HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 70/2020/NQ-HĐND
|
Kon
Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH KON TUM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày
23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP
ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính
05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP
ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định
kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa
phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và
phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng
năm;
Căn cứ Nghị định số 93/2018/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa
phương;
Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày
07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính
05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ,
ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách
năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch
tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày
18 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về
Kế hoạch Tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Kon Tum; Báo cáo thẩm
tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 389/BC-UBND
ngày 05 tháng 12 năm 2020, số 392/BC-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân,
ý kiến thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt
Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục quản lý, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; cân đối giữa
tích lũy và tiêu dùng, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn
đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi
đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội
chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ nước ngoài, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội
của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể (Có 02 biểu số liệu chi tiết kèm theo)
a) Về kế hoạch thu ngân sách nhà
nước
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 là 20.000.000 triệu đồng (trong đó, phấn đấu
đến 2025 thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.000 tỷ đồng), tăng 45,4% so với
thực hiện giai đoạn (2016-2020); trong đó thu nội địa dự kiến 18.229.000 triệu
đồng (thu tiền sử dụng đất 4.978.000 triệu đồng), thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu 1.621.000 triệu đồng, thu viện trợ từ nguồn nguồn thu ngân sách địa
phương 150.000 triệu đồng.
Tổng nguồn thu ngân sách địa phương (bao
gồm thu được hưởng theo phân cấp, Trung ương bổ sung cân đối) giai đoạn
2021 - 2025 là 44.372.000 triệu đồng; trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng
theo phân cấp 16.358.000 triệu đồng; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
28.014.000 triệu đồng.
b) Về kế hoạch chi ngân sách địa
phương
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn
2021-2025 là 44.372.000 triệu đồng, tăng 30% so với thực hiện giai đoạn
(2016-2020), trong đó: chi đầu tư phát triển 15.443.000 triệu đồng; chi thường
xuyên 28.769.000 triệu đồng; chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương
vay 10.000 triệu đồng; chi từ nguồn viện trợ 150.000 triệu đồng.
c) Về kế hoạch vay, trả nợ vay (gốc)
đầu tư cơ sở hạ tầng
Mức dư nợ đầu kỳ giai đoạn 2021-2025
dự kiến là 52.587 triệu đồng, trả nợ gốc vay trong kỳ của giai đoạn 2021-2025 dự
kiến là 41.500 triệu đồng, tổng mức vay (rút vốn) dự kiến trong kỳ giai đoạn
2021-2025 là 205.739 triệu đồng, mức dư nợ cuối kỳ dự kiến của giai đoạn
2021-2025 là 216.826 triệu đồng.
3. Giải pháp thực hiện Kế hoạch
tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025
a) Về
thu ngân sách
- Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho các
huyện, thành phố, nhằm khuyến khích các địa phương chủ động khai thác tốt các nguồn
thu trên địa bàn; tăng cường các biện pháp thúc đẩy, điều hành tốt nhiệm vụ thu
ngân sách. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp trong việc báo
cáo định kỳ; thường xuyên theo dõi các nguồn thu lớn trên địa bàn, phân tích
tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp thu. Phấn đấu hoàn thành vượt dự toán
thu đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao hằng năm.
- Tổ chức thực hiện tốt thu ngân sách
nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là
các nguồn thu mới, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu.
Tăng tỉ trọng thu nội địa, tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực
tài nguyên đất đai, khoáng sản,... và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
b) Về
chi ngân sách
- Trên cơ sở khả năng nguồn lực ngân
sách địa phương, cơ cấu, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những
nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá. Dành nguồn lực ngân sách để hỗ trợ đầu
tư phát triển các sản phẩm, ngành nghề mũi nhọn, bền vững của tỉnh; phát triển
vùng khó khăn, vùng kinh tế động lực, trọng điểm; Các đề án, chính sách, kế hoạch
phải đảm bảo cân đối chắc chắn nguồn ngân sách trước khi trình cấp có thẩm quyền
ban hành.
- Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo
hướng tập trung, ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản theo quy định của Luật
Đầu tư công và dự án có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác; hạn chế
tối đa khởi công mới; bố trí vốn hoàn trả ứng trước. Triển khai các dự án đầu
tư phải đúng mức vốn kế hoạch được giao, cân đối đủ nguồn vốn, không làm phát sinh
nợ xây dựng cơ bản. Bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định
để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản
lý.
- Điều hành chi ngân sách theo tiến độ
thực hiện nguồn thu, chủ động cắt giảm, giãn tiến độ khi thu không đạt dự toán.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực, khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư thực hiện các dịch vụ công (y tế, giáo dục, thể dục thể
thao...); tập trung nguồn lực để đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện
kinh tế, xã hội khó khăn; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tập trung
triển khai tốt các chính sách trợ giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho người
nghèo, diện chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công khai để đảm
bảo chi đúng, đầy đủ cho các đối tượng thụ hưởng. Thực hiện tốt đề án tinh giản
biên chế, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
- Rà soát, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung
cơ chế, chính sách, thuộc phạm vi lĩnh vực tài chính địa phương cho phù hợp với
tình hình thực tiễn, phân cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
tổ chức, công dân nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, giảm
nghèo.
- Tổ chức sắp xếp tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tinh gọn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25
tháng 10 năm 2017; thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Thường xuyên rà soát danh mục máy
móc thiết bị chuyên dùng đã ban hành để sửa đổi, bổ sung kịp thời phục vụ nhu cầu
mua sắm, trang bị sử dụng tại các đơn vị. Đồng thời rà soát tham mưu bố trí
kinh phí theo hướng hạn chế mua sắm các trang thiết bị đắt tiền để tiết kiệm
chi ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khóa XI Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực
từ ngày 19 tháng 12 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu Quốc hội;
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
|