ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2800/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 08 tháng 6 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG SÁCH GIÁO KHOA, TẬP VÀ DỤNG CỤ HỌC SINH NĂM HỌC 2022
- 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức
Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP
ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số Điều của Luật giá;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ
trình số 1130/TTr-SCT ngày 17/5/2022;
Căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường
sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích.
Bảo đảm cân đối cung ứng đủ mặt hàng
sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh phục vụ năm học mới 2022 - 2023.
2. Yêu cầu.
- Giảm giá bán các mặt hàng sách giáo
khoa 10% so với giá bìa theo danh mục doanh nghiệp đã đăng ký; tập và dụng cụ học
sinh từ 10 - 15% so với giá thị trường, trên nguyên tắc doanh nghiệp không bị lỗ;
- Tổ chức hệ thống phân phối từ tỉnh
đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn chủ yếu tập trung ở các trường
học, đại lý, nhà sách và các nông trường cao su trên địa bàn tỉnh;
- Phục vụ chủ yếu cho nhóm đối tượng
là học sinh các cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tổng giá trị dự
trữ hàng hóa bình ổn, các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
Tổng giá trị dự trữ hàng hóa bình ổn
từ tháng 5/2022 đến hết ngày 25/12/2022 (kể cả học kỳ 2 năm học 2022-2023) là
67 tỷ đồng, trong đó, có 02 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, cụ thể
như sau:
- Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị
giáo dục Bình Dương: 55 tỷ đồng, gồm: 32.392.500.000 đồng sách giáo khoa (tương
đương 2.009.000 bản sách giáo khoa); 13.660.920.000 đồng sách bổ trợ (tương
đương 1.167.600 bản sách bổ trợ); 1.500.000.000 đồng tập học sinh (tương đương
300.000 cuốn tập); 7.446.580.000 tỷ đồng dụng cụ học sinh (Danh mục sách
giáo khoa bình ổn thị trường theo Phụ lục 1).
- Công ty Cổ phần phát hành sách
thành phố Hồ Chí Minh - Fahasa: 12 tỷ đồng tập học sinh.
2. Vốn vay hỗ trợ
chương trình bình ổn.
Hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp (Công ty Cổ
phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương) được vay vốn ưu đãi lãi suất 0% số tiền
là 20 tỷ đồng.
3. Kế hoạch đưa
hàng về bán tại các điểm.
- Về địa điểm bán hàng bình ổn: Sở
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cùng Sở Công Thương, các sở ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục
và Đào tạo thống nhất cùng doanh nghiệp tham gia bình ổn chọn các trường học
trên địa bàn để bán hàng phục vụ nhân dân.
- Tổng số điểm bán đăng ký là 150 điểm,
gồm: Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 146 điểm; Công ty Cổ
phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh - Fahasa 04 điểm (Phụ lục 2).
- Khi tiến hành đưa hàng về các điểm
này, doanh nghiệp tham gia bình ổn phải lên kế hoạch thông báo đến các cơ quan,
đơn vị biết để tuyên truyền cho nhân dân biết và mua hàng.
4. Cơ chế hỗ trợ
thực hiện bình ổn thị trường.
- Các doanh nghiệp đáp ứng các điều
kiện của chương trình bình ổn thị trường được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho
vay vốn ưu đãi để chuẩn bị nguồn hàng. Doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục
đích và hoàn trả vốn vay đúng hạn nếu trường hợp doanh nghiệp trả vốn vay không
đúng hạn sẽ không được tham gia vào chương trình bình ổn trong những năm tiếp
theo và phải chịu lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương tại thời điểm trả nợ; đảm bảo đủ
số lượng, chất lượng mặt hàng tham gia bình ổn thị trường thường xuyên;
- Các doanh nghiệp tham gia bình ổn
thị trường thực hiện việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá bình ổn do
Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định và luôn đảm bảo
giá bán thấp hơn giá thị trường từ 10% - 15% đối với các bộ sách theo Phụ lục
1 (Đối với các bộ sách còn lại, học sinh đăng ký mua trực tiếp tại trường).
- Các điểm bán hàng cố định và lưu động
phải treo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung “Điểm bán hàng bình ổn thị trường
sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh” để người dân được biết và tham gia
mua hàng.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công
Thương.
Chủ trì phối hợp cùng các sở ngành có
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp
tham gia bình ổn thị trường thực hiện những việc như sau:
- Xây dựng Kế hoạch dự trữ hàng hóa
sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh và tổ chức triển khai thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành có
liên quan kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo đủ lượng hàng cho
học sinh các cấp;
- Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất
cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình Bình ổn thị trường sách
giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh trên địa bàn tỉnh để có hướng chỉ đạo giải
quyết kịp thời;
- Phối hợp cùng với Sở Tài chính, Sở
Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Đầu tư Phát triển tiến hành kiểm tra việc sử dụng
nguồn vốn vay của các doanh nghiệp tham gia bình ổn, đảm bảo đúng mục đích và
bán theo giá đăng ký.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch Bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học
2022-2023 và xây dựng Kế hoạch bình ổn thị trường trong năm học tiếp theo.
2. Sở Tài
chính.
- Phối hợp cùng Sở Công Thương, Sở
Giáo dục và Đào tạo duyệt giá bán các mặt hàng bình ổn của các doanh nghiệp
tham gia chương trình; tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
giải ngân vốn theo đúng quy định;
- Tạm ứng vốn từ ngân sách tỉnh để Quỹ
Đầu tư Phát triển triển khai đến các doanh nghiệp vay ưu đãi với lãi suất bằng
0%. Thời gian giải ngân dự kiến trong tháng 5/2022 và thu hồi vốn đến ngày
25/12/2022;
- Phối hợp các sở ngành liên quan tổ
chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi tại các doanh nghiệp tham gia
bình ổn giá.
3. Quỹ Đầu tư
Phát triển.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ
sơ vay vốn, ký kết hợp đồng ủy thác và giải ngân vốn cho các doanh nghiệp tham
gia chương trình dự trữ hàng hóa để bình ổn và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
cho doanh nghiệp sớm giải ngân để dự trữ hàng hóa; được thu phí ủy thác trên số
dư nợ vay của doanh nghiệp theo hợp đồng ủy thác và lãi phạt chậm trả;
- Kiểm tra chặt chẽ tiến độ giải ngân
vốn, sử dụng vốn và thu hồi vốn theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã ký
với các doanh nghiệp;
- Thời gian trong tháng 5/2022, giải
ngân vốn cho doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường theo hợp đồng đã ký;
- Phối hợp với các Sở: Công Thương,
Tài chính, Giáo dục và Đào tạo tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh biện
pháp giải quyết đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc
không thực hiện trả nợ vay đúng hạn.
4. Sở Giáo dục
và Đào tạo.
- Chỉ đạo trực tiếp đến các phòng
Giáo dục và Đào tạo, các trường học, Trung tâm giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng
nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để có kế hoạch triển khai phối
hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện bán hàng hiệu quả nhất;
- Phối hợp, tổ chức kiểm tra việc bán
hàng bình ổn sản phẩm sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh tại các đại lý của
các doanh nghiệp tham gia bình ổn và những điểm bán hàng lưu động tại các trường
học, nhà văn hóa của các huyện, thị xã, thành phố.
5. Sở Thông tin
và Truyền thông.
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống
Đài Truyền thanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương tuyên truyền về chương trình, các
nội dung liên quan đến kế hoạch bình ổn sách, tập và dụng cụ học sinh; về các
điểm bán lưu động doanh nghiệp tham gia trong chương trình này đến người dân.
6. Cục Quản lý thị
trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát đối với mặt hàng sách, tập và dụng cụ học sinh, thực hiện việc kiểm tra
giá bán.
7. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Rà soát, bố trí các địa điểm bán
hàng bình ổn giá cho các đối tượng là học sinh, con em hộ gia đình có thu nhập
thấp, người dân ở các xã vùng nông thôn, các nông trường cao su trên địa bàn quản
lý, đồng thời thông báo cho Sở Công Thương và Sở Giáo dục và Đào tạo để giao
nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa đến phục vụ người dân có con em là học
sinh.
- Chỉ đạo Đài phát thanh huyện, thị
xã, thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết địa chỉ cụ thể
bán hàng bình ổn sách, tập vở, dụng cụ học sinh (theo danh sách và lịch bán các
doanh nghiệp đăng ký).
8. Đối với các
doanh nghiệp tham gia bình ổn.
- Phải sử dụng đúng mục đích vốn vay
ưu đãi và hoàn trả đúng hạn nguồn vốn vay và phí ủy thác theo hợp đồng tín dụng
đã ký;
- Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng
hóa theo kế hoạch đã đăng ký;
- Lập danh mục hàng hóa, đăng ký giá
bán bình ổn với Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi
bán hàng bình ổn và bán theo giá được duyệt. Trong quá trình thực hiện, nếu có
biến động giá thì doanh nghiệp phải đăng ký lại giá bán cho phù hợp với thị trường;
- Phải có phương án bán hàng lưu động
tăng số điểm tại các trường học, nhà văn hóa của các huyện, thị xã, thành phố
và các nông trường cao su;
- Trước khi thực hiện bán hàng lưu động
doanh nghiệp phải gửi lịch bán hàng lưu động cho Sở Công Thương, Sở Giáo dục và
Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân và phòng Giáo dục và Đào
tạo các huyện, thị xã, thành phố nơi bán hàng bình ổn để phục vụ cho công tác
kiểm tra, giám sát và công tác thông tin, truyền thông trên báo, Đài phát thanh
cho nhân dân được biết đến mua hàng;
- Định kỳ 1 tháng/lần doanh nghiệp phải
báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng về Sở Công Thương, Sở Tài
chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Đầu tư Phát triển để có hướng chỉ đạo và giải
quyết kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch Bình ổn thị trường
sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
tổ chức thực hiện từ tháng 5/2022 đến ngày 25/12/2022. Trong quá trình thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp
báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- Sở: CT, TC, TTTT, GD-ĐT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Quỹ Đầu tư Phát triển;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Các DN TGBOTT;
- LĐVP, Tr, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Minh
|
TỔNG HỢP VÀ GIẢI TRÌNH CÁC Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC SỞ NGÀNH ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH
BOTT SÁCH GIÁO KHOA, TẬP VÀ DỤNG CỤ HỌC SINH NĂM HỌC 2022 - 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG
(Kèm
theo Kế hoạch số 2800/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh Bình Dương)
TT
|
TÊN CƠ QUAN
|
NỘI DUNG GÓP Ý
|
GHI CHÚ
|
1
|
Sở Tài chính
|
Thống
nhất
|
|
2
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Thống
nhất
|
|
3
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
- Tại trang 4, mục 5, phần III Tổ chức
thực hiện, phân công nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền thông “- Chủ
trì, phối hợp các cơ quan báo, đài và cơ quan chức năng
khác để đưa tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng; - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân về chương
trình, các điểm bán lưu động doanh nghiệp tham
gia trong chương trình này”. Đề nghị chỉnh sửa thành
“Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống Đài Truyền thanh trên địa bàn tỉnh
Bình Dương tuyên truyền về chương trình, các nội dung liên quan đến kế hoạch
bình ổn sách, tập và dụng cụ học sinh; về các điểm bán lưu động doanh nghiệp
tham gia trong chương trình này đến người dân”.
- Sở Thông tin và Truyền thông
thông tin thêm đến Sở Công thương: theo quy định tại khoản 2, Điều 36 của Luật
Xuất bản ngày 20/11/2012 và Điều 17 của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày
07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Xuất bản, đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm của doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp công lập và hộ kinh doanh xuất bản phẩm phải đăng ký hoạt động
phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động phát hành
xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay Sở Thông tin
và Truyền thông chưa thấy Bưu điện tỉnh Bình Dương đăng ký hoạt động phát
hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động phát hành xuất bản
phẩm (Sở Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Bưu điện tỉnh làm thủ tục đăng
ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm theo đúng quy định của pháp luật theo
Công văn số 431/STTTT-BCXB ngày 18/6/2021).
|
Đã chỉnh sửa theo góp ý
|
4
|
Cục Quản lý thị trường
|
Thống
nhất
|
|
5
|
Quỹ Đầu tư Phát triển
|
- Tại Mục 4.II "cơ chế hỗ trợ
thực hiện bình ổn thị trường" đề nghị điều chỉnh "... trả lãi vay
quá hạn theo quy định" thành "... phải chịu lãi phạt chậm trả bằng
150% lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình
Dương tại thời điểm trả nợ"
- Tại Mục 3.III, đề nghị bỏ cụm từ
"để thống nhất trong tổ chức thực hiện" và bổ sung thêm cụm từ
"và lãi phạt chậm trả" sau từ "ủy thác".
|
Đã chỉnh sửa theo góp ý
|