Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Bùi Xuân Hòa
Ngày ban hành: 18/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 5 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017-2020”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 27/02/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đề án “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017- 2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020”, với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường, xác định và thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, nhằm quản lý khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh kinh tế hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2017-2020.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

2.1. Đối với lĩnh vực quản lý khoáng sản

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hồ sơ, đảm bảo 100% hồ sơ cấp phép đúng quy định của pháp luật.

- Nâng cao năng lực quản lý và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Tổ chức ký cam kết về trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản; khắc phục tình trạng nguồn thu từ khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng khoáng sản của tỉnh.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Hạn chế và từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả.

- Ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2.2. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường

- 100% dự án đầu tư hạ tầng Khu, Cụm công nghiệp, các dự án đầu tư thứ cấp trong các Khu, Cụm công nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng mới trong và ngoài khu công nghiệp đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- 100% Khu công nghiệp đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu.

- 100% tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện đầy đủ thủ tục về môi trường; ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, hoàn phục môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định.

- Từng bước di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu, cụm công nghiệp. Trên 80% số cơ sở hiện đang trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường để được cấp giấy xác nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm.

- Trên 75% chất thải rắn nông thôn được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; trên 60% làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường; 80% số xã đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới.

- 100% cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường theo quy định trước khi xây dựng; trên 80% trang trại chăn nuôi lợn đang hoạt động có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên và 100% trang trại chăn nuôi xây dựng mới phải có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn cho phép.

- Trên 95% chất thải rắn đô thị, trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý; trên 65% rác thải sinh hoạt được tái sử dụng hoặc tái chế;

- Từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các khu đô thị; hạn chế, giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến lưu vực sông Công, sông Cầu.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật liên quan.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa quy trình thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đảm bảo thủ tục được thực hiện đầy đủ theo quy định.

3. Kịp thời rà soát, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về khoáng sản và bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác cấp phép đầu tư, cấp phép hoạt động khoáng sản.

5. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hồ sơ, đảm bảo việc tham mưu cấp phép đúng quy định của pháp luật và chủ trương của tỉnh.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

8. Nâng cao năng lực quản lý cho bộ máy chuyên ngành về khoáng sản và môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã.

9. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo vệ quyền lợi cho người dân và địa phương trong vùng khai thác khoáng sản.

10. Ngăn chặn tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

11. Ngăn chặn tình trạng đổ thải trái phép và tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường.

12. Tăng cường cơ sở vật chất để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, đô thị, nông thôn, làng nghề nằm trong lưu vực sông Cầu, sông Công.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí: 933,393 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp giao hàng năm: 29,728 tỷ đồng

- Nguồn đầu tư phát triển: 264,0 tỷ đồng

- Trung ương (SP-RCC), nguồn vốn đầu tư phát triển địa phương và huy động các nguồn lực đầu tư khác: 639,665 tỷ đồng

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2017./.

CHỦ TỊCH




Bùi Xuân Hòa

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 14/NQ-HĐND ngày 18/05/2017 thông qua Đề án “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


118

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.229.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!