Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT kiểm soát giết mổ

Số hiệu: 15/2024/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 20/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Phương pháp, tần suất kiểm tra vệ sinh thú y từ ngày 06/01/2025

Ngày 20/11/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Phương pháp, tần suất kiểm tra vệ sinh thú y từ ngày 06/01/2025

Theo đó, quy trình kiểm tra vệ sinh thú y cụ thể như sau:

- Về phương pháp kiểm tra vệ sinh thú y:

+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra hiện trường; lấy mẫu theo quy định và lập Biên bản theo Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ;

+ Đánh dấu vào các vị trí của mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức ĐẠT hoặc KHÔNG ĐẠT tại cột có ký hiệu [ ];

+ Đối với chỉ tiêu không đạt yêu cầu, phải diễn giải chi tiết nội dung và lý do;

+ Không thay đổi nội dung, thêm, bớt chỉ tiêu đánh giá;

+ Cơ sở xếp loại “ĐẠT” khi có tối thiểu 70% các chỉ tiêu được đánh giá “Đạt”; cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT” khi có dưới 70% các chỉ tiêu được đánh giá “Đạt”;

+ Cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT”, sau khi khắc phục, gửi báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 07đ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT đến cơ quan kiểm tra;

+ Trường hợp phải tổ chức phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật: Áp dụng hình thức kiểm tra trực tuyến đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh. Cơ quan kiểm tra căn cứ kết quả kiểm tra trực tuyến để lập biên bản kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan kiểm tra.

- Về tần suất kiểm tra vệ sinh thú y:

+ Kiểm tra lần đầu đối với các cơ sở mới thành lập;

+ Kiểm tra định kỳ:

++ Đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung: định kỳ 36 tháng tính từ thời điểm ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y gần nhất đạt yêu cầu;

++ Đối với các cơ sở còn lại khác: Định kỳ 18 tháng tính từ thời điểm ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y gần nhất đạt yêu cầu;

+ Kiểm tra đột xuất: Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi cơ sở thuộc một trong các trường hợp sau: Có dấu hiệu không tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y; có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; có sự cố về vệ sinh thú y; cơ sở kiểm tra không đạt, phải khắc phục theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra; có cảnh báo của nước nhập khẩu;

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật để xuất khẩu: Thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.

Xem thông tin chi tiết tại Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2024/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 09/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 01/6/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022)

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Quy định chung về quy trình kiểm tra vệ sinh thú y

1. Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y

a) Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Đối với các cơ sở nêu tại điểm d mục 2 Phụ lục I thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y theo quy trình và hồ sơ quy định tại Điều 37 của Thông tư này.

3. Đối với cơ sở xuất khẩu, việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.

4. Không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ đối với cơ sở có một trong các loại Giấy chứng nhận sau đây hoặc tương đương còn hiệu lực: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.); Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000); an toàn dịch bệnh; đủ điều kiện chăn nuôi; đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

5. Mẫu lấy trong quá trình kiểm tra vệ sinh thú y phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định, trong đó phép thử được đăng ký phải phù hợp với chỉ tiêu kiểm tra vệ sinh thú y.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y, sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra

a) Cục Thú y: Cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y: cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:

Chi cục Thú y vùng I: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Yên Bái.

Chi cục Thú y vùng II: Hải Phòng, Thái Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Chi cục Thú y vùng III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Chi cục Thú y vùng IV: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.

Chi cục Thú y vùng V: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông. Chi cục Thú y vùng VI: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Chi cục Thú y vùng VII: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu.

c) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh: Cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này.

2. Cơ quan kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra, gửi văn bản đề nghị các cơ quan liên quan cử thành viên tham gia đoàn kiểm tra (nếu cần); thành viên đoàn kiểm tra đáp ứng yêu cầu sau:

a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan kiểm tra hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thú y, chăn nuôi thú y hoặc thủy sản;

b) Thành viên: Có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá vệ sinh thú y do Cục Thú y tổ chức; có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản;

c) Người lấy mẫu: Có Giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.

3. Nội dung kiểm tra

Thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Thú y.

4. Phương pháp kiểm tra

a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra hiện trường; lấy mẫu theo quy định và lập Biên bản theo Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đánh dấu vào các vị trí của mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức ĐẠT hoặc KHÔNG ĐẠT tại cột có ký hiệu [ ];

c) Đối với chỉ tiêu không đạt yêu cầu, phải diễn giải chi tiết nội dung và lý do;

d) Không thay đổi nội dung, thêm, bớt chỉ tiêu đánh giá;

đ) Cơ sở xếp loại “ĐẠT” khi có tối thiểu 70% các chỉ tiêu được đánh giá “Đạt”; cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT” khi có dưới 70% các chỉ tiêu được đánh giá “Đạt”;

e) Cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT”, sau khi khắc phục, gửi báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 07đ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan kiểm tra;

g) Trường hợp phải tổ chức phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật: Áp dụng hình thức kiểm tra trực tuyến đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh. Cơ quan kiểm tra căn cứ kết quả kiểm tra trực tuyến để lập biên bản kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan kiểm tra.

5. Tần suất kiểm tra

a) Kiểm tra lần đầu đối với các cơ sở mới thành lập;

b) Kiểm tra định kỳ

Đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung: định kỳ 36 tháng tính từ thời điểm ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y gần nhất đạt yêu cầu;

Đối với các cơ sở còn lại khác: Định kỳ 18 tháng tính từ thời điểm ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y gần nhất đạt yêu cầu;

c) Kiểm tra đột xuất

Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi cơ sở thuộc một trong các trường hợp sau: Có dấu hiệu không tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y; có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; có sự cố về vệ sinh thú y; cơ sở kiểm tra không đạt, phải khắc phục theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra; có cảnh báo của nước nhập khẩu;

d) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật để xuất khẩu:

Thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.

6. Trình tự thực hiện

a) Hằng năm, cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ danh sách cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý để xây dựng kế hoạch kiểm tra; lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thành lập đoàn kiểm tra; thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp kiểm tra đến các cơ sở được kiểm tra;

b) Tổ chức kiểm tra

Đoàn kiểm tra tổ chức thực hiện kiểm tra tại cơ sở, thu thập thông tin mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

Tiến hành đánh giá theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, ghi đầy đủ mức đánh giá đối với từng chỉ tiêu vào ô tương ứng của Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

Mẫu 07a: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung; Mẫu 07b: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; Mẫu 07c: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; Mẫu 07d: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật.

c) Lấy mẫu: Trường hợp nghi ngờ chỉ tiêu kiểm tra không bảo đảm vệ sinh thú y thì phải lấy mẫu và tham chiếu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng để đánh giá.

Tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại trong trường hợp không đồng ý về kết quả xét nghiệm lần đầu và được phép lấy mẫu lại hoặc sử dụng mẫu lưu để xét nghiệm lại. Trường hợp kết quả xét nghiệm sai lệch, chi phí xét nghiệm lại do bên xét nghiệm tự chi trả.

d) Lập Biên bản, ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y

Đối với cơ sở không phải lấy mẫu: Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra đến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này; căn cứ Biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

Đối với cơ sở phải lấy mẫu: Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra đến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này; căn cứ Biên bản kiểm tra và kết quả xét nghiệm mẫu, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

Đối với cơ sở đang hoạt động, trong quá trình kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh thú y, đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra và biên bản làm việc; xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Việc kiểm tra định kỳ thực hiện theo trình tự quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này; kiểm tra lần đầu và kiểm tra đột xuất thực hiện theo trình tự quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản này;

e) Đối với cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT”, phải khắc phục: Sau khi nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, đoàn kiểm tra xem xét, đánh giá nội dung khắc phục. Nếu nội dung khắc phục đạt yêu cầu, Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra (kèm Báo cáo khắc phục của cơ sở) đến Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục đạt yêu cầu.

Trong trường hợp nội dung báo cáo khắc phục không đạt yêu cầu, đoàn kiểm tra đến cơ sở để kiểm tra nội dung khắc phục. Trình tự thực hiện kiểm tra nội dung khắc phục thực hiện theo trình tự kiểm tra đột xuất.”

3. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 43 như sau:

“3. Cơ sở quy định tại điểm d mục 2 Phụ lục I của Thông tư này khi hoạt động phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y”.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm d của mục 2 Phụ lục I như sau:

“d) Cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm (theo yêu cầu của nước nhập khẩu)”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm, khoản, điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022) và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT , Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT và Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT , sau đây viết tắt là Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT)

1. Thay thế Mẫu 03 “BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM” tại Phụ lục II bằng Mẫu 03 “BIÊN BẢN LẤY MẪU XÉT NGHIỆM” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Thay thế Mẫu 07 Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại Phụ lục II bằng: Mẫu 07a Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung; Mẫu 07b Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật, cơ sở phẫu thuật động vật; Mẫu 07c Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm và cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; Mẫu 07d Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thay thế cụm từ “Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu” bằng cụm từ “Chỉ được sơ chế, chế biến hàng gia công, chế biến xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đạt yêu cầu vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu” tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.

4. Bãi bỏ Điều 38.

5. Bãi bỏ Mẫu 01 Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, Mẫu 06 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y tại Phụ lục II.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.

2. Quy định chuyển tiếp

a) Đối với Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong vòng 60 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư này ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y đạt yêu cầu cho cơ sở;

b) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư này ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y sau khi kết thúc kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng SPS Việt Nam;
- Sở NN& PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y;
- Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC:

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Mẫu 03: Biên bản lấy mẫu xét nghiệm.

2. Mẫu 07a: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung.

3. Mẫu 07b: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật.

4. Mẫu 07c: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh.

5. Mẫu 07d: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật.

6. Mẫu 07đ: Báo cáo kết quả khắc phục.

7. Mẫu 07e: Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu: 03

BIÊN BẢN LẤY MẪU XÉT NGHIỆM

Số: .............../BB-LM

Hôm nay, vào hồi ..……. giờ ….… phút, ngày..…......tháng.….....năm …….…........

Tại địa điểm:

…………………………………………………...…………….………………………

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà:.............................................................................Chức vụ: .….....................

Đơn vị công tác: ......................................................…...................................

2/ Ông/bà: .......................................……………………....... là chủ cơ sở hoặc chủ lô hàng (hoặc người đại diện); Số căn cước:……………………………………………

Tên cơ sở:………………………………………………………………......................

Địa chỉ: ...................................................................................…..................................

Điện thoại: .................................................... Fax: .................................

Email: .....………….............................

Tôi, người lấy mẫu đã tiến hành lấy mẫu sau đây để xét nghiệm:

1. Mẫu trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện môi trường

TT

Loại mẫu

Vị trí lấy mẫu

Lượng mẫu lấy

(cm2)

Ghi chú

2. Mẫu nước dùng cho sản xuất, nước thải

TT

Loại mẫu

Vị trí lấy mẫu

Lượng mẫu lấy

(ml)

Ghi chú

3. Mẫu động vật, sản phẩm động vật

Loại động vật, sản phẩm động vật

Nơi lấy mẫu

Tổng số động vật, sản phẩm động vật

Mẫu động vật, sản phẩm động vật lấy xét nghiệm

Ghi chú

Số lượng (con)

Khối lượng (kg) hoặc Thể tích (lit)

Loại mẫu

Số lượng (mẫu)

Khối lượng (g) hoặc Thể tích (ml)

Tổng số

Tình trạng động vật, sản phẩm động vật:

....................……………........….......................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

4. Chỉ tiêu kiểm tra

a) Chỉ tiêu vi sinh vật:.......................................................................................................

...........................................................................................................................................

b) Chỉ tiêu tồn dư thuốc thú y, chất cấm hoặc chỉ tiêu lý, hóa khác:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Thời gian trả lời kết quả (dự kiến) vào ngày ……… tháng …… năm ……..

Biên bản này được lập thành 02 bản:

- 01 bản do cơ quan Thú y giữ;

- 01 bản do chủ cơ sở/chủ lô hàng hoặc người đại diện giữ.

Chủ cơ sở/chủ lô hàng
(hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 07a

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /BB-TY

…………., ngày …. tháng …. năm…...

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

(Áp dụng đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung)

I. THÔNG TIN CHUNG:

Hôm nay, vào hồi …….........giờ ......., ngày .......... tháng …....... năm ..........................

Tại cơ sở: .…………..……………………………………………………….........….

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

Tóm tắt hiện trạng cơ sở (theo Mẫu 02) kèm theo Biên bản này

Đại diện cơ sở………………………………………………………………………….

Chức vụ……………………………………….Số Căn cước: ..............………………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ:……………..……….

Là đại diện cơ quan thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y: ………………………...

…………………………………………………………………………………………..

2/ Ông/bà: ..................................................................Chức vụ:……………………..….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………………………..

3/ Ông/bà: .................................................................Chức vụ:………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………..…………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở:………………………..

…………………………………………………………………………………………...

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:

Nội dung và kết quả kiểm tra

Các chỉ tiêu đánh giá vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật liên quan

Nhóm chỉ tiêu

Ðiều khoản tham chiếu

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải chỉ tiêu không đạt

Đạt

Không đạt

1. Yêu cầu về cơ sở vật chất

Điểm b, c khoản 1 Điều 69 Luật Thú y; Phụ lục 1 QCVN 01- 150:2017/ BNNPTNT

Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo

[ ]

[ ]

Trang thiết bị, dụng cụ cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

[ ]

[ ]

2. Yêu cầu về nước sử dụng

Điểm c khoản 1 Điều 69 Luật Thú y; QCVN 01-1:2018/BYT

Nước sử dụng cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

[ ]

[ ]

3. Yêu cầu về xử lý chất thải

Điểm d khoản 1 Điều 69 Luật Thú y; Phụ lục 2 QCVN 01- 150:2017/ BNNPTNT

Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

[ ]

[ ]

4. Yêu cầu đối với người tham gia giết mổ

Điểm đ khoản 1 Điều 69 Luật Thú y

Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

[ ]

[ ]

5. Yêu cầu về đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y

Phụ lục 1 QCVN 01- 150:2017/ BNNPTNT

Yêu cầu vệ sinh đối với dụng cụ, thiết bị sau khi làm sạch, khử trùng

[ ]

[ ]

Yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật và ký sinh trùng đối với thân thịt

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu được đánh giá: 7/7 chỉ tiêu

Kết quả:

Ghi chú: Kết quả là số chỉ tiêu đạt yêu cầu trên tổng số chỉ tiêu được đánh giá; riêng nhóm chỉ tiêu số “5. Yêu cầu về đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y”, tất cả chỉ tiêu đánh giá bắt buộc phải “Đạt”.

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu):

Thông tin về mẫu lấy (nếu chưa có trong Biên bản lấy mẫu)

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét về điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y của cơ sở được kiểm tra:

2. Đề xuất Kết quả đánh giá cơ sở:

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........., ngày   tháng   năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày   tháng   năm
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 07b

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /BB-TY

…………., ngày …. tháng …. năm…...

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

(Áp dụng đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật)

I. THÔNG TIN CHUNG:

Hôm nay, vào hồi …….........giờ ......., ngày .......... tháng …....... năm ..........................

Tại cơ sở: .…………..……………………………………………………….........….

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Tóm tắt hiện trạng cơ sở (theo Mẫu 02) kèm theo Biên bản này

Đại diện cơ sở………………………………………………………………………….

Chức vụ……………………………………….Số Căn cước:..............………………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ:……………..……….

Là đại diện cơ quan thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y: ………………………...

…………………………………………………………………………………………..

2/ Ông/bà: ..................................................................Chức vụ:……………………..….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………………………..

3/ Ông/bà: .................................................................Chức vụ:………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………..…………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở:

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:

Nội dung và kết quả kiểm tra

Các chỉ tiêu đánh giá vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 73 Luật Thú y

Nhóm chỉ tiêu

Ðiều khoản tham chiếu

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải chỉ tiêu không đạt

Đạt

Không đạt

1. Yêu cầu về địa điểm

Điểm a khoản 1 Điều 73 Luật Thú y

1. Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật

Cách biệt với khu dân cư

[ ]

[ ]

Cách biệt với các công trình công cộng

[ ]

[ ]

2. Yêu cầu về thiết kế, bố trí cơ sở

Điểm c khoản 1 Điều 73 Luật Thú y

Có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật

[ ]

[ ]

3. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

Điểm b khoản 1 Điều 73 Luật Thú y

Cơ sở vật chất phù hợp

[ ]

[ ]

Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp

[ ]

[ ]

Hóa chất phù hợp

[ ]

[ ]

4. Xử lý chất thải

Điểm d khoản 1 Điều 73 Luật Thú y

Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu được đánh giá: 7/7 chỉ tiêu

Kết quả:

Nhóm chỉ tiêu

Ðiều khoản tham chiếu

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải chỉ tiêu không đạt

Đạt

Không đạt

1. Yêu cầu về địa điểm

Điểm a khoản 2 Điều 73 Luật Thú y

2. Cơ sở phẫu thuật động vật

Có đủ diện tích

[ ]

[ ]

2. Yêu cầu về thiết kế, bố trí cơ sở

Điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Thú y

Có nơi nhốt giữ động vật trước và sau phẫu thuật

[ ]

[ ]

3. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

Điểm a khoản 2 Điều 73 Luật Thú y

Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật

[ ]

[ ]

Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp

[ ]

[ ]

Hóa chất phù hợp

[ ]

[ ]

4. Xử lý chất thải

Điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Thú y

Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu được đánh giá: 6/6 chỉ tiêu

Kết quả:

Ghi chú: Kết quả là số chỉ tiêu đạt yêu cầu trên tổng số chỉ tiêu được đánh giá.

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

Thông tin về mẫu lấy (nếu chưa có trong Biên bản lấy mẫu)

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét về điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y của cơ sở được kiểm tra:

2. Đề xuất Kết quả đánh giá cơ sở:

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........., ngày   tháng   năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày   tháng   năm
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 07c

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /BB-TY

…………., ngày …. tháng …. năm…...

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

(Áp dụng đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh)

I. THÔNG TIN CHUNG:

Hôm nay, vào hồi …….........giờ ......., ngày .......... tháng …....... năm ..........................

Tại cơ sở: .…………..……………………………………………………….........….

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

Tóm tắt hiện trạng cơ sở (theo Mẫu 02) kèm theo Biên bản này

Đại diện cơ sở………………………………………………………………………….

Chức vụ……………………………………….Số Căn cước: ..............………………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ:……………..……….

Là đại diện cơ quan thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y: ………………………...

…………………………………………………………………………………………..

2/ Ông/bà: ..................................................................Chức vụ:……………………..….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………………………..

3/ Ông/bà: .................................................................Chức vụ:………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………..…………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở:

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:

Nội dung và kết quả kiểm tra

Các chỉ tiêu đánh giá vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nhóm chỉ tiêu

Ðiều khoản tham chiếu

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải chỉ tiêu không đạt

Đạt

Không đạt

1. Yêu cầu về địa điểm

Điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Có địa điểm, diện tích thích hợp

[ ]

[ ]

Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác

[ ]

[ ]

2. Yêu cầu về thiết kế, bố trí cơ sở

Điểm b khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo

[ ]

[ ]

3. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ, nước

Điểm c, d khoản 3 Điều 69 Luật Thú y QCVN 01- 1:2018/BYT

Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

[ ]

[ ]

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật

[ ]

[ ]

4. Xử lý chất thải

Điểm đ khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

[ ]

[ ]

5. Quy trình sản xuất

Điểm e khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại

[ ]

[ ]

6. Người trực tiếp tham gia sản xuất

Điểm g khoản 3 Điều 69 Luật Thú y

Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu được đánh giá: 8/8 chỉ tiêu

Kết quả:

Ghi chú: Kết quả là số chỉ tiêu đạt yêu cầu trên tổng số chỉ tiêu được đánh giá

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

Thông tin về mẫu lấy (nếu chưa có trong Biên bản lấy mẫu)

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét về điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y của cơ sở được kiểm tra:

2. Đề xuất Kết quả đánh giá cơ sở:

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........., ngày   tháng   năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày   tháng   năm
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 07d

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /BB-TY

…………., ngày …. tháng …. năm…...

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

(Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật)

I. THÔNG TIN CHUNG:

Hôm nay, vào hồi …….........giờ ......., ngày .......... tháng …....... năm ..........................

Tại cơ sở: .…………..……………………………………………………….........….

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

Tóm tắt hiện trạng cơ sở (theo Mẫu 02) kèm theo Biên bản này

Đại diện cơ sở………………………………………………………………………….

Chức vụ……………………………………….Số Căn cước: .............………………..

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ:……………..……….

Là đại diện cơ quan thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y: ………………………...

…………………………………………………………………………………………..

2/ Ông/bà: ..................................................................Chức vụ:……………………..….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………………………..

3/ Ông/bà: .................................................................Chức vụ:………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: .............................................................Fax: ………………..…………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở:

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:

Nội dung và kết quả kiểm tra

Các chỉ tiêu đánh giá vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Thú y

Nhóm chỉ tiêu

Ðiều khoản tham chiếu

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải chỉ tiêu không đạt

Đạt

Không đạt

1. Yêu cầu về phương tiện, vật dụng

Điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Thú y

Phương tiện bày bán, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc

[    ]

[    ]

2. Yêu cu về bảo qun

Điểm b, d khoản 1 Điều 72 Luật T y

Có biện pháp bảo qun thích hp để sn phm  động  vật  không  bị  mất  an  toàn thc phm, biến cht

[    ]

[    ]

Kho, thiết bị bảo quản sn phẩm động vật phải tuân thủ các quy đnh theo tiêu chun k thuật tương ng

[    ]

[    ]

3. Yêu cu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

Điểm c khoản 1 Điều 72 Luật T y

Địa điểm và vt dng dùng trong kinh doanh sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch trưc, trong sau khi bán, định k khử trùng, tiêu độc

[    ]

[    ]

4. Xử lý chất thải

Điểm đ khoản 1 Điều 72 Luật T y

Nước thải, chất thải trong quá trình kinh doanh sản phm động vật phi đưc xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo v môi tờng

[    ]

[    ]

Tổng số chỉ tiêu đưc đánh  giá:        5/5 ch tiêu

Kết quả:

Ghi chú: Kết quả là số chỉ tiêu đạt yêu cầu trên tổng số chỉ tiêu được đánh giá

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

Thông tin về mẫu lấy (nếu chưa có trong Biên bản lấy mẫu)

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét về điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y của cơ sở được kiểm tra:

2. Đề xuất Kết quả đánh giá cơ sở:

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

........., ngày   tháng   năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày   tháng   năm
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu: 07đ

(TÊN CƠ SỞ BÁO CÁO)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC

I. Thông tin chung:

1. Tên Cơ sở: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ: ...........................................................................................................................

3. Điện thoại: ................................................... Fax (nếu có): ............................................

4. Căn cứ Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y ngày .... tháng..... năm .............của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở về các chỉ tiêu không đạt;

Chúng tôi báo cáo kết quả khắc phục chỉ tiêu không đạt như sau:

II. Kết quả khắc phục

TT

Chỉ tiêu không đạt

Biện pháp khắc phục

Kết quả

- Tài liệu kèm theo (nếu có): .........................................................................................................

……, ngày….. tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(ký tên và đóng dấu nếu có)

Mẫu: 07e

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …… /…….1-KL

…………., ngày …. tháng …. năm…...

KẾT LUẬN

Kết quả kiểm tra vệ sinh thú y

Căn cứ Quyết định số….2

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số     /2024/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2024);

Căn cứ Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y số     /BB-TY ngày … tháng… năm….;

Cơ quan thú y3 ban hành Kết luận kiểm tra vệ sinh thú y tới:

Cơ sở:….…………..………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………….

Điện thoại: …........... ........................ Email………..………………...........

Lĩnh vực hoạt động : ………………………………………………………

Thời điểm kiểm tra vệ sinh thú y: …………………………………………

Thời điểm nhận Báo cáo khắc phục (nếu có):……………………………..

Kết quả kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở:

Đạt yêu cầu vệ sinh thú y          

Không đạt yêu cầu vệ sinh thú y           


Nơi nhận:
- Cơ sở được kiểm tra;
- Cục Thú y;
- Lưu: VT, …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA KẾT LUẬN
(Ký, đóng dấu)




Họ và tên

__________________________

1 Viết tắt của Cơ quan thú y ban hành Kết luận

2 Ghi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thú y ban hành Kết luận

3 Ghi tên Cơ quan thú y ban hành Kết luận

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 15/2024/ TT-BNNPTNT

Hanoi, November 20, 2024

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 09/2016/TT-BNNPTNT DATED JUNE 01, 2016 OF THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ON ANIMAL SLAUGHTER CONTROL AND VETERINARY HYGIENE INSPECTION

Pursuant to the Government’s Decree No. 105/2022/ND-CP dated December 22, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

At the request of the Director of the Department of Animal Health;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates Circular on amendments to some articles of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on animal slaughter control and veterinary hygiene inspection

Article 1. Amendments to some articles of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on animal slaughter control and veterinary hygiene inspection

1. Article 36 shall be amended as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Legal grounds for inspection of veterinary hygiene

a) Corresponding national technical regulations/standards;

b) Relevant legislative documents.

2. Regarding the establishments specified in point d section 2 Appendix I, the veterinary hygiene inspection shall follow procedures and be consistent with applications specified in Article 37 of this Circular.

3. Regarding the establishments whose business operations involve export, the veterinary hygiene inspection shall be conducted at the request of the importing countries or the owners of goods

4. It is not required to conduct the initial and periodic inspections of veterinary hygiene in case the establishment is issued with one of the unexpired certificates or equivalent documents, including Certificate of Eligibility for Food Safety; Vietnamese Good Agricultural Practices (VietGAHP); Global Good Agricultural Practice (GLOBALG.A.P.); Good Manufacturing Practice (GMP); Hazard Analysis and Critical Control Point (HACCP); Food Safety Management System ISO 22000, International Food Standards (IFS); British Retail Consortium (BRC); Food Safety System Certification (FSSC 22000), Disease Safety Certificate; Certificate of Livestock Eligibility, Certificate of Eligibility for Feed Production.

5. The samples taken from the inspections of veterinary hygiene shall be analyzed by the laboratory that is issued with a certificate of registration of testing in accordance with regulations. The registered testing shall meet criteria for inspection of veterinary hygiene.”.

2. Article 37 shall be amended as follows:

“Article 37. Applications and procedures for inspection of veterinary hygiene

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Department of Animal Health: establishments whose business operations involve export, a combination of export and domestic sale, or a combination of export and import;

b) Regional Sub-Departments of Animal Health, Regional Sub-Departments of Animal Quarantine affiliated to the Department of Animal Health: establishments whose business operation involves export, a combination of export and domestic sale, or a combination of export and import in provinces and central-affiliated cities. To be specific:

Regional Sub-Department of Animal Health I: Hanoi, Hoa Binh, Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh, Phu Tho, Vinh Phuc, Son La, Yen Bai.

Regional Sub-Department of Animal Health II: Hai Phong, Thai Binh, Tuyen Quang, Thai Nguyen, Bac Ninh, Hai Duong, Hung Yen.

Regional Sub-Department of Animal Health III: Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue.

Regional Sub-Department of Animal Health IV: Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa, Binh Dinh.

Regional Sub-Department of Animal Health V: Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Lam Dong, Dak Nong. Regional Sub-Department of Animal Health VI: Ho Chi Minh City, Ninh Thuan, Binh Thuan, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Long An, Tien Giang, Ben Tre.

Regional Sub-Department of Animal Health VII: Can Tho, Hau Giang, Vinh Long, Tra Vinh, Dong Thap, An Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu, Ca Mau.

Quang Ninh’s Sub-Department of Animal Quarantine: Quang Ninh.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Lao Cai’s Sub-Department of Animal Quarantine: Lao Cai, Dien Bien, Ha Giang, Lai Chau.

c) Provincial veterinary authorities: establishments other than those specified in points a and b of this clause.

2. Each inspection authority specified in clause 1 of this Article shall be responsible for establishing an inspectorate, and sending written requests to relevant agencies that will appoint their members to participate in the inspectorate (if necessary); each member of the inspectorate shall meet the following requirements:

a) The head of the inspectorate must be a departmental leader or higher of an inspection authority or a public employee having at least 5 years of experience in state management of veterinary, animal husbandry or fishery;

b) At least 01 member has completed a training course on assessment of veterinary hygiene organized by the Department of Animal Health; at least 01 member holds a bachelor's degree or higher in animal husbandry or veterinary or fishery;

c) The sample collector must be issued with a certificate of training in sampling.

3. Inspection contents

Inspection contents shall comply with regulations in point a and point b clause 3 Article 68 of the Law on Veterinary Medicine.

4. Inspection methods

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Marking each criterion as "Passed" or "Failed" in the columns with the symbol [ ];

c) Regarding "Failed" criteria, explaining contents and providing reasons;

d) Not changing contents, adding or cutting assessment criteria;

dd) An establishment is considered "PASSED"" if at least 70% of the criteria are marked as "PASSED"; an establishment is considered "FAILED" if less than 70% of the criteria are marked as "PASSED"

e) After remediation, the establishment considered "FAILED" shall send a report on result of remediation, using form No. 07dd in Appendix II enclosed with this Circular to the inspection authority;

g) In case of prevention and control of natural disasters and epidemics as per law, online inspection of veterinary hygiene at each production/trade establishment may be conducted. The inspection authority shall make a record of inspection of veterinary hygiene according to the result of online inspection; the production/trade establishment shall be responsible to the law on the accuracy of information, documents, images and application provided for the inspection authority.

5. Frequency of inspection:

a) Initial inspection, regarding newly established establishments;

b) Periodic inspection

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Other establishments shall be inspected every 18 months after the "PASSED" result is given;

c) Ad hoc inspection

The ad hoc inspection shall be conducted in one of the following cases: there is any sign of violations against regulations on veterinary hygiene; there is any complaint or proposal from the organization/individual; incidents involved in veterinary hygiene happen; the “FAILED” establishment shall take remedial measures at the request of the inspection authority; the importing country gives warnings;

d) Regarding establishments producing/trading animal products for export;

The veterinary hygiene inspection shall be conducted at the request of the importing countries or the owners of goods.

6. Procedures:

a) Every year, the inspection authority specified in clause 1 of this Article shall formulate an inspection plan on the basis of a list of establishments under its management; make a cost estimate and submit it to a competent authority for approval; notify the plan, time, contents and methods of inspection to each inspected establishment;

b) Conducting inspection

The inspectorate shall conduct on-site inspection and collect brief details about the establishment according to Form No. 02 Appendix II enclosed with this Circular;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Form No. 07a: Record of inspection of veterinary hygiene at concentrated animal slaughterhouse; Form No. 07b: Record of inspection of veterinary hygiene at facility testing and diagnosing animal diseases; animal surgery facility; Form No. 07c: Record of inspection of veterinary hygiene at establishment producing animal feeds and other animal products without using as food; establishment preliminary processing and processing animals and animal products for trade; Form No. 07d: Record of inspection of veterinary hygiene at establishment trading animal products.

c) Taking samples: in case there is a doubt that the inspection criteria fail to comply with regulations on veterinary hygiene, samples shall be taken according to corresponding national technical regulations/standards for assessment.

The organization/individual is entitled to make complaints if they do not grant approval for the initial testing result, have its samples returned or use samples for re-testing. If the testing result is incorrect, the testing cost shall be paid by the tester.

d) Making record and issuing conclusion of result of inspection of veterinary hygiene

Regarding establishments of which samples are not required to be taken: the head of the inspectorate shall send the inspection record to the head of the inspection authority specified in clause 1 of this Article; according to the inspection record, the head of the inspection authority shall issue a conclusion of result of inspection of veterinary hygiene according to Form No. 07e in Appendix II enclosed with this Circular. The inspection record shall be sent and the conclusion of result of inspection of veterinary hygiene shall be issued within 03 working days from the date on which the inspection is completed.

Regarding establishments of which samples must be taken: the head of the inspectorate shall send the inspection record to the head of the inspection authority specified in clause 1 of this Article; according to the inspection record and the sample testing result, the head of the inspection authority shall issue a conclusion of result of inspection of veterinary hygiene according to Form No. 07e in Appendix II enclosed with this Circular. The inspection record shall be sent and the conclusion of result of inspection of veterinary hygiene shall be issued within 15 days from the date on which the inspection is completed.

Regarding establishments that are operating, during inspection, if it is detected that any establishment commits administrative violations against regulations on veterinary hygiene, the inspectorate shall make the inspection record and a working record; handle violations within its jurisdiction or request the competent authority to handle violations according to regulations of law.

dd) Periodic inspections shall follow procedures specified in points a, b, c and d of this clause; initial and ad hoc inspections shall follow procedures specified in points b, c and d of this clause;

e) Regarding “FAILED” establishments that must take remedial measures: After receiving the report on result of remediation, the inspectorate shall consider assessing the remediation. If the remediation is satisfactory, the head of the inspectorate shall send the inspection record (enclosed with the report on result of remediation prepared by the establishment) to the head of the inspection authority specified in clause 1 of this Article and the head of the inspection authority shall issue the conclusion of result of inspection of veterinary hygiene according to Form No. 07e in Appendix II enclosed with this Circular. The inspection record shall be sent and the conclusion of result of inspection of veterinary hygiene shall be issued within 03 working days from the date of receipt of the report on satisfactory remediation.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Clause 3 shall be added to Clause 2 Article 43 as follows:

“3. Upon operation, the establishments specified in point d section 2 Appendix I of this Circular shall fulfill requirements for veterinary hygiene and their fulfillment of such requirements shall be inspected and supervised by veterinary authorities.

4. Point d section 2 Appendix I shall be amended as follows:

“d) Concentrated animal slaughterhouses; establishments preliminary processing and processing animals and animal products for trade; establishments trading animal products; facilities testing and diagnosing animal diseases; animal surgery facilities; establishments producing animal feeds and other animal products without using as food (at the request of the importing countries)".

Article 2. Replacement and annulment of some words, phrases, points, clauses and articles of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development (amended by the Circular No. 10/2022/TT-BNNPTNT dated September 14, 2022) and the Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development (amended by the Circular No. 35/2018/TT-BNNPTNT , the Circular No. 09/2022/TT-BNNPTNT and the Circular No. 04/2024/TT-BNNPTNT)

1. Form No. 03 “RECORD OF INSPECTION AND SAMPLING" at the Appendix II shall be replaced by Form No. 03 “RECORD OF SAMPLING” at the Appendix enclosed with this Circular.

2. Form No. 07: Record of inspection of veterinary hygiene in Appendix II shall be replaced by Form No. 07a: Record of inspection of veterinary hygiene at concentrated animal slaughterhouse; Form No. 07b: Record of inspection of veterinary hygiene at facility testing and diagnosing animal diseases; animal surgery facility; Form No. 07c: Record of inspection of veterinary hygiene at establishment producing animal feeds and other animal products without using as food; establishment preliminary processing and processing animals and animal products for trade; Form No. 07d: Record of inspection of veterinary hygiene at establishment trading animal products in Appendix enclosed with this Circular.

3. The phrase “Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu” (only processing exports at the production facilities which have been issued with the Certificates of eligibility for veterinary hygiene and meet the requirements issued by the importing country) shall be replaced by the phrase "Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu” (only preliminarily processing and processing goods processed for export at the production facilities which meet the requirements for veterinary hygiene and meet the requirements issued by the importing country) at clause 3 Article 11 of the Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT .

4. Article 38 shall be annulled.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 3. Implementation clause

1. This Circular comes into effect from January 06, 2025.

2. Transition clauses

a) With regard to a certificate of eligibility for veterinary hygiene issued before the effective date of this Circular, within 60 days from the effective date of this Circular, the inspection authority specified in clause 1 Article 37 of this Circular shall issue a conclusion that the establishment is “PASSED”;

b) With regard to an application for issuance of a certificate of eligibility for veterinary hygiene submitted before the effective date of this Circular, the inspection authority specified in clause 1 Article 37 of this Circular shall issue a conclusion of result of inspection of veterinary hygiene after the inspection is completed.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Department of Animal Health (affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development) for consideration and decision./.

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Phung Duc Tien

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.723

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.25.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!