dịch bệnh cho tổ chức, người chăn nuôi trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng phối hợp triển khai công tác phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu từ cơ quan chuyên môn địa phương, ...

12. Công tác sơ kết, tổng kết:

a) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm kết quả tiêm phòng và công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm toàn tỉnh.

b) Phối hợp đồng bộ với Cục Thú y, Chi cục Thú y vùng V, vùng VI, cơ quan quản lý thú y các địa phương lân cận để nắm thông tin dịch bệnh, học tập kinh nghiệm và phối hp chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch.

III. Cơ chế tài chính và kinh phí thực hiện

1. Cơ chế tài chính:

a) Ngân sách Trung ương: Đảm bảo kinh phí mua vắc xin Lở mồm long móng tiêm phòng cho đàn trâu, bò theo quy định tại điểm b mục 2 phần IV Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. (Trong khi chờ Ngân sách Trung ương hỗ trợ mua vắc xin LMLM, trường hợp cấp bách phục vụ phòng chống dịch, tỉnh bố trí ngân sách dự phòng để mua vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn trâu, bò).

b) Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng, hóa chất khử trùng tiêu độc và các chi phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017; Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019; Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020; Quyết định s 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020.

c) Ngân sách huyện, thành phố: Chi cho công tác tổ chức tiêm phòng, khử trùng tiêu độc và các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương: Chi cho ban chỉ đạo, công tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, giám sát, vật tư (dụng cụ, bảo hộ, nhiên liệu), hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật và các chi phí khác.

Khi xuất hiện ổ dịch tại địa phương, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương và các nguồn tài chính hp pháp khác để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật; đồng thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để đề xuất hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp huyện, thành phố theo quy định.

d) Đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi:

- Các trang trại, cơ sở chăn nuôi không thuộc đối tượng hỗ trợ (trang trại có quy mô trên 10 đơn vị vật nuôi) tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin, hóa chất, trang thiết bị cần thiết; tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh tiêu độc khử trùng trang trại theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và kinh phí liên quan đến việc đăng ký, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

- Các cơ sở chăn nuôi nông hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ ngoài các đợt tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng được hỗ trợ theo kế hoạch tự bảo đảm kinh phí để mua các loại vắc xin, hóa chất, trang thiết bị khác và tổ chức tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh tại cơ sở.

2. Dự toán kinh phí giai đoạn 2021 - 2025:

a) Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: 92.455 triệu đồng (Chín mươi hai tỷ, bốn trăm năm mươi lăm triệu, tám trăm năm mươi ba ngàn đồng), trong đó:

- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin Lở mồm long móng cho đàn trâu, bò: 17.608 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí mua các loại vắc xin: Tụ huyết trùng trâu, bò; Dịch tả heo; Lở mồm long móng heo; Tụ huyết trùng và phó thương hàn heo; Cúm gia cầm; Dại chó; Hóa chất sát trùng và các hoạt động phòng chống dịch cấp tỉnh: 52.750 triệu đồng.

- Ngân sách huyện: Đảm bảo kinh phí tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc và các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch... tại các huyện, thành phố: 22.096 triệu đồng.

(Chi tiết theo các Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5 đính kèm).

b) Đối với kinh phí giám sát các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm: Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu phi, Tai xanh, Viêm da nổi cục trên trâu bò; kinh phí tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết và các hoạt động phục vụ phòng, chống dịch,... Hàng năm căn cứ theo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt theo thực tế phát sinh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai Kế hoạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả.

b) Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

c) Căn cứ tình hình phát triển chăn nuôi, diễn biến dịch bệnh thực tế, xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật hàng năm trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

d) Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức phòng chống dịch bệnh, xem xét, quyết định việc công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn tỉnh theo quy định.

đ) Căn cứ tình hình dịch tễ của địa phương, tổ chức lựa chọn các loại vắc xin, hóa chất phù hợp; cân đối nhu cầu toàn tỉnh tổ chức mua, tiếp nhận, dự trữ, bảo quản và phân bổ kịp thời các loại vắc xin, hóa chất cho các địa phương để thực hiện công tác tiêm phòng theo kế hoạch, đúng tiến độ. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh quyết toán việc sử dụng các nguồn vắc xin, hóa chất tại các huyện, thành phố theo quy định.

e) Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo định kỳ, đột xuất, đồng thời tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh, Cục Thú y và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo điều hành trin khai thực hiện kế hoạch.

2. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật hàng năm phù hợp với tình hình của từng địa phương, cụ thể:

2.1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế):

a) Tham mưu cho UBND cấp huyện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc tchức triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tình huống phát sinh trong phòng chống dịch bệnh động vật; Tham mưu cho UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn theo quy định của Luật Thú y.

b) Có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra giám sát công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng và các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương; phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện trong kiểm tra, giám sát tiêu hủy vỏ lọ vắc xin, hóa chất và thanh quyết toán theo quy định.

2.2. Trung tâm Nông nghiệp các huyện:

a) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện, dụng cụ và các biện pháp kỹ thuật liên quan thực hiện tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin, hóa chất và triển khai công tác tiêm phòng, cấp phát giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc sổ theo dõi tiêm phòng cho các hộ chăn nuôi để quản lý, theo dõi; có biện pháp xử lý hành chính theo quy định đối với các hộ cố tình không thực hiện tiêm phòng.

b) Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến dịch bệnh; kiểm tra, giám sát phát hiện dịch bệnh; Tổ chức điều tra ổ dịch và lấy mẫu từ gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, sản phẩm gia súc gia cầm để chẩn đoán xác định bệnh và type vi rút gây bệnh.

c) Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch định kỳ, hàng năm và đột xuất về UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi tổng hp.

2.3. UBND các xã, phường, thị trấn:

a) Tăng cường phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện, thú y cấp xã trong theo dõi, giám sát dịch bệnh và triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh; định kỳ hoặc đột xuất thực hiện báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi và diễn biến dịch bệnh; đồng thời tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương; xây dựng kế hoạch và biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ triển khai công tác phòng chống dịch theo định kỳ hoặc đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra.

b) Chỉ đạo Trưởng thôn, buôn, tổ dân phố phối hp với nhân viên thú y cấp xã thực hiện theo dõi, giám sát đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh tại hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi; kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh cho UBND cấp xã.

c) Yêu cầu người chăn nuôi có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về tiêm phòng vắc xin, vệ sinh thú y trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn địa phương; kịp thời báo cáo đến Trưởng thôn, cán bộ được giao nhiệm vụ chăn nuôi, thú y khi có gia súc gia cầm nghi mắc bệnh; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất, không được giấu, bán chạy động vật mắc bệnh.

2.4. Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch định kỳ, hàng năm và đột xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi tổng hp.

3. Sở Tài chính: Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngay từ đầu năm để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Riêng kinh phí chống dịch, tiêu hủy động vật và các hoạt động khác (ngoài kế hoạch được phê duyệt) sẽ được xem xét, xử lý theo thực tế phát sinh. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kinh phí phòng chống dịch tại các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố.

4. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Cúm, bệnh dại trên người.

5. Các sở, ngành khác: Sở Công thương, Tài nguyên môi trường, Giao thông vận tải, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

6. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Lâm Đồng: Xây dựng chuyên mục, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp: Thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia và phối hợp thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- Cục Thú y;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP;
- Trung tâm công báo;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1:

NHU CẦU LƯỢNG VẮC XIN, HÓA CHẤT PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Nội dung

ĐVT

Tổng cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Vắc xin các loại

Liều

5.683.000

1.092.000

1.127.200

1.154.600

1.154.600

1.154.600

1

Lở mồm long móng trâu, bò

Liều

645.000

127.000

128.000

130.000

130.000

130.000

2

Tụ huyết trùng trâu, bò

Liều

645.000

127.000

128.000

130.000

130.000

130.000

3

Lở mồm long móng heo

Liều

745.000

135.000

145.000

155.000

155.000

155.000

4

Dịch tả heo

Liều

745.000

135.000

145.000

155.000

155.000

155.000

5

Tụ huyết trùng + Phó thương hàn heo

Liều

745.000

135.000

145.000

155.000

155.000

155.000

6

Cúm gia cầm

Liều

1.745.000

350.400

353.600

347.000

347.000

347.000

7

Dại chó

Liều

413.000

82.600

82.600

82.600

82.600

82.600

II

Hóa chất sát trùng

Lít

150.000

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

* Tạm tính trên 80% tổng đàn diện tiêm

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ TOÁN KINH PHÍ MUA VẮC XIN, HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

I

Vắc xin các loại

 

5.683.000

 

45.674.265

1.092.000

8.733.291

1.127.200

9.007.845

1.154.600

9.311.043

1.154.600

9.311.043

1.154.600

9.311.043

1

Lmồm long móng trâu, bò

Liều

645.000

27,300

17.608.500

127.000

3.467.100

128.000

3.494.400

130.000

3.549.000

130.000

3.549.000

130.000

3.549.000

2

Tụ huyết trùng trâu, bò

Liều

645.000

5,460

3.521.700

127.000

693.420

128.000

698.880

130.000

709.800

130.000

709.800

130.000

709.800

3

Lở mồm long móng heo

Liều

745.000

18,900

14.080.500

135.000

2.551.500

145.000

2.740.500

155.000

2.929.500

155.000

2.929.500

155.000

2.929.500

4

Dịch tả heo

Liều

745.000

1,785

1.329.825

135.000

240.975

145.000

258.825

155.000

276.675

155.000

276.675

155.000

276.675

5

Tụ huyết trùng + Phó thương hàn heo

Liều

745.000

3,360

2.503.200

135.000

453.600

145.000

487.200

155.000

520.800

155.000

520.800

155.000

520.800

6

Cúm gia cầm

Liều

1.745.000

0,420

732.900

350.400

147.168

353.600

148.512

347.000

145.740

347.000

145.740

347.000

145.740

7

Dại chó

Liều

413.000

14,280

5.897.640

82.600

1.179.528

82.600

1.179.528

82.600

1.179.528

82.600

1.179.528

82.600

1.179.528

II

Hóa chất sát trùng

Lít

150.000

145

21.750.000

30.000

4.350.000

30.000

4.350.000

30.000

4.350.000

30.000

4.350.000

30.000

4.350.000

Cộng

 

 

 

67.424.265

 

13.083.291

 

13357.845

 

13.661.043

 

13.661.043

 

13.661.043

 

PHỤ LỤC 3:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THƯỜNG XUYÊN HÀNG NĂM CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Tuyên truyền, tập hun, hội thảo

860.350

172.070

172.070

172.070

172.070

172.070

2

Bảo hộ lao động

190.000

38.000

38.000

38.000

38.000

38.000

3

Chi phí lấy mẫu xét nghiệm sau tiêm phòng

369.200

73.840

73.840

73.840

73.840

73.840

4

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiêm phòng và chống dịch, tập huấn, hội nghị, công tác quản lý

1.100.450

220.090

220.090

220.090

220.090

220.090

5

Chi phí tiếp nhận, bảo quản, giao nhận, quyết toán vắc xin, hóa chất

415.000

83.000

83.000

83.000

83.000

83.000

 

Tổng cộng

2.935.000

587.000

587.000

587.000

587.000

587.000

 

PHỤ LỤC 4:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH HÀNG NĂM Ở CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Tổng cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Huyện Lạc Dương

1.897.787

368.627

369.165

372.880

391.500

395.615

a

Tiền công tiêm phòng

625.485

116.325

121.165

124.880

129.500

133.615

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

342.400

62.400

68.000

68.000

72.000

72.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kim tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

929.902

189.902

180.000

180.000

190.000

190.000

2

Thành phố Đà Lạt

422.344

90.635

90.635

84.590

78.242

78.242

a

Tiền công tiêm phòng

182.344

40.635

40.635

34.590

33.242

33.242

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

146.000

30.000

30.000

30.000

28.000

28.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kim tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

94.000

20.000

20.000

20.000

17.000

17.000

3

Huyện Đơn Dương

1.898.530

372.706

377.706

377.706

382.706

387.706

a

Tiền công tiêm phòng

1.363.530

272.706

272.706

272.706

272.706

272.706

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

130.000

20.000

25.000

25.000

30.000

30.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kim tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

405.000

80.000

80.000

80.000

80.000

85.000

4

Huyện Đức Trọng

3.343.074

643.831

657.327

669.075

678.522

694.319

a

Tiền công tiêm phòng

2.373.074

453.831

467.327

474.075

483.522

494.319

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

600.000

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kim tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

370.000

70.000

70.000

75.000

75.000

80.000

5

Huyện Lâm Hà

3.114.795

641.735

641.735

641.735

594.795

594.795

a

Tiền công tiêm phòng

1.414.795

301.735

301.735

301.735

254.795

254.795

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

1.350.000

270.000

270.000

270.000

270.000

270.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

350.000

70.000

70.000

70.000

70.000

70.000

6

Huyện Đam Rông

1.277.106

235.720

249.245

256.815

264.142

271.184

a

Tiền công tiêm phòng

565.831

93.465

106.990

114.560

121.887

128.929

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

424.000

84.800

84.800

84.800

84.800

84.800

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

287.275

57.455

57.455

57.455

57.455

57.455

7

Huyện Di Linh

3.081.720

616.344

616.344

616.344

616.344

616.344

a

Tiền công tiêm phòng

1.608.470

321.694

321.694

321.694

321.694

321.694

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

1.121.500

224.300

224.300

224.300

224.300

224.300

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

351.750

70.350

70.350

70.350

70.350

70.350

8

Thành phố Bảo Lộc

1.366.642

262.806

257.925

268.549

274.674

302.688

a

Tiền công tiêm phòng

632.070

118.730

122.425

126.249

130.278

134.388

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

734.572

144.076

135.500

142.300

144.396

168.300

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

Thành phố Bảo Lộc không đăng ký nhu cầu

9

Huyện Bảo Lâm

1.051.725

149.397

181.305

196.780

256.346

267.897

a

Tiền công tiêm phòng

696.349

96.697

120.605

132.680

167.260

179.107

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

250.000

40.000

45.000

50.000

55.000

60.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

105.376

12.700

15.700

14.100

34.086

28.790

10

Huyện Đạ Huoai

1.269.975

233.480

238.175

248.444

267.456

282.420

a

Tiền công tiêm phòng

835.975

146.680

151.375

161.644

180.656

195.620

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

88.000

17.600

17.600

17.600

17.600

17.600

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

346.000

69.200

69.200

69.200

69.200

69.200

11

Huyện Đạ Tẻh

1.722.338

323.590

340.937

350.937

350.937

355.937

a

Tiền công tiêm phòng

927.338

183.590

185.937

185.937

185.937

185.937

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

385.000

70.000

75.000

80.000

80.000

80.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

410.000

70.000

80.000

85.000

85.000

90.000

12

Huyện Cát Tiên

1.650.552

320.957

325.533

330.110

334.687

339.265

a

Tiền công tiêm phòng

1.190.552

228.957

233.533

238.110

242.687

247.265

b

Tiền công khử trùng, tiêu độc

210.000

42.000

42.000

42.000

42.000

42.000

c

Hoạt động khác (tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra giám sát, vật tư bảo hộ, điều tra ổ dịch...)

250.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

 

Tổng

22.096.588

4.259.828

4.346.032

4.413.965

4.490.351

4.586.412

 

PHỤ LỤC 5:

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Ngân sách Trung ương

17.608.500

3.467.100

3.494.400

3.549.000

3.549.000

3.549.000

 

Vắc xin LMLM trâu, bò

17.608.500

3.467.100

3.494.400

3.549.000

3.549.000

3.549.000

II

Ngân sách tỉnh

52.750.765

10.203.191

10.450.445

10.699.043

10.699.043

10.699.043

1

Vắc xin các loại

28.065.765

5.266.191

5.513.445

5.762.043

5.762.043

5.762.043

-

Vắc xin LMLM heo

14.080.500

2.551.500

2.740.500

2.929.500

2.929.500

2.929.500

-

Vắc xin THT trâu, bò

3.521.700

693.420

698.880

709.800

709.800

709.800

-

Vắc xin Dịch tả heo

1.329.825

240.975

258.825

276.675

276.675

276.675

-

Vắc xin (THT+PTH) heo

2.503.200

453.600

487.200

520.800

520.800

520.800

-

Vắc xin Cúm gia cầm

732.900

147.168

148.512

145.740

145.740

145.740

-

Vắc xin Dại chó

5.897.640

1.179.528

1.179.528

1.179.528

1.179.528

1.179.528

2

Hóa chất sát trùng

21.750.000

4.350.000

4.350.000

4.350.000

4.350.000

4.350.000

3

Các hoạt động phòng chng dịch

2.935.000

587.000

587.000

587.000

587.000

587.000

III

Ngân sách huyện

22.096.588

4.259.828

4.346.032

4.413.965

4.490.351

4.586.412

Tổng cộng

92.455.853

17.930.119

18.290.877

18.662.008

18.738.394

18.834.455

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 146/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


981

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.6.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!