ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 178/KH-UBND
|
Đồng Tháp,
ngày 31 tháng 7 năm 2020
|
PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021
Phần thứ nhất
ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020
I. Bối cảnh thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2020
1.
Tình
hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020
Kinh
tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới suy giảm(1), kinh tế cả nước tăng trưởng chậm lại
với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở hầu hết các
nước trên thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn, thời
tiết diễn biến bất thường do tác động của biến đổi khí hậu, một số tỉnh ở Đồng
bằng sông Cửu Long bị tác động bởi xâm nhập mặn, dịch tả heo châu Phi vẫn chưa
chấm dứt hoàn toàn.
Trong
bối cảnh trên, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Tỉnh
gặp không ít khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh, lưu thông hàng
hóa bị trì trệ, tồn kho sản phẩm công nghiệp lớn, nên tăng trưởng một số ngành
bị giảm sút, làm cho tăng trưởng chung của tỉnh không cao, nhất là các ngành
thương mại, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 3,41%(2),
thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 2,16%;
khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,46%; khu vực thương mại - dịch vụ
tăng 1,44% (so cùng kỳ lần lượt: 2,82%; 10,29%; 7,58%).
Nhưng
nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay,
góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Tỉnh nhà trong việc thực hiện
nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” nên tình
hình kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những tháng đầu năm vẫn duy trì đà phát
triển và có những điểm sáng. Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, hạ tầng
giao thông được cải thiện, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc
phòng được giữ vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh một lần nữa giữ vị trí
thứ 2/63 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, ghi dấu mốc 12 năm liên
tiếp nằm trong nhóm 05 địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước.
Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) tiếp tục xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh,
thành phố; Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) được cải thiện rõ
nét khi lần đầu vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
UBND
Tỉnh đã chủ động thực hiện nhiệm vụ “đồng hành cùng doanh nghiệp” bằng
những hành động thiết thực, kịp thời động viên và triển khai đến doanh nghiệp
các chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, gia hạn thời gian nộp thuế và
tiền thuê đất, chi hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng hoạt động do đại
dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh; linh hoạt và chủ động trong
triển khai kịp thời các gói hỗ trợ đến các đối tượng Người có công, bảo trợ xã
hội, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo động lực giúp người
dân an tâm sinh sống và làm việc.
Ngay
khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, trạng thái bình thường được xác lập,
Tỉnh đã chủ động kết nối tổ chức hội nghị kích cầu du lịch và hội nghị trực
tuyến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để khởi động lại hai nhiệm vụ
trọng tâm của tỉnh. Các tuyến, điểm du lịch mở cửa đón khách trở lại, các hoạt
động văn hóa, sự kiện được khởi động trở lại với nhiều sự đổi mới, phát huy
truyền thống văn hóa, thu hút khách tham quan.
Trong
bối cảnh khó khăn chung, UBND Tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết, yêu cầu các Sở, ban,
ngành Tỉnh và UBND cấp huyện khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm
bảo đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020, thực
hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
năm 2020 theo chỉ đạo tại Công văn số 622/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, đến ngày 30 tháng 9 sẽ điều chuyển vốn những công trình giải ngân
chưa đạt 60%. Đến ngày 24/7/2020, kết quả giải ngân đạt 971,5 tỷ đồng,
bằng 20,34%. Ước giải ngân cả năm 2020 đạt 86,95%, cao hơn 8,29%
so với cùng kỳ.
2. Một số nhiệm
vụ giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2020
Dự
báo bối cảnh trong những tháng đầu năm sẽ tiếp diễn đến cuối năm 2020, tác động
đến kinh tế thế giới, cả nước cũng như tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, thị trường
trong nước sẽ ổn định trở lại, sự hỗ trợ của Trung ương trong việc khắc phục
hậu quả của dịch bệnh Covid-19 sẽ tạo thêm nhiều động lực cho kinh tế - xã hội
tiếp tục phát triển. Trong tình hình này, UBND Tỉnh xác định tăng tốc thực hiện
các nhiệm vụ còn lại của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 để phấn
đấu thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, trong đó tập trung các nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu sau:
a)
Tập
trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm
việc cách ly theo quy định, kịp thời ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh có thể xâm
nhập vào cộng đồng, nhất là từ khu vực biên giới. Bảo đảm các nguồn lực, sẵn
sàng ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn
tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ rà soát và chi hỗ trợ cho các đối tượng là người lao
động, lao động tự do, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên
địa bàn tỉnh theo các gói hỗ trợ của Chính phủ bảo đảm chính xác, đầy đủ và
không trùng lặp.
b)
Thường
xuyên theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết, dịch bệnh phát sinh
trên cây trồng, vật nuôi, kịp thời có giải pháp phòng trừ hiệu quả (nhất là
dịch tả heo châu Phi và dịch cúm gia cầm); tạo điều kiện thuận lợi gia tăng
số lượng đàn gia súc, gia cầm, nhất là đàn heo; đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới, chương trình OCOP và truy xuất nguồn gốc vùng trồng cho một
số nông sản chủ lực; rà soát và có giải pháp hỗ trợ cho người dân trồng cây có
múi bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh.
c)
Tăng
cường công tác thông tin, dự báo nhu cầu thị trường đến người dân, doanh nghiệp
có hướng sản xuất phù hợp trong tình hình hiện nay; sớm khôi phục lại việc xuất
khẩu các ngành hàng chủ lực tại các thị trường đã kiểm soát tốt tình hình dịch
bệnh; hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu đủ nguyên liệu sản xuất kinh doanh;
thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, kiểm dịch động vật, chống găm hàng,
bán hàng giả, kém chất lượng; triển khai các biện pháp quyết liệt để bình ổn
giá, bảo đảm cung cấp đủ các nhu yếu phẩm cho người dân trên địa bàn tỉnh.
d)
Chú
trọng hỗ trợ các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, tạo thuận lợi tiếp cận vốn
và kết nối tiêu thụ; tập trung thực hiện các giải pháp giảm chi phí cho doanh
nghiệp và hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến,
khuyến khích nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
e)
Cải
thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi triển khai các dự án
đầu tư trên địa bàn Tỉnh; kêu gọi hợp tác đầu tư thông qua quảng bá hình ảnh,
tiềm năng của địa phương.
g)
Tổ
chức thực hiện tốt Kế hoạch 151/KH-UBND ngày 25/6/2020 của UBND Tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo
đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Kế hoạch số
90/KH-UBND ngày 16/4/2020 của UBND Tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số
42/NQCP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
h)
Tập
trung thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn
đầu tư công năm 2020, theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020
của Chính phủ và Công văn số 622/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính
phủ.
i)
Rà soát và xác định những động lực tăng trưởng mới trong từng ngành, lĩnh vực,
làm cơ sở cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với nhu cầu phát triển, chuyển đổi
công nghệ số, nhu cầu lao động, xu hướng đầu tư và tiêu dùng hiện nay. Khẩn
trương triển khai lập Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
k)
Triển
khai chương trình du lịch an toàn, tăng cường truyền thông, quảng bá, kích cầu
du lịch nội địa, nhất là trong dịp hè; chủ động chuẩn bị các phương án, giải
pháp phù hợp để tái khởi động thị trường khách du lịch quốc tế vào thời điểm
thích hợp theo chỉ đạo Chính phủ.
l)
Tập
trung hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và triển khai công tác chuẩn
bị cho năm học 2020 - 2021; tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020; tiếp tục
nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, đưa lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
m)
Thực
hiện tốt công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
n)
Chỉ
đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm ổn định về an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tăng cường
tuần tra, kiểm soát tốt các đường mòn, lối mở khu vực biên giới.
1.
Kết
quả đạt được
Trên
cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm,
dự báo tình hình và mục tiêu phấn đấu trong 6 tháng cuối năm, dự kiến kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2020 sẽ có nhiều sự
chuyển biến tích cực sau:
a)
Về
chỉ tiêu chủ yếu:
Ước
tính tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2020 đạt 4,5%, trong đó,
khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 2,12%; khu vực công nghiệp - xây dựng
tăng 7,12%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 5,03%. Tính chung cả
giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân tăng 5,93%/năm.
Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đến cuối năm 2020 đạt 87.093 tỷ đồng,
GRDP bình quân đầu người ước đạt 54,44 triệu đồng (tương đương 2.326 USD),
tăng gấp 1,5 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực 2 và khu vực 3, tạo động lực
chuyển dịch cơ cấu lao
động giảm dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản còn 49,3%.
Xã
hội tiếp tục được duy trì ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao,
nhiều mô hình sản xuất mới được hình thành, thay đổi cơ bản về phát triển kinh
tế nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 47 triệu
đồng (trong đó, khu vực thành thị là 51 triệu đồng, khu vực nông thôn là
45,6 triệu đồng), giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,28%; hình ảnh địa phương
được cải thiện đáng kể.
Dự
báo khả năng thực hiện đạt và vượt 17/20 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, chi
tiết tại Phụ lục I.
b)
Một
số kết quả nổi bật trong phát triển ngành và lĩnh vực:
Triển
khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với nội dung “Hợp tác -
Liên kết - Thị trường”, “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh” mang
lại nhiều kết quả thiết thực, giúp người dân vượt qua khó khăn, duy trì sản
xuất ổn định. Nông dân đã chuyển đổi thêm một phần diện tích đất sản xuất lúa
sang sản xuất hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái có hiệu quả kinh
tế cao hơn. Sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng cá tra và lúa gạo mang lại
nhiều hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Ứng
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất ngày càng phổ biến, nhiều mô hình
chuyển đổi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai và có
kết quả bước đầu; hình thành một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch mở ra hướng tiếp cận mới cho nông nghiệp
thích ứng cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nông
nghiệp.
-
Tỉnh
chú trọng thúc đẩy “tinh thần hợp tác” trong nông dân, có 99 mô
hình Hội quán phát triển gắn với từng ngành hàng đặc trưng của địa phương, làm
nền tảng để phát triển và nâng cao chất lượng kinh tế tập thể, đã có 21 hợp
tác xã được hình thành từ nền tảng mô hình này, nâng tổng số hợp tác xã trên
địa bàn tỉnh đến nay là 208 hợp tác xã. Xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt
kết quả vượt bậc theo phương châm “dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Đến
cuối năm 2020, dự kiến có 98/117 đạt chuẩn NTM và 05/12 đơn vị
cấp huyện đạt chuẩn NTM, vượt 03 huyện so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Tỉnh.
-
Sản
xuất công nghiệp duy trì và phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
theo chuỗi giá trị ngành hàng, nâng dần tỷ lệ tinh chế, làm tiền đề để tăng giá
trị và tính cạnh tranh. Công nghiệp chế biến tiếp tục phát huy vai trò then
chốt trong gắn kết sản xuất và tiêu thụ, gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng nông
sản (lúa gạo, thủy sản, trái cây), ngành chế biến thủy sản và chế biến
thức ăn chăn nuôi duy trì mức tăng trưởng khá trong điều kiện khó khăn. Nhiều
doanh nghiệp linh hoạt chuyển đổi ngành nghề, tận dụng thời gian đầu tư máy
móc, thiết bị mới, cải tiến sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Tốc độ
tăng trưởng của ngành công nghiệp ước tính tăng 6,75%, tuy nhiên đạt
thấp so với kế hoạch đề ra.
-
Hoạt
động thương mại, dịch vụ duy trì phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn
do dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng đạt 5,03%. Kết nối thương mại đã phát
huy hiệu quả, một số doanh nghiệp đã thích ứng với điều kiện khó khăn, thúc đẩy
các kênh thương mại điện tử, tập trung khai thác thị trường trong nước. Xuất
khẩu hàng hóa được duy trì với 02 mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản, giá trị
xuất khẩu năm 2020 ước đạt trên 1,18 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt không cao. Do còn tâm lý e ngại dịch bệnh Covid-19 nên lượng
khách tham quan và doanh thu du lịch sụt giảm mạnh.
-
Môi
trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư
lớn, tiếp tục phát huy các kênh kết nối qua mạng xã hội, tổ chức các buổi họp
mặt, gặp gỡ và đối thoại với doanh nghiệp. Kịp thời động viên doanh nghiệp vượt
qua khó khăn, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, đầu tư
máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến hơn; phổ biến và triển khai đầy
đủ các chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, gia hạn thời gian nộp thuế
và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP ;
hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị
quyết 42/NQ-CP của Chính phủ.
-
Các
lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển
kinh tế, các hoạt động thông tin và tuyên truyền được triển khai kịp thời giúp
người dân an tâm sinh sống và làm việc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn
biến phức tạp. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng, nâng cao
chất lượng chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
theo hợp đồng. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được xác định là nhiệm
vụ ưu tiên hàng đầu và huy động lực lượng toàn dân triển khai thực hiện một
cách toàn diện giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, góp phần bảo đảm an sinh
xã hội.
-
Công
tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân và doanh
nghiệp về bảo vệ môi trường, phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai và ứng phó
biến đổi khí hậu từng bước được nâng lên. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường mang lại nhiều hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực thu gom, xử
lý chất thải rắn(3). Tiếp tục lồng ghép nội dung phòng
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương.
-
Cải
cách hành chính được chú trọng, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh
nghiệp là mục tiêu vươn tới; nhiều mô hình mới, cách làm hay được các tổ chức,
cá nhân đánh giá cao như: Mô hình Hẹn giờ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính tại nhà theo yêu cầu của người dân; chuyển giao một số nhiệm
vụ, dịch vụ hành chính công sang Bưu điện thực hiện; đưa vào vận hành Tổng đài
thông tin dịch vụ công 1022…, thông qua đó, hình ảnh địa phương được cải thiện
đáng kể.
-
Tình
hình an ninh biên giới và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội toàn tỉnh
tiếp tục được giữ vững ổn định. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được
tập trung thực hiện tốt, tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo
giảm. Công tác đối ngoại được củng cố và mở rộng, duy trì mối quan hệ hữu nghị
với Lào và Cam-pu-chia.
2. Về hạn chế và
nguyên nhân
a)
Hạn
chế:
-
Tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so mục tiêu đề ra (4,5%/kế hoạch 7,0%) và có xu
hướng chậm lại trong những năm gần đây, tương tự GRDP bình quân đầu người cũng
không đạt mục tiêu kế hoạch.
-
Tính
bền vững và ổn định của các nguồn thu ngân sách chưa cao, năm 2020 ước thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.000 tỷ đồng (không đạt so với dự toán).
-
Gia
tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tái đàn
heo. Giá nguyên liệu thủy sản kéo dài ở mức thấp, nhiều hộ nuôi bị thua lỗ, sản
xuất cầm chừng.
-
Xuất
khẩu gặp nhiều khó khăn làm cho sản phẩm công nghiệp tồn kho lớn, nhất là thủy
sản chế biến; kết nối giao thương nội địa được chú trọng nhưng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa cho hệ thống, chuỗi
cửa hàng phân phối lớn.
-
Thu
hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn;
công tác giải ngân vốn đầu tư công một số dự án còn chậm; kết cấu hạ tầng chưa
đồng bộ và còn nhiều yếu kém nhất là hạ tầng giao thông, khu, cụm công nghiệp;
hiệu quả thực thi một số công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa
cao.
-
Đào
tạo nghề bị gián đoạn trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Công tác huy động người dân tham gia chương trình lao động ở nước ngoài gặp
nhiều khó khăn, do tâm lý e ngại dịch bệnh.
b)
Nguyên
nhân chủ yếu:
-
Đại
dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới và tại Việt Nam, ảnh hưởng toàn diện
đến tất cả các mặt kinh tế, xã hội và sức khỏe người dân, làm cho kinh tế tăng
trưởng thấp, nguồn thu giảm sút, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
-
Biến
đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp,
tình hình dịch tả heo Châu Phi chưa chấm dứt hoàn toàn trong phạm vi cả nước,
thiếu nguồn cung con giống sạch bệnh cho việc tái đàn. Các vấn đề về sử dụng
nguồn nước trên lưu vực sông MeKong gây ra hiện tượng lũ thất thường, sạt lở bờ
sông đã tác động đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ảnh hưởng lớn ngành
dịch vụ.
-
Dịch
bệnh Covid-19 kéo dài, khó kiểm soát, nhất là tại các quốc gia có hoạt động
giao thương với Việt Nam làm cho xuất khẩu hàng hóa bị hạn chế, giá trị hàng
hóa xuất khẩu không cao, nhất là mặt hàng thủy sản chế biến. Nhiều doanh
nghiệp, người dân chưa thích ứng kịp với xu hướng chuyển đổi của thị trường.
-
Quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh, tổ chức
sản xuất, liên kết chuỗi giá trị chưa chặt chẽ, chưa tạo được vùng sản xuất tập
trung nên khó đáp ứng nhu cầu cung cấp. Nhiều sản phẩm tiêu thụ nội địa chưa có
thương hiệu, nhãn hiệu, mã số, mã vạch… theo quy định nên khó tiếp cận được
kênh phân phối siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại.
-
Nhu
cầu đầu tư kết cấu hạ tầng rất lớn nhưng nguồn lực của Tỉnh còn hạn hẹp, huy
động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển.
-
Sự
quan tâm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ chưa đúng mức; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số
doanh nghiệp, tổ chức và người dân chưa cao; công tác quản lý, phân tích, dự
báo nguồn lao động còn hạn chế; sự chỉ đạo ở một số ngành, địa phương còn thiếu
năng động và kiên quyết.
KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH
1.
Về
thuận lợi
-
Kế
thừa những thành quả trong triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong
giai đoạn 2016 - 2020 với nền tảng nông nghiệp cơ bản về hạ tầng, giải pháp sản
xuất và nhân lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Sự
năng động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý điều hành; sự đồng thuận của
cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trước
mắt và lâu dài của Tỉnh.
-
Các
công trình trọng điểm của Trung ương và tỉnh đã đầu tư hoàn thành (cầu Cao
Lãnh, cầu Vàm Cống và hệ thống kết nối 02 cầu), đưa vào sử dụng góp phần
thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
-
Môi
trường đầu tư, kinh doanh của địa phương được cải thiện đáng kể; quan hệ hợp
tác, liên kết phát triển của địa phương với các đối tác đầu tư trong và ngoài
nước đang trên đà mở rộng, tạo ra nhiều triển vọng mới, nhất là với các đối tác
Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…
-
Việc
tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 đang được tỉnh quan tâm khuyến khích ứng
dụng trong nông nghiệp.
2. Về khó khăn
-
Chuyển
đổi mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu cần có
nguồn lực đầu tư lớn (nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ,…) và thời
gian thích ứng của nông dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.
-
Công
nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế, sức hút đầu tư của các
khu, cụm công nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được các ngành có hàm lượng công
nghệ cao, chủ yếu tập trung phát triển một số nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp thế mạnh, sản phẩm công nghiệp chưa đa dạng, tính bền vững chưa
cao.
-
Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển. Liên kết
vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả không cao.
-
Nguồn
lực của Tỉnh còn hạn chế, còn dựa vào sự hỗ trợ từ Trung ương, huy động vốn vốn
đầu tư từ các khu vực ngoài Nhà nước gặp nhiều khó khăn.
3. Về cơ hội
-
Tăng
trưởng kinh tế trong nước ổn định, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả nền
kinh tế được cải thiện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
-
Với
định hướng liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vùng Đồng Tháp Mười… sẽ tạo cơ hội cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi sản
phẩm mang tính chất vùng, hạ tầng giao thông vùng sẽ phát triển đồng bộ.
-
Trung
ương sẽ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi
cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển vào chiều sâu
và toàn diện hơn.
-
Một
số công trình hạ tầng trọng điểm về giao thông được Trung ương đầu tư, sau khi
hoàn thành sẽ mở ra nhiều kết nối, tạo sức bật chung cho nền kinh tế, nhất là
lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư.
-
Cùng
việc hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là các Hiệp định song phương, Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTTP), Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư
(EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) và một số đối tác khác sẽ mở ra
những thuận lợi, cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng (da giày,
dệt may, thủy sản chế biến, gạo,…), tham gia gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
-
Những
công nghệ và luồng đầu tư mới sẽ ngày càng mạnh mẽ; cuộc cách mạng về khoa học
- công nghệ đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, tin
học, công nghệ sinh học...sẽ là cơ hội để Đồng Tháp tiếp nhận những công nghệ
mới, thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sự cạnh
tranh của sản phẩm.
4. Về thách thức
-
Tác
động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, bất thường, kèm theo thiên tai,
dịch bệnh, tình trạng sạt lở bờ sông có khả năng tăng lên … là những thách thức
lớn cho phát triển sản xuất và đời sống người dân.
-
Hội
nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội nhưng cũng đan xen những thách thức về
cạnh tranh, hàng rào kỹ thuật trong thương mại khắt khe hơn; các hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: EVFTA và CPTPP yêu cầu các doanh nghiệp
xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi
trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
-
Xu
hướng phát triển khoa học - công nghệ yêu cầu phải xây dựng được tiềm lực để
tiếp nhận và ứng khoa học - công nghệ phù hợp vào các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường.
-
Tư
duy quản lý, phương pháp điều hành của một số cơ quan, địa phương chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập, chất lượng nguồn nhân lực còn
hạn chế.
-
Tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức
tạp, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
-
Đại
dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động
kinh tế. Dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 4,9% trong năm 2020, và tốc độ
hồi phục nền kinh tế còn tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh.
1.
Mục
tiêu tổng quát
Triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI về phát triển kinh tế
- xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả cao nhất. Trong đó, tập trung
khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau
thiên tai, dịch bệnh đi đôi với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng
trưởng. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thuận lợi;
hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển, làm động lực phát triển bền vững. Giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần
cho Nhân dân. Giữ vững quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã
hội, nhất là tuyến biên giới Quốc gia trên địa bàn.
2. Phương án
tăng trưởng và các chỉ tiêu chủ yếu
Phương án 1: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng 7,0%, trong đó: Khu vực 1 tăng 3,7%, khu vực 2 tăng 9,2% (công
nghiệp tăng 9,0%; xây dựng tăng 10,2%), khu vực 3 tăng 8,5%.
Phương án 2: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng 7,5%, trong đó: Khu vực 1 tăng 4,0%, khu vực 2 tăng 9,5% (công
nghiệp tăng 9,2%; xây dựng tăng 10,9%), khu vực 3 tăng 9,2%.
Qua
phân tích, đánh giá tình hình, dự báo những thuận lợi, khó khăn và khả năng
thực hiện của các ngành, lĩnh vực, UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch theo mức tăng
trưởng kinh tế năm 2021 theo Phương án 1 là 7,0%, (có Phụ lục
II kèm theo).
Kế
hoạch năm 2021 có 23 chỉ tiêu chủ yếu, bao gồm: 06 chỉ tiêu về kinh tế, 13
chỉ tiêu về văn hóa- xã hội và 04 chỉ tiêu về môi trường.
Trên
cơ sở định hướng nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
05 năm 2021 - 2025 và bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, UBND
Tỉnh xác định một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các ngành, lĩnh vực
trong năm 2021 như sau:
Triển
khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây
dựng quy trình phát triển từng ngành hàng, xúc tiến hình thành chuỗi giá trị
hoa kiểng, hoa màu, trái cây, vật nuôi... và gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng
lúa gạo, cá tra; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi sang các loại nông, thủy sản có giá trị cao hơn, giảm dần diện tích lúa vụ
ba(4).
Xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng bảo vệ vườn cây ăn trái; cải tạo hệ thống
trạm bơm điện kết hợp với kiên cố hóa kênh mương nội đồng, bảo đảm phục vụ sản
xuất và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của tỉnh và vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 3,7%,
giá trị sản xuất đạt 45.507 tỷ đồng.
Tiếp
tục nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và
phù hợp với sinh kế của người dân. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát
triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, thúc đẩy hình thành và nhân
rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp
sạch; tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với truy xuất nguồn gốc
(công nghệ Blockchain) theo lộ trình đã đề ra. Tập trung triển khai Kế hoạch
tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi, chú
trọng tìm kiếm giống heo chất lượng, sạch bệnh để thúc đẩy nhanh việc tái đàn
(tăng 20% so với năm trước) và tổ chức lại sản xuất đáp ứng các điều kiện về an
toàn sinh học.
Tăng
cường vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ chuỗi liên kết nhằm thu hút, khuyến khích
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là
nông nghiệp công nghệ cao(5) và là trung tâm hỗ
trợ, giải quyết các vấn đề về liên kết, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng
về đất đai, lao động, nguồn nguyên liệu.
Khuyến
khích tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng cánh đồng lớn; vận dụng linh hoạt
các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương, tạo lập vùng sản
xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa, tự động hóa làm đầu
vào cho ngành công nghiệp chế biến.
Hỗ
trợ nâng cao năng lực hợp tác xã nông nghiệp, tăng cường các hoạt động “sản
xuất chung”, “mua chung”, “bán chung” nhằm gia tăng sự đồng nhất về chất lượng
nông sản, giảm giá thành sản xuất, đáp ứng điều kiện về quy mô để phân phối vào
các kênh tiêu thụ hàng hóa lớn trong cả nước. Nâng cao chất lượng hoạt động của
các Hội quán nông dân tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi lên thành Hợp tác
xã. Tổ chức chương trình cập nhật kiến thức, năng lực sản xuất cho người nông
dân về kinh tế nông nghiệp.
Thực
hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên cơ sở tổ chức lại
sản xuất làng nghề kết hợp với canh tác công nghệ - kỹ thuật cao, ứng dụng công
nghệ mới, kết hợp với du lịch trải nghiệm và phát triển thương mại điện tử,… Hỗ
trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về
thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hóavà tính cộng đồng của địa phương.
Huy
động nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới, gắn với phát huy tính chăm chỉ, tự lực và hợp tác của người dân nhằm
nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư. Duy trì, nâng chất các xã đạt
chuẩn, phát động xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao, nông thôn mới
kiểu mẫu. Thí điểm xây dựng xã nông thôn mới gắn với “Làng thông minh”,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Phấn đấu đến
cuối năm 2021 có thêm 04 xã và 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Tập
trung thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành công nghiệp, khôi phục
lại các ngành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng đạt mức 9,2%, tăng tỷ trọng
các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nâng cao năng suất lao động của
ngành công nghiệp. Vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ(6) để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới công nghệ và kết nối
với các vùng nguyên liệu tại địa phương.
Hỗ
trợ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
về bao bì, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn về an toàn để tiếp cận với
các chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển
các sản phẩm mới có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao gắn với nguồn
tài nguyên bản địa, đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Khuyến
khích áp dụng rộng rãi các giải pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng
tiết kiệm; kêu gọi đầu tư phát triển nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi
trường.
Đẩy
nhanh tiến độ xây dựng hạng tầng các khu, cụm công nghiệp để đưa vào hoạt động(7);
rà soát, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp hiện hữu và thành lập
mới một số cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch để tạo quỹ đất kêu gọi đầu tư
sản xuất kinh doanh công nghiệp. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp quản lý cụm
công nghiệp và chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
Khuyến
khích phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại như: Trung tâm thương mại, siêu
thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh; từng bước phát triển mạng lưới cửa hàng
tiện lợi gần kề ở các khu dân cư phù hợp với lộ trình quy hoạch phát triển
ngành thương mại của Tỉnh; chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống chợ dân sinh
tại khu vực nông thôn và các chợ đầu mối, chợ sỉ có khả năng phát luồng thúc
đẩy thương mại nội Tỉnh phát triển.
Coi
trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa trong nước, khôi phục lại tăng
trưởng của khu vực thương mại – dịch vụ đạt mức 8,5%. Đẩy mạnh kết nối
cung - cầu hàng hóa, tăng cường xúc tiến và kết nối giao thương với các kênh
phân phối, hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp, hiện đại trong cả nước (Saigon
Co.op, Bách Hóa Xanh, VinMart,...). Tạo điều kiện phát triển mô hình thương
mại điện tử đối với sản phẩm của tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế số phù hợp
xu thế vận hành của thị trường dịch vụ. Khuyến khích người tiêu dùng mua bán
trực tuyến, đồng thời đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện
tử.
Đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các thị
trường thực hiện hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, đa dạng hóa hàng hóa
xuất khẩu, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD. Chú trọng khai
thác kinh tế biên mậu. Tăng cường công tác thông tin, dự báo nhu cầu thị trường
đến người dân, doanh nghiệp. Hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm
Giao dịch, phân phối nông sản và Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp tại Hà Nội.
Phát
triển đa dạng và đồng bộ các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác
dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như logistics, viễn thông và
công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học - công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch ở phân khúc cao cấp.
Khai
thác có hiệu quả các điểm du lịch trọng điểm(8), tiếp tục phát triển
mạnh loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóakết hợp với tổ chức sự
kiện, lễ hội du lịch, đưa ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh,
phục hồi sau dịch Covid-19. Chú trọng hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết
phát triển du lịch. Tiếp tục đầu tư phát triển hoàn chỉnh sản phẩm du lịch đặc
trưng của từng khu, điểm du lịch theo định vị của Đề án phát triển du lịch và
Kế hoạch phát triển sản phẩm đặc trưng tỉnh Đồng Tháp(9);.
Tạo
điều kiện phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng dựa vào nông nghiệp, các
làng nghề để nâng cao thu nhập cho người nông dân và tạo dựng hình ảnh du lịch
trên nền nông nghiệp phát triển bền vững. Chú trọng xây dựng mô hình sản phẩm
du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn
mới(10). Thực hiện có hiệu quả các chương
trình kích cầu du lịch. Vận hành có hiệu quả Cổng thông tin du lịch
Đồng Tháp, gắn với tạo dựng hình ảnh.
Đào
tạo nhân lực phục vụ du lịch; tăng cường kêu gọi, khuyến khích xã hội hóa đầu
tư cho lĩnh vực du lịch; lồng ghép các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
Tiếp
tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh từ cấp tỉnh đến cơ sở thông
qua đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành Tỉnh và UBND cấp huyện bằng Bộ
Chỉ số DDCI và duy trì Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong nhóm
đầu cả nước. Đảm bảo thực hiện nhất quán và xuyên suốt chủ trương “đồng hành
cùng doanh nghiệp”; phát huy các kênh giao tiếp đã tạo lập thông qua mạng
xã hội, hộp thư điện tử, Cà phê doanh nghiệp, họp mặt định kỳ,…
Tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua áp dụng đầy
đủ các chính sách; đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật kiến thức về thương mại
quốc tế, cung cấp thông tin thị trường,… Tập trung thực hiện các giải pháp giảm
chi phí cho doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh
không thực sự cần thiết. Dự kiến, trong năm 2021 sẽ có thêm 550 doanh
nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh là 4.494 doanh nghiệp
Hỗ
trợ có hiệu quả cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong giai đoạn tìm hiểu cơ
hội đầu tư, chuẩn bị đầu tư; chủ động tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp trong triển khai thực hiện dự án, khôi phục hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phát huy năng lực cốt lõi của doanh nghiệp về năng suất, công nghệ, quản
trị, marketing(11); chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, quảng bá thương
hiệu sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ
trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp, nhất là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiềm
năng đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp.
Thúc
đẩy phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã theo hướng đa dịch vụ.
Phát triển và hoàn thiện mô hình Hội quán, tạo nguồn chuyển đổi thành hợp tác
xã. Tập trung củng cố, kiện toàn các hợp tác xã đủ mạnh để thực hiện tốt vai
trò tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, thực hiện liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, thay đổi quy trình canh tác theo hướng giảm giá
thành, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc, đa dạng hóa sản phẩm,…
Thực
hiện tốt công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Đảm
bảo nguồn chi ngân sách nhà nước theo dự toán và yêu cầu chi phát triển kinh tế
- xã hội. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.099 tỷ đồng(12).
Thực
hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, nhất là các chương trình tín dụng phát triển nông
nghiệp, nông thôn, hỗ trợ xuất khẩu, tín dụng xã hội. Phấn đấu tăng dư nợ tín
dụng gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh(13).
Thu
hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn lực từ doanh
nghiệp, vốn tài trợ của dự án hợp tác quốc tế. Tiếp tục thực hiện chính sách
khuyến khích xã hội hóa các đối với các hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường. Ưu tiên thu hút đầu tư vào giao
thông, nông nghiệp, nông thôn, du lịch, công nghiệp, thương mại, hạ tầng khu,
cụm công nghiệp, kinh tế biên giới, phát triển nguồn nhân lực...
Nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó, tập trung
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; đầu tư hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đầu tư các công trình phúc lợi xã
hội; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch… Nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
trong năm 2021 khoảng 23.500 tỷ đồng, chiếm 25,3% GRDP, trong đó
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 5.052 tỷ đồng.
Chủ
động phối hợp tốt với bộ, ngành Trung ương sớm triển khai, hoàn thành các hạng
mục của Quốc lộ 30 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông
trọng điểm. Thúc đẩy thực hiện các chương trình, nội dung liên kết với các tỉnh
Long An, Tiền Giang theo Đề án Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp
Mười đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Vận dụng tốt các cơ chế, chính sách
liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 825/QĐ-TTg . Hoàn
thành và triển khai Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
Rà
soát, hoàn chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, xác lập khu vực phát
triển đô thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh để có cơ sở xác định quỹ đất kêu
gọi đầu tư các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư, trung
tâm thương mại dịch vụ, du lịch, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục đào
tạo... thực hiện giải phóng mặt bằng, kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân
sách trong và ngoài nước. Nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2021 lên 38,5%
(tăng 0,5% so với năm trước). Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ
thống cấp nước sạch cho sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư nông thôn đảm bảo
đến cuối năm 2021 có 99,2% hộ dân thành thị và 86% hộ dân nông
thông sử dụng nước sạch.
a)
Phát
triển giáo dục và đào tạo
Triển
khai thực hiện hiệu quả việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy, ứng dụng
công nghệ thông tin, coi trọng công tác thực hành, thực tế thích ứng với cuộc
Cách mạng công nghiệp khoa học công nghệ. Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, năng lực sáng tạo, thực hành, ngoại ngữ và tin học cho người học, các
hoạt động ngoại khóa về biến đổi khí hậu. Thực hiện một số mô hình, chương
trình giáo dục tiên tiến, hợp tác quốc tế ở các cơ sở giáo dục để từng bước đổi
mới chương trình giáo dục ở 02 trường THPT chuyên và một số trường THPT, cơ sở
giáo dục tư thục có điều kiện tiệm cận chuẩn đầu ra của khu vực và thế giới;
phát triển giáo dục thể chất và phong trào thể dục, thể thao học đường. Xây
dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn
về trình độ đào tạo và năng lực, phẩm chất. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và
trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng
yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Duy
trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ
sở, nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung
học cơ sở, trung học phổ thông. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các
trường chất lượng cao ở tất cả ngành học, cấp học. Tăng cường giao quyền tự chủ
cho các cơ sở giáo dục, thí điểm chuyển đổi mô hình trường công lập sang cơ sở
giáo dục ngoài công lập.
Đa
dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử
dụng và xã hội hóa, phát triển mạnh loại hình trường tư thục; tập trung vào các
ngành nghề có nhu cầu như: Chế biến nông thủy sản, điện, điện tử, cơ khí, xây
dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, may đan… gắn chặt với nhu cầu lao động của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cùng với cơ chế sử dụng, chăm lo đời sống cho
lực lượng lao động ngày càng hiệu quả, nâng cao. Chú trọng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
Khuyến
khích phát triển chương trình vừa học vừa làm tại nước ngoài. Tạo điều kiện,
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động
trong và ngoài doanh nghiệp. Thực hiện tốt các hình thức liên kết đào tạo để mở
rộng quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo lực lượng công
nhân lành nghề và nguồn lao động có chất lượng cao, góp phần chuyển dịch lao
động khu vực nông thôn giảm còn 48,2%.
b)
Chăm
sóc sức khỏe nhân dân
Phát
triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân theo hướng dự phòng tích cực; bảo
đảm mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều
kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Nâng cao năng lực
phòng, chống dịch bệnh và hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, sớm phát hiện xử
lý dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng, nhất là dịch Covid-19. Tiếp tục
triển khai đẩy mạnh hệ thống hội chẩn y tế từ xa và phát triển hệ thống bác sĩ
gia đình.
Hoàn
thành và đưa vào vận hành Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (700 giường), thành lập
Bệnh viện truyền nhiễm; đầu tư một số khoa chuyên sâu (can thiệp tim mạch,
chống đột quỵ,…) tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp theo hướng đạt chuẩn hạng I,
nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất và trang thiết bị 03 bệnh viện tuyến tỉnh
đạt chuẩn hạng II(14), tiếp tục đầu tư nâng cấp Bệnh viện
Y học cổ truyền. Trang bị đúng chuẩn cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục
Vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện xã hội hóa công tác y tế nhằm huy động mọi
nguồn lực cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Triển
khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý Trạm Y tế, tiêm chủng,
quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khoẻ người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo
hiểm y tế. Đẩy mạnh hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế hướng đến phát triển bảo
hiểm y tế toàn dân, nâng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế lên 91%.
Tiếp
tục đào tạo, thu hút nhân lực ngành y tế đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên
môn. Phấn đấu đến cuối năm 2021 có 28,6 giường bệnh và 9,3 bác sĩ
trên một vạn dân.
c)
Bảo
đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và giảm nghèo
Thực
hiện có hiệu quả chính sách với người có công, bảo đảm người có công có mức
sống từ trung bình khá trở lên. Huy động tốt nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn
lực nhà nước để thường xuyên thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa, nuôi dưỡng
người già neo đơn, trẻ em mồ côi... Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa, hưởng thụ
các thành quả phát triển của Tỉnh.
Tập
trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc xã hội, nhất là tệ nạn
ma túy, xâm hại trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, về quan hệ hài hòa, ổn định,
tiến bộ giữa lao động với doanh nghiệp, tạo điều kiện để người dân có việc làm
và thu nhập ổn định, đảm bảo điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động.
Khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, ngành nghề nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới. Phát huy năng
lực và hiệu quả của sàn giao dịch việc làm, công tác giới thiệu việc làm, liên
kết với thị trường lao động, chú trọng công tác đưa người lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp sau khi về nước. Phấn
đấu trong năm 2021 có 1.500 lao động xuất cảnh tham gia làm việc có thời
hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hướng đến gia tăng nhanh diện bao phủ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng
của người lao động.
Thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, cải thiện mức sống của người
dân, nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới. Kéo giảm 1,0% tỷ lệ hộ
nghèo trong năm 2021.
d)
Phát
triển văn hóa, thể thao
Nâng
cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và
công tác gia đình theo hướng đi vào chiều sâu, thiết thực(15).
Nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và
cộng đồng, tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,
môi trường văn hóalành mạnh. Nhân rộng các mô hình cộng đồng nhân dân tự quản,
tạo điều kiện để nhân dân cùng nhau quản lý, xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, nếp sống văn minh.
Bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóatruyền thống, mang nét đặc trưng của người dân
Đồng Tháp. Củng cố các thiết chế văn hóacơ sở gắn xây dựng một số công trình văn
hóatiêu biểu, có ý nghĩa giáo dục truyền thống. Tăng cường hoạt động văn hóađối
ngoại và coi trọng ngoại giao văn hóa, trong đó có đối ngoại văn hóanhân dân.
Tập
trung phát triển thể thao quần chúng, nhất là thể thao học đường, chú trọng đầu
tư chiều sâu một số môn thể thao có thế mạnh của Tỉnh. Đầu tư đồng bộ thiết chế
thể thao 03 cấp; huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực thể
dục, thể thao.
e)
Thực
hiện tốt công tác thông tin và truyền thông
Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động báo chí góp phần phục vụ tốt
công tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Tập trung tuyên truyền các sự kiện
nổi bật, quảng bá xây dựng hình ảnh, thương hiệu Đồng Tháp, giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ “Made in Dong Thap”. Đẩy mạnh Cuộc vận động ứng dụng công nghệ
Việt cho cuộc sống số theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-BTTTT ngày 25/3/2020 của
Bộ Thông tin và Truyền thông.
Huy
động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và
đồng bộ, trong đó, tập trung mở rộng vùng phủ sóng mạng di động 4G và đẩy mạnh
triển khai mạng cáp quang FTTx đến vùng sâu, vùng xa, biên giới; triển khai
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025 trên
địa bàn tỉnh. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin.
a)
Khoa
học và công nghệ
Nâng
cao mức đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh
thông qua nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, phục vụ các
chương trình, đề án của tỉnh trong nông nghiệp, công nghiệp và phát triển du
lịch, nông thôn mới; phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ; phát huy sáng kiến,
lao động sáng tạo.
Tăng
cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học trong
và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất.
b)
Tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó biến đổi khí
hậu, phòng, chống thiên tai; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Quản
lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tài nguyên; thực hiện hiệu quả về quản lý, sử dụng
đất nông nghiệp; rà soát việc quản lý, sử dụng đất công. Khai thác các nguồn
tài nguyên theo kế hoạch, bảo đảm bền vững, nhất là nguồn nước, cát, đất phục
vụ sản xuất vật liệu xây dựng và lâm nghiệp. Nâng cao năng lực giám sát về môi
trường, dự phòng và xử lý kịp thời các nguyên nhân có nguy cơ gây ô nhiễm, ngăn
chặn vi phạm về môi trường. Quản lý chặt chẽ môi trường ở các cơ sở sản xuất,
các khu công nghiệp, khu vực đô thị, nhất là kiểm soát chất lượng nguồn nước.
Tăng cường tuyên truyền trong Nhân dân về gìn giữ môi trường, nhất là ở khu
vực nông thôn. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom và
xử lý đạt mức 82%, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom và xử lý đạt 90%.
Chủ
động thu hút sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế vào các lĩnh vực đào tạo, chuyển
giao công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường, tư vấn kỹ thuật,
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài chính cho việc quản lý khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai,
xóa đói giảm nghèo nhằm hướng đến phát triển bền vững. Tìm kiếm và kêu gọi sự
hỗ trợ quốc tế cho công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu môi trường,
triển khai các dự án phòng chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường. Xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, chủ động sống chung
với lũ, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Nâng
cao khả năng dự báo và chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu và các tác
động khác từ thượng nguồn. Huy động và ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các đề án,
chương trình có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết hợp
giao thông, thủy lợi, sử dụng thông minh nguồn nước, hạn chế tác động bất lợi
do biến đổi khí hậu, các thiên tai do lũ lụt, khô hạn, sạt lở bờ sông; thu hút
ưu đãi các dự án đầu tư trọng điểm về ứng phó biến đổi khí hậu; khuyến khích,
hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm lượng phát
thải khí nhà kính. Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
và Đánh giá khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu về phòng
chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Phụ
lục III.
Tiếp
tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị theo hướng tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh và đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đẩy
mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chú
trọng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Cải thiện Chỉ số cải cách
hành chính (PAR - Index) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI),
Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) của Tỉnh xếp trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm số cao của cả nước.
Tăng cường việc gửi nhận bằng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy; cải tiến
chế độ hội họp, đơn giản hóa thủ tục trong tổ chức cuộc họp thông qua ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Thực
hiện đúng lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 giai đoạn
2020 - 2025 theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Phát
huy vai trò Tổng đài Thông tin dịch vụ công 1022 trong tiếp nhận, xử lý và trả
lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến quá trình
giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Tiếp tục thực hiện
hiệu quả công tác chuyển giao cho Bưu điện thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ hành
chính công trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ
chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về đấu tranh phòng, chống tham nhũng;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực.
Thực
hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường kiểm
tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài,
dư luận xã hội quan tâm.
Triển
khai xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm trên địa bàn theo quy hoạch chung, bảo
đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hình thành thế trận khu vực
phòng thủ của tỉnh. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, tạo
điều kiện sinh kế, kiểm soát tốt tình hình qua lại biên giới để người ổn định
sinh sống, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Thực hiện tốt công tác
tuyển sinh, tuyển quân theo chỉ tiêu và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Quân khu,
bảo đảm ngày càng nâng cao về sức khoẻ, trình độ chính trị, văn hóa của thanh
niên trúng tuyển. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hậu phương quân đội, gắn với
hoạt động của tổ chức đoàn thể, mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Bảo
đảm an ninh trên các lĩnh vực, thường xuyên thực hiện tốt công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động phá
hoại, gây rối, không để bị động, bất ngờ.Thực hiện tốt công tác phòng, chống
tội phạm, ma túy; kiềm chế, kéo giảm vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên
và kéo giảm tai nạn giao thông. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực
lượng công an xã, các tổ, đội dân phòng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Tiếp
tục thực hiện tốt công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
Nhân dân. Tăng cường quan hệ hữu nghị cấp địa phương theo chiều sâu đối với các
nội dung hợp tác với chính quyền tỉnh Prây Veng, Ban-tây Miên- chay, Pô-sát
(Vương quốc Campuchia). Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp
tác toàn diện Việt Nam - Lào với tỉnh Salavan và Champasak./.
Nơi nhận:
-
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư;
-
Bộ
Tài chính;
-
TT/TU,
TT/HĐND Tỉnh;
-
Ủy
ban MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh;
-
CT,
các PCT/UBND Tỉnh;
-
Các
sở, ban, ngành Tỉnh;
-
UBND
huyện, thị xã, thành phố;
-
Lãnh
đạo VP/UBND Tỉnh;
-
Chuyên
viên VP/UBND Tỉnh;
-
Lưu:
VT, THVX (Thư).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Văn Dương
|
PHỤ
LỤC I
BIỂU
A: BIỂU KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2020
(Kèm
theo Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của ủy ban nhân dân Tỉnh)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
KH 2020
|
Ư.TH 2020
|
So với KH
2020
|
I
|
Về kinh tế
|
|
|
|
|
1
|
- Tốc độ tăng
trưởng GRDP (giá 2010)
|
%
|
7,0
|
4,5
|
Chưa đạt
|
|
+ Nông - lâm - thủy
sản
|
%
|
3,5
|
2,12
|
|
|
+ Công nghiệp - xây
dựng
|
%
|
8,91
|
7,12
|
|
|
. Công nghiệp
|
%
|
8,85
|
6,75
|
|
|
. Xây dựng
|
%
|
9,2
|
8,94
|
|
|
+ Thương mại - dịch
vụ
|
%
|
8,85
|
5,03
|
|
|
- Giá trị GRDP (giá
2010)
|
Tỷ đồng
|
57.231
|
55.862
|
|
|
+ Nông - lâm - thủy
sản
|
Tỷ đồng
|
19.267
|
19.089
|
|
|
+ Công nghiệp - xây
dựng
|
Tỷ đồng
|
13.620
|
13.354
|
|
|
. Công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
11.124
|
11.050
|
|
|
. Xây dựng
|
Tỷ đồng
|
2.496
|
2.304
|
|
|
+ Thương mại - dịch
vụ
|
Tỷ đồng
|
24.343
|
23.419
|
|
2
|
GRDP/người (giá
thực tế)
|
Tr. đồng
|
54,55
|
54,44
|
Chưa đạt
|
|
|
USD
|
2.292
|
2.326
|
|
3
|
Tổng thu NSNN trên
địa bàn
|
Tỷ đồng
|
8.495
|
8.000
|
Chưa đạt
|
4
|
Huy động vốn đầu tư
phát triển so với GRDP
|
%
|
21,67
|
21,71
|
Đạt
|
5
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
%
|
38
|
38
|
Đạt
|
II
|
Về văn hóa- xã hội
|
|
|
|
|
6
|
Tỷ lệ lao động nông
nghiệp trong tổng số lao động xã hội
|
%
|
49,3
|
49,3
|
Đạt
|
7
|
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo
|
%
|
70
|
70
|
Đạt
|
|
Trong đó, đào tạo
nghề
|
%
|
50
|
50
|
Đạt
|
8
|
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
|
%
|
1,45
|
1,45
|
Đạt
|
9
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng (điều tra của Viện dinh dưỡng)
|
%
|
13,1
|
13,1
|
Đạt
|
|
- Theo kết quả cân
của Tỉnh
|
|
11,4
|
11,2
|
|
10
|
Số giường bệnh/vạn
dân
|
GB
|
28
|
28
|
Đạt
|
|
Trong đó, giường
bệnh công lập
|
GB
|
26
|
26
|
|
11
|
Số bác sĩ/vạn dân
|
BS
|
9
|
9
|
Đạt
|
12
|
Tỷ lệ dân số tham
gia BHYT
|
%
|
90
|
90
|
Đạt
|
13
|
Tỷ lệ đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc so với số người thuộc diện phải tham gia
|
%
|
93
|
93
|
Đạt
|
14
|
Tỷ lệ đối tượng
tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với số người thuộc diện phải tham gia
|
%
|
93
|
100
|
Vượt
|
15
|
Số đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện
|
Người
|
3.850
|
3.850
|
Đạt
|
16
|
Số xã đạt tiêu chí
xã nông thôn mới
|
Xã
|
79
|
98
|
Vượt
|
III
|
Về môi trường
|
|
|
|
|
17
|
Tỷ lệ hộ dân nông
thôn sử dụng nước hợp vệ sinh
|
%
|
99,6
|
99,67
|
Đạt
|
18
|
Tỷ lệ hộ dân thành
thị sử dụng nước sạch
|
%
|
99
|
99
|
Đạt
|
19
|
Tỷ lệ chất thải rắn
ở đô thị được thu gom
|
%
|
80
|
80
|
Đạt
|
20
|
Tỷ lệ chất thải
nguy hại được xử lý
|
%
|
85
|
85
|
Đạt
|
BIỂU
B: CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU KẾ HOẠCH NĂM 2021
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Ư.TH 2020
|
Kế hoạch
2021
|
I
|
Về kinh tế
|
|
|
|
1
|
- Tốc độ tăng
trưởng GRDP (giá 2010)
|
%
|
4,5
|
7,0
|
|
+ Nông - lâm - thủy
sản
|
%
|
2,12
|
3,7
|
|
+ Công nghiệp - xây
dựng
|
%
|
7,12
|
9,2
|
|
. Công nghiệp
|
%
|
6,75
|
9,0
|
|
. Xây dựng
|
%
|
8,94
|
10,2
|
|
+ Thương mại - dịch
vụ
|
%
|
5,03
|
8,5
|
|
- Giá trị GRDP (giá
2010)
|
Tỷ đồng
|
55.861
|
59.787
|
|
+ Nông - lâm - thủy
sản
|
Tỷ đồng
|
19.089
|
19.796
|
|
+ Công nghiệp - xây
dựng
|
Tỷ đồng
|
13.354
|
14.582
|
|
. Công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
11.050
|
12.044
|
|
. Xây dựng
|
Tỷ đồng
|
2.304
|
2.538
|
|
+ Thương mại - dịch
vụ
|
Tỷ đồng
|
23.419
|
25.409
|
2
|
GRDP/người (giá
thực tế)
|
Tr. đồng
|
54,44
|
58,19
|
|
|
USD
|
2.326
|
2.455
|
3
|
Tổng thu NSNN trên
địa bàn
|
Tỷ đồng
|
8.000
|
8.099
|
4
|
Huy động vốn đầu tư
phát triển so với GRDP
|
%
|
21,71
|
25,24
|
5
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
%
|
38,0
|
38,5
|
6
|
Giá trị xuất khẩu hàng
hóa (không tính hàng hóa tạm nhập tái xuất)
|
Triệu USD
|
1.180
|
1.210
|
II
|
Về Văn hóa– Xã hội
|
|
|
|
7
|
Quy mô dân số trung
bình
|
Nghìn người
|
1.600
|
1.601
|
8
|
Tỷ lệ lao động nông
nghiệp trong tổng số lao động xã hội
|
%
|
49,3
|
48,2
|
9
|
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo
|
%
|
70
|
71,72
|
|
Trong đó, đào tạo
nghề
|
%
|
50
|
50,88
|
10
|
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
|
%
|
1,45
|
1,0
|
11
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng theo chiều cao (kết quả cân của Tỉnh)
|
%
|
16,9
|
16,7
|
|
Theo kết quả điều
tra của Viện dinh dưỡng
|
%
|
24,1
|
23,8
|
12
|
Số giường bệnh/vạn
dân
|
GB
|
28,3
|
28,6
|
|
Trong đó, giường
bệnh công lập
|
GB
|
26
|
26
|
13
|
Số bác sĩ/vạn dân
|
BS
|
9
|
9,3
|
14
|
Tỷ lệ dân số tham
gia BHYT
|
%
|
90
|
91
|
15
|
Số xã đạt tiêu chí
xã nông thôn mới
|
xã
|
98
|
102
|
16
|
Đơn vị cấp huyện cơ
bản đạt chuẩn NTM
|
Đơn vị
|
05
|
06
|
17
|
Tỷ lệ đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc so với lực lượng lao động trong độ tuổi
|
%
|
10,1
|
10,6
|
18
|
Số đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi
|
%
|
1,1
|
1,5
|
19
|
Tỷ lệ đối tượng
tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi
|
%
|
9,0
|
9,5
|
III
|
Về môi trường
|
|
|
|
20
|
Tỷ lệ hộ dân thành
thị sử dụng nước sạch
|
%
|
99
|
99,2
|
21
|
Tỷ lệ hộ dân nông
thôn sử dụng nước sạch
|
%
|
84,14
|
86
|
22
|
Tỷ lệ chất thải rắn
ở đô thị được thu gom, xử lý
|
%
|
80
|
82
|
23
|
Tỷ lệ chất thải
nguy hại được xử lý
|
%
|
85
|
90
|