Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Số hiệu: 02/2024/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Lê Xuân Định
Ngày ban hành: 28/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ ngày 01/6/2024

Ngày 28/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu

- Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;

- Nguyên tắc “Sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;

- Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;

- Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Xem chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2024/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.

2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là hệ thống bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập và lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

3. Mã truy vết sản phẩm là dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh sản phẩm ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.

4. Mã truy vết địa điểm là dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh địa điểm diễn ra sự kiện ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.

5. Mã truy xuất nguồn gốc là mã số định danh cuối cùng trong từng công đoạn của quá trình truy xuất nguồn gốc (bao gồm dãy số hoặc số và chữ liên tiếp được cấu thành từ mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, số lô/mẻ sản phẩm, thời gian xảy ra sự kiện) và được mã hóa trong vật mang dữ liệu, thể hiện thông tin công khai, minh bạch về sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin phục vụ cho truy xuất nguồn gốc.

6. Vật mang dữ liệu truy xuất nguồn gốc là phương tiện hoặc vật thể chứa đựng dữ liệu (tem, nhãn, thẻ và các phương tiện hoặc vật thể phù hợp khác), bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

7. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc là các dữ liệu từ các bộ phận và quá trình khác nhau trong phạm vi truy xuất nguồn gốc đã xác định. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc bao gồm dữ liệu về chất lượng, an toàn của sản phẩm và các thông tin cơ bản.

8. Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc.

9. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu để phục vụ việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có khả năng kết nối thông tin với hệ thống truy xuất nguồn gốc của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hệ thống quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ) được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường (sau đây viết tắt là Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ) thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

4. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật trong quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 5. Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

Điều 6. Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu

1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;

b) Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;

c) Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;

d) Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

g) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

h) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

i) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

k) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

4. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa;

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

đ) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

e) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

g) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).

6. Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được định danh mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu.

7. Vật mang dữ liệu để truy xuất nguồn gốc bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Thông tin sau khi giải mã bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này. Thời gian tối thiểu bảo đảm lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Chương III

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 7. Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

2. Giao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa:

a) Chủ trì, hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai các hoạt động có liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

b) Xây dựng, vận hành và quản trị Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;

c) Chủ trì nghiên cứu, phát triển các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; hỗ trợ tổ chức, cá nhân duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;

d) Chỉ định tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

d) Thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

3. Định kỳ trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Điều 8. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

2. Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

5. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo Mẫu báo cáo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

Điều 9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

2. Giao cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại khoản 13 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;

c) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt;

d) Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

3. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo Mẫu báo cáo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG CẤP DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

1. Tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư này.

2. Thực hiện công bố hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Thông tư này.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp kết nối thông tin lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này được cập nhật kịp thời theo từng công đoạn sản xuất, kinh doanh vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; tổ chức, cá nhân phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

1. Cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ, giải pháp cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.

Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp

Các tổ chức, cá nhân đã xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì thực hiện việc rà soát, công bố phù hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở KH&CN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo VPCP;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

TÊN BỘ/NGÀNH/UBND
CẤP TỈNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

…., ngày …. tháng …. năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Thực hiện Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương như sau:

1. Hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy định về truy xuất nguồn gốc thuộc thẩm quyền:

............................................................................................................................................

2. Hoạt động xác định nhóm sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc (đối với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực):

............................................................................................................................................

3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo:

............................................................................................................................................

4. Tình hình triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện:

............................................................................................................................................

5. Tình hình thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền:

............................................................................................................................................

6. Tình hình triển khai các hoạt động khác có liên quan:

............................................................................................................................................

7. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân:

............................................................................................................................................

8. Đề xuất, kiến nghị:

............................................................................................................................................

...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương để Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

LÃNH ĐẠO BỘ QUẢN LÝ NGÀNH, LĨNH VỰC/
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 02/2024/TT-BKHCN

Hanoi, March 28, 2024

 

CIRCULAR

MANAGEMENT OF PRODUCT ORIGIN TRACING

Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006; 

Pursuant to the Law on Products and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam elaborating on the Law on Product and Goods Quality; Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government of Vietnam on elaborating on the Law on Product and Goods Quality, and Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government of Vietnam elaborating on and guiding the enforcement of the Law on Measurement;

Pursuant to Decree No. 28/2023/ND-CP dated June 2, 2023 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

At the request of the General Director of the Directorate for Standards, Metrology and Quality and the Director of the Department of Legal Affairs;

The Minister of Science and Technology of Vietnam hereby promulgates a Circular on the management of product origin tracing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the management of product origin tracing, including: state management of product origin tracing; regulations on the assurance of data connection and sharing of product origin tracing systems; management of the use of product tracing codes, location tracing codes, and data carriers; responsibilities of organizations and individuals conducting the product origin tracing; responsibilities of organizations and individuals providing services and solutions to origin tracing of products and implementing and conducting the product origin tracing.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Organizations and individuals providing product origin tracing services.    

2. Organizations and individuals providing services and solutions concerning the origin tracing of products.

3. State authorities and relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Origin tracing refers to the supervision and determination of a unit of product or service through each state according to the time and location of production, processing, retention, preservation, transport, distribution, and trading processes.  

2. Origin tracing system refers to a system that includes the activities of identifying products and collecting and retaining information on the statuses of products according to the time and location to manage the information on product quality and safety.

3. Product tracing code is a sequence of numbers or numbers and letters used for the identification of products in stages of production and trading during the origin tracing process.

4. Location tracing code is a sequence of numbers and letters used for the identification of the location where the production and trading stages take place during the origin tracing process. 

5. Tracing code is a final identification code in each stage of the origin tracing process (including a sequence of numbers of consecutive numbers and letters formed from the product tracing code, location tracing code, consignment/batch number of the product, and time of the event), encrypted in a data carrier with public and transparent display of information on products on the market, providing information for origin tracing.

6. Traceability data carrier is a piece of equipment or object that contains data (stamp, label, card, and other appropriate equipment or object), ensuring the readability of related devices.

7. Traceability data is data from different parts and processes within the determined origin tracing scopes. The traceability data includes data on the quality and safety of products and fundamental information.

8. “Một bước trước - một bước sau” (One step forward - one step back) Principle means organizations and individuals must retain information to ensure the capacity for supervising and identifying previous production and trading stages and following production and trading stages during production and trading processes of a product undergoing origin tracing.

9. National Product origin tracing Portal includes systems of hardware, software, and databases for the provision of information on the origin of products capable of connecting information with origin tracing systems of ministries managing related industries and sectors, local authorities, agencies, organizations, enterprises, and international systems.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals producing products prescribed in Clause 4 Article 19dd of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam, amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam shall conduct product origin tracing following this Circular.

2. Organizations and individuals engaging in the production, trading, and services concerning products not prescribed in Clause 1 of this Article may choose to conduct origin tracing according to this Circular in case of necessity.

3. Organizations and individuals engaging in the production, trading, and services that wish to connect to the National Product Origin Tracing Portal shall implement this Circular.

4. It is mandatory to comply with confidentiality laws during product origin tracing and connection with the National Product Origin Tracing Portal.

Chapter II

REGULATIONS ON PRODUCT ORIGIN TRACING

Article 5. Management of the use of product tracing codes, location tracing codes, and data carriers

1. Organizations and individuals conducting product origin tracing shall ensure that the product and location tracing codes are in conformity with the National Standard TCVN 13274:2020 on traceability - guidelines for formatting tracing codes disclosed by the Ministry of Science and Technology of Vietnam before putting them to use.

2. Organizations and individuals conducting product origin tracing shall use data carriers conforming with the National Standard TCVN 13275:2020 on traceability – the format of data carriers disclosed by the Ministry of Science and Technology of Vietnam.  Data carriers shall be glued, printed, attached, molded, or engraved directly on products, commercial packaging of products, or other materials attached to products and commercial packaging of products, ensuring that related devices can read such data carriers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A product origin tracing system shall ensure the following principles:

a) “Một bước trước - một bước sau” (One step forward - one step back): assurance of the capacity for supervising and identifying previous and following production and trading stages during production and trading processes of a product;

b) “Sẵn có của phần tử dữ liệu chính” (Master data element availability): master data elements shall be collected, retained, and updated promptly in reports on detailed information on important events in the production process and the supply chain;

c) “Minh bạch” (Transparency): the origin tracing system shall meet the requirements for mandatory transparency equivalent to the use of static data on clients, suppliers, products, and production conditions;

d) “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc” (Adequate participation of origin tracing parties): the origin tracing system shall have the adequate participation of origin tracing parties of the organization.

2. Product origin tracing systems of organizations and individuals shall ensure the adequacy of origin tracing according to national standards, national technical regulations, international standards, and regional standards corresponding to types of products. The mentioned systems shall be disclosed in conformity with the respective technical standards and regulations. The basis for the conformable disclosure shall be based on the self-assessments of organizations and individuals or certification results of designated certification organizations according to laws.

3. Traceability data of each product in the product origin tracing system shall include the following mandatory information:

a) Name of the product;

b) Images of the product;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Address of the unit of production and trading;

dd) Production and trading stages (including the following mandatory information: product tracing codes, location tracing codes, and time of origin tracing of each stage);

e) Time of production and trading (the time when origin tracing takes place);

g) Tracing code of the product;

h) Brand, trademark, code, and serial number of the product (if any);

i) Expiry date of the product (if any);

k) Applied national standards, national technical regulations, international standards, regional standards, and local standards.

4. To connect to the National Product Origin Tracing Portal, the product origin tracing system shall contain the mandatory information prescribed in Clause 3 of this Article.

5. Traceability data of products serving consumers' lookup on the National Product Origin Tracing Portal shall include the following mandatory information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Images of products;

c) Names of units of production and trading;

d) Addresses of units of production and trading;

dd) Time of production and trading (the time when origin tracing takes place);

e) Brands, trademarks, codes, and serial numbers of the products (if any);

g) Expiry dates of products (if any).

6. Products in each event after each stage shall be designated with tracing codes for origin tracing.  Tracing codes shall be encrypted in data carriers.

7. Data carriers used for origin tracing shall comply with Clause 2 Article 5 of this Circular.  Decrypted information shall include the mandatory information prescribed in Clause 5 of this Article.  The minimum retention time of traceability data for each type of product shall comply with the regulations of ministries managing related industries and sectors.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Ministry of Science and Technology of Vietnam shall:

1. Implement Clause 1 and Clause 4 Article 19dd of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam, amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam.

2. Assign the Directorate for Standards, Metrology and Quality to operate as a standing authority to assist the Ministry of Science and Technology of Vietnam in implementing the state management of product origin tracing, specifically:

a) Preside over and guide the application and organization of dissemination, universalization, training, and implementation of activities concerning product origin tracing;

b) Develop, operate, and administer the National Product Origin Tracing Portal;

c) Preside over the research and development of technical solutions to the assurance of the capacity for interacting, exchanging, and connecting traceability data with the National Product Origin Tracing Portal; assist organizations and individuals in maintaining data on the National Product Origin Tracing Portal;

d) Designate organizations to certify product origin tracing systems according to laws;

d) Inspect and examine product origin tracing.

3. Before December 25 every year or upon request, submit reports to the Prime Minister of Vietnam on the implementation of product origin tracing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Implement Clause 2 and Clause 4 Article 19dd of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam, amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam.

2. Develop schemes, programs, and implementation plans and allocate necessary resources for the implementation of activities concerning product origin tracing within their jurisdiction.

3. Take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology of Vietnam and relevant ministries and central authorities in inspecting and examining product origin tracing within their jurisdiction.

4. Take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality) in managing traceability information at ministries managing related industries and sectors; provide and look up information on the National Product Origin Tracing Portal to serve the state management at ministries managing related industries and sectors.

5. Annually or upon request, submit reports on the implementation of product origin tracing at ministries managing related industries and sectors following the form prescribed in the Appendix enclosed herewith to the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality) for summary and report to the Prime Minister of Vietnam.  The time to finalize data, the time limit for submitting reports, and the methods of submitting and receiving reports shall comply with Circular No. 13/2021/TT-BKHCN dated December 30, 2021 of the Minister of Science and Technology of Vietnam.

Article 9. People’s Committee of provinces and centrally affiliated cities shall:

1. Implement Clause 3 Article 19dd of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam, amended by Clause 3 Article 1 of Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam.

2. Assign authorities to consult and assist People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities in implementing the local state management of product origin tracing according to Clause 13 Article 8 of Decree No. 24/2014/ND-CP dated April 4, 2014 of the Government of Vietnam, specifically:

a) Take charge and cooperate with the Directorate for Standards, Metrology and Quality in guiding the local application and organization of dissemination, universalization, training, implementation, and management of origin tracing; cooperate with the Directorate for Standards, Metrology and Quality in utilizing, providing, and looking up information on the National Product Origin Tracing Portal for local state management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) According to local situations, develop annual, medium-term, and long-term implementation plans and estimates of necessary resources for the implementation of local activities concerning product origin tracing and submit reports on such plans and estimates to the People's Committees of provinces and centrally affiliated cities for consideration and approval;

d) Have appropriate schemes to encourage, attract, and assist local enterprises in developing product origin tracing systems from their resources and other support sources; and submit reports on such schemes to the People's Committees of provinces and centrally affiliated cities for consideration and decision.

3. Annually or upon request, submit reports on the local implementation of product origin tracing following the form prescribed in the Appendix enclosed herewith to the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality) for summary and report to the Prime Minister of Vietnam.  The time to finalize data, the time limit for submitting reports, and the methods of submitting and receiving reports shall comply with Circular No. 13/2021/TT-BKHCN dated December 30, 2021 of the Minister of Science and Technology of Vietnam.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS CONDUCTING ORIGIN TRACING AND ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS PROVIDING ORIGIN TRACING SERVICES AND SOLUTIONS

Article 10. Organizations and individuals conducting product origin tracing shall:

1. Comply with this Circular.

2. Appropriately disclose product origin tracing systems according to respective national standards, national technical regulations, international standards, and regional standards.

3. Take legal liability for information on product origin tracing prescribed in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In case of connecting information to the National Product Origin Tracing Portal, data on product origin tracing prescribed in Clause 5 Article 6 of this Circular shall be promptly updated according to each stage of production and trading on the National Product Origin Tracing Portal; organizations and individuals shall cooperate with the Directorate for Standards, Metrology and Quality in implementing and ensuring the maintenance of data on the National Product Origin Tracing Portal.

Article 11. Organizations and individuals providing product origin tracing services and solutions shall:  

1. Provide product origin tracing services and solutions conforming with this Circular's requirements.

2. Take legal liability for the services and solutions provided to organizations and individuals concerning product origin tracing.  If organizations and individuals providing product origin tracing services and solutions wish to connect to the National Product Origin Tracing Portal, cooperate with the Directorate for Standards, Metrology and Quality in implementing and ensuring the maintenance of data on the National Product Origin Tracing Portal.

3. Be under the inspection, examination, and supervision of product origin tracing authorities as prescribed by laws.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12. Entry into force

This Circular comes into force as of June 1, 2024. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If organizations and individuals that have developed and operated product origin tracing systems before the effective date of this Circular wish to connect to the National Product Origin Tracing Portal, comply with Article 6 of this Circular.

Article 14. Implementation

1. The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize the implementation of this Circular. 

2. If any legislative document cited in this Circular is amended, supplemented, or replaced, comply with its new edition.  If any standard cited in this Circular is amended, supplemented, or replaced, comply with the guidelines of the Ministry of Science and Technology of Vietnam. 

3. Difficulties arising during the implementation of this Circular shall be promptly reported in writing to the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality) for guidelines or appropriate amendments.

4. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies, People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities, and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Xuan Dinh

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/03/2024 quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.842

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.12.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!