ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 49/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 22 tháng 03 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP,
KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2022
Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày
13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc
phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không
báo cáo và không theo quy định; Công văn số 1284/BNN-TCTS ngày 08/3/2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai thực hiện quyết
liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU, UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các
quy định về chống khai thác IUU theo quy định của Luật Thủy
sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các
nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chống
khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban
châu Âu (EC).
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế
trong công tác chống khai thác IUU, đặc biệt tập trung vào
các khuyến nghị của EC. Xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn
thành, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương liên quan
trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm soát hoạt động nghề
cá trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản tuân thủ đúng theo
pháp luật Việt Nam và các quy định của Luật pháp quốc tế, xây dựng nghề cá có
trách nhiệm và phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ, thống nhất, thường xuyên, có hiệu quả và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống
chính trị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai
thác IUU trên địa bàn tỉnh; chủ động trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời
các hành vi khai thác IUU.
- Có lộ trình cụ thể để khắc phục các
tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU theo các khuyến nghị của Ủy
ban châu Âu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên
truyền, đặc biệt là tăng cường công tác truyền thông trên kênh truyền hình PTQ;
công khai các trường hợp vi phạm bị xử phạt tiền với mức cao để nâng cao nhận
thức cho ngư dân.
2. Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu
cá và ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước
ngoài.
3. Khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt
thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS); lập danh sách tàu cá chưa lắp đặt
VMS (Họ tên, số đăng ký tàu, lý do chưa lắp đặt, nơi neo đậu). Tổ chức khai
thác, vận hành, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám
sát tàu cá hoạt động trên biển.
4. Tăng cường công tác quản lý tàu
cá, nâng cao tỷ lệ tàu cá thực hiện đăng ký, đăng kiểm (bao gồm đánh dấu tàu
cá), cấp giấy phép khai thác thủy sản, cấp giấy chứng nhận
an toàn thực phẩm; cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase
phục vụ công tác quản lý.
5. Tổ chức triển khai đúng quy định về
công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua
cảng đảm bảo theo chuỗi; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai
thác theo quy định có sự kiểm tra đối chiếu dữ liệu từ nhật ký khai thác thủy sản,
cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase, hệ thống giám sát hành trình tàu
cá,...
6. Tăng cường các hoạt động tuần tra,
kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, hoạt động trên biển và tại các cửa
biển, cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành
vi khai thác IUU, đặc biệt là các trường hợp tàu cá hoạt động nhưng cố tình không lắp đặt hoặc lắp đặt nhưng không duy trì kết nối thiết
bị giám sát hành trình, vi phạm vùng biển nước ngoài.
7. Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp
hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền đáp ứng tiêu
chí phân loại cảng cá theo quy định của Luật Thủy sản, đảm bảo khả năng tiếp nhận
tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng chỉ định, đáp ứng các yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
8. Rà soát, bố trí đủ nguồn nhân lực
về số lượng, chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí kinh phí, trang thiết bị tại các cơ
quan, đơn vị có liên quan phục vụ cho công tác chống khai thác IUU.
9. Thường xuyên trao đổi thông tin,
kinh nghiệm với các tỉnh bạn về chống khai thác IUU; phối hợp với các cơ quan
thực thi pháp luật trên biển để kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý tàu cá và ngư
dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo)
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Sử dụng nguồn kinh phí đã được bố trí
trong dự toán năm 2022 cho các cơ quan, đơn vị và nguồn kinh phí được bổ sung
trong dự toán năm 2022. Đối với các nhiệm vụ được phê duyệt theo Kế hoạch này
chưa bố trí kinh phí trong dự toán năm 2022, các cơ quan, đơn vị (Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi) lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh (Chi
tiết theo Phụ lục II kèm theo).
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Công tác thông
tin, truyền thông:
- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền
thông, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật thủy sản và chống
khai thác IUU, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về chống khai thác
lưu đến với cộng đồng ngư dân và các thành phần liên quan; huy động hệ thống
chính trị địa phương vào cuộc chung tay chống khai thác IUU.
- Thường xuyên đưa tin, bài, các văn
bản liên quan đến chống khai thác IUU trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Trung tâm Truyền thông -
Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
- Thực hiện lồng ghép công tác đăng
ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản; công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động của người và tàu cá tại cảng cá, cửa biển, trên biển với công tác
tuyên truyền pháp luật thủy sản và chống khai thác IUU.
2. Công tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra người và tàu cá ra vào các cảng theo quy định, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm khai thác IUU, kiên quyết không cho tàu cá rời cảng khi chưa đảm bảo các
điều kiện theo quy định.
- Tăng cường điều tra, xác minh, xử
lý tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài; kịp thời phát hiện,
ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm hành vi môi giới, tổ chức đưa tàu cá và ngư
dân đi khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài để răn đe.
- Bố trí thanh tra chuyên ngành thủy
sản, cán bộ các phòng nghiệp vụ thủy sản hoạt động thường xuyên tại các cảng cá
và phối hợp với các Trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện kiểm tra, kiểm soát, hướng
dẫn các chủ tàu cá thực hiện khai thác thủy sản theo đúng quy định, đảm bảo người
và tàu cá tuân thủ pháp luật khi thực hiện khai thác thủy sản.
- Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện
chống khai thác IUU đối với các tổ chức, đơn vị đã được phân công nhiệm vụ; xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu, tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ
chống khai thác IUU.
3. Về xây dựng cơ
chế, chính sách, nguồn nhân lực và hoàn thiện hạ tầng nghề cá:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến
khích giảm số lượng tàu cá, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản bền vững, chuyển
đổi sinh kế cho ngư dân khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác để giảm áp lực cho nguồn lợi vùng ven bờ.
- Tổ chức, hỗ trợ đào tạo, cấp chứng
chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá cho ngư dân, đảm bảo đầy đủ chức
danh và định biên tàu cá theo quy định.
- Tăng cường năng lực thực thi pháp
luật của các lực lượng chức năng trên các vùng biển, tại cảng cá. Tập huấn, đào
tạo đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm nâng cao trình độ,
năng lực quản lý, tuyên truyền cho ngư dân nâng cao nhận thức trong quá trình
khai thác thủy sản. Tổ chức học tập kinh nghiệm và tập huấn, nâng cao nghiệp vụ
cho các cán bộ tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng cảng
cá và năng lực thực hiện xác nhận, chứng nhận thủy sản và kiểm soát các hoạt động
của tàu cá tại cảng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, cơ quan, địa phương: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài
chính, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Đài
PT-TH tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội nghề cá tỉnh, UBND các huyện: Lý Sơn,
Bình Sơn, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi theo chức năng, nhiệm
vụ được giao:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đã ban hành để thực hiện: Chỉ thị số 689/CT-TTg
ngày 18/5/2010, Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017, Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017, Công điện số 1275/CĐ-TTg ngày
19/9/2018, Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ,
Thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19/9/2020, Thông báo số 198/TB-VPCP ngày
21/7/2021 của Văn phòng Chính phủ, Công văn số 1284/BNN-TCTS ngày 08/3/2022 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai thực hiện
quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU, Công văn số 4347-CV/TU
ngày 09/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy về chống khai thác IUU, khắc
phục cảnh báo “thẻ Vàng” của Ủy ban Châu Âu.
- Triển khai thực hiện nghiêm các quy
định của Luật Thủy sản, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019, Nghị định số
42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thi hành Luật Thủy
sản.
- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền
thông, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến Luật Thủy sản, các quy định về chống
khai thác IUU, đặc biệt là tăng cường công tác truyền thông trên kênh truyền
hình PTQ. Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nghề cá tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận
động các đoàn viên/ hội viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong
khai thác thủy sản và chống khai thác IUU.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Tự điều tiết, cân đối, bổ sung nguồn
nhân lực cho Chi cục Thủy sản để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ mới theo
quy định của Luật Thủy sản (vận hành Hệ thống giám sát tàu cá, kiểm tra tàu cá
tại Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá,...) trong tổng số biên chế
công chức được UBND tỉnh giao hàng năm cho Sở.
b) Tiếp tục rà soát về nhân lực,
trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bố trí tại các cảng cá và lập
dự toán kinh phí các hạng mục cần thiết phải khắc phục, sửa chữa ngay trong năm
2022 của các cảng cá: Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Sa Huỳnh, Mỹ Á và Lý Sơn đảm bảo đáp ứng
tiêu chí cảng cá loại II theo Luật Thủy sản. Triển khai các dự án đầu tư xây dựng,
nâng cấp các cảng cá trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025.
c) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Ban Quản
lý các cảng cá căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ các nội dung của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật,
đặc biệt là các nội dung liên quan đến chống khai thác IUU.
- Đảm bảo công tác xác nhận, chứng nhận
nguồn gốc thủy sản đúng theo quy định; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lưu trữ liên quan đến xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản như: nhật ký
khai thác, báo cáo khai thác, hồ sơ đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác
thủy sản; hồ sơ về tàu cá vi phạm khai thác IUU bị xử lý, hồ sơ kiểm soát tàu
cá ra vào cảng, sản lượng thủy sản cập cảng. Đảm bảo vệ sinh môi trường và công
tác phòng cháy, chữa cháy tại các cảng cá.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển để kịp thời phát
hiện, ngăn chặn các tàu cá vi phạm khai thác IUU, không để xảy ra vụ việc tàu
cá và ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài.
- Đảm bảo các tàu cá trên địa bàn tỉnh
được cấp phép theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu tàu cá
VNFishbase; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cảng cá, đảm bảo tất
cả các tàu cá neo đậu trong khu vực cảng phải có dữ liệu đã qua kiểm soát.
- Thực hiện giám sát tàu cá hoạt động
trên biển qua thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) và cảnh báo chủ tàu,
thuyền trưởng khi đưa tàu vượt ranh giới cho phép trên biển hoặc tắt thiết bị
giám sát hành trình tàu cá khi hoạt động trên biển, xử lý nghiêm các trường hợp
cố tình vi phạm.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý tàu cá, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc
thủy sản khai thác.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến,
nhập bến; kiên quyết không cho tàu cá đi khai thác thủy sản nếu không đầy đủ
các giấy tờ liên quan đến người, phương tiện theo quy định, tàu cá có chiều dài 15m trở lên không lắp đặt thiết bị giám sát
hành trình hoặc lắp đặt nhưng không duy trì hoạt động, thiết
bị không còn kẹp chì cố định trên tàu
- Chủ trì triển khai Kế hoạch phối hợp
tuần tra bảo vệ chủ quyền kết hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động
biển; phối hợp kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp tại cảng cá để kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
xử lý các hành vi khai thác IUU.
- Triển khai đồng bộ, quyết liệt các
biện pháp công tác biên phòng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng
tăng cường công tác nắm tình hình, có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu những trường
hợp có dấu hiệu đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. Chủ trì điều
tra, xác minh, xử lý tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý các trường hợp có dấu hiệu
vi phạm vùng biển nước ngoài được phát hiện qua hệ thống
giám sát tàu cá.
4. Công an tỉnh
Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về khai
thác IUU, đặc biệt là các hành vi môi giới, tổ chức đưa
tàu cá và ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở vùng
biển nước ngoài, môi giới chuộc tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước
trái pháp luật.
5. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban,
ngành chức năng và địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan cho
ngư dân hoạt động khai thác thủy sản xa bờ, quy định xử phạt của các nước đối với
tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển để khai thác thủy sản trái phép.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng
trong tỉnh, trung ương và cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài xác minh các
vụ việc tàu cá, ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt, bị tấn công,
ngăn cản, lấy tài sản, bị tai nạn được nước ngoài cứu hộ, cứu nạn; xác minh
thân nhân của ngư dân, phối hợp các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước thực
hiện công tác bảo hộ công dân, đưa công dân về nước.
- Cập nhật, cung cấp các thông tin, số
liệu về tình hình tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, thả
về để tổng hợp báo cáo theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí
nguồn vốn đầu tư công để thực hiện đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp hoàn thiện
các hạng mục hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo Kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hàng năm được phê duyệt.
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán do các cơ quan,
đơn vị lập, chủ trì thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo khả năng
cân đối ngân sách tỉnh đối với các nhiệm vụ cấp bách được cấp có thẩm quyền
giao nhưng chưa bố trí kinh phí trong dự toán năm 2022 để thực hiện.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo
chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nhiệm
vụ, giải pháp, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về chống khai
thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy
định.
9. Ban Chỉ đạo tỉnh về chống khai
thác IUU
Triển khai thực hiện nhiệm vụ được
giao, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và địa phương triển
khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
10. UBND các huyện, thị xã, thành
phố ven biển
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp chống khai thác IUU trên địa bàn; chủ động sử dụng kinh phí địa
phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Kiên quyết xử lý đối
với các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là hành
vi đưa tàu cá và ngư dân của địa phương đi khai thác trái phép tại vùng biển nước
ngoài.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động ngư dân chấp hành tốt các quy định của Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về chống khai
thác IUU; triển khai đồng bộ các giải pháp về dân vận cơ sở để vận động cộng đồng
ngư dân và các thành phần có liên quan không thực hiện hành vi vi phạm khai
thác IUU. Thực hiện mục tiêu, trong năm 2022 không xảy ra tình trạng tàu cá của
tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường phối hợp
thực hiện công tác quản lý tàu cá và triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành
trình đối với tàu cá trên địa bàn quản lý. Xác định cấp xã/phường là lực lượng
nòng cốt trong việc quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân đối với công tác
chống khai thác IUU. Chỉ đạo, yêu cầu chính quyền xã/phường phải: (i) Chịu trách nhiệm chính, sâu sát, trực tiếp, nắm
vững địa bàn quản lý, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, đảm
bảo “Dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm”; (ii) Có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối
tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện,
ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước
ngoài.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị
có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển chịu trách nhiệm tổ
chức, phối hợp triển khai thực hiện; định kỳ, ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(b/cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT,
Ngoại vụ, Nội vụ, Thông tin và
Truyền thông,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Công an tỉnh,
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Hội Nghề cá tỉnh;
- UBND các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức,
thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng
Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.toan125
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
PHỤ LỤC I
NHIỆM VỤ CỤ THỂ VỀ CHỐNG KHAI HẢI SẢN BẤT
HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 22/3/2022 của UBND tỉnh)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên
truyền, đặc biệt là tăng cường công tác truyền thông trên truyền hình PTQ và
Báo Quảng Ngãi
|
Sở
Thông tin và Truyền thông; Đài PT-TH tỉnh; Báo Quảng
Ngãi
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
2
|
Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu
cá và ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước
ngoài
|
Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
3
|
Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị
giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Hoàn
thành trước 30/9/2022
|
4
|
Tăng cường công tác quản lý tàu cá,
nâng cao tỷ lệ tàu cá thực hiện đăng ký, đăng kiểm (bao gồm đánh dấu tàu cá),
cấp giấy phép khai thác thủy sản, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; cập
nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase phục vụ công tác
quản lý.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Hoàn
thành trước 30/10/2022
|
5
|
Tổ chức triển khai đúng quy định về
công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai
thác theo quy định
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
6
|
- Tăng cường các hoạt động tuần
tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, hoạt động trên biển và tại
các cửa biển; xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU
|
Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND các huyện, thành phố ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
- Tăng cường các hoạt động kiểm
tra, kiểm soát tàu cá rời cảng, cập cảng lên cá tại các cảng cá; xử lý nghiêm
các hành vi khai thác IUU
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
7
|
Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp
hạ tầng các cảng cá đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chống khai thác
IUU
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Thường
xuyên trong năm
|
8
|
Rà soát, bố trí
đủ nguồn nhân lực về số lượng, chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí kinh phí, trang
thiết bị tại các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ cho công tác chống khai
thác IUU
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
|
Hoàn
thành trước ngày 30/10/2022
|
9
|
Thường xuyên trao đổi thông tin,
kinh nghiệm với các tỉnh bạn về chống khai thác IUU; phối hợp với các cơ quan
thực thi pháp luật trên biển để kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý tàu cá và
ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác trái phép ở vùng biển
nước ngoài.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển. Các tỉnh bạn và các lực lượng
như Kiểm ngư, Cảnh sát biển,...
|
Thường
xuyên trong năm
|
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN KINH PHÍ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỐNG
KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 22/3/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
STT
|
Nội dung chi phí
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (VNĐ)
|
Thành
tiền (VNĐ)
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)=(4)*(5)
|
(7)
|
I
|
Bổ sung
nguồn nhân lực (HĐLĐ) tại 04 cảng cá chỉ định năm
2022
|
|
|
|
619.000.000
|
Đã
giao dự toán năm 2022: 619 triệu đồng
|
1
|
Tiền lương cho 08 nhân viên Ban Quản
lý các cảng cá (Chi hỗ trợ lương 08 hợp đồng lao động thời gian từ (01/01 đến
31/12/2021) 12 tháng (HSL 2,67x8ng x 1.490tr x 12 tháng) + (23,5% các khoản đóng góp
BH x 8ng x 12 tháng) + chi hoạt động
thường xuyên 8ng x 12 tháng)
|
Cảng
|
04
|
154.750.000
|
619.000.000
|
|
II
|
Kinh phí thực hiện Kế hoạch của
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về việc phối hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền
kết hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên vùng biển tỉnh
Quảng Ngãi năm 2022 (cấp cho Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh).
|
|
|
|
1.442.481.000
|
Chưa
bố trí kinh phí trong năm 2022
|
1
|
Chi phí nhiên liệu (Dầu Diezel + Nhớt)
|
Đợt
|
05
|
279.388.200
|
1.396.941.000
|
|
2
|
Chi phí tiền ăn phục vụ tuần tra
trên biển
|
Đợt
|
05
|
9.108.000
|
45.540.000
|
|
III
|
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoàn
thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền đáp ứng tiêu chí phân loại
cảng cá theo quy định của Luật Thủy sản 2017
|
|
|
|
19.000.000.000
|
Đã bố
trí một phần kinh phí trong năm 2022
|
1
|
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp hạ tầng 04 cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền đáp ứng tiêu chí phân loại cảng
cá theo quy định của Luật Thủy sản 2017 bằng nguồn vốn Sự nghiệp năm 2021
|
|
|
|
4.000.000.000
|
|
|
a) Mua sắm thiết bị phục vụ cho
bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa 70% gồm: Cần cẩu cố định hoặc di động, phương tiện vận chuyển hàng hóa trong cảng. Tổng giá trị ước
tính khoảng 1 tỷ đồng/01 Cảng x 04 Cảng (Tịnh
Hòa, Tịnh Kỳ, Sa Huỳnh và Mỹ Á) năm 2022
|
Cảng
|
4
|
1.000.000.000
|
4.000.000.000
|
UBND
tỉnh giao dự toán tại Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 là 04 tỷ đồng
|
2
|
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp hạ tầng
04 cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền đáp ứng tiêu chí phân loại cảng cá theo
quy định của Luật Thủy sản 2017 (bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025)
|
|
|
|
15.000.000.000
|
Nguồn
ĐT công trung hạn (2021 - 2025)
|
|
a) Đầu tư nâng cấp, mở rộng khu
neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp,
sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo
trú tàu thuyền.
|
Cảng
|
5
|
3.000.000.000
|
15.000.000.000
|
UBND
tỉnh đã phê duyệt dự án Nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng
neo trú tàu thuyền (Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Tịnh Hòa và Mỹ Á) tại Quyết định
số 1272/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 và bố trí vốn năm 2022
là 15 tỷ đồng
|
IV
|
Tăng cường công tác truyền thông trên kênh truyền hình PTQ và Báo Quảng Ngãi (Cấp cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Ngãi)
|
|
|
|
250.000.000
|
Chưa
bố trí kinh phí trong năm 2022
|
1
|
a) Sản xuất và phát sóng 02 phóng sự
(thời lượng 11 phút/Ps) về việc khắc phục các khuyến nghị của EC và hướng đến nghề cá bền vững của tỉnh Quảng Ngãi phát trên kênh
truyền hình PTQ.
|
Phút
|
22
|
3.000.000
|
66.000.000
|
|
b) Sản xuất và phát sóng 08 phóng sự
ngắn (thời lượng 03 phút/Ps) về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp,
tăng cường kiểm soát tàu cá khi xuất bến, phạt nặng những tàu cá vi phạm khai
thác IUU, siết chặt truy xuất nguồn ốc thủy sản...phát trong chương trình thời
sự trên kênh truyền hình PTQ.
|
Phút
|
24
|
3.500.000
|
84.000.000
|
|
2
|
Tin bài đăng trên báo giấy và báo điện tử của Báo Quảng Ngãi định kỳ. Hàng tuần, Báo Quảng
Ngãi đăng tải nội dung tuyên truyền lĩnh vực biển, kinh tế biển trên 1 trang
Chuyên đề Biển - Kinh tế biển (ra số thứ 4), sản xuất video, phóng sự đăng tải
trên Báo Quảng Ngãi điện tử.
|
Tin,
bài, ảnh và video
|
100
|
1.000.000
|
100.000.000
|
|
|
TỔNG
CỘNG: (I)+(II)+(III)+(IV)
|
|
|
|
21.311.481.000
|
|
|
|
* Tổng kinh phí dự kiến theo kế hoạch:
21.311.481.000 đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025: đã bố trí vốn năm 2022: 15
tỷ đồng
- Nguồn kinh phí sự nghiệp:
6.311.481.000, trong đó:
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp đã giao
dự toán năm 2022: 4.619.000.000 đồng.
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp cần bổ
sung trong dự toán năm 2022: 1.692.481.000 đồng, trong đó:
● Tại nội dung phần II: 1.442.481.000
đồng (BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh);
● Tại nội dung 1 phần IV: 150.000.000
đồng (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh);
● Tại nội dung 2 phần IV: 100.000.000
đồng (Báo Quảng Ngãi).