Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ

Số hiệu: 23/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 30/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hình thức và thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ

Ngày 30/8/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Theo đó, quy định hình thức và thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ như sau:

- Về hình thức đào đạo:

+ Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.

+ Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng.

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT.

- Về thời gian đào tạo:

+ Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;

+ Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;

+ Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 15/10/2021 và thay thế Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2021, áp dụng đối với các khóa trúng tuyển từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành. Thông tư này thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng hoặc giám đốc các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ thạc sĩ; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVB
QPPL (Bộ pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT
;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

QUY CHẾ

TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, cấp bằng thạc sĩ.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ thạc sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Quy chế này là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, cấp bằng thạc sĩ áp dụng tại cơ sở đào tạo (sau đây gọi là quy chế của cơ sở đào tạo).

4. Quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo những chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng (bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).

Điều 2. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp bằng thạc sĩ theo quy định của Quy chế này; không cấp thêm một văn bằng giáo dục đại học khác.

3. Chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau.

4. Chương trình đào tạo phải quy định:

a) Danh mục ngành phù hợp đối với người học đã tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên);

b) Những ngoại ngữ được chấp nhận trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra; yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ.

5. Chương trình đào tạo phải bao gồm những nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải tuân thủ các quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

7. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố cho học viên trước khi áp dụng.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng. Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:

a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;

b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;

c) Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

Điều 4. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ

1. Người học được xem xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ của một số học phần khi đã học một chương trình đào tạo thạc sĩ khác hoặc đã tốt nghiệp một chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Số tín chỉ được công nhận và chuyển đổi không vượt quá 30 tín chỉ.

2. Sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và các điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định có thể được đăng ký học trước một số học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ tại cùng cơ sở đào tạo. Số tín chỉ được công nhận không vượt quá 15 tín chỉ.

3. Những học phần được xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu về giảng viên, khối lượng học tập và các yêu cầu khác của học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ;

b) Điểm đánh giá đạt từ điểm C (hoặc quy đổi tương đương) trở lên;

c) Thời điểm hoàn thành không quá 05 năm tính tới thời điểm xét công nhận, chuyển đổi.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

a) Điều kiện, tiêu chí đánh giá, quy trình xét công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ;

b) Điều kiện, quy trình sinh viên đăng ký học theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Thời gian hiệu lực của kết quả học tập để xem xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ;

d) Các học phần (hoặc nhóm học phần) và số tín chỉ được công nhận, chuyển đổi theo đối tượng người học và chương trình đào tạo.

Chương II

TUYỂN SINH

Điều 5. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:

a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

2. Ngành phù hợp được nêu tại khoản 1 Điều này và tại các điều khác của Quy chế này là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.

3. ng viên đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

4. ng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).

5. Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

b) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Điều 6. Tổ chức tuyển sinh và công nhận học viên

1. Việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm do cơ sở đào tạo quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.

2. Phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển. Cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng đ kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.

3. Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo ít nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm những thông tin sau:

a) Đối tượng và điều kiện dự tuyển;

b) Chỉ tiêu tuyển sinh theo chương trình đào tạo, hình thức đào tạo;

c) Danh mục ngành phù hợp của từng chương trình đào tạo và quy định những trường hợp phải hoàn thành học bổ sung;

d) Hồ sơ dự tuyển;

đ) Kế hoạch và phương thức tuyển sinh;

e) Mức học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình từng năm học, cả khóa học;

g) Những thông tin cần thiết khác.

4. Cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo kèm theo các minh chứng.

5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

a) Kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, phương thức tuyển sinh;

b) Quy trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển, kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào và công nhận học viên trúng tuyển;

c) Các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh;

d) Công tác lưu trữ, bảo mật trong công tác tổ chức thi tuyển và xét tuyển;

đ) Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ trong công tác tuyển sinh;

e) Trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong công tác tổ chức tuyển sinh;

g) Những quy định khác liên quan đến tuyển sinh.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điều 7. Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả học tập

1. Địa điểm đào tạo là trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo; các hoạt động thực hành, thực tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế được tổ chức ở ngoài cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 20% khối lượng chương trình đào tạo. Đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, việc tổ chức đào tạo tại các sở thực hành thực hiện theo quy định của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và phải được thể hiện rõ trong kế hoạch giảng dạy.

2. Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên giảng dạy ở trình độ thạc sĩ phải tuân thủ các quy định hiện hành tại Điều 54, Điều 55, Điều 57 và Điều 58 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018); quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác có liên quan.

3. Việc lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy, đánh giá và xử lý kết quả học tập được thực hiện theo các quy định liên quan tại Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định tại các khoản từ khoản 4 đến khoản 10 của Điều này. Việc tổ chức đánh giá luận văn chương trình định hướng nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế này và tổ chức đánh giá học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.

4. Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp học thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Kế hoạch giảng dạy và học tập các học phần trong chương trình đào tạo được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với mỗi học phần không vượt quá 15 giờ trong một tuần và 04 giờ trong một ngày.

5. Cơ sở đào tạo quy định quy trình học viên đăng ký học tập trước khi bắt đầu mỗi học kỳ theo từng chương trình đào tạo; khối lượng tín chỉ tối đa và tối thiểu trong mỗi học kỳ học viên được phép đăng ký nhưng tổng số tín chỉ đăng ký tối đa trong một năm học không quá 45 tín chỉ đối với hình thức chính quy và không quá 30 tín chỉ đối với hình thức vừa làm vừa học.

6. Kết quả các học phần trong chương trình đào tạo chỉ được xếp loại đạt khi có điểm đánh giá từ mức C trở lên.

7. Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp.

8. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi bảo đảm sự tin cậy, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần, trừ luận văn và học phần tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9Điều 11 của Quy chế này.

9. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác, cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về:

a) Tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập;

b) Cách đánh giá, tính điểm học phần; việc tổ chức hướng dẫn, thực hiện và đánh giá thực hành, thực tập và chuyên đề nghiên cứu;

c) Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên;

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của học viên và các đơn vị chuyên môn, quản lý, hỗ trợ có liên quan theo các quy định của pháp luật hiện hành;

đ) Việc lấy ý kiến phản hồi của người học và những quy định liên quan khác trong tổ chức hoạt động đào tạo thạc sĩ của cơ sở đào tạo.

Điều 8. Hướng dẫn luận văn

1. Học viên theo học chương trình định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài nghiên cứu có khối lượng từ 12 đến 15 tín chỉ, kết quả được thể hiện bằng luận văn. Học viên thực hiện luận văn trong thời gian ít nhất 06 tháng.

2. Luận văn là một báo cáo khoa học, tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;

b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn luận văn, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp của chương trình định hướng ứng dụng); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.

4. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn:

a) Có trình độ tiến sĩ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đề tài luận văn của học viên;

b) Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;

c) Có kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được giao hướng dẫn;

d) Đáp ứng nhng yêu cầu khác theo chuẩn chương trình đào tạo của ngành, lĩnh vực đào tạo và quy định của cơ sở đào tạo.

5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về:

a) Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của người hướng dẫn;

b) Việc giao đề tài và người hướng dẫn luận văn; thay đổi đề tài, người hướng dẫn; thời gian thực hiện luận văn;

c) Yêu cầu về nội dung chuyên môn, cấu trúc, hình thức và bảo đảm liêm chính học thuật đối với luận văn.

Điều 9. Đánh giá luận văn

1. Luận văn được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.

2. Hội đồng đánh giá luận văn bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Hội đồng có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo;

b) Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng tiêu chuẩn như người hướng dẫn luận văn quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này; trong đó chủ tịch phải là giảng viên cơ hữu hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo;

c) Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của học viên không tham gia hội đồng.

3. Điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn:

a) Đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo;

b) Đã nộp luận văn, được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ;

c) Đã hoàn thành các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.

4. Buổi bảo vệ luận văn được tổ chức khi ít nhất 2 phần 3 tổng số thành viên hội đồng đánh giá có mặt, trong đó có chủ tịch, thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo.

5. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên hội đồng có mặt trong buổi đánh giá luận văn theo thang điểm 10; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5,5 điểm.

6. Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá luận văn lần thứ ba.

7. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn luận văn (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ một số đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.

8. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về tiêu chí và quy trình đánh giá luận văn; các quy định khác liên quan đến đánh giá luận văn.

Điều 10. Thẩm định luận văn

1. Khi có phản ánh, khiếu nại, tố cáo hoặc trong những trường hợp khác theo yêu cầu quản lý, cơ sở đào tạo quyết định việc tổ chức thẩm định chất lượng luận văn.

2. Hội đồng thẩm định luận văn có thành phần, tiêu chuẩn như hội đồng đánh giá luận văn; các thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham gia hội đồng thẩm định.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về việc thành lập hội đồng thẩm định luận văn; quy trình họp hội đồng và xử lý kết quả thẩm định luận văn.

Điều 11. Hướng dẫn, đánh giá và thẩm định học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng

1. Học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án (sau đây gọi chung là đề án). Học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng.

2. Đề án được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Báo cáo đề án là một bản thuyết minh quá trình xây dựng, triển khai và kết quả triển khai đề án, đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đề xuất và kiểm nghiệm được mô hình, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên;

b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn đề án, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện luận văn của chương trình định hướng nghiên cứu); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.

5. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề án có ít nhất 03 thành viên, trong đó có chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Trường hợp hội đồng có hơn 03 thành viên, người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên, nhưng không được cho điểm đánh giá. Buổi bảo vệ chỉ tổ chức khi hội đồng đánh giá có mặt chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo.

6. Trong trường hợp đề án không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung đề án để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 45 ngày tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá đề án lần thứ ba.

7. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn báo cáo đề án (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.

8. Quy chế của cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế này và quy định tại Điều này để quy định chi tiết về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định đề án.

Điều 12. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ

1. Điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp:

a) Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu;

b) Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài;

c) Hoàn thành các trách nhiệm theo quy định của cơ sở đào tạo; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật, đình chỉ học tập.

2. Cơ sở đào tạo tổ chức xét và ra quyết định công nhận tốt nghiệp trong thời hạn 02 tháng tính từ ngày học viên bảo vệ thành công luận văn, đề án; tối đa thêm 03 tháng trong trường hợp phải tổ chức thẩm định luận văn, đề án.

3. Cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ cho học viên trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.

4. Nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó phụ lục văn bằng ghi rõ chương trình định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng.

5. Đối với các học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp theo thời gian học tập quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này, hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) cấp chứng nhận kết quả các học phần học viên đã tích lũy trong chương trình đào tạo.

6. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về cách tính điểm trung bình toàn khóa, quy trình xét và công nhận tốt nghiệp; việc bảo lưu, cấp giấy công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với học viên chưa hoàn thành các điều kiện tốt nghiệp.

Chương IV

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI HỌC VIÊN

Điều 13. Nghỉ học tạm thời, thôi học

1. Học viên được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;

b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của quốc gia, của ngành;

c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

d) Vì lý do cá nhân khác nhưng phải hoàn thành ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

2. Thời gian nghỉ học tạm thời tại điểm d khoản 1 Điều này phải được tính vào thời gian tối đa để hoàn thành khóa học quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

3. Học viên được cơ sở đào tạo quyết định cho thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp đang bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học tập và cho thôi học; việc bảo lưu và chứng nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với học viên xin thôi học.

Điều 14. Chuyển cơ sở đào tạo, chuyển nơi học và chuyển chương trình đào tạo

1. Học viên được xét chuyển cơ sở đào tạo, chuyển nơi học và chuyển chương trình đào tạo nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình đào tạo xin chuyển đến cơ sở đào tạo xin chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến đối với chuyển cơ sở đào tạo;

c) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyển đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo đối với trường hợp chuyển nơi học và chuyển chương trình đào tạo trong cùng một cơ sở đào tạo;

d) Còn đủ thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này và không đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

2. Việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối với học viên thuộc các trường hợp chuyển cơ sở đào tạo, chuyển chương trình đào tạo phải bảo đảm quy định tại Điều 4 Quy chế này.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về điều kiện, quy trình và thủ tục chuyển cơ sở đào tạo, chuyển nơi học và chuyển chương trình đào tạo.

Điều 15. Trao đổi học viên và hợp tác trong đào tạo

1. Cơ sở đào tạo được trao đổi học viên với cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là cơ sở đào tạo phối hợp) theo yêu cầu sau:

a) Cơ sở đào tạo trong nước phải được phép đào tạo cùng ngành ở trình độ thạc sĩ;

b) Cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải là cơ sở giáo dục đại học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục nước sở tại công nhận về chất lượng, cho phép đào tạo và cấp bằng thạc sĩ trong nhóm ngành tương ứng.

2. Nguyên tắc thực hiện trao đổi học viên:

a) Hiệu trưởng hai cơ sở đào tạo đồng ý;

b) Số lượng tín chỉ học viên theo học ở cơ sở đào tạo phối hợp được công nhận không quá 25% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo học viên đang theo học và bảo đảm quy định tại Điều 4 Quy chế này.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về điều kiện, quy trình thực hiện trao đổi học viên; công nhận tín chỉ học viên đã tích lũy khi thực hiện chương trình đào tạo ở cơ sở đào tạo phối hợp và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Điều 16. Xử lý vi phạm đối với học viên

1. Học viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.

2. Học viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;

b) Sử dụng kết quả của người khác hoặc sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận văn, đề án và bị hội đồng thẩm định kết luận nếu cắt bỏ những phần sử dụng, sao chép, trích dẫn đó thì luận văn, đề án không đạt yêu cầu;

c) Nhờ hoặc thuê người khác làm hộ luận văn, đề án.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về xử lý vi phạm đối với học viên.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Xây dựng và thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo

1. Căn cứ Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan, cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo; cụ thể hóa với yêu cầu ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không trái với những quy định của Quy chế này;

b) Thực hiện trách nhiệm trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 50 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018);

c) Tăng cường liêm chính học thuật; giám sát và kiểm soát việc chống sao chép; xây dựng chế tài, nghiêm túc xử lý khi có vi phạm; bảo đảm tính trung thực của nội dung những luận văn, đề án và những chuyên đề nghiên cứu khác;

d) Xây dựng chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong đào tạo thạc sĩ nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện:

a) Phổ biến, hướng dẫn cho ứng viên dự tuyển các quy định liên quan đến chính sách tuyển sinh của cơ sở đào tạo;

b) Phổ biến, hướng dẫn cho học viên quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của học viên khi bắt đầu khóa học;

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến tuyển sinh và đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

Điều 18. Chế độ lưu trữ, báo cáo và công khai thông tin

1. Cơ sở đào tạo lưu trữ và bảo quản hồ sơ theo quy định hiện hành về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu tại cơ sở đào tạo và cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu về đào tạo thạc sĩ vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học; xuất dữ liệu tổng hợp báo cáo từ hệ thống, ký xác nhận của cơ sở đào tạo và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.

3. Cơ sở đào tạo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo các thông tin sau cho từng chương trình đào tạo:

a) Giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo;

b) Thời gian, địa điểm và hình thức đào tạo;

c) Yêu cầu đầu vào và thông tin tuyển sinh;

d) Cấu trúc chương trình (kèm theo số tín chỉ cho mỗi học phần, luận văn, đề án, chuyên đề nghiên cứu);

đ) Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn luận văn, đề án;

e) Học tập và kiểm tra đánh giá;

g) Chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm;

h) Học phí và học bổng (nếu có);

i) Các thông tin khác mà ứng viên và học viên cần biết về chương trình đào tạo.

4. Cơ sở đào tạo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh và đào tạo:

a) Quy chế của cơ sở đào tạo, các quy định quản lý đào tạo có liên quan đến tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ;

b) Các quyết định mở ngành đào tạo;

c) Các điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thông tin khác theo quy định.

5. Cơ sở đào tạo thường xuyên cập nhật thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo:

a) Thống kê số lượng học viên trúng tuyển, đang học, thôi học và tốt nghiệp theo từng khóa, từng ngành, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo;

b) Kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu của từng lớp học; tên đề tài và tóm tắt nội dung các luận văn, đề án có thông tin học viên, người hướng dẫn và ngày bảo vệ luận văn, đề án (Trừ các đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước)./.

PHỤ LỤC

BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ VĂN BẰNG HOẶC CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG BẬC 3 VÀ BẬC 4 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM ÁP DỤNG TRONG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ /Văn bằng

Trình độ/Thang điểm

Tương đương Bậc 3

Tương đương Bậc 4

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30-45

46-93

TOEFL ITP

450-499

IELTS

4.0 - 5.0

5.5 -6.5

Cambridge

Assessment

English

B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.

Thang điểm: 140-159

B2 First/B2 Business Vantage/

Linguaskill. Thang điểm: 160-179

TOEIC (4 kỹ năng)

Nghe: 275-399

Đọc: 275-384

Nói: 120-159

Viết: 120-149

Nghe: 400-489

Đọc: 385-454

Nói: 160-179

Viết: 150-179

2

Tiếng Pháp

CIEP/Alliance

francaise

diplomas

TCF: 300-399

Văn bằng DELF B1

Diplôme de Langue

TCF: 400-499

Văn bằng DELF B2

Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe-Zertifikat B1

Goethe-Zertifikat B2

The German

TestDaF language certificate

TestDaF Bậc 3

(TDN 3)

TestDaF Bậc 4

(TDN 4)

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3

HSK Bậc 4

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N4

N3

6

Tiếng Nga

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 23/2021/TT-BGDDT

Hanoi, August 30, 2021

 

CIRCULAR

ENROLMENT AND TRAINING FOR MASTER DEGREE

Pursuant to Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaborating to Law on amendments to Law on Higher Education;

Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the request of the Director General of the Higher Education Department;

Minister of Education and Training promulgates Circular on enrolment and training for master degree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Circular comes into effect from October 15, 2021 and applies to courses starting from effective date hereof. This Circular replaces Circular No. 15/2014/TT-BGDDT dated may 15, 2014 of Minister of Education and Training.

Article 3. Chief of Office, Director of Department of Higher Education, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and training; directors of higher education institutions and academies; principals of universities; principals or directors of other education institutions permitted to provide training for master degree, and relevant organizations, individuals are responsible for implementation hereof./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

REGULATIONS

ENROLMENT AND TRAINING OF MASTER DEGREE
(Attached to Circular No. 23/2021/TT-BGDDT dated August 30, 2021 of Minister of Education and Training)

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. These Regulations prescribe enrolment, organization, and management of training for master degree, and issuance of master degree.

2. These Regulations apply to higher education institutions and other education institutions permitted to provide training for master degree (hereinafter referred to as “education institutions”); relevant organizations and individuals.  

3. These Regulations serve as the basis for enabling training facilities to develop and issue specific provisions regarding enrolment, organization and management of training for master degree, and issuance of master degree in education institutions (hereinafter referred to as “regulations of education institutions”). 

4. These Regulations do not apply to enrolment and training activities for master degree issued by foreign education institutions (including all programs linked with foreign training programs according to regulations on cooperation and investment of foreign countries in education training).

Article 2. Training program

1. Master training programs shall be developed, appraised, and issued by education institutions within research orientation or application orientation in a manner that satisfies requirements of Vietnam education level framework and regulations on standard training programs of Ministry of Education and Training.

2. Training programs shall be provided for issuance of master degree according to these Regulations; no other higher education degree shall be issued.

3. Training program applies to all training methods, training formats, and learners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) List of major suitable for learners who have graduated university level (or equivalent);

b) Foreign languages accepted for enrolment and graduation; foreign language requirements for enrolment and graduation for each learner must be of the same language.

5. Training program must include mandatory contents according to regulations of Ministry of Education and Training.

6. Training programs delivered in foreign languages must comply with regulations of Prime Minister.

7. Changes and revisions relating to training program shall conform to applicable law provisions and must be publicized for learners prior to application.

Article 3. Training format and duration

1. Formal training format shall apply to research orientation program and application orientation program.  Part-time degree training format applies to application orientation program. Teaching time for each training format shall conform to Regulations on higher education training of Ministry of Education and Training.

2. For each training method, education institutions must provide standard learning plan for the entire course for each training program for learners. Training duration is regulated as follows:

a) Duration based on standard learning plan for the entire course must suit duration under National education system framework while guaranteeing that the majority of learners finish the training program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Maximum duration for learners to complete a course shall be prescribed under regulations of education institutions without exceeding twice the duration based on standard learning plan for the entire course for each training format.

Article 4. Acknowledgement of learning results and credit conversion

1. Learners shall be considered for credit acknowledgement and conversion for certain units of study when they have taken part in another master training program or have graduated a specialized training program according to Article14 of Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government. Number of credits acknowledged and converted must not exceed 30 credits.

2. Students who are pursuing university-level education program (or equivalent or higher) and have good or higher grade point average and other requirements prescribed by education institutions may register to take certain units of study of master training program in advance in the same education institutions.  Number of credits acknowledged must not exceed 15 credits.

3. Units of study allowed for credit acknowledgement and conversion according to Clause 1 and Clause 2 of this Article when the following requirements are met:

a) Meet graduation standards, lecturer requirements, workload, and other requirements of the units of study in master training program;

b) Assessment score must be C (or equivalent) or higher;

c) Completion date must be within 5 years from the date on which acknowledgement, conversion is considered.

4. Regulations of education institutions prescribe:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Eligibility and procedures for registering for studying of students according to Clause 2 of this Article;

c) Effective period of studying results for credit acknowledgement and conversion;

d) Units of study and number of credits shall be acknowledged and converted based on eligibility of learners and training program.

Chapter II

ENROLMENT

Article 5. Enrollees and enrolment eligibility

1. Eligibility for enrolment:

a) Having graduated or eligible for recognition as university graduates (or equivalent or higher) in appropriate majors; in case of research orientation programs, graduating in good category or higher or making scientific publication in major that learners will study and/or conduct research;  

b) Obtaining level 3 foreign language proficiency according to Foreign Language Proficiency consisting of 6 levels in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Appropriate majors specified under Clause 1 of this Article and other Articles hereof mean majors in university level (or equivalent or higher) that equip learners with necessary specialized basis to pursue master training degree of the respective majors and are specified in enrolment standards of master training degree; education institutions shall prescribe cases where additional academic requirements are to be satisfied prior to enrolment. For administration, management, and training majors in oriented application master program, appropriate majors in university level include majors directly related to administration and management majors.

3. Enrollees satisfying requirements under Point b Clause 1 of this Article when they obtain any of the following:

a) University degree or higher in foreign language majors; or university degree or higher in programs delivered primarily in foreign languages;

b) University degree or higher provided by education institutions within 2 years in which graduation standards of the program satisfy foreign language level 3 in the Foreign Language Proficiency consisting of 6 levels for Vietnam;

c) Any degree or certificate for foreign language equivalent to level 3 in Foreign Language Proficiency consisting of 6 levels for Vietnam under Annex hereof or other equivalent certificates publicized by Ministry of Education and Training and valid by the date of enrolment.  

4. Enrollees who are foreigners and register for master training program delivered in Vietnamese must meet Vietnamese level 4 or higher in the Vietnamese Proficiency for foreigners or have graduated university (or equivalent or higher) where training programs are delivered in Vietnamese; satisfy second language requirements of education institutions (if any).  

5. For training programs delivered in foreign languages, enrollees must satisfy foreign language requirements, to be specific, obtain any of the following certificate or degree:

a) University degree or higher in foreign languages used in teaching; or university degree or higher where education program is provided primarily in languages used in teaching; 

c) Any degree or certificate for language used in teaching equivalent to level 4 in Foreign Language Proficiency consisting of 6 levels for Vietnam under Annex hereof or other equivalent certificates publicized by Ministry of Education and Training and valid by the date of enrolment.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Enrolment shall be organized one or multiple times in a year when education institutions satisfy quality assurance requirements for master training programs as per applicable provisions.

2. Methods of enrolment shall be decided by education institutions, including examination, consideration, or a combination of both; guarantee transparent, fair, objective, and truthful assessment of knowledge and capacity of enrollees.  Education institutions may organize online enrolment when satisfying quality assurance requirements to guarantee reliable and fair assessment results.

3. Notice of enrolment shall be publicized on website of education institutions at least 45 days before the date on which the education institutions cease to receive application for enrolment and consist of:

a) Enrollees and eligibility for admission;

b) Enrolment quotas by training programs and training format;

c) List of appropriate majors of each training program and cases where additional study is required;

d) Application for enrolment;

dd) Enrolment plans and methods;

e) Tuition, fees for enrolment services, and fees for other services for each school year, and for the entire course;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Education institutions shall issue decision acknowledging admitted learners when learners satisfy all enrolment requirements of training program together with proof.

5. Regulations of education institutions prescribe:

a) Enrolment plan, enrolment notice, and enrolment methods;

b) Procedures for organizing enrolment exam, consideration, a combination of exam and consideration, assessing foreign language proficiency for enrolment, and acknowledging admitted learners;

c) Priorities in enrolment;

d) Storage and security affairs in enrolment exam and consideration;

dd) Internal inspection, examination, and monitor in enrolment;  

e) Responsibilities of organizations, entities, and individuals in enrolment;

g) Other regulations relating to enrolment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TRAINING ORGANIZATION AND MANAGEMENT

Article 7. Organization for training and assessment of studying results

1. Training location shall be the head offices or branch offices of education institutions; practices, internship, research, and field trips shall be organized outside of education institutions without exceeding 20% of workload of training program.  For health majors, organization of training activities in practice facilities shall conform to regulations of the Government, satisfy requirements of training program, and must be clarified in teaching plans.

2. Standards, responsibilities, and rights of lecturers teaching in master level education must conform to Article 54, Article 55, Article 57, and Article 58 of Law on Higher Education (with amendment thereto in 2018); regulations on standard training program of Ministry of Education and Training, and other relevant law provisions.

3. Planning and organization of teaching, assessment, and processing of learning results shall conform to relevant regulations under Regulations on higher education training of Ministry of Education and Training and regulations under Clause 4 through Clause 10 of this Article.  Assessment of thesis of research orientation program shall conform to Article 9 hereof and assessment of study unit for graduation of application orientation program shall conform to Article 11 hereof.

4. Timetable must display time, location, teaching activities of each class in each course, training format, and training program. Teaching plans for units of study in training programs shall be distributed evenly in weeks of a semester. In case study schedule is to be more densely packed, number of lecturing hours for each unit of study must not exceed 15 hours per week and 4 hours per day.

5. Education institutions shall regulate procedures for study registration for learners to register at the beginning of each semester for each training program, maximum and minimum credits in each semester that learners are allowed to register while keeping the maximum credit in a school year does not exceed 45 credits in case of formal format and 30 credits in case of part-time degree.  

6. Results of units of study in training program shall only be classified as qualified when assessment score is at least C.

7. Education institutions may organize online classes with workload not exceeding 30% of workload of training program after satisfying applicable regulations on application of information technology in management and organization of online training; and guaranteeing quality no lower than physical classes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. In case of natural disasters, epidemic, and other force majeure, education institutions shall provide training and conduct online assessment for units of study according to guidelines of Ministry of Education and training.

10. Regulations of education institutions shall prescribe:

a) Organization of teaching and studying activities;

b) Assessment and determination of scores of unit of study; organization of guidelines, implementation, and assessment of practice, internship, and research topics;

c) Standards, responsibilities, and rights of lecturers;

d) Tasks and rights of learners, specialized entities, managing entities, and assisting entities as per applicable law provisions;

dd) Collection of feedback of learners and relevant provisions in organization of master degree training of education institutions.

Article 8. Guidelines on thesis

1. Learners pursuing research orientation programs must conduct a research topic worth 12 to 15 credits whose results are displayed in form of thesis.  Learners shall produce the thesis for at least 6 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Making contribution to theories, academic sectors, or developing technology, enabling renovation; showing research capacity of learners;

b) Meeting cultural, moral, and traditional standards of Vietnamese people;

c) Complying with regulations of education institutions regarding academic integrity and applicable law provisions on intellectual property.

3. Each student shall be assisted by one or two thesis instructors with at least one thesis instructor is a full-time lecturer of education institutions.  At any given time, a thesis instructor shall not guide more than 5 individual learners (including learners pursuing graduating units of study of application orientation program); guiding 2 learners working together shall be equivalent to guiding an individual learner. 

4. Standards of thesis instructors:

a) Having specialized doctor degree suitable with training majors and thesis topic of learners;

b) Having foreign language capacity and information technology application to conduct research and perform international scientific exchange;

c) Having scientific research results relating to the thesis topics within 5 years prior to the date on which the instructors are assigned to guide learners;

d) Satisfying other requirements as per standard training programs of the majors and regulations of education institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Standards, responsibilities, and rights of instructors;

b) Assignment of topics and thesis instructors; change of topics, instructors; time for implementing thesis;

c) Requirements for specialized contents, structure, format, and academic integrity assurance for the thesis.

Article 9. Thesis assessment

1. Thesis shall be assessed in form of defense in front of a committee. The defense session shall be organized publicly except for fields that require classification according to regulations of the Government.

2. Thesis defense committee must satisfy the following requirements:

a) The committee must have at least 5 members, including a chairperson, a director, 2 review members, and other members; in which at least 1 review member must not be associated with the education institutions;

b) Standards of committee members must match standards of thesis instructors under Clause 4 Article 8 hereof; in which the chairperson must be full-time lecturer or full-time researcher of the education institution;

c) Instructors can participate in the committee as a member without being able to give assessment score; parents, spouses, children, or siblings of learners are not allowed to participate in the committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Having completed all units of study of training program;

b) Having submitted thesis and receiving consensus from instructors to defend;

c) Having satisfied other requirements of education institutions.

4. Thesis defense session shall be organized when at least 2/3 of total committee members are present which include a chairperson, a secretary, and at least a review member.  Online thesis defense may be implemented under consensus of committee members and learners; all progression of the online thesis defense session shall be visually and audibly recorded and stored at education institutions.

5. Thesis score shall be the arithmetic mean of scores given my committee members present at the thesis defense sessions on the scale of 10; learners shall be qualified when their thesis score is at least 5.5.

6. In case thesis is unqualified, learners may revise for the second assessment within 3 months from the meeting date of the committee for the first assessment; do not organize the third assessment.

7. After successfully defending the thesis, the entirety of the thesis (which is revised at request of the committee if any) must be submitted, stored at libraries of education institutions, and publicized on website of education institutions in at least 30 days, except for topics that must be classified according to regulations of the Government. 

8. Regulations of education institutions shall elaborate on criteria and procedures for assessing thesis; other contents relating to thesis assessment.

Article 10. Thesis appraisal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Thesis appraisal committee shall have the similar composition and standards as thesis assessment committee; members of thesis assessment committee must not participate in thesis appraisal committee.

3. Regulations of education institutions shall elaborate on establishment of thesis appraisal committee; procedures for organizing committee meeting and processing thesis appraisal results.

Article 11. Instruction, assessment, and appraisal of graduating units of study for application orientation program

1. Learners pursuing application orientation program must conduct a graduating unit of study ranging from 6 to 9 credits in form of schemes, topics, or projects (hereinafter referred to as "schemes"). Learners shall conduct the scheme for at least 3 months.

2. Schemes shall be assessed in form of defense in front of a committee. The defense session shall be organized publicly except for fields that require classification according to regulations of the Government.

3. Scheme report shall a presentation of development, implementation, and implementation results of the scheme that satisfy the following requirements:

a) Allowing proposition and verification of new models and solutions for effectively dealing with difficulties in practice; exhibiting capacity of applying science, technology, and problem resolution of learners;

b) Meeting cultural, moral, and traditional standards of Vietnamese people;

c) Complying with regulations of education institutions regarding academic integrity and applicable law provisions on intellectual property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Scheme assessment committee shall have at least 3 members, including a chairperson, a secretary, and a review member, In case the committee has more the 3 members, instructors may participate in the committee as a member without being allowed to give assessment scores. Defense session shall only be organized when the chairperson, the secretary, and review member are present. Online defense may be implemented under consensus of committee members and learners; all progression of the online defense session shall be visually and audibly recorded and stored at education institutions.

6. In case the scheme is unqualified, learners may revise in order to attend the second assessment within 45 days from the date on which committee meeting for the first assessment is held; do not organize the third assessment.

7. After successfully defending, the entirety of the scheme report (which is revised at request of the committee if any) must be submitted, stored at libraries of education institutions, and publicized on website of education institutions in at least 30 days, except for topics that must be classified according to regulations of the Government. 

8. Regulations of education institutions shall rely on Article 8, Article 9, Article 10 hereof, and this Article to elaborate on instruction, assessment, and appraisal of the scheme.  

Article 12. Recognition of graduation and issuance of master degree

1. Eligibility for graduation:

a) Having completed units of study of training program and thesis, scheme defense sufficiently;

b) Having foreign language proficiency satisfactory to graduation standard of training program prior to being considered for graduation; obtaining proof thereof by any of the certificate or degree under Annex hereof or other equivalent certificate publicized by Ministry of Education and Training, or graduate degrees or higher in foreign language majors, or graduate degrees or higher in programs delivered entirely in foreign languages;

c) Fulfilling responsibilities according to regulations of education institutions; not being criminally prosecuted and not being placed under academic suspension or discipline.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Education institutions shall issue master degree for learners within 1 month from the date on which decisions recognizing graduation is issued.

4. The contents on degrees and degree annexes shall conform to regulations of Ministry of Education and Training which specify research orientation program or application orientation program.

5. For learners ineligible for graduation after the learning period under Clause 2 Article 3 hereof, principals or directors of education institutions (hereinafter referred to as "principals") shall issue certificate for units of study accumulated by the learners during training program.

6. Regulations of education institutions shall elaborate on methods of calculating average score of the entire course, procedures for considering and recognizing graduation; retention and issuance of certificate for units of study accumulated for learners who are ineligible for graduation. 

Chapter IV

OTHER REGULATIONS FOR LEARNERS

Article 13. Pausing study progress, and dropping out 

1. Learners may temporarily cease their academic progress and retain obtained results when:

a) they are enlisted in armed forces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) they are sick, pregnant, or injured by accident which requires prolonged period of treatment where written confirmation of competent medical examination and treatment establishments is required according to regulations of Ministry of Health; 

d) they have other personal reasons as long as they have completed as lease one semester in the education institution and are not enforced to drop out or receiving disciplinary actions.  

2. Pausing period for Point d Clause 1 of this Article must be included in the deadline for completing the course under Clause 2 Article 3 hereof.

3. Learners will be allowed to drop out by education institutions for personal reasons, except for cases where learners are enforced to drop out or receiving disciplinary actions.

4. Regulations of education institutions shall elaborate on eligibility, entitlement, and procedures for applying for pausing study progress, resuming study progress and dropping out; retaining and verifying accumulated study results for learners dropping out.

Article 14. Transfer of education institutions, location of study, and training program

1. Learners shall be considered for transfer of education institutions, location of study, and training program if they:

a) satisfy qualification of training program which they apply for transfer to and education institutions where they apply for transfer to obtain all quality assurance requirements and have not exceeded training capacity for training program and majors as per applicable law provisions of Ministry of Education and Training; 

b) obtain consent of principals of education institutions which they apply for transfer from and education institutions which they apply for transfer to;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) have sufficient time for completing training program under Clause 2 Article 3 hereof and are not under any disciplinary action at warning level or higher.

2. Acknowledgement of study results and conversion of accumulated credits for learners in case of transferring education institutions or training program must conform to Article 4 hereof.

3. Regulations of education institutions shall elaborate on eligibility, sequence, and procedures for transferring education institutions, location of study, and training program.

Article 15. Learner exchange and cooperation in training

1. Education institutions may exchange learners with domestic and foreign education institutions (hereinafter referred to as "collaborating education institutions") with the following requirements:

a) Domestic education institutions must be allowed to provide training for the same majors in master level;

b) Foreign education institutions must be higher education institutions, accredited by competent authority for quality, and permitted to provide training and issue master degree in respective majors.

2. Principles for exchanging learners:

a) Principals of both education institutions must agree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Regulations of education institutions shall elaborate on eligibility and procedures for exchanging learners; acknowledging accumulated credits of learners when providing training program in collaborating education institutions and publicize on website of education institutions.

Article 16. Taking actions against violations of learners

1. Learners cheating in examination or assessment of learning results shall be met with disciplinary actions for each unit of study in which the learners commit the violations.

2. Learners taking the exam on behalf of other individuals or learners asking other individuals to take the exam on their behalf shall be suspended for 1 year in case of first-time violation and enforced drop-out for the second violation.

3. Learners who commit the following violations shall be enforced drop-out and their issued master degree shall be revoked and disposed (if any) as per regulations of Ministry of Education and Training:

a) Commit frauds in enrolment, studying, thesis defense, scheme defense, or during application for issuance of degrees, certificates;

b) Illegally use results of other individuals or illegally copies, excerpt in thesis, scheme and are concluded by appraisal committee to be unqualified if said illegally copied, excerpted, or used sections are to be removed;

c) Asking or hiring other individuals to produce thesis or scheme.

4. Regulations of education institutions shall elaborate on detail actions against violations of learners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION

Article 17. Development and implementation of regulations of education institutions

1. Based on these Regulations and other relevant law provisions, education institutions are responsible for:

a) Develop, issue, and organize implementation of regulations of education institutions; specialize equal or higher requirements without contradicting these Regulations;

b) Assume responsibilities in guaranteeing education quality according to Article 50 of Law on Higher Education (amendment thereto in 2018);

c) Promote academic integrity; monitor and supervise anti plagiarism; develop policies and take strict actions in case of violations; guarantee truthfulness of thesis, schemes, and other research topics;

d) Develop policies promoting gender equality in master training to implement national strategy regarding gender equality in education and training.

2. Education institutions shall:

a) Publicize and guide enrollees to comply with regulations relating to enrolment policies of education institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Inspect and examine implementation of plans, programs, and regulations of education institutions and other tasks relating to enrolment and training; comply with inspection, examination, and supervision of Ministry of Training and competent authority as per applicable law provisions.

Article 18. Archiving, reporting, and publicizing policies

1. Education institutions shall archive and preserve documents as per applicable law provisions regarding deadline for preserving specialized documents of education sector issued by Minister of Education and Training.

2. Education institutions are responsible for completing database in education institutions and fully, accurately updating data on master training onto national database on higher education; extracting consolidated report data from the system, and countersignature of education institutions and sending to Ministry of Transport before December 31 each year.

3. Education institutions shall publicize the following information on their website:

a) Overview on training program;

b) Time, location, and form of training;

c) Entry requirements and enrolment information;

d) Program structure (together with number of credits for each unit of study, thesis, scheme, and research topic);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Studying and assessment;

g) Graduation standards, career opportunity;

h) Tuition and scholarship (if any);

i) Other information that enrollees and learners need to know about training program.

4. Education institutions shall publicize the following information on their website prior to organizing enrolment:

a) Regulations of education institutions, regulations on training management relating to enrolment, training organization, and issuance of master degree;

b) Decisions on initializing training major;

c) Quality assurance requirements according to applicable regulations of Ministry of Education and Training and other information as per the law.

5. Education institutions shall regularly update the following information publicly on their website:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Teaching plan, timetable of each class; name of topic and summary of thesis, scheme containing information on learners, instructors, and date of defense (except for topics that require classification according to regulations of the Government)./.

 

ANNEX

REFERENCING SCHEDULE FOR CONVERSION OF FOREIGN LANGUAGE DEGREES AND CERTIFICATES EQUIVALENT TO LEVEL 3 AND LEVEL 4 OF THE 6-LEVEL FOREIGN LANGUAGE PROFICIENCY FRAMEWORK USED IN VIETNAM FOR APPLICATION IN MASTER-LEVEL EDUCATION ENROLMENT AND TRAINING
(Attached to Circular No. 23/2021/TT-BGDDT dated August 30, 2021 of Minister of Education and Training)  

No.

Language

Certificate/Degree

Level/Score

Level 3 equivalent

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

English

TOEFL iBT

30-45

46-93

TOEFL ITP

450-499

 

IELTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.5 -6.5

Cambridge

Assessment

English

B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.

Score: 140-159

B2 First/B2 Business Vantage/

Linguaskill. Score: 160-179

TOEIC (4 skills)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reading: 275-384

Speaking: 120-159

Writing: 120-149

Listening: 400-489

Reading: 385-454

Speaking: 160-179

Writing: 150-179

2

French

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

francaise

diplomas

TCF: 300-399

DELF B1 Certificate

Diplôme de Langue

TCF: 400-499

DELF B2 Certificate

Diplôme de Langue

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Goethe - Institut

Goethe-Zertifikat B1

Goethe-Zertifikat B2

The German

TestDaF language certificate

TestDaF Level 3

(TDN 3)

TestDaF Level 4

(TDN 4)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chinese

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Level 3

HSK Level 4

5

Japanese

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N4

N3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Russian

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


83.567

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.162.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!