ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
307/KH-UBND
|
An
Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG
VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và
triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
đến năm 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy sự phát triển và tăng cường
việc gắn kết các thể chế và khuôn khổ chính sách của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
ASEAN, nhằm đạt được các mục tiêu khu vực về xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng
vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN.
- Thực hiện các mục tiêu đa phương
hóa, đa dạng hóa, tranh thủ các cơ hội nhằm huy động nguồn lực để đảm bảo thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết và mang lại lợi
ích, hòa nhập, bền vững, tự lực tự cường và năng động.
- Thực hiện các mục tiêu Cộng đồng
ASEAN gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
- Nâng cao năng lực và tăng cường
sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương và toàn dân
trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình,
chính sách, pháp luật, hoạt động liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội ASEAN.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, tổ
chức bộ máy, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân; củng
cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.
2. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
- Giảm dần các rào cản, bất bình đẳng
trong các lĩnh vực của đời sống, đẩy mạnh việc tiếp cận bình đẳng về an sinh xã
hội cho tất cả mọi người.
- Thúc đẩy tiếp cận công bằng các
dịch vụ xã hội, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững và môi
trường hòa nhập cho tất cả mọi người.
- Thúc đẩy, bảo vệ quyền của các
nhóm yếu thế và những đối tượng đặc thù.
3. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
- Tích cực và chủ động hội nhập
ASEAN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên
thiên nhiên, ứng phó biển đổi khí hậu; tranh thủ tối đa các cơ hội và nguồn lực
để hội nhập và phát triển.
- Xây dựng cộng đồng có khả năng ứng
phó với biến đổi khí hậu vì một môi trường bền vững.
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền
vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý rác thải
và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
4. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực, tự cường
- Tăng cường khả năng dự báo, ứng
phó, thích ứng và khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả cho cộng đồng.
- Tăng cường khả năng ứng phó với
các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân như nguy cơ sinh học, hóa học,
phóng xạ, hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát sinh.
- Nâng cao năng lực của các bộ
máy, cơ quan, tổ chức và người dân để thích ứng với những tác động của biến
đổi khí hậu.
- Tăng cường an sinh xã hội cho
các nhóm dễ bị tổn thương, những người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi
tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và biến đổi môi trường khác.
- Tăng cường và phát huy tối đa
vai trò của hệ thống tài chính, dự phòng lương thực, thực phẩm, nước, năng lượng
và chuẩn bị mạng lưới an sinh xã hội để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra.
- Nỗ lực tổ chức thực hiện các giải
pháp phòng chống ma túy hiệu quả, hướng tới một ASEAN “không ma túy”.
5. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
- Xây dựng một xã hội mở và
thích ứng, trong đó áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tình nguyện và thúc đẩy hình ảnh
của ASEAN.
- Xây dựng một xã hội sáng tạo, đổi
mới và thích ứng với việc tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, thúc đẩy
hợp tác khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
- Từng bước xây dựng và phát triển
văn hóa kinh doanh trong ASEAN.
III. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Rà
soát, xây dựng, lồng ghép vào các chính sách, chương trình, tổ chức bộ máy để
thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
- Rà soát hệ thống pháp luật,
chính sách, chương trình, chiến lược, tiêu chuẩn, tổ chức bộ máy. Nghiên cứu,
tham mưu, kiến nghị về chủ trương, chính sách hợp tác AESAN.
- Nghiên cứu triển khai các nội
dung các văn bản quy phạm pháp luật, các hiệp định, giao ước trong chương trình
hợp tác, … kiến nghị, góp ý kiến để hoàn thiện thể chế quản lý và nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách.
- Lồng ghép vào các chiến lược,
chương trình hành động và các kế hoạch cụ thể của ngành, đoàn thể, địa phương để
tổ chức thực hiện.
2.
Tuyên truyền nội dung, quan điểm và các hoạt động thực hiện các mục tiêu của Cộng
đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2025 được ban hành bởi Quyết định số
161/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; nội dung kế hoạch
và các hoạt động triển khai thực hiện của tỉnh về việc thực hiện các mục tiêu của
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 thông qua Cổng thông tin điện tử
tỉnh; Cổng thông tin điện tử thành phần và Đài Truyền thanh huyện, xã. Nâng cao
nhận thức cho các cơ quan, tổ chức và người dân về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
ASEAN.
3. Đẩy
mạnh công tác văn hóa đối ngoại. Quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam nói
chung, tỉnh An Giang nói riêng ra các nước trong cộng đồng ASEAN, tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa
truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học.
4. Tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN,
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ,
phát huy vai trò chủ động trong hội nhập khu vực. Cập nhật tài liệu giảng dạy,
sử dụng các ấn phẩm truyền thông về ASEAN đưa vào chương trình giảng dạy chính
khóa cấp THPT.
5. Thực
hiện các Chương trình khoa học và công nghệ nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, góp phần phát triển nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
6.
Nâng cao hơn nữa nhận thức và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của cơ quan
quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn ngắn
hạn và dài hạn, đa dạng hóa sinh kế, quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà
kính, bảo vệ môi trường nhằm từng bước hướng đến nền kinh tế xanh, đảm bảo sự
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, nâng cao năng lực phòng tránh, giảm thiểu và thích ứng với những
hiểm họa rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu.
Xanh hóa các ngành, lĩnh vực và
khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài
nguyên với giá trị gia tăng cao; Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường; tạo
sự chuyển biến trong lĩnh vực quản lý môi trường, đa dạng sinh học gắn phát triển
du lịch sinh thái; thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thương đến các đối
tượng yếu thế do biến đổi khí hậu gây ra.
Xây dựng tỉnh An Giang bền vững về
môi trường hướng tới xanh sạch đẹp. Xây dựng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí
hậu vì môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp và các đối tác quốc tế
7. Triển
khai thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường
lao động ASEAN. Nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, tiền
lương và quan hệ lao động phục vụ người dân và doanh nghiệp
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu
quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực, bảo
đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin
cho người dân. Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới và
công bằng xã hội. Nâng cao nhận thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội về các tác động
xấu của ma túy thông qua sự tham gia, vận động sự ủng hộ của cộng đồng.
8.
Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, giao ban định kỳ giữa các cơ
quan, địa phương liên quan. Định kỳ đánh giá tình hình và kết quả thực hiện
các mục tiêu.
9. Đa
dạng hóa việc vận động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp, các tổ chức trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước; khuyến khích các
tổ chức cá nhân hỗ trợ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
10.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại
ngữ cho công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập tích cực tham gia chương
trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ hợp tác ASEAN, thực hiện các mục
tiêu của quốc gia và các mục tiêu chung của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Triển khai thực hiện kế hoạch Dạy
và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh An Giang theo Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020
giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2301/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho công chức, viên chức làm
công tác hợp tác ASEAN nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ và
ngoại ngữ tham gia tích cực vào hợp tác khu vực.
11. Từng
bước hoàn thiện tổ chức bộ máy. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý. Thực hiện
cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng sâu rộng, có hiệu quả công nghệ thông
tin trong hoạt động quản lý và phục vụ người dân của các ngành
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch
do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, trợ giúp kỹ thuật của các nhà tài trợ trong và ngoài
nước.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động- Thương binh và
Xã hội
- Điều phối, phối hợp, đôn đốc các
sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế
hoạch.
- Triển khai các hoạt động Kế hoạch
thực hiện Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN lĩnh vực lao động xã hội
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng
hợp và báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm, tổ chức đánh giá thực hiện
Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2025 báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
2. Các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao xây dựng giải pháp lồng ghép việc thực hiện các nội dung hoạt động của Kế
hoạch này cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Định kỳ trước ngày
15 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
- Tạo điều kiện, khuyến khích các
cơ quan, tổ chức và người dân tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai, giám
sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên cơ sở phù hợp chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn theo quy định.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành
liên quan bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan vận động nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức để thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề
án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa
- Xã hội ASEAN tỉnh An Giang đến năm 2025./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|