ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 542/QĐ-UBND
|
Kiên Giang,
ngày 28 tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI, NHẤT LÀ GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Chương trình số 09-Ctr/TU ngày
15 tháng 4 năm 2021 của Tỉnh ủy Kiên Giang về Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại
hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 04
tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày
23/12/2021 của UBND tỉnh về đầu tư phát triển giao thông nông thôn giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 100/TTr-SGTVT ngày 10 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” (đính
kèm Đề án).
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện
Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải (03b);
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP, P.KT, P.TH;
- Lưu: VT, cvquoc (01b).
|
CHỦ TỊCH
Lâm Minh Thành
|
ĐỀ ÁN
ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI, NHẤT LÀ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 542/QĐ-UBND ngày 28/02/2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Phần I
MỞ
ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Thời gian qua nền kinh tế của tỉnh đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch,
kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng
khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với
các tỉnh trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); phát huy tốt vai trò động
lực của thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên. Thực hiện 3 khâu đột phá: Công
tác phát triển nguồn lực được quan tâm chỉ đạo; phát triển đảo Phú Quốc trở
thành động lực phát triển của tỉnh để đạt những kết quả quan trọng; tranh thủ
nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ, ưu tiên bố trí
ngân sách địa phương, tranh thủ hỗ trợ của trung ương và huy động các nguồn vốn
khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nhiều tuyến đường giao
thông trọng điểm có tính kết nối, lan tỏa được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển giao thông vận tải có vai
trò rất quan trọng, có tác động sâu rộng, gắn bó mật thiết và thúc đẩy sự phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Chính phủ đã phê duyệt các quy hoạch:
Đường bộ, đường thủy, cảng biển, hàng không; do đó, kết cấu hạ tầng giao thông
của tỉnh cần phải có sự đầu tư cho phù hợp.
Tỉnh đã có một số định hướng mới về
phát triển kinh tế - xã hội, do đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là
giao thông cần có sự đầu tư hợp lý, hiệu quả hình thành các trục giao thông động
lực gắn kết các khu vực phát triển của tỉnh trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của
Nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang” là rất cần thiết nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 182/KH-UBND của
UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05
năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XIII về “huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát
triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân
quyền hợp lý, hiệu quả”;
- Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh
Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình số 09-Ctr/TU ngày 15 tháng 4 năm
2021 của Tỉnh ủy Kiên Giang về Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ
tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 04
tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 10
tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt đề cương và dự toán Đề án.
III. PHẠM VI ĐỀ ÁN
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đồng bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bao gồm 03 thành phố (Rạch Giá,
Hà Tiên, Phú Quốc) và 12 huyện (Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành,
Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận,
Phú Quốc, Kiên Hải).
- Nghiên cứu tính kết nối với các tỉnh
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần II
HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG
I. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG GIAO THÔNG
1. Hệ thống giao thông đường bộ
Tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh 12.047km, tỷ lệ nhựa hóa (bê tông hóa) bình quân đạt
72,88%, bao gồm: Đường bộ quốc gia có 06 tuyến[1].
Đường tỉnh có 24 tuyến đường với tổng chiều dài hiện trạng 684,59km, tỷ lệ nhựa
(bê tông) hóa đạt 93,13%. Đường huyện có 87 tuyến đường, với tổng chiều dài
729,49km, tỷ lệ nhựa (bê tông) hóa đạt 97,19%. Đường đô thị với 665 tuyến dài
738,10km, đã được nhựa (bê tông) hóa 100%; Đường xã (GTNT) tổng chiều dài
9.565km, tỷ lệ cứng hóa đạt 66,54% tổng số km đường GTNT trên địa bàn.
Bến xe có 09 bến xe khách: 02 bến loại
1, 01 bến loại 3, 04 bến loại 4, 01 bến loại 5 và 01 bến loại 6. Bến xe tỉnh
Kiên Giang và bến xe Hà Tiên là 2 bến xe liên tỉnh chính, hạ tầng được đầu tư đồng
bộ.
2. Hệ thống giao thông đường thủy:
Hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh
với tổng chiều dài 2.718,5 km, trong đó: trung ương quản lý 21 tuyến với tổng
chiều dài 427,5km; tỉnh quản lý 74 tuyến với tổng chiều dài là 1.122,1km; địa
phương quản lý: 1.168,9 km. Hệ thống cảng bến thủy: Cảng biển[2], Cảng thủy nội địa[3], Bến thủy nội địa[4] và Bến tàu khách[5].
3. Hệ thống cảng hàng không:
Hiện có 02 cảng hàng không đang hoạt động
khai thác, trong đó: Cảng Hành khách quốc tế Phú Quốc đáp ứng khai thác loại
máy bay A321; Cảng hàng không Rạch Giá đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72,
F70.
II. Kết quả thực hiện
đề án trong giai đoạn 2016-2020
1. Kết quả thực hiện:
Trong giai đoạn 2015-2020, tham mưu
trình UBND tỉnh nhiều giải pháp trong công tác huy động nguồn lực đầu tư có nhiều
cố gắng, tổng lượng vốn huy động thực hiện đạt 72,27% kế hoạch huy động
(khoảng 21.224 tỷ/29.368 tỷ đồng). Hệ thống đường huyện, thị xã, thành phố
đã triển khai hoàn thành và đưa vào khai thác được 43/24 dự án với tổng chiều
dài 187/115km đường, với tổng vốn đầu tư huy động được là 5.092/4.086 tỷ đồng,
đạt 124,62% kế hoạch vốn. Tổng các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển
GTNT là 1.777 tỷ/1.640 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 108,35% kế hoạch; triển khai Hợp phần
Local Road Assets Management Project - LRAMP trên địa bàn tỉnh được 68 cầu/122
cầu, tổng chiều dài 1.425m dài cầu, với tổng vốn huy động được là 120 tỷ đồng,
đã hoàn thành đưa vào sử dụng 68 cầu. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ
Giao thông vận tải trong việc triển khai thực hiện Dự án “tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi”
và hoàn thành đưa vào sử dụng với quy mô 06 làn xe. Đã triển khai đầu tư xây dựng
473km/351km và 9.974m/6.284m dài cầu trên các tuyến đường tỉnh và đường huyện.
Tập trung xây dựng các tuyến đường nông thôn mới, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của
Nhân dân và kết nối hợp lý với mạng lưới đường tỉnh và quốc lộ, khối lượng đường
giao thông nông thôn (GTNT) được xây dựng mới 1.986km/1.640km nâng tổng số km
đường GTNT trên toàn tỉnh được nhựa và bê tông hóa là 6.365,3/7.084 km đạt 90%.
Tiếp tục xây dựng các hạng mục Cảng biển Hành khách quốc tế Phú Quốc; tham mưu
cho UBND tỉnh đề nghị phát triển đường bay trực tiếp từ các quốc gia, địa bàn
trọng điểm đến Phú Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội
nhập quốc tế. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển giao
thông vận tải và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển giao thông được ban
hành nên trong công tác chỉ đạo thực hiện gặp nhiều thuận lợi. Cơ sở hạ tầng
giao thông thời gian qua đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, hệ thống giao thông
nông thôn ngày càng được phát triển, từng bước kết nối giao thông đồng bộ từ
nông thôn đến hệ thống giao thông quốc gia.
Với kết quả đạt được đã góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới (tiêu chí thứ 2: Giao thông), đến nay có
111/116 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người
dân vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Sản lượng vận tải tăng bình quân hàng năm từ 9% đến 10%; xây dựng điểm đỗ xe
trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
được thuận tiện và nhanh chóng.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Việc huy động các nguồn lực xã hội để
đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tuy có nhiều cố gắng, tuy nhiên nguồn vốn huy
động đạt khoảng 73% kế hoạch.
- Sự phối hợp giữa các ngành và địa
phương trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) còn nhiều hạn chế, làm kéo dài
tiến độ thi công các công trình, phát sinh chi phí đầu tư.
- Việc thu hút nguồn lực đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP) còn hạn chế (chiếm khoảng 10% tổng các nguồn vốn).
- Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, cảng
biển, cảng thủy nội địa cần thiết phải được đầu tư tuy nhiên chưa được đầu tư
theo quy hoạch.
- Một số các dự án PPP các nhà đầu tư
chậm triển khai (Cảng Hòn Chông, Vịnh Đầm, Bãi Vòng...), làm ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với những thành tựu đạt được cùng với
những tồn tại, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, nhất là giao thông là thách thức và áp lực không nhỏ trong bối cảnh
hiện nay. Để vượt qua những thách thức, thời gian tới cần tập trung một số giải
pháp phù hợp, hiệu quả.
Phần III
PHƯƠNG
ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Phát triển hạ tầng giao thông vận tải
phải đi trước một bước, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát triển hạ tầng giao thông vận tải
phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt
các điểm tập trung dân cư, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, khu công nghiệp, đầu
mối giao thông, khu du lịch...Đồng thời phải đảm bảo phục vụ an ninh quốc
phòng;
- Lấy hạ tầng giao thông quốc gia làm
trọng tâm cơ bản, phát triển kết nối với hệ thống giao thông tỉnh với hệ thống
giao thông Quốc gia và các tỉnh trong khu vực;
- Có tầm nhìn chiến lược lâu dài, xây
dựng hệ thống giao thông liên hoàn kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường
tỉnh với các đường huyện... Coi trọng phát triển giao thông nông thôn;
- Về vận tải tổ chức phân công luồng
tuyến hợp lý đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của Nhân
dân. Đảm bảo lưu thông thông suốt, an toàn trong mọi tình huống và phối hợp tốt
giữa các tuyến liên tỉnh, tuyến nội tỉnh;
- Giao thông vận tải là ngành sản xuất
đặc biệt vừa mang tính phục vụ vừa mang tính kinh doanh, không chỉ xét hiệu quả
kinh tế, mà cần xét đến yếu tố phục vụ dân sinh;
- Phát triển kết cấu hạ tầng GTVT phải
gắn với công tác quản lý bảo trì;
- Trên cơ sở phát huy nội lực, huy động
mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển hệ thống GTVT đường bộ;
- Đảm bảo môi sinh và môi trường bền vững.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu dài hạn
- Xây dựng phương án đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, giữa đường bộ, đường thủy,
đường biển và đường hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành
khách ngày một gia tăng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng.
- Phối hợp tích cực để Trung ương sớm
đầu tư đường cao tốc, nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ; xây dựng các tuyến đường
bộ ven biển và các dự án đường bộ mang tính liên kết vùng; nạo vét các tuyến đường
thủy và luồng vào hải cảng do Trung ương quản lý; nâng cấp, mở rộng các cảng
hàng không trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với khả năng
nguồn lực của tỉnh; sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nâng cao chất
lượng khai thác. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về định
hướng phát triển ngành và liên kết vùng.
2. Mục tiêu ngắn hạn
- Xác định kế hoạch đề xuất chủ trương
và triển khai đầu tư, nội dung ưu tiên, phân kỳ nguồn vốn đầu tư để phát triển
giao thông vận tải làm cơ sở cho việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông của
tỉnh đến năm 2025. Xây dựng các tuyến đường bộ quan trọng nối liền các trung
tâm, từ tỉnh xuống huyện và từ huyện về xã; các tuyến đường khu kinh tế, đường
bộ dọc biên giới và hệ thống giao thông tỉnh; đầu tư xây dựng hải cảng, bến thủy
và hệ thống giao thông tỉnh... nhằm đáp ứng tối thiểu nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2021-2025.
- Hình thành được cơ cấu đầu tư hợp lý
giữa xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông; kết hợp giữa
giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
- Tăng cường năng lực quản lý chuyên
ngành giao thông, khuyến khích các thành phần tư nhân cùng tham gia đầu tư phát
triển xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
III. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
1. Tổng vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025
khoảng 26.839 tỷ đồng, chi tiết như sau:
+ Nguồn vốn ngân sách Trung ương:
11.446 tỷ đồng
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương:
7.572 tỷ đồng
+ Huy động NĐT (đầu tư trực tiếp):
7.821 tỷ đồng
(Kèm theo bảng chi tiết danh mục tổng
vốn đầu tư xây dựng và khối lượng thực hiện).
2. Kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông giai đoạn 2021-2025
2.1. Hệ thống đường quốc gia đi qua địa
bàn tỉnh: Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; nâng cấp cải tạo tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Đường
bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.2. Hệ thống đường tỉnh: triển khai
hoàn thành các dự án ĐT.966 (Thứ Hai - Công Sự); ĐT.975B (Dương Đông - Cửa Cạn
- Gành Dầu và nhánh nối với đường trục Nam - Bắc); đường ven sông Cái Lớn (đoạn
An Biên - U Minh Thượng); Nâng cấp đường vào Khu căn cứ Tỉnh ủy ở U Minh Thượng;
Xây dựng mới 07 cầu trên tuyến ĐT.964; Cầu Mỹ Thái (vượt kênh Rạch Giá - Hà
Tiên; đường tỉnh ĐT.963B; đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất. Triển khai đầu
tư nâng cấp, mở rộng đường ĐT.963 (đoạn QL80 - Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp và
huyện Giồng Giềng); cầu U Minh Thượng trên ĐT.965.
2.3. Hệ thống đường huyện, đường đô thị:
Đầu tư một số tuyến đường huyện, đường đô thị đã được bố trí vốn đạt cấp theo
quy hoạch gồm: 67km đường huyện, 45km đường đô thị (chi tiết phụ lục kèm theo).
2.4. Giao thông nông thôn: Triển khai
Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 23/12/2021 về đầu tư phát triển Giao thông nông
thôn (GTNT) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Phấn đấu đến cuối
năm 2024 có 100% số xã đạt tiêu chí số 2 về xây dựng Nông thôn mới (về giao
thông). Dự kiến đầu tư có 1.200km đường GTNT được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp
cải tạo khoảng 1.100km đường hiện hữu; Nâng tổng chiều dài đường GTNT trên địa
bàn tỉnh đến năm 2025 lên 7.652/9.656km, đạt tỷ lệ 80% số Km đường GTNT được
quy hoạch.
2.5. Hạ tầng du lịch: tiếp tục triển
khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch theo kế hoạch đã được phê
duyệt (chi tiết phụ lục kèm theo).
2.6. Hạ tầng đường thủy nội địa: phát
triển hệ thống giao thông đường thủy gắn với các cảng sông, cảng biển; đầu tư nạo
vét một số tuyến đường thủy quan trọng để phục vụ nhu cầu vận tải. Kêu gọi nguồn
vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng nâng cấp cảng bến thủy nội địa và quản lý bến
theo quy hoạch. Lắp đặt hệ thống báo hiệu, nạo vét cục bộ từng đoạn tuyến nhằm
nâng cao năng lực vận tải thủy nội địa địa phương (chi tiết phụ lục kèm theo).
2.7. Hạ tầng Hàng hải: đầu tư hệ thống
cảng biển theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Tiếp tục kêu gọi đầu tư hoàn thành Cảng Hành khách quốc tế Phú Quốc;
Cảng Bãi Vòng - Phú Quốc; Cảng Mũi Đất Đỏ - Phú Quốc; Cảng Hòn Chông.
2.8. Hạ tầng Hàng không: kêu gọi đầu
tư nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá; Đầu tư đường hạ cất cánh số 2 và
nhà ga hành khách T2 cảng hàng không Phú Quốc.
2.9. Hạ tầng trung tâm Logistics: kêu
gọi đầu tư xã hội hóa Trung tâm Logistics tại tỉnh Kiên Giang theo quy hoạch.
2.10. Danh mục công trình, dự án trọng
điểm cần tập trung ưu tiên chỉ đạo thực hiện:
- Về đường bộ: triển khai xây dựng tuyến
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Kiên Giang 17km; nâng cấp, cải tạo
tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 26,3km. Hoàn thành đường bộ ven biển qua địa
bàn tỉnh Kiên Giang khoảng 143km; nâng cấp, mở rộng đường ĐT.963 (đoạn QL80 - Vị
Thanh) khoảng 41km và các dự án chuyển tiếp hoàn thành như: ĐT.966 (Thứ Hai -
Công Sự); ĐT.975B (Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu và nhánh nối với đường trục
Nam - Bắc); đường ven sông Cái Lớn (đoạn An Biên - U Minh Thượng); nâng cấp đường
vào Khu căn cứ Tỉnh ủy ở U Minh Thượng; xây dựng mới 07 cầu trên tuyến ĐT.964;
cầu Mỹ Thái (vượt sông Rạch Giá - Hà Tiên; đường tỉnh ĐT.963B; cầu U Minh Thượng
trên ĐT.965. Xây dựng 2.300km đường GTNT (trong đó: xây dựng mới 1.200km; nâng
cấp, cải tạo 1.100km đường hiện hữu).
- Đường thủy nội địa: Cảng Hà Tiên; cảng
Nam Du, huyện Kiên Hải; cảng Thổ Châu, Phú Quốc; cảng Xẻo Nhàu, huyện An Minh.
- Cảng biển: Cảng hành khách quốc tế Phú
Quốc; cảng Bãi Vòng; cảng Hòn Chông; cảng Rạch Giá.
- Hàng không: kêu gọi đầu tư nâng cấp,
mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá; đầu tư đường hạ cất cánh số 2 và nhà ga hành
khách T2.
- Về trung tâm Logistics: Nghiên cứu
kêu gọi đầu tư xã hội hóa Trung tâm Logistics tại tỉnh Kiên Giang theo quy hoạch.
Phần IV
CÁC
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG
1. Giải pháp về thể
chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
- Tăng cường các hoạt động thông tin,
tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Ủy ban nhân dân
tỉnh với các chương trình, hành động cụ thể của các ngành, các cấp.
- Công bố rộng rãi danh mục, kế hoạch
đầu tư đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo, kể cả các danh mục kêu gọi vốn
đầu tư trực tiếp và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để định hướng cho
các nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn và làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu
tư.
- Tập trung rà soát, xây dựng và thực
hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải, nhằm đảm bảo phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đồng bộ. Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
- Chủ động lập đầy đủ các thủ tục về đầu
tư xây dựng, huy động các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh để đầu tư xây dựng.
Tranh thủ các nguồn vốn, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư. Sử dụng có hiệu quả kinh
phí sự nghiệp giao thông, từng bước đưa công tác bảo trì đường bộ theo kế hoạch
thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông.
- Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng
các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm của tỉnh.
- Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, bình đẳng
và thuận lợi.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám
sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng dự án, thiết kế và chất
lượng công trình, với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, đảm bảo
an toàn giao thông.
2. Giải pháp về nguồn vốn và huy động
vốn
- Đề nghị Trung ương hỗ trợ và đầu tư
hệ thống giao thông quan trọng có tính liên kết vùng như: các tuyến cao tốc,
nâng cấp các tuyến quốc lộ hiện hữu, đường bộ ven biển, các tuyến đường trục
theo quy hoạch, hạ tầng cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không.
- Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu
tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều
hình thức: ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA), xây dựng - khai thác - chuyển
giao (BOT); hợp tác công tư PPP; chuyển nhượng quyền kinh doanh khai thác, khai
thác quỹ đất và các dịch vụ liên quan... để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông.
- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư hệ thống cảng
bến đường bộ, đường thủy, thực hiện cơ chế nhà nước giao chủ trương cho nhà đầu
tư trực tiếp thực hiện.
- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng
giao thông bằng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ hàng năm đạt 5-7%
GDP, trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm có ý nghĩa thúc đẩy phát
triển.
- Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo
ra đột phá lớn.
3. Giải pháp về phát triển vận tải
- Nghiên cứu tái cơ cấu vận tải toàn
ngành để phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh
tế xã hội, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp
vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn với các hình thức phù hợp.
- Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ
phí để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho việc phát triển hợp
lý các phương thức vận tải.
- Phát triển đa dạng các loại hình vận
tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi,
tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ
logistics trong vận tải hàng hóa.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra định kỳ chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối
với vận tải hành khách. Phát triển các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách
hàng.
4. Giải pháp về công nghệ và khoa học
- Nghiên cứu ứng dụng tốt các tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm (TCVN và TCN) về giao thông và xây dựng của Việt Nam đang
hiện hành...trong công tác khảo sát, thiết kế, chú trọng sử dụng công nghệ và vật
liệu mới thi công, quản lý khai thác trong dự án xây dựng công trình giao
thông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý, khai thác và bảo trì đối với các cảng biển, đặc biệt là các cảng biển nước
sâu, cảng biển quốc tế.
- Nghiên cứu ứng dụng kết cấu mặt đường
cũ sử dụng công nghệ tái chế nóng mặt đường bê tông nhựa nóng phù hợp với điều
kiện tại tỉnh Kiên Giang; nghiên cứu lựa chọn kết cấu và vật liệu cho kết cấu
áo đường mềm trên các tuyến giao thông nông thôn có tải trọng nặng, lưu lượng lớn
phù hợp với điều kiện địa phương.
5. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Triển khai các giải pháp, chính sách
đào tạo, phát triển nguồn lực: đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học, học
viện và cao đẳng chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ
cho cán bộ, công chức và viên chức ngành Giao thông vận tải. Tăng cường sự phối
hợp và gắn kết giữa các công ty, tổ chức sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở
đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực đã được đào tạo; có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với
người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải.
- Các giải pháp, chính sách về đảm bảo
an toàn giao thông: triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn
giao thông. Nâng cao ý thức chấp hành luật, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm; tổ chức thẩm định an toàn giao thông đối với tất cả các công trình
nâng cấp và xây dựng mới, tăng cường áp dụng các công nghệ hỗ trợ và kiểm soát
giao thông tiên tiến; nâng cấp chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều
khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
- Các giải pháp, chính sách về bảo vệ
môi trường: Thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật. Chủ động đối phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu tác động đến kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải.
Phần V
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải
- Hoàn thiện phương án phát triển giao
thông trong quy hoạch tỉnh, hướng tới phát triển hài hòa, kết nối hiệu quả giữa
các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy..., kết nối các cảng biển, nhà ga,
các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cửa khẩu, phù hợp với đặc điểm của từng địa
phương, đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng; xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện đề án sau khi được phê duyệt.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng dự án từ khâu khảo sát, thiết kế,
thi công, giám sát... tránh thất thoát, lãng phí.
- Tập trung chỉ đạo và thực hiện hoàn
thành các dự án đang triển khai và chuẩn bị triển khai trong giai đoạn
2021-2025 theo kế hoạch.
- Tích cực, chủ động, phối hợp với các
ngành, địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, để đảm bảo tiến độ dự
án.
- Tham mưu huy động các nguồn vốn
(ngân sách nhà nước, ODA, PPP...), để sớm đầu tư các công trình trọng điểm, cấp
thiết.
- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung của Đề án, kịp thời báo cáo, đề
xuất những vấn đề phát sinh, vướng mắc nhằm thực hiện hoàn thành đề án đạt chất
lượng, tiến độ. Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án sau khi hoàn
thành.
2. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố:
Căn cứ vào nội dung Đề án có trách nhiệm
triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án, định kỳ hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.