|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 100/2019/QH14 hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV
Số hiệu:
|
100/2019/QH14
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Ngày ban hành:
|
27/11/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Sẽ sớm ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 100/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.Theo đó, đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ, ngành liên quan:
- Khẩn trương ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng truyền thông xã hội trong nước, có chính sách phát triển các doanh nghiệp số Việt Nam;
- Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số, bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài;
“Với nội dung này tại Nghị quyết của Quốc hội, hi vọng rằng chúng ta sẽ sớm có bộ tắc ứng xử trên không gian mạng. Bởi Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ văn bản quy phạm nào hướng dẫn nó khiến không ít người dân cảm thấy hoang mang vì không biết hành vi của mình vi phạm pháp luật hay không” – Đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft.
- Sớm sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
- Sớm ban hành văn bản quy định về xử lý vấn đề tin giả, về bảo vệ thông tin cá nhân; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm trên không gian mạng;
- Tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng “sim rác”, “tin nhắn rác”, “cuộc gọi rác”…
Xem thêm chi tiết tại Nghị quyết 100/2019/QH14 (được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2019).
QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị
quyết số: 100/2019/QH14
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 11 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIV
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả
lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa
XIV;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
Quốc hội ghi nhận
các kết quả đạt được và giải pháp, cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ,
Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, ngành tập trung thực hiện các giải pháp, khắc phục những hạn
chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
được chất vấn, cụ thể như sau:
1. Đối với lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại
ngành nông nghiệp. Xây dựng và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khu vực nông thôn. Nghiên
cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ
tiêu chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới và Tiêu chí xã, huyện nông thôn mới
kiểu mẫu phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, miền. Có giải pháp hiệu quả
thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền trong xây dựng nông
thôn mới; có chính sách phù hợp hỗ trợ cho các xã, thôn, bản thuộc vùng căn cứ
kháng chiến, an toàn khu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn.
- Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
theo hướng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản
xuất theo chuỗi giá trị; rà soát quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với
tiềm năng, lợi thế của từng vùng, gắn với nhu cầu thị trường; phát triển sản xuất
theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường; tập trung phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đầu tư vào khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy thành lập và nhân rộng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, mô hình mỗi địa phương một
sản phẩm hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và khuyến
khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với các loại hình sản xuất
và sản phẩm nông nghiệp.
- Chú trọng phát triển thị trường
trong nước, duy trì và phát triển thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm thị
trường mới, tiềm năng; tích cực triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự
do mà Việt Nam là thành viên; tiếp tục đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật,
thương mại trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; xây dựng thương hiệu và nâng
cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nhất là gạo, trái cây và một số nông sản
chủ lực khác; chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.
- Kịp thời ban hành các văn bản quy định
chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (giai đoạn 2008-2018) và định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn
2040; rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi
bền vững; kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp
theo quy định của Luật Thú y, nhất là tại cơ sở; thực hiện quyết liệt, đồng bộ
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi; đẩy
nhanh tiến độ hỗ trợ chống dịch bệnh, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ
chính sách; làm tốt công tác tái đàn sau dịch bệnh; đẩy mạnh việc xây dựng,
hình thành các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an
toàn thực phẩm, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản bền vững; ban hành Chiến lược
phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy mạnh khai thác xa bờ, cơ cấu lại hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt phù
hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; hiện đại hóa đội tàu cá, tàu hậu cần nghề
cá xa bờ và công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm; tập trung quy hoạch
vùng nuôi, trồng thủy sản, chú trọng phát triển nghề nuôi biển; tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng
ngành thủy sản, đặc biệt là cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và hạ
tầng phục vụ nuôi biển. Sớm tháo gỡ
khó khăn cho ngư dân trong hỗ trợ đóng tàu; xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ
chính sách. Tăng cường ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp.
2. Đối với lĩnh vực
công thương
- Triển khai hiệu quả Chiến lược xuất,
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng, ban
hành Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030; tiếp tục đơn giản
hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu; đẩy
nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đối với hàng hóa xuất,
nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; đổi mới phương thức xúc tiến
thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào
một số thị trường nhất định; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam và
hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế; thực hiện
các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ xử lý kịp thời các tranh chấp thương
mại, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo vệ các
ngành sản xuất trong nước phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế; tiếp tục
đàm phán, ký kết và tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành
viên.
- Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh; rà soát, tổng kết, đánh giá,
hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; sớm ban hành quy định về cách xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản
xuất tại Việt Nam; giám sát chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
xử lý nghiêm việc lợi dụng, giả mạo xuất xứ Việt Nam; nâng cao năng lực, hiệu
quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường; tăng cường kỷ cương, kỷ luật
công vụ, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho gian lận
thương mại; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thị trường và cơ quan chức
năng ở địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng lậu,
hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng
hóa có nội dung vi phạm chủ quyền quốc gia; quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng
hàng hóa kinh doanh trên mạng, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử; xây dựng hệ sinh thái
cho thương mại điện tử và kinh tế số; nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của thị trường thương mại điện tử Việt
Nam; năm 2020, ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc
gia giai đoạn 2021-2025.
- Năm 2020, hoàn thành Quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia; năm 2021,
hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy
hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền,
giữa nguồn và lưới điện; khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch,
đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời; đề xuất
cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ,
bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các
năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt;
tập trung các nguồn lực, giải pháp về công nghệ để xây dựng, nâng cấp lưới điện
truyền tải, trạm biến áp; khẩn trương hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng
hệ thống truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn điện; năm 2020, mở rộng
thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thí điểm để chủ đầu tư các nhà máy điện
gió và điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng, tiến tới hình thành thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023; khẩn trương kiểm tra, đánh giá để
có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện
bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý; nghiên cứu, sửa đổi quy trình
bán điện mặt trời đối với các hộ ở vùng nông thôn; tiếp tục huy động nguồn lực
triển khai chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính
sách khuyến khích đổi mới công nghệ, phát triển cơ khí chế tạo; phát triển và
nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên sử dụng sản phẩm cơ
khí chế tạo trong nước; tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các
dự án cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ
phục vụ phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp.
3. Đối với lĩnh vực nội
vụ
- Tiếp tục thực hiện theo lộ trình việc
sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm trong hệ thống
cơ quan nhà nước, làm cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, tinh
giản biên chế và thực hiện cải cách tiền lương.
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các
quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn
nhiệm, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với
các nội dung theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức; rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều
kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ
trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá
đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn,
gắn với vị trí việc làm; nghiên cứu chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Trong
năm 2020, sơ kết, đánh giá Đề án thí điểm thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo,
quản lý cấp Vụ, Sở, phòng để sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong công
tác cán bộ; xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công
chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ, không
đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Trong năm 2019, cơ bản hoàn thành
việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy
trình, thủ tục; có phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp và bảo đảm quyền lợi cho
cán bộ, công chức, viên chức diện dôi dư.
- Thực hiện nghiêm túc các mục tiêu cụ
thể theo từng giai đoạn đối với việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Rà soát, sửa đổi các định mức về số học sinh, số giáo viên trên 01 lớp học, số
nhân viên y tế trên 01 giường bệnh phù hợp theo điều kiện của từng vùng, miền
và cân đối giữa nông thôn với đô thị, giữa miền núi với đồng bằng, bảo đảm mục
tiêu người học phải có giáo viên, người bệnh phải có nhân viên y tế. Năm 2019,
xử lý dứt điểm những bất cập về hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên y tế;
chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện tinh giản số lượng người làm việc trong
ngành giáo dục, y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, song vẫn phải bảo đảm đủ
khả năng cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội.
4. Đối với lĩnh vực
thông tin và truyền thông
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện
Luật Báo chí năm 2016; tiếp tục khẩn trương triển khai Quy hoạch phát triển và
quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Khẩn trương ban hành quy định của pháp
luật để quản lý hoạt động của tạp chí điện tử; phân định rõ tính chất chuyên
ngành, định kỳ của tạp chí; rà soát, chấn chỉnh hoạt động liên kết giữa các tổ
chức, doanh nghiệp với cơ quan báo chí; trong năm 2020, ban hành hướng dẫn về
liên kết trong hoạt động báo chí.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
cơ quan chủ quản, tổng biên tập trong việc quản lý văn phòng đại diện, cơ quan
thường trú, phóng viên và nội dung thông tin; chú trọng công tác bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp người làm báo; tăng cường thanh tra, kiểm
tra, rà soát chặt chẽ các điều kiện về cấp phép trong lĩnh vực báo chí, việc thực
hiện đúng tôn chỉ, mục đích, quy định của pháp luật về báo chí; xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cơ
quan chủ quản, tổng biên tập trong việc để xảy ra vi phạm; thiết lập và phát
triển đường dây nóng phản ánh sai phạm trong hoạt động báo chí tại địa phương;
có biện pháp bảo vệ và phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện, đấu tranh, phòng
chống tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật.
- Tăng cường hiệu quả công tác quản
lý thông tin điện tử, đặc biệt là các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng
xã hội; xử lý nghiêm tình trạng trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động như
cơ quan báo chí; rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh mạng; chủ động
phối hợp, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc xác định
danh tính người sử dụng dịch vụ, xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu,
độc, thông tin mạo danh, tin giả; chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường
mạng, báo chí; có giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc lợi dụng mạng
xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước, lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng
sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sớm ban hành văn bản quy định
về xử lý vấn đề tin giả, về bảo vệ thông tin cá nhân; kịp thời phát hiện, đấu
tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục triển khai
các giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng “sim rác”, “tin nhắn rác”, “cuộc gọi
rác”.
- Khẩn trương ban hành bộ quy tắc ứng
xử trên không gian mạng; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng truyền
thông xã hội trong nước; có chính
sách phát triển các doanh nghiệp số Việt Nam; thực hiện chuyển đổi số quốc gia,
kinh tế số, bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài; sớm sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
internet và thông tin trên mạng.
- Xây dựng Chiến lược phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và Chiến lược quốc
gia về dữ liệu đáp ứng yêu cầu xã hội; tiếp tục phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đầu năm 2020, ban
hành quy định về kết nối và chia sẻ dữ liệu dùng chung; tiếp tục nghiên cứu,
ban hành hướng dẫn triển khai mô hình thành phố thông minh; năm 2020 hình thành
bộ mã bưu chính đến địa chỉ, hỗ trợ cho thương mại điện tử và kinh tế số.
Điều 2
1. Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp
sau.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2019.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Nghị quyết 100/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Resolution No.
100/2019/QH14
|
Hanoi, November
27, 2019
|
RESOLUTION ON INTERPELLATIONS
IN 8TH SESSION OF 14TH NATIONAL ASSEMBLY THE NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam; Pursuant to the Law on Supervisory Activities of
the National Assembly and People’s Councils No. 87/2015/QH13; On the basis of the conclusion of and replies to
interpellations in the 8th session of the 14th National Assembly; HEREBY RESOLVES: Article 1 ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Agriculture
and rural development - Efficiently implement
Resolution No. 32/2016/QH14 dated November 23, 2016 on improvement of
implementation of national target program for new rural development in
connection with restructuring of agriculture sector. Develop and launch a
national target program for new rural development for the 2021 - 2025 period in
connection with sustainable development, adaptation to climate change and
enhancement of material and spiritual life of rural population. Study, review
and amend the national criteria for new rural communes and districts and
criteria for model new rural communes and districts as suitable to the
circumstances of each region. Devise solutions for narrowing the socio-economic
gap between regions in new rural development; formulate appropriate assistance
policies for communes located in former resistance force bases and communes
formerly under control of the resistance force that have socio-economic
difficulties or exceptional socio-economic difficulties. - Accelerate restructuring of
the agriculture sector towards establishment of centralized and large-scale
goods manufacture zones and manufacturing based on the value chain; review the
suitability between the scale and structure of crop and livestock production
and the potential and advantages of each region in connection with market’s
demands; strive for organic and eco-friendly production; focus on development
of the agro-forestry-fishery product processing industry; promulgate incentive
policies and mechanisms for enterprises to invest in and apply high technology
in agriculture and to invest in mountainous areas and remote and isolated
areas; facilitate establishment and expansion of agricultural cooperatives and
improve performance of the “one locality, one product” model; boost
agricultural insurance and encourage new insurance products appropriate to new
forms of production and agricultural products. - Focus on development of the
domestic market, maintenance and promotion of long-established markets and
search for new potential markets; actively implement free trade agreements to
which Vietnam is a signatory; continue to negotiate and remove technical and
commercial barriers concerning agro-forestry-fishery export; develop brand
identity and enhance value of agricultural products, especially rice, fruit and
some other key agro products; and vigorously shift from border trade to formal
export. - Promptly promulgate
documents elaborating on the Law on Animal Husbandry; summarize and evaluate
performance of the strategy for development of the animal husbandry sector by
2020 (2008 - 2018) and provide orientations to development of animal husbandry
for the 2020 - 2030 period with a vision towards 2040; review and amend
policies for sustainable animal husbandry; strengthen veterinary authorities at
all levels according to regulations in the Law on Veterinary Medicine,
especially at grassroots level; take precautions against infectious diseases, especially
African Swine Fever, in a robust and consistent manner; facilitate assistance
for control of infectious diseases and strict punishment of policy
profiteering; ensure post-epidemic repopulation; promote establishment of
disease-free and food-safety-certified livestock production chains, zones
and establishments, meeting domestic and export demands. - Review and amend incentive
policies and mechanisms for sustainable fishery development; promulgate a
strategy for development of the fishery sector by 2030 with a vision towards
2045; boost offshore fishing and make changes to fishing activities and
equipment based on reserve of aquatic resources; modernize commercial fishing
vessels and fishing, preservation and processing technologies; focus on planning
of aquaculture areas and development of offshore aquaculture; prioritize
resources for fishery infrastructure, especially fishing ports, asylum harbors
and infrastructure for offshore aquaculture. Promptly resolve difficulties
concerning construction of commercial fishing vessels for fishermen and
strictly punish policy profiteering. Enhance prevention of illegal fishing. 2. Industry
and trade - Efficiently implement the
strategy for import and export for the 2011 - 2020 period with vision towards
2030; formulate and promulgate a 2020 - 2030 import and export strategy;
continue to simplify and publish administrative procedures concerning import
and export; accelerate development and application of national standards for
import and export in compliance with international and regional standards;
renovate trade promotion methods, diversify export markets and prevent
dependence on certain markets; boost branding for Vietnamese products and
assist enterprises with protecting their brands in international markets;
implement trade remedies, promptly resolve trade disputes, give warnings and
information to exporting enterprises, and protect domestic manufacturing
industries in compliance with international practice and regulations; continue
to negotiate, sign and launch plans for implementation of free trade agreements
to which Vietnam is a signatory efficiently. - Urgently promulgate
documents adequately elaborating on the Competition Law; review, amend and
complete laws on market surveillance and protection of consumer’s rights;
promptly promulgate regulations on determination of Vietnamese goods or goods
of Vietnamese origin; strictly supervise issuance of certificates of origin,
and seriously handle origin frauds; enhance capacity and performance of market
surveillance forces; tighten discipline imposed upon official business, and
prevent misconduct, corruption and complicity in commercial frauds; closely
cooperate with market surveillance forces and local authorities in inspection
and control of the market and prevention of contraband, forbidden goods,
counterfeit goods, poor-quality goods, goods with unclear origin and goods
whose contents violate national sovereignty; strictly manage and monitor
quality of goods sold online and multi-level marketing businesses. Complete
policies and laws on e-commerce; create an ecosystem for e-commerce and digital
economy; improve quality and competitiveness of Vietnam’s e-commerce market; in
2020, promulgate a master plan for national e-commerce development for the 2021
- 2025 period. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Continue to formulate
incentives policies and mechanisms for technological renovation and development
of mechanical engineering; enhance capacity of enterprises engaging in
ancillary industries; prioritize domestic use of mechanical engineering
products; focus on targeted and effective support for projects on mechanical
engineering and manufacturing of components, agricultural machinery and
auxiliary products of service to agricultural and fishery development. Continue to reorganize, downsize and restructure
high-ranking official, official and public employee forces according to the
Communist Party’s guidelines and Resolution No. 56/2017/QH14 of the National
Assembly. Accelerate establishment of the system of public administration work
positions, which shall serve as the basis for employment of high-ranking
officials, officials and public employees, downsizing and wage reform. - Amend and promulgate
regulations on employment, appointment, re-appointment, resignation, dismissal
and evaluation of high-ranking officials, officials and public employees in
accordance with the Law on amendment to a number of Articles of the Law on
High-Ranking Officials and Officials and Law on Public Employees; review and
complete regulations on standards and requirements for degrees and
certificates, especially regulations on computer science qualifications and
foreign language qualifications for employment, rank/title promotion
examination and selection, appointment and re-appointment, to ensure accurate
evaluation of qualifications and capacity of high-ranking officials, officials
and public employees and suit the current situation; and study policies on
preferential treatment in recruitment, training and employment of high-ranking
officials, officials and public employees of ethnic minorities. In 2020, make a
preliminary summary and evaluation of the pilot scheme for recruitment
examinations for leadership or managerial titles at department level to
promptly promulgate guidelines. Increase inspection of compliance with laws on
official management; strictly handle violations, and promptly replace
high-ranking officials, officials and public employees involved in corruption,
violating regulations on conduct of official business or failing to meet their
work position’s requirements. - In 2019, finish basic
organization of district- and commune-level administrative units in a closely
connected and proper manner; and provide plans and roadmaps for assignment and
protection of the rights of high-ranking officials, officials and public
employees made redundant. - Achieve specific targets for
renovation of organization of public service providers and management and
improvement of capacity and performance thereof for each period of time. Review
and adjust numbers of students and teachers per class and number of health care
workers per bed in a manner that befits each region’s situation, the balance
between rural and urban areas and the balance between mountainous areas and
deltas, ensuring availability of teachers and health care workers. In 2019,
completely resolve problems concerning contracts of teachers and health care
workers; and give detailed directions for downsizing of state educational and
health workers in a manner that ensures provision of essential public services. 4. Information
and communications - Summarize and evaluate
implementation of the 2016 Press Law; continue to urgently implement the plan
for national press management and development by 2025. Urgently promulgate
regulations of laws to manage electronic magazines; ascertain the technical and
periodical characteristics of magazines; review and rectify cooperation between
organizations/enterprises and press agencies; and, in 2020, promulgate
guidelines for press cooperation. - Promote the role and
responsibilities of supervisory authorities and chief editors for management of
representative offices, reporters and contents; focus on enhancing knowledge,
skills and professional ethics of journalists; increase inspection of
eligibility for press licenses; compliance with press principles, objectives
and regulations of laws; strictly handle violations against laws and
professional ethics, and hold supervisory authorities and chief editors
accountable for such violations; establish and develop local compliance
hotlines for reporting violations against press laws; provide protection and
boost the press’s role in detection, prevention and control of corruption,
wastage and violations against the law. - Improve management of
digital information, especially news aggregator websites and social networks;
strictly handle news aggregator websites that operate as press agencies; review
and complete laws on cybersecurity; proactively cooperate with cross-border
service providers in identification of service users, handling of false, harmful
or impostor information; rectify online and press advertising; produce
solutions to prompt and strict handling of misuse of social networks to distort
the Communist Party’s guidelines/ideology or state policies/laws, commit fraud,
gamble, place misleading advertisements, distribute information that affects
public order and security or damages dignity/reputation of regulatory bodies,
organizations and individuals; promptly promulgate documents on misinformation
handling and personal information protection; promptly detect, control and
handle cybercrime strictly; and continue to efficiently handle pre-activated
SIM cards, spam messages and spam calls. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Develop a strategy for
development of e-Government for the 2021 - 2025 period with a vision towards
2030 and a national strategy for data of service to social demands; continue to
develop national data sharing and integration platforms; at the beginning of
2020, promulgate regulations on connection and sharing of shared data; continue
to study and promulgate guidelines for implementation of the smart city model;
and, in 2020, assign postal codes to individual addresses to support e-commerce
and digital economy. Article 2 1. The Government,
Prime Minister, relevant ministries and regulatory bodies, and People's
Councils and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
shall implement this Resolution intra vires and report to the National Assembly
in the following sessions. 2. The Standing Committee of
the National Assembly, Ethnic Minorities Council, affiliates of the National
Assembly, Delegations of the National Assembly Deputies and National Assembly
deputies shall supervise the implementation of this Resolution intra vires. This Resolution was passed by the National
Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, 14th legislature, 8th session,
on November 27, 2019. THE CHAIRWOMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Thi Kim Ngan
Nghị quyết 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
6.422
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|