Các trường hợp không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ từ ngày 06/01/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
21/11/2024 14:34 PM

Sau đây là các trường hợp không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ theo Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT.

Các trường hợp không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ từ ngày 06/01/2025

Các trường hợp không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ từ ngày 06/01/2025 (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Các trường hợp không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ từ ngày 06/01/2025

Theo đó, Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT đã sửa đổi Điều 36 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định chung về quy trình kiểm tra vệ sinh thú y như sau:

- Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y

+ Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Đối với các cơ sở nêu tại điểm d mục 2 Phụ lục I thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y theo quy trình và hồ sơ quy định tại Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT).

- Đối với cơ sở xuất khẩu, việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng.

- Không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ đối với cơ sở có một trong các loại Giấy chứng nhận sau đây hoặc tương đương còn hiệu lực: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.); Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000); an toàn dịch bệnh; đủ điều kiện chăn nuôi; đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Mẫu lấy trong quá trình kiểm tra vệ sinh thú y phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định, trong đó phép thử được đăng ký phải phù hợp với chỉ tiêu kiểm tra vệ sinh thú y.

Hiện hành, theo Điều 36 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT) về nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở như sau:

- Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Việc kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở nêu tại điểm d mục 2 Phụ lục I hoặc cơ sở làm hồ sơ đề nghị được kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y (theo yêu cầu của nước nhập khẩu) thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 10 và khoản 11 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT) .

- Các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ sở có một trong các loại giấy chứng nhận trên không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, trừ trường hợp theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT thì không thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y lần đầu và định kỳ đối với cơ sở có một trong các loại Giấy chứng nhận sau đây hoặc tương đương còn hiệu lực: 

- Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 

- Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); 

- Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.); 

- Thực hành sản xuất tốt (GMP);

- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);

- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); 

- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); 

- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000); 

- An toàn dịch bệnh; 

- Đủ điều kiện chăn nuôi; 

- Đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Xem thêm tại Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn