Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2669/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 14/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2669/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 11 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý 3 loại rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 2049/BNN-TCLN ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về việc thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 151/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Khóa XII, kỳ họp 15 “Về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tnh Quảng Ninh đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1784/TTr-NN&PTNT ngày 12/8/2014 và Văn bản số 2510/NN&PTNT ngày 28/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, với các nội dung sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

2. Phạm vi quy hoạch: Trên phạm vi tỉnh Quảng Ninh.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ.

3.1. Mục tiêu:

- Tăng cường quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vng diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; hoàn thành mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 53,5% vào năm 2015, nâng độ che phủ rừng và duy trì ổn định ở tỷ lệ 55% vào năm 2020; gắn với phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đê và khu dân cư, ứng phó với biến đi khí hậu; bảo vệ và phát triển rừng với công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Hình thành vùng sản xuất glớn, gỗ nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản, phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ du lịch sinh thái trong sử dụng các khu rừng. Góp phần củng cố tuyến phòng thủ biên giới trên đất liền và ven biển.

3.2. Nhiệm vụ:

- Bảo vệ, phát triển bền vững 425.126,5 ha rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch đến năm 20209 (diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp theo đơn vị hành như Biểu 01 kèm theo); trong đó: Rừng đặc dụng 26.096,3 ha; rừng phòng hộ 132.674,9 ha và rừng sản xuất 266.355,3 ha; bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn giữ đất, giữ nước, phòng hộ ven biển, bảo vệ đê và khu dân cư, phòng chống biến đổi khí hậu; chú trọng công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng rng và đất rừng 266.355,3 ha quy hoạch cho loại rừng sản xuất để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 có 172.764,3 ha rừng trồng là rừng sản xuất (bao gồm rừng nguyên liệu gỗ nhỏ; vùng sản xuất gỗ lớn; rừng đặc sản, sản xuất dầu, nhựa và lâm sản ngoài gỗ khác); đến năm 2020 có khoảng 15% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chrừng bền vững;

4. Các chỉ tiêu nhiệm vụ đến năm 2020.

4.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm, tạo việc làm ổn định cho khoảng 80.000 - 100.000 lao động ngành lâm nghiệp đến năm 2020.

4.2. Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, khối lượng là: 2.980.640 lượt ha; chia ra:

- Đã thực hiện năm 2012 và năm 2013: 642.351 lượt ha;

- Giai đoạn 2014 - 2015: 642.352 lượt ha;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 1.695.937 lượt ha.

4.3. Trồng rừng: 125.745 ha, trong đó diện tích quy hoạch trồng rừng gỗ lớn 15.000 ha; chia ra:

- Trồng mới: 44.789 ha (gồm rừng đặc dụng 771 ha, rừng phòng hộ 11.281 ha, rừng sản xuất 32.737 ha); bình quân trồng 5.600 ha/năm; trong đó:

+ Đã thực hiện năm 2012 và năm 2013: 14.172 ha;

+ Giai đoạn 2014 - 2015: 7.705 ha;

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 22.912 ha (trồng rừng gỗ lớn 5.000 ha).

- Trồng lại rừng sau khai thác: 80.956 ha; (bình quân 9.000 ha/năm); trong đó:

+ Đã thực hiện năm 2012 và năm 2013: 16.000 ha;

+ Giai đoạn 2014 - 2015: 16.901 ha;

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 48.055 ha (trồng rừng gỗ lớn 10.000 ha).

4.4. Khoanh nuôi tái sinh rừng: 16.704 lượt ha; bình quân trên 1.800 lượt ha/năm; trong đó:

+ Giai đoạn 2012 - 2015: 7.857 lượt ha;

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 8.847 lượt ha.

4.5. Khai thác gỗ rừng trồng bình quân 540.000 m3/năm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến lâm sản phục vụ sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu;

4.6. Đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh và công tác bảo vệ rừng, gồm các hạng mục:

- Xây dựng 03 vườn thực vật, nâng cấp 20 vườn ươm;

- Xây dựng và nâng cấp 1.159 km đường lâm nghiệp và đường công vụ; 5.424 km đường băng cn lửa;

- Xây dựng và nâng cấp công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng gồm: 47 trạm bo vệ rừng; 16 đập, bể nước phòng chống cháy rừng; làm mới 109 biển báo, tu sửa các bảng nội quy;

4.7. Đầu tư xây dựng nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc (theo Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 của y ban nhân dân Tỉnh).

4.8. Nhiệm vụ khác:

- Cấp chng chỉ rừng bền vững cho khoảng 25.000 ha rừng sản xuất;

- Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. (chi tiết như Biểu 02 kèm theo):

5. Nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

5.1. Bảo vệ rừng:

- Đối tượng: Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp có rừng, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng, rừng trồng mới trong và sau giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh;

- Khối lượng: Bảo vệ diện tích rừng 2.980.640 lượt ha;

- Biện pháp chyếu: Lập hồ sơ quản lý bảo vệ, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhân dân về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

5.2. Phát triển rừng.

a) Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên:

- Đối tượng: Đất chưa có rng trạng thái Ic có mật độ cây tái sinh triển vọng lớn hơn 1.000 cây/ha;

- Khi lượng: 16.704 lượt ha;

- Biện pháp: Khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ phòng chống cháy rừng và các tác nhân gây hại.

b) Trồng rừng.

- Đối tượng: Trồng rừng mới trên diện tích đất trống, cây bụi, trảng cỏ trạng thái (Ia, Ib) và một phần đất trạng thái Ic thiếu cây tái sinh thuộc đối tượng quy hoạch là rừng sản xuất; trồng rừng phòng hộ và đặc dụng trên diện tích chưa có rừng; trồng rừng thay thế trên diện tích được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp và trồng rừng sua khai thác;

- Khối lượng: Trồng rừng 124.355 ha (trong đó có 15.000 ha rừng trồng gỗ lớn);

- Biện pháp: Theo từng đối tượng và chức năng của rừng đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung là nâng dần chất lượng rừng; đối với rừng phòng hộ và đặc dụng phải đảm bảo tính ổn định, bền vững lâu dài; rừng sản xuất phải có năng suất và giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao nhất và ổn định về nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, chú trọng trồng rừng gỗ lớn.

5.3. Khai thác, chế biến.

a) Khai thác:

- Đối tượng: Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ (tùy theo loài cây, nhưng tối thiểu phải đạt từ 5 năm tuổi trở lên) thuộc đối tượng rừng sản xuất (không tính khai thác tận thu); việc khai thác gỗ và lâm sản phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật hiện hành đối với từng đối tượng rừng;

- Khối lượng:

+ Khai thác gỗ rừng trồng bình quân 540.000 m3/năm;

+ Khai thác lâm sản khác: Tre, nứa bình quân 4-5 triệu cây/năm; nhựa thông khoảng 500 - 600 tn/năm.

b) Chế biến lâm sản:

- Đến năm 2020 quy hoạch có 90 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tổng công suất dự kiến 1,4 triệu m3 gỗ nguyên liệu/ năm, sản phẩm sản xuất dự kiến là 76.000 tấn sản phẩm các loại/năm (theo Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 của y ban nhân dân Tỉnh);

- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng giá trị sản phẩm chế biến từ nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

5.4. Các hoạt động khác:

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động lâm sinh và công tác bảo vệ rừng;

- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ): Diện tích quy hoạch khoảng 150.000 ha tại 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc lưu vực các sông: Tiên Yên, Ba Chẽ, Hà Cối, Ka Long, Trung Lương, Đá trắng...và lưu vực một số hồ như: Cao Vân, Yên Lập, Đầm Hà Động, Trúc Bài sơn...; một số khu vực có khả năng kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái như: Rừng Quốc gia Yên tử, Vườn Quốc gia Bái Tử Long... Diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường và đối tượng cụ thể sử dụng phải chi trả tiền mua dịch vụ môi trường rừng được thực hiện sau khi Đề án về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 được phê duyệt.

(Chi tiết các chỉ tiêu hạng mục trong từng giai đoạn như Biểu 02 kèm theo).

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

6.1. Gii pháp về tổ chức quản lý:

- Hướng dẫn xây dựng, quản lý, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh theo quy hoạch được phê duyệt và các quy định về quản lý rừng và đất lâm nghiệp;

- Thực hiện triển khai phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp; Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, lực lượng bảo vệ rng và chủ rừng đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát trin rừng;

- Tăng cường sự phối hợp của các ngành trong công tác bảo vệ và phát trin rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh;

- Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các công ty nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong trồng rừng, bảo vệ rừng và chế biến, tiêu thụ lâm sản tạo thành chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

6.2. Giải pháp về đất đai:

Đẩy nhanh tiến độ giao đất, xác định và cắm mốc gianh giới cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các công ty lâm nghiệp; rà soát, thu hồi diện tích đất đã giao chưa đúng đối tượng, sử dụng kém hiệu quả và không đúng mục đích để giao lại cho các thành phần kinh tế khác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định; khuyến khích phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu có diện tích đủ lớn, liền vùng, liền khoảnh bằng các hình thức: Liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Đối với danh mục các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 được định hướng tại Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch khác được cấp thẩm quyền phê duyệt khi có đủ điều kiện để chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định hiện hành của Luật Đất đai năm 2013 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

6.3. Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Có chính sách khuyến khích đổi mới và ứng dụng công nghệ có tính đột phá như: Công nghệ sinh học trong lai tạo và sản xuất ging cây lâm nghiệp chất lượng và có giá trị về kinh tế và môi trường, công nghệ chế biến lâm sản ngoài g, trng rừng theo hướng công nghiệp. Xây dựng mô hình về quản lý rừng bền vững, chui giá trị sản phẩm gvà lâm sản ngoài g;

- Có chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững; xây dựng chứng chỉ rừng đsản phẩm lâm nghiệp của Tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới.

6.4. Giải pháp về vốn:

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ trồng rừng sn xuất và đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo chính sách hiện hành;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản thông qua chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư;

- Vốn thu từ dịch vụ môi trường rừng triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Nguồn vốn này được thực hiện chyếu trong giai đoạn từ 2015 - 2020;

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (kể cả các tổ chức phi Chính phủ).

6.5. Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Hoàn thiện quy chế quản lý rừng và hưởng lợi đa thành phần; cụ thể hóa và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên;

- Nghiên cứu, đề nghị Chính phủ cho thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất lâm nghiệp (như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp) cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng, đi mới công nghệ;

- Tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp; hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt các hộ nghèo, hộ dân tộc ít người, hộ ở vùng sâu, vùng xa;

- Công khai các quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Có chính sách khuyến khích trng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, trng rừng sản xuất gỗ lớn.

6.7. Các giải pháp khác.

a) Giải pháp về nguồn lực:

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp cho cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về đổi mới và hội nhập quốc tế;

- Chú trọng bồi dưỡng và nâng cao cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công sản xuất lâm sản;

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo chun đề, ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiu svà lao động phụ nữ;

- Nâng cao nhận thức cho người dân, đưa giáo dục môi trường rừng vào chương trình giảng dạy của các trường học.

b) Hợp tác quốc tế:

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn đầu tư, kỹ thuật lâm nghiệp tiên tiến; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bn vững; xây dựng chứng chỉ rừng bền vững để sản phẩm lâm nghiệp của Tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới;

- Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn ODA. Tiếp cận các nguồn vn của Quỹ Ủy thác lâm nghiệp (TFF), Quỹ Bảo tn Việt Nam (VCF), Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ.

7. Khái toán vốn đầu tư và nguồn vn.

7.1. Tổng nhu cầu vốn là: 3.969 tỷ đồng.

7.2. Phân theo nguồn vn:

- Vốn ngân sách: 688 tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng nhu cầu; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương 300 tỷ đồng (đã đầu tư năm 2012 và năm 2013: 37,046 tỷ đồng);

+ Ngân sách địa phương (Tỉnh, Huyện, xã) 388 tỷ đồng (dã đầu tư năm 2012 và năm 2013: 47 tỷ đồng);

- Vốn liên doanh, vốn tài trợ: 215 tỷ đồng, chiếm 5,4%;

- Vốn tự có, vốn vay và huy động hợp pháp khác: 3.066 tỷ đồng, chiếm 77,3 %.

7.3. Phân kỳ đầu tư:

- Đã thực hiện năm 2012 và năm 2013: 943 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách đã đầu tư là 84 tỷ đồng; các nguồn vốn khác 859 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2014 - 2015 là: 838 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 2.188 tỷ đồng.

(Chi tiết như Biểu 03 kèm theo)

8. Danh mục các d án đầu tư.

(Chi tiết như biểu 04 kèm theo)

Điều 2: Tổ chức thực hiện:

1. Giao Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các địa phương tổ chức công bố công khai quy hoạch được phê duyệt; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thông qua việc triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; theo dõi những phát sinh biến động về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố sau khi Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được phê duyệt, để kịp thời cập nhật bổ sung, điều chỉnh trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 cấp Huyện.

2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư cho lâm nghiệp và các chỉ tiêu kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng được giao hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp thực hiện quy hoạch thông qua việc quản lý hoạt động của các dự án đầu tư trên địa bàn có hiệu quả và tránh chồng chéo. Thực hiện lồng ghép các Dự án lâm nghiệp thuộc Chương trình bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Tỉnh với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để tăng hiệu quả đầu tư trong bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch.

Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các S: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trưng Tài chính, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc nhà nước Tnh; Chi cục trưng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- T
ng cục Lâm nghiệp (báo cáo);
- T
T Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo)
- Chủ t
ch, các PCT UBND Tỉnh;
- N
điều 3 (thực hiện);
- Chánh, Phó VP UBND Tỉnh;
- Các CV: NLN1, QLĐĐ1,2, DL
- TT Thông tin VP UB;
- Lưu: VT, NLN2 (40b)-QĐ05/
11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy hậu

Biểu 01: DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Huyện/thị xã/thành phố

Đầu kỳ quy hoạch

Đất lâm nghiệp QH cho mục đích sử dụng khác

Rừng trồng hoàn nguyên môi trưng chuyn vào PH

Đất bãi bồi, đất nuôi trồng thủy sản chuyển vào rừng PH

Đất lâm nghiệp QH đến năm 2020

Cộng

Rừng PH chuyển sang mục đích khác

Rừng SX chuyển sang mục đích khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Toàn tỉnh

426.977,1

3.920,5

1.599,0

2.321,5

1.389,9

680,0

425.126,5

1

Đông Triều

19.892,5

20,0

20,0

44,0

19.916,5

2

Uông Bí

15.226,1

10,0

10,0

192,0

30,0

15.438,1

3

Quảng Yên

5.579,4

50,0

50,0

100,0

5.629,4

4

Hoành Bồ

68.126,2

40,0

10,0

30,0

68.086,2

5

Hạ Long

12.620,3

50,0

50,0

791,0

13.361,3

6

Cẩm Phả

24.586,2

20,0

20,0

362,9

50,0

24.979,1

8

Vân Đồn

40.291,3

3.540,5

1.439,0

2.101,5

150,0

36.900,8

9

Ba Ch

55.530,0

10,0

10,0

55.520,0

11

Bình Liêu

42.493,9

10,0

10,0

42.483,9

10

Tiên Yên

53.137,8

20,0

20,0

53.117,8

12

Đầm Hà

23.122,8

20,0

20,0

150,0

23.252,8

13

Hi Hà

34.728,5

100,0

50,0

50,0

100,0

34.728,5

14

Móng Cái

28.630,5

30,0

30,0

100,0

28,700,5

15

Cô Tô

3.011,7

3.011,7

Biểu 02: CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Giai đoạn

Hạng mục

Đơn vị tính

Tổng cộng

Chia ra theo 3 loại rừng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tng cộng đến năm 2020

1.

Bảo vrừng

lượt ha

2.980.640

212.989

916.479

1.851.172

1.1.

Rừng t nhiên

lượt ha

1.297.294

191.899

540.388

565.007

1.2.

Rừng trồng

lượt ha

1.683.346

21.090

376.091

1.286.165

2.

Phát triển rừng

2.1.

Trồng rừng

125.745

771

11.281

113.693

a)

Trồng rừng mới

ha

44.789

771

11.281

32.737

-

Trồng rừng trên đồi

ha

41.499

684

8.078

32.737

-

Trồng ngp mặn

ha

3.290

87

3.203

b)

Trồng li rừng sau khai thác

ha

80.956

80.956

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

t ha

16.704

1.700

15.004

3.

Khai thác rừng

a)

Khai gỗ

1000 m3

4.857

4.857

b)

Nhựa Thông

tấn

18.620

18.620

4.

Xây dựng CSHT

4.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

a)

Xây dựng vườn thực vật

vườn

3

3

b)

Xây dựng; và nâng cấp vườn ươm

vườn

20

20

4.2.

Dự án PCCC Rừng

a)

Đường lâm nghiệp; đường công vụ

km

1,159

396

72

691

b)

Đường băng cản la

km

5.424

596

4.770

58

c)

Xây dựng biển báo

biển

109

28

59

d)

XD đập, bể nước PV CC rừng

bể

16

16

e)

XD và nâng cấp trạm BV rừng

trạm

47

6

25

16

4.3.

NC-X.D.C.S chế biến

a)

XD và nâng cp các cơ sở chế biến gỗ xẻ

Cơ sở

29

b)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ dăm

Cơ sở

37

c)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ ván sàn; ván mỏng; ván dán, ván ghép thanh; ván sợi...

Cơ sở

11

e)

XD và nâng cấp các cơ sở sn xut đồ mộc.

Cơ sở

12

g)

XD và nâng cấp nhà máy chế biến nhựa Thông

Nhà máy

1

Năm 2012 và năm 2013 đã thực hiện

1.

Bảo vệ rừng

lượt ha

642.351

46.637

196.733

398.982

1.1.

Rừng tự nhiên

lượt ha

286.105

42.339

118.209

125.557

1.2.

Rừng trồng

lượt ha

356.246

4.298

78.524

273.425

2.

Phát triển rừng

2.1.

Trồng rừng

30.172

2.172

28.000

a)

Trng rừng mới

ha

14.172

2.172

12.000

-

Trng rừng trên đi

ha

14.172

2.772

12.000

-

Trồng ngập mn

ha

b)

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

16.000

16.000

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

lượt ha

3.

Khai thác rừng

a)

Khai gỗ

1000 m3

960

960

b)

Nhựa Thông

tấn

3.420

3.420

4.

Xây dựng CSHT

4.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

a)

Xây dựng vườn thực vật

vườn

b)

Xây dựng; và nâng cấp vườn ươm

vườn

1

1

4.2.

Dự án PCCC Rừng

a)

Đường lâm nghiệp; đường công vụ

km

145

7,0

138

b)

Đường băng cản la

lượt km

711

20

691

c)

Xây dựng bin báo

bin

20

5

15

d)

XD đập, bể nước PV CC rừng

bể

e)

XD và nâng cấp trạm BV rừng

trạm

4

1

3

4.3.

NC-X.D.C.S chế biến

a)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ x

Cơ sở

2

b)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ dăm

Cơ sở

3

c)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gván sàn; ván mỏng; ván dán, ván ghép thanh; ván sợi...

sở

d)

XD và nâng cấp các cơ sở sản xuất đo mộc.

Cơ sở

e)

XD và nâng cấp nhà máy chế biến nhựa Thông

Nhà máy

Kế hoạch năm 2014 và năm 2015

1.

Bo vệ rừng

lượt ha

642.351

46.637

196.733

398.982

1.1.

Rừng t nhiên

lượt ha

286.105

42.339

118.209

125.557

1.2.

Rừng trồng

lượt ha

356.246

4.298

78.524

273.425

2.

Phát triển rừng

2.1.

Trồng rừng

24.605

411

2.870

21.325

a)

Trồng rừng mới

ha

7.705

411

2.870

4.424

-

Trồng rừng trên đồi

ha

5.992

359

1.210

4.424

-

Trồng ngập mặn

ha

1.712

52

1.660

b)

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

16.901

16.901

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

lượt ha

7.857

1.100

6.757

3.

Khai thác rừng

a)

Khai gỗ

1000 m3

1.014

1.014

b)

Nhựa Thông

tấn

4.104

4.104

4.

Xây dng CSHT

4.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

a)

Xây dựng vườn thực vật

vườn

2

2

b)

Xây dựng; và nâng cấp vườn ươm

vườn

9

9

4.2.

Dự án PCCC Rừng

a)

Đường lâm nghiệp; đường công vụ

km

540

368

34

138

b)

Đường băng cn la

km

1.729

247

1.464

18

c)

Xây dựng bin báo

bin

42

14

17

11

d)

XD đập, bể nước PV CC rừng

b

16

16

e)

XD và nâng cấp trạm RV rừng

trạm

19

3

8

8

4.3.

NC-X.D.C.S chế biến

a)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ xẻ

Cơ s

10

b)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ dăm

Cơ s

12

c)

XD và nâng cp các cơ schế biến gỗ ván sàn; ván mỏng; ván dán, ván ghép thanh; ván sợi...

Cơ sở

4

d)

XD và nâng cấp các cơ ssản xuất đồ mộc.

Cơ s

7

e)

XD và nâng cấp nhà máy chế biến nhựa Thông

Nhà máy

1

Giai đoạn 2016 - 2020

1.

Bo v rng

lượt ha

1.695.937

119.715

523.014

1.053.209

1.1.

Rừng tự nhiên

lượt ha

725.084

107.222

303.970

313.893

1.2.

Rừng trồng

lượt ha

970.853

12.493

219.044

739.316

2.

Phát triển rừng

2.1.

Trồng rừng

70.968

360

6.239

64.369

a)

Trồng rng mới

ha

22.912

360

6.239

16.313

-

Trng rng trên đồi

ha

21.335

325

4.696

16.313

-

Trồng ngập mặn

ha

1.578

35

1.543

b)

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

48.055

48.055

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

lượt ha

8.847

600

8.247

3.

Khai thác rừng

a)

Khai gỗ

1000 m3

2.883

2.883

b)

Nhựa Thông

tấn

11.096

11.096

4.

Xây dựng CSHT

4.1.

CSHT phc các dự án lâm sinh

a)

Xây dựng vườn thực vật

vườn

1

1

b)

Xây dựng; và nâng cấp vườn ươm

vườn

10

10

4.2.

Dự án PCCC Rừng

a)

Đường lâm nghiệp; đường công vụ

km

474

21

38

415

b)

Đường băng cản lửa

km

2.984

329

2.615

40

c)

Xây dựng biển báo

biển

47

9

27

11

d)

XD đập, bể nước PV CC rừng

bể

e)

XD và nâng cấp trạm BV rừng

trạm

24

2

14

8

4.3.

NC-X.D.C.S chế biến

a)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ xẻ

Cơ sở

17

b)

XD và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ dăm

Cơ sở

22

c)

XD và nâng cp các cơ sở chế biến gỗ ván sàn; ván mỏng; ván dán, ván ghép thanh; ván sợi...

Cơ sở

7

d)

XD và nâng cấp các cơ sở sản xuất đồ mộc.

Cơ sở

5

e)

XD và nâng cấp nhà máy chế biến nhựa Thông

Nhà máy

Biểu 03: NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

1. Tổng vốn đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giai đoạn

Hạng mục

Tổng nhu cầu vốn

Phân theo 3 loại rừng

Mua sắm TBPCCC và Nâng cấp - X.D.C.S chế biến

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Cộng đến năm 2020

3.969.296

196.365

420.271

3.128.660

224.000

Tổng cộng đến năm 2020

1.

Bảo vệ rừng

596.128

42.598

183.296

370.234

1.1.

Rng tự nhiên

259459

38.380

108.078

113.001

1.2.

Rừng trồng

336.669

4.218

75.218

257.233

2.

Phát triển rừng

2.457.984

11.905

172.210

2.273.869

2.1.

Trồng rừng

2.454.643

11.565

169.209

2.273.869

a)

Trng rừng mới

835.522

11.565

169.209

654.748

b)

Trồng lại rừng sau khai thác

1.619.121

1.619.121

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

3.341

340

3.001

3.

Xây dng CSHT

609.773

136.412

29.215

220.146

3.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

23.500

13.500

10.000

3.2.

Dán PCCC Rng

382.273

122.912

29.215

210.146

20.000

3.3.

NC-X.D.C.S chế biến

204.000

204.000

4

Chi phí quản Iý = 10% CP BV&PTR

305.411

5.450

35.551

264.410

Cộng năm 2012 và năm 2013 đã thực hiện

943.138

12.725

81.176

833.276

15.961

Năm 2012 và năm 2013 đã thực hiện

1.

Bo vệ rừng

128.470

9.327

39.347

79.796

1.1.

Rừng tự nhiên

57.221

8.468

23.642

25.111

1.2.

Rừng trng

71.249

860

15.705

54.685

2.

Phát triển rừng

352.580

32.580

320.000

2.1.

Trng rừng

352.580

32.580

320.000

a)

Trồng rừng mới

352.580

32.580

320.000

b)

Trng lại rừng sau khai thác

320.000

320.000

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

3.

Xây dựng CSHT

61.982

2.465

2.056

41.500

15.961

3.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

200

100

100

3.2.

Dự án PCCC Rng

51.782

2.365

2.056

41.400

5.961

3.3.

NC-X.D.C.S chế biến

10.000

10.000

4

Chi phí quản - 10% CP BV&PTR

80.105

933

7.193

71.980

Cộng 2014 - 2015

837.937

139.338

102.742

516.618

79.239

Kế hoạch năm 2014 - 2015

1.

Bảo vệ rừng

128.470

9.327

39.347

79.796

1.1.

Rừng tự nhiên

57.221

8.468

23.642

25.111

1.2.

Rừng trng

71.249

860

15.705

54.685

2.

Phát triển rừng

717.275

6.385

44.397

666.492

2.1.

Trồng rừng

715.703

6.165

43.046

666.492

a)

Trồng rừng mới

57.689

6.165

43.016

8.479

b)

Trồng lại rng sau khai thác

658.014

658.014

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

1.571

220

1.351

3.

Xây dựng CSHT

259.618

122.054

10.624

47.701

79.239

3.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

13.800

8.900

4.900

3.2.

Dự án PCCC Rừng

169.818

113.154

10.624

42.801

3.239

3.3.

NC-X.D.C.S chế biến

76.000

76.000

4

Chi phí quản lý = 10% CP BV&PTR

52.574

1.571

8.374

42.629

Cộng giai đoạn 2016 - 2020

2.188.221

44.302

236.353

1.778.765

128.800

Giai đoạn 2016 - 2020

1.

Bảo vệ rừng

339.187

23.943

104.603

210.642

1.1.

Rừng tự nhiên

145.017

21.444

60.794

62.779

1.2.

Rừng trng

194.171

2.499

43.809

147.863

2.

Phát triển rừng

1.388.129

5.520

95.232

1.287.377

2.1.

Trồng rừng

1.386.360

5.400

93.583

1.287.377

a)

Trồng rừng mới

425.253

5.400

93.583

326.270

b)

Trồng lại rng sau khai thác

961.107

961.107

2.2.

Khoanh nuôi PHTS rừng

1.769

120

1.649

3.

Xây dựng CSHT

288.173

11.893

16.535

130.945

3.1.

CSHT phục các dự án lâm sinh

9.500

4.500

5.000

3.2.

Dự án PCCC Rừng

160.673

7.393

16.535

125.945

10.800

3.3.

NC-X.D.C.S chế biến

118.000

118.000

4

Chi phí quản lý = 10% CP BV&PTR

172.732

2.946

19.983

149.802

Chú thích:

Đã thực hiện năm 2012 và năm 2013: 943 tỷ đồng (trong đó vn ngân sách đã đầu tư là 84 tỷ đồng; các nguồn vốn khác 859 tỷ đồng).

2. Vốn đu tư phân theo nguồn vốn:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục

Tổng nhu cầu vn

Phân theo nguồn vốn

Vốn ngân sách

Vốn liên doanh; vốn tài tr

Vốn tự có; vốn vay và vốn huy động khác

Cộng

3.969.297

688.000

214.860

3.066.436

1.

Bảo vệ rừng

596.128

225.894

370.234

2.

Phát triển rng

2.457.984

230.809

176.782

2.050.393

3.

y dựng CSHT

609.773

185.627

20.400

403.746

4.

Chi phí qun lý = 10% CP BV&PTR

305.411

45.670

17.678

242.063

Chú thích:

- Vốn ngân sách: 688 tỷ đng, chiếm 17,3% tổng nhu cu; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương 300 tỷ đồng (đã đầu tư năm 2012 và năm 2013: 37,046 tỷ đồng);

+ Ngân sách địa phương 388 t đồng (đã đầu tư năm 2012 và năm 2013: 47 tỷ đồng);

- Vốn liên doanh, vốn tài trợ: 215 tỷ đồng, chiếm 5,4%;

- Vốn tự có, vốn vay và huy động hợp pháp khác: 3.066 tỷ đồng, chiếm 77,3 %.

Biểu 04: DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

1. Nhóm dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng:

- 18 Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2008 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục rà soát và xây dựng bổ sung đối với các dự án này đến năm 2020.

- Dự án bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2020;

- Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh.

2. Nhóm dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất trên địa bàn Tỉnh.

3. Nhóm dự án đầu tư xây dựng Rừng Quốc gia Yên Tử, VQG Bái Tử Long.

4. Nhóm dự án đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp.

5. Nhóm dự án qun lý rừng bền vững (phục vụ cp chứng chỉ rừng).

6. Nhóm dự án đầu tư nâng cao năng lực chế biến gỗ và lâm sản.

7. Nhóm dự án đầu tư nâng cao năng lực quản lý ngành lâm nghiệp:

- Dự án đầu tư nâng cao năng lực theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

- Dự án tăng cường năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và thực thi pháp luật trong lâm nghiệp;

8. Nhóm dự án bảo tồn và phát trin lâm sản ngoài gỗ.

9. Nhóm các dự án tư vn: Đề án rà soát giao đất giao rừng; Đề án chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Dự án bảo tồn và đa dạng sinh học...

10. Dự án phục hồi và giám sát cải tạo các khu vực mỏ than (Hà Tu; Suối Lại; Núi Béo).

11. Dự án Quy hoạch và thử nghiệm mô hình sử dụng đất thân thiện với môi trường xung quanh mỏ đã kết thúc khai thác.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


271

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.188.225
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!