ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 143/BC-UBND
|
Tp. Hồ Chí Minh,
ngày 19 tháng 6 năm 2015
|
BÁO CÁO
VỀ
CÔNG TÁC THANH TRA, CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU, TỐ CÁO QUÝ II NĂM
2014, TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy
định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng. Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo kết quả về công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quý II năm 2015, như sau:
Phần 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ II NĂM 2015
I. Kết quả công tác Thanh tra:
1. Thanh
tra hành chính:
- Trong quý II năm 2015, toàn Thành phố
đã thực hiện 89 cuộc thanh tra, trong đó: có 32 cuộc thanh tra quý I chuyển sang và 57 cuộc thanh tra triển
khai trong quý II tại 173 đơn vị.
- Về hình thức: 60 cuộc theo kế hoạch
và 29 cuộc đột xuất;
- Về tiến độ: ban hành kết luận thanh
tra 26 cuộc và đang tiếp tục thực hiện 60 cuộc.
1.1. Kết luận thanh tra:
- Kết quả qua thanh tra phát hiện
08/173 đơn vị có sai phạm; sai phạm về kinh tế là 2.877.417.054 đồng, (trong
đó, Thanh tra Thành phố phát hiện sai phạm 2.500.000.000 đồng; Thanh tra quận -
huyện 176.217.054 đồng; Thanh tra sở - ngành 201.200.000 đồng).
- Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi
số tiền 2.738.744.667 đồng (trong đó, Thanh tra thành phố kiến nghị thu
2.500.000.000 đồng; Thanh tra quận - huyện kiến nghị thu 37.544.667đồng, Thanh
tra sở - ngành 201.200.000 đồng); kiến nghị xử lý hành chính 04 tập thể và
08 cá nhân.
- Kết quả thực hiện cơ quan thanh tra
đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 75.809.376.219 đồng, (trong đó, Thanh tra
Thành phố đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 75.790.650.552 đồng, gồm: thu hồi
trong kỳ: 6.193.115.302 đồng, thu hồi theo kiến nghị của đoàn thanh tra năm
2014: 69.597.535.250 đồng).
1.2. Kết quả thanh tra trên một số
lĩnh vực:
- Quản lý, thực hiện dự án đầu tư
xây dựng (Biểu 1b): Toàn ngành triển khai 11 cuộc tại
16 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 06 cuộc. Qua thanh tra phát hiện
sai phạm về kinh tế 138.672.387 đồng.
- Quản lý và sử dụng tài chính,
ngân sách (Biểu 1c): Toàn ngành triển khai 34 cuộc tại
34 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 10 cuộc. Qua thanh tra phát hiện
sai phạm và kiến nghị thu hồi 2.537.544.667 đồng (đã thu 818.725.667 đồng), kiến
nghị xử lý hành chính 04 tập thể, 08 cá nhân.
- Quản lý, sử dụng đất đai (Biểu
1d): Thanh tra thành phố và thanh tra quận, huyện triển
khai 12 cuộc tại 12 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 02 cuộc.
2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
(Biểu 1e):
Thanh tra các sở, ngành thực hiện
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với 785 cuộc (282 cuộc thành lập đoàn và 503 cuộc thanh tra độc lập).
- Đối với 282 cuộc thanh tra thành lập
đoàn: các đoàn thanh tra đều thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng trình tự,
thủ tục quy định.
- Đối với 503 cuộc thanh tra độc lập:
Kết quả qua thanh tra đã phát hiện các đơn vị có thiếu sót, sai phạm trên các
lĩnh vực như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, Giao thông vận tải; Văn hóa - thể thao
- du lịch; Y tế; Công thương; Lao động; Kế toán; Xây dựng, ... đã ban hành
6.108 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 42.360.786.750
đồng, các tổ chức, cá nhân đã nộp phạt 26.860.184.300 đồng.
3. Thanh tra, kiểm
tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố (Biểu 1f)
Trong quý II năm
2015, toàn Thành phố đã triển khai thực hiện là 11 cuộc/56 đơn vị, đến nay đã kết
thúc 08 cuộc/46 đơn vị, còn đang thực hiện 03 cuộc/10 đơn vị.
4. Đánh giá chung thực hiện công tác thanh tra:
Trong quý II năm
2015, Ngành Thanh tra thành phố đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thanh tra
Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc xác định các nội dung trọng
tâm, trọng điểm của kế hoạch thanh tra trong năm 2014; các cuộc thanh tra đã được
triển khai và kết thúc đúng kế hoạch đề ra; kiến nghị xử lý chặt chẽ, rõ ràng,
có tính khả thi, các kết luận, kiến nghị đều được Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước nhất trí; công tác giám sát, xử lý sau thanh tra được tăng cường nên
các kết luận thanh tra chính xác, tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản đạt kết quả cao
hơn cùng kỳ năm trước; công tác thanh,
kiểm tra chuyên ngành tiếp tục hoạt động hiệu quả, phát hiện và xử lý được nhiều sai phạm trên nhiều lĩnh
vực.
III. Kết quả công
tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành
phố quý II năm 2015:
1. Công tác tiếp
công dân (Biểu 2a):
1.1. Kết quả tiếp công dân: toàn
Thành phố đã tổ chức tiếp công dân: 8.445 lượt (gồm: tiếp thường xuyên: 6.769
lượt, lãnh đạo tiếp: 1.676 lượt), đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,
so cùng kỳ giảm 3.307 lượt, giảm 28% (cùng kỳ 11.752 lượt), gồm:
- Cấp Thành phố tiếp
công dân: Văn phòng tiếp công dân Thành phố tiếp công
dân thường xuyên 706 lượt; Lãnh đạo Thành phố tiếp công
dân 02 buổi/02 vụ việc, cụ thể: Thường trực Hội đồng
nhân dân Thành phố tiếp công dân 02 buổi/02 vụ việc.
- Cấp Sở - ban - ngành Thành phố
tiếp công dân: 924 lượt (tiếp thường xuyên: 906 lượt, lãnh đạo tiếp: 18 lượt).
- Cấp quận - huyện tiếp công dân:
3.961 lượt (tiếp thường xuyên: 3.568 lượt, lãnh đạo tiếp: 393 lượt).
- Cấp xã - phường - thị trấn tiếp
công dân: 2.852 lượt (tiếp thường xuyên: 1.589 lượt, lãnh đạo tiếp: 1.263 lượt).
Tiếp công dân đoàn đông người:
Trên địa bàn Thành phố, tiếp 66 đoàn (gồm: tiếp thường xuyên: 66 đoàn, gồm: Cấp
Thành phố tiếp: 50 đoàn; Cấp quận - huyện tiếp 16 đoàn), tăng 56 đoàn so với
cùng kỳ (cùng kỳ 10 đoàn).
1.2. Nội dung tiếp công dân: Qua
công tác tiếp công dân cho thấy, nội dung khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành
chính liên quan đến đất đai có tỷ lệ cao.
2. Tiếp nhận,
phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (Biểu 2b):
Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số
đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 1.371 đơn (khiếu nại 1.174 đơn; tố
cáo 197 đơn), so với cùng kỳ tăng 202 đơn khiếu nại, tố cáo, tăng 17% (cùng kỳ
1.169 đơn); Đã xử lý 1.334/1.371 đơn, đạt tỷ lệ 97% (chuyển kỳ sau xử lý
là 37 đơn) trong đó: xử lý chuyển trả lưu 448 đơn: để lại giải quyết 886
đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại: 778 đơn, tố cáo: 108
đơn) so cùng kỳ giảm 503 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ
36% (cùng kỳ 1.389 đơn), trong đó:
- Cấp Thành phố: khiếu nại: 112
đơn, tố cáo: 11 đơn.
- Cấp Sở - ngành: khiếu nại: 152
đơn, tố cáo: 9 đơn.
- Cấp quận - huyện: khiếu nại: 494
đơn, 83 đơn tố cáo.
- Cấp xã - phường - thị trấn: khiếu
nại: 20 đơn, 5 đơn tố cáo.
3. Kết quả giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo:
3.1. Kết quả giải quyết khiếu
nại (Biểu 2c): Tổng
số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
403/778 đơn, đạt tỷ lệ 51%.
- Phân tích tính chất khiếu nại
đúng sai cho thấy: đơn khiếu nại đúng là: 15%, khiếu nại sai là: 76%, khiếu nại
có đúng có sai là: 9%.
Qua giải quyết khiếu nại, nhất là
trong lĩnh vực khiếu nại về bồi thường, các Sở - ngành, quận - huyện đã tham
mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung một số chính sách
bồi thường, hỗ trợ tại dự án cho phù hợp thực tế, đem lại quyền lợi cho công
dân tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.
3.2. Kết quả giải quyết tố cáo (Biểu
2d): Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
49/108 đơn, đạt tỷ lệ 45%.
- Phân tích tính chất khiếu nại
đúng sai cho thấy: đơn tố cáo đúng
là: 5%, tố cáo sai là: 77%, tố cáo có đúng có sai là: 18%.
4. Về tổ chức thực
hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố và Trung
ương đã có hiệu lực pháp luật:
Tồn quý I chuyển sang 76 quyết định; Nhận mới 38
quyết định.
- Quyết định có hiệu lực pháp luật
phải tổ chức thực hiện là 114 quyết định.
- Quyết định đã được tổ chức thực
hiện xong là 49/114 quyết định,
đạt 43%.
- Quyết định đang tiếp tục thực
hiện 65 quyết định.
Ngoài ra, số quyết định đang bị
khởi kiện tại Tòa án và cấp trên đang xem xét là 83 quyết định.
5. Tình hình thực hiện về kiểm
tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo
dài tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Triển khai thực hiện Kế hoạch
2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về tiếp tục kiểm
tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Ủy
ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm
2014 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn
đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đề ra các biện pháp,
phương hướng cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp,
tồn đọng kéo dài. Theo Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014, toàn
Thành phố có 52 vụ tồn đọng kéo dài phải tập trung giải quyết, cụ thể:
* Có
22/52 vụ việc đã được cơ bản giải quyết xong, gồm:
- 08/22 vụ việc đã được giải
quyết dứt điểm hoặc người dân không còn khiếu nại và Ủy ban nhân dân Thành phố
đã ban hành Thông báo chấm dứt giải quyết.
- 14/22 vụ việc đủ điều kiện
để ban hành thông báo chấm dứt: Có 3 vụ đã thông báo chấm dứt, còn 11 vụ đang
làm thủ tục thông báo chấm dứt.
* Có 30/52 vụ việc các cơ
quan đang giải quyết theo thẩm quyền hoặc đang rà soát lại, trong đó:
- 03/30 vụ việc Bộ - Ngành
đang xem xét, giải quyết.
- 07/30 vụ việc đang được
các cơ quan thuộc Thành phố giải quyết theo thẩm quyền.
- 20/30 vụ việc đã được giải
quyết hết thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng công dân chưa đồng tình
và tiếp tục khiếu nại.
- Ngoài ra, đối với 37 vụ việc thuộc
Kế hoạch số 1130/KH-TTCP:
Trong 37 vụ việc thì đã ban hành
Thông báo chấm dứt 23 vụ; 14 vụ việc chưa ban hành thông báo chấm dứt, do các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân Thành phố đang kiểm tra, rà soát lại
và xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
6. Về công tác tập
huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Trong quý II năm 2015, toàn Thành phố
đã tổ chức 34 lớp tập huấn cho hơn 2.870 người là cán bộ, công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; nội dung tập huấn, tuyên truyền các Nghị định, Thông tư liên quan đến
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; các Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và
quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực
pháp luật. Xây dựng kế hoạch 1-1133 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn
giai đoạn 2013 - 2016”. Hiện nay kế hoạch này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh để
trình lãnh đạo.
7. Kết quả xây dựng,
hoàn thiện thể chế:
Trong quý II năm 2015, Ủy ban nhân
dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành
liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: Văn
bản số 4947/VP-PCNC ngày 03 tháng 6 năm 2015 về việc nhập số liệu vào phần mềm
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng chống tham nhũng; Thông báo số 416/TB-VP ngày 05 tháng 6 năm
2015 về Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác tiếp công
dân và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố 5 tháng đầu
năm 2015; Quyết định số 28/2015/ QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 về Ban hành
quy trình phối hợp xử lý và giải quyết việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. Đánh giá chung
thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và dự báo:
1. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo:
- Trên địa bàn Thành phố có nhiều dự
án đã và đang được triển khai thực hiện, một số hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự
án khi thu hồi đất, không đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tái định
cư nên phát sinh khiếu nại, nhất là đối với những dự án triển khai công tác bồi
thường kéo dài hoặc khiếu nại của công dân có tâm lý so
sánh mức giá giữa các dự án liền kề nhưng giá khác nhau.
- Nhận thức của
người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo
còn nhiều hạn chế, do đó việc khiếu nại, tố cáo sai còn nhiều.
- Nhiều vụ việc
đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại,
khi người dân gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải
quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật,
tạo tâm lý cho người dân là đơn tiếp tục được xem xét giải quyết.
2. Đánh giá ưu
điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm:
2.1. Những mặt làm được:
Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện nghiêm túc và triển khai thực hiện sự
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy
liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công
dân, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, tăng cường công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời chỉ đạo thực
hiện nghiêm túc và đúng các quy trình giải quyết đơn khiếu
nại, đơn tố cáo; kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao
hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cán bộ công chức và nhân dân.
- Lãnh đạo Thành phố đã quan tâm dành
thời gian cho công tác tiếp công dân, qua đó đã lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng
của công dân và quan trọng hơn là xem xét thấu đáo và lựa chọn các biện pháp giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó có nhiều vụ khiếu nại
bức xúc kéo dài của công dân được lãnh đạo Thành phố giải quyết dứt điểm.
- Đội ngũ làm công tác tiếp công dân,
xử lý đơn của các đơn vị trên địa bàn thành phố từng bước được chuẩn hóa, việc
tập huấn kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn được các cơ quan chuyên môn của Thành
phố thực hiện thường xuyên, việc trao đổi nghiệp vụ, trao đổi thông tin, ứng dụng
công nghệ thông tin quản lý hồ sơ tiếp công dân, xử lý đơn đã đi vào nền nếp và
đáp ứng với yêu cầu quản lý của Thành phố.
- Trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các
ngành trên địa bàn thành phố được nâng lên. Nhiều quận, huyện không phát sinh mới
các vụ việc phức tạp, đông người; các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh
đã được tập trung giải quyết. Các vụ việc khiếu nại đông người được tập trung
chỉ đạo xử lý và tạo được sự ổn định đã góp phần an dân, ổn định tình hình an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Thành phố.
- Việc kiểm tra rà soát, giải quyết
các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài được các Sở - ngành, quận - huyện thực
hiện nghiêm túc; các đơn vị đều có xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Qua đó,
có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài của công dân đã được giải
quyết, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và chấm dứt khiếu nại.
- Sự phối hợp đồng bộ giữa Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên với chính quyền các cấp
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm và đạt nhiều kết quả
tích cực, góp phần giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo tại cơ sở.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trách
nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy
định pháp luật khiếu nại, tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
những hạn chế, thiếu sót góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Đạt được kết quả trên là do Thường
trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở - ngành, quận - huyện đã quan tâm
thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân, chỉ đạo giải quyết
khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo
dài trên địa bàn Thành phố, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường
xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.2. Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc:
- Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn
có những diễn biến phức tạp, nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án. Số
lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn nhiều, nhất là
tại các địa bàn có nhiều dự án; việc thụ lý giải quyết một số khiếu nại thuộc
thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn để kéo dài quá thời gian
quy định.
- Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố
cáo tại một số địa phương còn hạn chế, áp dụng pháp luật chưa chính xác và đầy
đủ, công dân không đồng tình và tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
- Công tác tuyên truyền pháp luật về
khiếu nại, tố cáo tuy đạt được nhiều kết quả nhưng chủ yếu vẫn nặng về hình thức
tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người
dân tham gia, nên vẫn còn một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ gửi đơn
không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết; một số vụ việc đã được giải quyết
đúng pháp luật có tình, có lý, nhưng người dân vẫn không đồng ý tiếp tục gửi
đơn khiếu nại đến nhiều nơi.
3. Về tình hình
khiếu nại đông người:
Trong quý II năm 2015: có 13 vụ việc/06
quận, huyện (1, 2, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Chánh, Củ Chi), trong đó có 04 vụ
việc thuộc năm 2014 và 09 vụ việc phát sinh mới. Các vụ việc khiếu nại đông người
đều đã được Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện nắm chắc
được tình hình, giải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chính sách bồi
thường, tăng cường công tác tiếp xúc, giải thích, phát huy hệ thống chính trị để
vận động, giải thích. Trong đó, có một số vụ khiếu nại đông người kéo dài nhiều
năm, có tính chất gay gắt, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết
nhiều lần nhưng vẫn không đồng ý (như Dự án Khu chung cư Cô Giang, quận 1; Dự
án chung cư 1 Bis - 1 Kép, quận 1; Khu đô thị Sing Việt, Bình Chánh; Khu Đô thị
mới Thủ Thiêm, quận 2; Dự án đầu tư xây dựng Thảo Cầm Viên mới tại huyện Củ
Chi).
Đến thời điểm hiện nay, nổi cộm có 03
vụ khiếu nại đông người gay gắt, kéo dài, cụ thể là: Dự án Thảo Cầm Viên
mới huyện Củ Chi; Dự án khu đô thị Sing Việt huyện Bình Chánh; Dự án khu đô thị
mới Thủ thiêm quận 2.
Dự báo từ nay đến cuối năm 2015 có
khoảng 11 vụ việc/07 quận, huyện sẽ phát sinh khiếu nại đông người (như quận 1:
02 vụ, quận 2: 01 vụ, quận 7: 02 vụ, Bình Thạnh: 01 vụ, Thủ Đức: 03 vụ, Bình
Chánh: 01 vụ, Củ Chi: 01 vụ).
Hầu hết các vụ dự báo có khiếu nại
đông người tại các quận - huyện có nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án đang triển khai
trong năm 2015. Các đơn vị quận - huyện đã chủ động nắm tình hình theo dõi và xử
lý tích cực theo thẩm quyền để tránh phát sinh “điểm nóng”.
Phần 2
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM
VỤ CÔNG TÁC THANH TRA, CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO QUÝ
III NĂM 2015
1. Công tác
thanh tra:
- Ngành Thanh tra
Thành phố tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành kế
hoạch thanh tra năm 2015 đã được phê duyệt và các
văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Chính phủ
liên quan đến công tác thanh tra, đặc biệt là đẩy nhanh các đoàn thanh tra theo
kế hoạch và Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Đặc biệt là tăng cường công
tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng của người đứng đầu trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về thanh tra tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Tăng cường kiểm
tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau
thanh tra và chỉ đạo xử lý của Ủy ban
nhân dân Thành phố, kiên quyết thu hồi tiền, tài sản chiếm dụng, thất thoát về
cho ngân sách nhà nước.
2. Về công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Tiếp tục quán
triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của
Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị 21-CT/TU ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Ban
Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh và Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Tiếp công dân.
- Tiếp tục quán
triệt, thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về chấn chỉnh và tăng
cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác
kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp,
khiếu nại có hiệu lực pháp luật; các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân Thành phố.
- Tiếp tục quán triệt và triển khai
Luật Tiếp công dân và các văn bản thi hành Luật Tiếp công dân theo Chỉ thị số
22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thi hành Luật
Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế
hoạch giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức
đối thoại và tái đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo
công tác giải quyết khiếu nại tố, cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa
tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương;
xử lý kiên quyết các đối tượng kích động, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn Thành phố.
- Lãnh đạo các Sở - ngành, quận - huyện
cần phải chủ động và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở
việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đúng thời hạn
quy định.
- Thực hiện công
khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng
các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách
hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo
đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của
các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo; thanh tra trách
nhiệm trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, đặc biệt là việc thực hiện
các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tập trung tổ chức
thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo
đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo các cấp,
các ngành tiếp tục kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu
nại, tố cáo còn tồn đọng theo Kế hoạch số 631/KH-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP của Thanh tra
Chính phủ).
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán
bộ, công chức và nhân dân tại các phường, xã, thị trấn theo Quyết định số
2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn
giai đoạn 2013-2016”. Tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở, gắn với phát huy vai trò của người
dân và các đoàn thể tại địa phương trong công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các cơ quan thông tin, báo chí của
Thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt
là các hoạt động của Lãnh đạo Thành phố liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm để nâng cao
nhận thức của công dân về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
và tình hình Thành phố.
- Thực hiện nghiêm chế độ thông
tin báo cáo về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu
nại tố cáo theo quy định tại Thông tư số
03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ
báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
nhũng và Văn bản số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về việc thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Thành uỷ;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT; Các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Nội Chính Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Ủy ban MTTQVN thành phố;
- Các Sở- ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- VPUB: CVP, PVP/PC;
- Phòng: PCNC, ĐTMT;
- Lưu: VT, TH(K).
|
TUQ. CHỦ TỊCH
KT.CHÁNH THANH TRA
PHÓ CHÁNH THANH TRA
Lê Văn Hùng
|