Theo đó, định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030 theo 08 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước, đơn cử như:
**Vùng đồng bằng sông Hồng
- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha; thành lập mới 06 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,02 triệu ha;
- Chuyển tiếp 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,01 triệu ha;
- Hình thành 01 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,01 triệu ha.
**Vùng Đông Nam Bộ
- Chuyển tiếp 10 khu bảo tồn hiện có với tổng diện tích khoảng 0,3 triệu ha; thành lập mới 01 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,03 triệu ha;
- Chuyển tiếp 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 03 vùng đất ngập nước quan trọng với tổng diện tích khoảng 0,07 triệu ha.
**Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có với tổng diện tích khoảng 0,15 triệu ha; thành lập mới 16 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 0,1 triệu ha;
- Chuyển tiếp 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận 01 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cấp, phát triển, cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với các vườn thực vật, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, cơ sở bảo tồn trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên;
- Hình thành 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 0,09 triệu ha.
Xem chi tiết Quyết định 1352/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.