Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 320/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 30/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 320/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

TRỒNG CÂY PHÂN TÁN NĂM 2023

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐHXVII ngày 16/11/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nhằm tiếp tục thực hiện chương “Trồng một tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng chính phủ phát động tại Kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 của Chính phủ; trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 265/TTr-SNN&PTNT ngày 02/12/2022, UBND tỉnh đánh giá kết quả năm 2021-2022 và ban hành kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023 trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY PHÂN TÁN NĂM 2021, 2022

I. Kết quả thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán năm 2021, 2022

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch trồng cây phân tán: Kế hoạch số 06/KH- UBND ngày 15/01/2021 trồng cây phân tán năm 2021, Kế hoạch số 309/KH- UBND ngày 10/12/2021 trồng cây phân tán năm 2022 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, đồng thời tuyên truyền , nâng cao nhân thức , trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác phát triển rừng và trồng cây xanh.

Cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu trồng cây, trồng rừng theo Nghị quyết số 01-NQ/ĐHXVII ngày 16/11/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025; hàng năm,

UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đồng thời chỉ đạo 100% UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch “Tết trồng cây” và trồng cây phân tán trên địa bàn cấp huyện.

UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, sâu sát các huyện, thành phố thực hiện trồng cây phân tán với mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng cây phân tán thực chất, hiệu quả, cây trồng phải có địa chỉ và giao cho tổ chức, cá nhân chăm sóc, bảo vệ, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trồng cây phân tán; đồng thời tiếp tục rà soát địa điểm trồng cây để đảm bảo kế hoạch được sát thực tế.

Đến nay, UBND tỉnh ban hành 23 văn bản tổ chức thực hiện công tác trồng cây phân tán (năm 2021:17 văn bản; năm 2022: 06 văn bản); các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, qua đó phong trào trồng cây phân tán đã tạo được sự lan tỏa đáng kể, góp phần đẩy mạnh thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

Hàng năm, bước vào những ngày đầu tiên của năm mới, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đều tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Tại buổi Lễ phát động đã tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân về trồng cây, trồng rừng; đồng thời giao cho các cơ quan, tổ chức, cấp ủy, chính quyền cơ sở chịu trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trồng cây, trồng rừng; do đó các cấp, các ngành đã chú trọng thực hiện, đồng thời tuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân.

Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công Ty Điện lực Vĩnh Phúc, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, UBND các huyện Vinh Tường, Lập Thạch, Sông Lô tổ chức phát động “Hưởng ứng xã hội hóa công tác trồng cây phân tán năm 2021” tại trường THCS Yên Bình, huyện Vĩnh Tường; trường THCS Sông Lô, huyện Sông Lô và trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, UBND 05 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. Tại đây, lãnh đạo UBND tỉnh đã phát biểu và truyền tải nhiều thông tin về công tác, nhiệm vụ trồng cây phân tán tới Ban giám hiệu nhà trường cùng hàng trăm thầy cô giáo và hàng nghìn học sinh, qua đó Sở Giáo dục và Đạo tạo đã tuyên truyền sâu rộng về trồng cây phân tán đến toàn thể giáo viên, học sinh trên địa bàn Tỉnh. Năm 2022, Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Vĩnh Phúc tổ chức trồng và trao tặng "Hàng cây thanh niên" cho Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Tường), nhằm chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, Công ty TNHH Quảng cáo và Truyền thông Tấm và Cám đề xuất hỗ trợ 1.000 cây giống ngọc lan vàng tại Khu danh thắng Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng hành thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán có các cơ quan: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương đã kịp thời đưa tin bài. Trong 02 năm 2021 và 2022, Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Phúc đã sản xuất, phát sóng trên 350 tin, bài, phóng sự, 18 mục, 08 chuyên mục trên sóng phát thanh truyền hình, xây dựng và phát 02 chuyên mục về trồng cây, trồng rừng trên truyền hình tỉnh và cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp & PTNT, tuyên truyền Lễ phát động Tết trồng cây và kết quả thực hiện phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh. Trên Trang Thông tin điện tử: Cập nhật, đăng tải đầy đủ các bản tin thời sự, mục, chuyên mục có nội dung tuyên truyền Tết trồng cây, kết quả thực hiện phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán. Đăng tải: hơn 100 tin, bài, ảnh về Lễ phát động Tết trồng cây và kết quả thực hiện phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2021, 2022.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: Cấp phát băng zon, khẩu hiệu tuyên truyền cho các xã, tuyên truyền thông qua các tin, bài, phóng sự trong các Bản tin thời sự Phát thanh, Truyền hình hằng ngày; các mục, chuyên mục phát sóng định kỳ (Mục Thông tin nông nghiệp; Chuyên mục Nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Tài nguyên và Môi trường…), Chương trình Cuộc sống thường ngày, Vĩnh Phúc Ngày mới, Kết nối 24 giờ; Tin chạy chữ; Điểm báo ngày, mục hỏi đáp pháp luật… phát sóng các Trailer... Tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử; cập nhật tin, bài, phóng sự, mục trên truyền hình; thiết kế baner tuyên truyền về Lễ phát động và mục đích, ý nghĩa Tết trồng cây, kết quả thực hiện kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán trên Facebook, Youtube và phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương (VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam...) gửi tin, bài phát sóng.

Công tác tuyên truyền đã tạo được phong trào sâu rộng trong hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân, trồng cây xanh đã dần trở thành công việc thường xuyên của các cấp, các ngành và của mọi người dân của tỉnh; đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hăng hái tham gia phong trào trồng cây, trồng rừng, phát huy truyền thống trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, có thể nói đây là hành động thiết thực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với mục tiêu chỉ đạo của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng xanh - sạch - đẹp; phấn đấu để Vĩnh Phúc giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, đẹp về văn hóa, thân thiện với môi trường.

3. Công tác kiểm tra thực hiện Kế hoạch trồng cây phân tán

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trồng cây phân tán các năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các địa phương, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các Quyết định về việc thành lập các Tổ công tác đi kiểm tra thực tế, đôn đốc việc chăm sóc cây trồng phân tán trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 60/QĐ-SNN&PTNT ngày 18/3/2021; Quyết định số 91/QĐ-SNN&PTNT ngày 02/3/2022). Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường trồng cây theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố; đôn đốc các huyện, thành phố tiếp tục kiểm tra, tổng hợp số liệu trồng, chăm sóc, bảo vệ cây sau trồng theo chỉ đạo của UBND tỉnh giao.

Theo đó, cả 9 huyện, thành phố đều thực hiện thành lập các tổ công tác đi kiểm tra thực tế, đôn đốc việc chăm sóc cây trồng phân tán năm trên địa bàn các huyện, thành phố. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học….trên địa bàn quản lý; cây trồng có địa điểm, được chăm sóc, bảo vệ và sinh trưởng tốt; đồng thời với việc triển khai trên, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG chỉ đạo thực hiện trên địa bàn cấp huyện gắn với thực hiện tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; do đó đã có thêm sự tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại cơ sở, trong đó nòng cốt là Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,…

4. Kết quả đạt được trồng cây phân tán

Với sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt của UBND các cấp, phong trào trồng cây phân tán được triển khai sâu rộng với sự tham gia đông đảo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên toàn tỉnh, công tác trồng cây phân tán đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt: Năm 2021 toàn tỉnh đã trồng được 1.015.327 cây, đạt 101,53 % so với kế hoạch được giao; Năm 2022 toàn tỉnh đã trồng được 624.788 cây, đạt 104,13 % so với kế hoạch năm 2022. Đồng thời tại các địa phương tiếp tục đôn đốc, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc cây sau trồng và tiếp tục tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân và nhân dân tích cực triển khai trồng rừng, trồng cây; rà soát hiện trường chuẩn bị các điều kiện để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt công tác trồng rừng, trồng cây các năm tới.

Phát động toàn dân tham gia trồng cây, huy động đông đảo các thành phần, học sinh - sinh viên, lực lượng vũ trang, hộ gia đình, hội viên, đoàn viên, MTTQ, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Công đoàn,...; vận động các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp, các trường học, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tích cực hưởng ứng trồng cây. Cây phân tán được trồng tại các khu công cộng như: Trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, đường giao thông, các hộ gia đình,…Nguồn cây giống: Do hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mua từ các cơ sở sản xuất cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Năm 2021 là năm đầu tiên, công tác xã hội hóa trồng cây phân tán được quan tâm, triển khai thực hiện, kết quả bước đầu khá tốt, là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục lan tỏa thực hiện trong thời gian tiếp theo. Đến nay, đã có một số tổ chức triển khai trồng cây phân tán trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc như: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã trồng trên 01 nghìn cây tại các trường học của huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường tổng giá trị trên 500 triệu đồng; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô đã dành 500 triệu đồng mua trên 01 nghìn cây và trồng tại các trường học thuộc huyện Vĩnh Tường; trong tháng 10/2021 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tổ chức trồng cây xanh tại 05 xã tiêu biểu nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh (xã Nguyệt Đức, Vũ Di, Cao Phong, Thái Hòa, Hoàng Hoa), tổng giá trị 500 triệu đồng; nhiều tổ chức, cá nhân đã tham gia tài trợ, ủng hộ trồng cây tại 35 trường học trên địa bàn tỉnh; góp phần hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 và Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh, năm 2022 huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu trồng cây phân tán theo kế hoạch được giao. Một số tổ chức triển khai trồng cây phân tán trên địa bàn như: Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc tổ chức trồng và trao tặng "Hàng cây thanh niên" cho Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Tường), nhằm chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 có tổng giá trị 300 triệu đồng; Công ty TNHH Quảng cáo và Truyền thông Tấm và Cám tổ chức trồng 1000 cây ngọc lan vàng tại Khu danh thắng Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, tổng giá trị 700 triệu đồng

Về kinh phí thực hiện trồng cây phân tán: Năm 2021, 2022 UBND tỉnh Vĩnh Phúc không bố trí kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện trồng cây phân tán trên địa bàn; kinh phí thực hiện do các địa phương tự bố trí và thực hiện phát động xã hội hóa trồng cây phân tán, trong đó:

- Năm 2021: Tổng số kinh phí thực hiện do các huyện, thành phố, báo cáo khoảng 14.300,30 triệu đồng (Mười bốn tỷ, ba trăm triệu, ba trăm nghìn đồng). Trong đó:

+ Nguồn kinh phí do người dân đầu tư và kinh phí xã hội hóa: 13.244,40 triệu đồng (Mười ba tỷ, hai trăm bốn mươi bốn triệu, bốn trăm nghìn đồng);

+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.055,9 triệu đồng (một tỷ không trăm năm mươi lăm triệu, chín trăm nghìn đồng chẵn), trong đó: Huyện Vĩnh Tường: 279,9 triệu đồng (kinh phí của cấp xã bình quân 10 triệu/xã, thị trấn hưởng ứng trồng cây); huyện Bình Xuyên: 18,0 triệu đồng (kinh phí của huyện hứng ứng trồng cây); thành phố Vĩnh Yên: 160,0 triệu đồng (kinh phí 20 triệu/xã, phường để thực hiện phát động trồng cây tại 8 xã, phường); huyện Yên Lạc: 317,0 triệu đồng (kinh phí của cấp xã bình quân 18,6 triệu/xã, thị trấn); huyện Tam Đảo: 155,0 triệu đồng (kinh phí của huyện trồng cây tại Lễ phát động của tỉnh) và huyện Sông Lô: 126,0 triệu đồng (kinh phí của huyện hưởng ứng trồng cây tại Lễ phát động của huyện).

- Năm 2022, tổng số kinh phí thực hiện do các huyện, thành phố, báo cáo khoảng 5,713 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa và người dân tự bỏ kinh phí trồng cây kinh tế và đóng góp trồng cây cảnh quan xây dựng nông thôn mới; một số UBND huyện, thành phố bố trí kinh phí mua giống cây phục vụ Lễ phát động Tết trồng cây: huyện Lập Thạch (200 triệu đồng); thành phố Vĩnh Yên (175 triệu đồng)...

Cây sau khi trồng được giao trách nhiệm việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ đến từng cơ quan, đơn vị có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, như: cây trồng tại trường học, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trung tâm văn hóa xã; các tổ chức, các doanh nghiệp, khu công nghiệp… do thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm; cây trồng tại nhà văn hóa thôn, đường trục thôn, liên thôn do Trưởng thôn chịu trách nhiệm và cây trồng trên hành lang giao thông do UBND các cấp có thẩm quyền quản hành lang giao thông chịu trách nhiệm.

Qua kiểm tra cho thấy việc chăm sóc, bảo vệ cây sau khi trồng được các tổ chức, cá nhân và người dân thực hiện nghiêm túc, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Sau các cuộc kiểm tra, đôn đốc tại các địa phương đã chủ động ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn người dân tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng và cây phân tán đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao.

II. Đánh giá chung (năm 2021-2022)

Sau 02 năm triển khai thực hiện Quyết định 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, với sự chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt của UBND các cấp, ngành và Ban chỉ đạo trồng cây phân tán tại các địa phương, phong trào trồng cây, trồng rừng được triển khai sâu rộng với sự tham gia đông đảo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên toàn tỉnh, đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả cao; Công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán luôn được các cấp, ngành, cơ quan đơn vị chuyên môn quan tâm, chú trọng. Công tác tham mưu kịp thời; UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, sâu sát; do đó đã có sự vào cuộc, tham gia triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành và UBND các cấp với tinh thần, trách nhiệm cao. Kết quả, sau 02 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đã trồng được trên 1.300 ha rừng và 1,65 triệu cây phân tán đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cây trồng phân tán đã được xác định địa điểm cụ thể; được giao cho các tổ chức, cá nhân chăm sóc, bảo vệ.

Công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng cơ quan, đoàn thể, người dân tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với phát triển bền vững về rừng và môi trường rừng từ đó xác định nhiệm vụ quản lý rừng và cây phân tán là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý rừng và cây phân tán.

Phong trào xã hội hóa trồng cây phân tán đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ, đã dành nguồn kinh phí đáng kể để mua cây và tổ chức trồng cho các trường học, các xã tiêu biểu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; trồng mới các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế thay thế các loại cây trồng cũ hiệu quả thấp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Công tác trồng cây phân tán là nhiệm vụ hàng năm, và đây cũng là nhiệm vụ hết sức thiết thực nhằm lan tỏa phong trào trồng cây xanh, trồng rừng đến các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của cây xanh, của rừng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh, thúc đẩy quá trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRỒNG CÂY PHÂN TÁN NĂM 2023

I. Mục đích

- Tổ chức, thực hiện Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023 gắn với việc tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tác dụng, giá trị của việc trồng cây, trồng rừng đối với đời sống xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng 25% theo chỉ tiêu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 giao tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐHXVII ngày 16/11/2020.

II. Yêu cầu

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phải tạo được phong trào mạnh mẽ, huy động được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang tích cực tham gia trồng cây; tổ chức thực hiện kế hoạch phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức.

- Lựa chọn loài cây trồng có chất lượng tốt, có giá trị nhiều mặt và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Cây trồng phải có địa điểm cụ thể; được giao cho các tổ chức, cá nhân chăm sóc, quản lý, bảo vệ, đảm bảo cây sau khi trồng được sinh trưởng - phát triển tốt.

- Vận động toàn thể nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia trồng cây.

III. Chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023

Toàn tỉnh phấn đấu trồng 600.000 cây phân tán, gồm các loài cây: Sấu, xà cừ, ngọc lan, lát hoa, sao, bằng lăng, xoan, phượng, sữa, bàng, thông, keo, bạch đàn, hoa giấy, muồng hoàng yến, giáng hương… Cụ thể:

1. Chỉ tiêu giao cho huyện, thành phố như sau

TT

Các huyện, thành phố

ĐVT

Chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023

Toàn tỉnh

cây

600.000

1

Huyện Lập Thạch

cây

100.000

2

Huyện Sông Lô

cây

100.000

3

Thành phố Vĩnh Yên

cây

25.000

4

Huyện Yên Lạc

cây

10.000

5

Huyện Vĩnh Tường

cây

18.000

6

Huyện Tam Dương

cây

47.000

7

Huyện Tam Đảo

cây

100.000

8

Huyện Bình Xuyên

cây

90.000

9

Thành phố Phúc Yên

cây

110.000

2. Về cây giống

- Đối với cây có bầu, kích thước bầu tối thiểu là 6 x 10 cm, tuổi cây từ

02 đến 05 tháng, đối với cây mô (kể từ khi mầm mô được cấy vào bầu) hoặc từ 02 đến 04 tháng đối với cây hom (kể từ khi hom được cấy vào bầu); đường kính cổ rễ từ 0,3 đến 0,4 cm; chiều cao vút ngọn từ 25 cm đến 35 cm; cây không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ phụ, có từ 10 đến 15 lá trở lên và có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

- Đối với cây trồng trên dải phân cách, hè phố, ven quốc lộ; trong công viên, vườn hoa đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể:

+ Lựa chọn loài cây ít bị sâu bệnh; thân đẹp, dáng đẹp; rễ ăn sâu, không có rễ nổi; lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp; không có quả gây hấp dẫn côn trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu;

+ Cây trồng trên đường đô thị yêu cầu thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị; cây bóng mát trồng tại khu vực công cộng trong đô thị phải không thuộc danh mục cây cấm trồng theo Phụ lục số II của Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cây bóng mát đưa ra trồng phải có chiều cao tối thiểu 3,0 m và đường kính thân cây tối thiểu 6 cm (tại chiều cao 1,3 m).

3. Về kỹ thuật

- Khu vực đô thị: Lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái gây trồng của từng địa phương, từng khu vực cụ thể. Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình trồng cây xanh đô thị và áp dụng thâm canh cao để cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh quan. Thực hiện thiết kế, trồng cây xanh theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257: 2012, trong đó:

+ Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với từng loại đô thị và tổ chức không gian đô thị. Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập quán cộng đồng của đô thị.

+ Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, không gây độc hại, nguy hiểm và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị.

+ Cây xanh ven kênh mương, ven sông, hành lang đê phải có tác dụng chống sạt lở, chống sóng, bảo vệ bờ, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.

+ Thiết kế công viên, vườn hoa, bồn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Khu vực nông thôn: Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác; ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, trồng cây đa mục đích, tạo cảnh quan, môi trường gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

4. Địa điểm trồng cây: Khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm, đình - chùa, trụ sở cơ quan hành chính, trường học (mầm non, tiểu học, THCS, THPT), trạm y tế, trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, hành lang giao thông, trang trại, vườn hộ gia đình, các khu đất chưa sử dụng,... để trồng cây.

5. Lực lượng trồng cây

- Phát động toàn dân tham gia trồng cây đầu xuân, huy động đông đảo các thành phần, học sinh - sinh viên và lực lượng vũ trang, hộ gia đình, hội viên, đoàn viên, đoàn viên, MTTQ, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Công đoàn...,

- Vận động các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp, các trường học, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tích cực hưởng ứng trồng cây, trồng rừng.

6. Chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng

- Cây trồng phải được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo độ ẩm, dinh dưỡng cho cây phát triển tốt, đẹp; cây chết phải được trồng thay thế kịp thời;

- Cây sau khi trồng phải được giao cho tổ chức, cá nhân chăm sóc, quản lý, bảo vệ, định hướng như sau:

+ Cây trồng tại trường học, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trung tâm văn hóa xã; các tổ chức, các doanh nghiệp, khu công nghiệp… do thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

+ Cây trồng tại nhà văn hóa thôn, đường trục thôn, liên thôn do Trưởng thôn tổ chức chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

+ Cây trồng trên hành lang giao thông, do UBND cấp có thẩm quyền quản lý hành lang giao thông tổ chức chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

IV. Kinh phí thực hiện

UBND cấp huyện và các cơ quan bố trí ngân sách trồng cây phân tán, đồng thời thực hiện xã hội hóa, nguồn lồng ghép khác nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu trồng cây phân tán theo kế hoạch giao.

V. Tổ chức thực hiện

1. Đề nghị thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG là Bí thư các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện trồng cây phân tán trên địa bàn cấp huyện gắn với tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới với chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥ 2m2/người; đối với các xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới nâng cao: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥ 4m2/người, chỉ tiêu giao thông, môi trường trong thực hiện nông thôn mới; các thành viên khác trong Ban Chỉ đạo phát động trong ngành, lĩnh vực quản lý, mỗi công chức trồng 1-2 cây và phải xác định địa điểm cụ thể.

2. Sở Nông nghiệp & PTNT:

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023;

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; Theo dõi tổng hợp kết quả thực hiện và đề xuất khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào trồng cây phân tán năm 2023 gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh.

3. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện trồng cây phân tán năm 2023 trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện qua địa bàn.

4. Sở Giáo dục & Đào tạo: Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Sở (Trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh) tổ chức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây sinh trưởng - phát triển tốt.

5. Sở Kế hoạch & Đầu tư: Vận động, đôn đốc việc thực hiện trồng cây xanh trong các Công ty, doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp của tỉnh, đồng thời hỗ trợ cây trồng cho các địa phương, trường học trên địa bàn.

6. Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch lồng ghép với các chương trình, Đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý ngân sách ; Hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán ngân sách, nguồn xã hội hóa, nguồn lồng ghép để thực hiện trồng cây phân tán; xem xét, bổ sung nguồn kinh phí trồng cây phân tán cho các địa phương để thực hiện trồng cây phân tán hàng năm.

7. Ban quản lý các Khu công nghiệp: Theo dõi, đôn đốc, vận động các Công ty, doanh nghiệp thực hiện trồng cây xanh theo quy hoạch trong các Khu công nghiệp.

8. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình UBND tỉnh khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào trồng cây phân tán năm 2023.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành trong hệ thống tổ chức của mình và các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh, nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hăng hái tham gia, hưởng ứng phong trào xã hội hóa trồng cây phân tán từ đó huy động được sự tham gia, tài trợ từ các nguồn kinh phí khác.

10. UBND các huyện, thành phố

- Thành lập Ban chỉ đạo trồng cây phân tán (Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Trưởng ban, các thành viên là các tổ chức mặt trận, đoàn thể xã hội và Chủ tịch UBND cấp xã);

- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ cây phân tán năm 2023; mỗi một kỳ trồng cây phân tán cần giao trách nhiệm cho các đơn vị chăm sóc, kiểm tra cây chết thì cần phải trồng dặm lại;

- Căn cứ chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch của huyện, thành phố đảm bảo cây trồng phải có địa điểm, chủ quản lý cụ thể (địa điểm, chủ quản lý có mẫu biểu kèm theo);

- Mỗi huyện, thành phố thành lập 01 Tổ kiểm tra, đôn đốc trồng, chăm sóc cây; trên cơ sở rà soát các tuyến đường có khả năng trồng cây do Sở Giao thông Vận tải đã cung cấp, tổ chức trồng, giao cho đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân chăm sóc, quản lý; tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND cấp xã rà soát lại tất cả các khu vực đất trống, các tuyến đường, các tuyến kênh, các khu vực đất cao ngoài đồng ruộng không canh tác được… trên địa bàn quản lý có thể trồng cây phân tán để đưa vào thực hiện năm 2023 và những năm tiếp theo;

- Chỉ đạo các Trường THCS, tiểu học và mầm non trên địa bàn bố trí kinh phí thực hiện trồng cây phân tán, đồng thời thực hiện xã hội hóa, đảm bảo 100% các trường trồng cây theo đăng ký với Sở Giáo dục & Đào tạo; cây sau trồng được chăm sóc, bảo vệ, sinh trưởng - phát triển tốt;

- Hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt; tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng trồng cây;

- Kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán kinh phí (nếu có) đúng quy định;

- Thực hiện báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua sở Nông nghiệp & PTNT) như sau: Báo cáo nhanh, đột xuất (khi có yêu cầu); Báo cáo tháng (trước ngày 20 hàng tháng); Báo cáo quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý); báo cáo năm (trước ngày 30/11/2023).

11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh: Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về các hoạt động trồng cây phân tán năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND, ĐĐBQH tỉnh (b/c);
- Ban cán sự đảng UBND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh;
- Báo VP, Đài PTTH, Cổng TTGTĐT tỉnh;
- Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Kiểm lâm;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

BIỂU TỔNG HỢP ĐỊA ĐIỂM, CHỦ QUAN LÝ, SỐ LƯỢNG, LOÀI CÂY TRỒNG PHÂN TÁN NĂM 2023

HUYỆN/TP…….....................................................

(Kèm theo Kế hoạch số /KH- UBND ngày /12/2022 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Địa điểm trồng

Chủ quản lý, chăm sóc, bảo vệ

Tổng số cây giao theo kế hoạch (cây)

Loài cây trồng

1

Xã A

- Trụ Sở UBND xã

- Trung tâm Văn hóa xã

- Trung tâm Văn hóa Thôn

- Số Trường học (THPT,

THCS, tiểu học, mầm non)

- Đường liên xã,

- Đường liên thôn

- Đường quốc lộ……

- Hộ gia đình (số hộ)

2

Thị trấn B

Tổng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 320/KH-UBND ngày 30/12/2022 trồng cây phân tán năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.236.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!