ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 546/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày
17 tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
KHẮC PHỤC CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng PCTN (sau
Đây viết tắt là PCTN); Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá và tài liệu hướng dẫn
đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh hàng năm của Thanh tra Chính phủ.
Căn cứ kết quả đánh giá công tác PCTN năm 2022 của
tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 2514/TTCP-C.IV ngày 06/11/2023 của Thanh tra Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục
các tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả đánh giá công tác PCTN trên địa bàn,
như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công công tác quản lý nhà nước về PCTN; kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định
của pháp luật.
b) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà
nước (sau đây viết tắt là cơ quan, địa phương, đơn vị) trong việc thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng;
c) Khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại; nâng cao điểm số đánh giá công
tác PCTN hàng năm trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Các cơ quan, địa phương, đơn vị quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật về PCTN. Thường xuyên rà soát,
cập nhật, bổ sung các quy định; khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót trong
việc thực hiện công tác PCTN và tổ chức thực hiện đúng các quy định về công
khai minh bạch, rà soát xung đột lợi ích, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát
và ngăn ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật.
c) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đôn đốc và
xử lý nghiêm các cơ quan, địa phương, đơn vị không thực hiện tốt công
tác PCTN.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN; các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng:
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, công chức,
viên chức trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN;
trong đó, tập trung tuyên truyền quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả
các văn bản liên quan về PCTN của các cơ quan trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Danh
sách một số văn bản trọng tâm đính kèm).
b) Tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch, kế
hoạch chuyên đề; giải pháp, sáng kiến về công tác PCTN phù hợp với tình hình thực
tế tại cơ quan, địa phương, đơn vị; đưa công tác giáo dục pháp luật về PCTN, nhất
là quán triệt các nội dung, văn bản chỉ đạo của cấp trên về PCTN là nhiệm vụ
thường xuyên để cán bộ, công chức, viên chức được biết và nhận thức đúng để thực
hiện.
c) Triển khai phổ biến giáo dục pháp luật về
PCTN, trọng tâm các nội dung: công khai, minh bạch về hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị; việc chuyển đổi vị trí công tác; kê khai tài sản, thu nhập; chế
độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN …
2. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng:
a) Việc thực hiện công khai, minh bạch:
- Công khai, minh bạch và tổ chức thực hiện
nghiêm chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp
của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng
vũ trang và công dân; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản
công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
việc thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực mà theo quy định của
pháp luật phải công khai, minh bạch.
- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực
hiện công khai trên website của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; các cơ quan, tổ
chức, đơn vị chưa có website phải tiến hành công khai và lập biên bản về việc
công khai; đảm bảo thực hiện việc công khai đúng quy định và làm cơ sở cung cấp
đủ tài liệu, dữ liệu cho Thanh tra Chính phủ khi thực hiện đánh giá công tác
PCTN hàng năm,
b) Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính
(PAR), chuyển đổi số (DTI) hàng năm nhằm nâng điểm số chung của tỉnh, góp phần
tăng điểm khi thực hiện công tác đánh giá PCTN. Đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính theo hướng tinh, gọn, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; công
khai, niêm yết các thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc
đạo đức nghề nghiệp; rà soát, chấn chỉnh ngay tình trạng để quá hạn, từ chối hoặc
trì hoãn giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định pháp luật; kịp thời
điều chuyển, thay thế ngay các cán bộ, công chức, viên chức cố tình sai phạm hoặc
giải quyết công việc thường xuyên trễ hạn, có nhiều dư luận, biểu hiện tham
nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên
rà soát các văn bản để đề xuất xử lý các nội dung không còn phù hợp và tham bổ
sung hoặc ban hành mới các quy định theo thẩm quyền nhằm hoàn thiện chính sách,
pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
c) Về thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
trên các lĩnh vực: hàng năm hoặc khi có sự thay đổi, các cơ quan, địa phương,
đơn vị tiến hành rà soát, ban hành các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện;
đồng thời, thực hiện đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện và công khai trên
website của cơ quan, địa phương, đơn vị theo quy định.
d) Về kiểm soát xung đột lợi ích: định kỳ ngày
01/12 hàng năm, các cơ quan, địa phương, đơn vị rà soát các trường hợp được xác
định là xung đột lợi ích theo Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng để có biện pháp xử lý theo quy định; đồng thời, để đảm bảo
công tác kiểm soát xung đột lợi ích được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả,
các cơ quan, địa phương, đơn vị hàng năm ban hành kế hoạch để tổ chức triển
khai thực hiện.
đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ,
công chức, viên chức:
- Hàng năm, các cơ quan, địa phương, đơn vị phải
thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo đúng quy định tại các Điều 24, 25, 26
Luật Phòng, chống tham nhũng và các Điều 36, 37, 38, 39 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Các cơ quan, địa phương, đơn vị khẩn trương rà
soát lại tất cả các trường hợp thuộc đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác
để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi theo đúng quy định; đồng thời, để đảm bảo công khai, khách quan, người được
chuyển đổi có thời gian tiếp cận với lĩnh vực mới, tránh ảnh hưởng tới hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị: yêu cầu kế hoạch chuyển đổi vị trí
công tác phải thể hiện đối với tất cả các công chức, viên chức thuộc đối tượng
phải chuyển đổi (không phụ thuộc vào năm xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí
công tác có chuyển đổi công chức, viên chức đó hay không).
e) Kiểm soát tài sản, thu nhập:
- Đối với công tác kê khai tài sản, thu nhập: triển
khai thực hiện nghiêm Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ
quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát
thực hiện công tác kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; kiểm soát biến
động tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai và việc quản lý, sử dụng
bản kê khai.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có
nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm rà soát nội dung bản kê khai của người có nghĩa
vụ kê khai về tính hợp lý, trung thực, rõ ràng trước khi nộp cho cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập; thường xuyên rà soát các trường
hợp thuộc đối tượng kê khai bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật PCTN thực
hiện việc kê khai khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm từ 300 triệu
đồng trở lên, tránh bỏ sót.
- Quá trình thực hiện xác minh tài sản, thu nhập
nếu phát hiện việc kê khai, giải trình không trung thực, không rõ ràng về nguồn
gốc tài sản, thu nhập phải kịp thời đề xuất xử lý vi phạm theo đúng quy định.
g) Phòng ngừa tham nhũng đối với các doanh nghiệp,
tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước (công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức
xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều
lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa
bàn tỉnh):
- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước
thực hiện tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; có trách nhiệm
phản ánh, tố cáo, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng; đồng thời, xác định
trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tại doanh nghiệp, tổ chức
mình để xử lý theo quy định.
- Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật PCTN và
các quy định pháp luật có liên quan ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc
đạo đức nghề nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm
phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng; khuyến
khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh; giám sát
việc chấp hành pháp luật về PCTN, tích cực tham gia, góp ý kiến hoàn thiện,
chính sách, pháp luật về PCTN.
- Đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng:
+ Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm
soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và
xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 53; quy định việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại
Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật có
nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên;
chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc
lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức,
bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của
pháp luật có liên quan.
+ Thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch
các quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ của tổ chức, đơn vị theo Luật PCTN.
+ Thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu
trong tổ chức, đơn vị: xây dựng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác phòng ngừa tham nhũng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80
Luật PCTN và Điều 55 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đối với tổ chức xã hội do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng
góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện:
+ Ban hành các quy định và thực hiện quy tắc ứng
xử, cơ chế kiểm tra nội bộ của đơn vị (các quy định, quy chế hoạt động, quy
chế quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện, điều lệ….).
+ Ban hành quy định và thực hiện các biện pháp
công khai, minh bạch, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ của đơn vị theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 Luật PCTN và Điều 53 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Ban hành các quy định và thực hiện kiểm soát
xung đột lợi ích theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 80 Luật PCTN và Điều 54
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Việc phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi
tài sản tham nhũng:
a) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Kịp thời
thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là
những vụ việc gây bức xúc trong xã hội. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường
hợp vi phạm hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định đối với các hành
vi có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra. Kịp thời xử lý
thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, tiêu
cực, tham nhũng, lãng phí.
b) Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ
về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; thanh tra trách nhiệm của người đứng
đầu trong thực hiện quy định của pháp luật về PCTN; tăng cường kiểm tra, kiểm
soát quyền lực trong công tác cán bộ; thanh tra chuyên ngành đối với các ngành,
lĩnh vực thường xuyên có dư luận về tiêu cực, “tham nhũng vặt”, lãng phí; chú
trọng việc giải quyết các hồ sơ hành chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp; việc giải
quyết các vụ việc, vụ án có dấu hiệu kéo dài, tồn đọng, có dư luận, phản ánh hoặc
có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng,... Thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện
nghiêm túc kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố
cáo có hiệu lực pháp luật.
c) Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tố tụng
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp khả
thi đảm bảo cho việc thu hồi tài sản, không để đối tượng vi phạm tẩu tán, xóa dấu
vết tài sản bất minh. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công
tác PCTN. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị số
12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện,
xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số
50/CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường xử lý, ngăn chặn
có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp
trong giải quyết công việc.
d) Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại
trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa công tác PCTN ở
địa phương, cơ sở. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác
thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết tố cáo, xử lý tin
báo tố giác tội phạm, chú trọng công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng,
kinh tế, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản
tham nhũng.
đ) Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức thành viên và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh PCTN,
giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN; chủ động cung cấp thông
tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý tham nhũng; động viên
nhân dân tích cực tham gia phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về
tham nhũng.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên
quan căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển
khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, địa phương,
đơn vị mình. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Thanh tra tỉnh trước ngày
15/5 và ngày 15/11 hàng năm.
2. Giao Thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa
bàn toàn tỉnh thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, năm
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Nội chính, UBKT Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh, Cục THADS tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lâm Đồng, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Hiệp
|
DANH SÁCH
MỘT SỐ VĂN BẢN TRỌNG TÂM TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Kèm theo Kế hoạch số 546/KH-UBND ngày 17/01/2024 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng)
1. Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát
hiện, tố giác, người đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
2. Chỉ thị số 10/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
3. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý
vụ việc, vụ án tham nhũng
4. Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của ban Bí
thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất
thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh;
5. Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác cán bộ;
6. Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công
tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm
toán;
7. Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
8. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10 năm/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát hoạt động công vụ;
9. Quy định số 28-QĐ/TU ngày 27/12/2023 của Tỉnh
ủy Lâm Đồng về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác cán bộ;
10. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
11. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng;
12. Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12 /2021
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2020/NĐ-CP ;
13. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020
của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
14. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của
Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
15. Kế hoạch số 10051/KH-UBND ngày 14/11/2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện
Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ ban hành chiến lược quốc
gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.